Đã tổng hợp được oxit hỗn hợp CaOCuO-CeO2 bằng phương pháp tẩm và
khảo sát ảnh hưởng của một vài yếu tố
đến thành phần pha, kích thước hạt và
hiệu suất xử lí phenol của nó. Kết quả
cho thấy, hiệu suất xử lí phenol cao nhất
khi tỷ lệ mol của
Cu/(Ca+Cu+Ce)=0,15;
Ca/(Ca+Cu+Ce)=0,075 ; nhiệt độ nung:
600oC và sản phẩm thu được có kích
thước tương đối nhỏ khoảng 30nm -50
nm.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số điều kiện tổng hợp cao- Cuo-ceo2 đến hoạt tính xúc tác của nó trong phản ứng oxi hóa phenol - Hoàng Thị Hương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỔNG HỢP CaO- CuO-CeO2
ĐẾN HOẠT TÍNH XÚC TÁC CỦA NÓ
TRONG PHẢN ỨNG OXI HÓA PHENOL
Đến tòa soạn 30 - 12 - 2015
Hoàng Thị Hương Huế, Trần Thị Nhung
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
EFFECT OF PREPARATION CONDITIONS OF CaO-CuO-CeO2 CATALYST
FOR THE OXIDATION OF PHENOL
This study focuses on phenol oxidation activity of CaO-CuO-CeO2 catalysts
synthesized by the impregnation method. The obtained solids were characterized by X-
ray Diffraction (XRD) and Scanning Electron Microscopy (SEM). The phenol
oxidation was tested at low temperature (70-80oC) and at the atmospheric pressure.
The results showed that, the material with the molar ratio of Cu/Ca+Cu+Ce=0.15,
Ca/Ca+ Cu+Ce=0.075; calcined at 600oC for 1h was sufficient for maximum activity
(94.96% conversion of phenol).
1. MỞ ĐẦU
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
như phenol, formaldehyt, benzen,
toluen, axeton... Các chất này phát sinh
từ nhiều nguồn khác nhau như từ thiết
bị văn phòng (máy in, máy tính, máy
photocopy...), công nghiệp dệt, thuốc
trừ sâu, các chất tẩy rửa... Tiếp xúc
thường xuyên và kéo dài với các VOCs
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ con người ngay cả ở nồng độ
tương đối thấp. Để làm giảm hàm lượng
của các chất này, người ta đã sử dụng
một số phương pháp như hấp phụ, oxi
hóa nhiệt và oxi hóa có xúc tác.
Phương pháp oxi hóa nhiệt hình thành
các sản phẩm phụ không mong muốn
như NOx, SOx và đòi hỏi nhiệt độ tiến
hành phản ứng cao. Phương pháp oxi
hóa có xúc tác có khả năng xử lí các
hợp chất hữu cơ khá triệt để, nhiệt độ
tiến hành phản ứng thấp, tiết kiệm được
74
năng lượng. Phương pháp oxi hóa có
xúc tác thường sử dụng các hệ xúc tác
trên cơ sở các kim loại quí, tuy nhiên
giá thành của các chất xúc tác này
tương đối cao và kém bền khi có mặt
của các hợp chất chứa clo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi đưa
oxit của các kim loại chuyển tiếp như:
Fe, Cr, Mn, Co, Ni... lên các chất mang
khác nhau: SiO2, Al2O3, zeolit, than
hoạt tính, CeO2... thì CeO2 được cho là
chất mang tốt nhất cho quá trình tổng
hợp các hệ xúc tác oxi hóa. Khi CeO2
được pha tạp bởi các oxit kim loại
chuyển tiếp và các kim loại quý, các lỗ
trống oxi trong mạng lưới tinh thể của
CeO2 được tạo thành sẽ làm tăng khả
năng oxi hóa của hệ xúc tác [1-3]. Có
rất nhiều công trình đã chỉ ra rằng oxit
hỗn hợp CuO-CeO2 được coi là chất
xúc tác có hiệu quả cho các phản ứng
oxi hóa, nó có khả năng xúc tác cho một
số phản ứng oxi hóa ngay ở nhiệt độ
thấp [2-5]. Hơn nữa, hoạt tính xúc tác
của của oxit hỗn hợp CuO-CeO2 được
cải thiện đáng kể khi pha tạp thêm các
oxit kim loại khác như Ca, K, Zr....[6,
7].
Với mong muốn tìm ra những hệ xúc
tác trên cơ sở của CuO-CeO2 có hoạt
tính xúc tác cao cho phản ứng oxi hóa
các hợp chất hữu cơ, trong bài báo này
chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của
một số điều kiện tổng hợp oxit hỗn hợp
CaO-CuO-CeO2 bằng phương pháp tẩm
đến khả năng xúc tác của nó cho phản
ứng oxi hóa phenol.
2.THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng hợp vật liệu
Tổng hợp oxit hỗn hợp CaO- CeO2
Oxit hỗn hợp CaO-CeO2 được điều chế
bằng phương pháp đốt cháy gel từ
polyvinyl ancol (PVA), dung dịch
Ce(NO3)3 1M, dung dịch Ca(NO3)2 1M
và axit xitric 2M, sao cho phần trăm
khối lượng của PVA/ [Ca(NO3)2 +
Ce(NO3)3]= 30% và tỉ lệ mol xitric/Ce3+
= 2/1. Dung dịch hỗn hợp được làm bay
hơi nước trong điều kiện khuấy liên tục
ở nhiệt độ 80-90oC. Khi 2/3 lượng nước
bay hơi, bọt khí thoát ra nhiều tạo thành
khối xốp. Nâng nhiệt độ lên khoảng
160oC để làm khô gel. Sau khoảng 10-
20 phút, gel khô và tạo thành khối xốp
có màu vàng nhạt và tự cháy. Nung sản
phẩm ở nhiệt độ 500oC trong 1 giờ với
tốc độ nâng nhiệt 10oC/phút thu được
chất mang là oxit hỗn hợp oxit CaO-
CeO2 dạng bột mịn màu vàng.
Tổng hợp oxit hỗn hợp CaO-CuO-
CeO2
Oxit hỗn hợp CaO-CuO-CeO2 được
tổng hợp bằng phương pháp tẩm: ngâm
oxit hỗn hợp CaO-CeO2 trong dung
dịch Cu(NO3)2 1 M theo tỉ lệ mol
Cu/(Ca+Cu+Ce)= 0,1; 0,15; 0,2; 0,25;
0,3 và tỉ lệ mol Ca/(Ca+Cu+Ce)
=0,025; 0,05; 0,075; 0,1; 0,15. Hỗn hợp
được tẩm 10 giờ, sau đó làm khô ở 80oC
qua đêm và nung ở các nhiệt độ khác
nhau 350 oC; 400 oC; 500oC; 600 oC và
75
700 oC trong 1 giờ, thu được sản phẩm
là oxit hỗn hợp CaO-CuO-CeO2 ở dạng
bột mịn màu xám.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Giản đồ nhiễu xạ tia X được đo trên
máy D8 ADVANCE (Bruker, Đức) với
bức xạ CuKα (bước sóng 0,15406 nm),
điện thế 40 kV, 40mA, góc đo 25 70o,
bước quét 0,03o/0,2 giây.
- Giản đồ phân tích nhiệt được ghi trên
máy Labsys TG/DSC - Setaram (Pháp)
trong không khí với tốc độ nâng nhiệt
10oC/phút.
- Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) được
ghi trên máy Máy HITACHI S-4800
Scanning Microscope (Nhật Bản).
2.3. Khảo sát khả năng xử lý phenol
bằng H2O2 dưới tác dụng của xúc tác
CaO-CuO-CeO2
Lấy 150 ml phenol nồng độ 536
mg/l cho vào bình nón dung tích 250
ml, thêm tiếp vào bình phản ứng 2ml
H2O2 30% và 0,025 g xúc tác CaO-
CuO-CeO2. Hỗn hợp phản ứng được gia
nhiệt ở 70-80oC trong khoảng thời gian
45 phút với tốc độ khuấy 300 vòng/
phút. Sau đó, lọc hỗn hợp để loại bỏ xúc
tác. Nước lọc thu được đem xác định
COD.
Hàm lượng phenol trong dung dịch
được xác định bằng phương pháp đo chỉ
số COD. Chỉ số COD của mẫu được
xác định theo phương pháp tiêu chuẩn
Cr2O7 2-/Cr3+ trên máy đo quang
Spectroquant NOVA 30, Merck (Đức)
tại bước sóng 605 nm [8]. Hiệu suất xử
lý phenol được tính theo công thức:
%100.
][
][][
tr
str
phenol
phenolphenolH
ở đó: [phenol]tr và [phenol]s là nồng độ
phenol (mg/l) của dung dịch phenol
trước và sau khi xử lý bằng H2O2 với
xúc tác là oxit hỗn hợp CaO-CuO-
CeO2.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol
Cu/(Ca+Cu+Ce) đến thành phần pha
và hiệu suất xử lí phenol
Trong oxit hỗn hợp CaO-CuO-CeO2,
CeO2 vừa đóng vai trò chất mang vừa là
chất lưu giữ và giải phóng oxi cho phản
ứng oxi hóa, CuO là chất oxi hóa chính,
còn CaO là chất pha tạp làm tăng mức
độ khuyết tật mạng lưới tinh thể của
CeO2. Vì vậy hàm lượng của CuO trong
oxit hỗn hợp có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt tính của xúc tác CaO-CuO-CeO2.
Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh
hưởng của tỷ lệ mol Cu/(Ca+Cu+Ce)
đến khả năng xử lí phenol.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi cố định
các yếu tố: tỷ lệ mol Ca/(Ca+Cu+Ce) =
0,05; thời gian tẩm là 10 giờ, sấy qua
đêm ở nhiệt độ 80oC, nhiệt độ nung là
500oC trong thời gian là 1 giờ và thay
đổi tỉ lệ mol Cu/(Ca+Cu+Ce) = 0,1;
0,15; 0,2; 0,25 và 0,3. Sản phẩm được
chụp X- ray và thử khả năng xử lí
phenol. Các kết quả được chỉ ra trên
hình 1 và bảng 1.
76
Hình 1. Giản đồ XRD của sản phẩm khi
tỉ lệ mol Cu thay đổi
Hình 2. Giản đồ XRD của sản phẩm khi
tỉ lệ mol Ca thay đổi
Bảng 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol Cu/(Ca+Cu+Ce) đến thành thành phần pha
và hiệu suất
Tỷ lệ mol
Cu/(Ca+Cu+Ce)
Thành phần
pha
[phenol]tr
(mg/l)
[phenol]s
(mg/l)
Hiệu suất
(%)
0,1
CeO2 lập
phương
536 118,34 77,92
0,15
CeO2 lập
phương
536 87,34 83,70
0,2
CeO2 lập
phương
CuO đơn tà
536 166,48 68,94
0,25
CeO2 lập
phương
CuO đơn tà
536 279,30 47,89
0,3
CeO2 lập
phương
CuO đơn tà
536 316,07 41,03
xử lí phenol
Từ hình 1 và bảng 1 cho thấy: tỉ lệ mol
Cu/(Cu+Ca+Ce) thay đổi từ 0,1 đến 0,3
có ảnh hưởng nhiều đến thành phần pha
và hiệu suất xử lí phenol của sản phẩm
thu được. Khi tỉ lệ Cu/(Cu+Ca+Ce) =
0,1; 0,15, sản phẩm chỉ có một pha là
CeO2 với cấu trúc lập phương tâm mặt.
Nhưng khi tăng tỉ lệ này lên 0,2; 0,25;
0,3, sản phẩm lại có thêm pha tinh thể
CuO với cấu trúc đơn tà. Theo chúng
* CuO
* CuO
77
tôi khi tỉ lệ mol Cu/(Cu+Ca+Ce) nhỏ,
CuO có thể tồn tại ở trạng thái vô định
hình và phân tán đều trên bề mặt của
CeO2 hoặc Cu2+ đi vào cấu trúc tinh thể
của CeO2 để tạo thành dung dịch rắn
dạng Ce1-x-yCuxCayO2-, điều này cũng
phù hợp với kết quả của một số công
trình [6, 7]. Khi tỷ lệ Cu/(Cu+Ca+Ce)
lớn hơn 0,15 có sự kết tụ của các hạt
CuO nhỏ thành những tập hợp CuO lớn
hơn nên đã hình thành pha tinh thể CuO
và chính điều này làm giảm sự phân tán
của các tiểu phân CuO trên chất mang
CeO2 và làm giảm hoạt tính xúc tác của
sản phẩm [9,10]. Kết quả từ giản đồ
XRD cũng phù hợp với kết quả xử lí
phenol: khi tỷ lệ Cu/(Cu+Ca+Ce) tăng
từ 0,1 đến 0,15 thì hiệu suất xử lí
phenol tăng từ 77, 92% đến 83,70%,
nhưng khi tỷ lệ này lớn hơn 0,15 hiệu
suất xử lí phenol giảm (từ 83,70%
xuống 41,03%). Do vậy chúng tôi chọn
tỉ lệ mol Cu/(Cu+Ca+Ce) =0,15 cho các
nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol
Ca/(Ca+Cu+Ce) đến thành phần pha
và hiệu suất xử lí phenol
Trong thí nghiệm này, chúng tôi cố định
các yếu tố: tỷ lệ mol Cu/(Ca+Cu+Ce) =
0,15; thời gian tẩm là 10 giờ, sấy qua
đêm ở nhiệt độ 80oC, nhiệt độ nung là
500oC trong thời gian là 1 giờ và thay
đổi tỉ lệ mol Ca/(Ca+Cu+Ce) =0,025;
0,05; 0,075; 0,1 và 0,15. Sản phẩm
được chụp X- ray và thử khả năng xử lí
phenol. Các kết quả được chỉ ra trên
hình 2 và bảng 2.
Furnace temperature /°C0 100 200 300 400 500 600 700
TG/%
-6
-4
-2
0
2
4
HeatFlow/µV
-20
-10
0
10
d TG/% /min
-2.5
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
Mass variation: -3.61 %
Mass variation: -3.78 %
Peak :237.38 °C
Peak :372.30 °C
Peak :342.62 °C
Figure:
31/08/2015 Mass (mg): 56.87
Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment:Mau Nhung
Procedure: RT ----> 800C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG
Exo
Hình 3. Giản đồ phân tích nhiệt của
tiền chất
Bảng 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol Ca/(Ca+Cu+Ce) đến thành phần pha
và hiệu suất xử lí phenol
Tỷ lệ mol
Ca/(Ca+Cu+Ce)
Thành phần pha
[phenol]tr
(mg/l)
[phenol]s
(mg/l)
Hiệu
suất (%)
0,025 CeO2 lập phương 536 104,91 80,56
0,05 CeO2 lập phương 536 87,37 83,70
0,075
CeO2 lập phương
CuO đơn tà
536 60,03 88,80
0,1
CeO2 lập phương
CuO đơn tà
536 143,80 73,17
0,15
CeO2 lập phương
CuO đơn tà
536 229,89 57,11
78
Từ hình 2 và bảng 2 ta thấy: khi tỉ lệ
mol Ca/(Cu+Ca+Ce) = 0,025; 0,05 chỉ
xuất hiện một pha tinh thể CeO2, nhưng
khi tỉ lệ này lớn hơn 0,05 đã xuất hiện
thêm pha tinh thể CuO. Các tác giả của
tài liệu [7] chỉ ra rằng khi thêm Ca2+
vào CeO2 thì Ca2+ sẽ thay thế Ce4+
trong cấu trúc tinh thể của CeO2 tạo ra
lỗ trống oxi và làm cho hoạt tính xúc
tác của sản phẩm tăng lên. Do đó, khi tỷ
lệ Ca/(Cu+Ca+Ce) tăng từ 0,025 đến
0,075 hiệu suất xử lý phenol tăng từ
80,56% đến 88,80%. Vì bán kính ion
của Ca2+ ( 2Car 0,100nm) gần với bán
kính ion của Ce4 + hơn ion Cu2+
( 4Cer 0,097nm và 2Cur 0,072nm)
nên ion Ca2+được ưu tiên thay thế ion
Ce4+ hơn ion Cu2+. Vì vậy, khi tỷ lệ mol
Ca/(Cu+Ca+Ce) lớn hơn 0,05, có thể
khả năng thay thế của Ca2+ đã gần bão
hòa, nên khi tỷ lệ này tăng đến 0,075 thì
có một lượng nhỏ nữa Ca2+ thay thế
Ce4+ đồng thời đẩy Cu2+ ra khỏi dung
dịch rắn Ce1-x-yCuxCayO2- và tạo thành
pha tinh thể CuO nên trên giản đồ XRD
của sản phẩm xuất hiện thêm pha tinh
thể CuO. Trong trường hợp này có thể
việc tạo thành lỗ trống oxi vẫn có lợi
hơn việc tạo thành pha tinh thể CuO
nên hiệu suất xử lí phenol vẫn tăng lên.
Nhưng khi tỷ lệ này lớn hơn 0,075 thì
không tạo thêm lỗ trống oxi mà chỉ tạo
thêm tinh thể CuO nên hiệu suất xử lí
phenol giảm xuống.
Vì vậy, chúng tôi chọn tỉ lệ mol
Ca/Cu+Ca+Ce = 0,075 cho các nghiên
cứu tiếp theo.
3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung
đến kích thước hạt và hiệu suất xử lí
phenol
Trong thí nghiệm này, chúng tôi cố định
các yếu tố: tỷ lệ mol Cu/(Ca+Cu+Ce) =
0,15; Ca/(Ca+Cu+Ce) = 0,075; thời
gian tẩm là 10 giờ, sấy qua đêm ở nhiệt
độ 80oC, thời gian nung là 1 giờ và thay
đổi nhiệt độ nung.
Để có cơ sở nung mẫu, chúng tôi đã
chụp phân tích nhiệt của tiền chất sau
quá trình làm khô qua đêm ở 80oC.
Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu được
chỉ ra ở hình 3.
Từ hình 3 cho thấy: trên đường DSC có
2 hiệu ứng thu nhiệt ở nhiệt độ
237,38oC và 342,62oC tương ứng với 2
quá trình mất khối lượng trên đường
TG. Các hiệu ứng này được gán cho sự
phân hủy của muối đồng nitrat. Do đó,
chúng tôi chọn nhiệt độ nung mẫu từ
350oC đến 700oC.
Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiêu suất xử lí phenol
Nhiệt độ nung
( oC)
[phenol]tr (mg/l) [phenol]s (mg/l) Hiệu suất(%)
350 536 109,40 79,59
400 536 67,21 87,46
500 536 60,03 88,80
600 536 27,01 94,96
700 536 102,16 80,94
79
Ta thấy, khi nhiệt độ nung tăng từ 350oC
đến 600oC, hiệu suất xử lí phenol tăng từ
79,59% đến 94,94%, khi nhiệt độ nung tiếp
tục tăng từ 600oC – 700oC thì hiệu suất xử lí
phenol lại giảm từ 94,96% xuống 80,94%.
Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến kích
thước hạt và hình thái học của các hạt
sản phẩm được chỉ ra ở hình 4. Hình 4a
cho thấy: khi nung ở 350oC các hạt có
kích thước không đều và các hạt có hình
thái học không rõ ràng. Có thể ở nhiệt
độ này vẫn còn những phần muối đồng
nitrat chưa bị phân hủy. Hình 4b (nung
ở 600oC) các hạt có hình thái học rõ
ràng và kích thước hạt tương đối đồng
đều (khoảng 30 đến 50nm). Khi nhiệt
độ nung tăng đến 700oC (hình 4c), sự
kết tụ của các hạt lớn, bề mặt phân chia
giữa các hạt không rõ ràng.
Hình 4: Ảnh SEM của sản phẩm nung ở: (4a) 350oC ; (4b) 600oC và (4c) 700oC
Từ các kết quả xử lí phenol và ảnh SEM
thấy rằng nhiệt độ nung tối ưu là 600oC.
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp được oxit hỗn hợp CaO-
CuO-CeO2 bằng phương pháp tẩm và
khảo sát ảnh hưởng của một vài yếu tố
đến thành phần pha, kích thước hạt và
hiệu suất xử lí phenol của nó. Kết quả
cho thấy, hiệu suất xử lí phenol cao nhất
khi tỷ lệ mol của
Cu/(Ca+Cu+Ce)=0,15;
Ca/(Ca+Cu+Ce)=0,075 ; nhiệt độ nung:
600oC và sản phẩm thu được có kích
thước tương đối nhỏ khoảng 30nm -50
nm.
Công trình này được hoàn thành với
sự hỗ trợ kinh phí của đề tài QG.14.20.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Massa P, Dafinov A, Cabello F.M,
Fenoglio R. (2008), “Catalytic wet
peroxide oxidation of phenolic solutions
over Fe2O3/CeO2 and WO3/CeO2
catalyst systems”, Catalysis
Communications, 1533–1538, 9.
2. Santos A., Yustos P., Quintanilla A.,
Garcia-Ochoa F (2005). “Kinetic model
of wet oxidation of phenol at basic pH
using a copper catalyst”, Chemical
Engineering Science, 4866–4878, 60.
3. Arias M, Hungria A. B, Munuera G,
Gamarra D. (2006), “Preferential
4a 4b 4c
80
oxidation of CO in rich H2 over
CuO/CeO2: Details of selectivity and
deactivation under the reactants
stream”, Applied CatalysisB:
Environmental, 207-216, 65.
4. Astudillo J, Aguila G, Diaz F,
Guerrero S, Araya P (2010). “Study of
CuO–CeO2 catalysts supported on SiO2
on the low-temperature oxidation of
CO”, Applied Catalysis A: General,
169–176, 381.
5. GurbaniA, AyastuyJ.L, Gonza´lez-
Marcos M.P, Herrero J.E, Guil J.M,
Gutie´rrez-OrtizM.A. (2009),
“Comparative study of CuO–CeO2
catalysts prepared by wet impregnation
and deposition–precipitation”,
International Journal of Hydrogen
Energy, 547 – 553, 34.
6. Li J. Zhu P, Zu, o S, Huang Q., Zhou
R (2010). “Influence of Mn doping on
the performance of CuO-CeO2 catalysts
for selective oxidation of CO in
hydrogen-rich streams”, Applied
Catalysis A: General, pp. 261–266,
381.
7. Qiao D, LuG., Mao D, LiuX., Li H,
Guo Y, Guo Y. (2010), “Effect of Ca
doping on the catalytic performance of
CuO–CeO2 catalysts for methane
combustion”, Catalysis
Communications, 858–861, 11.
8. APHA (1995), Standard methods for
water and wastewater
examinations,Washington D.C.
9. Luo M. F., Song Y. P., Wang X. Y.,
Xie G. Q., Pu Z. Y., Fang P., Xie Y. L.
(2007), “Preparation and
characterization of nanostructured
Ce0.9Cu0.1O2-δ solid solution with high
surface area and its application for low
temperature CO oxidation”, Catalysis
Comunication, 834-838, 8.
10. Sedmak G., Hocevar S., and Levec J
(2003). “ Kinetics of selective CO
oxidation in excess of H2 over the
nanostructured Cu0.1Ce0.9O2-y catalyst”,
Journal of Catalysis, 135-150, 213.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26270_88286_1_pb_1331_2096822.pdf