Ảnh SEM của tất cả các mẫu có chế độ gia nhiệt
khác nhau đều cho thấy hình thái cấu trúc tương tự,
các lỗ xốp phân bố đồng đều giữa tập hợp tinh thể α-
Al2O3.
Mẫu lưu 3h ở 1250oC, tập hợp các tinh thể có
kích thước nhỏ từ 100nm đến 300nm (a). Khi lưu
cùng thời gian ở 1450oC, tập hợp tinh thể có kích
thước tăng mạnh đến cỡ µm, đồng thời kích thước lỗ
xốp cũng tăng tương ứng (b).
Mẫu lưu 3h ở 1250ºC và 3h ở 1450ºC (c) cho
thấy kích thước của tập hợp tinh thể không tăng so
với lưu một bậc tại 1450oC (b) nhưng có thể nhận
thấy sự giảm xuống của kích thước lỗ xốp. Thời gian
lưu dài hơn ở 1250ºC (d) cho thấy tập hợp tinh thể có
xu hướng tăng kích thước theo chiều dài và tăng khả
năng đan xen giữa chúng trong cấu trúc.
Kết luận
Khi gia công nhiệt hydroxit nhôm, từ 1250oC
vật liệu đã hoàn toàn ở dạng α-Al2O3.
Tăng nhiệt độ nung, khối lượng thể tích và độ co
toàn phần tăng. Mức độ tăng rõ rệt nhất tại khoảng
1250oC đến 1450oC và tăng yếu dần trong khoảng
1450oC-1600oC.
Chế độ gia nhiệt hai bậc ở 1250oC và 1450oC-3h
làm tăng khối lượng thể tích của vật liệu so với gia
nhiệt một bậc ở 1450oC-3h. Khi thời gian lưu bậc một
ở 1250oC đủ dài (9h, 12h) thì khối lượng thể tích của
vật liệu lại giảm xuống so mẫu lưu ở 1250oC-6h và
1450oC-3h. Chênh lệch về khối lượng thể tích của vật
liệu khi lưu hai bậc với thời gian lưu bậc một khác
nhau là rất nhỏ.
Nhiệt độ tăng làm tăng kích thước của tập hợp
tinh thể α-Al2O3. Thời gian lưu bậc một dài hơn sẽ
làm tập hợp tinh thể tăng mạnh kích thước theo chiều
dài và mức độ đan xen trong cấu trúc.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của quá trình gia công nhiệt tới sự hình thành cấu trúc vật liệu chịu lửa xốp α-Al2O3 từ Al(OH)3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 072-076
72
Ảnh hưởng của quá trình gia công nhiệt tới sự hình thành cấu trúc vật liệu
chịu lửa xốp α-Al2O3 từ Al(OH)3
Influence of Heat Treatment on the Formation of α-Al2O3 Porous Refractory Material from Al(OH)3
Vũ Hoàng Tùng1*, Mai Văn Dương2
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
2Viện nghiên cứu sành sứ thủy tinh công nghiệp
Đến Tòa soạn: 13-6-2017; chấp nhận đăng: 25-01-2018
Tóm tắt
Vật liệu chịu lửa xốp cao nhôm là một trong những loại vật liệu được ứng dụng làm việc ở nhiệt độ cao (lên
tới 1700ºC). Nghiên cứu này sử dụng hydroxit nhôm vừa là nguyên liệu cung cấp Al2O3 vừa là tác nhân tạo
xốp. Khi gia công nhiệt, nước trong cấu trúc hydroxit nhôm sẽ phân huỷ để lại lỗ xốp, đồng thời chuyển đổi
từ hydroxit nhôm thành tập hợp cấu trúc tinh thể α-Al2O3. Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân
tích nhiệt vi sai, DTA, DTG để phân tích đặc tính của nguyên liệu đầu. Các phương pháp, nhiễu xạ tia X
(XRD), chụp ảnh dưới kính hiển vi điên tử quét (SEM), và một số phương pháp phi tiêu chuẩn dùng để phân
tích các tính chất và cấu trúc của vật liệu thu được ở các chế độ gia công nhiệt khác nhau, nhằm làm rõ ảnh
hưởng của chế độ gia công nhiệt đến hình thái cấu trúc của tập hợp tinh thể α-Al2O3 và một số tính chất cơ
lý của vật liệu.
Từ khóa: Gia công nhiệt, Al(OH)3, α-Al2O3, vật liệu chịu lửa xốp.
Abstract
High alumina porous refractory material is one of the materials used in high temperature applications (up to
1700ºC). This study uses both aluminum hydroxide as a feedstock for Al2O3 and as a foam agent. When
heat treatment, the water in the aluminum hydroxide structure decomposes leaving the porous hole and
converting from aluminum hydroxide to the α-Al2O3 crystalline structure. In this study, the use of differential
thermal analysis, DTA, DTG to analyze the characteristics of the raw materials. Methods, X-ray diffraction
(XRD), photographic scanning electron microscopy (SEM), and some non-standard methods used to
analyze the physical properties and structure of materials obtained in the different thermal processing
conditions are used to clarify the effect of heat treatment on the structural form of the α-Al2O3 crystalline
aggregate and some physical properties of the material.
Keywords: Heat treatment, Al(OH)3, α-Al2O3, porous refractory.
1. Mở đầu
Vật* liệu oxit nhôm xốp là loại vật liệu chịu lửa
xốp có thành phần chính là oxit nhôm (Al2O3) – tồn
tại ở dạng anpha oxit nhôm (α-Al2O3).
Trên thực tế, phương pháp sản xuất vật liệu
chứa α-Al2O3 sít đặc phổ biến và dễ thực hiện hơn rất
nhiều so với vật liệu chứa α-Al2O3 có độ xốp cao mà
vẫn có khả năng làm việc ổn định lâu dài ở nhiệt độ
lên tới 1700ºC. Vật liệu xốp và ổn định lâu dài ở nhiệt
độ cao này sẽ rất hữu ích khi sử dụng để làm vật liệu
cách nhiệt trong các lò nung làm việc ở nhiệt độ cao.
Với nguồn nguyên liệu và phương thức xử lý
nhiệt khác nhau sẽ tạo ra oxit nhôm có các dạng thù
hình α-Al2O3, β-Al2O3, γ-Al2O3, θ-Al2O3, κ-Al2O3, δ-
Al2O3 [1] Bằng cách phân huỷ nhiệt hydroxit nhôm
sẽ nhận được 3 dạng thù hình chính: α, β, γ-Al2O3,
* Địa chỉ liên hệ: Tel: (+84) 982678101
Email: vuhoangtung1971@yahoo.com
trong đó dạng α và γ-Al2O3 hình thành khi không có
mặt của tạp chất [2], còn dạng β-Al2O3 chỉ tạo ra khi
có mặt của tạp chất.
Hydroxit nhôm có công thức là Al2O3.nH2O
chúng được chia làm 3 loại: gibbsite (hidrargillite)
Al2O3.3H2O, beohmite và diaspor đều có công thức
chung là Al2O3.H2O [3].
Tùy thuộc vào điều kiện gia công nhiệt cụ thể
mà hydroxit nhôm sẽ biến đổi thành các dạng tồn tại
khác nhau.
Ở điều kiện gia nhiệt thông thường gibbsite
(Al2O3.3H2O) sẽ qua giai đoạn mất hai phân tử nước
tại khoảng nhiệt độ 208 – 370ºC (tạo ra dạng
boehmite - Al2O3.H2O) [4], mất tiếp một phân tử
nước ở khoảng 500 – 700ºC (tạo γ-Al2O3). Hai quá
trình mất nước này làm giảm 36,43% khối lượng [4]
và quá trình chuyển đổi dạng thù hình của Al2O3 từ γ
sang α ở khoảng từ 900ºC.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 072-076
73
Bảng 1. Thành phần hóa học của hydroxit nhôm nguyên liệu
Thành phần hoá học
Hydroxit nhôm nguyên liệu
SiO2 Al2O3 Fe2O3 TiO2 MgO CaO K2O Na2O MKN
% khối lượng - 65,92 0,03 - - 0,05 - - 34,00
Hydroxit nhôm khi gia công nhiệt xảy ra quá
trình mất nước lý học, hóa học và quá trình kết khối
co thể tích. Quá trình này thông thường sẽ kết thúc ở
trạng thái sít đặc cao (khối lượng thể tích ~3,8 g/cm3).
Để vật liệu có hệ lỗ xốp có cỡ micro và meso xen lẫn
trong cấu trúc khung hình thành bởi tập hợp tinh thể
α-Al2O3 thì phương pháp khống chế điều kiện gia
công nhiệt hợp lý trên cơ sở tìm hiểu sâu về mối liên
quan giữa nhiệt độ, thời gian lưu và hình thái cấu trúc
của tập hợp tinh thể α-Al2O3 là phương pháp có hiệu
quả và khả năng áp dụng thực tiễn cao. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình gia công
nhiệt tới sự hình thành tập hợp cấu trúc α-Al2O3 có
vai trò quan trọng trong sản xuất vật liệu oxit nhôm
xốp đi từ nguyên liệu đầu là hydroxit nhôm (dạng
khoáng gibbsite).
2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu
Nguyên liệu chính được sử dụng là: hydroxit
nhôm có thành phần hoá học trong bảng 1.
Phối liệu được chuẩn bị để tạo hình bằng
phương pháp ép bán khô với độ ẩm 6% và phụ gia
hóa dẻo PVA 1% tính theo khối lượng nhằm tăng
cường độ mộc.
Sau khi phối liệu đã đồng nhất về độ ẩm và phụ
gia hoá dẻo, mẫu được tạo hình trong khuôn hình trụ
dxh=25x25 (mm), áp lực ép: 80 (kg/cm2)
Mẫu thu được đem sấy khô ở 110ºC trong 24h
trước khi tiến hành gia công nhiệt.
Các mẫu nghiên cứu được tiến hành gia nhiệt
với tốc độ (4ºC/phút), tăng tốc độ chậm tại các giai
đoạn (xác định trong mục 3.1) và thực hiện lưu ở các
chế độ khác nhau. Trong nghiên cứu này xem xét ảnh
hưởng của nhiệt độ đến các mẫu có cùng thời gian
lưu (gia công nhiệt một bậc), ảnh hưởng của thời gian
lưu ở cùng nhiệt độ và ảnh hưởng của gia công nhiệt
có thời gian lưu ở hai khoảng nhiệt độ khác nhau (gia
công nhiệt hai bậc)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Xác định sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá
trình phân hủy Al(OH)3 bằng phân tích nhiệt vi sai
DTAvà nhiệt trọng lượng TG.
- Xác định thành phần khoáng của vật liệu bằng
nhiễu xạ tia Rơn-ghen (XRD).
- Xác định hình thái cấu trúc vật liệu bằng kính
hiển vi điện tử quét (SEM).
- Xác định các tính chất cơ lý của vật liệu (khối
lượng thể tích, độ co toàn phần) theo phương pháp
phi tiêu chuẩn.
2.3 Thiết bị sử dụng nghiên cứu
- Lò nung điện cực Lenton – nhiệt độ tới
1700ºC.
- Tủ sấy WiseVen – WOF – 105.
- Máy ép thủy lực.
- Hệ thống thiết bị, dụng cụ phân tích, đo lường:
• Máy kiểm tra cỡ hạt Horiba LA – 300.
• Cân kỹ thuật độ chính xác 10-2 g.
• Máy phân tích thành phần hóa MESA.
• Máy phân tích thành phần khoáng D8 –
advance.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình
phân huỷ Al(OH)3
Hình 1. Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai của hydroxit
nhôm
Qua biểu đồ ta thấy xuất hiện ba peak thu nhiệt
tại 259ºC, 347ºC và tại 528ºC tương ứng với quá trình
mất nước hóa học, chuyển từ hydroxit nhôm dạng
gibbsite (Al2O3.3H2O) sang hydroxit nhôm dạng
beohmite (Al2O3.H2O), cuối cùng là sang Al2O3 với
tổng khối lượng mất khi đến nhiệt độ 700oC là
33,85%.
Như vậy, mẫu khảo sát cần được gia nhiệt với
tốc độ chậm tại các điểm xảy ra quá trình mất nước
hóa học nhằm đảm bảo cho mẫu không bị nứt vỡ khi
hơi nước thoát ra mạnh. Trong nghiên cứu tiếp theo,
Furnace temperature /°C0 100 200 300 400 500 600 700
TG/%
-30
-20
-10
0
10
20
30
HeatFlow/mW
-400
-300
-200
-100
0
d TG/% /min
-25
-20
-15
-10
-5
Mass variation: -30.23 %
Mass variation: -3.62 %
Peak :259.62 °C
Peak :347.35 °C
Onset Point :292.55 °C
Enthalpy /J/g : 670.68 (Endothermic effect)
Peak :528.80 °C
Figure:
26/05/2016 Mass (mg): 61.15
Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment: Al(OH)3
Procedure: RT ----> 900C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG
Exo
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 072-076
74
tất cả các mẫu được gia nhiệt chậm (1oC/phút) tại
khoảng 250ºC - 400ºC và 500ºC - 550ºC.
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu đến sự hình thành
khoáng
Hình 2. Biểu đồ XRD của mẫu: a) lưu một bậc tại
1250ºC: 3h, b) Lưu một bậc tại 1450ºC: 3h
Các tài liệu tham khảo đã cho biết, sau khi phân
huỷ nhiệt thành γ-Al2O3, quá trình biến đổi thù hình
sang dạng α-Al2O3 sẽ diễn ra trước khi đến nhiệt độ
1250oC. Kết quả kiểm tra XRD đối với mẫu nghiên
cứu cho thấy, khi lưu 3h ở 1250ºC, vật liệu đã chuyển
đổi hoàn toàn sang dạng α-Al2O3 (hình 3). So sánh
biểu đồ XRD của hai mẫu lưu cùng thời gian 3h ở
nhiệt độ 1250oC và 1450oC không cho thấy sự khác
nhau, vì vậy có thể nói trong khoảng nhiệt độ này α-
Al2O3 đã ổn định cấu trúc cơ bản của nó.
3.3 Ảnh hưởng của chế độ gia nhiệt đến độ xốp và
độ co toàn phần
3.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu đối với mẫu gia
công nhiệt một bậc
Quá trình biến đổi thù hình sang dạng α-Al2O3
diễn ra hoàn toàn và ổn định cấu trúc cơ bản khi lưu
3h ở nhiệt độ 1250oC vì vậy nghiên cứu lựa chọn lưu
mẫu tại các mốc nhiệt độ từ 1250oC để xem xét ảnh
hưởng của nhiệt độ đến độ xốp, độ co toàn phần của
mẫu (bảng 2). Lưu mẫu ở các nhiệt độ khác nhau
(1250ºC - 1300ºC - 1350ºC - 1400ºC - 1450ºC -
1500ºC - 1550ºC - 1600ºC) với cùng thời gian lưu
(3h).
Kết quả kiểm tra khối lượng thể tích của các
mẫu cho thấy rõ ràng, khối lượng thể tích tăng khi
nung mẫu ở nhiệt độ cao hơn. Vật liệu có khối lượng
thể tích từ 1,14 (g/cm3) khi gia nhiệt ở 1250ºC và
1,28 (g/cm3) khi gia nhiệt ở 1600ºC. Điều này được
giải thích là do nhiệt độ nung càng tăng thì sự dao
động của các ion tại các nút mạng càng lớn, dẫn tới
khả năng khuếch tán vật chất tăng lên, làm tăng mức
độ kết khối đồng thời tăng khối lượng thể tích. Kết
quả song hành về độ co toàn phần là tương thích với
kết quả kiểm tra khối lượng thể tích, khi khối lượng
thể tích tăng thì độ co toàn phần tăng. Mức độ chênh
lệch về độ co toàn phần giữa mẫu lưu ở 1250oC và
1600oC tương đối lớn lớn (4,11% và 7,91%), điều này
sẽ hạn chế khả năng sử dụng vật liệu do sự mất ổn
định gây ra.
Bảng 2. Chế độ gia công nhiệt lưu một bậc ở các nhiệt độ cuối khác nhau
Mẫu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
Nhiệt độ nung cuối (ºC) 1250 1300 1350 1400 1450 1500 1550 1600
Thời gian lưu (giờ) 3 3 3 3 3 3 3 3
Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu đến khối lượng thể tích và độ co toàn phần
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu đến khối lượng thể tích và độ co toàn phần đối với các mẫu gia công nhiệt
một bậc
1,14
1,17 1,17
1,18
1,22
1,25
1,27
1,28
1,1
1,15
1,2
1,25
1,3
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
k
h
ố
i
lư
ợ
n
g
t
h
ể
tí
ch
(g
/c
m
3
)
Mẫu
4,11
4,46 4,63
5,6
6,02
6,67
7,38
7,91
4
4,5
5
5,5
6
6,5
7
7,5
8
8,5
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
Đ
ộ
c
o
t
o
àn
p
h
ần
(
%
)
Mẫu
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 072-076
75
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lưu đến khối lượng thể tích và độ co toàn phần đối với các mẫu gia công nhiệt
hai bậc
Hình 4. Ảnh SEM của mẫu: a) 1250ºC – 3h, b) 1450ºC – 3h, c) 1250ºC – 3h và 1450ºC – 3h, d) 1250ºC – 12h
và 1450ºC – 3h
1,22
1,23
1,27
1,26
1,24
1,2
1,23
1,26
1,29
0 5 10 15K
h
ố
i
lư
ợ
n
g
t
h
ể
tí
ch
(
g
/c
m
3
)
Thời gian lưu (h)
6,02
6,11
6,8
6,7
6,5
5,5
6
6,5
7
0 5 10 15
Đ
ộ
c
o
t
o
àn
p
h
ần
(
%
)
Thời gian lưu (h)
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 124 (2018) 072-076
76
3.3.2 Ảnh hưởng của chế độ gia nhiệt đối với mẫu gia
công nhiệt hai bậc
Mẫu được gia công nhiệt theo chế độ lưu hai
bậc: bậc một lưu tại điểm nhiệt độ chuyển đổi hoàn
toàn dạng thù hình từ γ-Al2O3 sang α-Al2O3 (tại
1250ºC, các mẫu lưu 0h, 3h, 6h, 9h, 12h) và bậc hai
lưu 3(h) tại nhiệt độ nung cuối (1450ºC).
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian lưu bậc một
ở nhiệt độ 1250oC tăng (0,3,6h) làm khối lượng thể
tích và độ co toàn phần tăng và cao hơn so với lưu
một bậc cùng thời gian ở 1450oC. Như vậy, tại
1250oC, quá trình kết khối tạo ra tập hợp các tinh thể
α-Al2O3 dù chậm nhưng vẫn đóng góp vào quá trình
chung khi nung tiếp vật liệu ở 1450oC. Với các mẫu
có thời gian lưu bậc một dài hơn (9,12h) khối lượng
thể tích và độ co toàn phần không tiếp tục tăng mà có
xu hướng giảm, như vậy việc tăng thời gian lưu kết
khối ở nhiệt độ thấp đến mức nào đó sẽ làm tăng tính
ổn định của tập hợp tinh thể và giảm khả năng tập
hợp kết khối ở nhiệt độ cao hơn.
3.4 Ảnh hưởng của chế độ gia nhiệt đến hình thái
cấu trúc vật liệu
Ảnh SEM của tất cả các mẫu có chế độ gia nhiệt
khác nhau đều cho thấy hình thái cấu trúc tương tự,
các lỗ xốp phân bố đồng đều giữa tập hợp tinh thể α-
Al2O3.
Mẫu lưu 3h ở 1250oC, tập hợp các tinh thể có
kích thước nhỏ từ 100nm đến 300nm (a). Khi lưu
cùng thời gian ở 1450oC, tập hợp tinh thể có kích
thước tăng mạnh đến cỡ µm, đồng thời kích thước lỗ
xốp cũng tăng tương ứng (b).
Mẫu lưu 3h ở 1250ºC và 3h ở 1450ºC (c) cho
thấy kích thước của tập hợp tinh thể không tăng so
với lưu một bậc tại 1450oC (b) nhưng có thể nhận
thấy sự giảm xuống của kích thước lỗ xốp. Thời gian
lưu dài hơn ở 1250ºC (d) cho thấy tập hợp tinh thể có
xu hướng tăng kích thước theo chiều dài và tăng khả
năng đan xen giữa chúng trong cấu trúc.
Kết luận
Khi gia công nhiệt hydroxit nhôm, từ 1250oC
vật liệu đã hoàn toàn ở dạng α-Al2O3.
Tăng nhiệt độ nung, khối lượng thể tích và độ co
toàn phần tăng. Mức độ tăng rõ rệt nhất tại khoảng
1250oC đến 1450oC và tăng yếu dần trong khoảng
1450oC-1600oC.
Chế độ gia nhiệt hai bậc ở 1250oC và 1450oC-3h
làm tăng khối lượng thể tích của vật liệu so với gia
nhiệt một bậc ở 1450oC-3h. Khi thời gian lưu bậc một
ở 1250oC đủ dài (9h, 12h) thì khối lượng thể tích của
vật liệu lại giảm xuống so mẫu lưu ở 1250oC-6h và
1450oC-3h. Chênh lệch về khối lượng thể tích của vật
liệu khi lưu hai bậc với thời gian lưu bậc một khác
nhau là rất nhỏ.
Nhiệt độ tăng làm tăng kích thước của tập hợp
tinh thể α-Al2O3. Thời gian lưu bậc một dài hơn sẽ
làm tập hợp tinh thể tăng mạnh kích thước theo chiều
dài và mức độ đan xen trong cấu trúc.
Tài liệu tham khảo
[1] Misra, K.W.C., Oxides and Hydroxides of Aluminum.
1987: Alcoa Laboratories
[2] Đ.N.Pôlubôiarinôp, V.L.B., R.Ia. Papinxki, Vật liệu
chịu lửa và gốm cao nhôm. 1993, Hà Nội: Nhà xuất bản
Xây Dựng.
[3] Hùng, P.T.N.Đ., Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa.
2013, Hà Nội: nhà xuất bản bách khoa.
[4] Souza, A.D., et al., Characterization of aluminum
hydroxide (Al (OH) 3) for use as a porogenic agent in
castable ceramics. Journal of the European Ceramic
Society, 2015. 35(2): p. 803-812.
[5] Yen, F.S., et al., θ-to α-phase transformation subsystem
induced by α-Al 2 O 3-seeding in boehmite-derived
nano-sized alumina powders. Journal of crystal growth,
2003. 249(1): p. 283-293.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 013_17_085_7371_2095465.pdf