The study was conducted to assess the effect of supplementation of formulated feed at different
doses in combination with wild algae on survival, growth and reproductive performance of Artemia
franciscana Vinh Chau. The experiment was setting up with 5 treatments. Treatment 1 (NT1): use 100%
wild algae; Treatment 2 (NT2): wild algae + 10% formulated feed; Treatment 3 (NT3): wild algae +
20% formulated feed; Treatment 4: wild algae + 30% formulated feed; Treatment 5: wild algae + 40%
formulated feeds. Wild algae were fed to Artemia daily at the rate of 2 x 106 cells/mL. The study was
conducted in laboratory condition with a density of 100 individuals per liter, using high saline water of
80 ‰. After 14 days of culture, the survival rate of all treatments was reached 81.5%, in which NT2
(wild algae + 10% formulated feed) had the highest survival rate (100 ± 0.00%). However, the growth
rate and reproductive parameters were showed highest in NT5 (wild algae + 40% formulted feed) and
its difference statistically significant (p < 0.05) as compared to other treatments.
Key words: Artemia franciscana, formualated feed, wild algae, growth rate and reproduction
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng thức ăn phối chế kết hợp với tảo tự nhiên lên tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của artemia franciscana vĩnh châu trong điều kiện phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018
705
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG THỨC ĂN PHỐI CHẾ KẾT HỢP VỚI TẢO
TỰ NHIÊN LÊN TỶ LỆ SỐNG, SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA ARTEMIA
FRANCISCANA VĨNH CHÂU TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trần Hữu Lễ, Phạm Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Văn Hòa
Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
Liên hệ email: thle@ctu.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn chế biến
với các liều lượng khác nhau kết hợp với tảo tự nhiên lên tỷ lệ sống, sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh sản
của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức. Nghiệm thức 1
(NT1): sử dụng 100% thức ăn là tảo tự nhiên; Nghiệm thức 2 (NT2): tảo tự nhiên + 10% thức ăn chế
biến; Nghiệm thức 3 (NT3): tảo tự nhiên + 20% thức ăn chế biến; Nghiệm thức 4 (NT4): tảo tự nhiên +
30% thức ăn chế biến; Nghiệm thức 5 (NT5): tảo tự nhiên + 40% thức ăn chế biến. Lượng tảo tự nhiên
được cung cấp làm thức ăn cho Artemia mỗi ngày với mật độ tảo được duy trì 2 triệu tế bào (tb)/mL.
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với mật độ bố trí là 100 con/lít, sử dụng
nước biển có độ mặn 80‰. Sau 14 ngày nuôi thí nghiệm, kết quả cho thấy tỷ lệ sống ở tất cả các nghiệm
thức đều đạt trên 81,5%, trong đó NT2 (tảo tự nhiên + 10% thức ăn chế biến) có tỷ lệ sống cao nhất
(100%). Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng và các chỉ tiêu sinh sản đều đạt cao nhất ở NT5 (tảo tự nhiên
+ 40% thức ăn chế biến) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: Artemia franciscana, thức ăn chế biến, tảo tự nhiên, tăng tưởng và sức sinh sản.
Nhận bài: 09/05/2018 Hoàn thành phản biện: 30/05/2018 Chấp nhận bài: 05/06/2018
1. MỞ ĐẦU
Artemia franciscana là một loài giáp xác, có tính ăn lọc không chọn lựa, thức ăn phổ
biến bao gồm các loại: tảo đơn bào, mùn bã hữu cơ, vi khuẩn (Sorgeloos và cs., 1986), tùy
theo giai đoạn phát triển chúng có khả năng lọc các hạt thức ăn có kích thước từ vài micromet
(1/1000 mm) đến nhỏ hơn 50 micromet. Artemia là loại thức ăn tươi sống có giá trị dinh dưỡng
cao và ấu trùng Artemia là loại thức ăn được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại thức ăn tươi
sống dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm cá, vì vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong
ngành nuôi trồng thủy sản (Van Stappen, 1996; Nguyễn Văn Hòa và cs., 2007).
Từ thập niên 30 của thế kỷ trước người ta đã phát hiện và nghiên cứu đối tượng này,
đến những năm 1980 thì nhiều quốc gia bắt đầu phát triển việc thả nuôi Artemia như Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Ecuador, Brazil (Sorgeloos và cs., 1986; Nguyễn Văn Hòa
và cs., 2007), tuy nhiên phần lớn việc gây nuôi không thành công ngoại trừ ở Việt Nam.
Mặc dù kỹ thuật nuôi Artemia đã được chuyển giao cho nông dân để sản xuất đại trà
từ năm 1990, cho đến nay thì kỹ thuật canh tác của người dân cũng chưa có nhiều thay đổi so
với thời gian đầu, số liệu thống kê toàn vùng ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu các năm gần đây
cho thấy năng suất trung bình trứng bào xác Artemia chỉ đạt từ 50 - 70 kg/ha/vụ, nguyên nhân
chủ yếu là do đa số người nuôi Artemia nơi đây vẫn còn duy trì quy trình kỹ thuật nuôi theo
truyền thống như việc cung cấp thức ăn cho ao nuôi Artemia chủ yếu từ nguồn nước xanh tự
nhiên từ các ao lắng, ao trữ nước hay ao bón phân hoặc sử dụng phân gà trực tiếp vào ao nuôi
Artemia để làm thức ăn trực tiếp hay để gây màu nước trong ao bón phân, hoặc một số hộ có
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018
706
sử dụng thức ăn bổ sung sẵn có tại địa phương như cám gạo, bột mì, bột bắp... Tuy nhiên, hiệu
quả thức ăn sử dụng rất hạn chế.
Mặt khác, về kỹ thuật nuôi do ao nuôi Artemia luôn phải luôn được duy trì độ mặn từ
80 - 100‰, trong khi thể tích ao nuôi nhỏ (ao cạn) nên không thể cung cấp nhiều nước xanh
có độ mặn thấp (khoảng 20 - 35‰) từ các ao lắng, ao bón phân vào ao nuôi để tránh bị giảm
độ mặn. Thông thường ao nuôi Artemia chỉ được cấp nước xanh từ 1 - 2 cm/ngày, cho nên
lượng thức ăn tự nhiên luôn bị thiếu hụt (Artemia phát triển chậm, khi trưởng thành thì con cái
mang trứng ít, quần thể mau suy tàn...). Bên cạnh đó, theo cách nuôi truyền thống là qui trình
khép kín, ít thay nước hay việc sử dụng thức ăn bổ sung (cám gạo, bột bắp, bột sắn...) hoặc sử
dụng trực tiếp phân gà quá nhiều vào ao nuôi Artemia có thể xảy ra một số vấn đề đối với môi
trường do sự tích tụ của các chất hữu cơ, có thể làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nền đáy ao.
Đối với người nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra thì việc sử dụng phân gà sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe nên họ hạn chế sử dụng, hậu quả là làm giảm đáng kể năng suất trứng Artemia (Vũ
Ngọc Út và cs., 2008; Quảng Thị Mỹ Duyên, 2012). Từ đó cho thấy việc quản lý và sử dụng
nguồn thức ăn của người nuôi cho ao nuôi Artemia hiện nay chưa thật sự chủ động và hiệu quả
thấp, nên rất cần được cải thiện.
Thực tế qua nhiều năm cho thấy khi ao nuôi Artemia được cung cấp đủ thức ăn trong
suốt thời gian nuôi thì năng suất trứng bào xác gia tăng đáng kể (Trần Hữu Lễ, 2013). Qua các
thử nghiệm thăm dò trên bể 500 lít tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ cho thấy khi nuôi
Artemia sử dụng 100% thức ăn chế biến cho kết quả về sinh trưởng và sinh sản của Artemia
rất tốt (Nguyễn Thị Kim Phượng, 2012) hay theo một nghiên cứu khác (Coutteau và cs., 1997)
thì Artemia phát triển bình thường khi được thay thế đến 75% tảo bằng thức ăn nhân tạo, hoặc
khi sử dụng bổ sung thức ăn tôm sú số 0 với liều lượng (5kg/ha/ngày) trong ao nuôi Artemia
sẽ cho năng suất trứng bào xác Artemia 157kg/ha/vụ (Trần Hữu Lễ, 2013).
Vì lẽ đó, việc nghiên cứu nhằm đưa ra được chế độ thức ăn chế biến bổ sung phù hợp
cho sự sinh trưởng và sinh sản của Artemia, từ đó có thể chủ động và khắc phục được tình
trạng thiếu hụt thức ăn trong ao nuôi Artemia, từng bước cải thiện năng suất thu hoạch trứng
bào xác Artemia trong ao nuôi.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nuôi Artemia được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm nhằm để
đánh giá ảnh hưởng của của liều lượng thức ăn chế biến bổ sung kết hợp với tảo tự nhiên lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống và sức sinh sản của Artemia.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn giống: Artemia franciscana Vĩnh Châu, sản phẩm của Khoa Thủy sản, trường
Đại học Cần Thơ.
Nguồn nước mặn: Nước ót 80‰ được vận chuyển từ ruộng muối vùng ven biển Vĩnh
Châu, Sóc Trăng.
Nguồn tảo làm thức ăn tự nhiên cho Artemia: Tảo tự nhiên được lấy từ các ao bón phân
tại Trại thực nghiệm Artemia franciscana Vĩnh Châu, Sóc Trăng, sau đó nước được lọc qua
lưới 50 µm để loại bỏ động vật phù du và tảo có kích thước lớn và cô đặc tảo bằng máy ly tâm.
Nguồn thức ăn chế biến: Thức ăn chế biến được phối chế theo công thức được nghiên
cứu bởi Dương Thị Mỹ Hận và cs. (2016)
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018
707
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm nuôi Artemia được thực hiện trong chai nhựa có thể tích
1 lít, gồm 5 nghiệm thức (NT), mồi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, mật độ thả giống Artemia
lúc ban đầu 100 con/L, độ mặn luôn giữ ổn định ở mức 80‰, sục khí nhẹ liên tục để đảm bảo
đầy đủ oxy cho Artemia.
NT1: Chỉ cấp tảo tự nhiên
NT2: Tảo tự nhiên + 10% thức ăn chế biến.
NT3: Tảo tự nhiên + 20% thức ăn chế biến.
NT4: Tảo tự nhiên + 30% thức ăn chế biến.
NT5: Tảo tự nhiên + 40% thức ăn chế biến.
Thí nghiệm được tiến hành với 2 giai đoạn nuôi:
Giai đoạn 1: Nuôi chung Artemia đến giai đoạn thành thục để đánh giá tỷ lệ sống và
tăng trưởng.
Giai đoạn 2: Khi quần thể Artemia đạt giai đoạn thành thục khoảng 80% thì tiến hành
nuôi riêng từng cặp cá thể bằng cách bắt ngẫu nhiên ở mỗi nghiệm thức 30 cặp (chọn cặp
Artemia đực và cái đang bắt cặp), mỗi cặp được nuôi trong ống falcon 50 ml để theo dõi các
chỉ tiêu sinh sản và tuổi thọ.
Phương pháp chăm sóc và cho ăn: Cả 2 giai đoạn đều cho ăn tảo tự nhiên kết hợp với
thức ăn chế biến theo từng nghiệm thức. Tảo ly tâm từ ao bón phân được bảo quản trong tủ
lạnh, mật độ tảo luôn duy trì ở mức 2 triệu tb/mL. Lượng thức ăn tảo tự nhiên (tảo tạp) được
cung cấp mỗi ngày bằng 10% lượng nước trong bể nuôi cho tất cả các nghiệm thức. Thức ăn
chế biến được tính toán, cân, lọc qua vợt 50 µm và pha loãng trước khi cho Artemia ăn 4
lần/ngày (8 h, 11 h, 14 h và 17 h). Lượng thức ăn chế biến được bổ sung tương ứng với 10%,
20%, 30% và 40% lượng thức ăn theo bảng khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn cho 1 con Artemia
của Nguyễn Văn Hòa (1993) (Bảng 1).
Trong giai đoạn 2, chế độ cho ăn và chăm sóc tương tự như giai đoạn 1. Tuy nhiên,
hàng ngày quan sát từng ống falcon khi thấy có nauplii hoặc trứng bào xác hiện diện, tiến hành
tách ra và đếm toàn bộ số trứng và nauplii, ghi nhận các chỉ tiêu về sức sinh sản.
Bảng 1. Khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn cho 1 cá thể Artemia được tính theo khối lượng khô
Ngày Lượng (mg)
1
2,3,4
5,6
7
8
9
10,11
12,13
14,15
16,17
18,19
20 trở đi
0,0154
0,0305
0,0462
0,0610
0,0776
0,1256
0,1478
0,1847
0,2215
0,2586
0,3140
0,3694
(Nguyễn Văn Hòa, 1993)
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018
708
Phương pháp định tính và định lượng tảo:
Phương pháp định tính: Mẫu tảo ly tâm, pha loãng 100 lần sau đó dùng pipet hút 1
giọt cho vào lamme và lamelle, quan sát với kính hiển vi có độ phóng đại 40x để xác định
giống loài, định danh dựa theo Shirota (1966).
Phương pháp định lượng: Mẫu tảo ly tâm, pha loãng 104 sau đó sử dụng buồng đếm
Buker để xác định tảo có kích thước nhỏ hơn 50 µm. Mật độ tảo được tính theo công thức
(Lavens and Sorgeloss, 1996):
Mật độ tảo (tb/mL) = (N1 + N2)/160 x 106 x 104
Trong đó: N1: Số lượng tế bào tảo đếm ở phần trên.
N2: Số lượng tế bào tảo đếm ở phần dưới.
104: Hệ số pha loãng
Thu nhập số liệu:
Giai đoạn 1: Thu nhập số liệu môi trường, tỷ lệ sống và tăng trưởng của Artemia.
Theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế (oC) và pH bằng bút đo pH điện tử. Ghi nhận vào thời
điểm 8 giờ và 14 giờ mỗi ngày. Hàm lượng NO2 và NH4+/NH3 được xác định bằng bộ test sera
(Đức) với chu kỳ 3 ngày/lần ở thí nghiệm nuôi chung.
Thu số liệu về tỷ lệ sống, tăng trưởng của Artemia được xác định vào ngày 7 và 14.
Tỷ lệ sống (%) được xác định bằng cách đếm tất cả số Artemia tại thời điểm thu mẫu so với
số Artemia thả ban đầu. Chiều dài của Artemia được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 30
con ở mỗi nghiệm thức sau đó cố định Artemia bằng lugol. Tiến hành đo chiều dài bằng kính
hiển vi. Cách đo từ đỉnh đầu của Artemia đến điểm cuối của đuôi.
Giai đoạn 2: Thu nhập các số liệu về dòng đời và sức sinh sản của Artemia.
Thời gian tiền sinh sản: Thời gian từ khi nuôi đến lứa đẻ đầu tiên.
Thời gian sinh sản: Thời gian từ khi con cái bắt đầu đẻ cho đến lần đẻ cuối cùng.
Tuổi thọ: Tính từ lúc Artemia mới nở đến lúc chết.
Tổng số phôi/con cái: Tổng số trứng bào xác và nauplii được sinh ra bởi 1 con cái
trong vòng đời.
Tổng số trứng bào xác/con cái: Tổng số trứng bào xác trong vòng đời của 1 con cái.
Tổng số nauplii/con cái:Tổng số nauplii trong vòng đời của con cái.
Số lứa đẻ: Tổng số lần đẻ của con cái trong vòng đời.
Khoảng cách giữa hai lần sinh sản (chu kì sinh sản): Thời gian giữa hai lần sinh sản
của con cái.
Sức sinh sản: Bình quân số phôi/ lần đẻ của con cái.
Số trứng bào xác/lứa: Bình quân số trứng bào xác/ lần đẻ của con cái.
Số nauplii/lứa: Bình quân số ấu trùng/ lần đẻ của con cái.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sẽ được tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng phần mềm Excel
2013. Phân tích ANOVA tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử
DUNCAN ở mức ý nghĩa (p < 0.05) sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các yếu tố môi trường
Kết quả thí nhiệm cho thấy nhiệt độ của các nghiệm thức dao động từ 26 - 27oC (buổi
sáng) và từ 25.8 - 26oC (buổi chiều) nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của Artemia.
Theo Nguyễn Văn Hòa và cs. (2007) cho rằng nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018
709
như sinh sản của Artemia. Nhiệt độ quá thấp < 20oC Artemia sẽ sinh trưởng chậm hoặc chết
rải rác và ngược lại nhiệt độ > 36oC gây ra hiện tượng chết rải rác, giảm khả năng sinh sản và
quần thể phục hồi rất chậm. Nhiệt độ thích hợp cho Artemia franciscana Vĩnh Châu là khoảng
25 - 30oC (Nguyễn Văn Hòa và cs.,2007), tuy nhiên thực tế cho thấy đối với Artemia
franciscana Vĩnh Châu khi được thả nuôi trong ao ngoài tự nhiên thì nhiệt độ nước nằm trong
khoảng 25 - 35oC là khoảng thời gian mà quần thể Artemia trong ao khỏe mạnh nhất và khả
năng thu hoạch trứng bào xác cao nhất.
Bảng 2. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường trong từng nghiệm thức
Các chỉ tiêu theo dõi
Nghiệm thức
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Nhiệt độ (oC)
Sáng 26,1 ± 1,0 27,0 ± 1,0 26,0 ± 1,1 26,1 ± 1,0 26,0 ± 1,0
Chiều 26,0 ± 0,9 25,9 ± 0,9 26,0 ± 0,9 25,9 ± 0,9 25,8 ± 0,9
pH
Sáng 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1 7,4 ± 0,1 7,3 ± 0,1
Chiều 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1 7,3 ± 0,1
NH4+/NH3 (mg/L) 0,3 ± 0,1 0,2 ± 0,1 0,2 ± 0,1 0,2 ± 0,1 0,3 ± 0,1
NO2- (mg/L) 0,01 ± 0,01 0,01 ± 0,02 0,01 ± 0,01 0,01 ± 0,01 0,02 ± 0,0
Biến động pH trong ngày của các nghiệm thức trong suốt quá trình nuôi không lớn, dao
động từ 7,3 - 7,4 (buổi sáng) và ổn định 7,3 (buổi chiều), nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của Artemia. pH ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng của
thủy sinh vật, theo Boyd. (1990) pH thích hợp cho các loài thủy sản là 6,5 - 9, tối ưu là 7,5 - 8,5.
Theo Wear và Haslett (1986), khi độ mặn thấp sẽ có nhiều địch hại và nhiều loài tảo
không thích hợp xuất hiện, khi độ mặn tăng cao sẽ hạn chế sức sản xuất sơ cấp trong ao nuôi,
hoặc làm giảm hiệu quả lọc thức ăn của Artemia, hơn nữa khi độ mặn tăng cao thì nhiệt độ cao
và hàm lượng oxy giảm, gây stress cho Artemia, hậu quả là chúng tăng trưởng chậm, sức sinh
sản giảm, mức độ phụ hồi quần thể thấp, nếu quá ngưỡng sẽ gây chết hàng loạt (Vanhaeck và
Sorgeloos khoảng 0,2 - 0,3 mg, 1989). Nghiên cứu khác cho thấy ở độ mặn 120‰ thì sức sinh
sản và năng suất trứng Artemia thấp hơn nhiều so với nuôi ở độ mặn 80‰ (Nguyễn Văn Hoà,
2005). Vì vậy, độ mặn 80‰ được giữ ổn định trong suốt quá trình nuôi vì đây là độ mặn tối
ưu cho Artemia sinh trưởng và phát triển.
Nhìn chung hàm lượng NO2- dao động từ 0,01 - 0,02 mg/L nằm trong khoảng thích hợp
cho sự phát triển Artemia. Hàm lượng NO2- > 0,1 mg/L có thể gây độc cho thủy sản. Độ độc của
NO2- tăng nhanh khi pH giảm, nhiệt độ tăng và lượng oxi hòa tan giảm. NO2- là một khí độc, độc
hơn NH3 rất nhiều, chỉ lượng rất thấp vẫn ảnh hưởng lên đối tượng nuôi thủy sản. Hàm lượng
NH4+/NH3 dao động từ 0,2 – 0,3 mg/L vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho Artemia.
3.2. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của Artemia
Tỷ lệ sống của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi ở 5 nghiệm thức có kết hợp thức ăn bổ
sung kết hợp với tảo tự nhiên đều cho tỷ lệ sống rất cao (Bảng 3). Tỷ lệ sống ở 7 ngày đầu dao
động từ 91,5 - 100%. Cao nhất là NT1 và NT2 đều đạt 100%, tiếp đến là NT3 đạt 99,5%, NT4
là 95,5%, thấp nhất NT5 là 91,5 ± 9,95% và có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ
sống sau 14 ngày nuôi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), NT2 có tỷ lệ sống cao
nhất (100,00 ± 0,0%), tiếp đến là NT3 (98,8 ± 2,5%), NT4 (93,3 ± 6,24%), NT1 (86,8 ± 9,25%)
và thấp nhất là NT 5 (81,5 ± 14,4%).
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018
710
Bảng 3. Tỷ lệ sống của Artemia trong từng nghiệm thức thí nghiệm
*Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Giữa các các nghiệm thức thí nghiệm cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỷ lệ sống của Artemia khi được bổ sung thức ăn chế biến ở các mức độ khác nhau. Kết quả
về về tỷ lệ sống của Artemia trong thí nghiệm và đặc biệt ở NT2 (cho ăn tảo tự nhiên + 10%
thức ăn chế biến) cho thấy có sự tương đồng hoặc đạt cao hơn rất nhiều so với một số kết quả
thí nghiệm trước đây như kết quả thí nghiệm của Huỳnh Thanh Tới và cs. (2006), nuôi Artemia
với mật độ 500 nauplii/L, độ mặn 80% và sử dụng 3 loài tảo Chaetoceros calcitrans, Nitzchia
sp. và Oscillatoria sp. với 3 liều lượng cho ăn khác nhau, sau 10 ngày nuôi thì tỷ lệ sống đạt
cao nhất (85,5 ± 0,4%) khi cho ăn tảo Chaetoceros calcitrans. Theo Nguyễn Thị Kim Phượng
và cs. (2013) khi sử dụng 100% tảo Chaetoceros sp. sau 10 ngày nuôi tỷ lệ sống đạt 88,0 ±
2,40% và 100% thức ăn tôm số 0 là 85,3 ± 47,1%; Lora-Vilchis và cs. (2004), sử dụng hai loài
tảo Isochrysis sp. và Chaetoceros muelleri làm thức ăn trong giai đoạn đầu của Artemia, kết
quả cho thấy sau 7 ngày nuôi tỉ lệ sống của Artemia ở nghiệm thức cho Artemia ăn bằng tảo
Isochrysis sp. tỉ lệ sống đạt 85% trong khi Artemia cho ăn tảo Chaetoceros muelleri có tỉ lệ
sống là 93%. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể là do Artemia được bổ sung lượng
thức ăn chế biến trong quá trình nuôi thí nghiệm bên cạnh thức ăn chính là tảo.
Bảng 4: Kết quả tăng trưởng (mm) của Artemia sau 7 và 14 ngày nuôi
*Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
Tăng trưởng của Artemia ở 7 ngày đầu tiên tăng trưởng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0.05). Tuy nhiên sau 14 ngày nuôi thì có sự khác biệt rõ rệt (p < 0.05) và dao
động trong khoảng 4,05 - 7,98 mm, trong đó ở NT5 có chiều dài cao nhất (7,98 ± 0,20 mm) và
thấp nhất là NT1 (4,05 ± 0,27 mm). Chiều dài Artemia ở NT4 và NT5 trong thí nghiệm khá cao
và tương đồng với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Kim Phượng và Nguyễn Văn Hòa (2013)
ở nghiệm thức cho ăn 100% tảo tươi đạt chiều dài ở mức 7,54 ± 0,48 mm hay ở thí nghiệm của
Trần Thị Lam Khoa (2016), khi sử dụng thức ăn là biofloc sau khi lọc qua lưới 50 μm, sau 14
ngày nuôi chiều dài Artemia đạt 7,81 ± 0,08 mm và Dương Thị Mỹ Hận (2016), sau 14 ngày
nuôi sử dụng thức ăn chế biến 30% đạm đạt chiều dài Artemia 7,86 ± 0,4 mm. Kết quả về tăng
trưởng của thí nghiệm cho thấy khi Artemia sẽ có tăng trưởng tốt nhất khi được cung cấp thức
ăn là tảo tự nhiên mỗi ngày bằng 10% thể tích nước nuôi với mật độ tảo 2 triệu tb/mL và bổ
sung thức ăn chế biến với liệu lượng bằng 40% dựa theo bảng khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn
cho 1 cá thể Artemia được tính theo khối lượng khô (Nguyễn Văn Hòa, 1993).
3.3. Thời gian sinh sản và vòng đời của Artemia
Thời gian tiền sinh sản phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và dinh dưỡng thức ăn cho
Artemia, khi nhiệt độ cao và thức ăn được cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng thì thời
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Ngày 1 100,00 ± 0,00a 100,00 ± 0,00a 100,00 ± 0,00a 100,00 ± 0,00a 100,00 ± 0,00a
Ngày 7 100,00 ± 0,00b 100,00 ± 0,00b 99,5 ± 1,00b 95,5 ± 4,20ab 91,5 ± 9,95a
Ngày 14 86,75 ± 9,25ab 100,00 ± 0,00b 98,75 ± 2,50b 93,25 ± 6,24ab 81,50 ± 14,40a
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Ngày 1 0,50 ± 0,10a 0,50 ± 0,31a 0,50 ± 0,31a 0,50 ± 0,31a 0,50 ± 0,31a
Ngày 7 2,20 ± 0,28a 2,38 ± 0,15a 2,35 ± 0,5a 2,34 ± 0,13a 2,34 ± 0,13a
Ngày 14 4,05±0,28a 5,67 ± 0,24b 6,35 ± 0,16c 7,20 ± 0,67d 7,98 ± 0,20e
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018
711
gian tiền sinh sản sẽ ngắn hơn và ngược lại. Thời gian tiền sinh sản ở các nghiệm thức thí
nghiệm dao động khá lớn từ 0 - 24,5 ngày, trong đó cao nhất là ở NT2 (24,5 ± 0,56 ngày) và
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05). Kết quả này (ngoại
trừ NT1) đều cao hơn các nghiên cứu trước đây như của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014), thời
gian tiền sinh sản của Artemia Vĩnh Châu nuôi ở nhiệt độ 26 oC là 18,6 ngày và 30 oC là 17,7
ngày khi sử dụng thức ăn là tảo Dunaliella tertiolecta và Lansy PZ. Theo Dương Thị Mỹ Hận
(2016), trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28,3 - 28,9
oC, thời gian tiền sinh sản từ 9,7 - 15,2 ngày khi sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm
từ 20 - 45%. Điều này cho thấy thời gian tiền sinh sản phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ.
Bảng 5: Kết quả vòng đời của Artemia (ngày)
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Thời gian tiền sinh sản 0,0 ± 0,0a 24,5 ± 0,6c 20,4±0,6b 19,9 ± 0,5b 19,8 ± 1,1b
Thời gian sinh sản 0,0 ± 0,0a 15,7 ± 0,2c 16,2±0,3c 15,9 ± 1,0c 13,9 ± 0,3b
Tuổi thọ 23,7 ± 0,8a 39,8 ± 0,6c 39,5±0,5c 34,1 ± 1,5b 35,9 ± 3,3b
*Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Thời gian sinh sản ở các nghiêm thức dao động từ 0 - 16,2 ngày, trong đó cao nhất là
NT3 (16,2 ± 0,26 ngày) và thấp nhất là NT 1 (0,00 ± 0,00 ngày). Ở các NT2, NT3, NT4 khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức
còn lại (NT1 và NT5). Kết quả trên khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa và
cs. (2014), khi cho ăn bằng tảo tạp và bio-floc thì thời gian sinh sản dao động từ 13,3 - 20,3
ngày do hàm lượng dinh dưỡng trong tảo tạp không cao như trong tảo thuần và thức ăn chế
biến nên ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như thời gian sinh sản của Artemia.
Tuổi thọ của con cái ở các nghiệm thức dao động từ 23,7 - 39,8 ngày. Trong đó cao
nhất là NT2 và NT3 (39,8 ± 0,59 ngày và 39,5 ± 0,47 ngày), thấp nhất là NT1 (23,7 ± 0,78
ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Kết quả này thấp hơn nhiều so
với những nghiên cứu trước đây như Nguyễn Thị Kim Phương và Nguyễn Văn Hòa (2013),
tuổi thọ con cái ở nghiệm thức sử dụng 100% tảo Chaetoceros và nghiệm thức sử dụng 100%
thức ăn tôm số 0 lần lượt là 68,0 ± 5,20; 61,9 ± 4,70 ngày. Theo Sorgeloos (1980) cho rằng
tuổi thọ của Artemia cái có liên quan rất nhiều đến thời gian tham gia sinh sản và các chỉ tiêu
sinh sản khác. Khi Artemia cái được nuôi trong điều kiện tối ưu như môi trường nuôi và thức
ăn phù hợp thì chúng có tuổi thọ cao và có cơ hội sinh sản ra nhiều thế hệ con hơn so với
Artemia cái có tuổi thọ ngắn.
3.4. Các chỉ tiêu sinh sản của Artemia
Các chỉ tiêu về sinh sản như tổng số phôi được sinh ra trong vòng đời của con Artemia
cái là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về điều kiện nuôi, dinh dưỡng thức ăn
lên khả năng sinh sản của Artemia (Sorgeloos và cs., 1986). Trong nghiên cứu này, ngoại trừ
NT1 thì các chỉ tiêu về sinh sản nhìn chung khá cao ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm còn
lại, đặc biệt ở NT5 (cho ăn tảo tự nhiên + 40% thức ăn chế biến) đạt kết quả cao nhất ở hầu
hết các chỉ tiêu sinh sản và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Từ
kết quả trên cho thấy khi nuôi Artemia thu trứng bào xác thì ngoài tảo tự nhiên được cung cấp
làm thức ăn chính cho Artemia thì cần phải bổ sung thêm lượng thức ăn chế biến để đáp ứng
đầy đủ dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng thì Artemia mới có khả năng sản xuất trứng
bào xác cao và ngược lại như ở NT1 (chỉ cung cấp tảo tự nhiên) thì không có Artemia tham
gia sinh sản, điều này có thể là do lượng tảo tự nhiên được cung cấp ở mức 10% thể tích nuôi
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018
712
chưa đủ chất dinh dưỡng cho Artemia khi được nuôi với mật độ 100 con/L, nên cần phải bổ
sung thêm thức ăn chế biến.
Bên cạnh đó, kết quả thí nghiệm cho thấy chu kỳ sinh sản của các nghiệm thức không
có sự chênh lệch lớn, tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), dao động trong
khoảng 3,43 - 5,23 ngày/lần. Kết quả thí nghiệm trên khá tương đồng với kết quả của các thí
nghiệm trước đây. Theo Sorgeloos và cs. (1986) thì tốc độ sinh sản của Artemia là 4 ngày/lần.
Nhưng theo nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và Vũ Đỗ Quỳnh (1991), một lứa đẻ hình thành
trong thời gian là 5 ngày. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), khi sử dụng
thức ăn là tảo thuần Chaetoceros sp là 4,09 ± 1,29 ngày/lần.
Sức sinh sản (số phôi/lứa đẻ) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản
của một loài trong một điều kiện nuôi nhất định nào đó và đặc biệt là tống số bào xác/con cái.
Qua kết quả về sức sinh sản của thí nghiệm (Bảng 6) cho thấy ở NT5 là rất cao (126,4 ± 0,45
phôi/lứa) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) so với các nghiệm thức còn lại, kết quả
này cao hơn cả các thí nghiệm về nuôi Artemia thu trứng bào xác trước đây như thí nghiệm
của Nguyễn Thị Hồng Vân (2010), sử dụng thức ăn là tảo tươi Chaetoceros sp. (84 ± 26
phôi/lứa), Lê Trung Tâm (2013), khi nuôi Artemia với Lansy kết hợp với tảo Chaetoceros sp.
(97,4 9,4 phôi/lứa), Huỳnh Thanh Tới và cs. (2006), khi nuôi Artemia với nhiều loài tảo khác
nhau làm thức ăn thì nghiệm thức nuôi bằng tảo Chaetoceros sp. cho sức sinh sản 120±48
phôi/lứa.
Bảng 6. Bảng kết quả các chỉ tiêu sinh sản của Artemia
NT2 NT3 NT4 NT5
Tổng số phôi/con cái 337,5 ± 2,15c 328,8 ± 0,70b 356,3 ± 0,70 d 476,5 ± 1,87e
Tổng số bào xác/con cái 161,7 ± 2,55d 146,2 ± 1,75c 112,1 ± 2,37 b 229,0 ± 1,41 e
Tổng số nauplii/con cái 175,9 ± 0,74b 181,2 ± 1,09 c 244,1 ± 0,99 d 247,0 ± 1,22 e
Số lứa đẻ 5,14 ± 0,08e 4,64 ± 0,08d 4,27 ± 0,88 c 3,77 ± 0,09 b
Số bào xác/lứa 28,1 ± 0,84b 31,3 ± 0,30 c 28,3 ± 2,79 b 57,4 ± 0,92 d
Số nauplii/lứa 30,0 ± 0,89b 38,3 ± 0,47 c 56,9 ± 0,93 d 65,5 ± 0,26 e
Sức sinh sản 58,3 ± 1,07b 69,5 ± 0,49 c 85,5 ± 0,37 d 126,4 ± 0,45 e
Chu kỳ sinh sản 3,43 ± 0,02b 4,40 ± 0,03 d 3,84 ± 0,04 c 5,23 ± 0,03e
Tỷ lệ % trứng bào xác 47,6 ± 0,35c 51,1 ± 0,48 b 31,7 ± 0,33 b 47,3 ± 0,50 c
Tỷ lệ % nauplii 52,5 ± 0,31c 48,9 ± 0,31 b 68,3 ± 0,70 d 52,6 ± 0,54 c
*Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Khi nuôi Artemia sử dụng thức ăn là tảo tự nhiên ở mật độ 2 triệu tế bào/mL (được
cấp mỗi ngày bằng 10% thể tích nước nuôi Artemia) và bổ sung thức ăn chế biến ở mức 40%
(tính theo khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn cho 1 cá thể Artemia của Nguyễn Văn Hòa, 1993) cho
thấy sức sinh sản và tăng trưởng của Artemia đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các
nghiệm thức không có bổ sung thức ăn chế biến hoặc có bổ sung nhưng ở mức độ thấp hơn.
4.2. Đề xuất
Cần thực hiện các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo trong ao đất để đánh giá hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nuôi Artemia thu trứng bào xác trong ao nuôi.
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018
713
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
Quang Thị Mỹ Duyên. (2012). Khảo sát hiện trạng nuôi Artemia trên ruộng muối ở Bạc Liêu và Sóc
Trăng. Luận văn Thạc sĩ về Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Trần Hữu Lễ. (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung thức ăn và sự sục khí trong nuôi thâm canh
Artemia thu trúng bào xác trên ruộng muối. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành nuôi
trồng thủy sản, . Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Dương Thị Mỹ Hận, Nguyễn Văn Hòa, & Nguyễn Thị Ngọc Anh. (2016). Ảnh hưởng của hàm lượng
Protein khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh
Châu. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2016, 14, 1-9.
Nguyễn Văn Hòa. (2005). Nâng cao hiệu quả việc nuôi sinh khối Artemia trên ruộng muối. Báo cáo đề
tài cấp bộ. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hòa, Đinh Kim Diệu, & Nguyễn Thị Ngọc Anh. (2014). Sử dụng bio-floc hình thành ở
các độ mặn khác nhau làm thức ăn cho Artemia trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí
Khoa học - Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ, 34, 92-98.
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Huỳnh Thanh Tới, & Trần Hữu Lễ. (2006). Nuôi tảo
Chaetoceros sp. làm nguồn thức ăn cho hệ thống nuôi Artemia. Tạp chí nghiên cứu khoa học,
2006, 52-61.
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thanh
Tới, & Trần Hữu Lễ. (2007). Artemia: nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
NXB Nông nghiệp.
Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, & Nguyễn Văn Hoà. (2006). Ảnh
hưởng của tảo chaetoceros sp. lên chất lượng Artemia sinh khối. Tạp chí Nghiên cứu Khoa
học, 2006, 62-73.
Lê Trung Tâm. (2013). Ảnh hưởng của nồng độ muối và nhiệt độ lên các đặc điểm sinh trắc học sinh
trưởng và sinh sản của các dòng Artemia franciscana (SFB). Luận văn cao học. Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Ngô Thị Thu Thảo, & Vũ Đỗ Quỳnh. (1991). Ảnh hưởng của việc giảm các mức thức ăn đến tuổi thọ
và sinh sản của Artemia Franciscana ở Vĩnh Châu. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh
học biển toàn quốc lần thứ I (pp. 418-424). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Nguyễn Thị Hồng Vân, Dương Thị Mỹ Hận, & Nguyễn Văn Hòa. (2010). Ảnh hưởng của độ mặn lên
sinh trưởng và sinh sản của hai dòng Artemia San Francisco Bay (SFB-VC) và Great Salt Lake
(GSL). Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4 (pp. 126-136). Đại học Cần Thơ.
Vũ Ngọc Út, Tạ Văn Phương, & Nguyễn Thị Kim Liên. (2008). Khảo sát thực trạng môi trường nước
tại các vùng nuôi Artemia ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng làm cơ sở cho việc phục hồi nghề nuôi tôm
trong mùa mưa. Dự án Cấp Bộ (GDI), Mã số: B2006-16-16.
2. Tài liệu tiếng nước ngoài
Boyd, E. C. (1990). Water Quality in Poids for Aquaculture. Birimingham, Alabama: Birmingham
Publishing Company.
Coutteau, P., & Sorgeloos, P. (1997). Manipulation of dietary lipids, fatty acids, and vitamins in
zooplankton cultures. Freshwater Biol. 38,, 38, 501–512.
Lavens, P., & Sorgeloss, P. (1996). Manual on the Production and of live food for aquaculture.
University of Ghent Belgium, Published FAO: Laboratory of Aquaculture and Artemia
Reference Center.
Lora-Vilchis, M. C., Cordero-Esquivel, B., & Voltolina-Lobina, D. (2004). Growth of Artemia
franciscana fed with Isochrysis sp. and Chaetoceros muelleri during its early life stages. Aquac.
Res., 35, 1086–1091.
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018
714
Nguyen Thi Ngoc Anh. (2014). Effect of temperature on survival, growth and reproductive chacactistics
of Artemia (crustacea: Anostraca) from Vietnam and Iran. International Journal of Artemia
Biology, 4(1), 3-17.
Nguyen Van Hoa. (1993). Effect of Environment Conditions on the Quantitative Feed Requirements of
the Brine Shrimp A. franciscana (Kellogg). Msc Thesis. University of Ghent.
Shirota A. (1996). The plankton of South Vietnam: Freshwater and marine planktons. Technical
Cooperation Agency, Japan.
Sorgeloos, P. (1980). Life history of the brine shrimp Artemia. . The brine shrimp Artemia, Proceeding
of the International Symposium on the brine shrimp Artemia salina. Corpus Chritis, Texa.
Sorgeloos, P., Lavens, P., Léger, P., Tackaert, W., & Versichele, D. (1986). Manual for the culture and
use of brine shrimp Artemia in aquaculture. Ghent University, Ghent, Belgium.
Van Stappen, & Gilbert. (1996). Introduction: Biology and Ecology of Artemia. FAO Fisheries
Technical.
Vanhaecke, P., & Sorgeloos, P. (1989). The effect of temperature on cyst hatching larval survival and
biomass production for different geographical strains of brine shrimp Artemia spp. (Vol. 119).
International study on Artemia. Ann. Soc. R. Zool. Bel.
Wear, R. G., Haslett, S. J., & Alexander, N. K. (1986). Effects of temperature and salinity on the biology
of Artemia franciscana (Kellogg) from Lake Grassmere, New Zealand. J. Exp. Mar. Biol.
Ecol., 98, 167–183.
EFFECT OF ADDITIONALLY FORMULATED FEED AT DIFFERENT LEVESL
COMBINATION WITH WILD ALGAE ON SURVIVAL RATE, GROWTH AND
REPRODUCTION OF ARTEMIA FRANCISCANA VINH CHAU
Tran Huu Le, Pham Thi Ngoc Huyen, Nguyen Van Hoa
Fishery Faculty, Can Tho University
Contact email: thle@ctu.edu.vn
ABSTRACT
The study was conducted to assess the effect of supplementation of formulated feed at different
doses in combination with wild algae on survival, growth and reproductive performance of Artemia
franciscana Vinh Chau. The experiment was setting up with 5 treatments. Treatment 1 (NT1): use 100%
wild algae; Treatment 2 (NT2): wild algae + 10% formulated feed; Treatment 3 (NT3): wild algae +
20% formulated feed; Treatment 4: wild algae + 30% formulated feed; Treatment 5: wild algae + 40%
formulated feeds. Wild algae were fed to Artemia daily at the rate of 2 x 106 cells/mL. The study was
conducted in laboratory condition with a density of 100 individuals per liter, using high saline water of
80 ‰. After 14 days of culture, the survival rate of all treatments was reached 81.5%, in which NT2
(wild algae + 10% formulated feed) had the highest survival rate (100 ± 0.00%). However, the growth
rate and reproductive parameters were showed highest in NT5 (wild algae + 40% formulted feed) and
its difference statistically significant (p < 0.05) as compared to other treatments.
Key words: Artemia franciscana, formualated feed, wild algae, growth rate and reproduction.
Received: 9th May 2018 Reviewed: 30th May 2018 Accepted: 5th June 2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_lieu_luong_thuc_an_phoi_che_ket_hop_voi_tao_tu.pdf