Yee Wen Huang và cs (2014) [8] nghiên cứu
ăn chay trên đối tượng mãn kinh ghi nhận chế độ
tuần chay (vegan diet) giảm nồng độ HDL.C, bởi vì
chúng tác động lên HDL.C và LDL.C. Chế độ chay
kèm trứng và sữa thích hợp nhóm tiền Mãn kinh.
Christopher L Melby và cs (1989) [10] ghi nhận
trong số những người Mỹ gốc Phi có chế độ ăn
chay, ăn chay bán phần và không ăn chay. Nhóm
ăn chay có nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C,
triglycerides thấp hơn đáng kể so với không ăn
chay. Nhóm ăn chay bán phần có giá trị lipid trung
gian đối với các nhóm ăn chay và không ăn chay.
Sumon Kumar Das1, Abu Syed Golam Faruque
(2012) [5]. Để kiểm tra mối liên quan giữa tiêu
dùng chế độ ăn rau là chủ yếu và thành phần
lipid của người ăn chay ở Bangladesh. Kết quả
Triglyceride, HDL.C là giống nhau.
Pranay Gandhi và cs (2014) [7] nghiên cứu chế độ
ăn chay và cholesterol và triglycerides Levelsa. Kết
quả: Sự khác biệt đáng kể đã được báo cáo cho TC,
LDL và TG giữa các mẫu. Mức độ cao hơn được báo
cáo bởi những động vật ăn tạp, với mức giảm đối với
người ăn chay vì sản phẩm động vật bị hạn chế, mức
thấp nhất đã được báo cáo bởi những người ăn chay. Độ
lệch trung bình và chuẩn đối với TC là 208,09 ± 49,09
mg / dl trong nhóm động vật ăn tạp, và 141.06 ± 30.56
mg / dl trong nhóm người ăn chay (p <0,001). Kết luận:
Chế độ ăn chay liên quan đến mức TG, TC và LDL thấp
hơn so với chế độ ăn uống của động vật ăn tạp.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chế độ ăn chay trường lên thành phần Lipid máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN CHAY TRƯỜNG
LÊN THÀNH PHẦN LIPID MÁU
Nguyễn Hải Quý Trâm1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.61.8
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu ghi nhận ăn chay có lợi trong dự phòng bệnh tim mạch . Tuy nhiên ảnh hưởng
của ăn chay lên thành phần lipid và mối liên quan giữa thời gian ăn chay lên thành phần lipid vẫn chưa rõ.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích thăm dò tần suất và ảnh hưởng của thời gian ăn chay kéo dài trên
thành phần lipid máu.
Đối tượng và phương pháp: 144 Nữ tuổi từ 20-75 với thời gian ăn chay 10-70 năm được sàng lọc thành
phần lipid. Họ được so sánh với 68 người phụ nữ không ăn chay tuổi 22-84 . Thành phần lipid thăm dò bao gồm
nồng độ TC, LDL.C, HDL.C, TG, non-HDL.C.
Kết quả: Nồng độ TC nhóm ăn chay thấp hơn nhóm chứng (4.8±1.11 vs 5.31±1.32 mmol/l, p < 0.05). Tỷ
lệ TG ( ≥ 1.7 mmol/l) trong nhóm ăn chay thấp hơn nhóm chứng (43.8% vs 63.2%, p < 0.05). Tỷ lệ LDL.C
(≥ 3.4 mmol/L) trong nhóm ăn chay thấp hơn nhóm chứng (20.1% vs 41.1. p < 0.05). Nồng độ HDL.C trong
nhóm ăn chay thấp hơn nhóm chứng (1.2 ± 0.2 vs 1.35 ± 0.39 mmol/l, p < 0.05). Tỷ lệ HDL-C (< 1.3 mmol/L) ở
nhóm ăn chay cao hơn nhóm chứng (60.4 % vs 45.59%, p < 0.05). Nồng độ Non-HDL.C ở nhóm ăn chay thấp
hơn nhóm chứng (3.6 ± 1.00 vs 3.97 ± 1.20 mmol/l, p < 0.05). Tỷ lệ non-HDL.C (≥ 3.4 mmol/L) trong nhóm ăn
chay thấp hơn nhóm chứng (50.7% vs 67.65 % p < 0.05). Lợi ích của tiết thức ăn chay với tỷ lệ rối loạn lipid máu
được khảo sát bằng đường cong ROC dự báo tuổi bị rối loạn lipid ở nhóm ăn chay và nhóm chứng với điểm cắt
(Cutoff) đối với TC (61 vs 44 tuổi), LDL.C (62 vs 44 tuổi), non-HDL.C (46 vs 35 tuổi) và TG (43 vs 53 tuổi). Liên
quan giữa thời gian ăn chay với rối loạn lipid trong nhóm ăn chay đối với TC là 29 năm, TC là 27 năm, HDL.C là
27 năm, và LDL.C là 44 năm. Có sự tương quan giữa thời gian ăn chay và thành phần lipid (r = 0.307 - 0.525) .
Kết luận: Giảm nhiều thành phần lipid như TG, LDL.C, non-HDL.C, liên quan đến chế độ trường chay ở phụ
nữ . Tuy nhiên về lâu dài có sự giảm HDL.C.
Từ khóa: chế độ ăn chay trường, lipid máu
ABSTRACT
THE EFFECTS OF VEGAN DIET ON PLASMA LIPID
Nguyen Hai Quy Tram1
Background: Numerous studies have shown that Vegan diet has beneficial effects on the prevention
of cardiovascular diseases. However, the effects of vegan diet on lipid profile and the association between
duration of vegan diet and lipid profile, are still unclear.
Objectives: The present study aims to investigate the prevalence and influence of a long period of attachment
to a vegandiet on lipid profile.
Materials and Methods: 144 Buddhist nuns aged 20-75 years with duration of vegan diet ranged 10-70
years, were screened for lipid disorders. They were compared with 68 age-matched women of aged 22-84
1. Trường Đại học Y Dược Huế - Ngày nhận bài (Received): 15/4/2020; Ngày phản biện (Revised): 25/04/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 29/05/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Hải Quý Trâm
- Email: nhqtram@huemed-univ.edu.vn; ; ĐT: 0835510099
Ảnh hưởng của chế độ ăn chay trường lên thành phần lipid máu
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 55
Bệnh viện Trung ương Huế
years on non-vegan diet. The lipid profile were assessed, including plasma concentration of TC, LDL.C,
HDL.C, TG, and non-HDL.C.
Results: The mean TC in vegan group was significantly lower than that in control group (4.8 ±1.11 vs
5.31±1.32 mmol/l, p < 0.05). The proportion of TG ( ≥ 1.7 mmol/l) in Vegan group was significantly lower than
that in control group (43.8% vs 63.2%, p < 0.05). The proportion of LDL.C (≥ 3.4 mmol/L) in Vegan group was
significantly lower than in control group (20.1% vs 41.1. p < 0.05). The average HDL.C in Vegan group was
significantly lower than in control group (1.2 ± 0.2 vs 1.35 ± 0.39 mmol/l, p < 0.05). The proportion of HDL-C (<
1.3 mmol/L) in Vegan group was significantly higher than in control group (60.4 % vs 45.59%, p < 0.05). The
mean non-HDL.C in Vegan group was significantly lower than in the control group (3.6 ± 1.00 vs 3.97 ± 1.20
mmol/l, p < 0.05). The proportion of non-HDL.C (≥ 3.4 mmol/L) in Vegan group was significantly lower than in
control group (50.7% vs 67.65 % p < 0.05). Benefits of Vegan diet with respect to the prevalence of dyslipidemia
were studied by using the ROC curves for predicting the age cut-off points between Vegan group and control
group to; TC (61 vs 44 years), LDL.C (62 vs 44 years), non-HDL.C (46 vs 35 years) and TG (43 vs 53 years). The
relationship between long-term vegan diet and dyslipidemia in vegan group. Dyslipidemia: TC was 29 yrs, TG was
27 yrs, decreased HDL.C was 27 yrs, increased LDL.C was 44 yrs There were correlations between duration of
vegan diet and lipid profile (r = 0.307 - 0.525).
Conclusions: A decrease in multiple lipid profile such as TG, LDL.C, non-HDL.C, was associated with
vegan diet in female subjects. However, a long-term vegan diet could decrease HDL.C in this population.
Key words: vegan diet, lipid blood
I. ĐẶT VÁN ĐỀ
Ăn chay là chế độ ăn đã có từ hàng ngàn năm ở
một số nước châu Á nhất là Ấn Độ đất nước có nhiều
người ăn chay nhất. Theo quan niệm Dinh dưỡng Y
học ăn chay có nhiều thể loại nhưng thực tế có một
nhóm chính bao gồm ăn chay thuần túy, ăn chay có
sữa, ăn chay có trứng, ăn chay vừa có trứng vừa có
sữa. Năng lượng của chế độ ăn chay mang lại chủ
yếu là nhờ tinh bột, chất đạm và chất béo nguồn gốc
thực vật có trong khẩu phần ăn [4]. Trước đây một
số công trình nghiên cứu trên thế giới công bố của
ghi nhận ăn chay trong thời gian ngắn có hiệu quả
trên rối loạn chuyển hóa nhất là người rối loạn lipid
máu. Theo một số nghiên cứu trên thế giới gần đây
[3], [9], [13] và [14] ghi nhận ăn chay có rất nhiều lợi
ích như giảm cân, ngừa béo phì, giảm huyết áp, giảm
đường máu, giảm rối loạn lipid máu, giảm kháng
insulin, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Tuy nhiên qua một số nghiên cứu ăn chay trường
về lâu dài của Nguyễn Hải Thủy và cộng sự (2004)
và Hoàng Thị Thu Hương và CS (2005) tại Huế ghi
nhận có tình trạng rối loạn Triglyceride máu [6].
Theo một số nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng chế
độ ăn chay trường tại Việt Nam ghi nhận thành phần
năng lượng trong các bữa ăn chay chủ yếu là tinh bột
và mất cân đối trong ba thành phần chính (đường, đạm
và chất béo) và quá nhiều chất xơ hạn chế hấp thu một
số chất vi lượng làm thiếu hụt một số khoáng chất dinh
dưỡng ảnh hưởng trên chuyển hóa như vitamin B12,
omega 3, kẽm, canxi, vitamin D, iode. Thiếu protein
quan trọng, đặc biệt là các axit amin, collagen, elastin
(cần cho da), myosin (cần cho cơ). Thiếu cholesterol
chất rất cần thiết cho tạo các hormone và da. Do tiêu
hóa thức ăn nhanh vì vậy người ăn chay sẽ thèm ăn
nhiều hơn. Tăng nồng độ homocysteine, đây là một yếu
tố nguy cơ bệnh tim mạch và thần kinh. Nguyên nhân
do ăn chay trường làm thiếu vitamin B6, vitamine D,
Magnesium còn gây ra kháng insulin.
Ngoài ra một số nghiên cứu ghi nhận ăn chay còn có
thể giảm nồng độ leptin ảnh hưởng đến rối loạn chuyển
hóa và một số vấn đề về sức khỏe khác
Người ăn chay trường với thời gian kéo dài trong
nhiều năm liệu có ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid
trên đối tượng này không ? Vấn đề này tại Việt Nam,
cũng như trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên
cứu. Xuất phát những vấn đề mà chúng tôi quan tâm
trong quá trình thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1. Khảo sát thành phần lipid huyết thanh trên
đối tượng nữ ăn trường chay.
2. Đánh giá giá trị dự báo thời gian ăn chay và
tuổi đối với sự thay đổi thành phần lipid trên đối
tượng ăn chay trường.
56 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
II. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nhóm nữ ăn chay trường
Người ăn chay trường là những người không ăn
những thực phẩm từ thịt cũng như các sản phẩm từ
động vật trong bữa ăn. Việc ăn chay kéo dài liên tục,
không bị xen kẽ với những bữa ăn mặn thì được gọi là
ăn chay trường [3]. Đối tượng có độ tuổi từ 18 tuổi trở
lên. Thời gian ăn chay ít nhất 10 năm trở lên.
2.1.2. Nhóm nữ quy chiếu. Đối tượng cũng có
độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và không ăn chay.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Nhiễm khuẩn cấp. Đột quỵ. Bệnh nhân xơ
gan, suy tim, suy thận. Mắc các bệnh mãn tính khác
như: viêm gan, lao phổi. Chưa dùng các thuốc ảnh
hưởng nồng độ lipid huyết tương.
- Đối với bệnh nhân đang dùng một số loại
thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm lipid -
Bệnh nhân không làm đủ các thông số nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu : mô tả cắt ngang
và có đối chứng.
Các biến số nghiên cứu bao gồm:
Tuổi: Độ tuổi chia làm 3 nhóm tuổi (dưới 40
tuổi, 40-60 tuổi và trên 60 tuổi)
Thời gian ăn chay: Thời gian ăn chay chia làm 3
nhóm (dưới 10 năm, 10-20 năm và trên 20 năm)
Định lượng các thành phần lipid huyết tương:
- Chuẩn bị bệnh nhân: nhịn ăn trên 10 giờ.
- Phương pháp tiến hành: lấy máu tĩnh mạch đúng
quy cách để định lượng thành phần lipid máu. Các xét
nghiệm được thực hiện trên máy Olympus AU640 tại
Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Trung ương Huế. Đơn vị
biểu thị: mmol/l. Định lượng các thông số: cholesterol,
triglycerid, HDL-C, LDL-C và non HDL.C.
- Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán RLLP máu. Theo
khuyến cáo Hội Nội Tiết Đái Tháo Đường Việt Nam 2018.
Phương pháp xử lý số liệu [5]. Nhập số liệu
bằng phần mềm EXCEL 2007. Xử lý số liệu theo
chương trình SPSS 22.0. Phân tích số liệu bằng
phần mềm thống kê STATA 12.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Thành phần lipid máu
Thành phần
lipid máu
Giá trị mol/l
Nhóm ăn chay (N=144)
Không ăn chay
(N=68) P
N % n %
TC
≥ 5,2 46 31,9 35 51,47
< 0,05
< 5,2 98 68,1 33 48,53
TB 4,8±1,11 5,31 ±1,32 < 0,05
TG
≥ 1,7 63 43,8 43 63,24
< 0,05
< 1,7 81 56,2 25 36,76
TB 1,9 ± 1,2 2,14 ± 1,07 > 0,05
LDL,C
≥ 3,4 29 20,1 28 41,18
< 0,05
< 3,4 115 79,9 40 58,82
TB 2,8 ± 0,9 3,00 ± 1,03 >0,05
HDL,C
< 1,3 87 60,4 31 45,59
< 0,05
≥ 1,3 57 39,6 37 54,41
TB 1,2 ± 0,2 1,35 ± 0,39 < 0,05
Non-HDL,C ≥ 3,4 73 50,7 46 67,65
< 0,05
< 3,4 71 49,3 22 32,35
TB 3,60 ± 1,00 3,97 ± 1,20 < 0,05
Ảnh hưởng của chế độ ăn chay trường lên thành phần lipid máu
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 57
Bệnh viện Trung ương Huế
Nồng độ TC, TG, LD;.C, HDL.C, Non HDL.C
nhóm ăn chay thấp hơn nhóm không ăn chay và giá
trị trung bình nhóm ăn chay và nhóm không ăn chay
có sự khác biệt đáng kể (p<0,05).
Hoàng Thị Thu Hương và cộng sự (1998-2002)
[1] khảo sát 112 người có chế độ thuần chay ghi nhận
ở nhóm dưới 40 tuổi các thành phần lipid máu đều
nằm trong giới hạn lý tưởng, tuy nhiên nhóm trên 40
tuổi chỉ có nồng độ triglycerid ( TG ) huyết thanh cao
hơn so với nồng độ TG ở người không ăn chay (1,84 ±
0,79 mmol/l so với 1,29 ± 0,46 mmol/l với p < 0,01).
Nguyễn Hải Thủy và cộng sự [2] khảo sát 328 đối
tượng thuần chay (3≥15 tuổi) ghi nhận nhóm tăng G
máu có nồng độ TC trung bình là 4,78 ± 1,14 mmol/l,
HDL.C là 1,07 ± 0,38 mmol/l và LDL. C là 2,62 ±
0,98 mmol/l , đều trong giới hạn bình th ường, nh ưng
nồng độ TG là 2,73 ± 2,50 mmol/l.
Ambroszkiewicz J1,và CS (2004) [4] khảo sát
nồng độ lipid và apolipoprotein trong huyết thanh ở
trẻ trước dậy thì có chế độ ăn chay và thức ăn không
kiêng. Đối tượng gồm 22 người ăn chay và 13 người
ăn bình thường trong độ tuổi 2-10. Những trẻ ăn
chay có nồng độ cholesterol và nồng độ cholesterol
HDL và cholesterol LDL thấp hơn so với trẻ ăn hỗn
hợp truyền thống. Không có sự khác biệt đáng kể về
nồng độ TG giữa các nhóm nghiên cứu.
Jack Norris RD và CS ( 2013) [11], [12] đánh
giá rối loạn lipid máu trên đối tượng ăn chay qua
các nghiên cứu lớn như Cholesterol in EPIC-
Oxford (2013), Cholesterol in Western Vegans
(1980 - 2002), Cholesterol in USA Vegans ghi
nhận so với các nhóm ăn khác chế độ ăn chay giảm
nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và
triglyeride nhưng nồng độ HDL.C cũng tương tự
nhóm ăn chay có trứng sữa và không ăn chay.
Yee WenWang và cs (2014) [8] nghiên cứu ăn chay
trên đối tượng mãn kinh ghi nhận chế độ tuần chay
(vegan diet) giảm nồng độ HDL.C, bởi vì chúng tác
động lên HDL.C và LDL.C. Chế độ chay kèm trứng
và sữa thích hợp nhóm tiền Mãn kinh. Fenglei Wang
và CS (2015) [16] ghi nhận chế độ ăn chay có thể
làm giảm nồng độ TC, LDL-C, HDL-C và HDL-C
một cách có hiệu quả. Những phát hiện này có ý
nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng đối với
việc điều trị chứng rối loạn lipid máu, đặc biệt là tăng
cholesterol máu, thông qua can thiệp ăn kiêng.
Các nghiên cứu bổ sung với thông tin dân số chi
tiết cần được thực hiện để làm rõ cơ chế. Simone
Grigoletto De Biase và cộng sự (2005) [6]. Nghiên
cứu chế độ ăn chay và nồng độ cholesterol và
triglycerides. Kết luận: Chế độ ăn chay liên quan
đến nồng độ TG, TC và LDL.C thấp hơn so với
chế độ ăn uống không kiêng .Manish Verma* và
cs (2015) [15]. Tổng quan hệ thống và phân tích
meta cho thấy chế độ ăn chay làm giảm nồng độ TC,
LDL.C, HDL.C và Non HDL.C. Chế độ ăn uống
như vậy có thể là một phương tiện phi dược phẩm
hữu ích để điều trị chứng rối loạn lipid máu.
Bảng 2: Giá trị dự báo rối loạn lipid theo tuổi
Thành phần lipid Nhóm Cut-off AUC Se CI Sp CI
TC ≥ 5,2
Chay 61 0,769 60,9 45,4-74,9 77,1 74,8-90,8
Chứng 44 0,621 83,7 59,9-89,6 57,6 39,2-74,5
TG ≥ 1,7
Chay 43 0,732 85,7 74,6-93,3 62,7 50,3-72,3
Chứng 53 0,518 48,8 33,3-64,5 68,0 46,5-85,1
HDL,C < 1,3
Chay 67 0,502 24,6 14,1-37,8 85,1 75,8-91,8
Chứng 67 0,503 29,0 14,2-48 89,2 74,6-97
LDL,C ≥ 3,4
Chay 62 0,724 58,6 38,9-76,5 80,9 72,5-87,6
Chứng 44 0,652 82,1 63,1-93,9 55 38,5-70,7
Non HDL ≥ 3,4
Chay 46 0,758 69,1 56,9-79,5 78,08 66,9-86,9
Chứng 35 0,652 84,8 71,1-93,7 50 28,2-71,8
58 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
Tuoi
1
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
S
en
si
tiv
ity
Sensitivity: 85,7
Specificity: 61,7
Criterion : >43
AGE
1
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 48,8
Specificity: 68,0
Criterion : >53
Biểu đồ 1 và 2: Cut-off của TG ≥ 1.7 nhóm ăn chay và nhóm chứng
Tuoi
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty Sensitivity: 58,6
Specificity: 80,9
Criterion : >62
AGE
1
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 82,1
Specificity: 55,0
Criterion : >44
Biểu đồ 3 và 4: Cut-off của LDL.C ≥ 3.4 nhóm ăn chay và chứng
Tuoi
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 69,0
Specificity: 78,1
Criterion : <=46
AGE
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 84,8
Specificity: 50,0
Criterion : >35
Biểu đồ 5 và 6: Cut-off về non-HDL.C ≥ 3.4 ở nhóm ăn chay và nhóm chứng
Ảnh hưởng của chế độ ăn chay trường lên thành phần lipid máu
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 59
Bệnh viện Trung ương Huế
Bảng 3: So sánh nồng độ thành phần lipid máu theo thời gian ăn chay
Thời gian ăn chay
30 năm
P
n1=37 n2=49 n3=58
TC (mmol/l) 4,16±0,99 4,81±0,98 5,21±1,02 < 0,001
TG (mmol/l) 1,21±0,48 1,56±0,73 2,53±1,51 < 0,001
HDL,C (mmol/l) 1,28±0,21 1,29±0,28 1,18±0,23 < 0,05
LDL,C (mmol/l) 2,33±0,79 2,81±0,76 2,99±0,87 < 0,001
Non- HDL,C (mmol/l) 2,88±0,92 3,52±0,87 4,03±0,92 < 0,001
Có sự khác biệt đáng kể về nồng độ thành phần lipid máu theo thời gian ăn chay (p < 0,05-0,001)
Bảng 4: Cut-off của thành phần lipid theo thời gian ăn chay
Biến số Cut-off AUC Se CI Sp CI
TC ≥ 5,2 29 0,699 64,44 48-78,1 67,68 57,5-76,7
TG ≥ 1,7 27 0,729 71,43 58,7-82,1 74,07 63,1-83,2
HDL,C < 1,3 27 0,586 64,91 51,1-77,1 52,87 41,9-63,7
LDL,C ≥ 3,4 44 0,690 41,38 23,9-61,1 87,83 80,4-93,2
Non, HDL ≥ 3,4 26 0,709 65,75 53,7-76,5 71,83 59,9-81,9
Duration_of_vegetarian_diety
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 71,4
Specificity: 74,1
Criterion : >27
Thờ i gian ăn chay
Duration_of_vegetarian_diety
0 20 40 60 80 100
100
80
60
40
20
0
100-Specificity
Se
ns
iti
vi
ty
Sensitivity: 65,8
Specificity: 71,8
Criterion : >26
Thờ i gian ăn chay
Biểu đồ 7 và 8: Cut-off TG ≥ 1.7, non-HDL.C ≥ 3.4 theo thời gian ăn chay
Bảng 5: Tương quan thời gian ăn chay và thành phần lipid
Thời gian ăn chay/ thành phần lipid R n p
TC 0,377 144 0,001
TG 0,420 144 0,001
HDL,C -0,176 144 0,035
LDL-C 0,307 144 0,001
Non, HDL,C 0,446 144 0,001
60 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020
......
Thời gian ăn chay (r = 0.419.p < 0.001)
Biểu đồ 9: Tương quan thời gian ăn chay và TG
Yee Wen Huang và cs (2014) [8] nghiên cứu
ăn chay trên đối tượng mãn kinh ghi nhận chế độ
tuần chay (vegan diet) giảm nồng độ HDL.C, bởi vì
chúng tác động lên HDL.C và LDL.C. Chế độ chay
kèm trứng và sữa thích hợp nhóm tiền Mãn kinh.
Christopher L Melby và cs (1989) [10] ghi nhận
trong số những người Mỹ gốc Phi có chế độ ăn
chay, ăn chay bán phần và không ăn chay. Nhóm
ăn chay có nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-C,
triglycerides thấp hơn đáng kể so với không ăn
chay. Nhóm ăn chay bán phần có giá trị lipid trung
gian đối với các nhóm ăn chay và không ăn chay.
Sumon Kumar Das1, Abu Syed Golam Faruque
(2012) [5]. Để kiểm tra mối liên quan giữa tiêu
dùng chế độ ăn rau là chủ yếu và thành phần
lipid của người ăn chay ở Bangladesh. Kết quả
Triglyceride, HDL.C là giống nhau.
Pranay Gandhi và cs (2014) [7] nghiên cứu chế độ
ăn chay và cholesterol và triglycerides Levelsa. Kết
quả: Sự khác biệt đáng kể đã được báo cáo cho TC,
LDL và TG giữa các mẫu. Mức độ cao hơn được báo
cáo bởi những động vật ăn tạp, với mức giảm đối với
người ăn chay vì sản phẩm động vật bị hạn chế, mức
thấp nhất đã được báo cáo bởi những người ăn chay. Độ
lệch trung bình và chuẩn đối với TC là 208,09 ± 49,09
mg / dl trong nhóm động vật ăn tạp, và 141.06 ± 30.56
mg / dl trong nhóm người ăn chay (p <0,001). Kết luận:
Chế độ ăn chay liên quan đến mức TG, TC và LDL thấp
hơn so với chế độ ăn uống của động vật ăn tạp.
IV. KẾT LUẬN
Nồng độ TC nhóm ăn chay thấp hơn nhóm không
ăn chay và tỷ lệ TC ( ≥ 5,2mmol/l) nhóm ăn chay
thấp hơn nhóm không ăn chay (31,9% vs 51,47%,
p < 0,05).
Nồng độ TG nhóm ăn chay thấp hơn không đáng
kể so với nhóm không ăn chay nhưng tỷ lệ TG (≥ 1.
7 mmol/l) nhóm ăn chay thấp hơn nhóm không ăn
chay (43,8% vs 63,2%, p < 0,05).
Nồng độ LDL.C nhóm ăn chay thấp hơn nhóm
không ăn chay và tỷ lệ LDL.C (≥ 3,4 mmol/l) nhóm
ăn chay cũng thấp hơn nhóm không ăn chay (20,1%
vs 41,1%, p < 0,05),
Nồng độ HDL.C nhóm ăn chay thấp hơn nhóm
không ăn chay và tỷ lệ HDL.C (< 1.3 mmol/l) nhóm
ăn chay cao hơn nhóm không ăn chay (60,4 % vs
45,59%, p < 0,05)
Nồng độ Non.HDL.C nhóm ăn chay thấp hơn
nhóm không ăn chay và tỷ lệ non-HDL.C ( ≥ 3,4
mmol/l) nhóm ăn chay thấp hơn nhóm không ăn
chay (50,7% vs 67,65 %, p < 0,05)
Thời gian ăn chay liên quan đến rối loạn thành
phần lipid máu đối với TC là 29 năm, TG là 27 năm,
HDL.C là 27 năm, LDL.C là 44 năm .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Thu Hương (2005), Nghiên cứu sự
biến đổi một số các chỉ số sinh học liên quan
đến tình trạng dinh dưỡng trên người tu hành
ăn chế độ chay tại các chùa ở Huế. Kỷ yếu toàn
văn các đề tài khoa học Đại hội Nội Tiết và Đái
Tháo Đường Quốc gia Việt Nam lần Thứ 3 ( 14-
15/4/2005 tại Huế). Tạp chí Y học Thực Hành.
Số (507-508). 2005. Trang 480-490.
2. Nguyễn Hải Thủy (2007). Nghiên cứu rối loạn
đường máu ở giới tu sĩ ≥15 tuổi có chế độ ăn
trường chay tại TP Huế. Đề tài cấp bộ Mã số
B2004-10-01. Đại học Huế.
3. Academy* of Nutrition and Dietetics (2015),
Journal Of The Academy of Nutrition and
Dietetics . May 2015 Volume 115 Number 5.
4. J. Ambroszkiewicz , Laskowska – Klita T,
Klemarczyk W (2004), low serum leptin
concentration in vegetarian prepubertal
Ảnh hưởng của chế độ ăn chay trường lên thành phần lipid máu
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 61/2020 61
Bệnh viện Trung ương Huế
children. Roczniki Akademii Medycznej w
Bialymstoku. Vol 49, 2004. Annales Academiae
Medicae Bialostocensis.
5. Sumon Kumar Das. Abu Syed Golam Faruque,
Mohammod Jobayer Chisti. Shahnawaz
Ahmed. Abdullah Al Mamun. Ashish Kumar
Chowdhury. Tahmeed Ahmed and Mohammed
Abdus Salam (2012).Nutrition and Lipid
Profile in General Population and Vegetarian
Individuals Living in Rural Bangladesh. Das et
al., J Obes Wt Loss Ther 2012. 2: 3.
6. Simone Grigoletto De-Biase, Sabrina
Francine Carrocha Fernandes, Reinaldo
Jose Gianini, et al (2005). Vegetarian diet
and cholesterol and triglycerides levels.
Manuscript received October 14, 2005;
revised manuscript received December
26,2005; accepted December 28, 2005.
7. Pranay Gandhi, Nilesh Agrawal, Sunita
Sharma (2014), A study of vegetarian diet and
cholesterol and triglycerides levels. Indian
Journal of applied research, Medical Science.
volume 4.Issue: 10. October 2014. P447-449.
8. Yee-Wen Huang, Zhi-Hong Jian, Hui-Chin
Chang, et al (2014), Vegan diet and blood lipid
profiles: a cross - sectional study of pre and
postmenopausal women. Huang et al. BMC
Women’s Health 2014, 14: 55.
9. Hyunju Kim*, Laura E. Caulfield, Vanessa
Garcia-Larsen, Lyn M. Steffen, Josef Coresh,
Casey M. Rebholz (2019). Plant-Based Diets
Are Associated With a Lower Risk of Incident
Cardiovascular Disease, Cardiovascular Disease
Mortality, and All-Cause Mortality in a General
Population of Middle-Aged Adults Journal of
the American Heart Association. 2019.
10. Christopher L. Melby, David G. Goldflies,
Gerald C. Hyner and Roseann M. Lyle, (1989).
Relation between Vegetarian/Non vegetarian
Diets and Blood Pressure in Black and White
Adults (Am J Public Health 1989; 79:1283-
1288.) AJPH September 1989.Vol. 79.No. 9.
11. Jack Norris, RD (2013): Type 2 diabetes and the
vegan diet. Last updated February 2013.
12. Jack Norris, RD. Ginny Messina, et al (2013),
Disease markers of vegetarians. Last updated
December 2013.
13. Melissa D. Olfert and Rachel A. Wattick
(2018),Vegetarian Diets and the Risk of
Diabetes Current Diabetes Reports (2018)
18:101. https://doi.org/10.1007/s11892-018-
1070-9.
14. Roman Pawlak* Vegetarian Diets in the
Prevention and Management of Diabetes and
Its Complications Spectrum. Diabetes Journals.
Org, Volume 3 0 , Number2, Spring 2017.
15. Manish Verma, Poonam Verma. Shabnam
Parveen.Karuna Dubey (2015) Comparative
Study of Lipid Profile Levels in Vegetarian
and Non-Vegetarian PersonSchool of
Biotechnology, IFTM University, Moradabad,
U. P, India. International Journal of Life-
Sciences Scientific Research (ijlssr), volume 1.
issue 2. november-2015pp: 89 - 93.
16. Fenglei Wang, Jusheng Zheng, Bo Yang, Jiajing
Jiang, Yuanqing Fu,; Duo Li, (2015), Effects of
Vegetarian Diets on Blood Lipids: A Systematic
Review and Meta-Analysis of Randomized
Controlled Trials. Journal of the American Heart
Association 115.002408 pp 1 - 14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
anh_huong_cua_che_do_an_chay_truong_len_thanh_phan_lipid_mau.pdf