The jacket type offshore structures are widely applied for marine states, it has an important
role in security, defense and marine economic development. In Vietnam, research and development of marine
structures is an urgent task at present. This paper presents finite element algorithm and a calculating method
of nonlinear dynamic interaction between jacket type offshore structures and coral foundation under wave and
wind loading. The authors have solved the nonlinear dynamic equations by Newmark and Newton-Raphson
method and built the calculation program on Matlab software. On the basis of the algorithm and the
calculation program has been developed, the authors have investigated the problem with many different
parameters to see the influence of these factors: weight, geometry, material to the dynamic response of the
marine structures. The results can be applied in calculation, design and construction of the marine structures
on the coral foundation under wave and wind loading, contribute to the development of future marine
structures.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng động của công trình biển dưới tác động của tải trọng sóng và gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 2; 2013: 135-143
ISSN: 1859-3097
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN PHẢN ỨNG ĐỘNG
CỦA CÔNG TRÌNH BIỂN DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA TẢI TRỌNG SÓNG VÀ GIÓ
Nguyễn Thái Chung*, Nguyễn Văn Chình
Đại học Lê Quý Đôn
Số 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
*E-mail: thaichung1271@gmail.com
Ngày nhận bài: 7-10-2012
TÓM TĂT: Công trình biển hệ thanh được ứng dụng nhiều đối với các quốc gia biển, nó có vai trò quan
trọng trong an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển. Ở Việt Nam, nghiên cứu và phát triển công trình
biển là một trong các nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Bài báo này trình bày thuật toán và phương pháp phần tử
hữu hạn (PTHH) giải bài toán tương tác động lực học phi tuyến giữa công trình biển hệ thanh và nền san hô
dưới tác động của tải trọng sóng và gió. Các tác giả giải hệ phương trình động lực học phi tuyến bằng phương
pháp tích phân trực tiếp Newmark kết hợp lặp Newton-Rapshon và chương trình tính được lập trong môi
trường Matlab. Với thuật toán và chương trình tính đã lập, các tác giả đã giải nhiều lớp bài toán khác nhau
cho thấy ảnh hưởng của các thông số: tải trọng, kích thước hình học, vật liệu đến phản ứng động của công
trình biển. Kết quả có thể sử dụng trong tính toán, thiết kế và thi công công trình biển trên nền san hô dưới tác
động của tải trọng sóng và gió, góp phần phát triển các công trình biển trong tương lai.
Từ khóa: Công trình biển, san hô, tải trọng sóng và gió, tương tác.
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu bài toán về phản ứng động của công
trình biển với sự tác động đồng thời của tải trọng sóng,
gió, dòng chảy, động đất là bài toán khó song rất có ý
nghĩa trong thực tế, đặc biệt là khi có xét đến tương tác
giữa kết cấu công trình và nền san hô. Hiện nay các mô
hình khảo sát thường giả định kết cấu được ngàm cứng
với đáy biển hoặc thay thế nền bằng hệ lò xo đặt rời
rạc tại các nút. Tính toán tháp ngoài biển khơi với mô
hình tính cọc đơn tương đương, thay thế liên kết nền
bằng một lò xo đơn giản chịu tác động đồng thời của
tải trọng sóng biển và động đất trong nghiên cứu của
Islam và Ahmad [5]. Nghiên cứu phản ứng động của
công trình biển hệ thanh chịu tác dụng đồng thời của
tải trọng sóng biển và động đất, trong đó xem liên kết
giữa kết cấu và nền là ngàm cứng đã được Khosro et
al [7] thực hiện. Nhìn chung các nghiên cứu này đã đạt
được một số kết quả nhất định song các mô hình này
chưa phản ánh được sự làm việc thực tế của kết cấu
trong nền san hô. Phát triển hướng nghiên cứu này, bài
báo nghiên cứu, giải bài toán tương tác động lực học
giữa hệ thanh (mô hình dàn DKI, dàn khoan dầu khí)
và nền san hô chịu tác động của tải trọng sóng và gió,
trong đó xét sự làm việc đồng thời giữa kết cấu và nền
san hô thông qua phần tử tiếp xúc.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào các thông tin và số liệu được cập nhật từ
các chuyến khảo sát các đảo nổi thuộc quần đảo
Trường Sa, thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước KC 09.07, cung cấp các số liệu về cơ tính của san
hô và nền san hô phục vụ tính toán, thiết kế. Mô hình
kết cấu nghiên cứu được mô phỏng từ công trình
DKI/14. Tải trọng gió tác động lên công trình biển
Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Văn Chình
136
được xác định theo Kim et al [8] với vận tốc gió là
hàm của thời gian.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp
phần tử hữu hạn, chương trình tính được lập trong môi
trường Matlab.
MÔ HÌNH TÍNH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đặt bài toán, các giả thiết
Mô hình bài toán
Xét hệ thanh làm việc đồng thời với nền theo mô
hình bài toán phẳng (hình 1). Tải trọng tác động gồm: tải
trọng không đổi P, tải trọng sóng biển và gió. Việc tính
toán được thực hiện trên mô hình gồm kết cấu và một
phần nền (gọi là miền nghiên cứu). Kích thước miền
nghiên cứu của bài toán được xác định bằng phương
pháp giải lặp [2, 3].
U t
ttB
tt
H
1
H
2
H
3
H
4
H
0B
P
Tai trongsan cong tac
Songbien
Gio
2h
3h
1h
4h
5h
Hình 1. Mô hình bài toán
Các giả thiết
Các giả thiết: Vật liệu kết cấu là đàn hồi tuyến
tính, chuyển vị và biến dạng của hệ là bé; Mỗi lớp
nền là vật liệu đồng nhất, đẳng hướng, đàn hồi tuyến
tính; Liên kết giữa các thanh đứng và nền là liên kết
một chiều; Bỏ qua lực dính và sự xoáy của nước.
Thuật toán phần tử hữu hạn giải phương trình
chuyển động của hệ
Các phần tử sử dụng
Phần tử thanh 2 nút
Hệ thanh phẳng được mô hình hóa bằng các
phần tử thanh 2 nút chịu kéo (nén), uốn, trong đó
mỗi nút có 3 bậc tự do u, v, (hình 2).
ixU
iyU
iU
jyU
jxU
jU
i j
y
x
Hình 2. Phần tử thanh 2 nút với hệ trục tọa độ cục bộ
Chuyển vị của một điểm bất kỳ thuộc phần tử m
được nội suy theo véc tơ chuyển vị nút:
m mmu N U (1)
Trong đó: Tmu u v - véc tơ
chuyển vị tại điểm bất kỳ thuộc phần tử ; mN - ma
trận các hàm dạng của phần tử có cấp 3 6, mU là
véc tơ chuyển vị nút của phần tử:
Tix iy i jx jy jmU U U U U U U (2)
Ma trận khối lượng phần tử:
m
T
mm m m
V
M N N dV (3)
Ma trận độ cứng phần tử:
m
T
mm m m
V
K B D B dV (4)
Với: - khối lượng riêng vật liệu, [D] - ma trận
vật liệu, [B]m - ma trận quan hệ biến dạng - chuyển
vị phần tử.
Phần tử biến dạng phẳng đẳng tham số 4 điểm nút
Chuyển vị của 1 điểm thuộc phần tử (hình 3)
được nội suy theo chuyển vị nút:
e eeu N U (5)
Trong đó:
T1x 1y 2x 2y 4x 4yeU U U U U ... U U (6)
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng
137
[N]e - ma trận hàm dạng phần tử, có cấp 1 4.
Ma trận khối lượng phần tử:
e
T
ee e e
V
M N N dV (7)
Ma trận độ cứng phần tử:
e
T
ee e e
V
K B D B dV (8)
Hình 3. Phần tử tứ giác 4 điểm nút với hệ trục tọa độ cục bộ
Phần tử tiếp xúc
Trên hình 4 là mô hình phần tử tiếp xúc gồm hai
nút ở mỗi đầu, nút phía trên gắn với phần tử cọc có
ba bậc tự do (u,v,), nút phía dưới gắn với phần tử
nền san hô có hai bậc tự do (u,v) [4]. Như vậy một
phần tử tiếp xúc dạng này có 10 bậc tự do.
a) Sơ đồ hình học của phần tử tiếp xúc
b) Quan hệ ứng suất pháp tuyến c) Quan hệ ứng suất tiếp tuyến
và biến dạng pháp tuyến và biến dạng tiếp tuyến
Hình 4. Sơ đồ phần tử tiếp xúc
1 11(x , y )
2 22(x , y )
3 33(x , y )
4 44(x , y )
P(x, y)
P(r,s)
r
s
1( 1, 1) 2(1, 1)
3(1,1)4( 1,1)
x
y
0
0
Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Văn Chình
138
Véc tơ số gia chuyển vị nút phần tử {Use}
được định nghĩa như sau [4], [1]:
Tse 4 1 4 1 4 3 2 3 2 3U u u v v u u v v (9)
Viết lại dưới dạng ma trận:
seU T (10)
Trong đó:
1 2
1 2
C 0 C 0
T
0 C 0 C
,
1 2
1 0 0 1 0
C 0 1 0 , C 0 1
0 0 1 0 0
(11)
T4 4 4 3 3 3 1 1 2 2u v u v u v u v (12)
Véctơ số gia chuyển vị trong hệ toạ độ tổng thể
tại điểm bất của phần tử:
1 2
se 1 2 se
se
1 2
se
se
u N 0 0 N 0 0
1v 0 N 0 0 N 0 U
t
0 0 N 0 0 N
1 N T B
t
(13)
Quan hệ số gia ứng suất và số gia biến dạng
trong PTTX:
T Tse s n seM D u v (14)
Bảng 1. Đặc trưng vật liệu của phần tử tiếp xúc
TT Đặc trưng vật liệu Ký hiệu Thứ nguyên Cách tính
1 Lực dính đơn vị C Lực/(ch.dài)2 Cho trước
2 Độ cứng pháp tuyến k Lực/(ch.dài)
2
E(1 )k
(1 )(1 2 )
3 Độ cứng tiếp tuyến k Lực/(ch.dài)
2
Ek
2 1
4 Độ cứng chống trượt tới hạn kres Lực/(ch.dài)
2 kres =Gres
Trường hợp bài toán biến dạng phẳng, ma trận
[Dse] được xác định:
se
k 0 0
D 0 k 0
0 0 k
(15)
Ma trận độ cứng của PTTX trong hệ toạ độ
chung [2, 4, 1]:
T Tse se se seK B R D R B det J d (16)
Trong đó [R] là ma trận chuyển trục tọa độ,
được xác định thông qua ma trận Jacobian.
Kiểm tra điều kiện bền về tách và trượt trên
bề mặt tiếp xúc giữa kết cấu với nền san hô được
thực hiện theo tiêu chuẩn bền Mohr - Coulumb [2,
3, 12]:
Quy ước:
Đối với kết cấu: ứng suất kéo là dương, ứng
suất nén là âm.
Đối với nền:
0 khi
0 khi
nÐn
kÐo
(17)
Nếu ứng suất có tác dụng gây kéo, trong
phạm vi phần tử xuất hiện sự tách cục bộ giữa kết
cấu và nền, gán k0, k0.
Ngược lại, nếu ứng suất có tác dụng gây nén, thì
trong phạm vi phần tử không xuất hiện sự tách cục
bộ của kết cấu với nền. Lúc này giữ nguyên giá trị
của độ cứng pháp tuyến k và tiến hành kiểm tra
điều kiện trượt:
Nếu ứng suất tiếp gh ( = C+fms) thì
không xuất hiện sự trượt cục bộ giữa kết cấu và nền,
lúc này giữ nguyên giá trị độ cứng k.
Nếu ứng suất tiếp gh thì xuất hiện sự
trượt cục bộ giữa kết cấu và nền, lúc này giá trị k
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng
139
được giảm xuống đến giá trị độ cứng chống trượt
tới hạn kres.
Tải trọng tác động
Tải trọng tĩnh
Tải trọng tĩnh P tác động lên kết cấu được quy
nút theo phương pháp chung [4].
Tải trọng sóng biển
Các thành phần tải trọng sóng phân bố theo
phương ngang và phương đứng của thanh hình trụ
(phần thanh ngập nước) được xác định như sau
[11, 5]:
nxwx nx nx2
w D w 1
wy ny nyny
U u 0f U u a u1 0
0,5 C D 0, 25 C Df U v a v0 10 U v
(18)
Trong đó: w là khối lượng riêng của nước; CD,
C1 là các hệ số lực cản và hệ số lực quán tính; các
thành phần Unx, Uny, anx, any là vận tốc và gia tốc của
hạt nước theo hai phương ngang và đứng; u, v lần
lượt là các thành phần chuyển kết cấu và tương ứng
là các thành phần vận tốc, gia tốc kết cấu
u, v, u, v và được xác định theo lý thuyết sóng
tuyến tính Airy [9].
Theo phương pháp PTHH, véc tơ tải trọng nút
do lực phân bố tính theo (18) được xác định theo
biểu thức sau [9, 6]:
L
T
wx
wx 0
w L
Tewy e
wy
0
N y f dy
R
R
R
N y f dy
(19)
Tải trọng gió
Theo [6], áp lực gió tác động lên một đơn vị
diện tích chắn gió của kết cấu:
win p air win
1p t C U t cos
2
(20)
Trong đó: pwin(t) là áp lực gió, Cp là hệ số áp lực
gió, air là khối lượng riêng không khí, Uwin(t) là
hàm vận tốc gió, là góc hợp bởi winU t
và
pháp tuyến của mặt chắn gió.
Véc tơ tải trọng nút phần tử thanh do áp lực gió:
L Twin
wine
0
P N y p t dy
(21)
Phương trình chuyển động của hệ
Sau khi tập hợp các ma trận, véc tơ tải trọng
tổng thể, đưa vào các điều kiện biên, hệ phương
trình vi phân dao động của hệ có dạng sau:
M U C U K U R (22)
Khi xuất hiện sự tách hoặc trượt (hoặc đồng
thời) tại bề mặt tiếp xúc giữa kết cấu và nền san hô,
ma trận độ cứng phần tử tiếp xúc phụ thuộc véc tơ
chuyển vị nút:
se seK K U
và do đó: K K U , nên C C U .
Hệ phương trình chuyển động (22) được viết lại
như sau:
M U C U U K U U R (23)
là hệ phương trình vi phân động lực học phi tuyến.
Hệ phương trình (23) được các tác giả giải bằng
cách kết hợp phương pháp tích phân trực tiếp
Newmark và lặp Newton-Raphson và lập trình tính
trong môi trường Matlab.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ví dụ số
Mô hình bài toán hệ thanh phẳng làm việc đồng
thời với nền san hô, có kích thước, liên kết như trên
hình vẽ (hình 1).
Thông số kết cấu: các kích thước H2=20,1m,
H3=20,5m, B0=12m, B1=26m, B2=35m, góc nghiêng
của cọc chính = 80. Các cọc chính, cọc phụ, thanh
Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Văn Chình
140
ngang và thanh xiên có mặt cắt ngang hình vành
khăn, trong đó: cọc chính có đường kính ngoài
D1=1,031m, chiều dày thành ống t1=2,2cm; cọc phụ
có đường kính ngoài D2=0,914m, chiều dày thành
ống t2=4,4cm; thanh xiên và thanh ngang có đường
kính ngoài D3=0,610m, chiều dày thành ống
t3=2,7cm. Vật liệu dàn bằng thép, có môđun đàn hồi
E=2,1.1011N/m2, hệ số Poisson = 0,3, khối lượng
riêng = 7800kg/m3.
Thông số nền: Nền gồm 5 lớp, đặc trưng cơ
lý của các lớp vật liệu được lấy theo kết quả thí
nghiệm tại hiện trường 1 đảo thuộc quần đảo
Trường Sa như bảng 2.
Bảng 2. Đặc trưng vật liệu nền san hô [10]
Lớp
Độ sâu
(m)
Ef
(N/cm2) f
f
(kg/m3)
Hệ số ma sát với
thép fms
Tỷ số cản
1 4 2,83104 0,27 2,55103 0,21
0,05
2 10 2,19105 0,25 2,60103 0,32
3 20 2,03106 0,22 2,95103 0,41
4 35 2,71105 0,25 2,00103 0,43
5 50 2,18104 0,30 2,32103 0,47
Thông số tải trọng: chiều cao sóng Hw=16,56m,
độ sâu nước Hwsb=21m, khối lượng riêng nước
w=1000kg/m3, chu kỳ sóng Tw=7,83s, hệ số lực cản
CD=0,75, hệ số quán tính C1=2,0. Hệ số áp lực gió
Cp=1, khối lượng riêng không khí air=1,5kg/m3,
vận tốc gió theo thời gian Uwin(t) được cho dưới
dạng giản đồ vận tốc [8].
Kích thước miền nghiên cứu: Bề rộng Btt=135m,
chiều cao Htt=50m, với sai số lặp xác định miền
nghiên cứu = 0,5%.
Điều kiện biên: Liên kết ngàm tại biên đáy và
gối di động theo phương đứng tại biên bên của miền
nghiên cứu.
Thời gian tính tcal =100s, sai số tính
D=0,25%.
Trên hình 5 là đáp ứng chuyển vị ngang, chuyển
vị đứng tại đỉnh dàn (nút 64) và đáp ứng mômen
uốn tại chân cọc chính và chân cọc phụ.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
-0.02
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
Thoi gian t [s]
C
hu
ye
n
vi
U
x
[m
]
CHUYEN VI NGANG TAI DINH DAN (NUT 64)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
x 10
6
Thoi gian t [s]
M
o
m
en
M
z
[N
m
]]
MO MEN UON CHAN COC CHINH VA COC PHU
Mz coc chinh
Mz coc phu
Hình 5. Đáp ứng chuyển vị ngang tại đỉnh dàn (nút 64) và và mômen uốn chân cọc
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng động
của hệ
Ảnh hưởng của môđun đàn hồi vật liệu cọc chính
Với bài toán đặt ra, cho môđun đàn hồi cọc
chính Ech thay đổi từ 2,11010N/m2 đến
2,11011N/m2. Kết quả biến thiên các giá trị lớn
nhất về chuyển vị ngang tại đỉnh giàn và mômen
uốn lớn nhất xuất hiện tại chân cọc chính như
trong bảng 3.
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng
141
Bảng 3. Biến thiên giá trị lớn nhất chuyển vị ngang tại đỉnh giàn và mômen chân cọc chính
Ech1010 [N/cm2] 2,10 5,88 9,66 13,44 17,22 21,00
max 2
xU 10
[m] 46,043 26,262 20,305 17,038 15,335 14,196
max 6
zM 10 [Nm] 1,7922 2,3938 2,7573 3,0470 3,3718 3,6636
Trên hình 6 thể hiện mối quan hệ chuyển vị lớn
nhất và mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính và
môđun đàn hồi Ech của vật liệu cọc chính.
Nhận xét: Khi mô đun đàn hồi Ech của vật liệu cọc
chính tăng, chuyển vị ngang giảm, còn mômen uốn tại
chân cọc chính tăng lên. Cụ thể với bài toán khảo sát
chuyển vị ngang lớn nhất tại đỉnh giàn giảm 69,17% và
mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính tăng 1,1 lần.
0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
x 10
11
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Mo dun dan hoi E [N/m2]
C
hu
ye
n
vi
(U
x) m
ax
[m
]
ANH HUONG E COC CHINH DEN (Ux)max (NUT 64)
0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
x 1011
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
x 10
6
Mo dun dan hoi E [N/m2]
M
o
m
en
(M
z) m
ax
[N
m
]
ANH HUONG E COC CHINH DEN DEN (Mz)max COC CHINH
Hình 6. Ảnh hưởng của môđun đàn hồi Ech của vật liệu cọc chính đến chuyển vị ngang
lớn nhất tại đỉnh giàn và mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính
Ảnh hưởng của đường kính ngoài cọc chính
Với bài toán đặt ra, cho đường kính ngoài
cọc chính Dch thay đổi từ 0,72m đến 1,5m. Kết
quả biến thiên các giá trị lớn nhất về chuyển vị
ngang tại đỉnh giàn và mômen uốn lớn nhất xuất
hiện tại chân cọc chính như trong bảng 4.
Bảng 4. Biến thiên giá trị lớn nhất chuyển vị ngang tại đỉnh giàn và mômen chân cọc chính
Dch [m] 0,72 0,87 1,03 1,19 1,34 1,50
max 2
xU 10
[m] 19,315 16,322 14,196 12,944 12,193 11,616
max 6
zM 10 [Nm] 2,3267 2,9171 3,6636 4,6481 5,7603 7,0748
Trên hình 7 thể hiện mối quan hệ chuyển vị lớn
nhất và mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính và
đường kính ngoài Dch của cọc chính.
Nhận xét: Khi đường kính ngoài cọc chính Dch
tăng, chuyển vị ngang giảm, còn mômen uốn tại
chân cọc chính tăng lên. Cụ thể với bài toán khảo
sát chuyển vị ngang lớn nhất tại đỉnh dàn giảm
39,86% và mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính
tăng 3,4 lần.
Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Văn Chình
142
0.7 0.8 0.9 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
Duong kinh ngoai coc chinh D [m]
C
hu
ye
n
vi
(U
x) m
ax
[m
]
ANH HUONG D COC CHINH DEN (Ux)max (NUT 64)
0.7 0.8 0.9 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
x 10
6
Duong kinh ngoai coc chinh D [m]
M
o
m
en
(M
z) m
ax
[N
m
]
ANH HUONG D COC CHINH DEN (Mz)max COC CHINH
Hình 7. Ảnh hưởng của đường kính ngoài cọc chính Dch đến chuyển vị ngang lớn nhất
tại đỉnh giàn và mômen uốn lớn nhất tại chân cọc chính
KẾT LUẬN
Đã thiết lập thuật toán PTHH và chương trình phân
tích động lực học phi tuyến tương tác giữa kết cấu hệ dàn
phẳng và nền san hô chịu tác động đồng thời của tải trọng
sóng và gió.
Tính toán ví dụ số tương tác giữa kết cấu dạng
hệ thanh phẳng và nền san hô làm việc đồng thời,
khảo sát ảnh hưởng của mô đun đàn hồi cọc chính
và đường kính ngoài cọc chính đến phản ứng động
của hệ, đưa ra khuyến cáo có tính chất tham khảo
cho tính toán kết cấu tương tác với nền san hô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amir, R., 1998. Joint Interface (Slip) Elements
in Crisp in 2D and 3D Space.
2. Nguyễn Thái Chung, 2006. Nền san hô và sự
làm việc của cọc trong nền san hô, Luận án Tiến
sỹ kỹ thuật. Học viện Kỹ Thuật Quân sự.
3. Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Văn Chình, 2012.
Nghiên cứu tương tác giữa kết cấu dàn phẳng và
nền san hô dưới tác dụng của tải trọng động đất,
Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, số 145, Học viện
Kỹ thuật quân sự. Tr. 22-33.
4. Fadeev, A.B., 1995. Phương pháp phần tử hữu
hạn trong địa cơ học, NXB Giáo dục.
5. Islam. N., Ahmad. S., 2003. Nonlinear Seismic
Response of Articulated Offshore Tower,
Defence Science Journal, Vol. 53, No. I,
January 2003, pp. 105-113.
6. Jamaloddin, N., Samsul, I.B., Mohammad, S.J.,
2005. Waleed Abdul Malik Thanoon1 and
Shahrin Mohammad, Simulation of wave and
current forces on template offshore structures,
Suranaree J. Sci. Technol. 12(3), pp. 193-210.
7. Khosro, B., Hosseini, S. R, Mohammad, H.T.,
Hesam S., 2011. Seismic Response of a Typical
Fixed Jacket-Type Offshore Platform (SPD1) under
Sea Waves, Open Journal of Marine Science, 2011,
1, pp. 36-42, doi:10.4236/ojms.2011.12004
Published Online July 2011 (
RP.org/journal/ojms).
8. Kim Byoung-Wan, Kim Woon-Hak and Lee In-
Won, 2002. Three-dimensional Plate Analyses
of Wind - loaded Structures Department of Civil
Engineering, Korea Advanced Institute of
Science and Technology, 373-1 Guseong-dong,
Yuseong -gu, Daejeon, 305-701, Korea.
9. Kenji Kawano, Tutomu Hashimoto, 2001.
Nonlinear Dynamic Responses of a Large
Offshore Structure, Kagoshima University,
Kagoshima, Japan.
10. Hoàng Xuân Lượng, 2010. Báo cáo tổng kết đề
tài KC.09.07/06-10, Học viện Kỹ thuật quân
sự.
11. Trevon, J., 2009. Assessment of kinematic
effect on offshore piled foundations, University
degli Studi di Pavia.
12. Zienkiewicz, O. C, and Taylo, R.L. 1986. The
Finite Element Method, Mcgraw-Hill Book
Company.
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến phản ứng
143
EFFECT OF SOME FACTORS ON REACTION DYNAMICS OF
THE OFFSHORE STRUCTURE UNDER WAVE
AND WIND LOADING
Nguyen Thai Chung and Nguyen Van Chinh
Le Quy Don University
ABSTRACT: The jacket type offshore structures are widely applied for marine states, it has an important
role in security, defense and marine economic development. In Vietnam, research and development of marine
structures is an urgent task at present. This paper presents finite element algorithm and a calculating method
of nonlinear dynamic interaction between jacket type offshore structures and coral foundation under wave and
wind loading. The authors have solved the nonlinear dynamic equations by Newmark and Newton-Raphson
method and built the calculation program on Matlab software. On the basis of the algorithm and the
calculation program has been developed, the authors have investigated the problem with many different
parameters to see the influence of these factors: weight, geometry, material to the dynamic response of the
marine structures. The results can be applied in calculation, design and construction of the marine structures
on the coral foundation under wave and wind loading, contribute to the development of future marine
structures.
Key word: offshore, coral foundation, wave and wind loading, interaction.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3516_11881_1_pb_6205_2079578.pdf