Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng tới khả năng khai thác mực xà (sthenoteuthis oualaniensis lesson, 1830) bằng lưới chụp mực bốn tăng gông
In 2011, two offshore-survey trips was conducted in Central part using
underwater lights of 170 hauls of squid, in which 3 kinds of color are yellow - green - white used.
On average, each night 7 hauls was performed in order to ensure that each must be made at least
30 hauls with each haul takes 1 hour. The results indicate that the highest productivity in white and
lowest in yellow, there is a significant difference between those lights, in contrast, the others lights
showed insignificant difference at the P <0.05 level. There is no significant difference on average
length of exploited squids among lights (P <0.05)
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng tới khả năng khai thác mực xà (sthenoteuthis oualaniensis lesson, 1830) bằng lưới chụp mực bốn tăng gông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 52-58
ISSN: 1859-3097
ẢNH HƯỞNG CỦA MÀU SẮC ÁNH SÁNG TỚI KHẢ NĂNG KHAI
THÁC MỰC XÀ (STHENOTEUTHIS OUALANIENSIS LESSON, 1830)
BẰNG LƯỚI CHỤP MỰC BỐN TĂNG GÔNG
Nguyễn Văn Hải
Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
E-mail: nvhairimf@gmail.com
Ngày nhận bài: 18-12-2013
TÓM TẮT: Năm 2011, 2 chuyến điều tra vùng biển xa bờ miền Trung đã được thực hiện với
170 mẻ lưới chụp mực sử dụng màu sắc ánh sáng đèn ngầm. Ba loại màu sắc ánh sáng đèn ngầm
đã được sử dụng là màu vàng - xanh - trắng. Trung bình mỗi đêm thực hiện 7 mẻ lưới chụp, đảm
bảo mỗi loại màu sắc ánh sáng phải được thực hiện tối thiểu là 30 mẻ với thời gian cho mỗi mẻ lưới
là 1giờ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng suất khai thác cao nhất ở ánh sáng trắng và thấp
nhất ở ánh sáng màu vàng. Năng suất khai thác có sự khác nhau khi sử dụng ánh sáng trắng và ánh
sáng màu vàng, các loại ánh sáng khác không có sự khác nhau đáng có ý nghĩa (P<0,05). Chiều
dài khai thác trung bình của mực xà không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các loại màu sắc ánh
sáng (P<0,05).
Từ khóa: Mực xà, bóng đèn ngầm, bóng đèn màu, lưới chụp mực.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề chụp mực kết hợp ánh sáng đã được
đưa vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ
trước để khai thác các đối tượng hải sản vào
ban đêm. Đối tượng khai thác chính của nghề
này là mực gần bờ và các loài cá nổi nhỏ có tập
tính ăn đêm. Sự phát triển của các phương tiện
cũng như các công nghệ khai thác trong những
năm gần đây đã giúp cho nghề chụp mực có thể
vươn khơi xa và đánh bắt những đối tượng hải
sản khác ngoài các đối tượng truyền thống.
Trong các đối tượng hải sản nghề lưới chụp
mực hướng tới thì mực xà như là một đối tượng
có tiềm năng lớn. Chúng chiếm tới 98% sản
lượng của các mẻ lưới chụp mực ở vùng biển
xà bờ miền Trung.
Trước đây, việc khai thác mực xà chủ yếu
là hình thức câu tay trên thúng. Đây là hình
thức khai thác rất nguy hiểm cho ngư dân. Do
vậy trong những năm gần đây, việc sử dụng
lưới chụp kết hợp ánh sáng để khai thác mực xà
đã bắt đầu được quan tâm và phát triển. Ánh
sáng được sử dụng trong khai thác hoàn toàn là
ánh sáng trắng chiếu trên mặt nước. Việc sử
dụng ánh sáng đèn ngầm trong khai thác mực
xà nói riêng và trong khai thác hải sản ở nước
ta nói chung gần như là chưa có. Bên cạnh đó
màu sắc ánh sáng được sử dụng đối với các ngư
cụ khai thác thường chỉ là ánh sáng trắng, việc
sử dụng các loại màu sắc khác nhau chưa được
ngư dân và các nhà khoa học quan tâm.
Năm 2010-2011, đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật khai thác mực xà (Sthenoteuthis
oualaniensis) đã được Viện Nghiên cứu Hải
sản triển khai. Với 170 mẻ lưới đã thực hiện
bằng việc sử dụng ánh sáng đèn ngầm với 3
loại màu sắc ánh sáng là vàng - xanh - trắng ở
vùng biển miền Trung Việt Nam. Bài viết này
sẽ trình bày kết quả so sánh về năng suất khai
thác cũng như về chiều dài đánh bắt mực xà
bằng lưới chụp mực sử dụng 3 loại bóng đèn
Ảnh hưởng của màu sắc ánh sang
53
màu khác nhau. Kết quả nghiên cứu sẽ cung
cấp các cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng màu sắc ánh sáng trong
khai thác mực xà, đồng thời sẽ giúp các nhà
quản lý có thêm thông tin để có thể khuyến cáo
tới ngư dân trong việc khai thác mực xà.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên của nghiên cứu là loài
mực xà (Sthenoteuthis oualaniensis) thuộc họ
mực ống đại dương Ommastrephidae (hình 1).
Đây là đối tượng khai thác chính của nghề câu
chụp mực xà ở nước ta. Năng suất khai thác và
sản lượng của mực xà sẽ được dùng để đánh
giá kết quả sử dụng 3 loại ánh sáng đèn ngầm
trong nghiên cứu.
Hình 1. Mực xà
Tổng công suất phát nguồn sáng sử dụng
cho mỗi loại màu sắc là 10 kw và đều là các
loại bóng đèn chiếu dưới mặt nước. Lưới chụp
mực bốn tăng gông với kích thước mắt lưới ở đụt
2a = 36 mm.
Nguồn số liệu được thu thập qua 2 chuyến
điều tra từ tháng 4-7/2011. Vùng biển nghiên
cứu là vùng biển xa bờ miền Trung được giới
hạn khu vực nghiên cứu từ 12030ˊN - 150N và
từ 1100E - 1110E.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Đề tài sử dụng 3 loại màu sắc ánh sáng đèn
ngầm (hình 2) cho nghiên cứu, mỗi ngày sẽ sử
dụng một màu sắc khác nhau. Ba loại bóng đèn
với 3 màu khác nhau (vàng-V, xanh-X, trắng-
T) lần lượt được bố trí xen kẽ qua các ngày thử
nghiệm theo sơ đồ ô vuông la tinh 3 × 3, được
triển khai theo thứ tự liên tục như sau:
Bóng đèn chiếu dưới mặt nước
V X T X T V T V X
Bóng đèn ngầm được bố trí di động hai bên
boong tàu, ở độ sâu 5m tính từ mặt nước biển.
Bóng đèn gom mực được đưa ra ngoài cabin
mạn trái của tàu. Bóng đèn gom mực có thể
tăng giảm hiệu điện thế để thay đổi cường độ
ánh sáng.
Hình 2. Sơ đồ bố trí bóng đèn hai bên cabin trên tàu và hình ảnh bóng đèn ngầm chiếu dưới
mặt nước theo thứ tự vàng - xanh - trắng
Nguyễn Văn Hải
54
Phương pháp thu thập số liệu
Số mẻ lưới được thực hiện trong mỗi đêm
là 7 mẻ, thời gian qui định thắp đèn cho mỗi mẻ
là 1 giờ. Tổng số mẻ lưới tối thiểu phải thực
hiện là 30 mẻ/1 loại bóng đèn.
Sau mỗi mẻ lưới, các thông tin về mẻ lưới,
kết quả đánh lưới và số liệu sinh học được ghi
chép lại đầy đủ trong các biểu chuẩn bị sẵn.
Thông tin về kết quả đánh lưới bao gồm
thông tin về sản lượng, thành phần loài trong mẻ
lưới. Tên loài được xác định theo tài liệu hướng
dẫn phân loại của FAO. Việc cân, đếm số lượng
các loài bắt gặp được tiến hành sau khi phân loại
các loài.
Số liệu sinh học: Mực xà là đối tượng chính
trong nghiên cứu, sau mỗi mẻ lưới sẽ tiến hành
lấy mẫu phân tích sinh học mực xà. Các chỉ
tiêu phân tích bao gồm: chiều dài bao áo (ML:
mantle length); khối lượng toàn bộ (g). Việc
thu thập số liệu chiều dài khai thác mực xà có ý
nghĩa quan trọng trong so sánh các loại màu sắc
ánh sáng. Loại màu sắc ánh sáng nào có khả
năng thu hút mực xà lớn tốt hơn cũng sẽ được
trình bày khi so sánh chiều dài khai thác mực
xà giữa 3 loại màu sắc ánh sáng.
Phương pháp chuẩn hóa và phân tích số liệu
Chuẩn hóa số liệu
Kết quả nghiên cứu chỉ thực hiện đối với
những mẻ lưới đạt yêu cầu. Đó là những mẻ
lưới có thời gian chong đèn là 1 giờ và trong
quá trình thả-thu lưới không gặp bất kỳ sự cố
nào về ngư cụ cũng như về thời tiết. Các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm được nhập vào
máy tính, lưu trữ dưới dạng tệp dữ liệu bảng
tính (Microsoft excel), sau đó tiến hành hiệu
đính số liệu ghi chép thực địa. Số liệu sau khi
được hiệu đính sẽ được mã hóa rồi trích xuất
sang phần mềm thống kê Pasgear II [3] phục vụ
cho việc phân tích thống kê chuyên sâu.
Phân tích số liệu
Sản lượng mẻ lưới: Sản lượng khai thác của
lưới chụp mực 4 tăng gông được tính theo mẻ
lưới (con/mẻ, kg/mẻ) cho từng loại bóng đèn
chiếu trên và dưới mặt nước theo công thức:
̅ܥ݅ = 1݊݅ ∙ܥ݆݅݊ ݅
݆=1
Trong đó, là sản lượng trung bình mẻ
lưới theo số con (con/mẻ) hoặc theo khối lượng
(kg/mẻ) của lưới chụp mực 4 tăng gông sử
dụng loại bóng đèn thứ i, Cij là sản lượng mẻ
lưới theo số con (con/mẻ) hoặc theo khối
lượng(kg/mẻ) của mẻ lưới thứ j sử dụng loại
bóng đèn thứ i, ni là số mẻ lưới hoặc đêm thử
nghiệm loại bóng đèn thứ i.
Tỷ lệ sản lượng các loài bắt gặp: tỷ lệ (%) sản
lượng của mỗi loài được tính theo công thức dưới đây:
%ܥതതതതത݅݇ = ܥ݆݅݇݊݅
݆=1 ∙
1
∑ܥ݅݇
∙ 100%
Trong đó, là tỷ lệ % sản lượng theo
số con hoặc theo khối lượng của loài thứ k bắt
được bằng lưới chụp mực 4 tăng gông sử dụng
bóng đèn thứ i, Cikj là sản lượng theo số con
hoặc theo khối lượng của loài thứ k bắt được ở
mẻ lưới thứ j sử dụng loại bóng đèn thứ i, Cik là
sản lượng theo số con hoặc khối lượng của loài
thứ k từ loại bóng đèn thứ i, ni là số mẻ lưới thử
nghiệm bóng đèn thứ i.
Năng suất khai thác được tính theo số
kg/mẻ và số con/mẻ.
Phân bố chiều dài khai thác mực xà: chiều
dài khai thác mực xà được nhóm lại với khoảng
chiều dài 1 cm.
Phương pháp đánh giá so sánh kết quả
Sử dụng phương pháp thống kê Bootstrap
[1] để ước tính các khoảng biến động tin cậy
cho các giá trị trung bình như sản lượng khai
thác mực xà của lưới chụp mực 4 tăng gông ...
khi đánh giá, so sánh giữa các loại màu sắc và
vị trí đặt bóng đèn chiếu sáng. Phương pháp
này được tích hợp trong phần mềm thống kê
Pasgear II. Các khoảng giới hạn tin cậy ước
tính được so sánh trực quan thông qua phương
pháp đồ thị trong phần mềm Pasgear II, hai
khoảng giới hạn tin cậy được cho là khác nhau
có ý nghĩa thống kê khi chúng không có phần
nào chồng lên nhau trên đồ thị.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất khai thác mực xà
Năng suất khai thác của tàu lưới chụp mực
được tính theo số kg/mẻ lưới. Tùy vào thời gian
Ảnh hưởng của màu sắc ánh sang
55
thả lưới lâu hay chậm mà năng suất được qui
đổi ra kg/mẻ/h. Trong nghiên cứu này, tất cả
các mẻ lưới đều thực hiện trong 1 giờ. Năng suất
khai thác trung bình ước tính được trình bày ở
bảng 1.
Bảng 1. Kết quả ước tính năng suất khai thác trung bình theo mẻ lưới của mực xà bắt được bằng
lưới chụp mực sử dụng các loại màu sắc ánh sáng khác nhau
Màu
sắc
ánh
sáng
Ước tính năng suất theo số con (con/mẻ) Ước tính năng suất theo khối lượng (kg/mẻ)
Trung
bình
Giới hạn tin cậy 95%
Trung
bình
Giới hạn tin cậy 95%
Sai số
chuẩn
Giới hạn
dưới
Giới hạn
trên
Sai số
chuẩn
Giới hạn
dưới
Giới hạn
trên
V 114 24 71 164 9,4 2,5 5,7 15,3
X 173 23 130 222 16,5 2,4 12,2 21,5
T 204 36 143 283 20,9 3,8 14,4 29,3
Trong 3 loại ánh sáng đèn ngầm thử
nghiệm, năng suất khai thác mực xà theo mẻ
cao nhất ở ánh sáng trắng, trung bình đạt
204 cá thể/mẻ, khối lượng đạt 20,9 kg/mẻ; tiếp
theo là ánh sáng màu xanh, đạt 173 cá thể/mẻ,
khối lượng đạt 16,5 kg/mẻ; thấp nhất là ánh
sáng màu vàng, chỉ đạt 114 cá thể/mẻ, khối
lượng đạt 9,4 kg/mẻ. Kết quả phân tích thống
kê từng mẻ lưới cho thấy sự dao động lớn về
sản lượng, có những mẻ đánh được rất nhiều
mực xà song cũng có những mẻ không bắt
được cá thể nào. Mẻ lưới đạt sản lượng mực
cao nhất là mẻ số 26 của chuyến thứ 2 (ngày
26/5/2011) đạt 117 kg mực xà, tiếp theo là mẻ
số 25 (ngày 26/5/2011) đạt 82 kg, mẻ số 2
(ngày 23/5/2011) đạt 64 kg và nhiều mẻ đạt sản
lượng 30 - 50 kg. Kết quả thống kê cũng cho
thấy, trong tổng số 113 mẻ lưới thực hiện phân
tích, có 13 mẻ không có sản lượng mực xà
(chiếm tỷ lệ 12%), có 39 mẻ có sản lượng nhỏ
hơn 10 kg (chiếm 35%). Như vậy có thể thấy
sản lượng mực xà khai thác bằng bóng đèn
ngầm không ổn định, có sự dao động lớn về sản
lượng qua từng mẻ; đối với các loại màu sắc
ánh sáng khác nhau cũng có sự dao động lớn về
sản lượng qua từng mẻ của từng loại ánh sáng.
Năng suất khai thác của một tàu chụp mực
phản ánh sản lượng của tàu đó trên một đơn vị
tính. Năng suất khai thác không chỉ phụ thuộc
vào cường độ chiếu sáng mà còn còn phụ thuộc
vào màu sắc, vị trí chiếu sáng, tập tính của loài,
điều kiện môi trường, thời điểm thả lưới, kỹ
thuật khai thác [2]. Theo kết quả nghiên cứu về
sử dụng các loại đèn màu chiếu trên mặt nước
trong nghề lưới vây của Đoàn Văn Phụ và Cao
Văn Hùng [2] cho biết các loại màu sắc khác
nhau cho năng suất khai thác khác nhau với các
đối tượng chính. Theo các tác giả này, ánh sáng
màu trắng chiếu trên mặt nước có năng suất cao
nhất, cao hơn ánh sáng trắng ngầm và cao hơn
ánh sáng đỏ, xanh chiếu trên mặt nước.
Theo số con Theo khối lượng
Hình 3. So sánh trực quan năng suất khai thác trung bình của mực xà
theo mẻ lưới giữa các loại màu sắc ánh sáng
Nguyễn Văn Hải
56
Kết quả ở hình 3 phân tích năng suất khai
thác mực xà ở 3 loại màu sắc ánh sáng theo mẻ
lưới. Năng suất khai thác được tính theo kg/mẻ
và số con/mẻ. Theo đó thì năng suất trung bình
mực xà cao nhất khi sử dụng ánh sáng trắng,
tiếp theo là ánh sáng màu xanh và cuối cùng là
ánh sáng màu vàng. Kết quả so sánh trung bình
về năng suất khai thác theo phương pháp
bootstrap cho thấy không có sự khác nhau về
năng suất khai thác theo mẻ lưới ở 3 loại màu
sắc ánh sáng (mức ý nghĩa 95%). Ở hình 3 chỉ
có 1 phần rất nhỏ khoảng tin cậy của ánh sáng
màu vàng trùng lên khoảng tin cậy của ánh
sáng trắng, giá trị trung bình về năng suất khai
thác ở ánh sáng trắng cao hơn rất nhiều so với
ánh sáng màu vàng và cao hơn cả ánh sáng màu
xanh. Như vậy, giá trị trung bình về năng suất
khai thác theo khối lượng ở ánh sáng màu vàng có
thể sai khác so với ánh sáng trắng.
Chiều dài khai thác mực xà
Tổng số 783 cá thể mực xà đã được đo
chiều dài hàng loạt. Cá thể nhỏ nhất bắt gặp có
chiều dài bao áo là 8,5 cm, và lớn nhất có chiều
dài bao áo là 27 cm.
Bảng 2 thể hiện chiều dài khai thác mực xà
ở 3 loại màu sắc ánh sáng đèn ngầm. Mực xà
bắt được có chiều dài dao động từ 8 - 27 cm,
trung bình 13,6 cm/cá thể; trong đó, mực xà
bắt gặp ở bóng đèn ánh sáng vàng, xanh và
trắng lần lượt có chiều dài biến động trong các
khoảng 9 - 27 cm (trung bình 13,2 cm), 8 -
24 cm (trung bình 14,0 cm) và 9 - 25 cm (trung
bình 13,6 cm).
Bảng 2. Chiều dài khai thác mực xà ở các màu
sắc ánh sang đèn ngầm
Chiều dài
Màu sắc ánh sáng
Vàng Xanh Trắng Chung
Nhỏ nhất (cm) 8 10 9 8
Lớn nhất (cm) 27 24 25 27
Trung bình (cm) 13,2 14,0 13,6 13,6
Số cá thể (con) 184 273 326 783
Ta có thể nhận thấy tỷ lệ nhóm chiều dài
nhỏ ở ánh sáng màu vàng cao hơn ở bóng đèn
màu trắng và bóng đèn màu xanh. Điều này
được thể hiện bởi tỷ lệ các nhóm chiều dài nhỏ
cao nhất và tỷ lệ các nhóm chiều dài lớn là thấp
nhất. Phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ nhóm
chiều dài nhỏ hơn 14cm bị khai thác khi sử
dụng ánh sáng màu vàng chiếm tới 78%, trong
khi tỷ lệ này khi sử dụng ánh sáng trắng là 71%
và ở ánh sáng màu xanh là 64%. Ở nhóm chiều
dài trên 22 cm, tỷ lệ thấp nhất là ở ánh sáng
màu vàng (1,6%), tiếp theo là ánh sáng trắng
(3,1%) và cao nhất là ánh sáng màu xanh
(3,6%).
Hình 4. So sánh trực quan chiều dài khai thác
mực xà giữa các ánh sáng đèn ngầm.
Kết quả so sánh chiều dài khai thác theo
phương pháp Boostrap ở 3 loại màu sắc ánh
sáng ngầm được thể hiện ở hình 4. Phân tích
thống kê mô tả cho thấy chiều dài khai thác
trung bình của mực xà cao nhất ở khi sử dụng
ánh sáng màu xanh. Trên thực tế mặc dù có sự
chênh lệch về chiều dài khai thác trung bình
của mực xà giữa 3 loại màu sắc ánh sáng, song
trong quá trình đánh bắt vẫn bắt gặp rất nhiều
cá thể mực xà nhỏ và rất nhiều mực xà lớn ở
cả 3 loại màu sắc ánh sáng. Điều này cho
thấy cả 3 loại màu sắc ánh sáng đều có khả
năng thu hút mực xà lớn và nhỏ.
Chiều dài khai thác phản ánh khả năng bị
thu hút bởi ánh sáng và khả năng đánh bắt của
ngư cụ. Trong khuôn khổ của đề tài, mắt lưới
sử dụng ở đụt lưới có kích thước 2a = 36mm.
Việc sử dụng ánh sáng trong khai thác mực xà
mới được thực hiện bằng ánh sáng màu trắng.
Chưa có báo cáo nào nói về tác động của ánh
sáng màu tới chiều dài khai thác ở mực xà
trong nghề chụp mực. Như vậy có thể thấy,
trong 3 loại ánh sáng ngầm sử dụng để khai
thác mực xà, không có sự khác nhau về chiều
dài khai thác giữa các loại ánh sáng ngầm. Màu
sắc được khuyến cáo sử dụng xét trong nghiên
cứu là màu xanh do đánh bắt được nhiều cá thể
Ảnh hưởng của màu sắc ánh sang
57
mực xà lớn và có chiều dài khai thác trung bình
cao nhất trong 3 loại bóng đèn đã sử dụng.
Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào
về sử dụng màu sắc ánh sáng ngầm trong khai
thác mực xà nói riêng và trong nghề chụp mực
nói chung. Việc sử dụng 3 loại màu sắc ánh
sáng là màu xanh, màu vàng và màu trắng
trong nghiên cứu vẫn chưa bao phủ được các
loại màu sắc sử dụng trong khai thác hải sản.
Vì vậy để có thể khẳng định màu sắc ánh sáng
nào là tốt nhất cho nghề chụp mực xà cũng cần
có thêm những nghiên cứu nhất định. Qua so
sánh trực quan bằng phương pháp bootstrap từ
những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng
ở 3 loại màu sắc đèn ngầm sử dụng trong
nghiên cứu cho kết quả về năng suất khai thác
không khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng ánh sáng
trắng coho năng suất trung bình cao nhất, vì thế
ánh sáng trắng có ưu thế hơn trong việc khuyến
cáo sử dụng trong khai thác mực xà.
KẾT LUẬN
Sử dụng ánh sáng trắng cho năng suất khai
thác trung bình đạt 20,9 kg/mẻ cao hơn khi sử
dụng ánh sang màu xanh, đạt 16,5 kg/mẻ và ánh
sáng màu vàng vàng, chỉ đạt 9,4 kg/mẻ. Có sự
khác nhau về năng suất khai thác khi sử dụng
ánh sáng trắng và ánh sáng màu vàng để khai
thác mực xà. Kích thước khai thác mực xà
trung bình ở 3 loại màu sắc ánh sáng xanh,
vàng, trắng lần lượt là 13,98; 13,24 và 13,72
cm. Kích thước khai thác không có sự khác
nhau giữa 3 loại màu sắc đèn ngầm.
Xét về khía cạnh năng suất và kích thước
khai thác mực xà thì ánh sang trắng có ưu thế
nhất trong việc lựa chọn, tiếp theo là ánh sáng
màu xanh và không nên sử dụng ánh sáng màu
vàng trong khai thác mực xà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Davision & Hinkley, 1998. Boostrap
Methods and their Application. Cambrige
university Press.
2. Đoàn Văn Phụ và Cao Văn Hùng, 2011.
Đặc điểm sinh học và tập tính tụ đang trong
vùng chiếu sáng của một số loài cá nổi nhỏ
xa bờ biển Nam Trung Bộ. Tuyển tập
Nghiên cứu nghề cá biển, tập VI. Viện
Nghiên cứu Hải sản.
3. Kolding & Skaalevik, 2010. Version 2.4. A
database Package. Norway University of
Bergen.
Nguyễn Văn Hải
58
EFFECT OF LIGHT COLORS TO EXPLOIT FLY SQUID
(STHENOTEUTHIS OUALANIENSIS LESSON, 1830)
WITH STICK-HELD FALLING NET
Nguyen Van Hai
Research Institute for Marine Fisheries-Ministry of Agriculture and Rural Development
ABSTRACT: In 2011, two offshore-survey trips was conducted in Central part using
underwater lights of 170 hauls of squid, in which 3 kinds of color are yellow - green - white used.
On average, each night 7 hauls was performed in order to ensure that each must be made at least
30 hauls with each haul takes 1 hour. The results indicate that the highest productivity in white and
lowest in yellow, there is a significant difference between those lights, in contrast, the others lights
showed insignificant difference at the P <0.05 level. There is no significant difference on average
length of exploited squids among lights (P <0.05).
Keywords: Fly squid, underwater lights, color light, squid hauls.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4029_14206_1_pb_0273_2079621.pdf