Kết luận
Sông Ðồng Nai có ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn sống của hơn 17 triệu dân, trong
đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
nhưng hiện đã và đang bị hủy hoại nghiêm
trọng. Việc bảo vệ an toàn, lành mạnh cho
sông ồng Nai là hết sức quan trọng và cấp
bách. ể thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn
dòng ồng Nai cần sớm thống nhất được
một cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành
phố trên toàn lưu vực, khắc phục ngay tình
trạng vì lợi ích cục bộ của mỗi địa phương,
bất chấp thiệt hại về lợi ích của các địa
phương khác. Tiếp cận vấn đề từ góc độ lối
sống dân cư thuộc lưu vực sông sẽ cho ta
thấy rõ cơ sở khoa học của vấn đề đặt ra.
Bởi lẽ, lối sống lành mạnh của dân cư,
được thực hành bởi dân cư, là tiền đề cho
phát triển bền vững. Cũng chính lối sống
của dân cư làm xuất hiện thư ng xuyên sự
thiếu lành mạnh, cần được nghiên cứu và
điều chỉnh mới đảm bảo phát triển bền
vững. Với sông ồng Nai, giải pháp có tính
cơ bản, bền vững nhất hiện nay chính là cần
tập trung giữ vững và từng bước gia tăng
diện tích rừng phòng hộ ở lưu vực thượng
nguồn. ây là những vấn đề rất khó tìm
được tiếng nói chung, nhất là với cư dân
các tỉnh lưu vực thượng nguồn. Nhưng để
đảm bảo phát triển bền vững toàn vùng, thì
nhất thiết phải làm và càng làm sớm sẽ
càng giảm bớt được những hậu quả, cả
trước mắt và lâu dài./.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của lối sống dân cư thuộc lưu vực tới sông Đồng Nai và việc đảm bảo phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017
13
Ảnh hưởng của lối sống dân cư thuộc lưu vực
tới sông Đồng Nai và việc đảm bảo phát triển bền vững
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Impact of human living in headwater basin to the Dong Nai River and the
sustainable development of the Southern key economic zone
PGS.TS. Bùi Trung Hưng
Trư ng ại học Thủ Dầu Một
Bui Trung Hung, Assoc.Prof., Ph.D.
Thu Dau Mot University
Tóm tắt
Sông ồng Nai có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất đáng kể đến đ i sống, các hoạt động sống và sự
phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện trạng việc quản lý, khai thác lưu vực sông này
đang đặt ra nhiều vấn đề rất cấp bách, rất cần nghiên cứu và điều chỉnh kịp th i. Những tác động của
con ngư i vào lưu lượng, chất lượng nước, những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trư ng sinh thái của
dòng sông. v.v., là những vấn đề lớn cần bàn đến. Việc nghiên cứu lối sống và đ i sống của dân cư
thuộc thượng nguồn lưu vực sông ồng Nai là một hướng giúp ta có một góc nhìn cơ bản, từ đó tìm ra
các giải pháp khắc phục những tác động xấu, đảm bảo sức sống lành mạnh và bền vững của bản thân
dòng sông, qua đó góp phần tích cực vào việc đảm bảo tăng trưởng xanh và bền vững cho khu vực kinh
tế trọng điểm phía Nam trong tương lai.
Từ khóa: sông Đồng Nai, lối sống, tăng trưởng xanh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Abstract
The Dong Nai River strongly affects living activities of people who inhabit its basin, and plays an
important role in the development of the Southern key economic zone. Many problems related to the
management and exploitation of the river basin have emerged and requires timely solutions. We should
focus on discussing human’s impact on the water flow, water quality and the ecosystem of the river.
This article studies the lifestyle and living of people who inhabit the headwater basin of the Dong Nai
River, which enables us to basically understand the river and find out measures to remedy adverse
effects on its healthy and sustainable development, contributing to the green growth and sustainable
development of the Southern Key Economic Zone in the future.
Keywords: Dong Nai River, green growth, sustainable development, Southern key economic zone.
1. Mở dầu
Sông ồng Nai là con sông nằm trọn
trong nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ
nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu
long. Dòng sông là nguồn cung cấp nước
ngọt chủ yếu cho đ i sống cư dân của 9
tỉnh Nam Tây nguyên và ông-Nam bộ,
với khoảng 19 triệu ngư i, trong đó có
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một
vùng kinh tế năng động và có quy mô lớn
nhất cả nước hiện nay. Vì vậy, sông ồng
Nai có một vai trò vô cùng quan trọng
14
trong sự tồn tại và phát triển của cả vùng.
Tuy nhiên, sau một th i gian khai thác,
nhất là sau th i kì phát triển mạnh các khu
công nghiệp, ở phía hạ nguồn, sông ồng
Nai đang phải gánh chịu nhiều tác động rất
xấu bởi các hoạt động sống của con ngư i.
Mức độ ô nhiễm, suy thái nguồn nước, sự
biến đổi dòng chảy của sông ồng Nai
là rất nguy cấp và cần được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng
hiện trạng, sớm tìm ra những giải pháp
nhằm cứu vãn tình thế, cứu cả dòng sông.
Sẽ có nhiều góc nhìn, nhiều cách tiếp
cận để xem xét về thực trạng, nguyên nhân
suy thoái dòng sông ồng Nai. Trên thực
tế, những tác động tiêu cực của con ngư i
tới dòng sông ồng Nai, nếu càng dễ nhận
dạng, dễ đo đếm, thì càng dễ khắc phục,
cho dù đó có là những vần đề nổi cộm nhất,
gay cấn nhất (ví như lấn-lấp sông chẳng
hạn). Song để trả lại sự trong lành tự nhiên
và bền vững của dòng sông, để dòng sông
sẽ mãi là “mạch nguồn” cho sự sống xanh
và phát triển bền vững cho cư dân thuộc lưu
vực, chúng tôi cho rằng rất cần tiếp cận vấn
đề từ lối sống của chính dân cư lưu vực
sông này. Trong hướng tiếp cận ấy, xin đi
sâu bàn về “Ảnh hưởng của lối sống dân cư
thuộc lưu vực tác động tới sông Đồng Nai
và việc đảm bảo phát triển bền vững vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam”.
2. Nội dung
2.1. Vài nét về dân cư lưu vực sông
Đồng Nai và vai trò của dòng sông trong
toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Mấy đặc điểm về địa chất, thuỷ văn
và lưu vực sông Đồng Nai:
Sông ồng Nai chảy qua các tỉnh
Lâm ồng, ăk Nông, Bình Thuận, Bình
Phước, ồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ
Chí Minh với chiều dài 586 km và có lưu
vực rộng chừng 38.600 km².
Nguồn sông chính của dòng ồng Nai
xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh
Lâm ồng, còn có tên gọi là sông a
Dâng. Sông uốn khúc chảy theo hướng
ông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi
ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh ồng
Nai. Sông a Nhim góp nước vào sông a
Dâng ở ại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với
sồng Bé thì có đập chắn dòng sông, tạo nên
hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức
hồ Tri An cung cấp nước cho nhà máy thuỷ
điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông
La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên
Di Linh dồn nước về. Có thể coi đây là
vùng thượng nguồn, với hàng trăm con
suối dẫn nước từ các cánh rừng, các dãy
núi đổ vào làm nên dòng nước chính của
sông ồng Nai. Chiều dài đoạn sông
thượng nguồn này vào khoảng 400 km.
Phần hạ nguồn, tính từ sau hồ Trị An
trở ra biển, đến Phư ng Uyên Hưng thị xã
Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông ồng
Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù
lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy
qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì
có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Nhánh có
tên Gia ịnh là rẽ theo sông Sài Gòn lên
phía Tây Ninh, còn nhánh ồng Nai là
theo dòng sông lên Biên Hòa. Nhánh chính
sông ồng Nai ở khúc hạ lưu thư ng gọi
là sông Nhà Bè. Sông ồng Nai hòa với
nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về
trước khi chảy ra biển ông.
+ Dân cư đang sinh sống trong lưu
vực dòng sông (chủ yếu ở thượng nguồn):
Lưu vực thượng nguồn sông ồng Nai
có địa hình cao nguyên, nhiều núi cao, với
các cánh rừng già che phủ lâu đ i. Vì thế,
trước năm 1975 cư dân bản địa chủ yếu là
các dân tộc thiểu số, như: K’ho, Mạ,
Churu, M’Nông, Châu ro, với một số
lượng chỉ khoảng hơn một trăm ngàn
ngư i. Sau ngày thống nhất đất nước năm
1975, cùng với chính sách di dân, phát
15
triển vùng kinh tế mới, hàng triệu ngư i
Kinh thuộc các vùng khác trong cả nước đã
đến đây khai hoang, lập nghiệp, tạo ra
nhiều làng xã phủ khắp các phần đất thuận
lợi, màu mỡ thuộc lưu vực sông. ồng
th i, ngư i thuộc một số dân tộc thiểu số
như ngư i Tày, Dao và nhiều nhất là
H’ Mông từ các tỉnh miền núi phía Bắc di
cư tới lập làng sinh sống.
Do sức hấp dẫn từ các cánh rừng già,
với vùng đất bazan màu mỡ, khí hậu ôn
hoà thuận lợi, thích hợp với các loại hình
trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, năng
xuất cao, từ khoảng 25 năm trở lại đây đã
hình thành một “làn sóng” di cư tự do ồ ạt
tới Tây Nguyên nói chung, vùng lưu vực
thượng nguồn sông ồng Nai nói riêng. Số
dân di cư tự do là ngư i các dân tộc thiểu
số phía Bắc chủ yếu lấn sâu vào các cánh
rừng già, vốn là vùng rừng đặc dụng,
phòng hộ đầu nguồn của sông ồng Nai.
Tất cả những nguồn trên đã góp phần làm
gia tăng một cách đáng báo động số dân
hiện sinh sống tại lưu vực đầu nguồn dòng
sông. Sau 40 năm, dân số toàn lưu vực
thượng nguồn sông ồng Nai ước tính đã
vào khoảng hơn hai triệu ngư i. Dân cư đã
lấn sâu vào các vùng núi cao, các cánh
rừng già vốn rất hiểm trở, trước kia hầu
như chưa có ngư i khai phá. Nhiều khu
dân cư mọc lên, nhiều con đư ng được mở
ra đồng nghĩa với việc nhiều con suối, sông
bị lấp, chặn, nhiều cánh rừng bị mất, làm
mất đi những nguồn cung cấp nước thư ng
xuyên cho dòng sông chính ồng Nai.
+ Vai trò của dòng sông trong toàn
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Dòng sông ồng Nai không chỉ đóng
vai trò cung cấp nước ngọt, nguồn lợi thuỷ
sản cho đ i sống cư dân toàn lưu vực, nó
còn như một “huyết mạch” trọng yếu trong
giao thông, tiêu thoát lũ, thau chua, rửa
mặn, bồi đắp phù xa, góp phần cân bằng
khí hậu, hệ sinh thái cho toàn lưu vực,
trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, năng động nhất cả nước hiện nay.
Hiện nay trên lưu vực sông có nhiều bến
cảng nội địa, hàng năm có vai trò tập kết,
trung chuyển hàng trăm triệu tấn hàng hóa
liên thông ra các cảng biển cho 3 địa
phương có hoạt động kinh tế lớn nhất vùng
là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và ồng
Nai. Dòng sông còn đảm nhận việc giao
thương với các tỉnh thuộc Tây Nguyên và
Tây Nam bộ. Chính nó đã góp phần làm
nên tính đặc thù của những tiểu vùng văn
hoá thuộc lưu vực trong lịch sử. Và dòng
ồng Nai cũng sẽ góp phần quan trọng làm
nên những nét riêng trong sự phát triển bền
vững của toàn vùng trong th i gian tới.
2.2. Hiện trạng quản lý, khai thác
dòng chảy và ảnh hưởng của lối sống dân
cư thuộc lưu vực tới môi trường sinh thái
của sông Đồng Nai
+ Các tác động từ quản lý, khai thác
dòng chảy thuộc lưu vực sông:
Thượng nguồn đang dần suy kiệt. Lưu
vực thượng nguồn sông ồng Nai bao gồm
toàn bộ tỉnh Lâm ồng (diện tích
9897km
2
), với một phần của tỉnh ăk
Nông, ăk Lăk và 2 huyện của tỉnh ồng
Nai. Hiện nay, ở thượng nguồn, sông ồng
Nai không còn là dòng sông nguyên thủy
nữa, mà đã bị chặt khúc thành nhiều hồ
nước, những đoạn sông “chết” bởi các bậc
thang thủy điện khá dày trên dòng chính
lẫn các chi lưu. Việc xây dựng quá nhiều
công trình thủy điện như a Nhim, Hàm
Thuận- a Mi, ại Ninh, ồng Nai 2, 3, 4,
5 trên cùng một lưu vực sông sẽ làm mất
đi dòng chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến hệ
động - thực vật lưu vực thượng và hạ lưu.
Các thủy điện cũng gây xói lở, rửa trôi đất,
thay đổi chế độ thủy văn, ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn nước Mặt khác, gần
như toàn bộ lượng phù sa đều tích tụ lại
16
lòng hồ, làm giảm độ màu mỡ vùng hạ du.
Một số công trình thủy điện chuyển nước
sang lưu vực khác, hoặc công trình có kênh
dẫn đã làm mất cân bằng lượng nước phía
sau đập và vùng hạ du, tác động xấu tới
môi trư ng, gây ra nhiều đoạn sông “chết”.
Cát Tiên, ạ Tẻh từng là hai huyện
trọng điểm lúa của Lâm ồng vì có đồng
ruộng rất rộng, phì nhiêu nh vào phù sa
của sông ồng Nai. Nhưng, hiện nay nhiều
nông dân cho biết làm ruộng không có lãi,
phí tổn nhiều hơn mà năng suất thấp. Gần
chục năm nay lũ không về nữa, cho nên
đồng ruộng không còn được tôi rửa, không
được sông ồng Nai bồi đắp phù sa, chuột
và sâu hại sinh sôi rất nhiều và tha hồ cắn
phá. Cứ thế đồng ruộng dần cằn cỗi, phát
sinh nhiều dịch bệnh, năng suất rất thấp,
không ổn định Ngược lên lòng hồ thủy
điện ồng Nai 3, những ốc đảo phủ xanh
cây rừng là dấu tích còn lại của 2.600ha
rừng đặc dụng của Khu Bảo tồn thiên nhiên
Tà ùng thuộc huyện ắk G’long (tỉnh
ắk Nông) bị chìm trong lòng hồ, trong
khi phía Lâm ồng cũng mất hơn 2.000ha
rừng do hồ thủy điện này. Tiếp tục ngược
dòng ồng Nai, đến Nhà máy thủy điện
ồng Nai 4, sẽ thấy cảnh tượng một đoạn
sông gần 1km từ thân đập xuống nhà máy
khô kiệt hoàn toàn, trơ đá, hai bên là mảng
rừng lơ thơ còn sót lại.v.v.
Sự ô nhiễm, suy thoái môi trường tự
nhiên ở hạ nguồn dòng Đồng Nai: Từ năm
2008, tình trạng ô nhiễm môi trư ng sông
ồng Nai do xả thải từ vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam gây ra đã được dư luận rất
quan tâm, đòi hỏi phải đầu tư khắc phục.
Các nhà khoa học đã nêu cảnh báo: “Theo
đà phát triển như quy hoạch, thì đến năm
2010, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ
có 74 KCN-KCX đi vào hoạt động. Nếu
như tất cả các khu công nghiệp này được
lấp đầy diện tích thì mỗi ngày hệ thống
sông ồng Nai sẽ phải tiếp nhận khoảng
1,54 triệu m3 nước thải công nghiệp, trong
đó có khoảng 278 tấn cặn lơ lửng, 231 tấn
BOD5, 493 tấn COD, 89 tấn Nitơ tổng, 12
tấn Phospho và nhiều kim loại nặng cùng
với các tác nhân ô nhiễm độc hại khác.
ồng th i, mỗi ngày còn có khoảng 1,73
triệu m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có
khoảng 702 tấn cặn lơ lửng, 421 tấn
BOD5, 756 tấn COD, 59 tấn Nitơ tổng, 15
tấn Phospho tổng, 243 tấn dầu mỡ phi
khoáng và nhiều vi trùng gây bệnh khác
cũng sẽ được xả thẳng ra hệ thống sông
ồng Nai. Nếu không có biện pháp bảo vệ
hữu hiệu, trong tương lai không xa, hàng
chục triệu ngư i sống quanh lưu vực sông
ồng Nai sẽ có nguy cơ thiếu nguồn nước
sinh hoạt do nước sông bị ô nhiễm. Môi
trư ng lưu vực sông Ðồng Nai đã bị hủy
hoại nghiêm trọng. Sông Thị Vải gần như
đã “chết”, sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng.
Nhiều kênh rạch trong vùng nước chuyển
mầu đen, không khí, tiếng ồn... đều ô
nhiễm quá giới hạn cho phép”(1). Thực tế
hiện nay cho thấy có rất nhiều chỉ số đã
vượt xa hơn so với những cảnh báo nói trên
nhiều lần và ngày càng xuất hiện thêm
những dấu hiệu suy thoái mới.
+ Hiện trạng lối sống của cư dân
thuộc lưu vực sông tác động tới dòng sông
và những hậu quả xấu từ những hoạt động
sản xuất, sinh hoạt gây ra cho dòng sông
- Ở khu vực thượng nguồn lưu vực sông:
Trên địa bàn tỉnh Lâm ồng, trong
những năm qua, sự phát triển kinh tế đã tạo
ra nhiều sức ép đối với môi trư ng nước ở
thượng nguồn lưu vực hệ thống sông ồng
Nai. ặc biệt là các hoạt động khai thác
khoáng sản, phát triển đô thị, du lịch, công
nghiệp, nông nghiệp... gây ra suy kiệt rừng,
ô nhiễm cục bộ tại nhiều nơi. Theo các
điều tra, khảo sát, nhiều doanh nghiệp sản
xuất có phát sinh nước thải ra sông ồng
17
Nai chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Lâm ồng
như, TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm (khai
thác Bô-xuýt, các nhà máy dệt, nhuộm,
phân bón); huyện ức Trọng, Lâm Hà (chế
biến cà phê); huyện ạ Tẻh và Cát Tiên
(khai thác cát, sỏi) đang âm thầm “giết”
sông ồng Nai từng ngày.
Hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản cũng có những vi phạm
phổ biến. Chỉ trong vòng 60 năm lại đây,
diện tích rừng ở Lâm ồng đã mất tới gần
40%, thay vào đó là những vùng chuyên
canh cây cà phê, trà, dâu tằm, rau, là những
cây trồng có chiều cao không quá 4m, cùng
với khoảng 90.000 ha đất trống, đồi núi
trọc, thực chất đã là một diện tích tiền sa
mạc hóa. Ngư i dân ở Lâm ồng, ăk
Nông phát triển cây cà phê, cây dâu bằng
mọi cách, đặc biệt họ đã triệt hạ nhiều nghìn
ha rừng, kể cả rừng trồng của lâm trư ng để
trồng cà phê. Tất cả những việc đó đã dẫn
tới tốc độ rửa trôi diễn ra rất nhanh. Sông,
suối bị bồi lấp, nước không có lối thoát nên
tràn xuống rất nhanh gây ra lũ quét nguy
hiểm. Nước trôi nhanh gây thiếu hụt nước
về mùa khô, ảnh hưởng tới đ i sống của
nhiều triệu dân ở thành phố Hồ Chí Minh,
tỉnh ồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh việc rửa trôi làm cạn kiệt và
nhiễm bẩn nguồn nước, phải kể đến sự ô
nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu, vốn được
sử dụng với số lượng rất lớn và khá tuỳ
tiện của các vùng chuyên canh rau tại
thành phố à Lạt, các huyện ức Trọng,
ơn Dương và các huyện trồng cây công
nghiệp khác trong thượng nguồn lưu vực.
Do canh tác theo lối cổ truyền trên đất gần
với các thảm thực vật của rừng nên khả
năng nhiễm sâu bệnh ở rau, hoa, cà phê là
rất lớn. Cho đến nay, biện pháp ngăn chặn
chủ yếu vẫn chỉ là phun thuốc hóa học trừ
sâu. Ngoài ra, để cho cây trồng, vật nuôi
tăng trưởng nhanh, mau thu lợi, ngư i dân
còn dùng các loại thuốc kích thích có
nguồn gốc hoá học gây độc hại cho ngư i.
Tất cả dư lượng của chúng được các cơn
mưa rửa trôi và dồn về các hồ chứa là nơi
cung cấp nước ăn và tưới tiêu cho cây
trồng. Sở Tài nguyên và Môi trư ng tỉnh
Lâm ồng cho biết hằng năm địa phương
này sử dụng hơn 500.000 tấn phân bón vô
cơ, 3.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật... Toàn
bộ dư lượng các hóa chất này đều đổ vào
các hồ chứa, sông suối và theo dòng chảy
sẽ đổ ra sông ồng Nai.
- Hiện trạng ô nhiễm tính chung cho
hoạt động sống của dân cư toàn lưu vực
sông: Trong phiên họp sáng 6/11/2015 tại
TP. Biên Hòa ( ồng Nai), Ủy ban bảo vệ
môi trư ng lưu vực hệ thống sông ồng
Nai cho biết, đổ vào con sông này
có khoảng 4.500 điểm xả thải từ hơn
10.174 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,
400 làng nghề, cùng các loại hình sản xuất
nông nghiệp có phát thải độc hại. Bình
quân một ngày lưu vực sông tiếp nhận trên
480.000 m
3
nước thải từ các khu công
nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp
phân tán trên lưu vực. Nhiều doanh nghiệp
không xây dựng hệ thống xử lý chất thải
hoặc đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng
không vận hành, vận hành không thư ng
xuyên để đối phó với cơ quan chức năng
khi kiểm tra. Hoặc dùng thủ đoạn xây dựng
hệ thống xả thải bí mật ngoài thiết kế đã
được phê duyệt, thẩm định để xả nước thải
chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn ra sông, kênh, rạch.
Toàn lưu vực hiện có rất nhiều trang
trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn,
nhưng thiếu hệ thống xử lý phân rác, phế
thải, gây ô nhiễm sinh-hóa rất nghiêm trọng.
Nước thải từ hoạt động của các làng nghề
và các trại chăn nuôi, cùng với lượng lớn
nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã được
xả trực tiếp ra các dòng suối, sông phụ lưu,
18
rồi đổ vào sông ồng Nai hàng ngày gây ô
nhiễm rất nghiêm trọng. Tính từ đầu năm
2013 đến giữa năm 2015, lực lượng cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trư ng trên
11 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông ồng
Nai đã phát hiện 2.116 vụ vi phạm và xử
phạt hơn 100 tỉ đồng, khởi tố 15 vụ. ây
mới chỉ là một phần nhỏ trong tổng số các
vụ vi phạm thư ng xuyên.
+ Nguyên nhân của những tác động
tiêu cực của dân cư thuộc lưu vực dẫn tới
sự suy thoái sông Đồng nai hiện nay:
Ngoài những nguyên nhân khách quan
như sự buông lỏng, yếu kém trong quản lý
nhà nước của các địa phương; sự gia tăng
lợi ích nhóm của một số tập đoàn kinh tế;
sự yếu kém trong phối hợp giữa các địa
phương .v.v, từ góc độ dân cư có hai nhóm
nguyên nhân chủ yếu, đó là:
- Thứ nhất, từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Sản xuất của ngư i dân, nhất là
đồng bào các dân tộc thiểu số, còn ở trình
độ rất thấp, còn mang nặng tính tự phát và
chạy theo phong trào, nhất là trong sản xuất
nông nghiệp. Mặt khác, các nương rẫy của
đồng bào các tộc ít ngư i hoàn toàn được
canh tác dựa vào tự nhiên. Họ phát đốt
những cánh rừng trên triền dốc, có khi dốc
tới 300 - 350 và cứ thế là trồng tỉa. Các cách
làm đó, cùng với việc đào đãi vàng, thiếc,
bô xuýt theo kiểu thủ công, công nghệ thấp
đã phá vỡ sự liên kết tự nhiên trên bề mặt
của đất, dẫn tới việc rửa trôi rất mạnh, làm
sói mòn lớp đất mặt, gây bồi lắng nghiêm
trọng các sông suối đầu nguồn.
Trình độ công nghệ và trình độ chuyên
môn của ngư i lao động rất thấp. Do trình
độ sản xuất thấp nên quy mô của sản xuất
thư ng nhỏ, lẻ, phân tán và rất dễ gây ô
nhiễm. Với 1/5 dân số thượng nguồn thuộc
các tộc ít ngư i còn làm theo kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, đa số họ chưa có kinh
nghiệm trong sản xuất kinh doanh hiện đại,
nên thư ng gây ô nhiễm khó quản lý. Cùng
với đó là con số hơn 50% dân số và lao
động mới chuyển đến từ các tỉnh đồng
bằng, chưa kịp có được những kinh nghiệm
và sự tôn trọng cần thiết với rừng. Do vậy,
họ đã tàn phá rừng, đất rừng một cách rất
tàn nhẫn. Ở khu vực hạ nguồn đang tập
trung nhiều loại hình sản xuất công nghiệp
nhỏ với công nghệ thấp, gây ô nhiễm cao;
nhiều hộ chăn nuôi cá thể không đảm bảo
tiêu chuẩn môi trư ng, xả thải chưa qua xử
lý vào dòng sông .v.v. ây là những nhân
tố làm gia tăng những tác động xấu tới sinh
thái toàn lưu vực sông ồng Nai.
- Thứ hai, từ các tập quán sinh hoạt,
cách thoả mãn các nhu cầu sống của dân cư
lưu vực thượng nguồn sông ồng Nai:
Những tập quán lạc hậu trong sinh
hoạt, sản xuất và ý thức pháp luật kém của
ngư i dân cũng gây hại đáng kể cho môi
trư ng. Tập quán chăn thả tự nhiên với các
đàn gia súc dễ gây ra dịch bệnh và ô nhiễm
sinh hoá cho nguồn nước các sông suối.
Tập quán đốt rừng làm rẫy, cùng với nhu
cầu dùng củi và than củi của đồng bào dân
tộc thiểu số ở lưu vực thượng nguồn, hàng
năm lên đến hàng trăm nghìn Ster, cũng là
một nguyên nhân làm cho rừng bị mất, thải
ra nhiều khí thải độc hại. Có nhiều trư ng
hợp bà con các dân tộc thiểu số bị xúi dục
đã phát, đốt nương rẫy rồi bán cho ngư i
Kinh kiếm ít tiền, ăn tiêu hết sau đó lại đi
đốt, phát tiếp, rồi lại bán... Cứ như vậy vì
trục lợi ngư i ta đã làm sống lại tập quán
du canh du cư vốn rất lạc hậu, mà trước kia
đã được đẩy lùi đáng kể. Và rừng cứ tiếp
tục mất.
2.3. Các giải pháp xây dựng lối sống
lành mạnh cho dân cư, góp phần bảo vệ,
khai thác hợp lý sông Đồng Nai, đảm bảo
phát triển bền vững cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam
Trong chiến lược phát triển đất nước
19
đến năm 2020 được ại hội lần thứ XI
thông qua, ảng ta lần đầu tiên nêu lên
quan điểm phát triển. Theo đó, ảng ta
cũng đã xác định rõ: “Phát triển nhanh gắn
liền với phát triển bền vững, phát triển bền
vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến
lược Phát triển nhanh và bền vững phải
luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã
hội”(2). Việc xác định các giải pháp bảo
vệ, quản lý, khai thác bền vững sông ồng
Nai, phục vụ tăng trưởng bền vững vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam cần quán triệt
quan điểm phát triển nêu trên. Theo tinh
thần đó, chúng tôi xin đề xuất mấy nhóm
giải pháp lớn như sau:
+ Giải pháp về quản lý Nhà nước đảm
bảo phát triển hài hoà, an toàn và bền
vững toàn lưu vực sông Đồng Nai
Với vai trò quản lý nhà nước, cần phải
quan tâm giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi
trư ng song hành cùng sự phát triển của
doanh nghiệp và nguồn nước, môi trư ng
sống của ngư i dân. Cần tăng cư ng vai trò
và trách nhiệm của Ủy ban sông ồng Nai
trong việc giải quyết các vấn đề môi trư ng
liên vùng, liên tỉnh; thực thi tốt vai trò giám
sát của Ủy ban đối với các dự án tác động
đến môi trư ng, như các dự án nạo vét khai
thông luồng lạch... Trong đó, nhiệm vụ
thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn
thải và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý sẽ là
nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2014-
2020. Cần tiếp tục hoàn thiện và thực thi
nghiêm túc hệ thống pháp luật trong quản
lý toàn diện lưu vực sông ồng Nai hướng
tới phát triển bền vững toàn lưu vực.
+ Giải pháp phối hợp bảo vệ, tái tạo
và phát triển môi trường tự nhiên giữa các
tỉnh trong toàn lưu vực sông Đồng Nai
Ô nhiễm môi trư ng trên lưu vực sông
ồng Nai chỉ có thể được giải quyết khi có
sự phối hợp hữu cơ giữa các tỉnh thuộc lưu
vực, đồng th i từng địa phương phải thực
hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Các
địa phương cần coi công tác bảo vệ môi
trư ng lưu vực sông ồng Nai là hoạt
động quan trọng, không thể tách r i trong
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Theo đó, các địa phương cần thống
nhất xây dựng một kế hoạch theo dõi, quan
trắc và cơ chế chia sẻ thông tin về các
nguồn thải để phục vụ kịp th i và có hiệu
quả cho công tác quản lý nhà nước về môi
trư ng; đẩy nhanh tiến độ giải quyết các
điểm nóng ô nhiễm môi trư ng nước liên
tỉnh ở hạ nguồn. Các tỉnh, thành phố trong
lưu vực nên lồng ghép các mục tiêu, nội
dung của ề án sông ồng Nai vào
Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 24-NQ/TW và một số chương trình
mục tiêu quốc gia có liên quan như:
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu
quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trư ng, tranh thủ nguồn ngân sách
nhà nước và các nguồn kinh phí khác để
triển khai các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi
trư ng trên lưu vực sông.
Giải pháp có tính căn cơ, bền vững
nhất chính là cần tập trung giữ vững và
từng bước gia tăng diện tích rừng đặc dụng
phòng hộ đầu nguồn ở lưu vực thượng
nguồn dòng ồng Nai. Cần tiếp tục triển
khai tốt Quyết định số: 380/QĐ-TTg, ngày
10 tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đóng góp, chi trả tái tạo
môi trư ng rừng. Các tỉnh thuộc lưu vực hạ
nguồn cần thực hiện thu, đóng góp đủ,
phối hợp với các tỉnh lưu vực thượng
nguồn đảm bảo việc giữ và gia tăng diện
tích che phủ rừng. Các tỉnh thuộc lưu vực
thượng nguồn cần coi việc gia tăng diện
tích rừng phòng hộ đầu nguồn là ưu tiên số
một trong phát triển kinh tế-xã hội. Bởi lẽ,
đây là thế mạnh chủ yếu của các tỉnh lưu
20
vực thượng nguồn, nếu làm tốt sẽ vừa đảm
bảo phát triển cho chính họ, đồng th i còn
ảnh hưởng tốt nhất tới dòng ồng Nai và
sẽ tác động tích cực tới đ i sống dân cư các
tỉnh hạ nguồn. Muốn vậy, phải đảm bảo
cho dân cư lưu vực thượng nguồn, nhất là
đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ động
phát triển rừng và sống tốt được nh rừng.
Cần sớm thống nhất được một cơ chế phối
hợp giữa các tỉnh, thành phố trên toàn lưu
vực, khắc phục ngay các xung đột lợi ích
cục bộ, tuyệt đối tránh tình trạng vì lợi ích
của địa phương mình mà bất chấp thiệt hại
về lợi ích của các địa phương khác trên lưu
vực, đặc biệt là các địa phương hạ nguồn.
+ Các giải pháp phát huy vai trò của
Khoa học Xã hội-nhân văn (KHXH-NV)
xây dựng lối sống lành mạnh, tiến bộ trong
dân cư toàn lưu vực sông Đồng Nai. Trên
thực tế, th i gian qua, việc xem xét, giải
quyết các vấn đề ô nhiễm sông ồng Nai
thư ng được tiến hành bởi các nhà khoa
học tự nhiên, chủ yếu là khoa học môi
trư ng. Tuy nhiên, muốn đảm bảo sự lành
mạnh, bền vững của các dòng sông, trong
đó có dòng ồng Nai, rất cần tác động vào
dân cư-chủ thể của sản xuất và tiêu dùng,
những ngư i thụ hưởng các lợi ích từ dòng
sông sạch, cũng đồng th i là chủ thể quyết
định sức sống lành mạnh của chính các
dòng sông. Và, để có thể xây dựng lối sống
lành mạnh, tiến bộ trong dân cư toàn lưu
vực sông ồng Nai, góp phần khắc phục sự
suy thoái, đưa dòng sông trở lại trong sạch,
an toàn bền vững, chắc chắn chúng ta phải
phát huy mạnh mẽ vai trò của KHXH-NV.
Theo chúng tôi, những hướng mà
KHXH-NV cần tập trung chủ yếu gồm:
- Một là, các nhà KHXH-NV cần tập
trung tìm đúng những nguyên nhân dẫn
đến sự thiếu lành mạnh, gây nguy hại trong
sự tác động của dân cư tới dòng sông ồng
Nai th i gian qua. Tăng cư ng sự liên kết
chặt chẽ giữa KHXH-NV với Khoa học Tự
nhiên-công nghệ và các nhà quản lý để
phát huy vai trò của bản thân KHXH-NV
khi hoạch định chính sách phát triển kinh
tế-xã hội của từng địa phương, cả vùng ở
từng giai đoạn, th i kì trong việc khai thác,
tác động vào dòng sông ồng Nai phục vụ
dân sinh và sự nghiệp Công nghiệp hóa-
hiện đại hóa. Tập trung nghiên cứu, làm rõ
các nội dung, điều kiện và cách thức thực
thi lối sống lành mạnh trong dân cư như là
phương thức để phát triển bền vững trong
hoàn cảnh nước ta hiện nay nói chung, toàn
lưu vực sông ồng Nai nói riêng.
- Hai là, tăng cư ng sự can dự của các
nhà KHXH-NV vào quá trình quy hoạch,
vận hành các loại hình sản xuất, hợp tác
đầu tư, theo vị trí đặc thù của từng địa
phương. Các nhà KHXH-NV cần được
tham gia ngay từ khâu lập các dự án đầu tư
tại các khu công nghiệp, khu nông nghiệp
công nghệ cao để nêu ra các yêu cầu về
phát triển lành mạnh, phát hiện và ngăn
chặn những biểu hiện chạy theo lợi nhuận
thuần tuý kinh tế, cố tình vi phạm các quy
chuẩn về lành mạnh ở mọi khía cạnh của
nhà đầu tư. Họ cũng sẽ tư vấn cho nhà
quản lý, cho đội ngũ những ngư i lao động
về giá trị, nội dung của sự lành mạnh; giáo
dục tinh thần yêu nước, nhân bản thông
qua việc thực hiện lối sống lành mạnh
trong sản xuất, kinh doanh; khơi dậy ý thức
tự giác và quyết tâm vươn tới sự lành mạnh
hoá trong đ i sống, sản xuất ở những cộng
đồng doanh nghiệp và dân cư.
- Ba là, tăng cư ng vai trò và sức mạnh
của các chế tài Pháp luật trong quản lý sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và
ngư i dân thuộc lưu vực sông ồng Nai.
Với ngư i sản xuất: cần có quy chế chặt
chẽ từ khâu đăng kí sản xuất kinh doanh,
giám sát thư ng xuyên và phạt thật nặng,
cấm vĩnh viễn, thậm chí phạt tù với những
21
ai không tuân thủ nghiêm các quy trình an
toàn trong sản xuất, gây ô nhiễm cho dòng
sông. Cũng cần có những khuyến thưởng
thích đáng cho những ai phát hiện, tố giác
các hành vi sản xuất, kinh doanh mất an
toàn, xả thải gây ô nhiễm cho dòng sông.
- Bốn là, tăng cư ng giáo dục để nâng
cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng,
bảo vệ an toàn dòng sông, định hướng cho
các nhu cầu lành mạnh, nhất là với dân cư
lưu vực thượng nguồn. Giáo dục đạo đức
cho ngư i sản xuất; đề cao quyền tự vệ của
ngư i tiêu dùng, ý thức trách nhiệm với
tương lai của mình và cộng đồng để chống
lại việc gây ô nhiễm, độc hại. Dựa vào
pháp luật và các cơ quan chức năng để đấu
tranh với sự lừa dối, những sản phẩm bẩn,
độc hại; các hành vi xả thải độc hại cho
dòng sông; kiên quyết từ chối tiếp nhận sản
phẩm, tẩy chay các cơ sở sản xuất gian dối,
gây ô nhiễm đó trong toàn thể cộng đồng.
3. Kết luận
Sông Ðồng Nai có ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn sống của hơn 17 triệu dân, trong
đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
nhưng hiện đã và đang bị hủy hoại nghiêm
trọng. Việc bảo vệ an toàn, lành mạnh cho
sông ồng Nai là hết sức quan trọng và cấp
bách. ể thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn
dòng ồng Nai cần sớm thống nhất được
một cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành
phố trên toàn lưu vực, khắc phục ngay tình
trạng vì lợi ích cục bộ của mỗi địa phương,
bất chấp thiệt hại về lợi ích của các địa
phương khác. Tiếp cận vấn đề từ góc độ lối
sống dân cư thuộc lưu vực sông sẽ cho ta
thấy rõ cơ sở khoa học của vấn đề đặt ra.
Bởi lẽ, lối sống lành mạnh của dân cư,
được thực hành bởi dân cư, là tiền đề cho
phát triển bền vững. Cũng chính lối sống
của dân cư làm xuất hiện thư ng xuyên sự
thiếu lành mạnh, cần được nghiên cứu và
điều chỉnh mới đảm bảo phát triển bền
vững. Với sông ồng Nai, giải pháp có tính
cơ bản, bền vững nhất hiện nay chính là cần
tập trung giữ vững và từng bước gia tăng
diện tích rừng phòng hộ ở lưu vực thượng
nguồn. ây là những vấn đề rất khó tìm
được tiếng nói chung, nhất là với cư dân
các tỉnh lưu vực thượng nguồn. Nhưng để
đảm bảo phát triển bền vững toàn vùng, thì
nhất thiết phải làm và càng làm sớm sẽ
càng giảm bớt được những hậu quả, cả
trước mắt và lâu dài./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang thông tin điện tử Chính phủ. Khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường ở vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (13:17 27/04/2008); và
Cảnh báo về thảm họa môi trường tại vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam (08:10 04/04/2007).
2. ảng cộng sản Việt Nam. Năm 2011, Nxb
CTQG. Hà Nội, Chiến lược kinh tế-xã hội
2011-2020, Văn kiện H B toàn quốc lần
thứ XI, tr 98-101.
3. Thủ tướng CP, Quyết định chính sách thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số: 380/Q -
TTg; ngày 10 tháng 04 năm 2008 và Quyết
định số 1788/Q -TTg ngày 01/10/2013;
4. Địa chí địa phương, UBND các tỉnh: Lâm
ồng, ăk Nông, ồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước chịu trách nhiệm xuất bản.
5. Minh Hải, Cao Nguyên, “Sông ồng Nai kêu
cứu: Mối họa nguồn nước”, Báo Lao động,
T 31/03/2015 22:48.
6. Bùi Trung Hưng (2002), “Dân cư trong tồn tại
xã hội ở tỉnh Lâm ồng và sự vận động của nó
hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
7. Bùi Trung Hưng, “Lành mạnh để phát triển bền
vững ở tỉnh Bình Dương, khu vực ông-Nam
bộ: tiếp cận từ góc độ dân cư và vai trò của
KHXH-NV”, Kỉ yếu Hội thảo KH Phát triển
bền vững vùng Đông Nam Bộ, ngày 12/7/2012,
do Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ và
UBND ồng Nai tổ chức tại Biên Hòa.
8. Ủy ban sông ồng Nai, Biên bản các cuộc
họp lần thứ 7 và thứ 9 (2014-2015).
Ngày nhận bài: 16/8/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_loi_song_dan_cu_thuoc_luu_vuc_toi_song_dong_na.pdf