Three-day-old Angel fishes (Pterophyllum altum) were utilized to investigate the
effect of stocking density on their growth performance and survival rate. The fish were cultured in
25 liter, glass tanks at different treatments of density, including 5 individuals/L, 10 inds/L,
15 inds/L and 20 inds/L (triplicated). The results after 84 days showed that growth and survival rate
of angel fish were significantly influenced by stocking density. The length and weight of fish reared
at 5 inds/L (9.597±0.002 mm; 11.700 0.1 g) were the best and significantly higher than fish in the
treatment of 10 inds/L (9.167±0.058 mm; 11.067 0.208g); 15 inds/L (7,699±0,03 mm; 10.933
0,057 g) and 20 inds/L (4.928±0.004 mm; 7.900 0.1g) (P<0.05). The survival rate of 5 inds/L
treatment 85% was significantly higher than that of other treatments (10 inds/L: 80.0±0,5%; 15
inds/L: 77.0±0,57% and 20 inds/L: 74.6±0.38%). In combination of these two factors, the density of
5 inds/L is recommended in culture of three day old to three month old angel fishes
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ông tiên (pterophyllum altum pellegrin, 1930), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
170
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 2; 2014: 170-175
ISSN: 1859-3097
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ ÔNG TIÊN (PTEROPHYLLUM ALTUM
PELLEGRIN, 1930)
Hà Lê Thị Lộc1*, Nguyễn Thị Mỹ Dung2
1Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường Đại học Nha Trang
*Email: haleloc@yahoo.com
Ngày nhận bài: 7-2-2014
TÓM TẮT: Cá ông tiên (Pterophyllum altum) sau 3 ngày nở được nuôi trong các bể kính có thể
tích 25 lít với các mật độ 5 con/lít, 10 con/lít, 15 con/lít và 20 con/lít (3 lần lặp lại) để làm rõ ảnh
hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Kết quả sau 84 ngày thí nghiệm cho
thấy có sự ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giai đoạn 3
tháng đầu mới nở.Cá được nuôi ở mật độ 5 con/lít có tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng
lượng (9,597±0,002 mm ; 11,700 0,1 g) là tốt nhất và khác nhau đáng kể so với cá được nuôi ở
mật độ 10 con/lít (9,167±0,058 mm; 11,067 0,208 g) 15 con/lít (7,699±0,03 mm; 10,933 0,057 g)
và 20 con/lít (4,928±0,004 mm; 7,900 0,1 g) (P<0,05). Tỷ lệ sống của cá nuôi ở mật độ 5 con/lít là
85% cao nhất so với các mật độ còn lại (10 con/lít: 80,0±0,5%; 15 con/lít: 77,0±0,57% và 20
con/lít: 74,6±0,38%). Kết quả thí nghiệm cho thấy cá ông tiên mới nở đến 3 tháng tuổi nên nuôi ở
mật độ 5 con/lít là tốt nhất.
Từ khóa: Mật độ nuôi, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, cá ông tiên.
MỞ ĐẦU
Xuất hiện trong thế giới cá cảnh từ đầu thế
kỷ XX, cá ông tiên là một trong những loài cá
cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất, trước đây
cá ông tiên thuộc hàng quý hiếm bậc nhất trong
danh sách cá cảnh thế giới, do khó thuần dưỡng
nên nguồn cung cấp chủ yếu dựa vào khai thác
tự nhiên. Chúng có nguồn gốc từ Ai Cập và từ
sông Amazon của Nam Phi.
Cá ông tiên được nhập vào Việt Nam
khoảng nửa thế kỷ nay. Theo kết quả khảo sát
trong năm 2008, trên thị trường thành phố Hồ
Chí Minh có khoảng 21 kiểu hình rất hiếm như:
hắc phù mị, bố lí, cá thần tiên Ai Cập, albino
[3], chúng có giá trị nhờ vào màu sắc và khó lai
tạo. Trên thị trường chúng được bán với giá 5
USD - 20 USD đối với cá giống và 10 USD -
40 USD đối với cá trưởng thành. Cá ông tiên
vừa đẹp về màu sắc và hấp dẫn về hình dáng, là
một loại cá có tập tính hiền lành, nhút nhát, có
khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
Chúng có thể nuôi chung được với cá tàu, cá
hồng kim và nhiều loại cá cảnh khác [3].
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam chưa
có một công trình nào nghiên cứu về loài cá
này đã được công bố. Bài báo này là một phần
Luận án Thạc sĩ Nông nghiệp của Nguyễn Thị
Mỹ Dung đã được thực hiện từ năm 2012 đến
2013, kết quả đạt được là cơ sở cho những
nghiên cứu tiếp theo về sản xuất giống đối
tượng này trong tương lai.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đã
được thực hiện từ tháng 6/2012 đến 6/2013.
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ
171
Đối tượng nghiên cứu: loài cá ông tiên
(Pterophyllum altum Pellegrin, 1930) [4].
Địa điểm nghiên cứu: Cá bố mẹ đang được
nuôi tại phòng thí nghiệm thuộc phòng Công
nghệ Nuôi trồng thuộc Viện Hải dương học.
Nguồn cá thí nghiệm: Cá được chọn từ
cùng một đợt đẻ của một cặp cá bố mẹ, sau
khi nở 3 ngày tuổi, noãn hoàng tiêu biến, cá
bắt đầu ăn thức ăn ngoài thì chuyển sang các
bể làm thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm về ảnh
hưởng của mật độ thả ban đầu được thực hiện
với 4 nghiệm thức khác nhau về mật độ. Thời
gian thí nghiệm 3 tháng. Mỗi nghiệm thức 3 lần
lặp lại, gồm 12 lô thí nghiệm. Thể tích mỗi bể
là 25 lít.
Mật độ cá trong các nghiệm thức được
phân bố như sau:
Nghiệm thức 1: mật độ nuôi 5 con/lít;
Nghiệm thức 2: mật độ nuôi 10 con/lít;
Nghiêm thức 3: mật độ nuôi 15 con/lít;
Nghiệm thức 4: mật độ nuôi 20 con /lít
Theo dõi diễn biến của tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của cá trong các nghiệm thức.
Quá trình chăm sóc cá:
Thức ăn: Cá con mới nở được cho ăn bằng
thức ăn tươi sống gồm: nauplius của artermia
mật độ 5-7 cá thể/ml và tăng dần 7-10 cá thể/ml
cho đến khi cá được 15 ngày tuổi thì chuyển
qua cho ăn trùn chỉ đến 90 ngày tuổi. Tất cả các
lô thí nghiệm được chăm sóc như nhau, hàng
ngày cá được cho ăn 2 lần vào lúc 8 giờ sáng
và 2 giờ chiều.
Thay nước: 50% lượng nước mới/ngày.
Môi trường: các yếu tố môi trường được
theo dõi hàng ngày và duy trì ổn định trong
suốt quá trình thí nghiệm.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Các thông số môi trường trong hệ thống thí
nghiệm
Các yếu tố môi trường trong các bể nuôi
được đo đạc hàng ngày vào lúc 9 giờ sáng và 3
giờ chiều.
Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân;
pH: đo bằng test pH;
Oxy hòa tan (DO): đo bằng test oxy.
Xác định các thông số và công thức tính
Các lô thí nghiệm được kiểm tra và quan
sát tình trạng sức khỏe cá hàng ngày. Định kỳ
cân, đo cá 7 ngày/ lần, xác định tỷ lệ sống, tăng
trưởng chiều dài toàn thân, chiều cao thân
(Lt,mm) và khối lượng toàn thân (Wt,g) của
các lô cá thí nghiệm.
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài
toàn thân (SGRL) được tính theo công thức:
2 1 100
2 1
LnL LnLSGRL t t
Trong đó:
SRGL: tốc độ tăng trưởng đặc trưng về
chiều dài toàn thân (%/ngày);
L1: chiều dài cá ở thời điểm t1 (mm);
L2: chiều dài cá ở thời điểm t2 (mm);
Cá được đo bằng thước có độ chính xác
1 mm;
Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng:
W
W W2 1 100
2 1
Ln LnSGR t t
Mức tăng chiều dài tuyệt đối
GRL= L2- L1 (mm)
Mức tăng khối lượng tuyệt đối
GRL= W2- W1 (g)
Xác định tỷ lệ sống của cá
Tỷ lệ sống T (%) được tính theo công
thức:
100s
t
NT N (%)
Trong đó:
Ns: Số lượng cá tại thời điểm hiện tại;
Nt: Số lượng cá tại thời điểm trước đã
được xác định.
172
Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý với bảng tính Excel và
chương trình SPSS 15.0 với ANOVA một yếu
tố để so sánh độ sai khác có ý nghĩa thống kê
giữa các nghiệm thức ở mức P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số yếu tố môi trường ở các nghiệm thức
trong quá trình thí nghiệm
Nhiệt độ: Trong đợt thí nghiệm, ở cả 4
nghiệm thức không có sự khác biệt về nhiệt độ,
dao động trong khoảng từ 24-28 0C. Do nuôi
trong bể trong phòng thí nghiệm nên nhiệt độ
môi trường nuôi ổn định và biên độ dao động
trong ngày không quá lớn. Nhiệt độ thích hợp
của cá ông tiên là 26-30 0C. Như vậy nhiệt độ
trong quá trình thí nghiệm khá phù hợp với sự
sinh trưởng và phát triển của cá ông tiên [2].
Bảng 1. Diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức
Yếu tố môi trường
Các nghiệm thức
5 con/lít 10 con/lít 15 con/lít 20 con/lít
Nhiệt độ (0C)
Dao động 24,3÷27,1 24,4÷27,5 24,7÷27,8 24,3÷27,4
Trung bình 25,8±0,8 25,8±0,8 25,4±1,0 25,9±0,7
Oxy hòa tan
(mg/lít)
Dao động 3,75÷4,93 3,56÷4,84 3,27÷4,59 3,26÷4,73
Trung bình 4,18±0,48 4,17±0,46 4,11±0,42 4,11±0,44
pH Dao động 6,4÷7,2 6,2÷7,4 6,2÷7,6 6,3÷7,8
Oxy hòa tan: Các lô thí nghiệm được bố trí
sục khí 24/24 nên lượng oxy hòa tan đảm bảo
cho sự sống của cá ông tiên.
pH: Ở sinh cảnh tự nhiên, cá ông tiên sinh
sống ở các sông suối, nơi có giá trị pH từ 6,5 -
7,0 khoảng pH được xem là tối ưu loài [3].
Song, cho đến nay tác động của độ pH tới sự
sinh trưởng và sinh sản vẫn chưa được nghiên
cứu cụ thể.
Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của
cá ông tiên
Tăng trưởng về chiều dài toàn thân và khối
lượng toàn thân cá ông tiên được định kỳ đo đạt
và được thống kê ở bảng 2.
Từ ngày nuôi 1 đến ngày thứ 35 không có
sự khác biệt về chiều dài giữa các nghiệm thức
1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 (p>0,05), giai
đoạn này cá ông tiên tăng trưởng chậm, từ ngày
thứ 35 đến ngày thứ 84, giai đoạn tiền trưởng
thành, cá ông tiên tăng trưởng nhanh và có sự
khác biệt rõ rệt. Nghiệm thức 1 và 4 có sự khác
biệt so với tất cả các nghiệm thức (p<0,05),
giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 không có
sự khác biệt (p>0,05).
Sự tăng trưởng của cá ông tiên nhanh nhất
ở nghiệm thức 1 và chiều dài trung bình
9,5970,002 cm, khối lượng trung bình là
11,70,1 g sau 84 ngày nuôi, nghiệm thức 2 là
9,167±0,058 cm và 11,0670,208 g, nhưng ở
nghiệm thức 3 sau 84 ngày nuôi chỉ đạt
7,699±0,030 cm , khối lượng trung bình
10,9330,057 g và nghiệm thức 4 chiều dài
trung bình chỉ đạt 4,9280,004 cm, khối lượng
trung bình đạt 7,9000,100g . Kết quả nghiên
cứu cho thấy mật độ thả cá 5 con/lít sau 84
ngày nuôi cá tăng kích thước và khối lượng
nhanh nhất và giảm dần ở các nghiệm thức
10 con/lít, 15 con/lít, 20 con/lít. Điều đó cho
thấy khi mật độ quần thể cá ông tiên tăng cao
sẽ gây ra sự cạnh tranh thức ăn, không gian
sống, tiêu hao oxy đã dẫn đến cá sinh trưởng
chậm ở các nghiệm thức này.
Tương tự, tốc độ tăng trưởng của lô thí
nghiệm 1 và 2 cao hơn so với nghiệm thức 3 và
4, có sự sai khác về mặt thống kê ( p< 0,05).
Sau 84 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng của
nghiệm thức 1 là 3,8±0,000, nghiệm thức 2 là
3,8±0,001 cao hơn so với nghiệm thức 3 là
2,1±0,002 và nghiệm thức 4 là 1,8±0,000.
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ
173
Bảng 2. Sự tăng trưởng chiều dài toàn thân và khối lượng toàn thân của cá ông tiên (cm)
trong thời gian nghiên cứu
Các chỉ
tiêu
Ngày thí
nghiệm
Nghiệm thức
5 con/lít (1) 10 con/lít (2) 15 con/lít (3) 20 con/lít (4)
Chiều dài
toàn thân
Lt (cm)
1 0,2640,000a 0,2640,000a 0,2640,000a 0,2640,000
7 0,6200,000a 0,6150,004a 0,6200,000a 0,608 0,007a
14 0,8490,022a 0,8210,018a 0,8210,018a 0,7840,010a
21 1,0600,041a 1,0590,042ab 1,0050,004ab 1,0100,006b
28 1,4190,009a 1,3110,004ab 1,2250,060ab 1,3000,084b
35 1,806±0,027 a 1,6800,017a 1,6130,000a 1,5000,000a
42 2,264±0,000 a 2,161±0,003ab 2,127±0,060b 2,051±0,000c
49 2,846±0,000a 2,737±0,010b 2,67±0,064b 2,237±0,000c
56 3,548±0,000a 3,436±0,005ab 3,390±0,051b 2,853±0,034c
63 4,217±0,001a 4,117±0,002b 4,110±0,006b 3,221±0,008c
70 5,605±0,005a 5,304±0,002b 5,310±0,008b 3,732±0,009c
77 7,352±0,004a 7,028±0,003b 6,661±0,112c 3,732±0,009d
84 9,597±0,002a 9,167±0,058b 7,699±0,030c 4,9288±0,004d
Khối lượng
toàn thân
Wt ( g)
1 0,0100,000 0,0100,000 0,0100,000 0,0100,000
7 0,0370,005 0,0400,000 0,0400,000 0,0370,005
14 0,0570,005 0,0570,005 0,0570,005 0,0500,010
21 0,4670,028 0,4500,000 0,4500,000 0,4670,289
28 0,7770,068 0,8000,062 0,7700,087 0,7630,040
35 1,1630,015 1,1630,005 1,1600,014 1,1300,010
42 2,1000,010 2,0970,015 2,0930,005 2,0170,057
49 3,0370,011 3,0330,015 3,0270,005 2,8330,057
56 4,1670,057 4,1670,057 4,1000,100 3,4000,100
63 6,5170,090 6,3670,051 6,3530,037 4,1670,057
70 9,0670,152 8,8430,037 8,7900,085 5,4670,152
77 10,5330,208 10,0000,100 9,9000,100 6,7330,208
84 11,7000,100 11,0670,208 10,9330,057 7,9000,100
Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 hàng có các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05).
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRL) về chiều dài cá ông tiên ở các mật độ khác nhau
Ngày thí nghiệm
Các nghiệm thức
5 con/lít (1) 10 con/lít (2) 15 con/lít (3) 20 con/lít (4)
7 4,2±0,000a 4,1±0,001ab 4,2±0,000b 4,1±0,001b
14 4,5±0,003a 4,1±0,002ab 4,0±0,003ab 3,6±0,003b
21 3,2±0,002a 3,6±0,002ab 2,9±0,003b 3,6±0,003b
28 4,2±0,006a 3,1±0,003a 3,0±0,003a 2,7±0,001a
35 3,4±0,001a 3,5±0,001b 3,7±0,001b 3,0±0,000c
42 3,2±0,002a 3,6±0,001ab 4,0±0,004b 4,5±0,000c
49 3,3±0,000a 3,4±0,000b 3,2±0,003b 1,2±0,000b
56 3,1±0,000a 3,3±0,000a 3,4±0,002a 3,5±0,001a
63 2,5±0,000a 2,6±0,000b 2,8±0,002b 1,7±0,001b
70 4,1±0,000a 3,6±0,000b 3,7±0,000b 2,1±0,000c
77 3,9±0,000a 4,0±0,000b 3,2±0,002c 2,2±0,000c
84 3,8±0,000a 3,8±0,010a 2,1±0,002b 1,8±0,002b
Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Mỹ Dung
174
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống
của cá ông tiên
Trong 35 ngày đầu tiên, tỷ lệ sống ở các
nghiệm thức không có sự sai khác ( p> 0,05)
trừ nghiêm thức 1. Từ ngày thứ 35 đến ngày
84, nghiệm thức 1 và 2 có sự khác biệt với các
nghiệm thức 3 và 4 (p<0,05). Có thể thấy, trong
thời gian 35 ngày đầu, tỷ lệ sống của cá trong
tất cả các nghiệm thức đều giảm mạnh, do giai
đoạn này các cá thể còn yếu, sau ngày nuôi thứ
42, các cá thể đã ở giai đoạn tiền trưởng thành,
khả năng đề kháng tốt hơn nên tỷ lệ sống giảm
ít hơn. Từ ngày 56 đến ngày 70, cá bị nhiễm
bệnh trong các nghiệm thức nên tỷ lệ sống
giảm nhanh, sau 77 ngày đến ngày 84, tỷ lệ
sống giảm ít và ổn định hơn.
Bảng 4. Tỷ lệ sống (%) của cá ông tiên ở các nghiệm thức
Ngày thí
nghiệm
Các nghiệm thức (%)
5 con/lít (1) 10 con/lít (2) 15 con/lít (3) 20 con/lít (4)
1 100,0±0,00 100,0±0,00 100,0±0,00 100,0±0,00
7 98,3±0,57a 99,3±0,28a 98,8±0,51a 98,3±0,52a
14 97,0±0,00 97,5±0,50 97,11,±0,96 97,1±0,38
21 97,0±1,00 95,5±0,50 95,4±0,38 94,8±0,38
28 96,0±1,00 93,5±0,50 93,1±0,38 93,5±0,43
35 96,0±1,00a 91,0±0,50b 91,7±0,57b 90,3±0,28b
42 93,0±1,00 90,0±0,50 91,4±0,19 88,4±0,57
49 91,0±1,00 89,0±0,50 89,2±0,19 86,8±0,43
56 88,7±0,57 87,0±0,50 88,7±0,57 84,8±0,43
63 84,7±0,52 83,0±0,50 83,1±0,38 80,8±0,72
70 84,3±0,57 80,5±0,50 79,7±0,57 77,3±0,43
77 85,0±1,00 80,0±0,50 77,8±0,69 76,3±0,50
84 85,0±1,00a 80,0±0,50b 77,0±0,57c 74,6±0,38d
Ghi chú: Các giá trị trên cùng 1 hàng có các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05).
Như vậy mật độ nuôi ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ lệ sống. Mật độ càng cao thì tỷ sống càng
thấp. Sau 84 ngày nuôi, tỷ lệ sống ở nghiệm
thức 1 là 85,0±1,00, nghiệm thức 2 là
80,0±0,50, nghiệm thức 3 giảm xuống còn
77,0±0,57, nghiệm thức 4 chỉ còn 74,6±0,38
tương tự các kết quả nghiên cứu trên đối tượng
cá nemo con [1]. Theo Patrick Lavens &
Patrick Sorgeloos [5], mỗi mật độ nuôi có khả
năng chống đỡ tối đa của mình, nếu cao hơn
các mật độ này thì các điều kiện nuôi sẽ ở dưới
điểm cực thuận (chất lượng nước kém đi, lượng
thức ăn cho từng cá thể thấp hơn) tỷ lệ sống sẽ
giảm đi, kết quả trong quá trình thí nghiệm
cũng cho thấy điều này.
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi
thích hợp cho cá ông tiên giai đoạn mới nở đến
3 tháng tuổi có thể tiến hành theo thời gian như
sau: từ 1 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi có thể nuôi
ở mật độ dầy đến 20 con/lít và từ 35-84 ngày
tuổi có thể san thưa ương nuôi với mật độ 5-10
con/lít là thích hợp nhất. Đây là phương án
nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên
nếu ương nuôi liên tục cung mật độ không san
thưa thì mật độ ương nuôi 5 con/lít là tốt nhất,
vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng và đạt tỷ lệ
sống cao nhất so với các mật độ nuôi 10 con/lít,
15 con/lít và 20 con/lít có tỷ lệ sống thấp.
KẾT LUẬN
Mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá ông tiên giai đoạn 3 tháng đầu.
Cá được nuôi ở mật độ 5 con/lít có tốc độ
tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng
(9,597±0,002 mm; 11,700 0,1 g) là tốt nhất và
khác nhau đáng kể so với cá được nuôi ở mật
độ 10 con/lít (9,167±0,058 mm; 11,067
0,208g) 15 con/lít (7,699±0,030 mm; 10,933
0,057 g) và 20 con/lít (4,928±0,004 mm;
7,900 0,100g) (P<0,05).
Tỷ lệ sống của cá nuôi ở mật độ 5 con/lít
là 85% cao nhất so với các mật độ còn lại
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tốc độ
175
(10 con/lít: 80,0±0,50%; 15 con/lít:
77,0±0,57% và 20 con/lít: 74,6±0,38%).
Phương án ương nuôi hiệu quả kinh tế cao
tiến hành ương nuôi mật độ dầy khi cá con nhỏ
sau san thưa như: cá từ 1-35 ngày tuổi ương
nuôi có thể đến mật độ 20 con/lít và cá từ 35-84
ngày tuổi ương nuôi mật độ 5-10 con/lít.
Do vậy, mật độ nuôi 5 con/lít là tốt nhất
cho cá giai đoạn mới nở cho đến khi đạt 3
tháng tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trung Kiên, Thái Quốc Đại, Hà Lê
Thị Lộc, 2010. Ảnh hưởng của mật độ nuôi
lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cá
Khoang cổ nemo Amphiprion ocellaris
Cuvier 1830. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ. Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong
lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Tập 48. Số 2A. Tr. 655-660.
2. Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng
nước nuôi trồng thủy sản. Giáo trình Cao
học Nuôi trồng. Đại học Cần Thơ. 300 tr.
3. Võ Văn Chí, 1993. Cá cảnh. Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật.
4. Froese R., and D., Pauly, 2000. The CD-
Rom Version of Fishbase. Four disks.
ICLARM. Philippines.
5. Patrick Sorgeloos and Patrick Lavens,
1996. Manual on the production and use of
live food for aquaculture.
6.
7.
Angel-Fishes-Herbert-Axelrod/dp/0866-
227652
EFFECT OF STOCKING DENSITY ON GROWTH PERFORMANCE
AND SURVIVAL RATE OF ANGEL FISH
(PTEROPHYLLUM ALTUM PELLEGRIN, 1930)
Ha Le Thi Loc1, Nguyen Thi My Dung2
1Institute of Oceanography-VAST
2Nha Trang University
ABSTRACT: Three-day-old Angel fishes (Pterophyllum altum) were utilized to investigate the
effect of stocking density on their growth performance and survival rate. The fish were cultured in
25 liter, glass tanks at different treatments of density, including 5 individuals/L, 10 inds/L,
15 inds/L and 20 inds/L (triplicated). The results after 84 days showed that growth and survival rate
of angel fish were significantly influenced by stocking density. The length and weight of fish reared
at 5 inds/L (9.597±0.002 mm; 11.700 0.1 g) were the best and significantly higher than fish in the
treatment of 10 inds/L (9.167±0.058 mm; 11.067 0.208g); 15 inds/L (7,699±0,03 mm; 10.933
0,057 g) and 20 inds/L (4.928±0.004 mm; 7.900 0.1g) (P<0.05). The survival rate of 5 inds/L
treatment 85% was significantly higher than that of other treatments (10 inds/L: 80.0±0,5%; 15
inds/L: 77.0±0,57% and 20 inds/L: 74.6±0.38%). In combination of these two factors, the density of
5 inds/L is recommended in culture of three day old to three month old angel fishes.
Key word: Stocking density, growth, survival rate.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4484_16009_1_pb_8688_2079640.pdf