Kết luận và hàm ý chính sách
Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố về đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới
tổ chức đều có các biến quan sát ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận của DN trong 4 ngành
công nghiệp trọng điểm tại TP HCM. Từ đây,
nhóm tác giả đề xuất một vài kiến nghị để nâng
cao kết quả hoạt động kinh doanh cho các DN
này như sau:
Thứ nhất, DN nên đầu tư vào các chi phí
phòng ngừa như: chi phí cải tiến, chi phí việc
thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mới, chi phí đào
tạo Những chi phí này rất cần thiết cho sự
phát triển bền vững của DN, nâng cao hiệu quả
hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của DN
(James & William, 2016).
Thứ hai, DN cần có sự cải tiến, đổi mới
phương pháp quản lý trong tổ chức để phù hợp
với môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy “phương pháp quản lý mới” là yếu tố
tác động dương mạnh nhất cả hai biến doanh
thu và lợi nhuận. Điều này khẳng định lại một
lần nữa vai trò của sự quản lý trong tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp quản lý trên
thế giới mà các DN Việt Nam có thể áp dụng
như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO
27000,. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động khác nhau mà các DN tự lựa chọn
cho mình mô hình quản lý phù hợp nhất. Và
điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến,
đổi mới để theo kịp sự thay đổi của môi trường
kinh doanh và bối cảnh tổ chức.
Thứ ba, DN nên trang bị cho mình các
công cụ hỗ trợ như máy tính, internet, website
riêng, Với sự phát triển về công nghệ thông
tin như hiện nay, những công cụ trên không
những giúp DN tăng doanh thu (theo kết quả
phân tích) mà còn giúp DN nâng cao hiệu quả
làm việc, nâng cao thương hiệu, tiếp cận với
khách hàng dễ dàng hơn, từ đó nâng cao lợi thế
cạnh tranh của DN.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
57
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỔI MỚI ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TẠI TP HỒ CHÍ MINH
THE IMPACT OF INNOVATION ON THE PERFORMANCE OF
MANUFACTURING ENTERPRISES IN HO CHI MINH CITY
Phan Thị Huyền, Ngô Nhật Phương Diễm, Trần Thị Nguyệt Nga1
Nguyễn Thị Anh Vân, Nguyễn Khắc Hiếu2
Ngày nhận bài: 09/9/2019 Ngày chấp nhận đăng: 17/10/2019 Ngày đăng: 05/04/2020
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN)
trong lĩnh vực công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh (TP HCM). Đổi mới được đại diện bởi ba nhân tố
là đổi mới sản phẩm (3 biến quan sát), đổi mới công nghệ (8 biến quan sát) và đổi mới tổ chức (6
biến quan sát). Kết quả hoạt động được đo lường bằng hai biến quan sát là doanh thu và lợi nhuận.
Phương pháp hồi quy OLS được sử dụng với dữ liệu được thu thập từ 806 DN trong 4 ngành công
nghiệp tại TP HCM. Kết quả ước lượng cho thấy, đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt
động của DN. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao kết
quả hoạt động của các DN trong lĩnh vực công nghiệp tại TP HCM.
Từ khoá: Đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức, kết quả hoạt động, DN công nghiệp.
Abstract
This paper examines the impact of innovation on the performance of manufacturing enterprises
in HCM City. Innovation is measured by product innovation (3 observed variables), technology
innovation (8 observed variables), and organization innovation (6 observed variables) while firm
performance is measured by revenue and profit. The OLS regression model was used with data
collected from 806 enterprises in four industrial sectors. The results show that innovation has a
positive effect on firm performance. From the results, some implications are proposed to improve
the performance of manufacturing enterprises in HCM City.
Keywords: Product innovation, technology innovation, organization innovation, firm performance,
manufacturing enterprises.
____________________________________________________
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing
2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
58
nghiệp trọng yếu. Kế đến, các nghiên cứu ảnh
hưởng của đổi mới đến kết quả hoạt động của
DN trong và ngoài nước sẽ được lược khảo.
Cuối cùng, mô hình nghiên cứu sẽ được đề xuất
dựa trên các lược khảo trên.
2.1. Các khái niệm liên quan
Đổi mới sáng tạo (innovation):
Đổi mới sáng tạo (còn gọi là đổi mới) đã trở
thành động lực chính của sự vững mạnh kinh tế
và khả năng cạnh tranh quốc gia. Hầu hết mọi
người đều cho rằng đổi mới chỉ mang khía cạnh
công nghệ tạo ra các sản phẩm mới nổi bật, như
iPad của hãng Apple, PlayStation của Sony, hay
áp dụng trí tuệ nhân tạo vào kinh doanh,... Một
số khác cho rằng đổi mới chỉ gắn liền với các
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) được
tiến hành tại các trường đại học, các phòng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia. Quan niệm trên
còn quá hạn chế bởi đổi mới sáng tạo bao hàm
ý nghĩa rộng hơn nhiều (Cục thông tin khoa học
và công nghệ quốc gia, 2012).
Đổi mới trong ý nghĩa hiện đại của nó là
“một ý tưởng mới, những suy nghĩ sáng tạo,
hay các trí tưởng tượng mới dưới dạng thiết bị
hoặc phương pháp”. Đổi mới thường được xem
là ứng dụng của các giải pháp tốt hơn đáp ứng
các yêu cầu mới, các nhu cầu thị trường hiện
có. Sự đổi mới như vậy diễn ra thông qua việc
cung cấp các sản phẩm mới, quy trình mới,
dịch vụ mới, công nghệ mới hoặc mô hình kinh
doanh hiệu quả mới (Maranville,1992). Theo
Frankelius & Per (2009) đổi mới có liên quan
đến, nhưng không giống như phát minh, vì đổi
mới có nhiều khả năng liên quan đến việc triển
khai thực tế một phát minh (tức là khả năng
mới/ cải tiến) để tạo ra tác động có ý nghĩa
trong thị trường hoặc xã hội, và không phải tất
cả các đổi mới đòi hỏi một phát minh (Kim &
Bhasin, 2012).
Một định nghĩa khá đầy đủ của đổi mới sáng
tạo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) là “thực hiện một sản phẩm mới hay
một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng
hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương
pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ
chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức
nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại”
1. Giới thiệu
Hiện nay, với môi trường kinh doanh biến
động, đổi mới đang là mấu chốt để quyết định
thành bại của nhiều DN. Trên thế giới, việc đổi
mới diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và TP HCM
nói riêng, vấn đề đổi mới chưa được quan tâm
đúng mức. Trong khi đó có nhiều nghiên cứu
trên thế giới chỉ ra rằng đổi mới (đổi mới
công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ
chức) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt
động của DN. Tuy nhiên hiện nay các nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của DN tại Việt Nam đang còn hạn chế.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào các
DN vừa và nhỏ và các nghiên cứu này hầu hết
bỏ qua tác động của yếu tố đổi mới đến kết
quả hoạt động của DN. TP HCM là trung tâm
kinh tế lớn nhất Việt Nam, là nơi đón đầu các
làn sóng đầu tư cũng như các đổi mới về công
nghệ. Trong những năm gần đây, thành phố đã
có chính sách đầu tư vào phát triển 4 ngành
công nghiệp trọng điểm: Ngành Chế biến tinh
lương thực, thực phẩm; ngành Hóa dược-cao
su, ngành Cơ khí, ngành Điện tử, Công nghệ
thông tin. Tuy nhiên việc đo lường tác động
của những chính sách cũng như việc đổi mới
đến kết quả hoạt động là một vấn đề chưa được
quan tâm. Đây chính là khe hở nghiên cứu để
nhóm tác giả thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của
đổi mới đến kết quả hoạt động kinh doanh
của DN trong lĩnh vực công nghiệp tại TP
HCM”. Đề tài kiểm định mối quan hệ giữa đổi
mới (bao gồm đổi mới công nghệ, đổi mới sản
phẩm, đổi mới tổ chức) và kết quả hoạt động
của DN (bao gồm doanh thu, lợi nhuận). Từ
đó, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị để nâng
cao kết quả hoạt động của DN trong bốn ngành
công nghiệp trọng yếu tại TP HCM.
Trong bài viết này, đổi mới bao gồm: đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ
chức. Kết quả hoạt động của DN được phân
tích và đo lường dựa trên doanh thu, lợi nhuận.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày các khái niệm liên
quan như: đổi mới, đổi mới sản phẩm, đổi mới
công nghệ, đổi mới tổ chức, bốn ngành công
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
59
tính cạnh tranh cạnh hoặc đạt được mục tiêu
thâm nhập vào thị trường mới (Souitaris, 2002).
Có nhiều biến đại diện cho yếu tố đổi mới
công nghệ. Theo Singh và cộng sự (2017), đổi
mới công nghệ được đại diện bởi các biến:
cơ sở hạ tầng công nghệ (máy tính, internet,
chi phí cho R&D,); hỗ trợ của chính phủ về
công nghệ; năng lực DN (đào tạo trong DN, kế
hoạch chiến lược công nghệ,) và văn hóa DN
(trình độ nguồn nhân lực, hỗ trợ quản lý,).
Đổi mới tổ chức (Organization Innovation):
liên quan đến nâng cấp quy trình quản lý thông
qua phương pháp mới trong kinh doanh (Cheng
và cộng sự, 2014). Đổi mới tổ chức có thể cải
thiện kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách
hỗ trợ những thay đổi cần thiết, giảm chi phí
giao dịch và hành chính, cải thiện sự hài lòng
tại nơi làm việc, giảm chi phí đầu vào (Cruz et
al., 2006). Theo Kemp and Arundel (1998), đổi
mới tổ chức bao gồm các chương trình huấn
luyện, chương trình thiết kế sản phẩm, sự sáng
tạo của nhóm quản lý trong giải quyết vấn đề.
Theo Cruz và cộng sự (2006) đổi mới tổ chức
liên quan đến nỗ lực quản lý để làm mới thói
quen tổ chức, thủ tục, cơ chế hoặc hệ thống để
tạo ra sự đổi mới sinh thái cuối cùng.
Bốn ngành công nghiệp trọng yếu: theo
Cục Thống kê Thành phố, các mã ngành của 4
ngành công nghiệp trọng yếu được thể hiện ở
bảng 1 như sau:
(OECD, 2010). Từ đây, chúng ta có thể thấy
khái niệm đổi mới bao gồm cả khía cạnh công
nghệ và phi công nghệ. Trong nghiên cứu này,
khái niệm đổi mới được sử dụng bao gồm: đổi
mới sản phẩm/ dịch vụ đổi mới công nghệ và
đổi mới tổ chức.
Đổi mới sản phẩm (product innovation):
Đổi mới sản phẩm đề cập đến việc tạo ra và
giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, theo
đó, chiều hướng đổi mới gắn liền với tốc độ
đổi mới (tức là thời gian cần thiết để phát triển
sản phẩm mới), khả năng thay thế sản phẩm
thường xuyên bằng các phiên bản cải tiến và
khả năng giới thiệu sản phẩm mới cho các thị
trường mới (Prajogo & Sohal, 2006).
Đổi mới công nghệ (technology innovation):
Đổi mới công nghệ là việc thay thế một
phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử
dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn,
hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể nhằm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá
trình sản xuất hoặc có thể nhằm tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường.
Theo OECD (2005), đổi mới công nghệ bao
gồm các sản phẩm và quy trình mới và những
thay đổi công nghệ quan trọng của sản phẩm và
quy trình. Một đổi mới đã được thực hiện nếu
nó đã được giới thiệu trên thị trường.
Đổi mới công nghệ là không thể tránh khỏi
đối với các công ty muốn phát triển và duy trì
Bảng 1. Các ngành thuộc 4 nhóm ngành CN trọng điểm
Nhóm ngành CN
trọng điểm
Mã
ngành
Tên ngành
Thực phẩm (1) 11 sản xuất đồ uống
20 sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
Hóa dược - Cao su (2) 21 sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
22 sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
Cơ khí (3) 24 sản xuất kim loại
25 sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
28 sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
29 sản xuất xe có động cơ
30 sản xuất phương tiện vận tải khác
27 sản xuất thiết bị điện
Điện tử, công nghệ
thông tin (4)
26 sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM, 2019
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
60
cực nhất đến kết quả hoạt động của DN. Trong
khi đó đổi mới quy trình (process innovation)
và đổi mới sản phẩm (product innovation)
ảnh hướng đến đổi mới tổ chức, và đổi mới tổ
chức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của DN
(business performance).
Mới đây, Rangus và Slavec (2017) nghiên
cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm tổ chức
(organizational characteristic) và đổi mới công
ty (firm’s innovation) và kết quả hoạt động của
DN. Các tác giả đã nghiên cứu 421 công ty sản
xuất và dịch vụ tại Slovenian. Kết quả cho thấy
đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt
động của DN.
Nhìn chung, các nghiên cứu được thực hiện
tại nhiều thời điểm khác nhau tại nhiều quốc
gia, nhưng kết quả thì khá tương đồng trong
việc kiểm định mối liên hệ giữa sự đổi mới
(innovation) đến kết quả hoạt động DN.
Tổng quan các công trình nghiên cứu
trong nước:
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và
sự toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì
việc đổi mới thực sự đang là vấn đề cấp bách
đối với các DN tại Việt Nam nói chung và
TP HCM nói riêng. Tuy nhiên theo nhận định
của các chuyên gia thì tỷ lệ các DN Việt Nam
đổi mới rất thấp. Theo Minh Nhật (2015)
trích dẫn từ thống kê của Bộ Khoa học và
Công nghệ (KH và CN) cho thấy, hiện nay
cả nước có gần 600 nghìn DN, phần lớn đều
đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức
trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ.
TP HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo
dục quan trọng của Việt Nam. Giá trị sản xuất
công nghiệp của TP HCM chiếm khoảng 45%
giá trị sản lượng công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và đóng góp khoảng 26%
quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc (Ngọc
Thảo, 2017). Chính sách đầu tư của TP HCM là
tập trung đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng
yếu: Cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su
- nhựa và chế biến tinh lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề đổi mới tại
các DN này và ảnh hưởng của đổi mới đến kết
quả hoạt động kinh doanh đang là một hạn chế.
2.2. Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu
trên thế giới:
Hiện nay, vấn đề đổi mới đang được quan
tâm mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt với sự phát
triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Vì vậy có khá nhiều nghiên cứu liên quan
đến lĩnh vực này. Trong phạm vi liên quan đến
đề tài, nhóm tác giả lược khảo một số nghiên
cứu liên quan đến câu hỏi việc đổi mới đến kết
quả hoạt động của công ty như doanh thu, lợi
nhuận, chi phí như thế nào.
Theo Philipp Koellinger (2008) thu thập
dữ liệu từ 7302 công ty tại khu vực châu Âu
để kiểm định mối quan hệ việc sử dụng công
nghệ thông qua internet, các loại đổi mới khác
nhau và kết quả hoạt động của DN. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các loại đổi mới
sản phẩm và đổi mới quy trình (bao gồm cả sản
phẩm có liên quan đến thương mại điện tử và
sản phẩm truyền thống) đều có ảnh hưởng tích
cực đến doanh thu và sự tăng trưởng lực lượng
lao động.
Cũng trong năm 2008, một nghiên cứu khác
là José Carlos Pinho (2008) nghiên cứu các
công ty vừa và nhỏ tại Bồ Đào Nha về mối quan
hệ giữa TQM (Total Quality Management),
định hướng khách hàng (customer orientation)
và đổi mới (innovation) đến hoạt động của DN.
Tác giả kết luận rằng hầu hết các thành phần
cấu thành nên TQM đều ảnh hưởng đến định
hướng khách hàng và kết quả hoạt động DN.
Trong khi đó TQM không ảnh hưởng đến đổi
mới. Tuy nhiên đổi mới lại ảnh hướng đến kết
quả hoạt động DN.
Tiếp theo, Mile Terziovski (2010) nghiên
cứu 600 công ty vừa và nhỏ tại Australia và
kết luận rằng cấu trúc DN (formal structure)
và chiến lược đổi mới (innovation strategy) là
chìa khóa chính ảnh hưởng đến hoạt động của
DN. Cheng và cộng sự (2014) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa đổi mới (đổi mới quy trình,
đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức) đến kết
quả hoạt động của DN ở 121 DN tại Đài Loan.
Nghiên cứu đã khẳng định việc đổi mới tổ chức
(organizational innovation) có ảnh hưởng tích
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
61
DN, giới tính, trình độ học vấn, quy mô, mối
quan hệ xã hội, tuổi DN và loại hình DN.
Một trong ít nghiên cứu về đổi mới đến kết
quả hoạt động kinh doanh của DN Việt Nam
được thực hiện bởi Quan Minh Nhựt (2018).
Tác giả đã khảo sát thông tin sơ cấp từ 55 DN
thuộc lĩnh vực nông nghiệp được chọn ngẫu
nhiên, đại diện cho các DN nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu kết luận đầu tư
khoa học công nghệ đối với kết quả hoạt động
kinh doanh của DN, kết quả phân tích phân biệt
chỉ ra rằng có 4 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác
động đến sự khác biệt lợi nhuận của DN là:
tổng doanh thu, vốn đầu tư ứng dụng khoa học
công nghệ, loại hình DN và tình hình mở rộng
thị trường.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Từ kết quả lược khảo trên ta thấy, phần lớn
các nghiên cứu đều cho rằng, đổi mới có ảnh
hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của DN.
Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với
biến phụ thuộc là kết quả hoạt động của DN,
được đo lường bằng doanh thu và lợi nhuận.
Biến độc lập là đổi mới sản phẩm, đổi mới
công nghệ, đổi mới tổ chức.
Sau khi lược khảo các nghiên cứu trên, tác
giả đề xuất mô hình như sau:
Hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam đều nghiên cứu về DN vừa và nhỏ
(DNVVN). Ví dụ Nguyễn Quốc Nghi và Mai
Văn Nam (2011) khảo sát 389 DNNVV tại
thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy các nhân
tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính
phủ, trình độ học vấn của chủ DN, quy mô DN,
các mối quan hệ xã hội của DN và tốc độ tăng
doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.
Năm 2014, Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long
đã phân tích dữ liệu DNVVN ngành chế biến,
sản xuất tại Việt Nam. Đề tài dùng phương
pháp phân tích màng bao dữ liệu và hồi quy
Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân
tố Quy mô và thời gian hoạt động đều có quan
hệ tới hiệu quả sản xuất, trong khi Quy mô tác
động thuận chiều lên hiệu quả sản xuất thì Thời
gian hoạt động của DN lại có tác động ngược
chiều lên hiệu quả sản xuất. Tiếp theo, Nguyễn
Minh Tân và cộng sự (2015) đã khảo sát 113
DNVVN tại tỉnh Bạc Liêu nhằm xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại tỉnh Bạc Liêu được hình
thành từ mối tương quan với các nhân tố như:
tiếp cận chính sách hỗ trợ, kinh nghiệm của chủ
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
62
được ký hiệu là u
i
, β1 là hằng số và β2 là vectơ
các hệ số hồi quy. Phương trình hồi quy được
biểu diễn như sau:
Trong đó, Yi là vectơ các biến phụ thuộc bao
gồm: Doanh thu, lợi nhuận, Xi là vectơ các biến
độc lập. Chi tiết về việc mã hóa biến và định
nghĩa biến được trình bày trong bảng sau đây.
3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Y
i
= β1 + β2Xi + ui
Để kiểm định được mô hình nghiên cứu đã
đề xuất (hình 1), đề tài sử dụng phương pháp
hồi quy OLS với biến phụ thuộc được ký hiệu
là Yi, biến độc lập được ký hiệu là Xi và sai số
Bảng 2. Tên biến và định nghĩa các biến số
Tên biến Định nghĩa biến
Doanh thu Log10 doanh thu năm 2018 của DN. Doanh thu tính bằng triệu VNĐ.
Lợi nhuận Log10 lợi nhuận năm 2018 của DN. Lợi nhuận tính bằng triệu VNĐ.
Đổi mới sản phẩm (Product Innovation)
Sản phẩm/ dịch vụ mới Biến giả, bằng 1 nếu DN có phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc cải
tiến sản phẩm/ dịch vụ hiện tại
Số loại SP mới Số lượng loại sản phẩm/ dịch vụ mới được giới thiệu ra thị trường
trong năm 2018
Chi phí cho thử nghiệm
DV/ SP mới
Chi phí cho việc thử nghiệm các dịch vụ/ sản phẩm mới trong năm
2018. Đơn vị tính bằng triệu VNĐ.
Đổi mới công nghệ (Technology Innovation)
Đầu tư công nghệ mới Biến giả, bằng 1 nếu DN có đầu tư công nghệ mới hoặc cải tiến công
nghệ hiện tại
Chi phí thuê máy móc,
công nghệ
Chi phí cho việc thuê/ mua máy móc, thiết bị, phần mềm chuyên dụng,
công nghệ mới trong năm 2018. Đơn vị tính bằng triệu VNĐ.
Chi phí cải tiến máy móc,
công nghệ
Chi phí cho việc cải tiến máy móc, thiết bị, phần mềm chuyên dụng,
công nghệ trong năm 2018. Đơn vị tính bằng triệu VNĐ.
Chi phí nghiên cứu dự án
công nghệ
Chi phí cho việc nghiên cứu dự án công nghệ trong năm 2018. Đơn vị
tính bằng triệu VNĐ.
Mức độ trang bị máy tính Mức độ trang bị máy tính phục vụ cho công việc được tính bằng số
lượng trang bị hiện có/Số lượng nhu cầu thực tế trong công việc.
Sử dụng internet/mạng
máy tính
Biến giả, bằng 1 nếu DN có sử dụng internet hoặc mạng máy tính cho
công việc.
Trang thông tin điện tử
riêng
Biến giả, bằng 1 nếu DN có cổng thông tin/trang thông tin điện tử
riêng.
Mô hình điện toán đám
mây
Biến giả, bằng 1 nếu DN có sử dụng mô hình điện toán đám mây phục
vụ trong công việc.
Đổi mới tổ chức (Organization Innovation)
Phương pháp tiếp thị mới Biến giả, bằng 1 nếu DN có phương pháp tiếp thị mới, trải nghiệm
mới cho khách hàng
Phương pháp quản lý mới Biến giả, bằng 1 nếu DN có thực hiện một phương pháp quản lý, tổ
chức mới.
R&D Biến giả, bằng 1 nếu DN có bộ phận nghiên cứu và phát triển.
Quỹ PT KH&CN Biến giả, bằng 1 nếu DN có thành lập quỹ phát triển khoa học và công
nghệ.
Chi phí đào tạo Chi phí đào tạo lao động/ nhân lực trong các hoạt động thuê/ cải tiến/
nghiên cứu công nghệ trong năm 2018. Đơn vị tính bằng triệu VNĐ.
Hỗ trợ của nhà nước Biến giả, bằng 1 nếu nhà nước có hỗ trợ trong việc đổi mới sáng tạo.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
63
4.1. Thống kê mô tả
Kết quả khảo sát thu về được 806 mẫu đạt
yêu cầu, trong đó các DN trong lĩnh vực Cơ khí
chế tạo- tự động hóa nhiều nhất, chiếm 47,8%;
lĩnh vực hóa nhựa –cao su (29,5%); lĩnh vực
chế biến tinh lương thực, thực phẩm (16%); và
thấp nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin- điện
tử viễn thông (6,7%).
Dữ liệu được khảo sát tại các DN thuộc 4
ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm: ngành
cơ khí chế tạo - tự động hóa, ngành hóa nhựa
- cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm,
công nghệ thông tin- điện tử viễn thông. Kết
quả thu được 806 phiếu khảo sát đạt yêu cầu.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Bảng 3. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là DOANH THU
Biến quan sát Coef SE Coef T-Value P-Value VIF
Hằng số 3.866 0.180 21.45 0.000
Chi phí thuê máy móc, công nghệ 0.000001** 0.000001 2.20 0.028 1.10
Chi phí cải tiến máy móc, công nghệ 0.000111*** 0.000030 3.74 0.000 1.07
Chi phí nghiên cứu dự án công nghệ -0.000004 0.000017 -0.21 0.834 1.19
Chi phí cho thử nghiệm DV/ SP mới 0.000027*** 0.000009 2.90 0.004 1.06
Chi phí đào tạo 0.000324* 0.000184 1.77 0.078 1.24
Số loại SP mới 0.00408 0.00358 1.14 0.254 1.15
Mức độ trang bị máy tính 0.000384 0.000692 0.55 0.579 1.04
Sử dụng internet/mạng máy tính 0.367** 0.183 2.01 0.045 1.07
Trang thông tin điện tử riêng 0.2581*** 0.0553 4.67 0.000 1.18
Mô hình điện toán đám mây -0.0519 0.0825 -0.63 0.529 1.15
Hỗ trợ của nhà nước 0.1935** 0.0688 2.81 0.005 1.12
R&D -0.0357 0.0866 -0.41 0.680 1.31
Quỹ PT KH&CN 0.212 0.180 1.18 0.239 1.16
Sản phẩm/ dịch vụ mới 0.0349 0.0906 0.38 0.701 1.67
Đầu tư công nghệ mới 0.2904*** 0.0772 3.76 0.000 1.61
Phương pháp tiếp thị mới -0.2525*** 0.0970 -2.60 0.009 1.49
Phương pháp quản lý mới 0.5946*** 0.0582 10.22 0.000 1.23
R-sq 30.38%
Ghi chú: ký hiệu*, ** và *** đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
Nguồn: Phân tích của tác giả
4.2. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc
DOANH THU và LỢI NHUẬN
Để thấy được ảnh hưởng của đổi mới đến
kết quả hoạt động của DN, nhóm tác giả phân
tích dữ liệu bằng phương pháp hồi quy OLS.
Chi tiết về kết quả phân tích hồi quy được trình
bày trong bảng 3 và bảng 4. Để đảm bảo mô
hình hồi quy không bị lỗi, nhóm tác giả đã kiểm
định tính chất đa cộng tuyến và phương sai sai
số thay đổi của mô hình. Kết quả kiểm định đa
cộng tuyến cho thấy, tất cả các hệ số phóng đại
phương sai đều bé hơn hai nên ta có thể kết luận
phương trình hồi quy không xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến. Kế đến, phương sai sai số thay
đổi được kiểm tra bằng kiểm định White. Kết
quả cho thấy, không xảy ra hiện tượng phương
sai sai số thay đổi vì mức ý nghĩa của kiểm định
Prob(F) > 10%.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
64
Bảng 4. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là LỢI NHUẬN
Biến quan sát Coef SE Coef T-Value P-Value VIF
Hằng số 5.1103 0.0279 183.37 0.000
Chi phí thuê máy móc, công nghệ 0.000001*** 0.000000 9.13 0.000 1.10
Chi phí cải tiến máy móc, công nghệ 0.000023*** 0.000005 5.00 0.000 1.07
Chi phí nghiên cứu dự án công nghệ -0.000004 0.000003 -1.53 0.126 1.19
Chi phí cho thử nghiệm DV/ SP mới 0.000008*** 0.000001 5.55 0.000 1.06
Chi phí đào tạo 0.000082*** 0.000028 2.89 0.004 1.24
Số loại SP mới 0.001156** 0.000553 2.09 0.037 1.15
Mức độ trang bị máy tính 0.000172* 0.000107 1.61 0.108 1.03
Sử dụng internet/mạng máy tính 0.0101 0.0282 0.36 0.722 1.07
Trang thông tin điện tử riêng -0.00092 0.00855 -0.11 0.915 1.18
Mô hình điện toán đám mây -0.0051 0.0128 -0.40 0.691 1.15
Hỗ trợ của nhà nước 0.0027 0.0106 0.25 0.800 1.12
R&D 0.0305** 0.0134 2.28 0.023 1.31
Quỹ PT KH&CN 0.1019*** 0.0279 3.65 0.000 1.16
Sản phẩm/ dịch vụ mới 0.0143 0.0140 1.02 0.309 1.67
Đầu tư công nghệ mới -0.0018 0.0119 -0.15 0.879 1.61
Phương pháp tiếp thị mới 0.0006 0.0150 0.04 0.967 1.49
Phương pháp quản lý mới 0.02431*** 0.00898 2.71 0.007 1.23
R-sq 26.35%
Ghi chú: ký hiệu*, ** và *** đại diện cho mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
Nguồn: Phân tích của tác giả
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cả doanh
thu và lợi nhuận: Chi phí thuê máy móc, công
nghệ; Chi phí cải tiến máy móc, công nghệ; Chi
phí cho thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới; Chi
phí đào tạo; Phương pháp quản lý mới.
Thông thường thì chúng ta cho rằng chi phí
sẽ làm giảm lợi nhuận và doanh thu, nhưng trong
trường hợp này cho thấy các chi phí sau lại làm
doanh thu và lợi nhuận tăng: Chi phí cho việc
thuê/ mua máy móc, thiết bị, phần mềm chuyên
dụng, công nghệ mới; Chi phí cho việc cải tiến
máy móc, thiết bị, phần mềm chuyên dụng, công
nghệ; Chi phí cho việc thử nghiệm sản phẩm/
dịch vụ mới; Chi phí đào tạo lao động/ nhân
lực trong các hoạt động thuê/ cải tiến/ nghiên
cứu công nghệ trong năm 2018. Theo James &
William (2016), các chi phí này được gọi là chi
phí phòng ngừa hay là chi phí chất lượng trong
công ty. Đây là những chi phí ngoài việc nhằm
đảm bảo tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng
nhu cầu thị trường, còn mục đích ngăn ngừa việc
khách hàng không hài lòng về sản phẩm/ dịch vụ,
từ đó giảm chi phí sai hỏng, thất bại của công ty.
Chính vì vậy, những chi phí này mang đến nhiều
lợi ích như gia tăng sự hài lòng khách hàng, tăng
doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài ra, biến quan sát “phương pháp quản
lý mới” có tác động dương tới doanh thu và lợi
nhuận của DN với mức ý nghĩa p=1%. Trong
một tổ chức, sự quản lý ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả hoạt động của công ty. Với môi trường
kinh doanh biến động không ngừng như hiện
nay thì yêu cầu phương pháp quản lý phải có
sự cải tiến, làm mới để phù hợp với bối cảnh
chung. Đó là lý do tại sao các DN có thực hiện
một phương pháp quản lý, tổ chức mới lại ảnh
hưởng tích cực đến doanh thu và lợi nhuận.
Các yếu tố chỉ ảnh hưởng đến doanh thu: Sử
dụng internet/mạng máy tính; Trang thông tin
điện tử riêng; Hỗ trợ của nhà nước; Đầu tư công
nghệ mới; Phương pháp tiếp thị mới.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ như máy tính,
internet, website sẽ giúp DN vận hành hiệu quả
hơn, dẫn đến doanh thu tốt hơn. Đồng thời, các
DN có sự hỗ trợ trong việc đổi mới sáng tạo cũng
sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn nên doanh thu
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
65
cũng tốt hơn. Tuy nhiên theo kết quả phân tích,
DN có phương pháp tiếp thị mới, trải nghiệm
mới cho khách hàng thì doanh thu giảm; có thể
nguyên nhân là do chi phí cho các phương pháp
tiếp thị này quá lớn hoặc các phương pháp tiếp
thị mới chưa phù hợp, dẫn đến hiệu quả thấp.
Các yếu tố chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận: Số
loại SP mới; Mức độ trang bị máy tính; R&D;
Quỹ PT KH&CN. Theo kết quả nghiên cứu thì
DN có càng nhiều loại sản phẩm/ dịch vụ mới
được giới thiệu ra thị trường trong năm 2018 thì
lợi nhuận càng cao; Mức độ trang bị máy tính
phục vụ cho công việc càng nhiều thì lợi nhuận
càng cao; và nếu DN có bộ phận nghiên cứu và
phát triển hoặc có thành lập quỹ phát triển khoa
học và công nghệ thì lợi nhuận càng cao.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố về đổi
mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới
tổ chức đều có các biến quan sát ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận của DN trong 4 ngành
công nghiệp trọng điểm tại TP HCM. Từ đây,
nhóm tác giả đề xuất một vài kiến nghị để nâng
cao kết quả hoạt động kinh doanh cho các DN
này như sau:
Thứ nhất, DN nên đầu tư vào các chi phí
phòng ngừa như: chi phí cải tiến, chi phí việc
thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mới, chi phí đào
tạo Những chi phí này rất cần thiết cho sự
phát triển bền vững của DN, nâng cao hiệu quả
hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của DN
(James & William, 2016).
Thứ hai, DN cần có sự cải tiến, đổi mới
phương pháp quản lý trong tổ chức để phù hợp
với môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy “phương pháp quản lý mới” là yếu tố
tác động dương mạnh nhất cả hai biến doanh
thu và lợi nhuận. Điều này khẳng định lại một
lần nữa vai trò của sự quản lý trong tổ chức.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp quản lý trên
thế giới mà các DN Việt Nam có thể áp dụng
như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO
27000,... Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động khác nhau mà các DN tự lựa chọn
cho mình mô hình quản lý phù hợp nhất. Và
điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến,
đổi mới để theo kịp sự thay đổi của môi trường
kinh doanh và bối cảnh tổ chức.
Thứ ba, DN nên trang bị cho mình các
công cụ hỗ trợ như máy tính, internet, website
riêng, Với sự phát triển về công nghệ thông
tin như hiện nay, những công cụ trên không
những giúp DN tăng doanh thu (theo kết quả
phân tích) mà còn giúp DN nâng cao hiệu quả
làm việc, nâng cao thương hiệu, tiếp cận với
khách hàng dễ dàng hơn, từ đó nâng cao lợi thế
cạnh tranh của DN.
Thứ tư, Nhà nước cần đẩy mạnh sự hỗ trợ
về đổi mới sáng tạo cho các DN. Sự hỗ trợ ở
đây không chỉ là về tài chính mà còn là sự hỗ
trợ về đào tạo kỹ năng, cập nhật phương pháp
quản lýnhằm nâng cao nhận thức cũng như
kỹ năng cho người lao động, tạo hệ sinh thái
khởi nghiệp sáng tạo minh bạch, là sân chơi
công bằng cho các DN.
Cuối cùng, các DN nên có bộ phận nghiên
cứu và phát triển hoặc có thành lập quỹ phát
triển khoa học và công nghệ. Theo kết quả phân
tích trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại
TP HCM, DN nào có một trong hai bộ phận
trên thì lợi nhuận cao hơn. Như các chuyên gia
đều nhận định triết lý trong bất kỳ một hệ thống
quản lý nào đều là “làm đúng ngay từ đầu”. Bộ
phận R&D hay quỹ phát triển KH&CN đều là
những vườn ươm ban đầu cho các ý tưởng. Nếu
vườn ươm này cho các hạt giống tốt thì đương
nhiên thành quả thu về sẽ tốt.
Hạn chế của đề tài: Mặc dù nghiên cứu đã
đạt được một số kết quả, tuy nhiên nghiên cứu
còn tồn tại một số hạn chế sau. Đề tài mới dừng
lại ở việc phân tích dữ liệu thời điểm, chưa phân
tích được ở dạng dữ liệu bảng để thấy được sự
biến động của biến phụ thuộc theo thời gian. Đề
tài chỉ mới kiểm chứng kết quả bằng mô hình
hồi quy logit mà chưa so sánh được kết quả với
các mô hình khác. Nhóm tác giả hy vọng sẽ
thực hiện được các nghiên cứu tiếp theo nhằm
khắc phục các hạn chế trên.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 56, 04/2020
66
Tài liệu tham khảo
Cheng, C. C., Yang, C. L., & Sheu, C. (2014). The link between eco-innovation and business performance:
a Taiwanese industry context. Journal of Cleaner Production, 64, 81-90
Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2012); Báo cáo “Tổng quan chính sách đổi mới sáng tạo
toàn cầu năm 2012”
Frankelius, Per (2009). “Questioning two myths in innovation literature”. The Journal of High Technology
Management Research. 20: 40–51.
James R. Evans and William M. Lindsay - Total Quality Management, 9th ed, - Cengage Learning, 2016
José Carlos Pinho, (2008),”TQM and performance in small medium enterprises”, International Journal of
Quality & Reliability Management, Vol. 25 Iss 3 pp. 256 - 275
Kim, Bhasin (2012). “This Is The Difference Between ‘Invention’ And ‘Innovation’”
Maranville, S. (1992). “Entrepreneurship in the Business Curriculum”. Journal of Education for Business.
68: 27–31
Mile Terziovski (2010), Research notes and commentaries innovation practice and its performance
implications in small and medium enterprises (smes) in the manufacturing sector: a resource-based
view, Strategic Management Journal, 31, 892–902.
Minh Nhật (2015). Bài toán đổi mới công nghệ cho DN, truy cập từ
tin-tuc/item/26912402-bai-toan-doi-moi-cong-nghe-cho-doanh-nghiep.html
Ngọc Thảo (2017), “TP. HCM tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu”, truy cập tại http://
www.ipcs.vn/vn/tp-ho-chi-minh-tap-trung-phat-trien-4-nganh-cong-nghiep-trong-yeu-W1422.htm,
ngày 03/09/2019
Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Mai (2018) Hỗ trợ DN nhỏ và vừa tiếp cận các
quỹ đổi mới công nghệ nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 15-23.
Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của DN nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 38,
34-40
Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DN nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 19b,122-129
OECD(2005), Growth in Services; Meeting of the OECD Council at Ministerial Level, 2005. Organization
for Economic Co-operation and Development.
OECD, Measuring Innovation: A New Perspective (Paris: OECD, 2010), 84-85,
Philipp Koellinger (2008), The relationship between technology, innovation, and firm performance—
Empirical evidence from e-business in Europe, Research Policy , 37, 1317–1328.
Prajogo, D. I., & Sohal, A. S. (2006). The integration of TQM and technology/R&D management in
determining quality and innovation performance. Omega, The International Journal fo Management
Science, 34 (8), 296-312
Quan Minh Nhựt (2018), Thực trạng và ảnh hưởng của đầu tư khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động
kinh doanh của các DN nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập
54, Số 1D (2018): 187-192
Rangus, K., & Slavec, A. (2017). The interplay of decentralization, employee involvement and absorptive
capacity on firms’ innovation and business performance. Technological Forecasting & Social Change.
Singh, D., Khamba, J. and Nanda, T. (2017), “Influence of technological innovation on performance of
small manufacturing companies”, International Journal of Productivity and Performance Management,
Vol. 66 No. 7, pp. 838-856
Souitaris, V. (2002), “Technological trajectories as moderators of firm-level determinants of innovation”,
Research Policy, Vol. 31 No. 6, pp. 877-898
Võ Hồng Đức, Lê Hoàng Long (2014), Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của DN vừa và nhỏ tại
Việt Nam, Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Mở Tp.HCM - số 2 (35), 14-25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_doi_moi_den_ket_qua_hoat_dong_trong_linh_vuc_c.pdf