KẾT LUẬN
Về mặt lý luận, sự phát triển của du lịch có
ảnh hưởng không chỉ dưới các góc độ kinh tế -
xã hội - môi trường mà phát triển du lịch ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế của của người dân
địa phương, đặc biệt là người nông dân, thông
qua việc tác động vào các nguồn vốn sinh kế; các
cơ cấu/cấu trúc, các quy trình/thể chế và kết quả
sinh kế của các hộ dân địa phương. Sự tác động
này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực,
phụ thuộc vào tài nguyên du lịch; thể chế, chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, phát triển du lịch nói riêng; các điều
kiện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng; phụ thuộc vào trình độ
và ý thức của người dân khi tham gia vào lĩnh
vực du lịch. Thực tiễn nghiên cứu trên thế giới
và Việt Nam cho thấy, nghiên cứu phát triển du
lịch ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân thường
tập trung vào những thay đổi trong vốn sinh kế
và các kết quả sinh kế thông qua việc so sánh
các nhóm hộ gia đình hoặc so sánh sự thay đổi
trong các thành phần sinh kế trước và sau khi
phát triển du lịch để thấy rõ sự ảnh hưởng. Từ
các nghiên cứu trong nước và quốc tế, để có giải
pháp đảm bảo chiến lược sinh kế trong bối cảnh
phát triển du lịch ở Việt Nam nên: (i) Đánh giá
đúng, đầy đủ tài nguyên, tiềm năng phát triển
du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương; (ii) Đánh
giá đúng những ảnh hưởng, tác động của phát
triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân; (iii) Phát
triển đa dạng sinh kế dựa trên các thế mạnh về
du lịch của mỗi vùng, mỗi cộng đồng; (iv) Tăng
cường sử dụng kiến thức bản địa trong xây dựng
mô hình sinh kế mới có liên quan đến lĩnh vực
du lịch, đặc biệt là các giá trị mang tính chất
vùng miền, dân tộc, văn hoá, lịch sử; (v) Nhà
nước và chính quyền địa phương cần phát huy
vai trò định hướng và hỗ trợ các hộ nông dân
xây dựng mô hình sinh kế mới bên cạnh các
hoạt động sinh kế truyền thống thuần tuý nông
nghiệp của các hộ nông dân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vietnam J. Agri. Sci. 2020, Vol. 18, No. 8: 659-667 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18(8): 659-667
www.vnua.edu.vn
659
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN:
LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Trần Bá Uẩn1,2*, Nguyễn Văn Song3
1NCS Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
3Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Tác giả liên hệ: bauandb@gmail.com
Ngày nhận bài: 12.06.2020 Ngày chấp nhận đăng: 07.07.2020
TÓM TẮT
Mục tiêu của bài viết nhằm tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn, mối quan hệ và ảnh hưởng của phát triển du
lịch đến điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường sinh kế và tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân địa phương; đặc
biệt là mối quan hệ giữa phát triển du lịch và sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương. Kết quả nghiên cứu, tổng hợp
cho thấy: hầu hết các nghiên cứu và thực tế các mô hình phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam không chỉ
có ảnh hưởng tích cực mà còn ảnh hưởng tiêu cực dưới góc độ kinh tế - xã hội - môi trường và sinh kế của cộng đồng
dân cư địa phương. Ảnh hưởng tích cực nhất của phát triển du lịch đến sinh kế đó là thay đổi sinh kế của dân cư địa
phương từ chỗ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp sang đa dạng hơn, và thu nhập cao hơn. Ảnh hưởng tiêu
cực rõ nhất đó là sự phân phối không công bằng về lợi ích của người dân địa phương và các công ty phát triển du lịch;
bên cạnh đó là ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội tới văn hoá truyền thống củađịa phương.
Từ khoá: Phát triển, phát triển du lịch, sinh kế, lý luận, bài học, Việt Nam.
The Impact of Tourism Development on Farmers’ Livelihoods:
Theories and Lessons Learned for Vietnam
ABSTRACTS
The objective of the paper is to synthesize theoretical, practical, relationship, and influence issues of tourism
development on economic - social- environmental livelihoods and directly impact on the livelihoods of local people;
especially, the relationship between tourism development and the livelihoods of local communities. The results have
shown that most investigations and the reality of tourism development models in the world as well as in Vietnam have
not had only positive effects but also negative effects from economic - social - environment perspectives, and
livelihood of local communities. The most positive effects of tourism development on livelihoods are to change the
livelihoods of local people from being largely dependent on agricultural production for greater diversity, and higher
incomes. The most obvious negative impact is the unequal distribution of benefits of local people and tourism
development companies; Besides, there is a negative influence of social evils to the local traditional cultures.
Keywords: Development, tourism development, livelihoods, theory, lessons, Vietnam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch tạo ra nhiều công việc đa dạng hơn
cho người nông dân, du lịch cũng tạo ra sự đa
dạng hơn của thu nhập, cho phép các hộ nông
dân chuyển đổi đất hoang trong nông nghiệp để
trồng và tái tạo rừng (García-Martínez & cs.,
2011; Job & Paesler, 2013). Một số nghiên cứu
khác (Hall, 2011; Mbaiwa & Kolawole, 2013;
Worku, 2017) đã kết luận rằng phát triển du lịch
tạo ra lợi ích cho việc bảo tồn đa dạng sinh học,
cải thiện sự hiểu biết của cộng đồng người địa
phương về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng
sinh học. Dưới góc độ kinh tế, Beheshti & cs.,
(2017) đã chỉ ra phát triển du lịch tạo ra sự
không công bằng trong phân phối thu nhập trong
cộng đồng người dân bản địa và các công ty làm
du lịch. Job & Paesler (2013); Wiranatha & cs.,
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam
660
(2017) kết luận, hầu hết lợi nhuận từ phát triển
du lịch tạo ra chuyển cho các nước phát triển.
Sự phát triển của du lịch sinh thái được
xem như chiến lược của sự phát triển bền vững,
tạo ra các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa
phương (2014; Adiyia & cs., 2017); Phát triển du
lịch tạo ra thu nhập như là một nguồn thu nhập
ngoài nông nghiệp làm động lực kéo giá trị sản
phẩm biên của nông nông nghiệp (Job &
Paesler, 2013).
Mục đích của bài viết nhằm trình bày lý
luận về sinh kế, du lịch, phát triển du lịch, mối
quan hệ và tác động của phát triển du lịch đến
sinh kế hộ nông dân làm cơ sở rút ra bài học
kinh nghiệm cho phát triển du lịch gắn với sinh
kế hộ nông dân ở Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng nguồn thông tin và số liệu
thứ cấp từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, đề
tài, bài báo khoa học đã được công bố của các nhà
xuất bản, tạp chí khoa học có uy tín, có ảnh hưởng
cao nhằm giúp hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực
tiễn về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh
kế nông dân. Các số liệu thu thập được phân tích
bằng phương pháp nghị luận, phương pháp thống
kê kinh tế, phương pháp hệ thống để đáp ứng yêu
cầu nội dung nghiên cứu của bài viết.
2.2. Khung lý thuyết
Nghiên cứu dựa trên khung sinh kế bền
vững được Cơ quan phát triển Vương quốc Anh
(DFID) đưa ra năm 2001. Trên cơ sở phát triển
khung sinh kế bền vững của DFID, năm 2004
Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD)
đã xây dựng khung sinh kế bền vững mới. Theo
khung sinh kế bền vững của IFAD, con người
được xác định là trung tâm, khung sinh kế bền
vững này trở thành một công cụ tương đối trực
quan và dễ dùng.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lý luận về phát triển và phát triển
du lịch
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm phát triển du lịch: Có nhiều tác
giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
phát triển du lịch tuỳ theo từng góc độ nghiên
cứu: phát triển du lịch là phát triển về lượng và
chất tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội
phát sinh từ hoạt động di chuyển (Mill &
Morrison, 1985). Qua các định nghĩa, có thể
thấy được sự biến đổi trong nhận thức về nội
dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho
rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, số khác
lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh
tế (Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh
Hòa, 2004).
Nguồn: Tác giả, kế thừa DFID (2001).
Hình 1. Khung lý thuyết ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân
Ảnh hưởng
Can thiệp
Chiến lược sinh kế
Kết quả sinh kế
Phát triển du lịch
- Tài nguyên du lịch
- Các loại hình du lịch
- Cơ sở hạ tầng du lịch
- Đầu tư cho du lịch
- Lao động, việc làm từ du lịch
- Khách du lịch (Quốc tế,
nội địa)
- Tổng thu từ du lịch.
Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song
661
- Khái niệm sinh kế: Sinh kế được R.
Chambers đề cập từ những năm 1980. Trong đó
sinh kế được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó
là cách thức để kiếm sống (DFID, 2001). Năm
1992, Chambers & Conway đã đưa ra định
nghĩa đầy đủ hơn “Sinh kế bao gồm khả năng,
nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người”.
- Sinh kế hộ nông dân: Theo Ellis
(1993), “Hộ nông dân là các nông hộ có phương
tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một
phần trong thị trường hoạt động với một trình
độ hoàn chỉnh không cao”.
Với hộ nông dân, sinh kế theo nghĩa đơn
giản là cách thức kiếm sống thông qua các hoạt
động để tạo thu nhập và việc làm, theo nghĩa
đầy đủ sinh kế bao gồm khả năng, các loại vốn
sinh kế và hoạt động để nuôi sống gia đình.
3.1.2. Mối quan hệ giữa lý luận về phát
triển, phát triển nông thôn và phát triển
du lịch
Nghiên cứu và quan điểm về phát triển,
phát triển nông thôn của các tác giả đã được
Shen (2009) tổng hợp trong bảng 1.
Theo quan điểm trên, nền tảng đầu tiên
“Nền tảng vận động”, phát triển du lịch sẽ dần
dần và tự lan toả từ những khu vực phát triển
nhất sang các khu vực kém phát triển hơn
(Browett, 1979). Khi bước sang thập niên 1960,
nền tảng này dần dần được thay thế bởi nền
tảng thứ hai “Cảnh báo”. Nó nhận ra triển vọng
tiêu cực của du lịch và chỉ trích hoạt động du
lịch theo mùa và không có kỹ năng, phá hủy môi
trường tự nhiên và cấu trúc xã hội (Jafari,
1990). Nền tảng cảnh báo liên quan đến lý
thuyết phụ thuộc. Cuộc tranh luận về lý thuyết
phụ thuộc trong du lịch, việc quá chú ý đến du
lịch đại chúng và quốc tế nhưng ít quan tâm đến
du lịch thay thế và nội địa (Khan, 1997) đã dẫn
dến nền tảng thứ ba “Thích nghi” vào đầu
những năm 1980. Nền tảng này kêu gọi phát
triển các lựa chọn cho du lịch đại chúng như du
lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch
xanh. Nền tảng thích ứng theo mô hình của mô
hình phát triển thay thế.
Dựa trên các quan điểm trên, Shen (2009)
đã đề xuất một mô hình để chứng minh cho mối
quan hệ giữa sinh kế và phát triển du lịch. Sinh
kế của người nông dân và nông thôn cho du lịch
là một sự hội tụ của phát triển bền vững, phát
triển nông thôn và phát triển du lịch.
3.1.3. Các tác động của du lịch đến kinh tế -
xã hội và môi trường
- Tác động đến kinh tế của du lịch: Cải
thiện cán cân thương mại quốc gia. Tạo ra nhiều
cơ hội việc làm mới (Mitchell, 2012;). Quảng bá
cho sản xuất của địa phương, tăng nguồn thu
cho nhà nước (Mbaiwa, 2011; Nyaupane &
Poudel, 2011; Adiyia & cs., 2017).
Bảng 1. Quan điểm về phát triển, phát triển nông thôn và phát triển du lịch
Thời gian Phát triển Phát triển nông thôn Phát triển du lịch
Giai đoạn những năm
1950 - 1960
Hiện đại hoá (Welch, 1984) Dân số và mô hình công nghiệp
(Schutjer & Stokes, 1984)
Nền tảng vận động (Browett,
1980;)
Giai đoạn 1960 - 1970 Lý thuyết phụ thuộc (Frank, 1967;
Hettne, 1995)
Sự thay đổi về kinh tế trong
nông nghiệp (Aziz, 1978; Lea &
Chaudhri, 1983)
Nền tảng cảnh báo
(Oppermann, 1993; Khan,
1997)
Những năm 1980 Phát triển thay thế (Nerfin, 1997;
Hettne, 1995)
Phát triển nông nghiệp
(Ellis, 2000)
Nền tảng thích ứng (Dearden
& Harron, 1994)
Từ những năm 1990
đến nay
Phát triển bền vững (Hardy & cs.,
2002; Sofield, 2003)
Phương pháp tiếp cận sinh kế
bền vững (Chambers &
Conway, 1992; Ellis, 2000)
Nền tảng trí thức (Jafari, 1990;
Hardy & cs., 2002)
Nguồn: Shen (2009).
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam
662
Nguồn: Shen (2009).
Hình 2. Mối quan hệ giữa phát triển, phát triển du lịch, phát triển nông thôn và sinh kế
Bảng 2. Tổng quan các tác động cơ bản của phát triển du lịch
tới kinh tế - xã hội - môi trường
Tác động đến kinh tế Tác động đến xã hội Tác động đến môi trường
Tích
cực
Tạo thu ngoại tệ và thu hút đầu tư
(Mitchell, 2012).
Đa dạng công việc và thu nhập (Adiyia
& cs., 2017).
Xoá đói giảm nghèo (Mbaiwa, 2011;
Nyaupane & Poudel, 2011; Adiyia &
cs., 2017; Huong & cs., 2020).
Nhận dạng giới thiệu giá trị văn hoá
truyền thống (Mak & cs., 2012;
Stankova, 2015).
Rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa
nam và nữ (Scheyvens, 2000;
Akyeampong, 2011; Basurto-Barcia &
Ricaurte-Quijano, 2017)
Giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên của người dân bản địa
(Nyaupane & Poudel, 2011; Worku,
2017)
Giảm đất bỏ hoang (Job & Paesler,
2013;)
Tăng hiểu biết, nhận thức về môi
trường (Mathieson &Wall, 1982)
Tiêu
cực
Sử dụng tài nguyên của địa phương
nhưng mang lại lợi ích cho bên ngoài
(Job & Paesler, 2013; Wiranatha & cs.,
2017).
Tạo ra sự không công bằng trong kinh
tế giữa cư dân địa phương và người
các công ty (Stone, 2010; Truong &
Hall, 2015).
Mâu thuẫn xã hội, tệ nạn xã hội phát
sinh (Yang & cs., 2013; Devine &
Ojeda, 2017; Vũ Đức Minh, 1999)
Tăng tốc độ khai thác, suy thoái rừng,
(Gaughan & cs., 2009; Wang & Liu,
2013.
Làm suy thoái đất, suy giảm đa dạng
sinh học, Atik & cs., 2010; Rasekhi &
cs., 2016Lê Thành Chơn, 2005;
Mathieson & Wall, 1982).
- Các tác động vào văn hoá - xã hội
Du lịch giúp bảo tồn các di sản văn hoá của
địa phương, nâng cao hiểu biết của người dân địa
phương (Mak & cs., 2012; Stankova, 2015); rút
ngắn chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ
(Scheyvens, 2000; Duong, 2008; Akyeampong,
2011; Basurto-Barcia & Ricaurte-Quijano, 2017).
Hoạt động du lịch cũng tạo ra nhiều vấn đề
tiêu cực có liên quan đến văn hoá - xã hội, làm
nảy sinh các tệ nạn xã hội như sử dụng và buôn
bán các chất ma tuý, mại dâm, trộm cắp (Yang
& cs., 2013; Devine & Ojeda, 2017).
- Tác động đến môi trường sinh thái
Những tác động tích cực: nâng cao chất lượng
môi trường của khu du lịch (Nyaupane & Poudel,
2011; Worku, 2017), tăng cường giáo dục, nâng
cao nhận thức của người dân sở tại về môi trường
địa phương (Mathieson & Wall, 1982). Những tác
động tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước, không
khí, tiếng ồn (Gaughan & cs., 2009; Wang & Liu,
2013; Atik & cs., 2010); ảnh hưởng tới thoái hoá
đất, giảm tính đa dạng sinh học (Rasekhi & cs.,
2016;) phá vỡ môi trường gây khó khăn cho việc
sử dụng đất (Lê Thành Chơn, 2005;).
Phát triển
Phát triển bền vững
Phát triển
du lịch
Phát triển
nông thôn
Sinh kế nông
thôn bền vững
Du lịch
bền vững
Du lịch
nông thôn
Sinh kế nông
thôn bền vững
cho du lịch
Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song
663
3.1.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến
sinh kế của hộ nông dân
- Ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế:
Nguồn vốn con người, xã hội, tài nguyên thiên
nhiên, cơ sở hạ tầng và vốn tài chính. Đối với
con người, giúp tăng cường giáo dục, nâng cao
nhận thức của người dân sở tại về môi trường
địa phương (Mathieson & Wall, 1982). Thông
qua đào tạo, hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ,
các nhà tài trợ, năng lực của người dân ở nông
thôn tăng, mở ra các cơ hội kinh tế cho tương lai
(Renaud, 2010). Đối với xã hội, tạo cơ hội giao
lưu văn hoá giữa khách du lịch và cư dân để
cùng học hỏi lẫn nhau, đi đến sự tôn trọng bản
sắc văn hoá của nhau và nhận dạng bản sắc văn
hoá truyền thống, trong khi khách du lịch cũng
đem lại sức sống cho các khu vực xa xôi (Bixia &
cs., 2018). Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng sẽ
tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực: Sức ép cho việc sử
dụng cơ sở vật chất của dân cư địa phương, phá
vỡ những hoạt động thường nhật của cộng đồng,
làm mất văn hóa truyền thống và làm cho kết
nối xã hội yếu đi (Weiye & cs., 2018).
Đối với tài nguyên thiên nhiên: Giữ gìn và
tôn tạo các điểm du lịch có vẻ đẹp đáng trân trọng,
cũng như cuộc sống hoang dã của các loài động,
thực vật. nâng cao chất lượng môi trường của
khu du lịch. (Worku, 2017; Job & Paesler,
2013). Mặt khác, phát triển du lịch cũng có
những mặt tiêu cực: Ô nhiễm môi trường nước, ô
nhiễm không khí ô nhiễm tiếng ồn, phá rừng
(Gaughan & cs., 2009; Atik & cs, 2010). Lợi ích
kinh tế từ hoạt động du lịch góp phần xóa đói
giảm nghèo, thay đổi về môi trường, xã hội và
thay đổi cơ sở hạ tầng (Seiler & Norman, 2014).
- Phát triển du lịch ảnh hưởng đến cơ cấu/cấu
trúc và quy trình/thể chế: Các hoạt động du lịch
đã tác động mạnh mẽ tới con người, môi trường,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đòi hỏi sự thay
đổi về mặt cơ cấu, thể chế. Đây được coi là những
nhân tố mang tính quản lý, quản trị có tác dụng
quan trọng trong giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực từ
các yếu tố bối cảnh gây tổn thương đến nhóm đối
tượng thông qua việc tăng cường tiếp cận các
nguồn vốn sinh kế nhằm cải thiện tình trạng
kinh tế và tăng khả năng ứng phó, phòng vệ trước
các diễn biến bất lợi từ môi trường.
Phát triển du lịch cũng đòi hỏi sự tham gia
của các cấp chính quyền để đưa ra các quyết
định cũng như ban hành chính sách mới hoặc
thay đổi chính sách hiện có. Điều này luôn đi
kèm theo sự phân quyền giữa các cấp đối với các
điểm du lịch. Những thay đổi về quy hoạch cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch là cần thiết trong phát
triển du lịch và giữ vai trò quan trọng trong tổ
chức quản lý (Christian & cs., 2019).
- Ảnh hưởng của du lịch đến hoạt động sinh
kế: Du lịch được coi là một sinh kế mới, thay thế
cho sinh kế truyền thống, người dân mong muốn
vẫn kết nối du lịch với công việc truyền thống,
tuy nhiên ở nhiều khu vực, sự kết nối gặp khó
khăn (Dressler & Fabyinyi, 2011). Du lịch tạo ra
cơ hội cho các loại hình kinh doanh khác: khách
sạn, khu nghỉ dưỡng, các dịch vụ lữ hành phát
triển. Du lịch góp phần giải quyết một số lượng
lớn lao động ở địa phương. Phát triển du lịch còn
giúp phụ nữ ở các vùng nông thôn nâng cao vị
thế thông qua hoạt động kinh doanh, buôn bán
các sản phẩm thủ công hay tham gia các công
việc khác như chụp ảnh, nấu ăn (Rezaur, 2016).
Nghiên cứu của Dương Hoàng Hương (2016) cho
thấy du lịch tác động nhất định đến sinh kế của
người dân: lao động tham gia một số ngành sản
xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp, hàng lưu
niệm, thủ công mỹ nghệ, một số hộ tham gia hoạt
động phục vụ khách, cơ sở du lịch cộng đồng, các
hoạt động văn hoá truyền thống.
- Phát triển du lịch ảnh hưởng đến chiến
lược sinh kế: Căn cứ vào chính sách phát triển du
lịch của các địa phương để lựa chọn sinh kế của
hộ. Hộ nông dân dễ tiếp cận hơn với các nguồn
lực để thực hiện các sinh kế từ du lịch cũng như
tiếp nhận những kiến thức cần thiết để lựa chọn
sinh kế (Mak & cs., 2012; Stankova, 2015;
Basurto-Barcia & Ricaurte-Quijano, 2017).
- Phát triển du lịch ảnh hưởng đến kết quả
của sinh kế: Các hoạt động du lịch góp phần xóa
đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Đối với khu vực nông thôn, sự tăng trưởng về du
lịch khiến thu nhập của các hộ tăng lên và đóng
góp cho phát triển kinh tế nông thôn (Karin &
Zyl, 2002;). Phát triển du lịch góp phần tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mới. Thu hút nhiều lao
động trực tiếp, gián tiếp, lao động theo mùa vụ
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam
664
và lao động tham gia vào các hoạt động xây
dựng cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch.
(Mitchell, 2012; Seiler & Norman, 2014).
Phát triển du lịch cũng có những tác động
tiêu cực tới sinh kế: Các hoạt động sinh kế phụ
thuộc vào tài nguyên như hoạt động nông
nghiệp, khai thác thủy sản, lâm sản bị sụt
giảm khi phát triển du lịch (Waltham & cs.,
2015). Ngoài ra, xung đột lợi ích giữa các nhóm
cộng đồng dân cư trong cùng địa phương hoặc
ngoài địa phương, giữa hoạt động sinh kế
truyền thống với hoạt động du lịch xảy ra liên
quan đến các nguồn lực khan hiếm khác, ví dụ:
khi quỹ đất bị hạn chế để phục vụ việc bảo tồn,
sự sụt giảm nguồn nhân lực (Mingming, 2018).
3.2. Thực tiễn nghiên cứu về ảnh hưởng của
phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân
3.2.1. Kinh nghiệm từ nghiên cứu ở các
nước trên thế giới
Nghiên cứu của Shen (2009) đã chỉ ra rằng:
Ngành du lịch ngày càng phát triển và trực tiếp
gắn kết với việc xoá đói giảm nghèo ở các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây
nó bị chỉ trích bởi các nhà phát triển nông thôn vì
thiếu sự quan tâm đối với người nghèo ở nông
thôn và quá tập trung vào du lịch. Zhang & cs.
(2015) cho rằng sinh kế là nền tảng cho các gia
đình nông thôn, du lịch là một lực lượng mạnh
mẽ cho sự phát triển đô thị hóa. Dựa trên khung
lý thuyết bền vững cơ bản, nghiên cứu này phân
loại hộ nông dân ở vùng nghiên cứu thành bốn
loại, bao gồm hộ gia đình lao động, hộ gia đình du
lịch, hộ gia đình bán thời gian và hộ gia đình
không du lịch bán thời gian, để tiến hành phân
tích toàn diện về vốn sinh kế, chiến lược sinh kế
và kết quả sinh kế. Su & cs. (2019) nghiên cứu
vốn sinh kế bền vững và chiến lược trong du lịch
nông thôn trên quan điểm tính thời vụ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy vốn sinh kế của các hộ gia
đình tham gia các hoạt động du lịch thường thấp.
3.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam
Nguyễn Đăng Hào (2010) và Vũ Thị Hoài
Thu (2013) chỉ ra cơ chế tác động: (i) Biến đổi
khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh
kế; (ii) Các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến
các hoạt động sinh kế; (iii) Các hoạt động sinh
kế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế. Lê
Ánh Dương (2017) và Võ Thị Thu Ngọc (2018)
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ gồm
yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan của
hộ. Nguyễn Hải Núi (2019) kết quả nghiên cứu
cho thấy, sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các
hộ có sự khác biệt giữa các nhóm hộ về mức độ
kinh tế của hộ. Hoàng Thị Thu Hương & cs.
(2020) nghiên cứu tác động của phát triển du
lịch đến sinh kế địa phương, kết quả cho thấy
việc phát triển du lịch đã làm tăng mức sống
của người dân tộc thiểu số và dẫn đến các hệ
thống canh tác thâm canh hơn với sự tái sinh
rừng trên các cánh đồng bị bỏ hoang.
3.3. Bài học cho nghiên cứu phát triển du
lịch với sinh kế hộ nông dân Việt Nam
Nghiên cứu các lý luận về sự ảnh hưởng của
phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân và từ
việc tổng hợp các nghiên cứu trước đó trên thế
giới và Việt Nam có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho nghiên cứu ảnh hưởng phát
triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân Việt Nam.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch
tới sinh kế cộng đồng dân cư tức là nghiên cứu sự
thay đổi về nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình
khi có sự xuất hiện của du lịch tại địa phương.
Những tác động tích cực của phát triển du
lịch tới sinh kế: nâng cao nhận thức, tay nghề;
tăng thu thập, tạo công ăn việc làm; bảo tồn di
sản văn hóa của địa phương; giao lưu văn hóa
giữa địa phương và khách du lịch; nâng cao chất
lượng môi trường của khu du lịch, bảo vệ cuộc
sống của các loài động, thực vật; đẩy mạnh hoàn
thiện mạng lưới giao thông, mạng lưới điện,
nước, các phương tiện thông tin đại chúng ở các
vùng nông thôn,
Những tác động tiêu cực của phát triển du
lịch tới sinh kế: tạo sức ép lên môi trường cũng
như cơ sở vật chất; mất văn hóa truyền thống và
khiến kết nối xã hội yếu đi; nảy sinh các tệ nạn
xã hội; phân phối lợi ích không công bằng,
nhất là đối với người dân bản địa; giá cả sinh
hoạt tăng,
Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song
665
Những ảnh hưởng của phát triển du lịch đối
với kết quả sinh kế: tạo việc làm, thu nhập, cải
thiện cơ sở vật chất, được định lượng cụ thể.
Phương pháp so sánh thường được dùng để
phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới
sinh kế hộ gia đình: so sánh sự thay đổi về sinh
kế trước và sau khi phát triển du lịch; so sánh
giữa các nhóm hộ gia đình có mối liên hệ chặt
chẽ với hoạt động du lịch, nhóm hộ có liên quan
đến hoạt động du lịch và nhóm hộ hoạt động
nông nghiệp truyền thống.
Trong nghiên cứu sinh kế, phương pháp
phân cụm được sử dụng để phân loại các nhóm
hộ. Các biến thường được sử dụng để phân cụm
là: chiến lược sinh kế, mức thu nhập, mức chi
tiêu, tài sản,
4. KẾT LUẬN
Về mặt lý luận, sự phát triển của du lịch có
ảnh hưởng không chỉ dưới các góc độ kinh tế -
xã hội - môi trường mà phát triển du lịch ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế của của người dân
địa phương, đặc biệt là người nông dân, thông
qua việc tác động vào các nguồn vốn sinh kế; các
cơ cấu/cấu trúc, các quy trình/thể chế và kết quả
sinh kế của các hộ dân địa phương. Sự tác động
này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực,
phụ thuộc vào tài nguyên du lịch; thể chế, chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, phát triển du lịch nói riêng; các điều
kiện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh quốc phòng; phụ thuộc vào trình độ
và ý thức của người dân khi tham gia vào lĩnh
vực du lịch. Thực tiễn nghiên cứu trên thế giới
và Việt Nam cho thấy, nghiên cứu phát triển du
lịch ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân thường
tập trung vào những thay đổi trong vốn sinh kế
và các kết quả sinh kế thông qua việc so sánh
các nhóm hộ gia đình hoặc so sánh sự thay đổi
trong các thành phần sinh kế trước và sau khi
phát triển du lịch để thấy rõ sự ảnh hưởng. Từ
các nghiên cứu trong nước và quốc tế, để có giải
pháp đảm bảo chiến lược sinh kế trong bối cảnh
phát triển du lịch ở Việt Nam nên: (i) Đánh giá
đúng, đầy đủ tài nguyên, tiềm năng phát triển
du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương; (ii) Đánh
giá đúng những ảnh hưởng, tác động của phát
triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân; (iii) Phát
triển đa dạng sinh kế dựa trên các thế mạnh về
du lịch của mỗi vùng, mỗi cộng đồng; (iv) Tăng
cường sử dụng kiến thức bản địa trong xây dựng
mô hình sinh kế mới có liên quan đến lĩnh vực
du lịch, đặc biệt là các giá trị mang tính chất
vùng miền, dân tộc, văn hoá, lịch sử; (v) Nhà
nước và chính quyền địa phương cần phát huy
vai trò định hướng và hỗ trợ các hộ nông dân
xây dựng mô hình sinh kế mới bên cạnh các
hoạt động sinh kế truyền thống thuần tuý nông
nghiệp của các hộ nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adiyia B., Vanneste D. & Van Rompaey A. (2017).
The poverty alleviation potential of tourism
employment as an off-farm activity on the local
livelihoods surrounding Kibale National Park,
western Uganda. Tourism and Hospitality
Research. 17(1): 34-51.
Akyeampong O.A. (2011). Pro-poor tourism: residents'
expectations, experiences and perceptions in the
Kakum National Park Area of Ghana. Journal of
Sustainable Tourism. 19(2): 197-213.
Atik M., Altan T. & Artar M. (2010). Land Use
Changes in Relation to Coastal Tourism
Developments in Turkish Mediterranean. Polish
Journal of Environmental Studies. 19(1).
Aziz S. (1978). Rural development: learning from
China: Macmillan International Higher Education.
Basurto-Barcia J. & Ricaurte-Quijano C. (2017).
Women in tourism: Gender (in) equalities in
university teaching and research. Anatolia. 28(4):
567-581. doi: https ://doi.org/10.1080/13032
917.2017.13707 81.
Beheshti M.B., Mohammadzadeh P., & Ghasemlou K.
(2017). The Impact of Tourism Development on
Income Inequality in Iranian Provinces. Journal of
Tourism Planning and Development. 6(22): 4-6.
Bixia Chen, Zhenmian Qiu, Nisikawa Usio & Koji
Nakamura (2018). Tourism’s Impacts on Rural
Livelihood in the Sustainability of an Aging
Community in Japan. Sustainability, MDPI. Open
Access Journalol. 10(8): 1-17.
Browett J. (1980). Development, the diffusionist
paradigm and geography. Progress in Geography.
4(1): 57-79.
Chambers R. & Conway G. (1992). Sustainable rural
livelihoods: practical concepts for the 21st century:
Institute of Development Studies (UK).
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và bài học cho Việt Nam
666
Christian E. Wells, W. Alex Webb, Christine M.
Prouty, Rebecca K. Zarger, Maya A. Trotz, Linda
M. Whiteford & James R. Mihelcic (2019).
Wastewater technopolitics on the southern coast of
Belize. Economic Anthropology, Wiley
Blackwell. 6(2): 277-290.
Deaden P. & Harron S. (1994). Alternative tourism and
adaptive change. Annals of tourism research.
21(1). 81-102.
Devine J. & Ojeda D. (2017). Violence and
dispossession in tourism development: A critical
geographical approach. Journal of Sustainable
Tourism. 25(5): 605-617.
DFID (2001). Sustainable Livelihoods Guidance
Sheets. DFID Report.
Duong B. (2008). Sự thay đổi các mối quan hệ lao
động ở một bản H’mông tại Sa Pa, Tây Bắc Việt
Nam (Changing Labor Relations in a Hmong
Village in SaPa, Northwestern Vietnam). Những
chuyển đổi kinh tế-xã hội ở vùng cao Việt Nam
(Upland Transformations). tr. 85-97.
Dressler W.H. & Fabinyi M. (2011). Farmer gone
fish'n? Swidden decline and the rise of grouper
fishing on Palawan Island, the Philippines. Journal
of Agrarian Change. 11(4): 536-555. doi:
10.1111/j.1471-0366.2011.00309.x
Ellis F. (1993). Peasants Economics: Farm Households
and Agrarian Devolopment, 2ndEdition.
Cambridge University Press.
Frank A.G. (1967). Capitalism and underdevelopment
in Latin America. NYU Press. 93 .
García-Martínez A., Bernués A. & Olaizola A. (2011).
Simulation of mountain cattle farming system
changes under diverse agricultural policies and off-
farm labour scenarios. Livestock Science.
137(1-3): 73-86.
Gaughan A.E., Binford M.W. & Southworth J. (2009).
Tourism, forest conversion, and land
transformations in the Angkor basin, Cambodia.
Applied Geography: 29(2): 212-223.
Hall C.M. (2011). Seeing the forest for the trees:
Tourism and the international year of forests.
Journal of Heritage Tourism. 6(4): 271-283.
Hardy A., Beeton R.J. & Pearson L. (2002).
Sustainable tourism: An overview of the concept
and its position in relation to conceptualisations of
tourism. Journal of Sustainable Tourism.
10(6): 475-496.
Hettne B. (1995). Development theory and the three
worlds: towards an international political economy
of development: Essex, England; New York, NY:
Longman Scientific & Technical. Copublished in
the United States by John Wiley.
Hoang Thi Thu Huong, Van Rompaey A., Meyfroidt
P., Govers G., Vu K.C., Nguyen A.T. & Vanacker
V. (2020). Impact of tourism development on the
local livelihoods and land cover change in the
Northern Vietnamese highlands. Environment,
Development and Sustainability. 22(2): 1371-1395.
doi:10.1007/s10668-018-0253-5
Jafari J. (1990). Research and scholarship: the basis of
tourism education. Journal of tourism studies.
1(1): 33-41.
Job H. & Paesler F. (2013). Links between nature-
based tourism, protected areas, poverty alleviation
and crises. The example of Wasini Island (Kenya).
Journal of Outdoor Recreation and Tourism.
1: 18-28.
Karin Mahony & Jurgens Van Zyl (2002). The impacts
of tourism investment on rural communities: Three
case studies in South Africa. Development
Southern Africa, Taylor & Francis Journals.
19(1): 83-103.
Khan M.M. (1997). Tourism development and
dependency theory: Mass tourism vs. ecotourism.
Annals of tourism research. 24(4): 988-991.
Lê Ánh Dương (2017). Nghiên cứu sinh kế của hộ
nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định, Luận
án Tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Lê Thành Chơn (2005). Tỉnh táo để phát triển du lịch
bền vững, truy cập từ hcm.
com.vn/Anninh dulich/detail_news_ANDL.php,
ngày 20/5/2020.
Lea D.A.M. & Chaudhri D. (1983). Rural development
and the state; contradictions and dilemmas in
developing countries. London, New York:
Methuen & Co.Ltd.
Mak A.H., Lumbers M. & Eves A. (2012).
Globalisation and food consumption in tourism.
Annals of tourism research. 39(1): 171-196.
Mathieson A. & Wall G. (1982). Tourism, economic,
physical and social impacts: Longman.
Mbaiwa J. & Kolawole O.D. (2013). Tourism và
biodiversity conservation: The case of
Community-Based Natural Resource Management
in Southern Africa. 8.
Mbaiwa J.E. (2011). Changes on traditional livelihood
activities and lifestyles caused by tourism
development in the Okavango Delta, Botswana.
Tourism management. 32(5): 1050-1060.
Mill R.C. & Morrison A.M. (1985). The Tourism
System: An Introductory Text: Englewood Cliffs,
N.J. Prentice-Hall International.
Mingmin Su, Yehong Sun, Qingwen Min & Wenjun
Jiao (2018). A Community Livelihood Approach
to Agricultural Heritage System Conservation and
Tourism Development: Xuanhua Grape Garden
Urban Agricultural Heritage Site, Hebei Province
of China, Sustainability, MDPI, Open Access
Journal. 10(2): 1-14.
Mitchell J. (2012). Value chain approaches to assessing
the impact of tourism on low-income households
Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song
667
in developing countries. Journal of Sustainable
Tourism. 20(3): 457-475.
Nerfin M. (1997). Another development: Approaches
and strategies. Uppsala: Dag Hammarskjold
Foundation.
Nguyễn Đăng Hào (2010). Sự thay đổi trong chiến lược
sinh kế và thu nhập của các nông hộ vùng cát ven
biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2003-2008.
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 62: 75-84.
Nguyễn Hải Núi (2019). Phát triển sinh kế bền vững
cho người dân phụ thuộc rừng ở Bắc Cạn, Luận án
Tiến sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hoà (2004). Giáo
trình Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
Nyaupane G.P. & Poudel S. (2011). Linkages among
biodiversity, livelihood, and tourism. Annals of
tourism research. 38(4): 1344-1366.
Oppermann M. (1993). Tourism space in developing
countries. Annals of tourism research.
20(3): 535-556.
Rasekhi S., Karimi S. & Mohammadi S. (2016).
Environmental Impacts of Tourism A Case Study
of Selected Developing and Developed Countries.
The Journal of Tourism Planning and
Development. 5(16): 20-28.
Rezaur Rhaman M. (2016). The socio-economic
importance of tourism and its impact on the
livelihood in South Asia Case Rangamati,
Bangladesh. Bachelor`s Thesis. Centria University
Of Applied Sciences. https://www.theseus.fi/
bitstream/handle/10024/116404/Rezaur_Rhaman.p
df?sequence=1&isAllowed=y
Renaud Lapeyre (2010). Community-based tourism as
a sustainable solution to maximise impacts locally?
The Tsiseb Conservancy case, Namibia,
Development Southern Africa, Taylor & Francis
Journals. 27(5): 757-772.
Scheyvens R. (2000). Promoting women's
empowerment through involvement in ecotourism:
Experiences from the Third World. Journal of
Sustainable Tourism. 8(3): 232-249.
Schutjer W.A. & Stokes C.S. (1984). Rural
development and human fertility: Macmillan
Publishing Company.
Seiler Christof & Backhaus Norman (2014). Tourismus
im UNESCO Weltnaturerbe: Einkommen steigen,
Disparitäten bleiben im philippinischen Puerto-
Princesa Subterranean River National Park,
Zeitschrift für Tourismuswissenschaft, De Gruyter.
6(2): 213-218.
Shen F. (2009). Tourism and the Sustainable
Livelihoods Approach: Application Within the
Chinese Context: a Thesis Submitted in Partial
Fulfilment of the Requirements for the Degree of
Doctor of Philosophy at Lincoln University.
Lincoln University.
Sofield T.H. (2003). Empowerment for sustainable
tourism development: Emerald Group Publishing.
Stankova M., & Vassenska I. (2015). Raising cultural
awareness of local traditions through festival
tourism. Tourism & Management Studies.
11(1): 120-127.
Su Z., Aaron J.R., Guan Y. & Wang H. (2019).
Sustainable Livelihood Capital and Strategy in
Rural Tourism Households: A Seasonality
Perspective. Sustainability/ 11(18): 4833. doi:
https://doi.org/10.3390/su11184833
Võ Thị Thu Ngọc (2018). Kinh tế du lịch theo hướng
phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận
án Tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
Vũ Đức Minh (1999). Tổng quan về du lịch. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
Vũ Thị Hoài Thu (2013). Sinh kế bền vững ven biển
đồng bằng sông hồng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
Waltham Nathan J. & Sheaves Marcus (2015).
Expanding coastal urban and industrial seascape in
the Great Barrier Reef World Heritage Area:
Critical need for coordinated planning and
policy, Marine Policy, Elsevier. 57(C): 78-84.
Wang J. & Liu Y. (2013). Tourism-led land-use
changes and their environmental effects in the
southern coastal region of Hainan Island, China.
Journal of Coastal Research. 29(5): 1118-1125.
Weiye Wang, Jinlong Liu, Robert Kozak, Mengmeng
Jin & John L. Innes (2018). How Do Conservation
and the Tourism Industry Affect Local
Livelihoods? A Comparative Study of Two Nature
Reserves in China, Sustainability, MDPI, Open
Access Journal. 10(6): 1-16.
Welch R.V. (1984). The meaning of development:
Traditional view and more recent ideas. New
Zealand Journal of Geography. 76(1): 2-4.
Wiranatha A.S., Antara M. & Suryawardani
I.G.A.I.G.A.O. (2017). Impact of tourism leakage
on the growth of economic sectors, employment
and income distribution in Bali, Indonesia.
International Journal of Economic Research. 14(8).
Worku M. (2017). The Role of Forest Biodiversity
Conservation Practices for Tourism Development
in a Case of Tara Gedam Monastery, South Gonder
Zone, Ethiopia. J. Ecosyst Ecography. 7(231): 2.
Yang J., Ryan C. & Zhang L. (2013). Social conflict in
communities impacted by tourism. Tourism
management. 35: 82-93.
Zhang R., Xi J. & Zhang N. (2015). The Research on
Peasant Sustainable Livelihood Models in Rural
Tourism Areas Under Urbanization - A Case from
Jixian, Tianjin. Chinese Journal of Urban and
Environmental Studies. 3(01): 1550008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_phat_trien_du_lich_den_sinh_ke_ho_nong_dan_ly.pdf