Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi (qua khỏa sát xã hội học tại xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ)

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Phần 1: Mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 2.1. Ý nghĩa khoa học 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu, pham vi nghiên cứu, mẫu nghiên cưu 5 4.1. Đối tượng nghiên cưu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 4.3. Mẫu nghiên cứu 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5 5.1. Phương pháp luận 5 5.2. Phương pháp nghiên cứ 6 6. Giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết. 7 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 7 6.2. Khung lý thuyết. 8 Phần 2: Nội dung 9 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 9 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9 2. Khái niệm công cụ 10 2.1. Khái niệm truyền thông dân số 10 2.2. Khái niệm truyền thông đại chúng 11 2.3. Khái niêm truyền thông chính thức 11 2.4. Khái niệm truyền thông không chính thức 11 2.5. Khái niệm dân số 11 2.6. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình 12 2.7. Khái niệm sức khỏe sinh sản 12 Chương 2: Kết quả khảo sát 12 1. Sơ lược địa bàn khảo sát 12 2. Kết qủa khảo sát 15 2.1. Thực trạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình 15 2.1.1. Mong muốn có con trai chi phối mạnh 15 2.1.2. Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai 22 2.1.3. Độ tuổi kết hôn 24 2.2. Yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. 26 2.2.1. Truyền thông chính thức 27 2.2.1.1. Truyền thông đại chúng 27 2.2.1.2. Chính quyền đoàn thể 30 2.2.2. Truyền thông không chính thức 31 2.2.2.1. Gia đình 31 2.2.2.2. Họ hàng và làng xóm 32 3. Kết luận và kiến nghị 35 3.1. Kết luận 35 3.2. Kiến nghị 36

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi (qua khỏa sát xã hội học tại xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề ra chủ chương về kế hoạch hóa gia đình từ những năm 60 và được cụ thể hóa bằng nghị quyết trung ương khóa 4 về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình cho chặng đường từ nay đến năm 2015. Trong đó nêu rõ gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, han chế sự phát triển về trí tuệ văn hóa của giống nòi. Nếu xu hướng này còn gia tăng thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí nguy hiểm về mọi mặt. Vì vậy để làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ tăng dân số đi đến ổn định quy mô dân số là một trong những vấn đề quan trọng đối với nước ta. Để có thể thực hiện được điều đó thì công tác truyền thông dân số có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến viẹc sinh đẻ của người dân. Chúng ta biết rằng để thay đổi những yếu tố truyền thống là một vấn đề khó khăn và phức tạp, để thay đổi quan niệm và tập quán sinh đẻ của người dân là vấn đề khó khăn không thể thực hiện được trong mọt sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài làm thay đổi nhận thức của người dân. Để làm được điều đó thì công tác truyền thông dân số phải phát huy hết vai trò của mình để làm thay đổi nhận thức của người dân . Trước vấn đề trên tôi chọn chủ đề “ảnh hưởng của công tác truyền thông đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình của người dân trung du miền núi” (qua khỏa sát xã hội học tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ) 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cức “ảnh hưởng của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình” có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cho phép chúng ta nhìn nhận và đánh giá kết quả một cách khách quan toàn diện. Trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược truyền thông dân số lâu dài và đề ra những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu tác động của công tác truyền thông dân số tới việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những nghiên cứu này cho phép chúng ta coi việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây như một khuân mẫu giá trị định hướng cho mọi người hành động. Nghiên cứu có tác động tích cựu đến việc xóa bỏ quan niệm cũ về sự đông con của các gia đình nông thôn trước kia đặc biệt là quan niệm cần có con trai để nối dõi tông đường. Đồng thời thông qua việc xác định đối tượng của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình,cần phải xây dựng một chương trình truyền thông cụ thể phụ vụ cho địa bàn vùng nông thôn thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đưa nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển. 3. Mục đích nghiên cứu + Thấy được tình hình thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình, và thái độ của người dân về vấn đề này như thế nào, họ mong muốn điều gì, và nguyên nhân quan trọng nào ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. + Qua khảo sát xã hội học để thấy được sơ bộ về thực tế hoạt động của hệ thống truyền thông dân số. Từ đó thấy được hiện trạng của các kênh truyền thông đang tồn tại. + Đưa ra những khiến nghị nhằm hạn chế tiêu cực và thúc đẩy phát triển những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần đưa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt mục tiêu: thực hiện gia đình ít con khỏe mạnh, tạo điều kiện xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. 4. Đối tượng nghiên cứu, pham vi nghiên cứu, mẫu nghiên cưu 4.1. Đối tượng nghiên cưu Đó là “ảnh hưởng của truyền thông dân số tới việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát 6 thôn tại xã Cổ Tiết – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ. 4.3. Mẫu nghiên cứu 100 mẫu đối với những người có gia đình 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Theo quan điểm tiếp cận lịch sử: Quan điểm này cho phép chúng ta xem xét cái gì từ quá khứ để lại cần tôn trọng cái, cần có chính sách phát huy, gìn giữ, cái gì cần có chính sách hạn chế, hoặc xóa bỏ cho phù hợp với sự biến đổi tiến bộ của xã hội. Theo quan điểm tiếp cận của chinh sách dân số cho thấy: Chính sách dân số ảnh hưởng đến mức sinh rõ nét. Nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển dân số phụ thuộc vào chính sách dân số đó có phù hợp với thực tế đến đâu. Đây là một công cụ cần phát huy trong công cuộc vận động giảm tỷ lệ tăng dân số ở nước ta. 5.2. Phương pháp nghiên cứ + Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học. Phỏng vấn được tiến hành trên một bàng hỏi được chuẩn bị chu đáo. Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn với 100 bảng hỏi thuộc 6 thôn chủ yếu là những người trong độ tuổi sinh đẻ của địa bàn. + Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin chi tiết theo yêu cầu của đề tài, loại phỏng vấn này thường để thu thập thông tin nhằm hiểu biết sâu sắc hơn những khía cạnh, những vấn đề nào đó của đề tài nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu 8 người trong đó: một chủ tịch xã, một cán bộ hội phụ nữ xã, một cán bộ y tế xã, 2 cộng tác viên dân số thôn và ba người dân trong độ tuổi sinh đẻ nhằm hiểu biết sâu sắc về các khía cạnh có liên quan đến vấn đề dân số. + Phương pháp phân tích tài liệu: để thu thập thông tin về dân số và tác động của dân sốđến cuộc sống. Tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thông qua các tài liệu thống kê về dân số kế hoạch hóa gia đình của ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, và một số tạp chí sách báo có liên quan + Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận cuộc sống của gia đình người được phỏng vấn, qua đó đánh giá mức sống cũng như hành vi cử chỉ của người dân nơi đây có đúng với câu trả lời của họ hay không? 6. Giả thiết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu + Mức sinh ở xã còn cao và quan niêm cần có con trai vẫn còn chi phối mạnh đến việc sinh con của người dân xã cổ tiết. + Ảnh hưởng của công tác truyền thông đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là dất quan trọng nhưng vẫn còn hạn chế. + Ảnh hưởng của các kênh truyền thông chính thức và không chính thức tác động đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ rất có ý nghĩa vì chính họ quyết định hành vi sinh đẻ của mình. 6.2. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế-xã hội xã Cổ Tiêt Kế hoạch hóa gia đình( sinh đẻ kế hoạch) Kênh truyền thông chính thức Nhận thức của vợ-chồng Kênh truyền thông không chính thức Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình NỘI DUNG Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Chính vì vậy ngay từ khi đất nước được giải phóng đảng và nhà nước ta đã đặt vấn đề dân số vào vị trí chiến lược, tuy nhiên vấn đề này mới thực sự phát triển mạnh vào những năm gần đây,và đã có nhiều thành tựu đáng kể.Có được những thành tựu đó chính là nhờ vào việc đầu tư đúng đắn và tập trung vào việc đào tạo các chuyên gia, nghiên cứu lý luận và thực tiễn bằng những phương tiện hiện đại. Từ đó có thể thấy rằng khả năng kiểm soat mưc sinh của nước ta chưa phải là ngay truớc mắt nhưng trong tương lai không xa chúng ta sẽ đạt được điều đó. Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình như công trình nghiên cứu kiến thức tháiđộ của nhân viên kế hoạch hóa gia đình cấp cơ sở về các biện pháp tránh thai; nghiên cứu về mô hình lồng ghép dân số và phát triển ở các xã nghèo ở hòa bình do viện xã hội học tiến hành: công trình nghiên cứu vòng tránh thai 380 của viện bảo vệ bào mẹ và trẻ em Trung ương; Đặc biệt là công trình nghiên cứu của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Kết quả thu được từ nghiên cứu này là kiến thức của phụ nữ trong lĩnh vực này còn không đầy đủ và nhiều khi không chính xác. Công trình nghiên cứu công tác truyền thông dân số ở Ha Tây năm 1992 cũng đã thu được những chỉ báovề mức độ tiếp nhận thông tin truyền thông của người dân nơi đây đã có tác dụng đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Có thể nói, hiện nay dân số đang là một vấn đề quan tâm của cả thế giới. Ở nước ta việc nghiên cứu về vấn đề dân số là vấn đề đã được coi trọng từ lâu. Và có nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp lớn lao cho sự biến đổi dân số Viêt Nam. Đó là tính hợp thời và đem lại những cơ sở khoa học bước đầu cho việc ra quyết định trong tiến trình quản lý sự phát triển dân số kế hoạch hóa gia đình của đất nước. Tại nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp hành trung ương đảng khóa 7 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ rõ: “ sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội gây khó khăn cho việc cải thiện đời sống của người dân, hạn chế về mặt phát triển trí tuệ, văn hóa, và thể lực giốn nòi”. Chính vì vậy làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình , thực hiện gia đình ít con giảm nhanh tỉ lệ dân số tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề quan trọng và bức xúc đối với nước ta. 2. Khái niệm công cụ Truyền thông dân số là quá trình liên tục chia sẻ thông tin kiến thức, thái độ tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm tạo sự hiểu lẫn nhau giữa bên truyền thông và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và trong hành động. 2.1. Khái niệm truyền thông dân số Truyền thông đại chúng là những phương tiện thông tin đại chúng quan trọng như báo chí, phát thanh truyền hình, pa nô, áp phích, …ở xã, đài phát thanh là một phương tiện truyền thông quan trọng được sử dụng rộng rãi trong việc phổ biến kiến thức, tuyên truyền các chủ trương , chính sách của đảng và nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vận động đồng bào trong xã thực hiện các mục tiêu dân số. 2.2. Khái niệm truyền thông đại chúng Truyền thông chính thức bao hàm những thiết chế nhà nứơcvĩ mô thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các thiết chế nhà nước thông qua các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng, các tổ chức chức năng. 2.3. Khái niêm truyền thông chính thức Truyền thông không chính thức là những giao lưu nằm ngoài những thiết chế chính thức như các quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, đồng nghiệp… 2.4. Khái niệm truyền thông không chính thức Chính sách dân số là những biện pháp những ,pháp chế, các chương trình quản lý và những hoạt động khác của chính phủ nhằm mục tiêu thay đổi hoặc sửa đổi các xu hướng dân số hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia. 2.5. Khái niệm dân số Kế hoạch hóa gia đình là chủ động quyết định số con và khoảng cách lần sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai. Để có gia đình ít con, khỏe mạnh, hạnh phúc, giầu có là quyền và trách nhiệm của mỗi người. Mỗi cặp vợ chồng họ được quyền tự do quyết định những ý thức trách nhiệm đầy đủ về số con của mình trên cơ sở thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiện những quyết định ấy. ( ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình) 2.6. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình Sức khỏe sinh sản là tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chẩt, tinh thần và xã hội không có bệnh tật hoặc dị tật về tất cả những gì liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản. Hay có thể hiểu: sức khỏe sinh sản là quyền của nam giới và nữ giới được thông tin và có thể tiếp cận được với những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả phù hợp với khả năng kinh tế và có thể chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình hoặc các biện pháp tránh thai khác không trái với luật pháp. Sức khỏe sinh sản còn bao gồm quyền được chăm sóc y tế để đảm bảo cho người phụ nữ được an toàn trong quá trình mang thai và sinh nở 2.7. Khái niệm sức khỏe sinh sản Nhận thức của con người diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau gồm nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính ở độ tiếp thu kinh nghiệm sống xã hội và bản thân, nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp những thuộc tính bản chất, các mối liên hệ có tính quy luật của hiện tượng xã hội và được thể hiện qua hệ thống ngôn ngữ nảy sinh trong hoạt động thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, la thước đo của nhận thức. Nhận thức có thể được hiểu là sự nhìn nhận đánh giá của một cá nhân, của một nhóm xã hội… về một đối tượng, một vấn đề nào đó mà nó được biểu hiện qua hệ thống tháiđộ, hành vi, cử chỉ của chủ thể nhận thức. Chương 2: Kết quả khảo sát 1. Sơ lược địa bàn khảo sát Cổ tiết là xã nằm ở trung tâm của huyện Tam Nông , xã có diện tích đất tự nhiên là 477 ha trong đó diện tích đất canh tác là 370 ha trong đó diện tích trồng lúa là 270 ha và diện tích trồng hoa mầu là 77 ha . cả xã có1480 hộ với 5822 khẩu. trong đó tập trung chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm tới 93% là lam nông nghiệp còn lại là các nghề khác. Trong những năm qua do đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật nên đời sống người dân có phần được cải thiện, bình quân đầu người tăng từ 4.090.000 đ/ người /năm (2005) lên đến 5.196 000đ/ người /năm (2006) . Tính đến nay cả xã có 182 hộ nghèo đạt12,3% giảm 4,71% so với năm trước. Số hộ giầu đạt 21,5% , còn lại là hộ trung bình và khá. Hiện nay xã có 6 thôn: thôn Cổ Tiết làng , thôn Đức Phong, thôn Danh Hựu, thôn Tân Thịnh, thôn Ghềnh, thôn Doanh Trại. Xã có các đoàn thể như là : Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển của toàn xã. Là một xã thuần nông, không có nghề truyền thống thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn thu từ thuế, như thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, …nhưng trong những năm gần đây do được sự quan tâm của các cấp chính quyền khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là có sự thuận lợi về giao thông nên hoạt động buôn bán và các loại hình dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ đem lại nguộn thu lớn cho xã ; Nguồn thu từ trồng trọt :18,64% Nguồn thu từ chăn nuôi: 27,45% Nguồn thu từ các nghành dịch vụ:33,6% Đối với vấn đề giáo dục, xã đã thực hiện tốt nghị quyết trung ương đảng đề ra như là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ quan tâm tới việc đào tạo nhân tài và quan tâm tới việc giảng dạy. trong năm qua xã đã có những chính sách khuyến học hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt khó , xã đã cho sửa chữa 6 phòng học và đóng mới bàn ghế cho lớp học vơi chi phi lên tới 48,7 triệu đồng, xã đã cho xây dựng trừơng mần non để đạt trường chuẩn quốc gia. Trong năm qua xã đã không có một trường hợp nào bỏ học và có 30 em đạt học sinh giỏi trong đó có 5 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và có 43 em thi đỗ vào các trường đại học. Đối với vấn đề y tế : được sự quan tâm của đảng và nhà nứơc và các cấp chính quyền cơ sở, xã đã xây dựng được một trạm y tế với đội ngũ cán bộ đủ trình độ từ y sỹ trở lên trong đó có một bác sỹ đa khoa. Y tế xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tổ chức tiêm phòng khám bệnh cho học sinh trong nhà trường đạt kết quả tốt. thực hiện tôt ba công trình vệ sinh. Trên 90% nhân dân được sử dụng nươc sạch. Ngoài cán bộ trạm, các khu còn có cộng tác viên y tế thôn, đội giúp cho trạm phát hiện kịp thời các dịch bệnh, không để lây lan ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe cộng đồng. Về văn hóa xã hội: xã tiếp tục duy trì và thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” vì vậy trong năm 2006 cả xã có 86,7% gia đình văn hóa. Đối với việc cưới hỏi, mừng thọ, tang lễ đều đúng quy định của địa phưong và pháp luật, không có hủ tục mê tín dị đoan. Về công tác truyền thông dân số thường xuyên được giữ vững, đảm bảo thông tin kịp thời đường lối chính sách của đảng và nhà nước,các quy định của địa phương, các sự kiện chính trị quan trọng. Năm 2006 đã phát hành 513 buổi và kẻ được 3 panô, căng 10 băng zôn tuyên truyền, 20 khẩu hiệu. Tuy nhiên do máy phát thanh của đài truyền thanh xã quá cũ, vật tư không đảm bảo hay bị hỏng nên công tác tuyên truyền có lúc bị gián đoạn, còn bị hạn chế về lượng phát thanh 2. Kết qủa khảo sát 2.1. Thực trạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình 2.1.1. Mong muốn có con trai chi phối mạnh Xã Cổ Tiết có mật độ dân cư đông, đất rộng, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là không có nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh. Trước sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của xã trong thời gian tới thì việc thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình góp phần tích cực vào việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của xã. Trong những năm gần đây hoạt động truyền thông dân số được lãnh đạo đầu tư mạnh mẽ, hoạt động truyền thông dân số đã có sự kết hợp giữa bên thực hiện kế hoạch hóa gia đình với các tổ chức y tế, hội phụ nữ, giáo dục tham gia đắc lực, xã đã đầu tư vào việc nâng cao tri thức về dân số cho cán bộ thôn xóm, mỗi thôn có một cộng tác viên dân số và một y tế thôn thường xuyên được giáo dục nâng cao hiểu biết về dân số. Xã đã xúc tiến công tác vận động tuyên truyền nhận thức thực hiện trương trình dân số với nhiều biện pháp khác nhau như đình sản, thắt ống dân tinh với nam, đặt dụng cụ tử cung đối với nữ. Công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình trở thành sâu rộng với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi trong đó đặc biệt tập trung vào những cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ. Vận động các thôn xóm, thành lập các tổ chức, các câu lạc bộ như các tổchức văn nghệ, hay những cuộc họp phụ nữ hàng tuần để tuyên truyền kiến thức về dân số kế hoạch hóa gia đình, cùng với nó là công tác truyền thông dân số trên ti vi, sách báo, đặc biệt là đài truyền thanh xã. Xã đã đưa ra hình thức phạt hành chính đối với gia đình nào sinh con thứ ba và có những phần thưởng khích lệ đối với gia đình có con em chăm ngoan học giòi. Do làm tốt công tác dân số và được sự quan tâm của ủy đảng và chính quyền, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình nên trong năm 2006 vừa qua ban dân số kế hoạch hóa gia đình đã đạt kết quả đáng khích lệ đó là ; Tỷ lệ sinh giảm xuống còn1,42%. Tỷ lệ sinh con thư 3 giảm . Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn năm trước. Thông qua những biện pháp cụ thể trên nên địa phương đã làm cho trương trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây đạt được nhưng kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ sinh ngày càng giảm, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ngày phổ biến và rộng rãi hơn so với trước. điều này thể hiện rõ hơn qua thống kê sau. Bảng 1: Tỷ lệ sinh trong những năm gần đây của xã Cổ Tiết: Thờigian (năm) Tỷ lệ (%) 2000 2,3% 2001 2,01% 2002 1,87% 2003 1,87% 2004 1,58% 2005 1,55% 2006 1,42% (Nguồn : Thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông ) Thông kê trên về tỷ lệ sinh con trong những năm qua cho thấy, quan niệm sinh nhiều con đã ngày càng giảm đi, điều đó chứng tỏ nhận thức của nhân dân về vấn đề dân số ngày càng cao và co sự chuyển biến tích cực. Họ nhận thức được “đẻ con thì phải nuôi cho ăn học đàng hoàng, đẻ nhiều thì làm sao nuôi được, chỉ cần đứa trai đứa gái là đủ rồi, đẻ nhiều thì khổ lắm” và điều đó hầu như người dân nào cũng hiểu “ chỉ cần 2 đứa thôi. Có thể nói rằng nhận thức về hành vi sinh đẻ từ 1 -2 con ngày càng được nâng cao.Nhưng bên cạnh đó quan niêm cần có con trai không những nó còn tồn tại mà còn chi phối mạnh mẽ đến hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Theo như số liệu thống kê của ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình của xã cho biết, trong năm 2003 có tới 11 trường hợp sinh con thứ ba trong năm 2005 là 9 trường hợp và năm 2006 là 7 trường hợp tập trung chủ yếu ở những gia đình sinh con một bề nhất là lại toàn con gái. Trong quá trình khảo sát thì tôi phát hiện có sự mẫu thuẫn giữa nhận thức và hành động thậm chí còn có sự pha lệch giữa nhận thức và hành động. tại sao người dân đều nhận thức được rằng “đẻ nhiều con thì khổ- chỉ 2 con là đủ” những lại có rất nhiều trường hợp sinh con thứ 3 ? chính vì vậy chúng tôi đã đặt ra câu hỏi “ mong muốn có con trai” và đã thu được kết quả sau: Bảng 2: Thăm dò mong muốn có con trai (%) Đối tượng Phương Án trả lời Giới Tuổi Nghề nghiệp Nam Nữ 20-29 30-35 36-45 46-50 >50 Thuần nông Phi nông Hỗn hợp Có 78,5 57,3 71,2 66,5 73,5 75,5 82,1 83,7 58,3 60,7 Không 21,5 42,7 28,8 33,5 26,5 24,5 17,9 16,3 41,7 39,3 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 ( Nguồn: khảo sát xã hội học tại xã Cổ Tiết –Tam Nông ) Qua bảng số liệu trên cho thấy mong muốn có con trai để nối dõi tông đường đã ăn sâu trong nhận thức của người dân, và nó thể hiện dõ nhất ở những người trên 50 tuổi chiếm tới81,2% đây chính là do ảnh hưởng của phong tục tập quán cổ xưa đã ăn sâu trong nhận thức của những người cao tuổi “phải có đứa con trai để khi nằm xuống còn có người hương khói cho mình” và cũng có lẽ do trình độ văn hóa còn hạn chế ít được tiếp xúc với sách báo nên tư tưởng còn có nhiều lạc hậu. Mong muốn con trai ở lứa tuổi 29-29 là 71,2% và 30-45 là 66,5% , với sự tiếp cận tư tưởng mới ngày càng nhiều và được thường xuyên tiếp xúc với công tác dân số nên tư tưởng của họ có nhiều tiến bộ hơn và họ hiểu được rằng “chỉ nên và chỉ được đẻ từ 1-2 con” nhưng có lẽ chính từ việc họ hiểu được rằng chỉ được đẻ 2 con nên sự mong muốn có con trai càng mạnh mẽ hơn . Và có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân giải thích vì sao mà giới trẻ nhận thức đầy đủ về kiến thức dân số mà tỷ lệ mong muốn có con trai lại chiếm tới 71,2% chỉ thấp hơn lứa tuổi36-45 có hơn 2% và thậm chí còn cao hơn 36-45 những 4,7% , và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có tới 9 trường hợp sinh con thứ 3 năm 2005 và 7 trường hợp năm 2006. Phải chăng đây chính là thiếu sót trong công tác dân số đẩy mạnh đến việc sinh đẻ có kế hoạch đẻ it, đẻ thưa mà không thực sự quan tâm đến vấn đề giới trong công tác dân số, chính sự thiếu sót ấy đã dẫn đến chuyện thương tâm “phụ nữ có 2 con gái và khi mang thai đứa thư ba đi siêu âm lại là gai đã cho đẻ non khi thai nhi được 7 tháng tuổi” ( pvs) hoặc có những trường hợp bỏ con bên lề đường chỉ vì là con gái. Điều đó đã khẳng định cho chúng ta một điều đó là quan niện cần có con trai nó không chỉ ăn sâu trong nhận thức của những người mà ta cho là cổ hủ lạc hậu mà nó còn chi phối khá mạnh mẽ đến hành vi của giới trẻ. Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta phải có kế hoạch tổ chức vận động riêng đối với nội dung cụ thể, cho họ nhận thức dõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với con cai, với bản thân mình và đối với xã hội. Mong muốn có con trai ở mỗi một lứa tuổi khác nhau và nó cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ. mong muốn có con trai của nam giới là 76,5% và nữ giới là 53,3 % điều đó cho thấy đã số những người đàn ông trong gia đình nào cũng mong muốn có con trai. Chúng ta biết rằng ở một nơi với tư cách là một cộng đồng làng xã , nơi lưu giữ những phong tục tập quán thì giá trị của đứa con trai được đề cao, bởi nó không chỉ là chỗ dựa về mặt tình cảm khi về già mà giá trị của đứa con trai càng tăng lên khi đặt nó trong quan hệ với họ hàng “ là trưởng họ thì bắt buộc phải có con trai,” hoặc “không có con trai thì mọi người kích bác là mình không biết đẻ” và “không có con trai thì phải ngồi mân dưới” có lẽ chính vì vậy nên dù họ có nhận thức được rằng pháp luận chỉ cho đẻ 1-2 con nhưng nếu có được con trai thi “bị phạt cũng chẳng sao” thậm chí có những trường hợp là đảng viên nhưng họ cũng “sẵn sàng chấp nhận khai trừ đảng để có được con trai”.Điều đó cho thấy gia trị của con trai rất lớn đối với một gia đình, nó thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với người dân nơi đây đặc biệt là những nguời nam giới. Và cũng chính vì vậy mà mong muốn có người con trai của nam giới đã trở thành một sức ép về con trai đối với phụ nữvà càng nặng nề hơn đối với người phụ nữ nào sinh con một bề. theo như số liệu khảo sát thì mong muốn có con trai của người phụ nữ là tương đối cao chiếm53,8%.Điều đó chúng ta cũng có thể hiểu rằng người đàm ông trong gia đình là người quyết định những công việc lớn nhỏ có thể nói anh ta là chủ trong một gia đình , vì vậy khi người chồng quyết định thì người vợ không thể từ chối. Một thực tế cho thấy khi người phụ nữ là dân trong một gia đình đặc biệt là dâu cả hoặc trưởng họ thì sức ép về việc sinh con trai là đăc biệt lớn. giới tính của đứa con đặc biệt là con trai góp phần trong việc khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và họ tộc nhà chông và chỉ chừng nào sinh được con trai thì mới thực sự yên tâm, con không thì sẽ bị họ hàng nhà chồng coi thường, và một lý do quan trọng khác đó là sinh con trai mới có thể bảo vệ được hạnh phúc của gia đình nếu không “các ông xẽ đi tìm kiếm nơi khác” vì vậy mà khi chưa có con trai thì nhất thiết phải sinh cho tới khi có con trai. Đây chính là nguyên nhân vì sao trong năm qua có nhiều trường hợp sinh con thứ 3. Nghề nghiệp khác nhau , nên ý định sinh con trai cũng khác nhau. Đối với hộ thuần nông mong muốn có con trai là83,1% , đối với hộ phi nông nghiệp là 58,3% và hỗn hợp là65,%. Có thể thấy nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến thái độ cũng như tới việc quyết định sinh đẻ của người dân. Sở dĩ mong muốn có con trai đối với những gia đình nông nghiệp lên tới83,15 là vì trong điều kiện canh tác lúa nước, sức lao động cơ bắp là chủ yếu và cũng chính từ nền kinh tế nông nghiệp ấy khiến họ quanh năm với đồng ruộng ít có cơ hội tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nên quan niện của họ vẫn có nhiều cổ hủ và lạc hậu hơn đối với những gia đình phi nông và hỗn hợp. Qua phân tích trên cho thấy ở một cộng đồng làng xã nơi có những phong tục tập quán, trong đó có các chuẩn mực, quy mô gia đình, và nền kinh tế lúa nước thì giá trị của người con trai ngày càng được đề caovà nó còn ăn sâu vào trong nhận thức của người dân xã Cổ Tiết .Do đó trong chiến lược vận động dân sô và kế hoạch hóa gia đình ở khu vực nông thôn nói chung và xã Cổ Tiết nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn đáng kể và là một trong những cản trở lớn đối với việc thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Địa phương cần có những chính sách, những biện pháp tuyên truyền thiết thực và mạnh mẽ hơn thì mới có thể loại trừ được tư tưởng trọng nam khinh nữ đã trở thành căn cố của người dân nơi đây. 2.1.2. Hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai Theo số liệu thống kê của ủy ban dân số xã cho biết, cả xã hiện có 1049 phụ nữ có chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ ( từ 15-49) với số lượng người trong độ tuổi sinh đẻ đông như vậy nên hoạt động công tác dân số kế hoạch hóa gia đình có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc vận động bà con sinh đẻ có kế hoạch và đặc biệt là vấn đề hỗ trợ chị em trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong năm qua cả xã đã có 80 trường hợp sử dụng bao cao su tránh thai, 89 trường hợp đặt vòng, 75 trường hợp sử dụng thuốc tránh thai và 04 trường hợp đình sản. Điều đó cho thấy việc sử dụng các biện pháp tránh thai của chị em trong xã tương đối cao thậm chí còn vượt so với chỉ tiêu mà ban y tế xã đã đề ra . Để năm rõ hơn về vấn đề này tôi thực hiện khảo sát về việc sử dụng biện pháp tránh thai và đã thu được kết quả sau Bảng 3: việc sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ đang trong độ tuối sinh đẻ của xã Cổ Tiết. Biện pháp tránh thai Tỷ lệ % Dụng cụ tử cung 40,3 Thuốc uống tránh thai 13,5 Bao cao su 19,6 Triệt sản 3,2 Biện pháp khác 4,8 Không sử dụng 18,6 Từ bảng số liệu trên cho thấy những người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng những biện pháp tránh thai khác nhau, trong đó số người sử dụng vòng tránh thai là tương đối cao chiếm tới 40,3%, những biện pháp khác như bao cao su là 19,6%, thuốc tránh thai là 13,5% và các biện pháp khác như tính lịch hoặc xuất tinh ngoài là 4,8%. Trong nghiên cứu và phỏng vấn sâu được biết số người sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai ở đây cao là vì sử dụng biện pháp này thuận tiện sử dụng được lâu dài cho tới khi nào muốn sinh con thì đi tháo vòng, nhưng bên cạnh đó thì biện pháp này cũng có một số tác dụng phụ đó là thường gây chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, và một số bệnh phụ khoa khác khiến cho nhiều chị em thiếu thiện cảm khi sử dụng biện pháp này .bên cạnh đó thì các dịch vụ kế hoạch hóa ngày nay càng được phát triển mạnh, các cơ sở y tế tư nhân hoạt động ngày càng tích cực hơn và chị em có nhu cầu tránh thai có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường hay các cơ sở y tế tư nhân những biện pháp mà mình mong muốn, chính vì vậy mà các biện pháp tránh thai như thuốc hoặc bao cao su cũng được sử dụng nhiều, nhưng đây chỉ là biện pháp nhất thời và cũng là nguyên nhân làm nảy sinh yếu tố có thai ngoài ý muốn.song có thể nói rằng đã có nhiều biến đổi đáng kể trong việc sử dụng biện pháp tránh thai, bên cạnh hình thức đặt vòng thì biện pháp tránh thai bằng bao cao su và thuốc tránh thai cũng được chị em tin tưởng và sử dụng nhiều, và nhu cầu về sử dụng các biện pháp tránh thai đã thực sự xuất hiện. Chúng ta biết rằng các biện pháp tránh thai là một yếu tố quyết định quan trọng cho sự thành công của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Vì vậy mà việc cung cấp các biện pháp tránh thai cùng với sự tư vấn tốt giúp cho đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, giúp các cặp vợ chồng tự xác định số con và khoảng cách giữa các lần sinh. 2.1.3. Độ tuổi kết hôn Độ tuổi kết hôn cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của xã. Trong những năm gần đây có nhiều ý kiến cho rằng độ tuổi kết hôn của những vùng nông thôn giảm đi do kết hôn sớm và có xu hướng tảo hôn. Trong quá trình thu thập thông tin và phỏng vấn sâu chúng tôi được biết, tình trạng kết hôn sớm chủ yếu do họ tìm hiểu yêu đương sớm, và đến khi đủ 18 tuổi thì họ đã sẵn sàng cho việc kết hôn.phỏng vấn sâu cho biết “ khi yêu thì dấu bố mẹ không ai biết là chúng yêu nhau, đến khi lỡ rồi thì mọi người mới biết, chỉ còn cách cưới cho chúng”. Điều đó cho thấy sự lơ là của bố mẹ và người thân trong gia đình trong việc quản lý con cái và nhận thức của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chưa đến tuổi kết hôn mà đã làm mẹ” quá sớm. bên cạnh đó thì phong tục tập quán cũng ảnh hưởng mạnh đến độ tuổi kết hôn, qua nghiên cứu cho thấy những cô gái ở tuổi 20 mà chưa có ai để ý đã bắt đầu lo và ở lứa tuổi 21-22 mà chưa có người hỏi thì đã bị xếp vào diện quá lứa nhỡ thì thậm chí có cô mới chỉ học song phổ thông đã lo lấy chồng vì “sợ bố mẹ lo lắng”, con ở lứa tuổi 25 mà chưa có ai lấy thì coi như đã không còn cơ hội, khi được hỏi thì được biết “những ai đi học hoặc đi làm ăn ở ngoài thì còn lấy chồng lấy vợ ở tuổi 20-22, còn ai ở nhà thì đa số là lấy chồng lấy vợ sớm 17-18 là lấy rồi” thậm chí “có những cô gái mới 21 tuổi đã có 2 con”và “ ở nhà là ruộng thì lập gia đình sớm để có người làm, và để cho ổn định gia đình” và việc lấy vợ lấy chông sớm ở đây như trở thành phong trào. Khi hỏi về vấn đề này thì cán bộ tư pháp của xã cho biết “có những trường hợp đăng ký chưa đủ tuổi, không cho đắng ký thì họ vẫn tổ chức cưới mà không cần đăng ký” và “những người đủ tuổi đăng ký thì đa số ở độ tuổi 18-20” theo như báo cáo của ban tư pháp xã cho biêt trong năm qua có 45 trường hợp đăng ký kết hôn nhưng chỉ có 6-8 trường hợp là từ 22-24 tuổi, hoặc có những cặp chồng thì 24-25 tuổi nhưng vợ chỉ 17-18 thậm chí không đủ tuổi kết hôn. Như vậy có thể thấy xu hướng kết hôn ở độ tuổi 18-19 ở xã đã trở thành phổ biến mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Mặc dù không vi phạm độ tuổi kết hôn nhưng nó đi ngược lại với cuộc vận động nâng cao độ tuổi kết hôn nhằm thực hiện có hiệu quả trương trình dân số kế hoạch hóa gia đình. Giải quyết được vấn đề tâm lý cho phụ nữ là góp phần thiết thực trong công tác dân số kế họach hóa gia đình. Bời vì nếu người phụ nữ kết hôn sớm sẽ kéo dài độ tuối sinh đẻ, nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai có độ an toàn cao thì có nhiều nguy cơ sinh sinh con vượt kế hoạch. Song nếu chỉ tập trung nâng cao độ tuối kết hôn mà không gắn liền với kế hoạch hóa thì cũng xẽ không đem lại hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nội dung trong việc thực hiện công tác tuyên truyền dân số. và để thực hiện được điều này thì phải có sự tác động của công tác truyền thông, các kênh truyền thông khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến từng đối tượng khác nhau, và để người dân có thể nhận thức và thay đổi được hành động của mình thì phải có thời gian không thể thực hiện được ngay trong một sớm một chiều. Qua thực trạng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của người dân xã Cổ Tiết có thể thấy, công tác dân số của xã đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, tác động mạnh đến công tác dân sô của địa phương nhưng trong nghiên cứu này tôi tập chung làm rõ các yếu tố truyền thông nào đã tác động đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của địa phương. 2.2. Yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến công tác dân số kế hoạch hóa gia đình Trong thời đại ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như điện tử viễn thông thì vai trò của truyền thông ngày càng sáng giá vì nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong mọi đời sống xã hội. Trong chiến lược truyền thông dân số ở nứơc ta thì vấn đề dân số và kế hoạch hóa là giải pháp trung tâm, và sự thành bại của giải pháp đó phải kể đến thái độ chấp nhận của nhóm dân cư trong xã hội. trong đó phải khẳng định vai trò của công tác truyền thông dân số Trong quá trình thực hiện khảo sát thì chúng tôi nhận thấy sự có mặt của hai yếu tố truyền thông tác động mạnh đến nhận thức và hành vi của địa phương.đó là kênh truyền thông chính thức và truyền thông không chính thức. Kênh truyền thông chính thức: như báo chí, phát thanh truyền hình, panô, áp phích, đặc biệt là đài phát thanh xã là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng trong việc phổ biến kiến thứcdân số, và tuyên truyền các đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Kênh truyền thông không chính thức: là những giao lưu xã hội, nằm ngoài những thiết chế chính sách như các quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… 2.2.1. Truyền thông chính thức 2.2.1.1. Truyền thông đại chúng Xã Cổ Tiết là xã thuần nông nhưng trong những năm qua do được sự quan tâm của đảng ủy và chính quyền địa phương cùng với chính sách mở cửa của nhà nước ta, và do xã có địa hình giao thông thuận tiện nên các loại hình giao dịch hàng hóa thuận tiên, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.trong năm qua thu nhập bình quân đầu người của xã là5.196.000đ/ người/năm, còn về đời sống tinh thần, thực tế cho thấy phần lớn các hộ gia đình có ti vi, và 25% hộ có video và trên 45% có đài các loại. tuy nhiên đó chỉ là cơ sở vật chất ban đầu, vấn đề là ở chỗ mức độ theo dõi thông tin đó như thế nào?qua khảo sát cho kết qủa như sau: Bảng 4: mức độ theo dõi thông tin. Phương án trả lời chung Thuần nông Phi nông Hỗn hợp Ti vi Có 74,5 72,8 82,5 74,2 không 25,5 27,2 17,5 25,8 Đọc sách báo Có 31,3 32 64,7 51.3 không 68,7 68 35,5 48,7 radio Có 35,4 21,5 17,6 14,1 không 64,6 78,5 82,4 85,9 Đài phát thanh Có 64,7 80.4 82,5 74,2 không 35,3 19,6 17,5 26,8 Qua khảo sát trên cho thấy, mức độ theo dõi các phương tiện truyền thông như ti vi, đài và phát thanh của xã chiếm ưu thê hơn hẳn so với sách báo. Điểu đó có thể hiểu sau một ngày làm việc vất vả thì phương tiện thư gian của nguời dân là xem ti vi hoặc nghe đài để nắm bắt thông tin, và đa số mọi người đều có tâm lý là ngại cầm đến sách vở, và một nguyên nhân nữa khiến người dân it tiếp cận được với công tác dân số qua sách báo là do không có sẵn, phải bỏ tiền ra mua hoặc phải mất thời gian đi mượn,và họ cũng “ không có thời gian ngồi đọc”, đó chính là nguyên nhân mà người dân nơi đây không thường xuyên tiếp xúc với báo chí. Thực tế cho thấy các phương tiện nghe nhìn được người dân theo dõi ở mức cao chiếm tới 74,5% và 64,7% đặc biệt là vô tuyến truyền hình đã có sức thu hút mạnh mẽ đối với người nông dân nơi đây. Nhưng ở mỗi nghề nghiệp khác nhau thì mức độ theo dõi thông tin khác nhau.và nếu xét theo nghề nghiệp thì những người những người trong nhóm thuần nông không theo dõi phương tiện truyền thông đại chúng cao hơn nhóm phi nông và hỗn hợp như: những người không theo dõi tivi nhóm thuần nông là27,2% ở phi nông là 17,5% và hỗn hợp là25,8% , đọc sách báo nhóm thuần nông là 68%, phi nông là 35,5%, và hỗn hợp là48,7%. Như vậy có thể thấy mức độ theo dõi thông tin của nhóm phi nông cao hơn hẳn so với nhóm hỗn hợp và thuần nông, điều này phản ánh nhu cầu nắm bắt thông tin của nhóm này cao hơn hẳn so với các nhóm khác, bên cạnh đó là do họ có điều kiện kinh tế tốt hơn và thời gian rảnh rỗi nhiều hơn so với các nhóm khác, và thực tế cho thấy số người đọc báo nghe đài thường tập trung vào những cán bộ viên chức, những người làm công tác chuyên môn Từ bảng số liệu trên ta thấy rõ được vai trò to lớn của kênh truyền thông đại chúng, đã phát huy được vai trò của mình trong công tác truyền thông góp phần to lớn về thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai và trong công tác truyển tải thông tin về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh các kênh truyền thông đại chúng thì các kênh truyền thông trực tiếp từ chính quyền đoàn thể có vai trò to lớn trong công tác dân số, bởi vì kênh truyền thông trực tiếp này can thiệp mạnh mẽ vào đời sống của nhân dân, vào các quan vợ chồng, gia đình. 2.2.1.2. Chính quyền đoàn thể Trong công tác truyền thông thì chính quyền đoàn thể cóvai trò to lớn, mỗi tổ chức có chức năng khác nhau, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều chịu sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân xã và đều thực hiện một mục tiêu chung đó là phát triển xã hội. chính vì vậy khi có chủ trương chính sách từ trên đưa xuống xã thực hiện bằng việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan các tổchức xã hội: Thực tiễn cho thấy khi có chính sách của trên đưa xuống thì các tổ chức xã hội và nghiệp vụ xã hội phát động tuyên truyền về công tác dân số hoặc đến từng hộ gia đình thuyết phục nhưng những hoạt động này không diễn ra thường xuyên mà chỉ theo đợt theo định kỳ. Đối với tổ chức y tế với chức năng của mình còn có nhiệm vụ là cung cấp tư liệu, các thông tin về dân số kế hoạch hóa gia đình cho cấp trên đồng thời phải cung cấp và sử lý các đối tượng đến thực hiện các biện pháp tránh thai như đặt vòng, cấp bao cao su, thuốc, hút và nạo phá thai… đồng thời phải hướng dẫn cũng như tư vấn các biện pháp tránh thai đó cho người dân. Đài phát thanh xã là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng của xã trong công tác tuyên truyền kế hoạch hóa, và được phát vào hồi 5h30 đến 6h sáng và từ 5h đến 5h30 chiều, nhằm cung cấp những thông tin cho người dân, còn thông tin về kế hoạch hóa gia đình được phát theo định kỳ và trong khoảng thời gian ngắn như đặt vòng tiêm chủng, hoặc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.ngoài việc phát thanh còn có những hoạt động tuyên truyền bằng khẩu hiệu, kẻ vẽ áp phích tuyên truyền.Bên cạnh đó xã còn có các biện pháp hành chính như là sự phạt đối với hộ gia đình nào sinh con thứ ba, nếu không xẽ không đăng ký khai sinh. Hoặc khai trừ ra khỏi tổ chức đảng(nếu là đảng viên) Như vậy có thể thấy hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình ở đây cơ quan quyền lực địa phương giao cho mỗi tổ chức chức năng thực hiện nhiệm vụ cụ thể, mỗi tổ chức nghiệp vụ này hoạt động tương đối độc lập theo chức năng của mình nhưng đều có sự chỉ đạo tập trung của ủy ban nhân dân xã vì vậy thường có hoạt động phối hợp nhất định giữa các tổ chức đó với nhau và đều hướng tới mục tiêu chung là vận động công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, ổn định và phát triển đất nước. 2.2.2. Truyền thông không chính thức Trong cuộc sống của mỗi con người thì yếu tố môi trường, hòan cảnh sống, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của con người và nó là yếu tố luôn tồn tại bên cạnh con người và hòa nhập váo cuộc sống của họ khiến chúng ta khó có thể kiểm soát được.trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thì các yếu tố gia đình, họ hàng làng xóm, bạn bè là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân 2.2.2.1. Gia đình Gia đình là một tế bào quan trọng để hình thành nên xã hội, trong một gia đình cũng có các quan hệ khác nhau như vợ -chồng, bố mẹ- con cái, ông bà- các cháu…trong các quan hệ ấy thì quan hệ quan trọng nhất có ý nghĩa nhất là quan hệ vợ -chồng,và có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác dân số và đa số các cặp vợ chồng đều có sự bàn bạc thảo luận với nhau trong việc quyết định sinh con( 78%), sử dụng biện pháp tránh thai (69% )điều này cho thấy việc quyết định sinh con và sử dụng các biện pháp tránh thai được các cặp vợ- chồng quan tâm nhiều nhất và khi cả vợ và chồng quan tâm đến kế hoạch hóa họ sẽ bàn với nhau để thông qua đó có thể nâng cao nhận thức và hiểu rõ được lợi ích của vấn đề này.như vậy có thể thấy thiếu truyền thông giữa vợ và chồng xẽ là một cản trở lớn trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.nhưng người làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên có những hoạt động khuyến khích các cặp vợ chồng và coi đó là một kênh truyền thông quan trọng về kế hoạch hóa gia đình, để có thể nâng cao chất lượng truyền thông này cần phải có sự đầu tư hơn nữa như: việc nâng cao số lượng và chất lượng các thông tin về vấn đề này, cấp phát tài liệu liên quan đế kế hoạch hóa gia đình, chúng ta biết rằng dù kênh truyền thông đại chúng có cung cấp thông tin kiến thức kế hoạch hóa gia đình những người quyết định cuối cùng vẫn là vợ và chồng, vì vậy mà truyền thông giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2.2.2.2. Họ hàng và làng xóm Quan hệ họ hàng và làng xóm có một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân việt nam đặc biệt là ở những vùng quê thì quan hệ này còn quan trọng hơn rất nhiều , các cụ xưa có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” điều đó nói lên tầm quan trọng trong quan hệ họ hàng làng xóm. Trong công tác dân số kế hoạch hóa thì người quyết định hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng chủ yếu do hai vợ chồng quyết định, song về mặt nào đó thì hành vi sinh đẻ của vợ chồng cũng bị chi phối bởi quan hệ họ hàng thân tộc như: bố mẹ đẻ, anh chị em, bố mẹ chồng. Chúng ta đều biết trong xã hội nông thôn thì quan hệ thân tộc họ hàng có vai trò quan trọng, đặc biệt trong xã hội ngày nay khi mà các gia phả đang được khôi phục và phát triển thì nó cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Theo như kế quả điều tra của chúng tôi cho thấy có tới 83,2% các cặp vợ chồng trả lời là sinh con theo ý muốn của chính mình nhưng bên cạnh đó có tới 16,8% trả lời là sinh con theo ý muốn của bố mẹ chồng hoặc những người thân tộc “ bố mẹ chồng em bảo em là dâu trưởng lại là trưởng họ nên nhất định phải đẻ cho được con trai” hoặc “ phải có con trai thì mới được ghi tên vào gia phả của dòng họ”cũng có trường hợp cũng chỉ vì mong bằng chị bằng anh “ các anh chị em đều có con trai cả, nên em cũng cố lấy đưa”thậm chí có anh còn cho biết “ bạn bè chơi với nhau chúng nó ai cũng có con trai, mình cũng không thể kém được” cũng chỉ vì tâm lý cho bằng bạn bằng bè mà anh bắt vợ phải nghiên cứu sách báo để đẻ được con trai. Có thể thấy quan hệ họ hàng thân tộc và làng xóm có tác động mạnh mẽ đến hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng. đặc biệt là ở những vùng quê nông thôn việt nam nói chung và ở Cổ Tiết nói riêng nơi mà quan hệ họ hàng nội ngoại luôn được coi trọng, nó đã trở thành những chuẩn mực truyền thống khó có thể thay đổi được. khi sống trong một cộng đồng thì cá nhân xẽ phải tuân theo những chuẩn mực của cộng đồng vì vậy mà công tác dân số phải phát hiện ra được những ưu và nhược điểm để từ đó phát huy được những ưu điểm có lợi cho công tác dân số và hạn chế nhược điểm Trong quá trình khảo sát đã thu đứợc kết quả về nhận biết thông tin kế hoạch Bảng: nhận biết về thông tin kế hoạch hóa gia đình: Phương án trả lời Giới tính Nam Nữ Chính quyền 37,0 28,8 Đoàn thể 46,3 33,7 Đài báo 53,6 47,2 Trạm y tế xã 74,4 93,2 Vợ chồng 34,3 37,2 Người khác 16,9 27,8 Qua bảng số liệu trên cho thấy đa số mọi người tiếp nhận thông tin từ các tổ chức như trạm y tế xã và chính quyền đoàn thể xã. Điều đó cho thấy vai trò của các tổ chức các đoàn thể hay nói cách khác là các kênh truyền thông chính thức đã có tác động mạnh đế nhận thức của người dân nơi đây. Nhưng giữa nam và nữ có mức độ nhận thưc và thu nhận thông tin từ các nguồn khác nhau như: nhận biết thông tin của nam giới qua chính quyền đoàn thể hay đài báo cao hơn hẳn so với nữ giới, nhưng nhận biết thông tin qua trạm y tế xã hoặc qua người khác ở nữ giới cao hơn hẳn so với nam giới( nữ là 93,2%,nam là 74,4%), qua phỏng vấn sâu cho biết, “ phụ nữ ngoài việc đi làm đồng về thì còn phải lo lắng công việc ở nhà như nấu cơm, lợn ga, con cai…còn người chồng thì đa số không bận tâm đến việc đó, nếu có thì cũng chỉ có phần nào” điều đó cho thấy thời gian làm việc nhà khiến cho người phụ nữ không còn thời gian để tham gia vào các hoạt động đoàn thể, và theo doĩ đài báo hơn nữa theo như truyền thống của các miền quê thì chỉ có người đàn ông trong gia đình mới được tham gia vào lễ hội và họp bàn nên cũng là nguyên nhân mà phụ nữ it nắm được những thông tin từ các tổ chức chính quyền hơn nam giới. Đặc biệt là trong công tác truyền thông không chính thức thì vai trò truyền thông vợ và chồng chiếm chỉ số cao hơn hẳn so với các loại truyền thồng không chính thức khác, bên cạnh đó thì truyền thông qua bạn bè bố mẹ và người khac cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông dân số. Qua bảng số liệu và phân tích trên ta có thể nhận thấy yếu tố truyền thông thông qua các hoạt động của dịch vụ y tế xã hội có vai trò quan trọng, bên cạnh trạm y tế của xã thì các trạm y tế tư và các thầy thuốc tư cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thông dân số, với gần 20 hiệu thuốc tư nhân và 5 phòng khám tư của các bác sỹ có chuyên môn cao, dù không trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hóa nhưng ở một góc độ nào đó thì họ chính là những giải pháp quan trọng cho các đối tượng trong công tác dân số. cụ thể là người dân có thể đến những cơ sở y tế tư nhân để sử lý một số bệnh như phụ khoa, nạo hút thai, cung cấp bao cao su, thuốc tránh thai, vì vậy có thể khẳng định rằng trạm công tác y tế và các yếu tố truyền thông chính thức có vai trò quan trọng trong tuyên truyền dân số kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó thì yếu tố truyền thông không chính thức như quan hệ vợ chồng họ hàng thân tộc bạn bè làng xóm cũng là một yếu tố có tác động đến công tác truyền thông của địa phương. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Qua qua trình kháo sát và phân tích vấn đề về tác động của truyền thông tới công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tôi đưa ra một số kết luận sau. + Truyền thông dân số đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình, và được xem là giải pháp cho công tác dân số kế hoạch hóa, đặc biệt là các kênh truyền thông chính thức (ti vi, đài phát thanh, cán bộ dân số y tế) có vai trò quan trọng đối với việc mở mang hiểu biết của chị em về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cũng như về biện pháp tránh thai,song các kênh truyền thông không chính thức cũng được xem như là yếu tố tác động trực tiếp của truyền thông dân số. + Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các ban nghành: y tế dân số, phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin cơ bản về dân số kế hoạch hóa đến cộng đồng dân cư xã nói chung và phụ nữ nói riêng nhưng trong thực tế thì bản thân đội ngũ cán bộ này cũng còn nhiều hạn chế: còn thiếu thông tin và chưa được đào tạo bài bản, có hệ thống và cũng có ít cơ hội tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về dân số kế hoạch hóa gia đình +: Đa số chị em đều có những hiểu biết về các biện pháp tránh thai kể cả biện pháp truyền thống và hiện đại, nhưng trên thực tế thì còn nhiều mơ hồ, đặc biệt là đối với nam nữ thanh niên chưa chồng, và hậu quả của sự hiểu biết mơ hồ này dẫn đến việc phá thai và sinh con ngoài ý muốn. chính vì vậy trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình phải tăng cường hiểu biết hơn nữa cho chị em phụ nữ. + : Mặc dù trong năm qua các tổ chức cơ quan đoàn thể hoạt động trong lĩnh vực dân số tương đối hòan thiện và đang được triển khai rộng rãi, song thực tế thì hoạt động của các cơ quan này còn nhiều hạn chế, còn xem nhẹ yếu tố giới trong công tác dân số, hoặc chế độ ăn uống bồi dưỡng và giảm lao động nặng nhọc của chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng như sau khi sinh nở còn chưa được chú ý. +: nhận thức của chị em có nhiều thay đổi so với trước những trong việc sinh đẻ có kế hoạch như đẻ ít đẻ thưa nhưng gia trị của người con trai vẫn còn chưa thay đổi, và chi phối đến hành vi sinh đẻ của chị em phụ nữ và cũng như của người dân nơi đây. Như vậy nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân sô- kế hoạch hóa gia đình cho người dân nơi đây là nhiện vụ và trách nhiệm của công tác truyền thông, dân số đặc biệt là truyền thông chính thưc, nó là chìa khóa, là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề dân số của người dân nông thôn trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Kiến nghị Về phía lãnh đạo cấp lãnh đạo cần nêu cao vai trò lãnh đạo, cần vạch ra phương hướng nghị quyết cụ thể: lãnh đạo và kiểm tra hệ thống chính quyền và các chi bộ thôn thực hiện các chủ trương biện pháp đề ra về công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình. Về phía cán bộ truyền thông phải liên tục trau rồi về kiến thức nghiệp vụ nâng cao tay nghề, đặc biệt là các cộng tác viên dân số. Cần có phụ cấp cho các cộng tác viên để họ yên tâm công tác, và có điều kiện trao dồi kiến thức phục vụ cho công tác truyền thông. Đối với phương tiện truyền thông thì hiện nay những thông tin dân số kế hoạch hóa gia đình được phát ra chủ yếu từ kênh truyền thông chính thức, vì vậy cần phải nâng cao chất lượng truyền thông dân số-kế hoạch hóa gia đình tránh hình thứ đơn giản và trái ngược nhau, đồng thời phải chú ý đến thời gian phát thanh sao cho phù hợp với đối tượng. Đối với dân cư và cộng đồng cần phải nâng cao trình độ văn hóa để tiếp nhận thông tin truyền thông một cách dễ dàng, Người dân cần phải nhận thấy được tính chất nghiêm trọng của việc đông con “đông con đồng nghĩa với nghèo đói và bệnh tật” người dân phải nhận thức rõ được sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (18).doc
Tài liệu liên quan