KẾT LUẬN
Qua các kết quả thu được từ nghiên cứu in
vitro về sự thay đổi độ cứng bề mặt men răng
sau khi tẩy trắng và sau khi bôi Tooth Mousse
Plus hay ngâm trong nước bọt nhân tạo, cho
phép rút ra một số kết luận sau :
- Tẩy trắng răng làm thay đổi lý tính của bề
mặt men răng: độ cứng bề mặt men răng giảm
đi. Vì vậy, bệnh nhân cần được thông báo về
những tác dụng phụ có thể có trước khi tiến
hành điều trị.
- Ảnh hưởng của các chất tẩy trắng có nồng
độ khác nhau lên độ cứng bề mặt men răng khác
biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc lựa chọn
nồng độ và kĩ thuật tẩy trắng còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ nhiễm sắc, tình trạng
nhạy cảm răng, thời gian, khả năng tài chính của
bệnh nhân Bác sĩ nên cân nhắc những nguy cơ
so với lợi ích mà từng kĩ thuật có thể đem đến
cho bệnh nhân, từ đó có được kế hoạch điều trị
đúng đắn nhất.
- Sau tẩy trắng, có thể cho bệnh nhân sử
dụng Tooth Mousse Plus để trung hòa các tác
dụng bất lợi gây ra bởi quá trình tẩy trắng lên độ
cứng bề mặt men răng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tẩy trắng răng và tác dụng của CPP-ACFP lên độ cứng bề mặt men răng: Nghiên cứu in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 140
ẢNH HƯỞNG CỦA TẨY TRẮNG RĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA CPP-ACFP
LÊN ĐỘ CỨNG BỀ MẶT MEN RĂNG: NGHIÊN CỨU IN VITRO
Nguyễn Thị Diễm Hà*, Nguyễn Thị Thư*, Hoàng Tử Hùng*
TÓM TẮT
Tẩy trắng răng ngày càng phổ biến trong thực hành nha khoa để điều trị những trường hợp răng nhiễm sắc.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của tẩy trắng răng lên độ cứng của men răng vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu của
nghiên cứu in vitro này nhằm xác định và so sánh độ cứng bề mặt men răng dưới tác dụng của chất tẩy trắng có
nồng độ khác nhau: 15%CP, 20%CP, 45%CP, đồng thời xác định độ cứng bề mặt men răng (đã tẩy trắng) sau
khi xử lý tái khoáng với CPP-ACFP hoặc với nước bọt nhân tạo.
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu men răng người thu thập từ 30 răng cối lớn thứ ba hàm
trên. Sau quá trình chuẩn bị mẫu, các mẫu được đo độ cứng Vickers lần đầu và chia ngẫu nhiên thành ba nhóm
(n=10): Nhóm 1: tẩy trắng với Opalescence PF 15%CP 4 giờ /ngày trong 14 ngày. Nhóm 2: tẩy trắng với
Opalescence PF 20%CP 4 giờ /ngày trong 14 ngày. Nhóm 3: tẩy trắng với Opalescence Quick 45%CP trong 30
phút. Giữa những lần tẩy trắng, mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và ủ ở 37C. Sau khi kết thúc quá
trình tẩy trắng, các mẫu được đo độ cứng lần 2. Sau đó, chia mỗi nhóm thành 2 nhóm nhỏ (a và b) (n=5): Nhóm
1a, 2a, 3a: các mẫu được bôi một lớp kem Tooth Mousse Plus 10 phút/lần x 2 lần/ngày. Giữa những lần bôi kem,
các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và ủ ở 37C. Nhóm 1b, 2b, 3b: các mẫu được ngâm trong nước bọt
nhân tạo và ủ ở 37C. Nước bọt được thay mới mỗi ngày. Sau 7 ngày, các mẫu được đo độ cứng lần 3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất tẩy trắng có nồng độ 15%CP, 20%CP, 45%CP đều làm giảm độ
cứng bề mặt men răng có ý nghĩa (p<0,05). Độ cứng bề mặt men răng sau khi tẩy trắng khác biệt không có ý
nghĩa giữa các nồng độ chất tẩy trắng khác nhau (p>0,05). CPP-ACFP làm tăng có ý nghĩa độ cứng bề mặt men
răng đã được tẩy trắng (p<0,05) trong khi đó nước bọt nhân tạo làm tăng không có ý nghĩa độ cứng bề mặt men
răng đã được tẩy trắng (p>0,05).
Kết luận. Tẩy trắng răng làm giảm độ cứng bề mặt men răng. CPP-ACFP có thể giúp phục hồi độ cứng bề
mặt men răng đã bị “mềm” đi do tẩy trắng.
Từ khóa: Carbamide peroxide, hydrogen peroxide, độ cứng men, CPP-ACFP, tái khoáng.
ABSTRACT
INFLUENCE OF TOOTH WHITENING AND CPP-ACFP ON ENAMEL MICROHARNESS:
IN VITRO STUDY
Nguyen Thi Diem Ha, Nguyen Thi Thu, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 140 - 145
Objective: Tooth whitening is nowadays an efficient and simple procedure for removing intrinsic and
extrinsic stains. However, its adverse effects on enamel microhardness are still controversial. This in vitro study
was to evaluate the influence of tooth whitening agents (15% carbamide peroxide, 20% carbamide peroxide and
45% carbamide peroxide) on enamel microhardness and the effect of CPP-ACFP on bleached enamel.
Materials and method: Thirty enamel specimens were obtained from human third molars and baseline
Vickers’s hardness was recorded under 100g load during 10 seconds. The specimens were then divided into three
*: Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thư ĐT: 0907982880, Email: nththu81@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 141
groups. The frist two groups were treated with 15% or 20% carbamide peroxide. The bleaching regimen was
4hours/day for 14 consecutive days. The third group was treated with 45% carbamide peroxide for 30 minutes. In
between bleaching courses, the specimens were stored in artificial saliva. Microhardness were measured after 14
days. After bleaching regimen, each group was divided into two subgroups. Tooth Mousse Plus was applied in
first subgroups for 10 minutes 2 times a day and then immersed in artificial saliva. The second subgroups were
only immersed in artificial saliva. After 7 days, microhardness was measured.
Results: Tooth whitening with 15%, 20% or 45% carbamide peroxide reduced enamel microhardness
significantly (p0.05). CPP-ACFP could restore effectively the
microhardness of bleached enamel (p0.05).
Conclusion: Different concentrations of bleaching agents decreased enamel microhardness. Application of
CPP-ACFP after tooth whitening increased microhardness of bleached enamel.
Key words: Carbamide peroxide, hydrogen peroxide, enamel microhardness, CPP-ACFP, remineralisation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Màu sắc răng là một trong những yếu tố tác
động nhiều đến nụ cười, ảnh hưởng nhiều đến
sự tự tin của bệnh nhân. Trong số các biện pháp
điều trị răng đổi màu, tẩy trắng răng được chú ý
hơn cả do tính đơn giản và bảo tồn nhưng vẫn
đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của tẩy trắng răng lên độ cứng bề mặt
men răng hiện nay vẫn chưa thống nhất.
Casein Phosphopeptide-Amorphous Calcium
Phosphate (CPP-ACP), một sản phẩm có nguồn
gốc từ sữa bò, được báo cáo có khả năng sữa
chữa các sang thương men răng mất khoáng(10).
Ngoài ra, CPP-ACP còn có khả năng kết hợp với
fluor tạo thành phức hợp Casein Phosphopeptide-
Amorphous Calcium Fluoride Phosphate (CPP-
ACFP). CPP-ACFP là tác nhân tái khoáng đã
được nhắc đến trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu về tác
dụng của CPP-ACFP đối với bề mặt men răng
sau tẩy trắng.
Đề tài nghiên cứu này được tiến hành với
các mục tiêu sau:
- Xác định và so sánh độ cứng bề mặt men
răng dưới tác dụng của chất tẩy trắng có nồng
độ khác nhau: 15%CP, 20%CP, 45%CP.
- Xác định độ cứng bề mặt men răng (đã tẩy
trắng) sau khi xử lý tái khoáng với CPP-ACFP
hoặc với nước bọt nhân tạo.
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị mẫu
Mẫu nghiên cứu gồm 30 răng cối lớn thứ ba
hàm trên của người đã được nhổ. Các răng được
ngâm trong dung dịch thymol 0,1% trong thời
gian tối đa 1 tháng trước thời điểm nghiên cứu.
Các răng được làm sạch bằng cạo vôi siêu âm,
và cắt bỏ chân răng cách đường nối men-cement
khoảng 2-3mm về phía chóp bằng đĩa cắt kim
cương có phun nước. Mặt ngoài thân răng được
mài phẳng bằng giấy nhám ướt có độ mịn tăng
dần 600, 800, 1000, 1200 grit để tạo cửa sổ thử
nghiệm khoảng 3mmx3mm. Các thân răng được
nhấn vào khuôn nhựa polyester hình trụ tròn
sao cho cửa sổ thử nghiệm hướng lên trên và
song song với mặt phẳng sàn nhà.
Bảng 1: Các vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
Vật liệu Thành phần Độ pH
Opalescence PF 15%
15% carbamide peroxide,
carbopol, glycerin, 3% kali
nitrate, 0.11% fluor
6,7
Opalescence PF 20%
20% carbamide peroxide,
carbopol, glycerin, 3% kali
nitrate, 0.11% fluor
6,7
Opalescence Quick
45%
45% carbamide peroxide,
carbopol, glycerin, 3% kali
nitrate,
6,5
Tooth mousse Plus
(Recaldent)
CPP-ACP, sodium fluoride,
glycerol, silicon dioxide, zinc
oxide, D sorbitol, xylitol, nước
7,0
Nước bọt nhân tạo
Calcium chloride 0.22g/l,
sodium phosphate 1.07g/l,
sodium bicarbonate 1.68g/l,
sodium azide 2g/l, nước cất
7,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 142
Quy trình nghiên cứu
30 mẫu được đo độ cứng ban đầu với máy
đo độ cứng chuyên dụng (microhardness tester
HWMMT-X3, HIGHWOOD, Japan). Trên mỗi
bề mặt, đo tại ba vị trí với lực đo 100g trong thời
gian 10 giây, mỗi vị trí đo cách đều nhau một
khoảng 100 micrometer. Kết quả đo được quan
sát dưới kính hiển vi co độ phóng đại x 40 lần.
Giai đoạn 1 : Tẩy trắng răng
30 mẫu được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm
(n=10). Nhóm 1 được tẩy trắng với Opalescence
PF 15, nhóm 2 với Opalescence PF 20. Thời gian
tẩy trắng là 4h/ngày trong 14 ngày. Nhóm 3
được tẩy trắng với Opalescence Quick. Thời
gian tẩy trắng là 30 phút. Giữa các lần tẩy trắng,
các mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và
ủ ở 37C. Sau 14 ngày, các mẫu được đo độ
cứng lần 2.
Giai đoạn 2: Xử lý tái khoáng
Mỗi nhóm được chia làm 2 nhóm nhỏ (nhóm
a và nhóm b). Mỗi nhóm nhỏ được xử lý tái
khoáng với Tooth Mousse Plus (TMP) hay nước
bọt nhân tạo. Nhóm a được bôi TMP mỗi ngày 2
lần, mỗi lần 10 phút. Giữa các lần bôi TMP, các
mẫu được ngâm trong nước bọt nhân tạo và ủ ở
37C. Nhóm b chỉ được ngâm trong nước bọt
nhân tạo và ủ ở 37C. Sau 7 ngày, các mẫu được
đo độ cứng lần 3.
KẾT QUẢ
Trước tẩy trắng, độ cứng bề mặt men răng
của các nhóm 1, 2, 3 lần lượt là 347,515,2VHN;
347,912,2VHN; 345,016,4VHN. Độ cứng bề
mặt men răng của ba nhóm trước thử nghiệm
khác biệt không có ý nghĩa (p=0,803). Sau khi tẩy
trắng, độ cứng bề mặt men răng của các nhóm
đều giảm có ý nghĩa (p<0,05). Độ cứng VHN của
ba nhóm lần lượt là 319,012,7; 318,213,7;
313,411,9. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về
độ cứng bề mặt men răng giữa ba nhóm sau tẩy
trắng (p=0,455) (Bảng 2).
Bảng 2: Độ cứng bề mặt men răng trước và sau tẩy
trắng của các nhóm
Nhóm
Trước tẩy trắng Sau tẩy trắng p(1)
TB±ĐLC KTC 95% TB±ĐLC KTC 95%
Nhóm
1
347,5
15,2
336,6 -
358,3
319,0
12,7
309,9 –
328,1 0,005
Nhóm
2
347,9
12,2
339,2 -
356,7
318,2
13,7 308,3 - 328 0,005
Nhóm
3
345,0
16,4
333,3 –
356,7
313,4
11,9
304,9 –
321,9 0,005
p(2) 0,803 0,455
p(1): so sánh trước và sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon
p(2):so sánh giữa ba nhóm ở thời điểm trước và sau tẩy trắng, kiểm
định Kruskal-Wallis
Sau khi xử lý với Tooth Mousse Plus, độ
cứng bề mặt men răng của các nhóm đều tăng
có ý nghĩa so với sau khi tẩy trắng (p<0,05). Độ
cứng VHN của ba nhóm lần lượt là 347,3±12,4;
353,6±15,6; 351,2±7,8. Sau khi xử lý với Tooth
Mousse Plus, độ cứng bề mặt men răng của các
nhóm 1a, 2a tăng không có ý nghĩa so với trước
tẩy trắng (p>0,05); độ cứng của nhóm 3a tăng có
ý nghĩa so với trước tẩy trắng (p=0,043) (Bảng 3).
Bảng 3: Độ cứng bề mặt men răng trước tẩy trắng,
sau tẩy trắng và sau xử lý với Tooth Mousse Plus
của các nhóm thử nghiệm
Nhóm
Trước tẩy
trắng
Sau tẩy
trắng
Sau xử lý
TMP
p(1) p(2)
TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC
Nhóm
1a
346,4±12,3 318,8±12,5 347,3±12,4 0,043 0,686
Nhóm
2a
341,7±8,4 316,8±17,2 353,6±15,6 0,043 0,08
Nhóm
3a
336,9±10,5 313,5±13,7 351,2±7,8 0,043 0,043
p(1):so sánh trước tẩy trắng, sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon
p(2): so sánh trước tẩy trắng và sau xử lý với Tooth Mousse Plus,
kiểm định Wilcoxon
Sau khi xử lý với nước bọt nhân tạo, độ cứng
bề mặt men răng của các nhóm đều tăng không
có ý nghĩa so với sau khi tẩy trắng (p>0,05). Độ
cứng VHN của ba nhóm lần lượt là 326,4±36,6;
333,9±31,5; 334,9±20,8 (Bảng 4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 143
Bảng 4: Độ cứng bề mặt men răng trước tẩy trắng,
sau tẩy trắng và sau xử lý với nước bọt nhân tạo của
các nhóm thử nghiệm
Nhóm
Trước tẩy
trắng
Sau tẩy
trắng
Sau xử lý
với NB
TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC p(1) p(2)
Nhóm
1b
348,5±19,1 319,1±14,4 326,4±36,6 0,043 0,5
Nhóm
2b
354,2±13,0 319,5±11,0 333,9±31,5 0,043 0,5
Nhóm
3b
353,1±18,1 313,2±11,3 334,9±20,8 0,043 0,08
p(1): so sánh trước và sau tẩy trắng, kiểm định Wilcoxon
p(2): so sánh sau khi tẩy trắng và sau khi xử lý với nước bọt nhân
tạo, kiểm định Wilcoxon
BÀN LUẬN
Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện rất
nhiều sản phẩm tẩy trắng với nhiều nồng độ
khác nhau. Tuy nhiên, sự ra đời của các sản
phẩm tẩy trắng có nồng độ cao dẫn đến những
mối lo ngại cho các nhà chuyên môn về ảnh
hưởng của chúng lên bề mặt men răng. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh
giá ảnh hưởng của tác nhân tẩy trắng có nồng
độ cao chứa 15%CP và 20%CP (dùng để tẩy
trắng tại nhà) và 45%CP (dùng để tẩy trắng tại
phòng nha) lên độ cứng bề mặt men răng.
Trước khi tẩy trắng, độ cứng bề mặt men
răng của ba nhóm khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05). Kết quả cho thấy sau khi tẩy trắng răng
với Opalescence 15%, 20% và 45% CP, độ cứng
bề mặt men răng lần lượt là 319,012,7 VHN;
318,213,7 VHN; 313,411,9 VHN so với
347,515,2 VHN; 347,912,2 VHN; 345,016,4
VHN ở thời điểm ban đầu (trước khi tẩy trắng).
Độ cứng bề mặt men răng ở cả ba nhóm sau tẩy
trắng đều giảm có ý nghĩa (p<0,05).
Kết quả này đã ủng hộ cho quan điểm tẩy
trắng răng làm giảm độ cứng bề mặt men răng
và phù hợp với kết quả của một số các tác giả.
Lewinstein I và cs 2004, Basting RT và cs 2003
kết luận Opalescence PF 15%CP và
Opalescence PF 20%CP đều làm giảm độ cứng
bề mặt men răng(0,5). Tương tự, Rodrigues và cs
2005 cho rằng tẩy trắng tại phòng nha với
37%CP, tẩy trắng răng tại nhà với 10%CP hoặc
kết hợp cả hai kĩ thuật này cũng đều làm giảm
độ cứng men răng(8).
Trái ngược với kết quả của nghiên cứu này
và một số các nghiên cứu của các tác giả khác
trên thế giới, một nhóm các tác giả khác như
Delfino CS và cs 2009, Ren YF và cs 2009,
Mielczarek A và cs 2008 đều cho rằng tẩy trắng
không làm giảm độ cứng bề mặt men răng(2,4,8).
Sự khác biệt kết quả giữa các tác giả này này với
nghiên cứu của chúng tôi có thể do các nghiên
cứu này (nghiên cứu cho kết quả độ cứng bề mặt
men răng không giảm sau tẩy trắng) thực hiện
trong thời gian ngắn hơn (thường từ 5 đến 7
ngày), sử dụng răng động vật hay sử dụng dung
dịch ngâm mẫu khác nhau (nước cất, nước bọt
nhân tạo hay nước bọt tự nhiên).
Cơ chế gây mất khoáng và giảm độ cứng
của tẩy trắng răng hiện nay chưa được hiểu
đầy đủ. Độ pH của chất tẩy trắng có thể là một
yếu tố góp phần hòa tan thành phần khoáng
của men răng trong và sau quá trình tẩy trắng
nên làm giảm độ cứng men răng(2). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, các sản phẩm tẩy
trắng đều có độ pH lớn hơn 5,5 nhưng bề mặt
men răng sau tẩy trắng vẫn bị giảm độ cứng.
Như vậy, có thể độ pH không phải là yếu tố
duy nhất gây mất khoáng men răng, làm giảm
độ cứng của men răng. Một giả thuyết khác
cho rằng phản ứng giữa peroxide và thành
phần hữu cơ của men răng ảnh hưởng đến độ
cứng của men răng(9). Sự phân hủy khuôn hữu
cơ của men răng này có thể làm mất đáng kể
các protein của men răng và đồng thời mất cả
các tinh thể khoáng trên khuôn men nếu quá
trình tẩy trắng kéo dài. Kết quả là bề mặt men
răng bị lỗ rỗ và trở nên mềm hơn. Giả thuyết
thứ ba cho rằng urea, sản phẩm từ sự phân
hủy carbamide peroxide, làm thay đổi hình
thái bề mặt men răng, từ đó làm thay đổi độ
cứng men răng. Ngoài ra, còn có carbopol,
thành phần bổ trợ thường được thêm vào chất
tẩy trắng để kéo dài thời gian hoạt động, có
thể là yếu tố góp phần làm giảm độ cứng bề
mặt men răng(3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 144
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ cứng bề mặt
men răng sau khi sử dụng sản phẩm tẩy trắng
tại nhà (15%CP, 20%CP) hay tại phòng nha
(45%CP) đều khác biệt không có ý nghĩa. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Basting RT
và cs 2003 khi các tác giả so sánh các sản phẩm
tẩy trắng tại nhà chứa 10%, 15%, 16%, 22% CP(3).
Đồng thời khi khảo sát về ảnh hưởng lên độ
cứng bề mặt men răng giữa các kĩ thuật tẩy
trắng tại nhà và tẩy trắng tại phòng nha,
Rodrigues và cs 2005 cũng nhận thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa(8). Như vậy, mặc dù tẩy
trắng tại nhà với nồng độ thấp nhưng thời gian
tẩy trắng lâu cũng ảnh hưởng không tốt lên men
răng tương đương với tẩy trắng tại phòng nha
trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ cao.
Trong các nghiên cứu in vitro về khả năng
tái khoáng hóa của nước bọt, người ta cố gắng
mô phỏng lại môi trường miệng bằng cách sử
dụng nước bọt nhân tạo có các thành phần vô
cơ giống với nước bọt tự nhiên. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi sử dụng nước bọt nhân tạo
làm dung dịch ngâm mẫu sau khi tẩy trắng đối
với các nhóm 1b, 2b, 3b. Kết quả cho thấy các
mẫu sau khi xử lý tái khoáng với nước bọt
nhân tạo độ cứng bề mặt men răng tăng lên
lần lượt là 326,436,6 VHN; 333,931,5 VHN;
334,920,8 VHN so với 319,1±14,4 VHN;
319,5±11,0 VHN; 313,2±11,3 VHN ở thời điểm
trước khi xử lý với nước bọt nhân tạo (sau khi
tẩy trắng). Tuy nhiên, sự gia tăng này không
có ý nghĩa (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này
phù hợp với nghiên cứu của Panich M và cs
2009, Tantbirojn D và cs 2008 (7,10). Như vậy
nước bọt nhân tạo không làm tăng có ý nghĩa
độ cứng bề mặt men răng sau khi tẩy trắng.
Nghiên cứu này cũng như một số các nghiên
cứu cho thấy quá trình tẩy trắng làm giảm độ
cứng bề mặt men răng(3,8). Hiện nay, có nhiều
phương pháp được sử dụng để trung hòa
những ảnh hưởng có hại này của tẩy trắng răng
lên men răng như APF, fluor, CPP-ACP Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng Tooth
Mousse Plus có thành phần chính là CPP-ACFP
gồm CPP-ACP và 900ppm fluor. Sự kết hợp này
giúp Tooth Mousse Plus có tác dụng tái khoáng
cộng hợp giữa CPP-ACP và fluor. CPP-ACFP sẽ
cung cấp hàm lượng vô cơ bị mất đi do quá
trình tẩy trắng, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình
tái khoáng hóa và làm gia tăng độ cứng bề mặt
men răng. CPP-ACFP giải phóng một lượng lớn
ACFP trên bề mặt bề mặt răng. Trong môi
trường khử khoáng, ACFP tại chỗ sẽ đệm các
ion canxi, phospho và fluor làm gia tăng số
lượng các ion này trong mảng bám, giúp duy trì
trạng thái quá bão hòa trên bề mặt răng. CPP-
ACFP là nguồn nguyên liệu cung cấp các ion
canxi, phospho, fluor để hình thành mới các tinh
thể hydroxyapatite, hydroxyfluorapatite hay
fluorapatite. Các tinh thể này có độ cứng tăng
dần từ hydroxyapatite, hydroxyfluorapatite,
fluorapatite; do đó làm bề mặt men răng trở nên
cứng chắc hơn.
Kết quả cho thấy sau khi xử lý tái khoáng
với Tooth Mousse Plus độ cứng bề mặt men
răng tăng lên lần lượt là 347,312,4 VHN;
353,615,6 VHN; 351,27,8 VHN so với
318,8±12,5VHN; 316,8±17,2 VHN; 313,5±13,7
VHN ở thời điểm trước khi xử lý với Tooth
Mousse Plus (sau khi tẩy trắng). Sự gia tăng
này có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả nghiên cứu
này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thư và cs 2009, Tantbirojn D
và cs 2008 khi so sánh khả năng tái khoáng của
CPP-ACP hoặc CPP-ACFP trên bề mặt men
răng đã được khử khoáng(1,10). Mặt khác, sau
khi xử lý với Tooth Mousse Plus, độ cứng của
nhóm 3a (nhóm được tẩy trắng với 45%CP)
không chỉ tăng lên so với độ cứng sau tẩy
trắng mà nó còn tăng lên cao hơn giá trị độ
cứng ban đầu (trước khi tẩy trắng). Sự gia tăng
này có ý nghĩa (p<0.05). Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Panich M và cs
2009(7). Như vậy, Tooth Mousse Plus có thể
được sử dụng sau tẩy trắng nhằm trung hòa
ảnh hưởng có hại của tẩy trắng lên độ cứng
men răng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 145
KẾT LUẬN
Qua các kết quả thu được từ nghiên cứu in
vitro về sự thay đổi độ cứng bề mặt men răng
sau khi tẩy trắng và sau khi bôi Tooth Mousse
Plus hay ngâm trong nước bọt nhân tạo, cho
phép rút ra một số kết luận sau :
- Tẩy trắng răng làm thay đổi lý tính của bề
mặt men răng: độ cứng bề mặt men răng giảm
đi. Vì vậy, bệnh nhân cần được thông báo về
những tác dụng phụ có thể có trước khi tiến
hành điều trị.
- Ảnh hưởng của các chất tẩy trắng có nồng
độ khác nhau lên độ cứng bề mặt men răng khác
biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc lựa chọn
nồng độ và kĩ thuật tẩy trắng còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như mức độ nhiễm sắc, tình trạng
nhạy cảm răng, thời gian, khả năng tài chính của
bệnh nhân Bác sĩ nên cân nhắc những nguy cơ
so với lợi ích mà từng kĩ thuật có thể đem đến
cho bệnh nhân, từ đó có được kế hoạch điều trị
đúng đắn nhất.
- Sau tẩy trắng, có thể cho bệnh nhân sử
dụng Tooth Mousse Plus để trung hòa các tác
dụng bất lợi gây ra bởi quá trình tẩy trắng lên độ
cứng bề mặt men răng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Attin T, Schmidlin PR, Wegehaupt F, Wiegand A (2009),
“Influence of study design on the impact of bleaching agents
on dental enamel microhardness: a review”, Dent Mater, vol.
25, pp. 143-57.
2. Delfino CS, Chinelatti MA, Carrasco-Guerisoli LD, Batista AR,
Froner IC, Palma-DIBB RG (2009), “Effectiveness of home
bleaching agents in discolored teeth and influence on enamel
microhardness”, J Appl Oral Sci, vol. 17(4), pp. 284-8.
3. Hegedus C, Bistley T, Flora-Nagy E, Keszthelyi G, Jenei A
(1999), “An atomic force microscopy study on the effect of
bleaching agents on enamel surface”, J Dent, vol. 27, pp. 509 –
15.
4. Lewinstein I, Fuhrer N, Churaru N, Cardash H (2004), “Effect
of different peroxide bleaching regimens and subsequent
fluoridation on the hardness of human enamel and dentin”, J
Pros Dent, vol. 92, pp. 337-42.
5. Mielczarek A, Klukowska M, Ganowicz M, Kwiatkowska A,
Kwasny M (2008), “The effect of strip, tray and office peroxide
bleaching systems on enamel surfaces in vitro”, Dent Mater,
vol. 14, pp. 1495-500.
6. Nguyễn Thị Thư (2009), Tác dụng của ACFP và vécni có fluor
trên men răng trong khử khoáng thực nghiệm, Luận văn bác sĩ
nội trú, ĐHYD, TPHCM.
7. Panich M, Poolthong S (2009), “The effect of casein
phosphopeptide-amorphous calcium phosphate and Cola soft
drink on in vitro enamel hardness”, J Am Dent Assoc, vol. 140,
pp. 455-460.
8. Ren YF, Amin A, Malmstrom H (2009), “Effects of tooth
whitening and orange juice on surface properties of dental
enamel”, J Dent, vol. 37, pp. 424-31.
9. Rodrigues J.A, Marchi GM, Ambrosano GMB, Heymann HO,
Pimenta LA (2005). “Microhardness evaluation of in situ vital
bleaching on human dental enamel using a novel study
design”, Dent Mater, vol. 21, pp. 1059-67.
10. Tantbirojn D, Huang A, Ericson MD, Poolthong S (2008),
“Change in surface hardness of enamel by cola drink and a
CPP-ACP paste”, J Dent, vol. 36, pp. 74-79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_tay_trang_rang_va_tac_dung_cua_cpp_acfp_len_do.pdf