Hình thái hình học của phoi phụ thuộc vào tốc
độ cắt và phoi dây hình thành ở tốc độ cắt thấp và
phoi phân đoạn hình thành ở tốc độ cắt cao. Từ kết
quả mô phỏng được kiểm chứng bằng thực nghiệm
cho kết quả tương đồng nhau.
Mô phỏng và khảo sát ảnh hưởng của chế độ
cắt gồm (tốc độ cắt, chiều sâu cắt) đến hệ số co rút
phoi và lực cắt. Từ phương trình (11) và (13) cho
thấy chiều sâu cắt ảnh hưởng đến hệ số co rút phoi và
lực cắt nhiều hơn ảnh hưởng của vận tốc cắt. Tốc độ
cắt tăng làm tăng sự biến dạng của phoi làm cho hệ
số co rút phoi tăng. Khi chiều sâu cắt tăng thì hệ số
co rút phoi giảm vì lúc này chiều dày phoi ít bị biến
dạng khi chiều chiều sâu cắt lớn.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh Hưởng Của Chế Độ Cắt Đến Các Đặc Tính Của Phoi Và Lực Cắt Khi Phay Cao Tốc Hợp Kim Nhôm A6061, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
26
Ảnh Hưởng Của Chế Độ Cắt Đến Các Đặc Tính Của Phoi Và Lực Cắt Khi
Phay Cao Tốc Hợp Kim Nhôm A6061
The Effects of Cutting Parameters on the Characteristics of Chip and Cutting Force in High-Speed
Milling of A6061 Aluminum Alloy
Phạm Thi Hoa1, Nguyễn Đức Toàn2*
1 Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên - Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên
2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đến Tòa soạn: 21-7-2017; chấp nhận đăng: 25-01-2018
Tóm tắt
Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt (vận tốc cắt, chiều sâu cắt) đến các đặc tính của phoi và
lực cắt khi phay cao tốc hợp kim nhôm A6016 sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với phần mềm
thương mại ABAQUS/Explicit. Một mô hình phần tử hữu hạn mô phỏng quá trình cắt được xây dựng dựa
trên mô hình phá hủy Bao-Wierzbicki (B-W) mở rộng từ tiêu chí phá hủy Morh-Coulomb.Tính chính xác của
mô hình mô phỏng được xác thực thông qua so sánh hình thái học của phoi thu được nhờ mô phỏng và ảnh
chụp SEM. Sau đó ảnh hưởng của các thông số công nghệ hình thái hình học của phoi, hệ số co rút phoi và
lực cắt khi gia công sẽ được khảo sát. Kết quả mô phỏng cho thấy hình thái hình học là phụ thuộc lớn vào
tốc độ cắt. Nghiên cứu cũng đề xuất một số công thức thể hiện mối quan hệ giữa chế độ cắt đến hệ số co
rút phoi và lực cắt.
Từ khóa: Hệ số co rút phoi, mô hình Bao-Wierzbicki, hợp kim nhôm A6061, lực cắt.
Abstract:
This paper studied the effects of cutting parameters (cutting speed, cutting depth, feed-rate) on the
characteristics of chip and cutting force in high-speed milling of A6061 aluminum alloy using FEM with
ABAQUS/Explicit commercial software. First, a FE model was created based on the Bao-Wierzbicki (B-W)
material fracture model, which was extended from the Morh-Coulomb criteria. The simulation model was
verified by comparing the morphologies of simulated chip and that obtained by SEM. Then, the effects of
cutting paramters on the chip morphology, chip shrinkage coefficient and cutting force were investigated.
The simulation results showed that the chip morphology significantly depends on the cutting speed. The
explicit formulae, which reflect the relationship between cutting parameters on chip chip shrinkage coefficient
and cutting force, were finally proposed.
Keywords: chip chip shrinkage coefficient, Bao-Wierzbicki model, A6061 aluminum alloy, cutting force.
1. Giới thiệu*
So với gia công truyền thống thì gia công cao
tốc có ưu điểm làm giảm thời gian gia công đến 90%
và giảm chi phí gia công đến 50%. Tốc độ bóc tách
kim loại nhanh, lực cắt thấp, chất lượng bề mặt gia
công tốt [1], gia công được vật liệu có độ cứng cao,
chi tiết thành mỏng và không cần tưới nguội [2]. Khi
cắt ở tốc độ cao thì phoi di chuyển ra khỏi vùng cắt
nhanh hơn làm giảm đáng kể nhiệt cắt vì trong quá
trình gia công nhiệt sẽ truyền chủ yếu vào phoi[3].
Ngày nay gia công cao tốc được ứng dụng chủ yếu
trong công nghiệp khuôn mẫu, công nghiệp ô tô,
công nghiệp hàng không, công nghiệp nhẹ... Sự khác
biệt của gia công cao tốc so với gia công truyền
thống là gia công cao tốc có: vận tốc cắt cao, lượng
* Địa chỉ liên hệ: Tel: (+84) 988 693 047
Email: toan.nguyenduc@hust.edu.vn
chạy dao cao và năng suất gia công lớn [4]. Một số
nghiên cứu về gia công cao tốc như: phay cao tốc
thép cứng [5], thép AISI H13 [1], [6], Inconel 718
[7], hợp kim nhôm 7475 [8], Ti6Al4V[9] các nghiên
cứu đã đánh giá chất lượng bề mặt gia công và lực
cắt cũng như tuổi bền dụng cụ cắt, về cơ chế mài
mòn dụng cụ cắt khi phay gia công cao tốc. Một số
các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu về cơ chế sự
hình thành phoi và đặc điểm của phoi liên quan đến
điều kiện cắt khi sử dụng phương pháp mô phỏng
phần tử hữu hạn. Các nghiên cứu sử dụng mô hình
Johson-Cook (J-C) [10], mô hình J-C cùng với sự kết
hợp các tiêu chí vùng ứng suất Von-Mises, biến dạng
dẻo tương đương, tốc độ biến dạng và nhiệt độ [11].
Một số tác giả đã sử dụng các mô hình phá hủy khác
nhau để mô phỏng quá trình gia công vật liệu chẳng
hạn như các mô hình biến dạng phá hủy [12], [13].
Mô hình của Wilkins [14], mô hình sửa đổi của
Cockcroft-Latham [15]–[17], hoặc các mô hình
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
27
nguồn, tất cả các mô hình có thể dự đoán về lực cắt,
chiều dày phoi, ứng suất, biến dạng và nhiệt độ...Mô
hình Bao-Wierzbicki (B-W) thường xuyên được sử
dụng với mục đích để kiểm tra đặc tính của vật liệu
[18]–[21]. Gần đây các nghiên cứu của Li và các
đồng nghiệp [22], [23] đã khảo sát lực cắt và chiều
dày phoi trong suốt quá trình phay nhôm Ti6Al4V và
vật liệu Inconel 718 với việc sử dụng mô hình J-C để
xác định ứng suất chảy sinh ra trong quá trình gia
công. Như vậy việc sử dụng mô hình mô phỏng theo
phương pháp phần tử hữu hạn giúp cho việc mô tả
quá trình cắt ngày càng chính xác. Sự đa dạng về kết
quả đầu ra của quá trình gia công kim loại như lực
cắt, ứng suất, nhiệt, hình dáng phoicó thể dự đoán
bằng mô phỏng theo phương pháp phần tử hữu hạn
mà không cần đến những thực nghiệm tương ứng
[24]–[30]. Ở Việt Nam việc sử dụng phương pháp
phần tửu hữu hạn vào mô phỏng quá trình gia công
vẫn còn rất hạn chế và chưa có nghiên cứu nào sử
dụng mô phỏng theo phương pháp phần tử hữu hạn
vào mô tả và dự đoán các hiện tượng xảy ra trong
quá trình phay cao tốc.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình B-W sửa đổi
từ mô hình Mohr-Coulomb để mô phỏng và kiểm
chứng quá trình hình thành phoi khi phay ở tốc độ
cao và xây dựng phương trình phụ thuộc của các
thông số công nghệ đến hệ số co rút phoi và lực cắt
khi mô phỏng quá trình phay cao tốc hợp kim nhôm
A6061.
2. Thiết kế mô phỏng và thực nghiệm quá trình
tạo phoi
2.1 Mô hình mô phỏng
Chỉ tiêu phá hủy của mô hình B-W sửa đổi theo
mô hình Mohr-Coulomb là một chỉ tiêu phá hủy
được xem xét với một mục tiêu mô tả chỉ tiêu phá
hủy của chất rắn đồng chất và đẳng hướng. Mô hình
sửa đổi này tính đến ảnh hưởng của góc Lode- góc
này có vai trò quan trọng trong việc phá hủy dẻo của
kim loại. Đồng thời mô hình xét tới mối quan hệ của
hai tham số: chỉ số trạng thái ứng suất và góc Lode.
Mô hình sửa đổi B-W được đưa ra dưới dạng sau
[31], [32]:
( , )
0
f
fd
f
D
= (1)
Trong đó f là biến dạng phá hủy tương đương,
/H = là chỉ số trạng thái ứng suất, H là ứng
suất tương đương, là tham số góc Lode và được
định nghĩa:
321 arccos(( ) )
r
= − (2)
Trong đó r là ba giá trị bất biến của tenxo ứng suất.
1
3
1 2 3
27
( )( )( )
2
H H Hr
−
= − − −
(3)
Bảng 1. Thông số phá hủy vật liệu của nhôm A6061
[32]
A(MPa) n C1 C2(MPa) C3
438 0,07 0,06 288 0,93
Công thức biến dạng phá hủy được viết là:
3 3
2
1
2
1
1
( , )
3
(1 ) sec 1
62 3
1 1
cos sin
3 6 3 6
f
n
A
C C
C
C
x C
=
+ − − −
+
+ +
(4)
Để đơn giản hóa mối quan hệ giữa và góc Lode là:
( )2 13
27
( ) cos 3 sin
2 2
− − = =
(5)
Lúc này biến dạng phá hủy được viết lại như sau
[33]:
1
2
1 2
3 1 1
2
1
( ) ( )
3 3
n
f
C fA
f f C
C
−
+
= + +
(6)
Trong đó các thông số f được xác định như sau:
2
1
1 27 1
cos arcsin ( )
3 2 3
f
= − −
(7)
2
2
1 27 1
sin arcsin ( )
3 2 3
f
= − −
(8)
3 3 3
1
3 1
(1 )( 1)
2 3
f C C
f
= + − −
−
(9)
Với A và C1, C2, C3 là các tham số liên quan
đến chức năng chỉ số biến dạng phá hủy và được xác
định bằng thực nghiệm.
Hình 1. Đường cong phá hủy của hợp kim nhôm
A6061 dựa trên công thức (6).
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
28
Trên Hình 2 mô tả dạng đường cong quỹ tích
phá hủy của mô hình phá hủy B-W từ mô hình sửa
đổi (MM-C) cho bởi phương trình (6) của hợp kim
nhôm A6061 ứng với chỉ số trạng thái ứng suất.
Quỹ tích phá hủy ứng với chỉ số trạng thái ứng
suất nằm trong khoảng 1/ 3 đến 2/3 thì chỉ số
trạng thái ứng suất là khoảng không đổi và biến dạng
tương đương tới phá hủy không vượt quá 0,577.
Vùng chỉ số trạng thái ứng suất 0 đến 1/3 tham số
biến dạng tương đương tăng đến giá trị 0,414 thì bắt
đầu trạng thái phá hủy.
2.2 Thiết kế mô phỏng
Quá trình hình thành phoi khi gia công hợp kim
nhôm A6061 được mô phỏng bằng phần mềm
thương mại Abaqus/Explicit 6.13. Điều kiện biên và
phần tử lưới được thiết lập cho mô hình mô phỏng
2D được thể hiện trên Hình 2. Trong đó phôi cắt
được mô hình hóa bằng 4 nút song tuyến (CPE4R),
dụng cụ cắt được coi là phần tử cứng.
Hình 2. Sơ đồ định vị và phần tử lưới khi mô phỏng.
Phôi mô phỏng được phân chia thành 3 phần được
như sau: Phần tạo phoi, phần phá hủy và phần phôi
còn lại. Phần phá hủy được mô hình hóa bằng ba lớp
phần tử với tổng chiều dày lớn hơn bán kính dụng cụ
cắt. Lớp phoi được hình thành, biến dạng chủ yếu từ
lớp phoi chưa cắt (lớp chiều dày cắt) và một phần
được sinh ra từ các phần tử trong lớp phá hủy, phần
còn lại sẽ bị phá hủy hoặc bị xóa như Hình 2. Dụng
cụ cắt khi mô phỏng có góc trước là 5o và góc sau là
10o.
2.3 Thiết kế thực nghiệm
Dao phay mặt đầu dùng cho thực nghiệm có
đường kính 40 mm, dụng cụ cắt không sử dụng dung
dịch bôi trơn làm mát. Lưỡi cắt có góc trước và góc
sau của dụng cụ cắt tương ứng là 5o và 10o.
Hình 3. Thông số của dụng cụ cắt cho thực nghiệm
Thực nghiệm quá trình tạo phoi thực hiện trên máy
CNC MC 500, sơ đồ gá đặt khi gia công và phoi hình
thành được cho trên Hình 3.
Hình 4. Mô hình thực nghiệm và phoi hình thành
3. Kết quả và thảo luận
3.1 So sánh hình thái hình học của phoi giữa mô
phỏng và thực nghiệm khi gia công hợp kim nhôm
A6061
Hình thái hình học của phoi tạo thành phụ thuộc
vào vận tốc cắt và chiều sâu cắt. Khi mô phỏng hình
thái hình học của phoi ở tốc độ cắt thấp phoi hình
thành dạng phoi dây. Nghiên cứu đã so sánh giữa mô
phỏng và thực nghiệm ở vận tốc cắt V = 565 m/phút
và chiều sâu cắt t = 0,5 mm trên Hình 5a. Quan sát
thấy rằng hình thái hình học của phoi ở vùng tốc độ
cắt 565 m/phút có sự tương đồng giữa mô phỏng và
thực nghiệm, phoi hình thành là dạng phoi dây. Hình
thái hình học của phoi tạo thành khi phay cao tốc hợp
kim nhôm A6061 là phoi phân lớp. Để kiểm chứng
giữa mô phỏng và thực nghiệm hình thái phoi ở tốc
cắt cao, nghiên cứu cũng đã thực hiện mô phỏng hình
thái của phoi ở tốc độ cắt V = 1256 m/phút và chiều
sâu cắt t = 1,5 mm. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy
sự phân lớp trên phoi có sự tương đồng nhau.
a) Phoi hình thành ở vận tốc cắt 565 m/phút
b) Phoi hình thành ở vận tốc cắt 1256 m/phút
Hình 5. Hình thái hình học của phoi tạo thành khi
phay hợp kim nhôm A6061 giữa mô phỏng và thực
nghiệm.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
29
Trên Hình 5b thể hiện hình thái hình học của
phoi và so sánh thấy sự tương đồng về hình dáng và
sự phân lớp trên bề mặt phoi. Sự phân lớp thể hiện rõ
ở mặt phía ngoài của phoi thấy rõ các lớp hình thành.
Mặt phía trong phoi lại có chịu sức ép và ma sát nên
sự biến dạng không thành sự phân lớp như Hình 5b.
3.2 Ảnh hưởng của thông số công nghệ đến hệ số
co rút phoi (KS) khi mô phỏng quá trình phay cao
tốc hợp kim nhôm A6061
Để dự đoán ảnh hưởng của vận tốc cắt và chiều
sâu cắt đến KS ở vùng tốc độ cao mô hình toán học
của hệ số co rút phoi phụ thuộc vào V, t khi mô
phỏng quá trình phay cao tốc hợp kim nhôm A6061
có dạng như sau:
32
1. .
pp
sK p V t= (10)
Trong đó Ks là hệ số co rút phoi, p1, p2, p3 là các
tham số phụ thuộc; V, t là các thông số công nghệ
được xác định như trên Bảng 2.
Phân tích phương sai cho thấy F lý thuyết bằng
0,00779 nhỏ hơn 0,5 [34] (bảng 4) như vậy phương
trình hồi quy thu được phù hợp với thực tế. Phương
trình phụ thuộc của KS với các thông số công nghệ V
và t lúc này sẽ là:
0,0906 0,2380,686. .SK V t
−= (11)
Hình 6. Ảnh hưởng của V, t đến Ks.
Bảng 2. Kết quả của hệ số co rút phoi khi mô phỏng
phay cao tốc hợp kim nhôm A6061
TT
V
(m/phút)
t
(mm)
KS
(N)
ln(V) ln(t) ln(KS)
1 1000 1,25 1,23 6,908 0,223 0,207
2 1512 1,25 1,26 7,321 0,223 0,231
3 1000 1,75 1,12 6,908 0,560 0,113
4 1512 1,75 1,18 7,321 0,560 0,166
5 1256 1,5 1,18 7,136 0,405 0,166
6 1256 1,5 1,19 7,136 0,405 0,174
Trên Hình 6 cho thấy vận tốc cắt tăng làm cho
hệ số co rút phoi tăng và chiều sâu cắt tăng thì hệ số
co rút phoi giảm. Như vậy tốc độ cắt tăng làm tăng
sự biến dạng của phoi làm cho hệ số co rút phoi tăng.
Mặt khác khi chiều sâu cắt tăng thì hệ số co rút phoi
giảm vì lúc này chiều dày phoi ít bị biến dạng khi
chiều chiều sâu cắt lớn.
Bảng 3. Phân tích hồi quy và phương sai (ANOVA)
thông số công nghệ (V, t) ảnh hưởng đến KS
Các thông số
của mô hình hồi
quy
R R2
Hệ số
xác
định
mẫu
điều
chỉnh
Sai số
chuẩn
0,980 0,961 0,934 0,010
Phân tích
ANOVA
df SS MS F
F lý
thuyết
Do hồi
quy
2 0,0078 0,0039 36,65 0,0078
Do ngẫu
nhiên
3 0,0003 0,0001
Tổng 5 0,0082
3.3 Ảnh hưởng của thông số công nghệ đến lực cắt
FS khi mô phỏng hợp kim nhôm A6061.
Để dự đoán ảnh hưởng của lực cắt đến vận tốc
cắt và chiều sâu cắt ở vùng tốc độ cao khi mô phỏng
quá trình tạo phoi khi phay cao tốc hợp kim nhôm
A6061. Mô hình toán học của lực cắt phụ thuộc vào V,
t có dạng như sau:
32
1. .
rr
sF r V t= (12)
Trong đó Fs là lực cắt , r1, r2, r3 là các hàm số
phụ thuộc V, t là các thông số công nghệ được xác
định như trên Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả của lực cắt Fs khi mô phỏng phay
cao tốc hợp kim nhôm A6061.
TT
V
(m/phút)
t
(mm)
FS
(N)
ln(V) ln(t) ln(FS)
1 1000 1,25 97,6 6,91 0,22 4,581
2 1512 1,25 93,6 7,32 0,22 4,539
3 1000 1,75 127,2 6,91 0,56 4,846
4 1512 1,75 112,2 7,32 0,56 4,720
5 1256 1,5 111,7 7,14 0,41 4,716
6 1256 1,5 111,7 7,14 0,41 4,716
Phân tích phương sai cho thấy F lý thuyết bằng
0,0156 nhỏ hơn 0,5 [34] (bảng 5) như vậy phương
trình hồi quy thu được phù hợp với thực tế. Phương
trình phụ thuộc của FS tới các thông số công nghệ V
và t lúc này sẽ là:
0,1959 0,67023357. .SF V t
−= (13)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
30
Bảng 5. Phân tích hồi quy và phương sai (ANOVA)
thông số công nghệ (V, t) ảnh hưởng đến FS
Các thông số
của mô hình hồi
quy
R R2
Hế số xác
định mẫu
điều chỉnh
Sai số
chuẩn
0,968 0,937 0,896 0,036
Phân tích
ANOVA
df SS MS F
F lý
thuyết
Do hồi quy 2 0,058 0,029 22,49 0,016
Do ngẫu
nhiên 3 0,004 0,001
Tổng 5 0,061
Hình 7. Ảnh hưởng của V, t đến Fs.
Trên Hình 7 cho thấy vận tốc cắt tăng làm cho
hệ số co rút phoi tăng và chiều sâu cắt tăng thì hệ số
co rút phoi giảm. Như vậy tốc độ cắt tăng làm tăng
sự biến dạng của phoi làm cho hệ số co rút phoi tăng.
Mặt khác khi chiều sâu cắt tăng thì hệ số co rút phoi
giảm vì lúc này chiều dày phoi ít bị biến dạng khi
chiều chiều sâu cắt lớn. Mối quan hệ giữa lực với các
thông số công nghệ (V, t) được cho trên Hình 7. Trên
hình cho thấy tốc độ cắt tăng thì lực cắt giảm và
chiều sâu cắt tăng thì lực cắt tăng nhanh. Mức độ
tăng của chiều sâu cắt là nhiều hơn với vận tốc cắt.
Vận tốc cắt tăng làm sinh nhiệt và làm mềm vật liệu
từ đó quá trình cắt trở lên dễ dàng hơn dẫn đến lực
cắt giảm. Chiều sâu cắt lớn làm tăng công bóc tách
vật liệu lực cắt lớn.
4. Kết luận
Hình thái hình học của phoi phụ thuộc vào tốc
độ cắt và phoi dây hình thành ở tốc độ cắt thấp và
phoi phân đoạn hình thành ở tốc độ cắt cao. Từ kết
quả mô phỏng được kiểm chứng bằng thực nghiệm
cho kết quả tương đồng nhau.
Mô phỏng và khảo sát ảnh hưởng của chế độ
cắt gồm (tốc độ cắt, chiều sâu cắt) đến hệ số co rút
phoi và lực cắt. Từ phương trình (11) và (13) cho
thấy chiều sâu cắt ảnh hưởng đến hệ số co rút phoi và
lực cắt nhiều hơn ảnh hưởng của vận tốc cắt. Tốc độ
cắt tăng làm tăng sự biến dạng của phoi làm cho hệ
số co rút phoi tăng. Khi chiều sâu cắt tăng thì hệ số
co rút phoi giảm vì lúc này chiều dày phoi ít bị biến
dạng khi chiều chiều sâu cắt lớn.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong
đề tài mã số “107.02-2016.01”; Và Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ,
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đề tài
mã số UTEHY.T016.P1718.02.
Tài liệu tham khảo
[1] X. Cui and J. Zhao, Cutting performance of coated
carbide tools in high-speed face milling of AISI H13
hardened steel, Int. J. Adv. Manuf. Technol 71
(2014) 1811–1824.
[2] V. Kauppinen, High-Speed Milling - a New
Manufacturing Technology, 4th Int. DAAAM Conf.
Ind. Eng. - Innov. as Compet. Edge SME, no. April
(2004) 131–134.
[3] P. Lezanski and M. C. Shaw, Tool face temperature
in high speed milling, ASME J. Eng. Ind., vol. 112,
no. June 1988 (1990) 132–5.
[4] Z. Wang and M. Rahman, High-Speed Machining, in
Comprehensive Materials Processing, vol. 11,
Elsevier, (1992) 637–643.
[5] C. Wang, Y. Xie, L. Zheng, Z. Qin, D. Tang, and Y.
Song, Research on the Chip Formation Mechanism
during the high-speed milling of hardened steel, Int.
J. Mach. Tools Manuf. 79, (2014) 31–48.
[6] X. Cui, J. Zhao, C. Jia, and Y. Zhou, Surface
roughness and chip formation in high-speed face
milling AISI H13 steel, Int. J. Adv. Manuf. Technol.,
61 (2012) 1–13.
[7] B. Ramamoorthy and L. Vijayaraghavan, Effect of
High Speed Cutting Parameters on the Surface
Characteristics of Superalloy Inconel, Engineering,
III (2010).
[8] V. D. Calatoru, M. Balazinski, J. R. R. Mayer, H.
Paris, and G. L’Espérance, Diffusion wear
mechanism during high-speed machining of 7475-
T7351 aluminum alloy with carbide end mills, Wear,
26 (2008) 1793–1800.
[9] S. Zhang and J. Li, Tool wear criterion, tool life, and
surface roughness during high-speed end milling Ti-
6Al-4V alloy, J. Zhejiang Univ. Sci. A, 11 (2010)
587–595.
[10] T. Data, Fracture characteristics of three metals
subjected to various strains, strain rates temperatures
and pressures, Eng. Mech 21( 1985).
[11] M. S. Swan, Incorpration of a general criterion into a
stress based plasticity model through a time to failure
by, Thesis Mech. Eng. - Univ. Utah, USA.(2012).
[12] O. Article, On predicting chip morphology and phase
transformation in hard machining, Int Adv Manuf
Technol, (2006) 645–654.
[13] J. Shi and C. R. Liu, Flow stress property of a
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 026-031
31
hardened steel at elevated temperatures with
tempering e ect, Int. J. Mech. Sci. 46 (2004) 891–
906.
[14] M. L. Wilkins, R. D. Streit, and J. E. Reaugh,
Cumulative-Strain-Damage model of ductile
fracture: Simulation and prediction of engineering
fracture tests, Lawrence Livermore Natl. Lab(1980)
1–68.
[15] D. J. L. M.G.Cockcroft, Ductility and the
Workability of Metals . J Inst Metals, (1968).
[16] E. Ceretti, M. Lucchi, and T. Altan, FEM simulation
of orthogonal cutting : serrated chip formation,
Juornal Mater. Process. Technol., 95 (1999) 17–26.
[17] J. Lorentzon, N. Järvstråt, and B. L. Josefson, Journal
of Materials Processing Technology Modelling chip
formation of alloy 718, J. Mater. Process. Technol,
209 (2009) 4645–4653.
[18] A. Gilioli, A. Manes, M. Giglio, and T. Wierzbicki,
Predicting ballistic impact failure of aluminium
6061-T6 with the rate-independent Bao-Wierzbicki
fracture model, International Journal of Impact
Engineering, 76. (2015) 207–220.
[19] M. Giglio, A. Manes, and F. Viganò, Numerical
simulation of the slant fracture of a helicopter’s rotor
hub with ductile damage failure criteria, Fatigue
Fract. Eng. Mater. Struct. 35 (2012). 317–327.
[20] R. Stringfellow and C. Paetsch, Modeling Material
Failure During Cab Car End Frame Impact, in 2009
Joint Rail Conference, (2009) 183–192.
[21] X. Teng and T. Wierzbicki, Effect of fracture criteria
on high velocity perforation of thin beams., Int. J.
Comput. Methods, 1 (2004) 171–200.
[22] H. Z. Li and J. Wang, A cutting forces model for
milling Inconel 718 alloy based on a material
constitutive law,Proc. Inst. Mech. Eng. Part C J.
Mech. Eng. Sci. 227 (2013) 1761–1775.
[23] Y. Chen, H. Li, and J. Wang, Analytical modelling of
cutting forces in near-orthogonal cutting of titanium
alloy Ti6Al4V, Proc. Inst. Mech. Eng. Part C J.
Mech. Eng. Sci.229 (2015) 1122–1133.
[24] M. H. Ali, B. a. Khidhir, M. N. M. Ansari, and B.
Mohamed, FEM to predict the effect of feed rate on
surface roughness with cutting force during face
milling of titanium alloy, HBRC J., 9 (2013) 263–
269.
[25] X. Cui, B. Zhao, F. Jiao, and J. Zheng, Chip
formation and its effects on cutting force, tool
temperature, tool stress, and cutting edge wear in
high- and ultra-high-speed milling, Int. J. Adv.
Manuf. Technol, 83 (2016) 55–65.
[26] A. Davoudinejad, E. Chiappini, S. Tirelli, M.
Annoni, and M. Strano, Finite Element Simulation
and Validation of Chip Formation and Cutting Forces
in Dry and Cryogenic Cutting of Ti-6Al-4V,
Procedia Manuf. 1 (2015) 728–739.
[27] D. Xu, P. Feng, W. Li, and Y. Ma, An improved
material constitutive model for simulation of high-
speed cutting of 6061-T6 aluminum alloy with high
accuracy, Int. J. Adv. Manuf. Technol, 79 (2015)
1043–1053.
[28] M. Bäker, Finite element simulation of high-speed
cutting forces, J. Mater. Process. Technol. 176
(2006) 117–126.
[29] J. P. Davim, C. Maranhão, M. J. Jackson, G. Cabral,
and J. Grácio, FEM analysis in high speed machining
of aluminium alloy (Al7075-0) using polycrystalline
diamond (PCD) and cemented carbide (K10) cutting
tools, Int. J. Adv. Manuf. Technol. 39 (2008) 1093–
1100.
[30] M. H. Ali, B. a. Khidhir, B. Mohamed, and a. a.
Oshkour, Prediction of High Cutting Speed
Parameters for Ti-6Al-4V by Using Finite Element
Modeling, Int. J. Model. Optim. 2, (2012) 31–35.
[31] Y. Bai and T. Wierzbicki, “Application of extended
Mohr-Coulomb criterion to ductile fracture, Int. J.
Fract, 161 (2010) 1–20.
[32] Y. Li, T. Wierzbicki, M. A. Sutton, J. Yan, and X.
Deng, Mixed mode stable tearing of thin sheet AI
6061-T6 specimens: Experimental measurements and
finite element simulations using a modified Mohr-
Coulomb fracture criterion, Int. J. Fract. 168 (2011)
53–71.
[33] A. M. Beese, M. Luo, Y. Li, Y. Bai, and T.
Wierzbicki, Partially coupled anisotropic fracture
model for aluminum sheets, Eng. Fract. Mech. 77
(2010) 1128–1152.
[34] Nguyễn Doãn Ý, Quy hoạch thực nghiệm. NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội (2003).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_che_do_cat_den_cac_dac_tinh_cua_phoi_va_luc_ca.pdf