This paper presents some results of three dimensional (3D) modelling application
to research effects of Coriolis force on field current and suspended sediment transport in the coastal
area of Red River delta. In this study, a 3D numerical model was set up, calibrated and validated by
measured data. Two simulation groups were set up: with Coriolis force and without Coriolis force
in the model. The studied results show that the Coriolis force is factor, which causes and
strengthens flows alongshore, increases current velocity in coastal zone of Van Ly - Hai Hau. This
factor also increases alongshore water and suspended sediment flux from north to southwest with
the variation in each cross sections. The results have also shown the role of Coriolis force on the
lack of sediment in coastal area of Van Ly - Hai Hau in the rainy season.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng chảy và vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven bờ châu thổ Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
219
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 219-228
DOI: 10.15625/1859-3097/14/3/5159
ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC CORIOLIS ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ
VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG VÙNG VEN BỜ
CHÂU THỔ SÔNG HỒNG
Vũ Duy Vĩnh1*, Sylvain Ouillon2
1Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2IRD, UMR 5566 LEGOS, 14 av. Edouard Belin, 31400 Toulouse, France
*Email: vinhvd@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 21-3-2014
TÓM TẮT: Bài viết này trình bày các kết quả áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) để
nghiên cứu ảnh hưởng của lực Coriolis đến chế độ dòng chảy và vận chuyển trầm tích lơ lửng ở
vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứu này, một mô hình 3 chiều đã được thiết lập và
được kiểm chứng với các số liệu đo đạc khảo sát. Hai nhóm kịch bản tính đã được thiết lập: có lực
Coriolis và không có lực Coriolis. Các kết quả tính toán cho thấy lực Coriolis là yếu tố góp phần
tạo thành và làm tăng cường dòng chảy dọc bờ, tăng tốc độ dòng chảy ở khu vực ven bờ Văn Lý -
Hải Hậu. Yếu tố này làm tăng cường mạnh lượng nước và trầm tích lơ lửng di chuyển dọc bờ xuống
phía Nam - Tây Nam với mức độ khác nhau ở mỗi mặt cắt. Vai trò của lực Coriolis cũng được thể
hiện thông qua tác động gây ra sự thiếu hụt trầm tích ở vùng ven bờ Văn Lý - Hải Hậu.
Từ khóa: Mô hình, lực Coriolis, vận chuyển, trầm tích lơ lửng, ven bờ châu thổ sông Hồng.
MỞ ĐẦU
Chuyển động của chất lỏng, được biểu diễn
qua phương trình Navie-Stock [1]. Trong mô
hình Delft3D [2], giả thiết đối với chất lỏng
không nén, phương trình động lượng cho các
thành phần bình lưu được viết dưới dạng sau:
2 2
2 2 0( ) ( )
bx x
w w
Fu u u u uu v g fv v
t x y x d d x y
η τ
ρ η ρ η
∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂+ + + − + − − + = ∂ ∂ ∂ ∂ + + ∂ ∂
(1)
2 2
2 2 0( ) ( )
by y
w w
Fv v v v vu v g fu v
t x y x d d x y
τη
ρ η ρ η
∂ ∂ ∂ ∂ ∂ ∂+ + + + + − − + = ∂ ∂ ∂ ∂ + + ∂ ∂
(2)
Ở đây: d- độ sâu (m); Fx,y - các thành phần
ứng suất rối (N/m2); u, v- vận tốc trung bình
theo độ sâu (m/s); U- là độ lớn vận tốc tuyệt
đối (m/s), U=(u2+v2)1/2; ρw- mật độ của nước
(kg/m3); υ- hệ số nhớt rối (m2/s); η- mực nước
(m); g- gia tốc trọng trường (m/s2); τbx,y- các
thành phần ứng suất đáy theo phương x, y
(N/m2); f- tham số Coriolis (1/s).
Tham số Coriolis trong phương trình (1) và
(2) biểu thị cho ảnh hưởng của lực Coriolis và
được biểu diễn như sau:
f = 2Ω.sinφ (3)
Với: Ω-vận tốc quay của trái đất; φ là vĩ độ
địa lý. Như vậy, lực Coriolis sẽ có giá trị nhỏ
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain Ouillon
220
nhất ở vùng xích đạo và tăng dần về phía 2 cực
của trái đất.
Đối với các vùng cửa sông ven biển, có 4
yếu tố chính tác động đến hướng và độ lớn của
dòng chảy. Những yếu tố này được liệt kê theo
thứ tự sau đây: 1-ảnh hưởng của thủy triều; 2-
ảnh hưởng của lực trọng trường (gravitational
forces) do chênh lệch tỷ trọng giữa nước sông
ngòi từ lục địa đưa ra và nước biển mặn từ biển
đưa vào; 3- lực hấp dẫn cần thiết để tạo sự vận
chuyển về phía biển của các khối nước sông; 4-
lực Coriolis và lực ly tâm do chuyển động quay
của trái đất [3]. Dưới ảnh hưởng của lực
Coriolis, các chuyển động ở vùng bắc bán cầu
sẽ lệch về phía bên phải theo hướng của chuyển
động và các chuyển động ở vùng nam bán cầu
sẽ lệch về phía bên trái theo hướng của chuyển
động [4].
Mặc dù có những ảnh hưởng rõ rệt lên đặc
điểm thủy động lực và vận chuyển trầm tích
nhưng do lực này phụ thuộc nhiều vào kích cỡ
mà các cửa sông ven biển lại có kích cỡ nhỏ
nên những nghiên cứu về ảnh hưởng của lực
này cho đến nay vẫn còn khá ít. Trong các
nghiên cứu về vùng cửa sông ven biển,
Pritchard [5, 6] đã đưa các đánh giá về vai trò
của lực Coriolis đến sự uốn lượn của các lòng
sông ở vùng có vĩ độ trung bình và cao. Wang
(1987) đã mô phỏng điều kiện dòng chảy và
vận chuyển trầm tích lơ lửng trên sông Dương
Tử [7]. Qua đó nhận thấy rằng đối với hoàn lưu
ngang: phần lớn dòng chảy ở bên phía bờ phải
của sông thì hướng chảy xuống dưới trong khi
các dòng chảy phía bên bờ trái của sông lại
hướng lên phía trên; Trong khi đó, đối với các
hoàn lưu theo phương thẳng đứng, dòng chảy
hướng xuống phía dưới cửa sông ở các tầng
trên và hướng lên trên cửa sông ở các tầng
dưới. Chính sự chuyển động đó của các khối
nước gây ra sự vận chuyển trầm tích và tạo
thành sự uốn lượn của các lòng sông [8-10].
Cũng ở sông Dương Tử, theo đánh giá của
Chen và Zhang (1987): do ảnh hưởng của lực
Coriolis mực nước thủy triều ở bờ trái của sông
Dương Tử thường cao hơn so với bờ phải
khoảng 40-50 cm [11]. Trong nghiên cứu về
vận chuyển trầm tích và biến động địa hình ở
vùng ven bờ phía Đông Anglia (Vương quốc
Anh) bằng mô hình TELEMAC, kết quả cho
thấy khi có ảnh hưởng của lực Coriolis, tốc độ
bồi lắng ở khu vực nghiên cứu đã tăng trung
bình khoảng 12,8 lần so với trường hợp không
có ảnh hưởng của lực Coriolis [12].
Mặc dù lực Coriolis có giá trị không lớn
nhưng do nó có tác động liên tục đến chuyển
động của các khối nước nên nó có một vai trò
quan trọng trong quá trình tiến hóa ở vùng cửa
sông ven biển. Nó tham gia vào các quá trình
tạo thành các bar cát, thay đổi hình dạng các
doi cát, tạo ra các đoạn cong (lồi hoặc lõm),
gây xói lở (bồi tụ) bờ sông [13].
Hệ thống sông Hồng - Thái Bình là một
trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam.
Hằng năm hệ thống sông này cung cấp cho
vùng biển ven bờ châu thổ sông Hồng (CTSH)
khoảng 106-116 tỷ m3 nước, 119 triệu tấn bùn
cát trước khi có đập Hòa Bình và hiện nay
khoảng 46 triệu tấn [14]. Dòng nước và bùn cát
do hệ thống sông Hồng cung cấp đã tạo ra vùng
châu thổ rộng lớn và có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của miền
Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, vùng ven bờ CTSH
cũng là nơi có các điều kiện thủy động lực
(TĐL), trầm tích khá phức tạp do sự tương tác
của các yếu tố như dòng chảy từ sông biến
động mạnh theo mùa [15, 16], dao động mực
nước với biên độ lớn [17] và điều kiện sóng gió
luôn biến đổi mạnh theo thời gian. Chính vì vậy
các điều kiện động lực và vận chuyển trầm tích
ở khu vực này đã nhận được sự quan tâm
nghiên cứu của khá nhiều các tác giả trong và
ngoài nước [18-23]. Trong đó có những đánh
giá về vai trò của thủy triều, của dòng chảy
sông, ảnh hưởng của các điều kiện, sóng-gió
[16, 22, 23]. Trong bài viết này chúng tôi đưa
ra một số kết quả bước đầu nghiên cứu về
những ảnh hưởng của lực Coriolis đến đặc
điểm dòng chảy và vận chuyển trầm tích lơ
lửng (TTLL) ở vùng ven bờ CTSH).
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tài liệu
Trong nghiên cứu này, các dữ liệu đã được
thu thập xử lý bao gồm:
Số liệu độ sâu và đường bờ của vùng ven
bờ CTSH được số hóa từ các từ các bản đồ do
Cục Đo đạc Bản đồ xuất bản năm 2005. Độ sâu
của khu vực phía ngoài và cũng như vùng vịnh
Bắc Bộ được sử dụng từ cơ sở dữ liệu GEBCO
Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng
221
-1/8. Đây là số liệu địa hình có độ phân dải 0,5
phút được xử lý từ ảnh vệ tinh kết hợp với các
số liệu đo sâu [24].
Số liệu khí tượng gồm các số liệu gió
quan trắc trong nhiều năm ở Trạm Hải văn Hòn
Dáu và Bạch Long Vỹ đã được thu thập và xử
lý, trong đó có số liệu đo đạc với tần suất
6h/lần.
Số liệu mực nước để hiệu chỉnh mô hình
là các kết quả đo đạc mực nước (1h/lần) tại
Hòn Dáu trong nhiều năm. Tại các điểm biên
mở gần bờ, các số liệu được thu thập xử lý dựa
trên các kết quả quan trắc. Các hằng số điều
hòa thủy triều ở phía ngoài xa bờ được thu thập
từ cơ sở dữ liệu các hằng số điều hòa thủy triều
FES2004 [25].
Số liệu nhiệt độ và độ muối nước biển ở
vùng biển xa bờ được thu thập từ cơ sở dữ liệu
WOA09 [26] cho khu vực Biển Đông.
Số liệu dòng chảy và hàm lượng TTLL đo
đạc tại một số vị trí khảo sát trong khu vực
nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước:
“Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công
trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình
thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông
ven biển đồng bằng Bắc Bộ” và đề tài Nghị
định thư Việt Nam-Bỉ: “Phát triển hệ thống mô
hình thủy nhiệt động lực-sinh thái biển phục vụ
nghiên cứu và quản lý tài nguyên biển vùng
ven bờ Việt Nam” cũng đã được thu thập xử lý
để phục vụ hiệu chỉnh kiểm chứng độ tin cậy
của mô hình TĐL.
Phương pháp
Trong nghiên cứu này, các phương pháp
chính sau đã được sử dụng:
Phương pháp GIS để số hóa, xử lý và cập
nhật số liệu địa hình. Các phần mềm GIS cũng
được dùng để lồng ghép số liệu địa hình ở vùng
ven biển với số liệu địa hình trong cơ sở dữ liệu
địa hình GEBCO -1/8 ở vùng ngoài khơi.
Phương pháp khai thác số liệu từ cơ sở dữ
liệu nhiệt muối WOA09 [26] và thủy triều
FES2004 nhằm cung cấp số liệu cần thiết để
xác định các điều kiện biên mở nhiệt - muối
cho mô hình TĐL vùng ngoài khơi (với lưới
tính thô) được lưu trữ ở dạng file Netcdf.
Phương pháp lưới lồng (NESTING) được
sử dụng trong nghiên cứu này để tạo ra các điều
kiện biên mở phía biển của mô hình. Để tạo các
file số liệu cho điều kiện biên mở biển của mô
hình với lưới chi tiết (cho vùng ven bờ CTSH),
một mô hình với lưới thô hơn cùng thời gian
tính toán, cùng kiểu lưới tính ở phía ngoài vùng
này đã được thiết lập [2].
Phương pháp ứng dụng mô hình toán
Các điều kiện TĐL được mô hình hóa
bằng module Delft3D-Flow trong hệ thống mô
hình Delft3D của Hà Lan. Đây là hệ thống mô
hình này có thể mô phỏng tốt điều kiện TĐL-
sóng, vận chuyển bùn cát, chất lượng nước ở
vùng cửa sông ven bờ [2].
Trong nghiên cứu này, hệ thống mô hình
TĐL-sóng-vận chuyển TTLL đã được thiết lập
theo một số kịch bản tính khác nhau. Chi tiết về
các tham số tính toán cơ bản, kết quả hiệu
chỉnh và kiểm chứng của hệ thống mô hình này
đã được trình bày trong các công bố liên quan
[15, 16]. Để đánh giá, phân tích ảnh hưởng do
lực Coriolis tới chuyển động của khối nước và
vận chuyển TTLL ở vùng ven bờ CTSH, hai
nhóm kịch bản tính được đưa ra bao gồm: có
tính đến ảnh hưởng do lực Coriolis và không
tính đến ảnh hưởng của lực Coriolis. Mỗi
nhóm kịch bản tính này đều được trong hai
mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa khô.
Hình 1. Vị trí các mặt cắt tính toán
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain Ouillon
222
Các mặt cắt vuông góc với bờ để xác định
dòng nước và TTLL dọc bờ cũng đã được thiết
lập (hình 1). Trong đó:
Mặt cắt S1 ở phía ngoài khu vực cửa Đáy
(đến dộ sâu khoảng 30 m nước).
Mặt cắt S2 ở vị trí phía ngoài khu vực Văn
Lý-Hải Hậu (đến độ sâu khoảng 28-30 m nước)
Mặt cắt S3 ở vị trí phía ngoài khu vực cửa
Ba Lạt (đến độ sâu khoảng 35-40 m nước)
Mặt cắt S4 ở vị trí phía ngoài khu vực
phía ngoài giữa cửa Trà Lý và cửa Thái Bình
(đến độ sâu khoảng 25 m nước).
Mặt cắt S5 ở khu vực phía ngoài cửa Văn
Úc (đến độ sâu khoảng 10-15 m nước).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân bố không gian của trường dòng chảy
và trầm tích lơ lửng
Hình 2. Trường dòng chảy tổng hợp (m/s) vùng ven bờ CTSH trong pha triều xuống
(mùa khô: a-hiện tại, b-không có lực Coriolis; mùa mưa: c-hiện tại; b-không có lực Coriolis)
(a) (b)
(c) (d)
Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng
223
Các kết quả tính toán từ mô hình cho thấy
trong điều kiện hiện tại, dòng chảy tổng hợp ở
vùng ven bờ CTSH đều có xu hướng chảy dọc
bờ hướng xuống phía Nam, Tây Nam các cửa
sông (trong cả mùa mưa và mùa khô). Trường
dòng chảy này có giá trị lớn hơn ở vùng có độ
sâu khoảng 10-25 m (hình 2-a,c). Khi không có
ảnh hưởng của lực Coriolis dòng nước từ sông
chảy thẳng hướng ra biển theo hướng của các
cửa sông (hình 2-b,d). Như vậy, dưới ảnh
hưởng của lực Coriolis, dòng nước ngọt từ
sông Hồng-Thái Bình không được đưa xa ra
ngoài biển mà bị lệch về phía Nam, Tây Nam
tạo thành khối nước chảy dọc bờ với vận tốc
biến động khoảng 0,3-0,8 m/s. Khối nước chảy
dọc bờ này bị hạn chế trong pha triều lên nhưng
được tăng cường mạnh khi pha triều xuống và
kết hợp với dòng chảy dọc bờ gây ra do sóng.
Đáng chú ý là trong các kết quả tính toán cả
mùa mưa và mùa khô đều cho thấy khi không
có ảnh hưởng của lực Coriolis, vận tốc dòng
chảy ở vùng ven bờ khu vực Văn Lý có giá trị
rất nhỏ (dưới 0,1 m/s mùa khô và dưới 0,2 m/s
trong mùa mưa) do dòng chảy dọc bờ không đi
qua khu vực này (hình 2-b,d). Tuy nhiên, trong
điều kiện hiện tại, do khu vực này nằm trong
vùng ảnh hưởng của khối nước chảy dọc bờ đi
qua nên có giá trị vận tốc dao động trong
khoảng 0,3-0,6 m/s (hình 2-a,c). Như vậy, lực
Coriolis cũng là một yếu tố làm tăng ứng suất
xói, góp phần tăng cường quá trình xói lở đáy
và bờ biển ở khu vực này.
Tương tự như đối với dòng chảy, trong
trường hợp không có ảnh hưởng của lực
Coriolis, phạm vi phân bố của TTLL từ các cửa
sông ra khu vực phía ngoài được mở rộng hơn.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng đến phân bố
TTLL ở vùng ven bờ CTSH do lực Coriolis là
khá nhỏ (hình 3).
Hình 3. Phân bố TTLL (kg/m3) vùng ven bờ CTSH triều xuống - tầng đáy mùa mưa
(a-hiện tại; b- không có lực Coriolis)
Ảnh hưởng của lực Coriolis đến dòng chảy
và vận chuyển TTLL ven bờ CTSH
Các kết quả tính toán dòng nước và TTLL
di chuyển dọc bờ qua các mặt cắt (hình 1) ở
vùng ven bờ CTSH luôn biến động theo thời
gian, phụ thuộc khá chặt chẽ vào dao động của
thủy triều. Dòng nước và dòng TTLL biến
động khá đồng pha nhau: cùng đạt giá trị cực
(a) (b)
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain Ouillon
224
đại hoặc cực tiểu. Trong những ngày triều
cường, dòng nước và trầm tích dọc bờ biến
động lớn hơn rõ rệt so với những ngày triều
kém. Cũng vào ngày triều cường, dòng nước và
TTLL chuyển dọc bờ tăng dần khi triều xuống,
thường có giá trị cực đại vào cuối của pha triều
này, sau đó giảm dần và đạt giá trị cực tiểu khi
mực nước tăng lên đến cực đại (hình 4).
Hình 4. Biến động dòng nước và trầm tích phía
ngoài mặt cắt S1 (a-dòng nước; b- dòng TTLL)
và S2 (c-dòng nước; d- dòng TTLL) trong mùa
mưa (24/8-2/9/2009)
Dòng nước và TTLL ở vùng ven bờ CTSH
đều có xu hướng di chuyển dọc bờ về phía
Nam, Tây Nam của bờ châu thổ trong cả mùa
mưa và mùa khô. Kết quả này phù hợp với các
nghiên cứu liên liên quan ở vùng này của một
số tác giả khác [16, 19, 21-23].
Tại mặt cắt phía ngoài cửa Đáy (S1), dòng
nước di chuyển xuống phía tây nam trong mùa
mưa và mùa khô lần lượt có giá trị 11,7 tỷ
m3/ngày và 10,1 tỷ m3/ngày. Như vậy, dòng
nước dọc bờ trung bình ngày trong mùa mưa
lớn hơn khoảng 15% so với mùa khô. Điều này
cho thấy sự ảnh hưởng của các khối nước sông
vào mùa mưa lớn hơn. Tại mặt cắt này, dòng
trầm tích xuống phía tây nam có giá trị khoảng
4.869 kg/ngày (mùa mưa) và rất nhỏ trong mùa
khô (48 kg/ngày). Ảnh hưởng của lực Coriolis
thể hiện vai trò khá lớn khi yếu tố này làm thay
đổi hướng di chuyển của dòng nước và TTLL
từ Đông Bắc (khi không có lực Coriolis) xuống
Tây Nam khi có lực Coriolis (bảng 1). Như
vậy, yếu tố này làm thay đổi tính chất của dòng
nước và TTLL qua mặt cắt (từ hướng lên thành
hướng xuống). Có thể lý giải tác động do lực
Coriolis ở mặt cắt này khá lớn là do sự kết hợp
của các khối nước đi ra từ sông Đáy và các
khối nước từ tích lũy từ các sông ở phía Bắc và
dòng chảy dọc bờ đưa xuống khu vực này.
Tại mặt cắt phía ngoài khu vực Văn Lý-
Hải Hậu (S2), dòng nước trong mùa mưa và
mùa khô lần lượt có giá trị 11,6 tỷ m3/ngày và
10,9 tỷ m3/ngày (gần tương đương với S1).
Trong khi đó dòng TTLL qua mặt cắt này lớn
hơn đáng kể so với mặt cắt S1, với các giá trị
chênh lệch rất lớn giữa mùa mưa
(5.723 kg/ngày) và mùa khô (111 kg/ngày). Ở
mặt cắt này, ảnh hưởng của lực Coriolis vẫn thể
hiện vai trò khá lớn khi trường hợp không có
ảnh hưởng của lực này, dòng nước có xu hướng
đi lên phía bắc đông bắc (bảng 1). Như vậy,
yếu tố này làm thay đổi tính chất của dòng
nước qua mặt cắt (từ hướng lên thành hướng
xuống) vào mùa mưa (tăng khoảng 6,3 lần).
Tuy nhiên vào mùa khô, ảnh hưởng của lực
Coriolis đến khu vực này đã giảm đi khi yếu tố
này chỉ còn có vai trò làm tăng cường sự di
chuyển về phía Nam-Tây Nam (tăng khoảng
8,3 lần) so với tác động làm thay đổi thướng di
chuyển ở mặt cắt S1. Vai trò của lực Coriolis
đến vận chuyển TTLL qua mặt cắt này cũng thể
hiện rất rõ khi đây là yếu tố làm tăng dòng
TTLL đi xuống phía Nam trong mùa mưa từ
298 kg/ngày lên 5.723 kg/ngày (7,2 lần) và
tăng từ 95,3kg/ngày lên 111,1kg/ngày (0,17
lần) vào mùa khô.
Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng
225
Bảng 1. Tổng hợp các kết quả tính dòng nước và trầm tích trung bình ngày qua các mặt cắt
Thời gian Yếu tố Đặc trưng
Mặt cắt
S1 S2 S3 S4 S5
Mùa mưa
(25/8-
9/9/09)
Nước
(tỷ m3/ngày
Không có lực coriolis 5,8 2,2 -12,3 -2,8 -0,8
Hiện tại -11,7 -11,6 -13,8 -6,7 -1,2
Trầm tích
(kg/ngày)
Không có lực coriolis 783,6 -698,0 -3.735,0 -170,1 -1.013,8
Hiện tại -4.869,0 -5.723,2 -4.749,7 -553,0 -1.298,7
Mùa khô
(23/3-
7/4/09)
Nước
(tỷ m3/ngày)
Không có lực coriolis 3,2 -1,2 -11,1 -3,8 -0,9
Hiện tại -10,1 -10,9 -13,6 -6,6 -1,0
Trầm tích
(kg/ngày)
Không có lực coriolis 279,3 -95,3 -227,7 -11,8 -17,9
Hiện tại -48,0 -111,1 -1.085,9 -77,7 -51,6
Ghi chú: dấu âm (-): di chuyển xuống phía Tây Nam; dấu dương: di chuyển lên phía Đông Bắc
Tại mặt cắt phía ngoài cửa Ba Lạt (S3),
dòng nước trong mùa mưa và mùa khô lần lượt
có giá trị 13,8 tỷ m3/ngày và 13,6 tỷ m3/ngày
(bảng 1). Trong khi đó dòng trầm tích qua mặt
cắt này vào mùa mưa có giá trị trung bình
khoảng 4.750 kg/ngày (nhỏ hơn so với mặt cắt
S1 và S2), và khoảng 1.086 kg/ngày (lớn hơn
so với các mặt cắt S1 và S2). Vai trò của lực
Coriolis đến dòng nước và TTLL ở mặt cắt này
nhỏ hơn so với các mặt cắt S1 và S2 khi yếu tố
này chỉ làm tăng nhẹ lượng nước: tăng khoảng
0,12 lần (mùa mưa) và 0,22 lần trong mùa khô.
Dòng TTLL di chuyển về phía Nam - Tây Nam
cũng tăng lên đáng kể: trong mùa mưa dòng
TTLL tăng từ 3.735 kg/ngày lên 4.750 kg/ngày
(0,27 lần) và mùa khô tăng từ 228 kg/ngày lên
1.086 kg/ngày (3,77 lần).
Dòng nước và trầm tích qua mặt cắt phía
ngoài cửa Trà Lý (S4) có giá trị khá nhỏ so với
các mặt cắt ở phía Nam của khu vực nghiên cứu.
Dòng nước chuyển qua mặt cắt này có giá trị
khoảng 6,7 tỷ m3/ngày vào mùa mưa và 6,6 tỷ
m3/ngày vào mùa khô. Trong khi dòng trầm tích
chuyển qua là 553 kg/ngày (mùa mưa) và
78 kg/ngày (mùa khô). Những ảnh hưởng của
lực Coriolis qua mặt cắt này cũng thể hiện rõ rệt
qua mặt cắt này khi đây là yếu tố làm tăng dòng
nước trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 1,39
và 0,75 lần. Dòng trầm tích khi có ảnh hưởng
của lực Coriolis cũng tăng từ 170 kg/ngày lên
553 kg/ngày (2,25 lần) trong mùa mưa và tăng
từ 11,8 kg/ngày lên 77,7 kg/ngày (5,58 lần)
trong mùa khô (bảng 1).
Tại mặt cắt phía ngoài khu vực cửa Văn Úc
(S5), dòng nước và trầm tích chuyển qua có giá
trị nhỏ hơn so với các mặt cắt ở phía Nam của
khu vực nghiên cứu. Điều này có thể được giải
thích là mặt cắt này chỉ tiếp nhận một phần nhỏ
dòng nước và TTLL từ khu vực cửa Nam Triệu
đưa xuống. Dòng nước chuyển qua mặt cắt này
có giá trị khoảng 1,2 tỷ m3/ngày vào mùa mưa
và 1,0 tỷ m3/ngày vào mùa khô. Trong khi dòng
trầm tích chuyển qua là 1.299 kg/ngày (mùa
mưa) và 52 kg/ngày (mùa khô). Những ảnh
hưởng của lực Coriolis qua mặt cắt này cũng
thể hiện rõ rệt qua mặt cắt này khi đây là yếu tố
làm tăng dòng nước trong mùa mưa và mùa
khô lần lượt là 0,6 và 0,19 lần. Dòng TTLL khi
có ảnh hưởng của lực Coriolis cũng tăng từ
1.014 kg/ngày lên 1.299 kg/ngày (0,28 lần)
trong mùa mưa và tăng từ 18 kg/ngày lên
52 kg/ngày (1,9lần) trong mùa khô (bảng 1).
Từ những kết quả phân tích đánh giá ở trên
cho thấy ảnh hưởng của lực Coriolis đến vận
chuyển nước và trầm tích ở vùng ven bờ CTSH
rất rõ rệt. Những ảnh hưởng này thể hiện qua
sự tăng mạnh dòng nước và trầm tích dọc bờ
trong cả mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, sự
vận chuyển dọc bờ là tổng hợp tác động của
các yếu tố như dao động mực nước, dòng nước
ngọt từ sông đưa ra, tác động của sóng, gió và
địa hình. Chính vì vậy, vai trò của lực Coriolis
đến vận chuyển nước và TTLL ở các mặt cắt
khác nhau trong nghiên cứu này khá phân tán
mà chưa thể hiện thành các xu hướng rõ rệt.
Đáng chú ý, kết quả tính toán vận chuyển
trầm tích qua mặt cắt S2 và S3 đều tăng lên
mạnh trong mùa mưa khi có ảnh hưởng của lực
Coriolis. Tuy nhiên dòng trầm tích qua mặt cắt
S2 tăng lên nhiều hơn so với mặt cắt S3 tạo ra
sự chênh lệch khoảng 974 kg/ngày. Nguồn
trầm tích bổ sung cho sự thiếu hụt này có thể từ
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain Ouillon
226
phía ngoài đưa vào (theo phương song song với
đường bờ) nhưng khá ít do hàm lượng TTLL
của nước biển phía ngoài rất nhỏ. Một nguồn
bổ sung khác là từ đáy và ven bờ do quá trình
xói. Điều này có thể phù hợp hơn với đánh giá
ở trên về tác động làm tăng vận tốc dòng chảy
ở vùng ven bờ Văn Lý-Hải Hậu khi có ảnh
hưởng của lực Coriolis. Như vậy, lực Coriolis
cũng có vai trò nhất định đến hiện tượng xói lở
ở vùng ven bờ Văn Lý - Hải Hậu.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở các số liệu đo đạc khảo sát liên
quan, một hệ thống mô hình TĐL, sóng và vận
chuyển trầm tích đã được thiết lập để đánh giá
ảnh hưởng của lực Coriolis đến điều kiện dòng
chảy và vận chuyển TTLL ở vùng ven bờ
CTSH. Các kết quả nhận được cho thấy:
Lực Coriolis là yếu tố góp phần tạo thành
và làm tăng cường dòng chảy dọc bờ, tăng tốc
độ dòng chảy ở khu vực ven bờ Văn Lý - Hải
Hậu. Yếu tố này cũng làm hạn chế sự phát tán
TTLL từ các sông ra phía ngoài biển do các
khối nước sông chuyển hướng di chuyển về
phía Tây Nam các cửa sông.
Ảnh hưởng của lực Coriolis không làm
thay đổi đặc điểm biến động theo thời gian của
dòng nước và trầm tích di chuyển dọc bờ qua
các mặt cắt. Tuy nhiên, yếu tố này làm tăng
cường mạnh lượng nước nước và TTLL di
chuyển xuống phía Nam-Tây Nam với mức độ
khác nhau ở mỗi mặt cắt.
Trong nghiên cứu này, vai trò của lực
Coriolis cũng được thể hiện thông qua tác động
gây ra sự thiếu hụt trầm tích ở vùng ven bờ Văn
Lý - Hải Hậu. Do đó, đây cũng là một trong
những yếu tố góp phần gây ra hiện tượng xói lở
ở khu vực này.
Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
lực Coriolis đến điều kiện dòng chảy và vận
chuyển TTLL trong bài báo này mới chỉ là
những kết quả bước đầu. Mặc dù giá trị tuyệt
đối của lực Coriolis ở khu vực nghiên cứu
không lớn nhưng khi cộng hưởng với các yếu
tố động lực khác như dòng chảy, thủy triều,
sóng và dòng chảy sông thì những tác động của
lực Coriolis đến điều kiện động lực, vận
chuyển trầm tích là yếu tố không thể bỏ qua và
cần được nghiên cứu đánh giá.
Lời cảm ơn: Bài báo này là một phần kết quả
của đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Viện Tài
nguyên và Môi trường biển và Viện Nghiên cứu
vì sự phát triển Pháp, đề tài
VAST.HTQT.Pháp.01/14-15. Các tác giả xin
chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu đó. Các tác
giả cũng chân thành cảm ơn những nhận xét của
các phản biện để bài viết này được hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tritton, D. J., 1988. Physical fluid
dynamics. Oxford, Clarendon Press, 1988,
536 p., 1.
2. Hydraulics, D., 1999, 2000. Delft3D-
FLOW user manual; Delft3D-WAVE user
manual.
3. Jin, Y. H. and Shen, H. T., 1993. Effects of
Criolis’ Force on Estuarine Branch
Fiord[J], Marine Science, No. 4, p. 52-56.
4. Cushman-Roisin, B., 1994. Introduction to
Geophysical Fluid Dynamics. Prentice-
Hall, Upper Saddle River, NJ.
5. Pritchard, D. W., 1955. Estuarine
circulation patterns. Proceedings of the
American Society of Civil Engineers, 81-
717: p. 1-11.
6. Pritchard, D. W., 1956. The dynamic
structure of a coastal plain estuary. Journal
of Marine Research, 15(1): 33-42.
7. Wang K. S. and J. L. Su, 1987. Analysis and
Calculation of Circulation and Suspended
Sediment Transportation at South
Waterway of Changjiang River Mouth.
ACTA Oceanologica Sinica, Vol. 9, No. 5,
pp. 627-637, 1987.
8. Dongsheng Yu, 2006. Analysis on Impact
of the Coriolis Forces on Flow in the
Yangtze River Estuary. Third Chinese-
German Joint Symposium on Coastal and
Ocean Engineering, National Cheng Kung
University, Tainan, November 8-16, 2006.
9. Kundu, P. K., 1990. Fluid Mechanics.
Academic Press.
10. Xiangxing, Y. D. L., 1986. Analysis of the
effect of Earth's rotation on the tides in
Qiantang estuary. Hydro-Science and
Engineering, 1, 002.
Ảnh hưởng của lực coriolis đến dòng
227
11. Chen, J. Y. and C. L. Zhang, 1987. Natural
Environment of Changjiang River Estuary
and its Adjacent Sea, Journal of East China
Normal University, No. 2, p. 86-96, 1987.
12. Kuang, C., and Stansby, P., 2006.
Sandbanks for coastal protection:
implications of sea-level rise. Part 2:
current and morphological modelling.
Tyndall Centre Working Paper 87.
13. Jin, G., 1998. The Evolutional Rule of
Changjiang River mouth and hydrodynamic
effect. ACTA Geographica Sinica, Vol. 53,
No. 3, p. 264-269.
14. Vu, D. V., Ouillon, S., Tran, D. T., and La,
V. C., 2014. Impact of the Hoa Binh Dam
(Vietnam) on water and sediment budgets
in the Red River basin and delta.
Hydrology and Earth System Sciences
Discussions, 11(1): 333-370.
15. Vũ Duy Vĩnh, Bùi Văn Vượng, 2013. Ảnh
hưởng của một số yếu tố khí tượng hải văn
đến biến động địa hình đáy vùng ven bờ
châu thổ Sông Hồng. Kỷ yếu Hội thảo Hội
nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần
thứ 2. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công
Nghệ, 2012. Tr 285-294.
16. Vũ Duy Vĩnh, Trần Đức Thạnh, 2014. Đặc
điểm biến động dòng chảy vùng ven bờ
châu thổ sông Hồng - kết quả nghiên cứu từ
mô hình 3D. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ biển, Tập 14, Số 2. Tr. 139-148.
17. Phạm Văn Huấn, Nguyễn Tài Hợi, 2007.
Dao động mực nước biển ven bờ Việt Nam.
Tạp chí Khí tượng thủy văn, số 556, tháng
4-2007, tr. 30-37.
18. Häglund, M., and Svensson, P., 2002.
Coastal erosion at Hai Hau beach in the
Red River delta, Vietnam. Lund, Sweden
Lund University. Master's thesis, 127.
19. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Văn Ninh,
2005. Hiện trạng nghiên cứu xói lở bờ biển
huyện Hải Hậu. Tài nguyên và Môi trường
biển. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
tr. 200-211.
20. Manh, D. V., and Yanagi, T., 2000. A study
on residual flow in the Gulf of Tongking.
Journal of oceanography, 56(1): 59-68.
21. Steven te Slaa, 2009. Coastal erosion
processes near sea dikes in Hai Hau district,
Vietnam. Master thesis in Delft University
of Technology.
22. Van Maren, D. S., 2004. Morphodynamics
of a cyclic prograding delta: the Red River,
Vietnam. PhD thesis. Utrecht University,
Netherlands Geographical Studies 324,
Utrecht, p. 167.
23. Vũ Duy Vĩnh, Katrijn Baetens, Patrick
Luyten, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh,
2013. Ảnh hưởng của gió bề mặt đến phân
bố độ mặn và hoàn lưu vùng ven bờ châu
thổ sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ biển, Tập 13, Số 1. Tr. 12-20.
24. Jones, M. T., 2003. User guide to the
Centenary Edition of the GEBCO Digital
Atlas and its data sets.
25. Lyard, F., Lefevre, F., Letellier, T., and
Francis, O., 2006. Modelling the global
ocean tides: modern insights from
FES2004. Ocean Dynamics, 56(5-6): 394-
415.
26. World Ocean Atlas, 2009. National
Oceanographic Data Center. 30-03-2010.
_woa09.html. Retrieved 19-5-2010.
Vũ Duy Vĩnh, Sylvain Ouillon
228
EFFECTS OF CORIOLIS FORCE ON CURRENT AND
SUSPENDED SEDIMENT TRANSPORT IN THE COASTAL
ZONE OF RED RIVER DELTA
Vu Duy Vinh1, Sylvain Ouillon2
1Institute of Marine Environment and Resources - VAST
2IRD, UMR 5566 LEGOS, 14 av. Edouard Belin, 31400 Toulouse, France
ABSTRACT: This paper presents some results of three dimensional (3D) modelling application
to research effects of Coriolis force on field current and suspended sediment transport in the coastal
area of Red River delta. In this study, a 3D numerical model was set up, calibrated and validated by
measured data. Two simulation groups were set up: with Coriolis force and without Coriolis force
in the model. The studied results show that the Coriolis force is factor, which causes and
strengthens flows alongshore, increases current velocity in coastal zone of Van Ly - Hai Hau. This
factor also increases alongshore water and suspended sediment flux from north to southwest with
the variation in each cross sections. The results have also shown the role of Coriolis force on the
lack of sediment in coastal area of Van Ly - Hai Hau in the rainy season.
Keywords: Modelling, Coriolis force, suspended sediment transport, coastal area of Red River
delta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5159_20914_1_pb_7303_2079649.pdf