Ảnh hưởng của NLM trong khẩu phần đến việc
giảm phát thải khí mê tan trên bò có thể do hàm
lượng chất tannin trong NLM làm giảm số lượng
protozoa (bảng 5). Nghiên cứu của Morgavi et al.
(2010) cho thấy loại bỏ protozoa trong dạ cỏ, làm
giảm phát thải khí CH4 trên gia súc nhai lại
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của ngọn lá mì khô (manihot esculenta crantz) trong khẩu phần lên tỉ lệ tiêu hóa và sinh khí mê tan trên bò lai sind, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
Soá 17, thaùng 3/2015 10
ẢNH HƯỞNG CỦA NGỌN LÁ MÌ KHÔ (Manihot esculenta Crantz)
TRONG KHẨU PHẦN LÊN TỈ LỆ TIÊU HÓA
VÀ SINH KHÍ MÊ TAN TRÊN BÒ LAI SIND
Effects of dried cassava forage (manihot esculenta crantz) in diet on digestibility and methane
emission on Sindhi-yellow cattle
Tóm tắt
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hình vuông
Latin (4 x 4) trên bò cái lai Sind, có khối lượng
trung bình đầu thí nghiệm là 135 ± 5kg. Mỗi giai
đoạn thí nghiệm gồm 21 ngày, với 14 ngày nuôi
thích nghi và 7 ngày lấy mẫu. Thí nghiệm gồm 04
nghiệm thức (NT) là 04 mức độ bổ sung ngọn lá
mì (NLM) khô (0, 10, 20 và 30%) trong khẩu phần
cỏ voi, tương ứng là NLM-0, NLM-10, NLM-20 và
NLM-30. Kết quả lượng thức ăn ăn vào và tỉ lệ tiêu
hóa DM, OM, CP, NDF ở các NT tăng dần theo
mức độ bổ sung NLM trong khẩu phần, cao nhất
ở NT NLM-20 và NLM-30; sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Số lượng vi khuẩn trong
dạ cỏ tại thời điểm 3 giờ sau khi ăn tăng dần theo
mức độ bổ sung NLM trong khẩu phần, ngược lại
số lượng protozoa giảm dần theo các NT; sự khác
biệt giữa NT NLM-0 với NLM-20 và NLM-30 có ý
nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Sự phát thải khí
mê tan (lít/ngày) và (lít/kg DMI; OMI) của các NT
giảm dần theo mức độ bổ sung NLM trong khẩu
phần, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê
(P<0,05). Khí mê tan phát thải trên bò tính theo
(lít/kg OMI) cao nhất ở NT NLM-0 là 38,3 lít, kế
đến NLM-10 là 34,4 lít và thấp nhất NLM-20 là
28,9 lít và NLM-30 là 29,3 lít.
Từ khóa: bò lai Sind, ngọn lá mì khô, tỉ lệ tiêu
hóa, vi sinh vật dạ cỏ, khí mê tan.
Abstract
The experiment was carried out by using a 4 x
4 Latin square on Lai Sind (Sindhi-Yellow) female
cattle with initial average live weight of 135 ±
5 kg (X±SE). Each experimental period was 21
days including 14 days for adapting and 7 days
for sampling. Four treatments were 0, 10, 20 and
30% dried cassava forage (DCF) as replacements
by elephant grass corresponding to DCF-0, DCF-
10, DCF-20, DCF-30. The result showed that
feed intake and the digestibility of DM, OM, CP,
NDF were a gradual increase according to level
supplement DCF in diet, the highest of that was
in DCF-20 and DCF-30 and it was significantly
different (P<0.05). The total bacteria counts in
rumen after 3 hours feeding increased significantly,
while protozoa number decreased significantly
in cassava forage supplemented treatments, the
difference in diet between DCF-0 with DCF-20
and DCF-30 was significant (P<0.05). Methane
emissions from cattle (liter/kg OMI) was the
highest in DCF-0 (38.3 liter), followed by DCF-10
(34.4 liter) and the lowest in DCF-20 (28.9 liter)
and DCF-30 (29.3 liter).
Keywords: Sindhi-yellow cattle, dried cassava
forage, digestibility, Rumen microorganisms,
methane.
1. Đặt vấn đề 1234
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện
tích trồng khoai mì của Việt Nam năm 2013 là
1 Thạc sĩ, Trung tâm Nghiên cứu Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Hỗ
trợ Phát triển Cộng đồng, Trường Đại học Trà Vinh
2 Kỹ sư, Bộ môn Chăn nuôi - Thú y, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản,
Trường Đại học Trà Vinh
3 Tiến sĩ, Văn phòng khoa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ
4 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao Khoa
học Công nghệ, Trường Đại học Nông lâm, TP. HCM
544.100 ha. Nghiên cứu của Khuc Thi Hue et al.
(2012) cho thấy, lá mì (LM) khô được thu hoạch
một lần vào lúc 9 tháng tuổi có sản lượng LM
khô giống KM94 là 5,3 tấn/ha, tính theo diện
tích trên thì sản lượng LM khô tương đương với
2,9 triệu tấn/năm, đây là nguồn thức ăn bổ sung
protein thô có giá trị cao cho bò. Theo nghiên cứu
của Wanapat et al. (1997), LM khô có protein
thô là 25%, vật chất khô ăn vào 3,1% khối lượng
bò và tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô là 71%. Trong
Trương Văn Hiểu1
Nguyễn Thị Kim Quyên2
Hồ Quảng Đồ3
Dương Nguyên Khang4
11
Soá 17, thaùng 3/2015 11
nghiên cứu của Duong Nguyen Khang (2004),
LM khô có protein thô là 20,4% và tannin 3,8%.
Chăn nuôi bò cung cấp sản lượng thịt đáp ứng
nhu cầu thịt bò cho con người. Tuy nhiên, con bò
cũng thải ra môi trường lượng khí mê tan (CH4)
rất lớn góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Theo Vũ
Duy Giảng et al. (2008), gia súc nhai lại đóng góp
15-20% tổng lượng khí CH4 sinh ra trên trái đất từ
lên men trong dạ cỏ. Vì vậy, các nhà khoa học đã
tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật như
xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng mới nhằm hạn
chế phát thải khí CH4
Xuất phát từ vấn đề trên, các nhà khoa học đã
nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế
phát thải khí CH4 trên bò như: bổ sung tannin với
mức độ 25,2 g/kg vật chất khô vào khẩu phần làm
giảm khí CH4 là 13% (Carulla, 2005). Điều này có
thể cho thấy rằng việc nghiên cứu sử dụng LM khô
có thể làm giảm sinh khí mê tan trên gia súc nhai
lại và tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Do đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của ngọn
lá mì khô (Manihot esculenta Crantz) trong khẩu
phần lên tỉ lệ tiêu hóa và sinh khí mê tan trên bò
lai Sind”. Mục tiêu đề tài là xác định mức độ bổ
sung NLM khô trong khẩu phần cỏ voi lên vật chất
khô ăn vào, tỉ lệ tiêu hoá thức ăn, vi sinh vật dạ cỏ
và sự sinh khí CH4 trên bò lai Sind.
2. Phương tiện và phương pháp thí nghiệm
Địa điểm và thời gian: Thí nghiệm tiến hành
tại Trại Thực nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu
& Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại
học Nông Lâm TP. HCM. Thời gian thực hiện thí
nghiệm từ tháng 7 - 12/2013.
Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm trên 4 con
bò cái, giống lai Sind 10 -12 tháng tuổi, có khối
lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm là 135 ± 5kg.
Khối lượng bò được cân bằng cân bàn loại 500kg,
cân khối lượng bắt đầu và cuối mỗi giai đoạn thí
nghiệm. Bò thí nghiệm được tẩy sán lá gan bằng
Dertil-B, tẩy ký sinh trùng bằng Ivermectin và
tiêm vaccin phòng bệnh lở mồm long móng 15
ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.
Chuồng trại: Bò thí nghiệm được nuôi trên 04
chuồng sàn, mỗi chuồng sàn nhốt 01 con. Dưới
mỗi sàn chuồng có khay inox hứng phân và nước
tiểu. Tất cả bò thí nghiệm được nuôi trong buồng
hô hấp 03 ngày, vào cuối giai đoạn thí nghiệm, để
khảo sát số lượng khí CH4 sản xuất trên mỗi bò.
Buồng hô hấp là buồng kín có 2 lỗ cho không khí
lưu thông; 1 lỗ dẫn không khí sạch từ ngoài vào và
1 lỗ dẫn không khí từ buồng hô hấp ra ngoài.
Thức ăn và cách cho ăn: Cỏ voi (Pennisetum
purpureum) tái sinh thu hoạch lúc 35 – 40 ngày
tuổi được cắt ngắn 3 - 5cm cho bò ăn tự do và
NLM khô được bổ sung vào khẩu phần theo tỉ lệ
(0, 10, 20 và 30%) tính theo vật chất khô. Ngọn lá
mì khô: cây khoai mì giống KM94, trồng 3-6 tháng
tuổi được thu hoạch, ngọn lá mì khoảng 0,5m, cắt
ngắn 3 – 5cm, phơi khô đến DM ≥ 85%, nghiền
mịn qua lưới có kích thước 1mm và dự trữ cho bò
ăn. Bò thí nghiệm được cho ăn ngày 2 lần vào buổi
sáng lúc 8 giờ và buổi chiều lúc 15 giờ, mỗi lần
cho ăn một nửa lượng thức ăn/con/ngày và cho bò
uống nước tự do. Thành phần hóa học của thức ăn
dùng trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 1.
Bảng 1: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (%DM)
Thực liệu
DM,
%
ME,
(MJ/kg
DM)
Tannin,
%
HCN,
mg/kg
Thành phần hóa học thức ăn, %DM
OM CP NDF Ash
Cỏ voi
NLM
91,6
88,3
8,37
9,50
-
3,92
-
358
88,9
90,9
10,8
17,7
58,2
42,7
11,1
9,1
NLM: ngọn lá mì khô, DM: vật chất khô, OM: chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, Ash:
khoáng tổng số, HCN: hydrogen cyanide, ME: năng lượng trao đổi (Abate & Mayer, 1997).
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hình vuông Latin (4 x 4). Bốn NT gồm NLM-
0, NLM-10, NLM-20, NLM-30 lần lượt là các
mức độ bổ sung lá mì khô: 0, 10, 20 và 30% trong
khẩu phần cỏ voi. Trong mỗi giai đoạn thí nghiệm,
bò được nuôi thích nghi 14 ngày và 7 ngày lấy
mẫu. Trong thời gian lấy mẫu, bò được đưa lên
buồng hô hấp 3 ngày để đo tổng lượng khí mê tan
phát thải.
Khẩu phần thí nghiệm: Khẩu phần thí nghiệm
được trình bày qua Bảng 2.
12
Soá 17, thaùng 3/2015 12
Bảng 2: Thành phần thức ăn và dưỡng chất trong khẩu phần thí nghiệm (% DM)
Thực liệu,
% DM
Nghiệm thức
NLM-0 NLM-10 NLM-20 NLM-30
Cỏ voi 100 90 80 70
NLM 0 10 20 30
CP, % 10,8 11,5 12,2 12,9
ME (MJ/kgDM) 8,37 8,49 8,60 8,71
NLM-0, NLM-10, NLM-20, NLM-30: nghiệm thức bổ sung ngọn lá mì khô 0, 10, 20, 30% trong khẩu
phần cỏ voi; CP: protein thô; ME: năng lượng trao đổi (Abate & Mayer, 1997).
Chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu:
- Lượng thức ăn ăn vào = Lượng thức ăn cho
ăn – Lượng thức ăn dư thừa.
- Lượng dưỡng chất ăn vào = (Lượng thức ăn
ăn vào x Hàm lượng dưỡng chất thức ăn) – (Lượng
thức ăn thừa x Hàm lượng dưỡng chất thức ăn thừa).
+ Phân tích thành phần dưỡng chất của thức
ăn gồm: vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM),
protein thô (CP), khoáng tổng số (Ash), hydrogen
cyanide (HCN) theo phương pháp AOAC (1990)
và xơ trung tính (NDF) theo phương pháp của
Goering & Van Soest (1970). Tannin theo phương
pháp của Lowenthal (1960). Tính năng lượng trao
đổi (ME) ăn vào theo Bruinenberg et al. (2002).
- Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thức ăn: thu thập
toàn bộ lượng phân thải ra trong 24h và liên tục
07 ngày cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm được mô tả
theo McDonald et al. (1995).
- Dịch dạ cỏ bò thí nghiệm được lấy bằng cách
thông qua ống thực quản tại 3 giờ sau khi cho ăn
của từng bò thí nghiệm trong mỗi giai đoạn thí
nghiệm để xác định các chỉ tiêu: pH, vi khuẩn và
nguyên sinh động vật (protozoa).
+ pH dịch dạ cỏ được đo bằng máy đo pH.
+ Số vi khuẩn dịch dạ cỏ được đếm theo mô tả
của Fabrien & LeBaron (1997).
+ Số nguyên sinh động vật dịch dạ cỏ được đếm
theo mô tả của Dehority (1993).
- Đo thể tích khí CH4 phát thải trên bò: xác định
tổng lượng khí CH4 phát thải trên bò thông qua
hệ thống phân tích khí mê tan nối với buồng hô
hấp dựa theo nguyên tắc chung được mô tả bởi
Mc Ginn et al. (2004). Bò thí nghiệm nuôi trong
buồng hô hấp 3 ngày, vào cuối mỗi giai đoạn thí
nghiệm. Buồng hô hấp chỉ được mở và đóng cửa
ngay sau mỗi lần mở cửa để tránh không khí ra
vào. Thời gian mở và đóng cửa thông thường lúc 8
giờ và 14 giờ để cân số lượng thức ăn cho ăn, thức
ăn thừa, vệ sinh máng ăn, máng uống và cho nước
vào máng uống. Ngoài ra, khi bò đi phân và nước
tiểu, buồng hô hấp cũng được mở để thu phân và
nước tiểu.
Lưu lượng không khí trong buồng hô hấp được
đo bằng máy Gas Meter, Model G16 (Hangzhou
Beta Gas Meter Co., Ltd., China). Tiến hành
lấy mẫu không khí trong buồng hô hấp 30 phút/
lần và được dự trữ trong 04 túi nylon có tổng thể
tích 2m3. Khi túi nylon trữ đầy khí sẽ tiến hành
đo nồng độ khí mê tan. Nồng độ khí mê tan được
đo bằng máy Gasmet, model DX 4030 (Gasmet
Techologies inc., Finland). Tổng lượng khí mê tan
của bò thải ra được xác định trong 03 ngày liên tục/
bò/giai đoạn thí nghiệm và lấy giá trị trung bình,
được tính theo công thức sau:
VCH4 (lít/ngày) =
Trong đó: V (lít): thể tích không khí thải ra
khỏi buồng hô hấp trong 24h
C
0
(ppm): nồng độ khí CH4 trong không khí
C
1
(ppm): nồng độ khí CH4 trong buồng hô hấp
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thô thí
nghiệm được xử lý sơ bộ trên bảng tính Microsoft
Excel 2007, sau đó xử lý thống kê bằng phương
pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình
tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên
phần mềm Minitab 16.0. Khi sự khác biệt giữa các
NT có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05), chúng tôi
dùng phép thử Tukey ở mức độ ý nghĩa 5% để tìm
sự khác biệt từng cặp NT.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Lượng thức ăn, các dưỡng chất và năng
lượng trao đổi ăn vào của bò thí nghiệm
(C
1
– C
0
) * V
1.000.000
13
Soá 17, thaùng 3/2015 13
Bảng 3: Lượng thức ăn, dưỡng chất (DM) và năng lượng ăn vào của bò ở các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM P
NLM-0 NLM-10 NLM-20 NLM-30
Cỏ voi, kgDM 2,74b 2,68b 2,55b 2,27a 0,05 0,003
NLM, kgDM 0,00a 0,30b 0,64c 0,83d 0,03 0,000
DM, kg/ngày 2,74a 2,98ab 3,18b 3,10b 0,07 0,020
DM, %LW 1,84a 1,98ab 2,12b 2,09ab 0,05 0,036
OM, kg/ngày 2,43a 2,65ab 2,85b 2,77b 0,07 0,017
CP, g/100kg LW 199a 227ab 259bc 264c 7,30 0,002
NDF, kg/ngày 1,59 1,68 1,76 1,67 0,04 0,117
ME, MJ/ngày 20,3a 23,3ab 26,6b 25,9b 0,75 0,004
Tannin, g/ngày 0,00a 11,7b 25,1c 32,4d 0,99 0,000
HCN, mg/kg LW 0,00a 0,71b 1,53c 2,00d 0,06 0,000
Các chữ a, b, c,d khác nhau trên cùng một hàng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). NLM: ngọn lá mì khô,
DM: vật chất khô, OM: chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính. ME: năng lượng trao đổi
(Bruinenberg et al., 2002). NLM-0, NLM-10, NLM-20, NLM-30 là mức độ bổ sung lá mì khô: 0, 10, 20,
30% vào khẩu phần cỏ voi. LW: khối lượng bò.
Bảng 3 cho thấy vật chất khô ăn vào tính theo
100kg khối lượng bò (%, LW), NT NLM-0, NLM-
10, NLM-30 thấp hơn NT NLM-20, sự khác biệt
giữa các NT có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Tương tự, nghiên cứu trên trâu của Chanjula et al.
(2004) bổ sung NLM là 20% trong khẩu phần rơm
ủ urê có DMI là 2,1% LW. Điều này phù hợp với
tài liệu của Preston & Leng (1987) minh chứng,
khi bổ sung protein vào khẩu phần thiếu protein thì
tăng DM ăn vào và tăng năng suất vật nuôi.
Kết quả Bảng 3 cho thấy chất hữu cơ ăn vào
cũng tăng theo mức độ bổ sung NLM trong khẩu
phần cỏ voi, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê (P<0,05). Lượng protein tiêu thụ tính trên 100
kg LW, tăng dần qua các NT từ 199g – 264g/ngày
và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê
(P<0,05). Do hàm lượng CP của NLM là 17,65%
cao hơn cỏ voi là 10,82%, khi tăng mức độ bổ sung
NLM vào khẩu phần thì CP ăn vào cũng tăng theo.
Lượng xơ trung tính ăn vào giữa các NT dao
động từ 1,59 – 1,76kg/con/ngày, sự khác biệt này
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Năng
lượng trao đổi ăn vào tăng theo mức bổ sung NLM
trong khẩu phần cỏ voi, lần lượt qua các NT tăng
từ 20,3 – 26,6 MJ/con/ngày, sự khác biệt này có
ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Kết quả này
phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bò theo tiêu
chuẩn NRC (1984), khối lượng bò 150 kg, tăng
trọng 500g/ngày, nhu cầu ME là 21 - 33 MJ/con/
ngày (Viện Chăn nuôi, 1995).
Hàm lượng tannin ăn vào ở các nghiệm thức bổ
sung NLM khô dao động từ 11,7 – 32,4g/con/ngày,
không thấy ảnh hưởng đến DM ăn vào. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu Chanjula et al. (2004)
thay thế 50% LM khô trong khẩu phần rơm ủ urê
không ảnh hưởng đến DM ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa
dưỡng chất thức ăn.
Hàm lượng HCN ăn vào ở các nghiệm thức bổ
sung NLM khô dao động từ 0,71 – 2,00 mg/kg LW,
không ảnh hưởng đến sức khỏe trên bò. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Majak & Cheng (1984),
liều gây độc tối thiểu của HCN trên bò là 5,1 mg.
3.2. Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất thức ăn của bò thí
nghiệm
Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH) các dưỡng chất thức ăn
như vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), protein
thô (CP) và xơ trung tính (NDF) của các NT thí
nghiệm trên bò được trình bày qua Bảng 4.
Bảng 4: Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thức ăn (%) của bò ở các nghiệm thức
Tỉ lệ tiêu hóa, %
Nghiệm thức
SEM P
NLM-0 NLM-10 NLM-20 NLM-30
DM 53,2a 56,8b 60,1c 59,1bc 0,58 0,001
OM 55,3a 58,1b 61,7c 61,5c 0,56 0,000
CP 64,8a 68,5b 71,5c 72,4c 0,43 0,000
NDF 55,1a 56,4ab 57,8b 57,1ab 0,48 0,036
Các chữ a, b, c khác nhau trên cùng một hàng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). DM: vật chất khô, OM:
chất hữu cơ, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính. NLM-0, NLM-10, NLM-20, NLM-30 là mức độ bổ
sung ngọn lá mì khô: 0, 10, 20, 30% vào khẩu phần cỏ voi.
14
Soá 17, thaùng 3/2015 14
Bảng 4 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất
hữu cơ tăng theo mức độ bổ sung NLM trong khẩu
phần cỏ voi, sự khác biệt giữa các NT có ý nghĩa về
mặt thống kê (P<0,05). Điều này phù hợp với tài liệu
của McDonal et al. (1995), việc bổ sung protein sẽ
điều chỉnh sự thiếu hụt protein trong khẩu phần và
làm tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu trên bò của Vongsamphanh &
Wanapat (2004) bổ sung NLM từ 0 - 600g/con/
ngày, có tỉ lệ tiêu hóa DM là 55,1 – 58,3%.
Tương tự, tỉ lệ tiêu hóa CP cũng tăng dần theo
mức độ bổ sung NLM trong khẩu phần. Khi tăng
mức độ bổ sung NLM từ 0 – 30% trong khẩu phần,
làm tăng tỉ lệ tiêu hóa CP từ 64,8 - 72,4%, sự khác
biệt giữa NT có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên bò của
Granum et al. (2007) thì NT bổ sung NLM 1 kg/con/
ngày có tỉ lệ tiêu hóa CP cao hơn NT đối chứng.
Khi tăng mức độ bổ sung NLM từ 0 - 30%
trong khẩu phần thì tỉ lệ tiêu hóa chất xơ trung tính
cũng tăng theo từ 55,1% - 57,8%, sự khác biệt giữa
các khẩu phần thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống
kê (P<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trên trâu của Chanjula et al. (2004), tỉ lệ tiêu hóa
NDF là 51,8 - 56,3%.
3.3. Số lượng vi khuẩn, protozoa và pH dịch dạ
cỏ của bò thí nghiệm
Bảng 5: Số lượng vi khuẩn, protozoa và pH dịch dạ cỏ bò tại thời điểm 3 giờ sau khi ăn của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM
PNLM-0 NLM-10 NLM-20 NLM-30
pH 6,93 7,06 7,03 7,12 0,04 0,092
Vi khuẩn (x 109/ml) 2,02a 2,42ab 2,84b 2,92b 0,14 0,015
Protozoa (x 105/ml) 2,53b 2,63b 1,98a 1,88a 0,11 0,007
Các chữ a, b, khác nhau trên cùng một hàng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). NLM-0, NLM-10, NLM-20,
NLM-30 là mức độ bổ sung ngọn lá mì khô: 0, 10, 20, 30% vào khẩu phần cỏ voi.
Kết quả Bảng 5 cho thấy độ pH ở các NT thí
nghiệm dao động từ 6,9 – 7,1, sự khác biệt này
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ bò thí nghiệm
ở NT NLM-0 khác biệt so với NT NLM-20 và
NLM-30 có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của
Vongsamphanh & Wanapat (2004), bổ sung 0,2
– 0,6kg NLM trong khẩu phần rơm khô làm tăng
số lượng vi khuẩn dạ cỏ so với lô đối chứng. Điều
này phù hợp với McDonald et al. (1995), cho
thấy nguồn nitơ trong khẩu phần kích thích hoạt
động của vi khuẩn dạ cỏ. Theo Preston & Leng
(1987), việc thiếu NH3 trong dịch dạ cỏ dẫn đến
giảm hiệu suất sinh trưởng và hoạt động của vi
khuẩn dạ cỏ.
Số lượng protozoa trong dịch dạ cỏ bò thí
nghiệm ở NT NLM-0 khác biệt so với NT NLM-
20 và NT NLM-30 có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên trâu của
Chanjula et al. (2004) cho ăn bổ sung LM khô
là 20%DM trong khẩu phần làm giảm số lượng
protozoa so với lô đối chứng. Tương tự, nghiên
cứu trên bò sữa của Khampa (2009) cho ăn bổ
sung LM khô là 30%DM trong khẩu phần, làm
giảm số lượng protozoa.
Bảng 6: Sự sinh khí mê tan trên bò của các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM
PNLM-0 NLM-10 NLM-20 NLM-30
Tổng CH4 (L/ngày) 93,1
a 91,3a 82,0b 80,9b 1,40 0,002
CH4 (L/kg DM) 34,1
a 30,7a 25,8b 26,2b 0,72 0,001
CH4 (L/kg OM) 38,3
a 34,4a 28,9b 29,3b 0,81 0,000
Các chữ a, b, khác nhau trên cùng một hàng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). NLM-0, NLM-10, NLM-20,
NLM-30 là mức độ bổ sung ngọn lá mì khô: 0, 10, 20, 30% vào khẩu phần cỏ voi. CH
4
: khí mê tan, L:
lít, DM: vật chất khô, OM: chất hữu cơ.
15
Soá 17, thaùng 3/2015 15
3.4. Sự phát thải khí mê tan của bò thí nghiệm
Bảng 6 cho thấy, tính trung bình trong 01 ngày
đêm (24h), bò phát thải khí mê tan cao nhất ở NT
NLM-0 là 93,1 lít, kế đến NLM-10 là 91,3 lít, thấp
nhất NLM-20 là 82,0 lít và NLM-30 là 80,9 lít, sự
sai khác nhau giữa các NT có ý nghĩa về mặt thống
kê (P<0,05). Khi tính khí mê tan thải ra trung bình
trong 24h (lít/kg DM và lít/kg OM); sự khác nhau
giữa các NT có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Tính sự phát thải khí mê tan trên bò thí nghiệm so
với NT đối chứng (NLM-0) theo tỉ lệ phần trăm
(%), thì lượng khí mê tan phát thải ở NT NLM-10
là 90%; NT NLM-20 và NLM-30 là 75 -76%. Như
vậy kết quả thí nghiệm cho thấy bổ sung NLM từ
30% trong khẩu phần làm giảm đáng kể sự phát
thải khí mê tan. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu trên bò của Tran Hiep et al. (2010) bổ sung
NLM trong khẩu phần làm giảm phát thải khí mê
tan so với khẩu phần cỏ voi.
Ảnh hưởng của NLM trong khẩu phần đến việc
giảm phát thải khí mê tan trên bò có thể do hàm
lượng chất tannin trong NLM làm giảm số lượng
protozoa (bảng 5). Nghiên cứu của Morgavi et al.
(2010) cho thấy loại bỏ protozoa trong dạ cỏ, làm
giảm phát thải khí CH4 trên gia súc nhai lại.
4. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận là,
việc bổ sung NLM khô 20-30% trong khẩu phần
cỏ voi đã làm tăng tiêu thụ các dưỡng chất thức ăn,
tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và giảm phát thải khí mê
tan trên bò.
Tài liệu tham khảo
Carulla, J.E., M. Kreuzer, A. Machmuller & H.D. Hess. 2005. “Supplementation of Acacia mearnsii
tannins decreases methanogenesis and urinary nitrogen in forage-fed sheep”. Australian Journal of
Agricultural Research, vol. 56, p. 961-970.
Chanjula, P., M. Wanapat, C. Wachirapakorn & P. Rowlinson (2004). “Effect of level of cassava hay
and urea-treated rice straw on rumen ecology and digestibility in swamp buffaloes”. Asain-Australia
Journal Animal Science. vol. 17, p. 663-669.
Duong, Nguyen Khang. 2004. “Cassava foliage as a protein source for cattle in Viet Nam”. Doctoral
thesis, Swedish University of Agricultural Sciences.
Granum, G., M. Wanapat, P. Pakdee, C. Wachirapakorn & W. Toburan. 2007. “A comparative study
on the effect of cassa,va hay supplementation in swamp buffaloes (Bubalus bubalis) and cattle (Bos
indicus)”. Asian-Aust. J. Anim. Sci., vol. 20, No. 9, p. 1389 – 1396.
Khampa, S. 2009. “Effects of malate level and cassava hay in high-quality feed block on rumen
ecology and digestibility of nutrients in lactating dairy cows raised under tropical condition”.
International Journal of Livestock Production, vol. 1. No. 1, p. 006-011.
Khuc, Thi Hue, Đo Thi Thanh Van, Inger Ledin, Ewa Wredle & Eva Spörndly. 2012. “Effect of
Harvesting Frequency, Variety and Leaf Maturity on Nutrient Composition, Hydrogen Cyanide Content
and Cassava Foliage Yield”. Asian-Australia Journal Animal Science, vol. 25, No. 12, p. 1691-1700.
Majak, W. & K. J. Cheng. 1984. “Cyanogenesis in bovine rumen fluid and pure cultures of rumen
bacteria”. Journal Animal Science, vol. 59, p. 784-790.
McDonald, P., R.A. Edwards, J.F.D. Greenhalgh & C.A. Morgan. 1995. Animal nutrition (5th
edition). Longman Singapore publisher Ltd..
Morgavi, D. P., E. Forano, C. Martin & C. J. Newbold. 2010. “Microbial ecosystem and methanogenesis
in ruminants”. Journal Animal Science, vol. 4, No.7, p. 1024–1036.
Preston, T.R. & R.A. Leng. 1987. Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn tài nguyên
sẵn có ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Lê Viết Ly dịch. 1991. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Tran, Hiep, Dang, Vu Hoa, Vu Chi Cuong & Nguyen Xuan Trach. 2010. “Prediction and evaluation
of methane emission of growing cattle diets in Vietnam based on fecal near infrared reflectance
spectroscopy”. Proceedings of MEKARN Conference on Live stock production, climate change and
resource depletion, held on 9 - 11 November 2010 in Pakse, Laos.
Viện Chăn nuôi. 1995. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. NXB
Nông nghiệp. Hà Nội.
Vongsamphanh, P. & M. Wanapat. 2004. “Comparison of cassava hay yield and chemical composition
of local and introduced varieties and effects of levels of cassava hay supplementation in native beef
cattle fed on rice straw”. Livestock Research for Rural Development, vol. 16. No. 8.
Vũ, Duy Giảng, Nguyễn, Xuân Bả, Lê, Đức Ngoan, Nguyễn, Xuân Trạch, Vũ Chí Cương & Nguyễn
Hữu Văn. 2008. Dinh dưỡng và thức ăn cho bò. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Wanapat, M., O Pimpa, A Petlum & U Boontao. 1997. “Cassava hay: A new strategic feed for
ruminants during the dry season”. Livestock Research for Rural Development, vol. 9. No 2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (16).pdf