MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 3
1.1.Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu 3
1.1.1.Các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế 3
1.1.1.1.Lý thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith 3
1.1.1.2.Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 5
1.1.1.3.Lý thuyết Heckscher – Ohlin 6
1.1.2.Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế 8
1.1.2.1.Thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô 8
1.1.2.2.Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ 9
1.1.2.3.Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu 10
1.1.4.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh tế 14
1.2.Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 16
1.2.1.Khủng hoảng tài chính ở Mỹ - Xuất phát điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu 16
1.2.2.Khủng hoảng ở các quốc gia khác 18
1.2.2.1.Khủng hoảng ở Châu Âu 19
1.2.2.2.Sự lan tỏa của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế Châu Á 20
1.3.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 21
1.4.Những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các vấn đề kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển 24
1.4.1.Tác động đến tăng trưởng kinh tế 24
1.4.2.Tác động đến thương mại quốc tế 26
1.4.3.Tác động đến các vấn đề xã hội 27
1.5.Khung lý thuyết để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu ở Việt Nam 31
1.5.1.Tác động đến xuất khẩu 32
1.5.2. Tác động đến nhập khẩu 32
1.5.3. Tác động đến cán cân thương mại 32
Chương 2: Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 34
2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu 34
2.1.1. Giai đoạn 2001 – 2007 34
2.1.2. Năm 2008 và đầu năm 2009 36
2.2. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam 38
2.2.1. Tác động đến kinh tế 39
2.2.2. Tác động đến các vấn đề xã hội 42
2.3. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ trước khủng hoảng 43
2.3.1. Kim ngạch xuất - nhập khẩu 43
2.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 45
2.3.3. Thị trường xuất nhập khẩu 47
2.4. Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 50
2.4.1. Ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu 51
2.4.1.1.Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh 51
2.4.1.2.Về nhập khẩu 53
2.4.2.Ảnh hưởng đến cán cân thương mại 55
2.4.3.Ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu 57
2.4.3.1.Cơ cấu hàng xuất khẩu 57
2.4.3.2.Cơ cấu hàng nhập khẩu 61
2.4.4.Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 64
Chương 3: Các giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 67
3.1.Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu 67
3.1.1.Cơ hội .67
3.1.2.Thách thức 67
3.2.Định hướng và mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 69
3.2.1.Định hướng 69
3.2.2.Mục tiêu .69
3.3.Một số giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất nhập khẩu 71
3.3.1.Đối với Chính phủ 72
3.3.1.1. Chính sách thuế 72
3.3.1.2.Chính sách tài chính, tiền tệ 75
3.3.1.4.Chính sách đổi mới cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 80
3.3.2. Đối với doanh nghiệp 82
3.3.2.1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 82
3.3.2.2. Phát triển yếu tố công nghệ 84
3.3.2.3. Phát triển yếu tố nguồn nhân lực 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
93 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,3 tỷ USD, giảm 32,4%.
Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng trong quý I/2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước do cả lượng và giá nhập khẩu đều giảm.
Với tình hình như hiện nay thì hoạt động nhập khẩu cũng chưa thể tăng cao đột ngột trong thời gian tới. Chỉ khi các doanh nghiệp có nhu cầu về nguyên liệu dành cho sản xuất, hoạt động nhập khẩu mới có cơ hội khôi phục trở lại. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn mà chính phủ, các ngân hàng, bộ chức năng đưa ra cần có thời gian thì mới phát huy hết tác dụng. Dự báo 6 tháng cuối năm tình hình mới được cải thiện đáng kể.
Ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ, rồi lan sang EU, Nhật Bản; đó cũng chính là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do vậy, không thể tránh khỏi khả năng thâm hụt thương mại ở Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức cao.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp của Việt Nam chịu sức ép về giá ngày càng mạnh hơn do giá nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa liên tục giảm: xăng dầu giảm 12%, thiết bị giảm 8,5%, vải giảm 7,5%, chất dẻo giảm 10,2%, sắt, thép giảm 5,2%... Trước đây, khi giá cả thế giới leo thang, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu “nhập khẩu lạm phát” hàng hóa, nguyên vật liệu, thì hiện nay là “nhập khẩu giảm phát”. Một mặt doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất vay vốn cao do vay để mua nguyên liệu đầu vào giá cao từ trước đó, mặt khác lại phải giảm giá hàng hóa để cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm nếu không muốn bị mất thị phần. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng phá sản.
Mặc dù dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá nhiều mặt hàng nhập khẩu trong những tháng qua đã giảm, Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Nhập siêu hàng hóa năm 2008 vẫn lên tới 17,5 tỷ USD. Điều này cho thấy, nếu xuất khẩu tiếp tục suy giảm thì bất chấp giá hàng hóa nhập khẩu giảm, nhập siêu vẫn tăng lên
Một thực tế là, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam bấy lâu nay chỉ chú trọng xuất khẩu và để thị trường trong nước cho hàng nhập khẩu chiếm lĩnh như điện, điện tử, dệt may, da giày… Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam mới nghĩ đến việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Việc quay trở lại chiếm lĩnh thị trường nội địa là vô cùng khó khăn do khả năng PR, quảng cáo của hàng Việt Nam còn yếu kém, nhiều hạn chế. Mặt khác, chúng ta nằm ngay cạnh công xưởng gia công hàng hóa khổng lồ của thế giới là Trung Quốc, và khả năng hàng hóa trong nước khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, một phần đã đi sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Những tháng đầu năm 2009 cán cân thương mại hoàn toàn bị đảo ngược từ nhập siêu sang xuất siêu. Tháng 01/2009 là tháng đầu tiên xuất siêu kể từ tháng 01/2006 với mức xuất siêu đạt 390 triệu USD, tháng 02/2009 xuất siêu tăng vọt lên đến 840 trệu USD. Xuất siêu tháng 3 là 400 triệu USD, bằng 8,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tính chung quý I/2009, xuất siêu 1,6 tỷ USD, bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nếu loại trừ kim ngạch tái xuất vàng thì quý I/2009 nhập siêu 640 triệu USD, bằng 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu)
Cán cân thương mại quý I/2009 không u ám như dự báo, tuy nhiên kết quả này lại chính là nỗ lực của việc xuất khẩu vàng miếng. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý và các sản phẩm có liên quan trong tháng 2/2008 không đáng kể, chỉ vào13 triệu USD. Thế nhưng, tháng 2/2009 tình hình đã khác hẳn. Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này lên đến 800 triệu USD. Tính chung hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt khoảng 939 triệu USD, bằng 3.152,6% cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ phần xuất khẩu vàng ra khỏi kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì trong 2 tháng đầu năm nay, nước ta sẽ nhập siêu tới 617 triệu USD, chứ không phải xuất siêu hơn 300 triệu USD như đã công bố.
Nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu vẫn rơi vào tình trạng giảm mạnh và kim ngạch nhập khẩu giảm chậm là nguy cơ khiến cán cân thương mại của nước ta tiếp tục nghiêng sang thế nhập siêu.
Ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu
Cơ cấu hàng xuất khẩu
So với năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng năm 2008 đều tăng, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007; trong đó Hoa Kỳ vẫn là bạn hàng lớn nhất về hàng dệt may với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm 2007; tiếp đến là EU 1,7 tỷ USD, tăng 13,8%; Nhật Bản 810 triệu USD, tăng 15,9%.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2007. Thị trường EU vẫn là thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007; tiếp theo là Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12,8%; Hoa Kỳ 760 triệu USD, tăng 4,3%; Hàn Quốc 310 triệu USD, tăng 12,7%. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu tấn, đạt 2,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch so với năm trước, do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.
Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Từ những tháng cuối của năm 2008 và bước sang năm 2009, do chịu ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, dầu thô, điều, hải sản, cà phê, cơ khí, điện tử... đều có mức tăng trưởng rất thấp và đang đi xuống.
Tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng dệt, may đạt 550 triệu USD, giảm 33,2%; dầu thô đạt 424 triệu USD, tương đương 1,4 triệu tấn, tuy tăng 12,4% về lượng nhưng giảm 52,4% về kim ngạch do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 26%; thủy sản đạt 250 triệu USD, giảm 18,6%; cà phê đạt 217 triệu USD, giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, giảm 31,8%. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 130 triệu USD, gấp 2,5 lần tháng 01/2008 (lượng gấp 2,3 lần).
Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Giá thế giới giảm, một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2008; dầu thô đạt 958 triệu USD, giảm 42,4% (tăng 26,7% về lượng); giày dép đạt 658 triệu USD, giảm 7,3%; thủy sản đạt 461 triệu USD, giảm 5,8%; cà phê đạt 440 triệu USD, giảm 9,6% (tăng 10,8% về lượng); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 327 triệu USD, giảm 26,3%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 307 triệu USD, giảm 13,7%. Riêng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng đạt 919 nghìn tấn, tăng 103,6%; kim ngạch đạt 399 triệu USD, tăng 113,2%. Nếu 8 mặt hàng (Hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, than đá, dầu thô, cao su) được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2009, một số mặt hàng nông sản vẫn đạt mức xuất khẩu tăng cao so với quý I/2008 như: Gạo đạt 1,7 triệu tấn, tăng 71,3% và kim ngạch đạt 785 triệu USD, tăng 76,2%; hạt tiêu tăng 64,5% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 10,5% về kim ngạch; rau quả tăng 2,6% về kim ngạch; cà phê tuy giảm 7,1 về kim ngạch do giá giảm nhưng tăng 21,4% về lượng. Ngoài các mặt hàng nông sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác đều có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 1,9 tỷ USD, giảm 0,1%; giày dép đạt 915 triệu USD, giảm 10,8%; thủy sản đạt 714 triệu USD, giảm 10,4%; cà phê đạt 634 triệu USD, giảm 7,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 527 triệu USD, giảm 22,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 496 triệu USD, giảm 12,8%; than đá đạt 262 triệu USD, giảm 1,4%; dầu thô tuy đạt 4,3 triệu tấn, tăng 22,4% về lượng nhưng kim ngạch chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 45,5% do giá bình quân giảm 55%.
Hình 2.4.3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
(phân loại theo SITC)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phân loại theo SITC cho thấy: tỷ trọng hàng chế biến tăng giảm không theo xu hướng nhất định, tháng 8 năm 2008 hàng qua chế biến chiếm khoảng 31%, tăng dần lên đến hơn 39% ở tháng 11 năm 2008, sau đó lại giảm dần xuống, tháng 1 năm 2009 là 33%, tháng 2 năm 2009 chiếm gần 32% và tăng trở lại vào tháng 3 năm 2009 ở mức hơn 34%. Nhóm hàng này có xu hướng tăng, tỷ trọng nhóm hàng thô có xu hướng giảm xuống.
Cơ cấu hàng nhập khẩu
Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm 2008 có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu xấu báo hiệu sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng có tăng vào các tháng cuối năm 2008 cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Năm 2008, nhập khẩu ô tô đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với 2007, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu.
Đến 01/2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 1/2009 giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.
Tháng 2/2009, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm nay đều giảm về lượng, bên cạnh đó giá thế giới giảm mạnh dẫn đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,8 tỷ USD, giảm 24%; xăng dầu đạt 753 triệu USD, giảm 60% (giảm 26,2% về lượng và giá giảm 46%); vải đạt 494 triệu USD, giảm 4,4%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 420 triệu USD, giảm 30,1%; sắt thép đạt 412 triệu USD, giảm 74,2% (giảm 69,7% về lượng và giá giảm 20%); chất dẻo đạt 312 triệu USD, giảm 34,4%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 219 triệu USD, giảm 27,1%; hóa chất đạt 174 triệu USD, giảm 41,6%; phân bón đạt 169 triệu USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 33,7% về kim ngạch; số lượng ô tô nguyên chiếc giảm 75,3%. Nếu các mặt hàng chủ yếu được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2009 chỉ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng trong quý I/2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước do cả lượng và giá nhập khẩu đều giảm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I/2009 đạt 2,4 tỷ USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu giảm 17,7% về lượng và giảm 60,2% về kim ngạch; sắt thép giảm 65% về lượng và giảm 71% về kim ngạch; phân bón giảm 16,5% về lượng và giảm 33,8% về kim ngạch; sợi dệt giảm 7,2% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch; ô tô nguyên chiếc giảm 71,2% về lượng và giảm 72,4% về kim ngạch; xe máy nguyên chiếc giảm 50,7% về lượng và giảm 34,7% về kim ngạch.
Hình 2.4.3.2. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam
(phân loại theo nhóm hàng)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phân loại theo nhóm hàng cho thấy nhóm hàng tiêu dung ít chịu tác động của khủng hoảng, phần trăm tương ứng hầu như không đổi theo các tháng. Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu tháng 9 năm 2008 tăng đột biến về tỷ trọng, từ gần 50% lên hơn 72%. Các tháng tiếp theo hơi giảm xuống do nhu cầu về hàng tiêu dung tăng nhẹ, tính đến tháng 1 năm 2009 là hơn 64% và lại tăng trở lại vào tháng 2 ở mức gần 71%, tháng 3 năm 2009 là hơn 69%. Nhìn chung nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu có xu hướng tăng, nhóm hàng máy móc thiết bị giảm chút ít. Hàng tiêu dùng hầu như không có biến động.
Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít, do các nước Việt Nam có quan hệ thương mại chính lại là những nước chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Thị trường xuất khẩu:
Theo thống kê, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở các thị trường châu Á (40%), châu Phi và Tây Nam Á (33%), nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (23%), châu Âu (13%) và châu Đại Dương (khoảng 11,6%), chủ yếu do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất tại Mỹ và kinh tế châu Âu đi xuống. Về cơ bản, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 được dự báo sẽ phân chia như sau:
Khu vực thị trường Châu Á và Châu Đại Dương: Dự báo xuất khẩu vào các thị trường chính như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sẽ giảm so với năm 2008, đặc biệt là thị trường ASEAN do xuất khẩu xăng dầu sang thị trường này giảm. Kế hoạch năm 2009 xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Á đạt 31,6 tỷ USD, tăng 13 % so với năm 2008; Khu vực thị trường Châu Đại Dương dự kiến giảm còn bằng 91,8% so với năm 2008 đạt 3,9 tỷ USD cũng bởi nguyên nhân trên.
Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước này, song do kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng bình quân, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này tiếp tục tăng.
Khu vực thị trường Châu Âu: Năm 2009, xuất khẩu những hàng hóa chủ yếu vào thị trường EU dự báo sẽ giảm như dệt may, giầy dép vì nhu cầu tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế các mặt hàng có khả năng tăng là sản phẩm nhựa, hàng điện tử, hàng thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 13,3 tỷ USD, tăng 15%.
Khu vực thị trường Châu Mỹ: Do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nên tăng trưởng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2009 dự báo sẽ giảm (trừ những nhóm hàng nhiên liệu và một số nông sản có thể vẫn tăng do vẫn có nhu cầu tiêu dùng và tăng giá) nhất là đối với các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như may mặc, giầy dép, vali, túi xách, đồ gỗ, đồ điện tử, cáp điện, sản phẩm nhựa, hạt điều, cà phê. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2008, trong đó Hoa Kỳ đạt 12,7 tỷ USD, tăng 10%. Các mặt hàng như sản phẩm gỗ, dệt may, giầy dép, cà phê, thủy sản vẫn là những mặt hàng đóng góp lớn vào tăng trưởng.
Khu vực thị trường Châu Phi: Dự báo tình hình phát triển kinh tế tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi ở thị trường này không quá khắt khe, vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng cho Việt Nam, năm 2009 phấn đấu xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 89% so với năm 2008.
Thị trường nhập khẩu:
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á, ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng. Do đó, cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam hầu như sẽ không biến động.
Việt Nam là quốc gia hướng mạnh về xuất khẩu để phát triển. Trong điều kiện kinh tế thế giới tụt dốc như hiện nay, những hệ lụy mà thương mại nước ta buộc phải gánh chịu là đương nhiên và ảnh hưởng của nó cũng đang ngày càng trở nên rõ ràng và sâu sắc.
Trước hết, đó là nhập khẩu hàng hóa của nhóm các nước phát triển theo ba dự báo này từ tốc độ tăng trưởng 1,9% năm 2008 thoạt đầu xuống chỉ còn 1,1%, nhưng rồi rơi tự do xuống -0,1% và tiếp tục rơi tự do rất mạnh xuống -3,1%. Ở đây, cần phải lưu ý rằng, tuy chỉ gồm hơn hai chục quốc gia, nhưng nhóm này hiện đang chiếm gần 2/3 “rổ hàng hoá nhập khẩu” của toàn thế giới, cho nên tình trạng rơi tự do của nhóm các quốc gia này cũng đủ khiến cho các nước đang phát triển lao đao trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Mặc dù vậy, hiệu ứng rơi tự do của giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới mới là gánh nặng quá lớn đối với các quốc gia xuất khẩu. Bởi lẽ, thay vì tăng 40,2% trong năm 2008, giá dầu mỏ thế giới năm 2009 được dự báo hồi tháng 10/2008 là chỉ giảm 6,3%, còn tháng 11/2008 được dự báo là sẽ rơi tự do tới 31,8%, còn dự báo tháng 1 năm nay còn rơi tự do tới 48,5%. Bên cạnh đó, mức giảm giá của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ được dự báo cũng thê thảm không kém. Đó là, từ tăng 9,4% chuyển sang giảm 6,2%, rồi giảm 18,7% và cuối cùng chốt lại ở mức rơi tự do 29,1%.
Khách quan mà nói, nếu so với các mục tiêu đã đề ra cho năm nay, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta hai tháng đầu năm có sự chuyển dịch chậm lại. Tuy nhiên, nếu so với thực trạng bức tranh thương mại thế giới, có thể nói, xuất nhập khẩu VN lại là điểm sáng trong bức tranh tối của thương mại toàn cầu.
Chương 3: Các giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu để lại hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế mà biểu hiện rõ nhất ở xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xét riêng đối với ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam, cơ hội thì ít ỏi mà thách thức thì nhiều.
Cơ hội
Đối với các doanh nghiệp chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu để tổ chức xuất khẩu nên tranh thủ sự xuống giá của hầu hết các mặt hàng để mua nguyên liệu dự trữ chờ cơ hội nền kinh tế phục hồi ngành chế biến sẽ có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cao. Như vậy, cũng có thể nói, sự sụt giảm về giá trị kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt là giảm về yếu tố giá cả, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, thay đổi công nghệ và giảm chi phí đầu vào.
Hàng Việt Nam thuộc nhóm hàng giá rẻ, cần tranh thủ quảng bá để có cạnh tranh về giá với hàng của các thị trường khác.
Thách thức
Khi khủng hoảng xảy ra, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, công nhân bị mất việc, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn đều giảm kéo theo nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn đều giảm mạnh. Về phương diện cầu, ngoài thị trường Mỹ nơi đang chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu chung, 57% xuất khẩu dệt may đã khiến cho xuất khẩu vào thị trường này có nhiều tín hiệu chậm lại. Bên cạnh đó, thị trường EU và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng và đây lại chính là những thị trường lớn của Việt Nam. Hiện nay, do khủng hoảng, nhiều đơn hàng cuối năm vẫn chưa được ký kết. Một số ngành bị đối tác rút đơn hoặc yêu cầu sẽ trả trước 60 - 70% giá trị đơn hàng, nợ lại 30 - 40% thanh toán sau. Điều này cho thấy đối tác đang khó khăn và điều này cũng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp nhất là trong tình hình tín dụng trong nước khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đó, tỷ giá EURO/USD biến động như hiện nay sẽ là bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là gia công. Nếu xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp thường nhập khẩu bằng USD, trả các chi phí khác bằng VND và bán vào thị trường sử dụng EURO. Hiện đồng USD đang tăng giá so với EURO, sức ép giảm giá EURO càng lớn. Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng trong khi doanh thu thì khó tăng.
Giao dịch ngoại tệ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là đồng USD (chiếm tới 80%), 20% còn lại rơi vào các loại ngoại tệ khác như Euro, JPY, bảng Anh (GBP)… Riêng với một số ngoại tệ khi giao dịch sẽ được chuyển đổi qua USD (chẳng hạn như đồng JPY). Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải để ý và theo dõi chặt hơn nữa diễn biến các cặp tiền khác như Euro, và đồng Yên Nhật (JPY) … để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Mặt khác, từ tháng 1/2009, Việt Nam thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, mở cửa thị trường dịch vụ dẫn đến tình hình trong nước sẽ khó khăn hơn do hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam với mức giá thấp hơn vì không phải áp mức thuế thấp nữa.
Đồng thời, các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật, thương mại để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, chống thâm hụt thương mại.
Thách thức nhiều nhưng cũng không thể không nói đến cơ hội cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhạy bén, sáng tạo.
Định hướng và mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020
Định hướng
Về xuất khẩu: Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng và sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhập khẩu: Tuy những tháng đầu năm 2009 nước ta có hiện tượng xuất siêu nhưng kiềm chế nhập siêu vẫn là định hướng lâu dài, phấn đấu tiến tới cân bằng hợp lý cán cân xuất - nhập khẩu. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến; giữ thế chủ động trong nhập khẩu, tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn; giảm nhanh và tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng hóa tiêu dùng trong nước có thể sản xuất và đáp ứng được.
Mục tiêu
Đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 353,76 tỷ USD và tốc độ tăng trung bình là 16,5%/năm
Tốc độ tăng nhập khẩu đạt khoảng 15,2%/năm, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khoảng 381,73 tỷ USD
Cán cân thương mại quốc tế: nhập siêu khoảng 27,97 tỷ USD
Đối với xuất khẩu: Cụ thể, xuất khẩu tập trung phát triển các nhóm mặt hàng sau:
Nhóm nguyên, nhiên liệu: Nhóm hàng này tiến tới hạn chế xuất khẩu để sử dụng cho sản xuất trong nước. Trong đó, lượng xuất khẩu dầu thô sẽ giảm dần, năm 2020 đạt khoảng 7 triệu tấn, than đá khoảng 0,5 triệu tấn.
Nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản (thủy sản, gạo, cà phê, cao su…): tập trung đẩy mạnh phát triển những sản phẩm có lợi thế thu được năng suất cao; đảm bảo chất lượng quốc tế và giá trị gia tăng cao. Nhóm hàng này tỷ trọng có xu hướng giảm dần, xuống còn khoảng 12,5% năm 2020.
Gạo là mặt hàng khó có khả năng cạnh tranh, cần nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của gạo; tập trung phát triển các loại gạo được thị trường nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Cà phê: Cần trú trọng nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của cà phê xuất khẩu. Đồng thời, cần nhanh nhạy nắm bắt và áp dụng các phương thức kinh doanh trên thế giới.
Chè: Đẩy mạnh chế biến xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm chè, phát triển chè sạch và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.
Điều và tiêu: Duy trì sản xuất để xuất khẩu
Cao su: Tăng tỷ lệ đầu tư cho sản xuất trong nước từ sản phẩm mủ thu hoạch được, hạn chế xuất khẩu mủ cao su
Thủy sản: Tăng cường hàm lượng chế biến trong sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng.
Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo: Năm 2020 sẽ có tỷ trọng chiếm khoảng 52% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài hai mặt hàng chính là dệt may và giầy dép, cần tăng cường phát triển các mặt hàng mới như đóng tàu, cơ khí, điện; các sản phẩm tiềm năng như: sản phẩm nhựa, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…
Hàng dệt may: Nâng cao sức cạnh tranh bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp như: từ hạ giá thành, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã cho tới thực hiện hợp tác trong ngành và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Giầy dép: Tự thiết kế kiểu dáng, sản xuất dựa vào nguyên liệu trong nước và tập trung sản xuất nhóm hàng cao cấp phục vụ thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật...
Sản phẩm gỗ: là nhóm hàng cần được khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu trong nhiều năm tới. Cần chú trọng phát triển ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; liên kết các doanh nghiệp trong ngành nhằm tăng cường quy mô và chất lượng sản phẩm, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã. Kết hợp gỗ với các nguyên liệu khác như kim loại, mây tre, sứ … để đa dạng sản phẩm.
Điện tử, tin học và các sản phẩm phần mềm: Tập trung phát triển các sản phẩm phần mềm.
Đối với nhập khẩu:
Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng (ô tô, linh kiện ô tô, xe máy, các loại máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất): Ưu tiên nhập khẩu ở các nước phát triển, có nền công nghiệp chế tạo tiên tiến. Tuy nhiên cần chú trọng nhập các dây chuyền công nghệ phù hợp với trình độ của Việt Nam cũng như thỏa mãn điều kiện về giá cả.
Nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu (xăng dầu, phân Ure, thép thành phẩm, phôi thép; các mặt hàng phục vụ sản xuất như bông, vải, sợi, chất dẻo, tân dược, hóa chất…): Giảm dần nhập khẩu do khả năng tự sản xuất trong nước tăng.
Nhóm hàng tiêu dùng, dự kiến tăng khoảng 16,3%/năm.
Một số giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành nghề khác nhau của nền kinh tế nên cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Dưới đây tôi xin trình bày theo 2 nhóm: đối với chính phủ và đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Đối với Chính phủ
Chính sách thuế
Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện các chương trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào APEC đến năm 2020. Ngay sau khi chính thức gia nhập WTO, nước ta đã chủ động cắt giảm các dòng thuế theo đúng cam kết. Thực tế cho thấy, việc cắt giảm thuế khiến sức cạnh tranh của hàng nội và hàng ngoại càng có sự cạnh tranh gay gắt, sức cạnh tranh về giá cả của hàng ngoại nhập tăng. Cùng với việc “mở cửa” rộng hơn và tâm lý sùng bái hàng ngoại sẵn có trong một bộ phận người tiêu dùng cấu thành trực tiếp làm tăng lượng hàng nhập khẩu vào nước ta trong thời gian gần đây. Ngoài ra, việc dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng cả về vốn cam kết và mức độ thực hiện, cũng làm kích thích nhu cầu nhập thiết bị cho việc triển khai và hoạt động của các dự án và giá cả hàng nguyên liệu và hàng hóa tăng cao trong thời gian gần đây.
Về lâu dài, cần có phương án cụ thể để thuế hóa các hàng rào phi thuế quan nhằm đáp ứng một nguyên tắc hàng đầu của WTO là chỉ bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hóa cần được tiến hành theo tiến độ và phương án cân nhắc cụ thể, sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi phải loại bỏ ngay hàng rào phi thuế quan và thay bằng hàng rào thuế quan, nhất là trong trường hợp chưa có giải pháp hữu hiệu khác để bảo vệ hợp lý nền sản xuất nội địa và ngăn chặn gian lận thương mại.
Ở nhiều nước, nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ được dựng lên, như Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ (Farm Bill 2008), yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến cá tra, ba sa… từ các nước xuất khẩu; Đạo luật Lacey tại Mỹ cũng bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay, đã thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ...
Trong thời gian qua, chính phủ ta đã thực hiện được một số nội dung như: Thông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng trong 7 ngày và hoàn 10% còn lại trong 4 ngày khi doanh nghiệp nộp bổ sung chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện theo hướng hoàn 90% số thuế đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hoàn 10% số thuế đầu vào còn lại trong vòng 4 ngày khi doanh nghiệp nộp bổ sung chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, quy định mới đã rút ngắn 1/2 thời gian hoàn thuế cho DN nói chung so với quy định trước đây. Đối với doanh nghiệp được hoàn thuế trước - kiểm tra sau sẽ được thực hiện trong 8 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ (trước đây là 16 ngày); trường hợp doanh nghiệp kiểm tra trước - hoàn sau thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trước đây là 60 ngày).
Theo Thông tư số 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009, Bộ tài chính hướng dẫn theo hướng giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của một số ngành như đóng tàu, cơ khí, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…; đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, kể cả khi doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; giao doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu gồm cả phần phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức không phải nộp thuế nhập khẩu.
Để có thể đưa ra chính sách thuế linh hoạt nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao động vượt qua thời kỳ khủng hoảng, vừa qua Vụ Chính sách thuế đã tổng hợp tình hình và các ý kiến đề xuất của các đơn vị báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hạ mức sàn khung thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng than củi, da sống, các mặt hàng cá xuống còn 0-25%, 0-26% và 0-27%.
Các nỗ lực là không nhỏ, tuy nhiên không thể không có những điểm cần phải tích cực hơn nữa. Cụ thể, theo tôi nên thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước; giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí.
Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí....). Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen xuất khẩu hàng hóa giá FOB và nhập khẩu hàng hóa giá CIF bằng xuất khẩu giá CIF và nhập khẩu giá FOB tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thu được tiền bảo hiểm và cước tàu, xuất khẩu theo giá CIF cũng khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm và vận tải Việt Nam phát triển mạnh hơn. Việc xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB không còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, do thói quen và do thiếu thông tin nên các doanh nghiệp chưa lưu ý đúng mức về vấn đề này. Vấn đề thay đổi thói quen là khó nhưng không phải không thực hiện được mà cần có sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp cũng như công tác tuyên truyền, vận động, áp dụng những biện pháp khuyến khích của chính phủ.
Quy định rõ và phù hợp tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu.
Chính sách tài chính, tiền tệ
Trong thời gian qua, để khôi phục lại thị trường xuất nhập khẩu, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. nổi bật trong thời gian qua là gói kích cầu của Chính phủ đã rất được lòng doanh nghiệp. QĐ 131/2009/QĐ – TTg về lãi suất cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp; theo quyết định này các ngân hàng triển khai cho vay hỗ trợ 4% lãi suất làm cho mức lãi suất trung bình từ 10,5%/năm giảm xuống còn chưa đầy 6,5%/năm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mức lãi xuất cho vay khi trừ ưu đãi còn 1,5% đến 2%/năm. Tuy nhiên chính sách này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 300 lao động, những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn không được ưu đãi 4%.
Khi một số doanh nghiệp kêu khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng mà nguyên nhân chính là điều kiện về tài sản thế chấp thì QĐ 14/2009/QĐ – TTg đưa ra quy chế bảo lãnh vốn vay mở rộng thêm đối tượng doanh nghiệp. theo trên, các doanh nghiệp chỉ cần có dự án kinh doanh và tại thời điểm hiện tại không có nợ quá hạn là được xem xét bảo lãnh cho vay vốn – không cần tài sản thế chấp. Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có vốn tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 200 lao động (trên điều kiện doanh nghiệp vừa và nhỏ) với mức bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu, trong khi hiện nay giá nguyên liệu gỗ trên thế giới đang ở mức thấp, giá vận chuyển hạ. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến như mua nguyên liệu dự trữ. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại rất lo ngại dự trữ vì chính sách vốn ưu đãi chỉ có hiệu lực trong 8 tháng trong khi các hợp đồng ký kết với nước ngoài thường kéo dài cả năm.
Về lâu dài cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp; tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường…
Nên xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn; thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Về các giải pháp trung và dài hạn, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu; thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan; hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng phục vụ xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác xúc tiến thương mại; hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất xuất khẩu; và nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng…
Trong tình hình hiện nay, có một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề tỷ giá.
Nếu đồng bạc được đánh giá cao thì xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, khi giá hàng xuất khẩu tính theo USD bị đẩy lên cao hơn. Để cạnh tranh, một là phải đẩy giá lên để bù lại khoản thiệt, hai là giảm giá đi và cũng giảm luôn cả lợi nhuận.
Mà trong khủng hoảng thì với các nước kém phát triển, cạnh tranh trước hết là phải bằng giá. Bởi thương hiệu, chất lượng, mẫu mã, hệ thống phân phối… là những thế mạnh mà những nước kém phát triển chưa có, nếu có mạnh cũng chỉ là thứ yếu trong thời điểm này.
Hơn nữa, một đồng bạc giá thấp hơn chính là hàng rào tốt nhất trước cuộc xâm nhập của hàng ngoại, để nâng sức cạnh tranh của hàng nội tại chính thị trường trong nước, thay thế hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật.
Hình 3.3.1.2. Tỷ giá USD/VND những tháng vừa qua
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trong quý 1, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, điều này có sự đóng góp lớn của việc tái xuất vàng (đóng góp khoảng hơn 2 tỷ USD trong quý 1), trong khi đáng lo ngại là các mặt hàng chủ lực đều giảm trung bình từ 15-20%. Sự hỗ trợ xuất khẩu bằng tỷ giá sẽ có tính chất chiến lược và đón đầu với những khó khăn của xuất khẩu trong các tháng còn lại của năm 2009.
Quyết định nới biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% được Ngân hàng Nhà nước đưa ra ngày 23/3 đã nhận được nhiều phản ứng. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc nới biên độ tỷ giá trong lúc xu thế tỷ giá tăng sẽ tạo ra sự kích thích tốt hơn, nhất là khi đồng USD
Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước “điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt”.
Trong thời gian tới cần kiên trì mục tiêu điều hành tỷ giá linh hoạt trong ngắn hạn, tương đối ổn định trong dài hạn là rất quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô.
Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các Bộ, ngành đóng vai trò rất quan trọng và quyết định sự thành công của công tác điều hành tỷ giá. Trong năm 2008, NHNN đã phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Bộ Công thương trong việc kiểm soát nhập siêu và với Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn ngoại tệ để tăng dự trữ quốc gia cũng như khả năng can thiệp thị trường.
Với tính nhạy cảm của tỷ giá và trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế, các luồng chu chuyển vốn gia tăng, công tác điều hành tỷ giá phải gắn với việc bám sát mọi diễn biến của thị trường để có biện pháp kịp thời, phù hợp với diễn biến thị trường.
Sự phối hợp chặt chẽ với các NHTM đóng góp đáng kể vào hiệu quả công tác điều hành tỷ giá do các NHTM có ảnh hưởng lớn trên thị trường là kênh truyền tải nhanh, hiệu quả ý đồ can thiệp của NHNN đến thị trường.
Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng tin của người dân, doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả điều hành chính sách.
Chính sách đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
Đối với mặt hàng xuất khẩu
Cần tạo điều kiện phát triển cả mặt hàng truyền thống và các mặt hàng mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường
Tăng cơ cấu các mặt hàng chế biến là sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu, giảm mạnh và tối đa các mặt hàng nguyên liệu thô và sơ chế
Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu trong toàn bộ lĩnh vực, trong mỗi ngành và từng loại sản phẩm vừa củng cố, hình thành các mặt hàng chủ lực, vừa đa dạng hóa các mặt hàng
Tận dụng thành quả KHCN và những cam kết đổi mới khi gia nhập WTO như thuế suất để phát triển quy mô XK các mặt hàng, đặc biệt hướng tới tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.
Đối với mặt hàng nhập khẩu
Các mặt hàng máy móc, thiết bị và công nghệ luôn luôn được khuyến khích nhập khẩu để phục vụ sản xuất
Giảm tỷ trọng các mặt hàng tiêu dùng
Chính sách đổi mới cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Khâu then chốt của chiến lược phát triển hoạt động xuất nhập khẩu là mở rộng và đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các quan hệ đối tác nhất là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO. Để có thể phát triển tốt thị trường, Chính phủ cần có biện pháp khyến khích phát triển mở rộng thị trường.
Thị trường Châu Á: là thị trường rộng lớn với nhu cầu phong phú. Việt Nam chủ yếu quan hệ thương mại với Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN và Đài Loan
Thị trường Nhật Bản: Việt Nam nhập các mặt hàng có chứa hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao của Nhật Bản, trong khi Việt Nam tổ chức xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng thô, xơ chế. Đây là mối quan hệ 2 chiều, thúc đẩy GDP 2 nước. Để có môi trường thân thiện và hợp tác cao chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, hợp tác tổ chức XTTM với Nhật Bản để 2 bên cung cấp thông tin về thị trường cho nhau
Thứ hai, cần thúc đẩy quá trình ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản
Thị trưởng Trung Quốc: vừa là bạn hàng quan trọng, vừa là đối thủ cạnh tranh lớn. Để phát triển thương mại 2 nước cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này bằng chính ngạch, tiểu ngạch, mậu dịch và phi mậu dịch.
Hai quốc gia cần thống nhất xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên. Đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, hữu nghị lâu đời giữa 2 quốc gia.
Thị trường ASEAN: Có sự cạnh tranh về mặt hàng gạo với Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia. Với các nước này, cần có thỏa thuận để làm tốt công tác thị trường. Với các nước khác trong khu vực, cần đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Ngoài ra phát triển xuất khẩu linh kiện máy tính, thực phẩm chế biến và các sản phẩm, hàng hóa khác. Tổ chức đàm phán, thỏa thuận đối với những mặt hàng trùng lặp để tránh tranh chấp thương mại. Nắm lấy lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Lào và Campuchia.
Thị trường EU: Thị trường này được bảo hộ chặt chẽ bởi các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt như: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, lao động, xã hội. Đối với một thị trường khó tính và khắt khe với hàng nhập khẩu như thế này, Chính phủ ta cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện các hệ thống chính sách thương mại giữa Việt Nam với EU
Thứ hai, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU bằng các biện pháp XTTM cho doanh nghiệp hai bên có thể hiểu về thị trường của nhau, hiểu về các luật lệ và tâm lý tiêu dùng
Thị trường Hoa Kỳ: Là một đối tác lớn của Việt Nam, có nhiều quy định khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Cần chủ động tiếp cận thị trường này.
Thị trường Trung Đông và châu Phi: Còn nhiều tiềm năng
Hiện nay, Việt Nam đã có chiến lược thâm nhập thị trường này và cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thị trường này một cách bài bản, song trước mắt rất cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Cụ thể, tăng cường tổ chức các đoàn cán bộ cao cấp của Việt Nam sang làm việc tại một số nước châu Phi, có sự tham gia của doanh nghiệp, để tiếp tục ký các thỏa thuận thương mại và hợp đồng xuất khẩu. Các mặt hàng nhiều tiềm năng là gạo, chè, sản phẩm nhựa, may mặc.
Với thị trường Trung Đông, ngoài Iraq, cần chú trọng Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) vì đây là cửa ngõ của khu vực Trung Cận Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hóa đi Syria, Ảrập Xêut, châu Phi, châu Âu... Dubai có nền kinh tế mở, môi trường kinh doanh tự do, hầu như không có thuế nhập khẩu, các công ty ở đây làm ăn nói chung nghiêm chỉnh, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng thâm nhập được Dubai, làm bàn đạp để vào các nước lân cận.
Đối với doanh nghiệp
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Công tác xúc tiến thương mại (XTTM) ở Việt Nam ngày càng được quan tâm. Mặc dù trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã tổ chức các chuyến đi nghiên cứu thị trường hay tham gia các hội trợ, triển lãm ở nước ngoài; cũng như trong nước luôn tích cực trong các hoạt động quảng bá sản phẩm, các chương trình khuyến mại được áp dụng rộng và trong thời gian dài… nhưng nhìn chung những hoạt động này còn mang tính tự phát và phần nào chưa đạt đươc hiệu quả như mong muốn.
Chính phủ cho biết, nguồn kinh phí cho hoạt động XTTM không thiếu, nếu có điều kiện sẽ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp, hỗ trợ các hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu đề ra. Các hiệp hội ngành hàng cần gửi về Bộ Công thương những sự kiện XTTM của hiệp hội, ngành hàng đã và đang tổ chức trong năm 2009, nếu các sự kiện đó cần hỗ trợ của nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu. Việc hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát, thương giao, kí kết hợp đồng cũng có thể được xem xét. Tuy nhiên tránh lợi dụng, gây thất thoát, lãng phí.
Để đẩy mạnh công tác XTTM, trước hết các doanh nghiệp cần làm tốt khâu thông tin. Mặc dù công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, cập nhật nhanh chóng và độ chính xác tương đối cao nhưng cũng không thể tránh khỏi việc thông tin bị sai lệch để dẫn đến những dự báo lệch như đợt xuất khẩu gạo năm 2008 làm thất thu không nhỏ từ xuất khẩu. Hoặc như việc, khi nói đến châu Phi, các doanh nghiệp thường lo sợ về một thị trường đầy rủi ro, bất trắc mà bỏ qua tiềm năng, cơ hội dể hợp tác, mở rộng tại thị trường này… Như vậy, muốn phát triển thương mại thì các doanh nghiệp phải tự nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin.
Tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm về các ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động công tác quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình trên thị trường nhiều nước, bằng nhiều hình thức, cho nhiều đối tượng ở các thị trường khác nhau. Các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp cần có các chương trình XTTM ở các nước mà lâu nay chưa tham gia hoặc tham gia chưa đúng mức, chưa đủ tầm, nhất là với các chương trình ở các thị trường mới, mặt hàng mới
Các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia hội chợ và triển lãm quốc tế. Do chưa gắn mục tiêu tham gia với chính sách mặt hàng cùng những hạn chế về mặt kinh phí mà hoạt động quảng bá sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác còn hạn chế.
Trong thời gian tới, cần vừa tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, vừa tận dụng lợi thế từ các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
Thúc đẩy sớm việc ký kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Úc, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời, xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác kinh tế quan trọng khác.
Về lâu dài, chính phủ cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thành lập các trung tâm thương mại tại các nước. Việc thành lập các trung tâm thương mại sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thâm nhập vào thị trường.
Phát triển yếu tố công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế bởi nó chính là yếu tố không thể thiếu trong công tác nhập khẩu tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhằm tạo điều kiện để xuất khẩu phát triển. Chính sách phát triển công nghệ của Việt Nam cần tập trung vào nhập khẩu công nghệ của các nước tiên tiến cũng như cần đầu tư vào công tác nghiên cứu các sản phẩm công nghệ phù hợp với khả năng phát triển và trình độ của đất nước. Chúng ta nên thực hiện phát triển công nghệ như sau:
Đầu tiên, thông qua việc mua công nghệ chuyển giao phục vụ sản xuất trong nước, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ các nước phát triển, có công nghệ tiên tiến, hiện đại. Hoặc thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện nhập khẩu các công nghệ đó.
Sau đó, bằng việc áp dụng và thực hiện nhuần nhuyễn cộng với sự cải tiến để phù hợp hơn, chúng ta thực hiện biến công nghệ của nước ngoài thành công nghệ của ta và tiến tới sản xuất công nghệ riêng mình.
Quá trình đó lặp lại với các công nghệ khác nhau. Các chính sách phát triển công nghệ của Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau:
Khi nhập khẩu thiết bị tiên tiến, các công nghệ hiện đại, doanh nghiệp sẽ tiến hành cắt giảm nhân công, tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng lên. Vì vậy chính phủ cần tính toán, xem xét nhập khẩu công nghệ vừa phải kết hợp với sử dụng lao động.
Khi doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ, tức là các doanh nghiệp không có điều kiện nhập khẩu sẽ chịu chấp nhận “hy sinh”.
Cần thực hiện các quy định về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích các nhà khoa học và người dân tham gia công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đất nước.
Phát triển yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở đây bao gồm đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, nhân lực hoạch định các chính sách, nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thị trường…
Trong bối cảnh hiện nay, người lãnh đạo là người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn trong sản xuất các sản phẩm mang tính chất mới lạ, độc đáo cũng như phải có tầm nhìn chiến lược, hướng thị trường đi xa hơn, rộng hơn. Trong từng doanh nghiệp cần phải có ý thức tuyển chọn, đào tạo người lao động, người cán bộ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ và có lòng nhiệt tình trong công việc.
Nguồn nhân lực có thể được phát triển từ nguồn học sinh, sinh viên trong các nhà trường bằng việc tạo cơ hội cho họ được tu nghiệp tại nước ngoài, kết hợp với việc tiếp cận thực tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
KẾT LUẬN
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng khá lớn đối với kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Đối với Việt Nam là đất nước đang phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến GDP cũng như có ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Xuất khẩu có bền vững thì quốc gia mới phát triển, tăng trưởng nhanh và ổn định.
Thực tế là, trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực của mình, Chính phủ đã có những giải pháp tích cực nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Chúng ta cũng hy vọng và tin tưởng rằng, trong thời gian ngắn nhất, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam lại sôi động trở lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, việc thu thập thông tin phục vụ cho bài viết gặp khó khăn, nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của thày cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, 2007, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, 2004, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Tổng cục Thống kê, 2006, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 -2010, 2006
Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, 2000
Bộ Thương mai, Đề án xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 -2010, 2006
http: //www.gso.gov.vn
http: //www.chinhphu.vn
http: //www.economics.vnu.edu.vn
http: //www.vietnamtrdefair.com
http: //www.ngoaithuong.vn
http: //www.vitinfo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 61.doc