Kết luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
cho dữ liệu mảng với mô hình tác động cố định
để tìm hiểu mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy, giai đoạn
1993-2014, mở rộng quy mô nợ công, chi tiêu
tiêu dùng chính phủ, thất nghiệp và lạm phát tác
động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế quốc gia
(thể hiện qua tăng trưởng GDP). Ngược lại, sự
gia tăng đầu tư, thương mại, công nghệ (thể
hiện qua chỉ số TFP) có xu hướng kích thích
tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho
thấy mối liên hệ giữa quy mô nợ công, chi tiêu
tiêu dùng và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các
nghiên cứu thường đa dạng về không gian, thời
gian, phương pháp nghiên cứu và lựa chọn các
biến kiểm soát dẫn tới kết quả nghiên cứu là
khác nhau, và do đó các kết luận có thể là
những gợi ý chính sách cho các quốc gia trong
phạm vi của nghiên cứu này.
Mặc dù vậy, tác giả vẫn mong muốn có
được các đóng góp cụ thể hơn về mặt chính
sách, vì vậy việc tập trung đánh giá tính hiệu
quả/bất cập của các khoản nợ công đến tăng
trưởng kinh tế thông qua từng thời kỳ, hay phân
tích các đối tượng được hưởng những lợi ích
trực tiếp/gián tiếp từ hoạt động vay nợ của
chính phủ có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo
mà nhóm tác giả muốn hướng đến trong
tương lai.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41
32
Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế
Hoàng Khắc Lịch*, Dương Cẩm Tú
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018
Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp phân
tích hồi quy mô hình có tác động cố định, với dữ liệu mảng của 58 nước phát triển (thu nhập cao)
và nước đang phát triển (thu nhập thấp và trung bình)1. Kết quả phân tích cho thấy, tăng trưởng bị
kìm hãm bởi nợ công (cả về quy mô và tốc độ gia tăng), lạm phát, chi tiêu dùng của chính phủ và
thất nghiệp. Nghiên cứu còn cho thấy kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý (trong trường hợp này là
chi tiêu dùng) giúp kiểm soát tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể nếu nhà nước
duy trì chi tiêu tiêu dùng trên mức 14-16% thì nợ công sẽ có tác động tích cực. Bên cạnh đó, các
yếu tố khác như năng suất yếu tố tổng hợp, thương mại và đầu tư công có tác động kích thích tăng
trưởng ở các mẫu được quan sát. Đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra các nước thu nhập cao thuộc nền
cộng hòa lưỡng thể có nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn các nước cùng nhóm thu nhập nhưng
thuộc chế độ cộng hòa tổng thống2.
Từ khóa: Nợ công, chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế.
1. Giới thiệu 12
Để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, các
chính phủ luôn cố gắng khai thác tối đa nội lực
trong nước và giảm thiểu nhu cầu vay mượn do
những rủi ro kinh tế - xã hội mà nợ công mang
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-978135777.
Email: hoangkhaclich@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4150
1 Theo cách gọi thông thường của Chỉ số Phát triển Thế
giới (WDI), mặc dù không phải tuyệt đối, nhưng các nước
có thu nhập thấp và trung bình (gồm thu nhập trung bình
thấp và thu nhập trung bình cao) đều được xếp chung vào
nhóm các quốc gia đang phát triển. Xem thêm tại
2 Theo Database of Political Institutions (DPI2015) do
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American
Development Bank) phát hành, có ba chế độ cộng hòa
gồm: cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống và cộng hòa
lưỡng thể.
lại. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn vốn đầu tư
bằng hình thức vay nợ của khu vực công vẫn
còn rất phổ biến bởi vai trò của nó trong điều
tiết nền kinh tế. Các chỉ số nợ trong những năm
gần đây cho thấy xu hướng vay nợ của hầu hết
các chính phủ đang ngày càng gia tăng. Đặc
biệt trong thời kỳ hội nhập, việc tiếp cận thị
trường vốn quốc tế không còn quá khó khăn,
khi mà các thỏa thuận dỡ bỏ hạn chế đối với
đầu tư và vay nợ nước ngoài đang ngày càng
phổ biến.
Dựa trên số liệu thống kê tình hình nợ
công của Ngân hàng Thế giới (WB), Hình 1
cho thấy tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu giảm sâu
trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007-2008 nhưng lại liên tục tăng vọt ngay sau
đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu những
năm gần đây không có nhiều đột phá.
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41 33
Hình 1. Diễn biến nợ công ở các nhóm nước phân
theo thu nhập giai đoạn 2000-2015.
Nguồn: Tác giả tổng hợp tài liệu từ WB.
Những nước càng giàu thì tỷ lệ vay nợ càng
cao, cụ thể nhóm thu nhập cao đã chạm mức nợ
trung bình 70% GDP năm 2015. Theo WB
(2017), từ thời điểm năm 2007 đến cuối năm
2016, hơn một nửa chính phủ các nước phát
triển và mới nổi có dư nợ tăng lên hơn 10%,
thâm hụt ngân sách cũng tăng cao tới 5% tại
một phần ba các nước trong khu vực này. Các
gói kích cầu kinh tế với tổng số vốn hơn
2,2 nghìn tỷ USD tương đương 4,7% GDP toàn
cầu vào cuối năm 2009 càng khiến thâm hụt
ngân sách của nhiều quốc gia tăng vọt. Vào
cùng thời điểm, các nước thuộc nhóm thu nhập
thấp và trung bình thấp có tỷ lệ nợ trên GDP
thấp hơn hẳn - khoảng 45% GDP, xấp xỉ mức
thấp nhất của các nước giàu trong giai đoạn
2000-2015 nhưng có xu hướng tăng vọt trong
hai năm gần đây, tổng nợ ròng tăng mạnh từ
mức 184 tỷ USD năm 2014 lên tới 542 tỷ USD
cuối năm 2015 [1].
Chính vì những phức tạp khi xem xét các
vấn đề tăng trưởng kinh tế và nợ công mà chủ
đề này luôn nhận được rất nhiều quan tâm từ
giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính
sách, yêu cầu những phân tích sâu rộng từ nhiều
khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó,
trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ chỉ ra ảnh
hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế cùng
với một số yếu tố vĩ mô khác.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay có ba quan niệm cơ bản về tác
động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, gồm:
(1) Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
(2) Nợ công kìm hãm tăng trưởng kinh tế;
(3) Nợ công vừa có tác động thúc đẩy lại vừa
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Rất
nhiều nghiên cứu bỏ qua lập luận về ngưỡng nợ
công và cho rằng nợ công chỉ có tác động thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Nổi bật là quan điểm
truyền thống, đại diện là John Maynard Keynes,
cho rằng nếu được duy trì ở một mức hợp lý, nợ
công sẽ giúp kích thích tăng trưởng nhờ làm gia
tăng nguồn lực cho chính phủ. Đặc biệt, đối với
các nước đang phát triển, muốn nhanh chóng
xây dựng và đồng bộ cơ sở hạ tầng, vốn là yếu
tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ
công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được
giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia
tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Huy
động nợ công góp phần tận dụng được nguồn
tài chính nhàn rỗi trong dân cư, đem lại hiệu
quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
Mặt khác, khi chính phủ vay nợ để bù đắp cho
thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu
từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay
đổi thì sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của
người dân. Cụ thể, nó sẽ làm mức tiêu dùng
tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và
dịch vụ, tăng sản lượng, việc làm trong ngắn
hạn. Tuy nhiên, về dài hạn điều này lại làm cho
tiết kiệm quốc gia giảm và kèm theo đó là
những hệ lụy khác. Tương tự, nghiên cứu của
Eisner (1992) cho rằng nếu duy trì tỷ lệ nợ
công/GDP ở mức sao cho nợ không tăng nhanh
hơn mức tăng GDP thì sẽ có tác động tích cực
lên lao động, tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng
kinh tế [2]. Mặc dù thuyết phục, nhưng hạn chế
của mô hình Keynes là dựa trên giả định sẵn có
rằng các nhà đầu tư sẽ lạc quan hơn về nền kinh
tế khi chính phủ gia tăng chi tiêu. Các nghiên
cứu của Aschauer (1989) [3], Eisner (1989) [4],
Heng (1997) [5], Lê Thị Minh Ngọc (2011) [6]
cũng có cùng quan điểm này.
Đi tìm bằng chứng chứng minh những nhận
định trên, nghiên cứu của Võ Hữu Phước và
0
10
20
30
40
50
60
70
80
20
00
20
02
20
04
20
06
20
08
20
10
20
12
20
14
N
ợ
c
ô
n
g
t
rê
n
G
D
P
(
%
)
Nợ công theo từng nhóm thu nhập
Nhóm thu
nhập thấp
Nhóm thu
nhập TB
thấp
Nhóm thu
nhập TB
cao
Nhóm thu
nhập cao
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41
34
Nguyễn Quyết (2016) sử dụng phương pháp
ARDL3 cho trường hợp Việt Nam giai đoạn
1986-2013 [7]. Kết quả cho thấy nợ công tác
động tích cực đến tăng trưởng, với giả sử các
yếu tố khác không đổi, nếu ở hiện tại nợ công
tăng 1% thì một năm sau sẽ làm gia tăng GDP
trung bình 0,26%.
Nợ công kìm hãm tăng trưởng kinh tế: Trái
ngược với quan điểm truyền thống về nợ công,
những người theo quan điểm trường phái
Ricardo (hình thành từ thập niên 1970), Robert
Barro (1989) cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế
được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích
thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì nó không làm
tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà
chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương
lai [8]. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng
vay nợ sẽ không gây ra những tác động thật sự
đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt
giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong
giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách
“lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động
tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
Mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính
phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng như
quan điểm về nợ truyền thống, kể cả trong ngắn
hạn. Ngược lại, nó sẽ làm các khoản tiết kiệm
tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị
cho mức thuế cao sẽ đến trong tương lai để chi
trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong
thực tế, hai quan điểm trên luôn tồn tại
song hành.
Checherita-Westphal và Rother (2010) đã
tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm trên khu
vực đồng Euro nhằm xác định tác động của nợ
chính phủ tới tăng trưởng kinh tế [9]. Bằng
nghiên cứu thực nghiệm trên 12 quốc gia châu
Âu từ 1970-2010, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ
nợ chính phủ/GDP từ 90-100% sẽ có tác động
tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn;
tỷ lệ nợ từ 70-80% GDP làm xuất hiện tăng
trưởng âm do tác dụng của nợ công tăng cao.
Các kênh mà qua đó nợ chính phủ tác động đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế là: (i) Tiết kiệm tư
_______
3 ARDL (Auto Regressive Distributed Lag): Là mô hình
kết hợp giữa mô hình Var và OLS, thường được ưu tiên sử
dụng trong phân tích mô hình chuỗi thời gian.
nhân; (ii) Đầu tư công; (iii) Năng suất các nhân
tố tổng hợp (TFP); (iv) Lãi suất danh nghĩa và
lãi suất thực quốc gia trong dài hạn. Trước đó,
một số nghiên cứu thực nghiệm (Hameed và
cộng sự, 2008 [10]; Reinhart và cộng sự, 2012
[11]; Presbitero, 2006 [12]) cũng cho thấy
chỉ tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế.
Nợ công vừa có tác động thúc đẩy lại vừa
kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế: Theo James và
cộng sự (1986), khi tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn lãi suất trung bình của các khoản vay
nợ công thì nợ công lúc này được xem như là
tài sản ròng của quốc gia vì khả năng tạo ra giá
trị cao hơn là chi phí [13]. Và khi đó chính phủ
không cần có các biện pháp tăng thuế để bù đắp
nợ. Chỉ khi lãi suất trung bình của các khoản nợ
của chính phủ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh
tế thì nợ công mới mang lại một số rủi ro. Nhìn
ở khía cạnh khác, theo Elmendorf và Mankiw
(1999), nếu nợ công tăng lên với mục đích bù
đắp cho thâm hụt ngân sách thì trong ngắn hạn
sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và
là nhân tố kích thích tổng cầu [14]. Tuy nhiên,
về dài hạn, do hiệu ứng lấn át về vốn mà nợ có
thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng.
Gần đây, Teles và Mussolini (2014) đã phát
triển các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công
và tăng trưởng kinh tế bằng cách đề xuất một
mô hình có liên quan đến các thế hệ và tăng
trưởng nội sinh [15]. Trong đó, nợ công có thể
có tác động tích cực nhờ việc chi tiêu công một
cách hiệu quả và cũng có thể tác động tiêu cực
do yêu cầu tăng thuế và giảm đầu tư. Các nước
có tỷ lệ nợ công càng cao thì hiện tượng “chèn
ép đầu tư tư nhân” càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ
nợ công thế nào gọi là cao hay thấp và bao
nhiêu là tốt nhất thì lại chưa được bàn tới trong
nghiên cứu này.
Như vậy, các nghiên cứu trên không đưa ra
một kết luận chung về mối quan hệ giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế, nguyên nhân có
thể do khác nhau về phương pháp, không gian
và thời gian nghiên cứu. Hơn nữa, chúng ta đều
biết rằng nợ công bắt nguồn từ thâm hụt ngân
sách và mục đích tìm kiếm nguồn vốn cho tăng
trưởng kinh tế. Nhưng ở hầu hết các quốc gia,
thâm hụt ngân sách cơ bản lại phụ thuộc vào kế
hoạch thu - chi hàng năm của các cơ quan quản
lý nhà nước, hay nói cách khác, một phần nợ
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41 35
công và thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ nhiều
yếu tố chủ quan có thể điều tiết, với mục đích
cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Dù vậy,
nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế, dưới sự ảnh hưởng của các biến
số vĩ mô vẫn có thể mang lại những gợi ý chính
sách hữu ích trong quản lý nợ, điều tiết ngân
sách quốc gia để từ đó đề xuất các chính sách
tài khóa phù hợp.
3. Số liệu và mô hình hồi quy
Từ các phân tích trước đây và bức tranh nợ
công trên thế giới và khu vực, chúng ta có thể
hình dung được mối liên quan chặt chẽ giữa nợ
công và các biến số vĩ mô (giá cả hàng hóa, lạm
phát, đầu tư công, xuất nhập khẩu) đến tăng
trưởng kinh tế ở các quốc gia và khu vực khác
nhau. Nhằm phân tách tác động ảnh hưởng của
nợ công cùng các yếu tố vĩ mô và thể chế đến
tăng trưởng kinh tế, tác giả thực hiện mô hình
hồi quy chia theo nhóm thu nhập (giai đoạn
1993-2014) dựa trên cách phân loại của WB.
Mẫu nghiên cứu gồm có hỗn hợp 58 nước phát
triển và nước đang phát triển, các mẫu riêng
gồm 20 nước phát triển (thu nhập cao) và 44
nước đang phát triển (thu nhập thấp và trung
bình) (Phụ lục). Tất cả số liệu được lấy từ các
công bố tin cậy (Bảng 1).
Bảng 1. Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
Biến sử dụng Giải thích biến Các nghiên cứu trước đây Nguồn dữ liệu
GR Tăng trưởng GDP hàng năm (%) Aly và Strazicich (2000),
Asimakopoulos và Karavias
(2015), Checherita và Rother
(2010)
World Developing
Indicators
DEBT Tổng quy mô nợ công của chính
phủ (% GDP)
Kumar và Woo (2015),
Reinhart và cộng sự (2012),
Hansen và Caner (2004)
IMF
DEBT_GR Tốc độ gia tăng nợ hàng năm
(%/năm)
EXP Tổng chi tiêu dùng của chính
phủ (% GDP)
Aly và Strazicich (2000),
Asimakopoulos và Karavias
(2015)
World Developing
Indicators
EXP_GR Tốc độ gia tăng chi tiêu dùng
hàng năm
EXP_DEBT Biến tương tác giữa quy mô nợ
và chi tiêu dùng chính phủ
(EXP*DEBT)
System Hệ thống chính trị gồm có 3
nhóm là quốc hội, tổng thống và
tổng thống/chủ tịch do quốc hội
bầu ra
Haggard và Kaufman (1992) The Database of
Political Institutions,
2015
TFP Năng suất yếu tố tổng hợp Checherita và Rother (2010) Penn World Table,
version 9.0
INV Tỷ lệ đầu tư công (% GDP) Ram (1986), Asimakopoulos
và Karavias (2015), Vittorio
(2009)
World Developing
Indicators
INF Tỷ lệ lạm phát (%) Presbitero (2012), Kumar và
Woo (2015)
World Developing
Indicators
OPEN Tổng giá trị xuất nhập khẩu Asimakopoulos và Karavias
(2015)
World Developing
Indicators
UNEMP Tỷ lệ thất nghiệp trên tổng lực
lượng lao động (%)
Baum và cộng sự (2010) World Developing
Indicators
Time Thời điểm quan sát qua các năm
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41
36
Trước hết, tác giả cho rằng tăng trưởng GDP
hàng năm tuân thủ khá chặt xu hướng biến động
của nó, có nghĩa là tăng trưởng kinh tế ở thời
điểm hiện tại chịu ảnh hưởng lớn bởi khả năng
tăng trưởng trong quá khứ. Do vậy, biến trễ của
tăng trưởng, ở đây được xác định là biến trễ một
kỳ (GR_lag1), sẽ được đưa vào mô hình hồi quy.
Mục đích của nghiên cứu là xác định mối
quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, do
đó quy mô nợ công trên GDP (DEBT) là biến
giải thích của mô hình, cùng với tốc độ gia tăng
nợ (DEBT_GR) phản ánh tốc độ gia tăng nợ
hàng năm.
Chi tiêu tiêu dùng của chính phủ (EXP)
theo định nghĩa của WB bao gồm chi tiêu của
chính phủ cho hàng hóa dịch vụ (bao gồm cả
chi trả lương cán bộ nhân viên) và chi tiêu cho
an ninh quốc phòng. Trong một vài mô hình,
nghiên cứu sử dụng biến tốc độ tăng trưởng chi
tiêu (EXP_GR) để thấy được sự thay đổi trong
tài khóa tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Một điểm đặc biệt khác trong nghiên cứu là
sự xuất hiện của biến tương tác giữa quy mô nợ
công và quy mô chi tiêu dùng của chính phủ
(EXP_DEBT = EXP*DEBT). Biến tương tác
này nhằm mục đích tìm hiểu tác động của nợ
công tới tăng trưởng kinh tế trong mối liên quan
với chi tiêu dùng của chính phủ. Lý giải cho sự
tồn tại của biến tương tác này, có thể hiểu đơn
giản như sau: Trong thực tế, nhiều quốc gia quy
định không sử dụng hoặc giảm thiếu tối đa việc
sử dụng nợ công cho chi tiêu dùng mà sử dụng
trực tiếp từ ngân sách, tuy nhiên việc tăng
cường ngân sách cho chi tiêu dùng có thể làm
giảm nguồn vốn khả dụng dành cho các khoản
chi tiêu đầu tư/chi khác của chính và buộc nhà
nước phải đi vay nợ để bù đắp. Vì vậy, tác giả
kỳ vọng rằng, nếu quy mô chi tiêu dùng ở mức
thấp thì gia tăng nợ công có thể mang lại tác
động tích cực đối với tăng trưởng, và ngược lại
nếu quy mô chi tiêu dùng ở mức cao sẽ gây ra
một số hạn chế nhất định cho tăng trưởng.
Ở một khía cạnh khác, hệ thống chính trị là
yếu tố quyết định chiến lược phát triển kinh tế
và định hình phương thức sản xuất của một
quốc gia. Theo phân loại của Cruz và cộng sự
(2016) trong cuốn Database of Political
Institutions (DPI2015) [24], nghiên cứu này đề
cập tới ba hệ thống chính trị, gồm: (i) Cộng
hòa đại nghị (gồm cả các nước một viện và
lưỡng viện), (ii) Cộng hòa tổng thống hoặc
(iii) cộng hòa lưỡng thể. Trong mô hình, yếu
tố chế độ chính trị được biểu diễn thông qua
hai biến giả là chế độ chính trị:
Presidential = 1 nếu là cộng hòa tổng thống
(Afghanistan, Algeria, Argentina,
Bangladesh) và Presidential = 0 nếu là chế
độ khác; Parliamentary = 1 nếu quốc gia có hệ
thống chính trị là cộng hòa đại nghị (Malaysia,
New Zealand, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Albania,
Australia, Anh) và Parliamentary = 0 nếu là
chế độ khác. Như vậy, nhóm tham chiếu trong
mô hình hồi quy sẽ là các nước có chế cộng
hòa lưỡng thể (Việt Nam, Lào, Bulgaria
(từ 1975-2001), Cuba, Cộng hòa Czech (từ
1975-1992), Indonesia (từ 1975-2004), Đài
Loan (từ 1975-1995)).
Để xác định tác động của nợ công tới tăng
trưởng, nghiên cứu sử dụng thêm một số biến
kinh tế vĩ mô khác làm biến kiểm soát, gồm:
lạm phát (INF), đầu tư công (INV) tính bằng %
GDP, tổng giá trị xuất nhập khẩu (OPEN), năng
suất yếu tố tổng hợp (TFP) và tỷ lệ thất nghiệp
(UNEMP) tính trên tổng lực lượng lao động.
Các biến giải thích này đều là các biến vĩ mô
quan trọng của mỗi quốc gia. Đáng lưu ý là
chúng có mức biến động lớn qua thời gian, do
đó có thể cho biết xu hướng tác động rõ ràng
đối với tăng trưởng kinh tế.
Bằng kỹ thuật xử lý để có được một bảng số
liệu cân đối, tác giả loại bỏ một số quốc gia có
số liệu không liên tục, hoặc thu hẹp khoảng thời
gian để tổng số quan sát sử dụng trong mỗi
phương trình hồi quy đáp ứng đủ. Số lượng
mẫu quan sát cũng khác nhau khi phân chia
từng nhóm theo thu nhập hoặc vùng địa lý. Cả
hai tiêu chí phân loại theo thu nhập và địa lý
đều dựa trên cách phân loại đã có của WB. Dữ
liệu hồi quy từ năm 1993-2014 với phương
trình hồi quy theo nhóm thu nhập, và từ năm
1995-2014 với phương trình hồi quy theo địa
lý. Nghiên cứu tiến hành phân tích mô hình hồi
quy với dữ liệu mảng, dùng mô hình tác động
cố định (FEM) để kết luận và đánh giá.
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41 37
Phương trình hồi quy mẫu có dạng như sau:
= + _ 1 + + _ + _ +
+ + _ + + + +
+ Presidential + Parliamentary + + +
d
Việc xác định mô hình FEM phù hợp căn
cứ vào kết quả của kiểm định Hausman với lựa
chọn Sigmamore4 trong phần mềm STATA 12.
Về cơ bản, phép kiểm định này kiểm tra sai số
của mô hình ứng với mỗi quan sát có tương
quan với các hệ số hồi quy hay không. Nếu
không có sự tương quan, mô hình tác động
ngẫu nhiên sẽ được lựa chọn, và ngược lại. Hơn
thế nữa, lựa chọn Sigmamore còn cung cấp các
ước lượng chính xác đối với ma trận hiệp
phương sai trong mô hình hồi quy đa biến hơn
là kiểm định Hausman thông thường.
Tuy nhiên, trong hồi quy dữ liệu bảng có
thể xảy ra một số khuyết tật khiến cho các ước
lượng và kiểm định hồi quy không còn chính
xác. Đầu tiên có thể kể tới phương sai sai số
thay đổi, đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng
có thể khắc phục với tùy chọn robust. Tiếp theo
là vấn đề tương quan chéo, xảy ra khi các phần
dư của mỗi phương trình hồi quy cho từng quốc
gia có sự tương quan với nhau, thường gặp với
chuỗi thời gian lớn từ 20-30 năm. Để khắc phục
vấn đề này, chúng tôi sử dụng lựa chọn với sai
số chuẩn Driscoll và Kraay để điều chỉnh. Hơn
nữa, tùy chọn này còn khắc phục cả phương sai
sai số thay đổi (như tùy chọn robust) và hiện
tượng tự tương quan. Rõ ràng, lựa chọn
Driscoll và Kraay đã cơ bản khắc phục các
khuyết tật trong mô hình.
4. Kết quả và bình luận
Từ các bước phân tích hồi quy và kiểm
định, kết quả nghiên cứu cho thấy (chi tiết xem
Bảng 2):
_______
4 Sigmamore: Được sử dụng trong hồi quy bằng Stata sau
lựa chọn Hausman. Lựa chọn Sigmamore cung cấp các
ước lượng chính xác đối với ma trận hiệp phương sai trong
mô hình hồi quy đa biến; đồng thời khắc phục các dấu
hiệu tiêu cực của ước lượng trong trường hợp cỡ mẫu nhỏ.
Trước tiên, tốc độ tăng trưởng năm trước là
đà tăng trưởng tích cực cho năm kế tiếp, kết quả
hồi quy ở nhóm các nước đang phát triển cho
thấy 1% tăng lên của tốc độ tăng trưởng năm
trước đóng góp 0,202% vào tốc độ tăng trưởng
năm liền kề.
Tốc độ nợ tăng lên qua các năm cũng làm
giảm tốc độ tăng trưởng ở tất cả các mẫu quan
sát, ảnh hưởng mạnh hơn đối với nhóm nước
thu nhập cao: nợ tăng lên 1% khiến tốc độ tăng
trưởng giảm 0,0320% với các nước có thu nhập
cao, 0,00805% với các nước đang phát triển, và
mẫu hỗn hợp các quan sát là 0,000567%. Tác
động tiêu cực này đã được tìm thấy trong
nghiên cứu của Woo và Kumar (2015) [18].
Đáng chú ý, Bảng 2 cho thấy mối quan hệ
giữa quy mô nợ công và tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào độ lớn của quy mô chi tiêu tiêu
dùng. Theo tính toán từ kết quả hồi quy đối với
toàn bộ 58 nước, để nợ công thúc đẩy tăng
trưởng thì các quốc gia cần giữ mức chi tiêu
dùng chính phủ trên 16,44% GDP. Nghiên cứu
với từng nhóm cụ thể cho thấy kết quả khá
tương đồng, các nước thu nhập cao nên giữ
mức chi này trên 15,78% GDP, nhiều quốc gia
hưng thịnh đã duy trì mức chi tiêu này trong
suốt giai đoạn như Canada, Australia, Pháp, Hà
Lan, New Zealand; trong khi con số này ở
các nước đang phát triển là trên 14,62% GDP
(Morocco, Suriname, Ukraine, Mali, Jordan).
Tương tự, chi tiêu dùng của chính phủ sẽ có
tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi
quy mô nợ công ở trên một mức nhất định: đối
với nhóm nước thu nhập cao thì ngưỡng này là
82,9% GDP. Thống kê từ các mẫu quan sát cho
thấy 30% nước thu nhập cao đang duy trì mức
nợ công trên 82,9% GDP như Singapore, Nhật
Bản, Italy, Israel
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41
38
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy
p
Đối với nhóm nước đang phát triển chi tiêu
dùng sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng
kinh tế khi quy mô nợ công trên 156,6% GDP,
theo dữ liệu thống kê thì không có quan sát nào
thuộc nhóm các nước đang phát triển giữ mức
nợ công trên 156,6% GDP. Như vậy có nghĩa là
việc tăng chi tiêu dùng ở các nước đang phát
triển sẽ là gánh nặng làm kìm hãm đà tăng
trưởng của nền kinh tế.
Tiếp theo, ba trong số các yếu tố tác động
tới sản lượng của một nền kinh tế mở là đầu tư
công (INV), thương mại (OPEN) và năng suất
yếu tố tổng hợp (TFP) đại diện cho tiến bộ công
nghệ. Kết quả cho thấy ở tất cả các mẫu quan
sát, đầu tư công đều thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, mở rộng đầu tư công lên 1% giúp GDP của
các nước phát triển tăng lên 0,288%, các nước
đang phát triển tăng 0,0984%. Ngược lại, tác
động của mở cửa thương mại chỉ thể hiện rõ
ràng ở nhóm các quốc gia thu nhập cao, tăng
trưởng kinh tế ở các nước này tăng lên 0,0399%
khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 1%
(tương tự Presbitero, 2010; Cecchetti và cộng
sự, 2011) [12, 25].
Trong trường hợp các quốc gia có lượng
đầu vào như nhau, nếu TFP cao hơn gắn liền
Tất cả các quốc gia Các nước thu nhập cao Các nước đang phát triển
GR_lag1
0,202**
(2,76)
DEBT -0,0255** -0,119+ -0,0212+
(-3,20) (-1,80) (-1,96)
EXP_DEBT 0,00135** 0,00754+ 0,00145*
(2,88) (2,09) (2,28)
DEBT_GR -0,000567* -0,0320* -0,00805+
(-2,28) (-2,35) (-1,80)
UNEMP -0,130* -0,133+ 0,0129
(-2,18) (-1,86) (0,28)
EXP -0,217*** -0,625* -0,227+
(-3,58) (-2,79) (-1,72)
INV 0,118*** 0,288** 0,0984***
(4,86) (3,51) (4,13)
INF -0,00349*** -0,330+ -0,00462***
(-6,07) (-1,74) (-8,58)
OPEN 0,00829 0,0399*** 0,0161
(1,25) (4,40) (1,04)
Presidential 1,543 -2,019* 0,975
(1,12) (-2,42) (0,99)
Parliamentary -1,659 0 -1,663
(-0,68) . (-0,86)
TFP 3,571* 3,163
(2,16) (1,04)
Time
-0,192*** -0,00715
(-5,03) (-0,25)
EXP_GR
-0,0366
(-0,78)
_cons 2,55 385,9*** 17,05
(0,83) (5,07) (0,31)
N 1276 440 968
Thống kê t ở trong ngoặc.
+ p < 0,1; * p < 0,05; ** p < 0,01; *** p < 0,001.
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41 39
với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công
nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao
kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao
động thì sẽ có sản lượng đầu ra cao hơn. Mức
tin cậy là 95% với nhóm mẫu chung cho tất cả
các nước cho thấy, 1% tăng lên của TFP sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế lên tới 3,571%.
Về ảnh hưởng của chế độ chính trị tới tăng
trưởng kinh tế, nghiên cứu cho tìm thấy kết quả
có ý nghĩa thống kê ở nhóm các nước thu nhập
cao. Cụ thể, cùng thuộc nhóm nước phát triển,
các quốc gia thuộc cộng hòa tổng thống có tốc
độ tăng trưởng thấp hơn 2,019% so với các
quốc gia thuộc hệ thống cộng hòa lưỡng thể.
Quan sát biến thời gian cho thấy, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của các nước thu nhập cao
giảm 0,192% mỗi năm, với độ tin cậy 99%.
Thực tế, các quốc gia thường sẽ trải qua một
thời kỳ tăng trưởng cao trước khi chững lại và
bước sang giai đoạn phát triển hơn với tốc độ
tăng trưởng kinh tế giữ ở mức tương đối ổn
định. Trong khi hồi quy với các nước thu thập
thấp và trung bình thấp không có kết quả rõ
ràng với biến số này.
Thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế có quan
hệ ngược chiều với nhau ở tất cả các nước nói
chung và các nước thu nhập cao nói riêng. Nếu
thất nghiệp tăng thêm 1% sẽ khiến tăng trưởng
kinh tế ở các nước thu nhập cao giảm 0,133%,
mẫu chung cho tất cả các nước là 0,13%, tuy
nhiên kết quả hồi quy không cho thấy tác động
rõ ràng của biến số này với riêng nhóm nước
đang phát triển.
Cuối cùng, lạm phát là một trong những yếu
tố làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm ở tất cả
các nước. Kết quả hồi quy cho thấy, 1% tăng
lên của lạm phát khiến tăng trưởng chung của
tất cả các nước giảm 0,00349%, các nước đang
phát triển giảm mức tương đương 0,00462%
(độ tin cậy 99%), trong khi ở các nước thu nhập
cao, lạm phát khiến tăng trưởng giảm tới 0,33%
(độ tin cậy 90%) (Presbiero, 2010; Cecchetti và
cộng sự, 2011) [12, 25].
5. Kết luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
cho dữ liệu mảng với mô hình tác động cố định
để tìm hiểu mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy, giai đoạn
1993-2014, mở rộng quy mô nợ công, chi tiêu
tiêu dùng chính phủ, thất nghiệp và lạm phát tác
động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế quốc gia
(thể hiện qua tăng trưởng GDP). Ngược lại, sự
gia tăng đầu tư, thương mại, công nghệ (thể
hiện qua chỉ số TFP) có xu hướng kích thích
tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho
thấy mối liên hệ giữa quy mô nợ công, chi tiêu
tiêu dùng và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các
nghiên cứu thường đa dạng về không gian, thời
gian, phương pháp nghiên cứu và lựa chọn các
biến kiểm soát dẫn tới kết quả nghiên cứu là
khác nhau, và do đó các kết luận có thể là
những gợi ý chính sách cho các quốc gia trong
phạm vi của nghiên cứu này.
Mặc dù vậy, tác giả vẫn mong muốn có
được các đóng góp cụ thể hơn về mặt chính
sách, vì vậy việc tập trung đánh giá tính hiệu
quả/bất cập của các khoản nợ công đến tăng
trưởng kinh tế thông qua từng thời kỳ, hay phân
tích các đối tượng được hưởng những lợi ích
trực tiếp/gián tiếp từ hoạt động vay nợ của
chính phủ có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo
mà nhóm tác giả muốn hướng đến trong
tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1] World Bank, International Debt Statistics 2017.
Washington, DC., 2017.
[2] Eisner, R., “Deficits: which, how much, and so
what?” The American Economic Review, 82
(1992) 2, 295-298.
[3] Aschauer, D. A., “Is public expenditure
productive?”, Journal of Monetary Economics, 23
(1989) 2, 177-200.
[4] Eisner, R., “Budget deficits: Rhetoric and
reality”, The Journal of Economic Perspectives, 3
(1989) 2, 73-93.
[5] Heng, H. K., “Economic development and
political change: The democratization process in
Singapore”, Democratization in Southeast and
East Asia, 1997, 13-140.
[6] Lê Thị Minh Ngọc, “Nợ công: Sự tác động đến
tăng trưởng kinh tế và gánh nặng của thế hệ tương
lai”, Học viện Ngân hàng, 2011.
[7] Võ Hữu Phước, & Nguyễn Quyết., “Impact of
Public Debt and Inflation on Vietnam's Economic
Growth: Quantitative Study Using the ARDL
Model”, Economic Studies, 453 (2017) 2, 3-11.
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41
40
[8] Barro, R. J., “The Ricardian to Budget Deficits”,
Journal of Economic Perspectives, 3 (1989) 2,
37-54.
[9] Checherita-Westphal, C., & Rother, P., “The
impact of high and growing government debt on
economic growth - An empirical investigation for
the Euro area” European Central Bank, Working
paper No. 1237 (2010).
[10] Hameed, A., Ashraf, H., & Chaudhary, M. A.,
“External debt and its impact on economic and
business growth in Pakistan”, International
Research Journal of Finance and Economics, 20
(2008), 132-140.
[11] Reinhart, C. M., Reinhart, V. R., & Rogoff, K. S.,
“Public debt overhangs: Advanced-economy
episodes since 1800”, The Journal of Economic
Perspectives, 26 (2012) 3, 69-86.
[12] Presbitero, A. F., “The debt-growth nexus: A
dynamic panel data estimation”, Rivista italiana
degli economisti, 11 (2006) 3, 417-462.
[13] James, R. B., George, I., & Frank, S. R.,
“Government Debt, Government Spending, and
Private Sector Behavior: Comment”, The American
Economic Review, 76 (1986) 5, 1158-1167.
[14] Elmendorf, D. W., & Mankiw, N. G.,
“Government debt”, Handbook of
Macroeconomics, 1 (1999), 1615-1669.
[15] Teles & Mussolini, “Public debt and the limits of
fiscal policy to increase economic growth”,
European Economic Review (2014).
[16] Aly, H., & Strazicich, M., “Is government size
optimal in the gulf countries of the middle east?
An empirical investigation”, International Review
of Applied Economics, 14 (2000) 4, 475-483.
[17] Asimakopoulos, S., & Karavias, Y., “The impact
of government size on economic growth: A
threshold analysis”, Economics Letters, 139
(2016), 65-68.
[18] Woo, J., & Kumar, M. S., “Public debt and
growth”, Economica, 82 (2015) 328, 705-739.
[19] Caner, M., & Hansen, B. E., “Instrumental
variable estimation of a threshold
model”, Econometric Theory, 20 (2004) 5,
813-843.
[20] Haggard, S., & Kaufman, R. R. (Eds.), The
politics of economic adjustment: International
constraints, distributive conflicts, and the state,
Princeton University Press, 1992.
[21] Ram, R., “Government Size and Economic Growth:
A New Framework and Some Evidence from Cross-
Section and Time-Series Data”, The American
Economic Review, 76 (1986) 1, 191-203.
[22] Vittorio, D., “Public spending and regional
convergence in Italy”, Journal of Applied
Economic Sciences, 4 (2009) 8, 2.
[23] Baum, S., Ma, J., & Payea, K., “Education Pays,
2010: The Benefits of Higher Education for
Individuals and Society. Trends in Higher
Education Series”, College Board Advocacy &
Policy Center, 2010.
[24] Cruz, C., Keefer, P., & Scartascini, C., “Database of
political institutions codebook, 2015 update (DPI2015)”.
Inter-American Development Bank, 2016.
[25] Cecchetti, S. G., Mohanty, M. S., & Zampolli, F.,
“The real effects of debt”, 2011.
The Impact of Government Debt on Economic Growth
Hoang Khac Lich, Duong Cam Tu
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam
Abstract: This paper aims to examine the effects of public debt on economic growth by using a
regression method of a fixed effect model with the data of 58 developed countries (high-income countries)
and developing countries (low and medium income countries). The analysis shows that public debt (both in
terms of scale and rate of increase), inflation, government spending and unemployment are negatively
associated with economic growth. A reasonable expenditure plan (in this case, consumption expenditure)
can control the impact of public debt on economic growth. More particularly, public debt has a positive
impact on economic growth if consumption expenditure is larger than 14-16% of the GDP. Other factors
such as TFP (Total-Factor Productivity), trade and public investment can stimulate growth in the observed
sample. Interestingly, for high-income countries, economic growth rate in Assembly-elected President
countries is higher than that in the Presidential countries.
Keywords: Public debt, consumption expenditure, economic growth, developing countries, fixed
effect model.
H.K. Lịch, D.C. Tú / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 32-41 41
PHỤ LỤC
Danh sách các nước sử dụng trong mẫu phân tích
Các nước có mặt trong hồi quy tổng thể (58)
Australia Ecuador Nhật Bản Nicaragua Singapore
Áo Phần Lan Jordan Niger Tây Ban Nha
Bahrain Pháp Kenya Nigeria Sri Lanka
Barbados Gabon Kuwait Na Uy Swaziland
Bỉ Hy Lạp Luxembourg Panama Thụy Sỹ
Botswana Honduras Malaysia Paraguay Thái Lan
Brazil Iceland Malta Philippines Tunisia
Burkina Faso Ấn Độ Mauritania Ba Lan Thổ Nhĩ Kỳ
Burundi Indonesia Mexico Bồ Đào Nha Ukraine
Cameroon Cộng hòa Ai-len Morocco Romania Uruguay
Canada Israel Hà Lan Ả Rập Xê Út
Cộng hòa Síp Italy New Zealand Sierra Leone
Các nước có thu nhập cao (20)
Australia Cyprus Cộng hòa Ai-len Kuwait Na Uy
Áo Phần Lan Israel Luxembourg Singapore
Bỉ Pháp Ý Hà Lan Tây Ban Nha
Canada Iceland Nhật Bản New Zealand Thụy Sỹ
Các nước có thu nhập thấp và trung bình - các nước đang phát triển (44)
Algeria Chad Jordan Nicaragua Sudan
Azerbaijan Ecuador Kenya Niger Suriname
Belize El Salvador Madagascar Nigeria Swaziland
Bolivia Gabon Malaysia Panama Thái Lan
Botswana Ghana Mali Paraguay Tunisia
Brazil Guinea-Bissau Mauritania Philippines Thổ Nhĩ Kỳ
Burkina Faso Honduras Mexico Romania Uganda
Burundi Ấn Độ Morocco Sierra Leone Ukraine
Cameroon Indonesia Nepal Sri Lanka
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_no_cong_toi_tang_truong_kinh_te.pdf