Ảnh hưởng của thiểu ối lên kết cục sinh ở thai ≥37 tuần

Sau khi phân tích đa biến, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa cách thức sinh và mức độ thiểu ối, chỉ số ối càng thấp thì tỷ lệ mổ lấy thai càng cao. Nhóm AFI ≤3cm tăng nguy cơ MLT gấp 3,34 lần so với nhóm có chỉ số ối là 4

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thiểu ối lên kết cục sinh ở thai ≥37 tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 52 ẢNH HƯỞNG CỦA THIỂU ỐI LÊN KẾT CỤC SINH Ở THAI ≥37 TUẦN  Cao Thanh Tùng*, Võ Minh Tuấn*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số kết cục thai kỳ ở những sản phụ thiểu ối có thai ≥37 tuần.  Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian từ 01/10/2012‐30/04/2013, chúng tôi tiến hành nghiên cứu  mô tả dọc tiến cứu toàn bộ sản phụ thiểu ối có thai ≥37 tuần nhập bệnh viện tỉnh Dak Lak để sinh.  Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 184 sản phụ. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ là 49,5% và tỷ lệ khởi phát chuyển  dạ thành công là 71,4%, tỷ lệ mổ lấy thai là 31,5%, tỷ lệ trẻ sinh ra có Apgar 1’ <7 điểm là 9,8%. Hai yếu tố ảnh  hưởng tới kết cục mổ lấy thai là: AFI ≤3 cm (RR=3,34; KTC 95%: 1,43‐7,81; P=0,005), Bishop lúc nhập viện <5  điểm (RR=2,77; KTC 95%: 1,58‐4,85; P=0,001). Hai yếu tố ảnh hưởng tới kết cục Apgar 1’ <7 điểm là: nước ối  lẫn phân su  (RR=4,05; KTC 95%: 1,32‐12,44; P=0,014),  tim  thai  lúc nhập viện bất  thường  (RR=3,67; KTC  95%: 1,12‐12,07; P=0,032).  Kết luận: Nên nghiên cứu thêm một phương pháp khởi phát chuyển dạ để giảm bới tỷ lệ mổ lấy thai do khởi  phát chuyển dạ thất bại ở những trường hợp thiểu ối tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk.  Từ khóa: thiểu ối, kết cục thai kỳ, khởi phát chuyển dạ, mổ lấy thai.  ABSTRACT  THE INFLUENCE OF OLIGOHYDRAMNIOS ON BIRTH OUTCOMES IN PREGNACIES   AT THE TERM OF ≥37 WEEKS  Cao Thanh Tung, Vo Minh Tuan   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 52‐57  Objectives: Determining  the  rates of bith outcomes  in women with oligohydramnios at  the  term of  ≥37  weeks at Dak Lak hospital.  Materials  and methods: A  longitudinal  prospective  study was  carried  out  at Dak  Lak  hospital  from  October 2012 to April 2013 endrolling all women with oligohydramnios at the term of ≥37 weeks.  Results: There were 184 subjects in our study. The rate of labor induction was 49,5% in which the rate of  successful induction was 71,4%. The rate of cesarean section was 31,5%. 9,8% babies got Apgar 1’ <7 score. Two  factors found affected on caesarean section: AFI ≤3cm (RR=3,34, 95% CI: 1,43‐7,81, P=0,005), Bishop score <5  points  (RR=2,77,  95%  CI:  1,58‐4,85,  P=0,001).  Two  factors  found  found  affected  on  the  low Apgar(1ʹ<7):  amniotic fluid with meconium (RR=4.05, 95% CI: 1.32 to 12.44, P=0.014), abnormal fetal heart rate (RR=3,67;  95% CI: 1,12‐12,07; P=0,032).  Conclusions: It’s better to apply other model labor induction methods to reduce the rate of cesarean section  due to failure induction among women with oligohydramnios at Dak Lak hospital.  Keywords: oligohydramnios, pregnancy, induction of labor, cesarean section.  ĐẶT VẤN ĐỀ   Tỷ lệ thiểu ối theo Feldman là 2,2%(6). Xuất  độ  thiểu  ối  thay đổi  trong khoảng 0,4 – 3,9%,  tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, tuổi thai và  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán(8).  Thiểu  ối  gây  nên  * Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM  Tác giả liên lạc. PGS Võ Minh Tuấn  ĐT: 0909727199  Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 53 những bất an cho sản phụ và  làm cho các bác  sĩ sản khoa phải rất thận trọng trong quá trình  theo dõi bởi những nguy  cơ  tiềm  ẩn. Nó  làm  tăng nguy cơ dẫn  tới kết cục  thai kỳ xấu như  thai  suy  cấp,  hít  ối  phân  su,  thai  chậm  tăng  trưởng trong tử cung, tăng tỷ  lệ cần chăm sóc  tăng cường nhi(7). Tại Việt Nam, ở các tuyến cơ  sở  do  thiếu  phương  tiện  theo  dõi  và  lượng  bệnh  nhân  quá  tải  nên  thiểu  ối  gắn  liền  với  nguy cơ mổ lấy thai (MLT)(14).   Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012  tiếp nhận 10.375 ca sinh, trong đó không ít sản  phụ đến bệnh viện với tình trạng thiểu ối. Tại  tỉnh Đắk Lắk, cho tới nay vẫn chưa có nghiên  cứu nào được thực hiện để đánh giá về kết cục  thai kỳ ở những bệnh nhân  thiểu  ối. Để giúp  các bác sĩ Sản khoa có  thêm  thông  tin về ảnh  hưởng của bệnh lý thiểu ối và để tạo cơ sở cho  những nghiên  cứu  sâu hơn  xác  định phương  thức xử trí thích hợp ở những sản phụ thiểu ối,  chúng  tôi  tiến hành nghiên  cứu  “Ảnh hưởng  của  thiểu  ối  lên kết cục  sinh  ở  thai  ≥37  tuần”  nhằm  trả  lời  cho  câu  hỏi:  “Kết  cục  thai  kỳ  trong những trường hợp thai ≥37 tuần có tình  trạng  thiểu ối  tại bệnh viện đa khoa  tỉnh Đắk  Lắk như thế nào?”  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chính  Xác định tỷ lệ một số kết cục thai kỳ chính ở  những sản phụ thiểu ối có thai ≥37 tuần như: tỷ  lệ  được  khởi phát  chuyển dạ  (KPCD)  và  tỷ  lệ  KPCD thành công, tỷ lệ MLT, tỷ lệ Apgar 1 phút  dưới 7 điểm.  Mục tiêu phụ  Khảo sát yếu  tố  liên quan đến kết cục sinh  mổ ở thai ≥37 tuần thiểu ối.  Khảo sát yếu tố liên quan đến kết cục Apgar  1’ <7 điểm ở thai ≥37 tuần thiểu ối.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả dọc tiến cứu.  Dân số mục tiêu  Sản phụ mang thai đủ trưởng thành có tình  trạng thiểu ối sống tại tỉnh Đắk Lắk.  Dân số chọn mẫu  Sản phụ mang thai đủ trưởng thành có tình  trạng thiểu ối nhập khoa Sản bệnh viện đa khoa  tỉnh Đắk Lắk trong thời gian nghiên cứu.  Tiêu chuẩn nhận bệnh  AFI ≤5 cm.  Màng ối còn nguyên.  Tuổi  thai  ≥37  tuần  theo  siêu  âm  trong  3  tháng đầu.  Đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ  Thai dị tật bẩm sinh.  Không có chỉ định sinh ngả âm đạo: Về phía  mẹ: khung chậu hẹp, vết mổ cũ, Herpes sinh dục  đang tiến triển, mẹ mắc các bệnh nội khoa trầm  trọng; Về phía thai và phần phụ: con to, ngôi bất  thường,  thai  chậm  tăng  trưởng  trong  tử  cung,  nhau tiền đạo.  Cỡ mẫu  được  tính dựa  trên  công  thức  ước  lượng một tỷ lệ trong quần thể:  2 1 2 2 . (1 ) n d      Z Z: trị số từ phân phối chuẩn, Z1‐α/2=1,96.  d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn.  P: tỷ lệ ước lượng của bệnh trong quần thể.  Chúng tôi dựa vào tỷ lệ P trong nghiên cứu  của Trần Thị Nhật Thiên Trang(15) để  từ đó  tính  cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu.   Bảng 1. Bảng tính mẫu  Biến số nghiên cứu P Mẫu cần tối thiểu d=0,05 d=0,1 KPCD 0,51 384 96 Mổ lấy thai 0,35 349 88 Apgar 1’ <7 điểm 0,1 138 35 Theo  bảng  1  để  có  thể  đảm  bảo  năng  lực  mẫu cho mục tiêu chính, cỡ mẫu chúng tôi phải  chọn là 384 sản phụ (với d=0,05) hoặc 96 sản phụ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 54 (với d=0,1).Trong quá trình thực hiện, chúng tôi  đã mời được 184 sản phụ vào trong nghiên cứu.  Phương pháp chọn mẫu:  chọn bệnh  tiến cứu,  lấy  toàn bộ mẫu  trong  thời gian nghiên cứu.  Phương pháp tiến hành  Thời gian nghiên cứu  1/10/2012‐30/04/2013.  Địa điểm  Khoa Sản bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk.  Quy trình thực hiện nghiên cứu  Bước 1: Khám sàng lọc, nhận những trường  hợp thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh.  Bước  2: Mời  sản  phụ  thỏa  tiêu  chuẩn  vào  nghiên cứu và cho ký bảng đồng thuận tham gia  nghiên cứu.  Bước 3: Theo dõi quá trình sinh và ghi nhận  lại kết quả sinh.  Xử lý số liệu  Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm  Sata 10.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  Bảng 2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  Đặc điểm Tổng số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi <25 61 33,1 25 – 35 114 62,0 >35 9 4,9 Nghề nghiệp Nông dân 66 35,8 Nội trợ 30 16,3 CNVC 55 29,9 Buôn bán 22 12,0 Khác 11 6,0 Dân tộc Kinh 150 81,5 Khác 34 18,5 Tiền thai Con so 115 62,5 Con rạ 69 37,5 Bishop nhập viện <5 điểm 44 23,9≥5 điểm 140 76,1 Tuổi  trung  bình  của  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu  26,82  ±  4,9  là  độ  tuổi  sinh  sản  tốt  nhất của phụ nữ. Điểm số Bishop trung bình lúc  nhập viện là 5,67 ± 2,32, đây là một yếu tố tương  đối thuận lợi cho tiên lượng cách thức sinh.  Kết cục cuộc sinh  Bảng 3. Đặc điểm về cách thức sinh  Đặc điểm Tần số (%) KPCD 91/184 49,5 Thành công 65/91 71,4 Thất bại 26/91 28,6 Sinh ngả AĐ 126/184 68,5 Sinh thường 113/126 89,7 Sinh giúp 13/126 10,3 Lý do sinh giúp Tim thai bất thường 5/13 38,5 Mẹ rặn không chuyển 8/13 61,5 Mổ lấy thai 58/184 31,5 Trước chuyển dạ 44/58 75,8 Trong chuyển dạ 14/58 24,2 Lý do mổ lấy thai KPCD thất bại 26/58 44,8 Thai suy 13/58 22,4 AFI ≤2 cm 7/58 12,1 Thai trình ngưng tiến triển 12/58 20,7 Tỷ lệ KPCD trong nghiên cứu của chúng tôi  là 49,5% phù hợp  so với kết quả  của Trần Thị  Nhật  Thiên  Trang(15)  (51%),  Locatelli(9)  (50%),  nhưng  cao  hơn  so  với Magann(10)  (18%).  Tỷ  lệ  KPCD  thành công  trong nghiên cứu của chúng  tôi  là 71,4%. Cùng một phương pháp KPCD  là  lóc  ối  kết  hợp  với  Oxytocin,  nhưng  kết  quả  KPCD  thành  công  của  Phan  Mỹ  Duyên(13)  là  51,2%, thấp hơn so với kết quả của chúng tôi. Có  thể những  trường hợp KPCD của chúng  tôi có  điểm số Bishop  tương đối  thuận  lợi hơn so với  của Phan Mỹ Duyên nên kết quả KPCD  thành  công  có  phần  cao  hơn.  Theo  Nguyễn  Bá Mỹ  Ngọc(11) nghiên  cứu  tại bệnh viện Từ Dũ,  tỷ  lệ  KPCD thành công ở những trường hợp thiểu ối  bằng  ống Foley và Prostaglandin E2  lần  lượt  là  76%  và  80%  (điểm  Bishop  trung  bình  trước  KPCD của 2 nhóm  là 2,1 và 1,9). Mặc dù điểm  Bishop  lúc  nhập  viện  của  các  sản  phụ  trong  nghiên cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu của  chúng tôi, nhưng kết quả KPCD thành công  lại  cao hơn so với chúng  tôi, có  thể  là do phương  pháp  KPCD  của  2  nghiên  cứu  là  khác  nhau.  KPCD bằng Prostaglandin E2 được coi là ưu thế  hơn so với lóc ối và Oxytocin(2).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 55 Tỷ lệ MLT trong nghiên cứu của chúng tôi  là  31,5%  tương  đương  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn Bá Mỹ Ngọc(4) và Trần Thị Nhật Thiên  Trang(15). So sánh với một số tác giả nước ngoài  khác,  tỷ  lệ MLT của Baron Colleen(3)  là 12,4%;  Chauhan SP(4)  là 11%,  thấp hơn  so với  chúng  tôi. Điều này có  thể  lý giải  là: hai nghiên cứu  trên  được  thực  hiện  tại Mỹ một  cường  quốc  với đầy đủ các phương tiện cũng như nhân lực  để  theo  dõi  sát một  cuộc  chuyển  dạ. Do  đó  những  chẩn  đoán  quá  tay  được  giảm  thiểu,  nên tỷ lệ mổ lấy thai sẽ thấp hơn.  Trong  các  nguyên  nhân MLT  thì  nguyên  nhân  KPCD  thất  bại  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (44,8%).  Kết  quả  này  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu của Trần Thị Nhật Thiên Trang(15) (6%) và  Chhabra(5) (29,3%). Sự khác biệt trên có thể giải  thích do biện pháp KPCD được dùng  là khác  nhau. Hiện tại ở bệnh viện chúng tôi thực hiện  nghiên  cứu  có hai phương pháp KPCD  được  dùng là lóc ối và sử dụng oxytocin truyền tĩnh  mạch,  còn  trong  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  khác,  những  trường  hợp  thiểu  ối  mà  CTC  không  thuận  lợi  thì  được  KPCD  bằng  Prostaglandin  E1  (Cytotec).  Trong  khi  đó  Prostaglandin  E1  lại  có  hiệu  quả  hơn  so  với  Oxytocin  trong những  trường hợp KPCD khi  CTC  chưa  chín muồi(8).  Từ  kết  quả  thu  được  như trên, chúng tôi thiết nghĩ sẽ đề nghị bệnh  viện tiến hành những nghiên cứu để có thể áp  dụng  thêm  các  phương  pháp KPCD  bằng  cơ  học hoặc bằng các chế phẩm Prostaglandin, từ  đó  tăng hiệu quả của KPCD và cũng  sẽ giảm  bớt tỷ lệ MLT.   Trong nghiên cứu của chúng tôi, số nhi sơ  sinh  có Apgar  1’  <7  điểm  là  18  chiếm  9,8%,  tương  đương  như  nghiên  cứu  của  Trần  Thị  Nhật  Thiên  Trang(15)  (10%),  Thân  Trọng  Thạch(14) (8,6%).  Tỷ  lệ Apgar  5’  <7  điểm  trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  1,1%  cao  hơn  so  với  Baron  Colleen(3)  (0,06%). Có  lẽ  trang bị hồi sức ở các  nước phương  tây  đầy  đủ và hiện  đại hơn  so  với chúng ta.  Bảng 4. Đặc điểm tình trạng bé sau sinh  Đặc điểm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng trạng Bình thường 169 91,9 Suy dinh dưỡng 12 6,5 Suy hô hấp 3 1,6 Apgar 1 phút <7 điểm 18 9,8 ≥7 điểm 166 90,2 Apgar 5 phút <7 điểm 2 1,1 ≥7 điểm 182 98,9 Chuyển nhi sơ sinh 6/184 3,3 Suy hô hấp 2/6 33,3 Suy dinh dưỡng 4/6 66,7 Mối  liên quan giữa  cách  thức  sinh và  các  biến số  Bảng 5. Mối liên quan giữa cách thức sinh và các  biến số  Đặc điểm Sinh mổ n=58 Sinh AĐ n=126 RR* P* Tuổi <25 11 50 Ref 25 – 35 42 72 1,80 0,092 >35 5 4 1,81 0,299 37-38 26 74 Ref ≥39 32 52 1,14 0,626 Tiền thai Con rạ 15 54 Ref Con so 43 72 1,57 0,137 Nhau thai ≤Độ III 51 119 Ref Độ III, vôi hóa 7 7 1,09 0,839 AFI >4-5 7 50 Ref >3-4 21 52 1,90 0,158 ≤3 30 24 3,34 0,005 Bishop ≥5 điểm 26 114 Ref <5 điểm 32 12 2,77 0,001 (*) Poisson đa biến  Sau  khi phân  tích  đa  biến,  chúng  tôi  nhận  thấy  có mối  liên  quan  giữa  cách  thức  sinh  và  mức độ thiểu ối, chỉ số ối càng thấp thì tỷ lệ mổ  lấy thai càng cao. Nhóm AFI ≤3cm tăng nguy cơ  MLT gấp  3,34  lần  so với nhóm  có  chỉ  số  ối  là  4<AFI  ≤5cm.  Kết  quả  này  tương  đương  với  nghiên cứu của Phan Mỹ Duyên(13).  Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới cách thức sinh  mà qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được là  điểm  số Bishop  lúc nhập viện: nhóm  có  chỉ  số  Bishop <5 điểm tăng nguy cơ MLT gấp 2,77 lần  so  với  nhóm  có  chỉ  số  Bishop  ≥5  điểm.  Theo  nghiên  cứu  của  Phan Mỹ  Duyên(1),  Bishop  <5  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 56 điểm  tăng  nguy  cơ MLT  lên  gấp  8  lần  so  với  nhóm  có  chỉ  số Bishop  ≥5  điểm  (OR=8,2; KTC:  2,2  –  30,8;  P=0,002). Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên cứu của chúng tôi.  Mối  liên  quan  giữa  kết  cục  Apgar  1’  <7  điểm với các biến số  Bảng 6. Mối liên quan giữa kết cục Apgar 1’ <7 điểm  với các biến số  Đặc điểm Apgar ≥7 n=166 Apgar<7 n=18 RR * P* Nhau thai ≤Độ III 155 15 Ref Độ III, vôi hóa 11 3 1,64 0,476 AFI >4 – 5 54 3 Ref >3 – 4 65 8 1,28 0,729 ≤3 47 7 1,29 0,731 Cách sinh Sinh AĐ 120 6 Ref Sinh mổ 46 12 2,32 0,133 Không có 151 13 Ref Độ 1 15 5 1,11 0,862 Tim thai Bình thường 154 13 Ref Bất thường 12 5 3,67 0,032 Ối Bình thường 113 5 Ref Lẫn phân su 53 13 4,05 0,014 (*) Poisson đa biến  Sau khi phân tích đa biến, nhận thấy nước ối  lẫn phân su  là một yếu tố nguy cơ  làm ngạt sơ  sinh. Nhóm có nước ối lẫn phân su tăng nguy cơ  trẻ sinh ra có Apgar 1 phút <7 điểm gấp 4 lần so  với nhóm có nước ối bình thường. Theo nghiên  cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lệ(12), ở các sản phụ  thiểu ối (AFI ≤4), nước ối xanh sệt, có phân su là  yếu tố nguy cơ làm khả năng trẻ ngạt phút thứ  nhất gấp 12,6 lần so với nhóm còn lại (OR=12,6;  KTC: 1,1 – 144,6; P <0,05). Kết quả này phù hợp  với nghiên cứu của chúng tôi.  Chúng  tôi nhận  thấy có mối  liên quan giữa  nhịp tim thai lúc nhập viện với kết cục Apgar 1’  <7  điểm. Nhóm  có  kết  quả  nhịp  tim  thai  biểu  hiện  thai suy, em bé sinh  ra có nguy cơ Apgar  xấu gấp 3,67  lần  so với nhóm  có kết quả bình  thường.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu cho thấy, những bệnh viện  tuyến tỉnh mặc dù điều kiện kỹ thuật chưa bằng  tuyến  trên, nhưng nếu  có  sự  theo dõi  chặt  chẽ  cũng  như  tôn  trọng  đúng  chỉ  định  thì  tỷ  lệ  những trường hợp thiểu ối sinh ngả âm đạo có  thể vẫn rất cao.  Trong các nguyên nhân MLT thì KPCD thất  bại chiếm  tỷ  lệ rất cao. Vì vậy, qua nghiên cứu  chúng tôi cũng kiến nghị nên nghiên cứu dụng  thêm một phương pháp KPCD bằng cơ học hoặc  các chế phẩm Prostaglandin E2, nhằm nâng cao  hiệu  quả  của KPCD,  từ  đó  giảm  tỷ  lệ mổ  lấy  thai.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Aalami‐Harandi R, Karamali M, Moeini A  (2013).  Induction  of  labor  with  titrated  oral  misoprostol  solution  versus  oxytocin in term pregnancy: randomized controlled trial. Rev  Bras Ginecol Obstet, 35(2). 60‐65.  2. Amjad N, Rasheed F,  IMRAN T  (2009). Comparison of  the  Response  of  Oxytocin  Versus  Prostaglandin  E2  Vaginal  Pessary  for  Labour  Induction  in  Prelabour  Rupture  of  Membranes. Original Research Article, 15(2). 80‐84.  3. Baron  C,  Morgan  MA,  Garite  TJ  (1995).  The  impact  of  amniotic  fluid  volume  assessed  intrapartum  on  perinatal  outcome. Am J Obstet Gynecol, 173(1). 167‐174.  4. Chauhan SP, Sanderson M, Hendrix NW, Magann EF, Devoe  LD (1999). Perinatal outcome and amniotic fluid index in the  antepartum and intrapartum periods: A meta‐analysis. Am J  Obstet Gynecol 1999, 181(6). 1473‐1478.  5. Chhabra S, Dargan R, Bawaskar R (2007). Oligohydramnios: a  potential marker for serious obstetric complications. J Obstet  Gynaecol, 27(7). 680‐683.  6. Feldman  I, Friger M, Winznitzer A, Mazor M, Holcberg G,  Sheiner E  (2009).  Is oligohydramnios more  common during  the summer season? Arch Gynecol Obstet, 280(1). 3‐6.  7. Gumus II, Koktener A, Turhan NO (2007). Perinatal outcomes  of  pregnancies with  borderline  amniotic  fluid  index.  Arch  Gynecol Obstet, 276(1). 17‐19.  8. Khúc Minh Thúy (2007). Thiểu ối. Sản phụ khoa, 1, 315‐318.  9. Locatelli A,  Zagarella A,  Toso  L, Assi  F, Ghidini A, A,  B.  (2004).  Serial  assessment  of  amniotic  fluid  index  in  uncomplicated  term  pregnancies:  prognostic  value  of  amniotic fluid reduction. Fetal Neonatal Med, 15(5). 233‐236.  10. Magann  EF,  Doherty  DA,  Lutgendorf  MA,  et  al  (2010).  Peripartum  outcomes  of  high‐risk  pregnancies  complicated  by  oligo‐  and  polyhydramnios:  a  prospective  longitudinal  study. J Obstet Gynaecol Res, 36(2). 268‐277.  11. Nguyễn  Bá Mỹ Ngọc  (2012).  So  sánh  hiệu  quả  khởi  phát  chuyển dạ  của prostaglandin E2 và  ống  thông Foley  ở  thai  >37 tuần thiểu ối, luận án chuyên khoa II, đại học Y Dược Tp.  Hồ Chí Minh, 55‐62.  12. Nguyễn Thị Ngọc Lệ (2008). Nghiên cứu chỉ số nước ối trong  thai đủ tháng bằng siêu âm và mối  liên quan với tình trạng  thai‐trẻ sơ sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Huế, 61‐62.  13. Phan Mỹ Duyên (2010). Các yếu tố liên quan đến mổ lấy thai  ở thai trưởng thành thiểu ối, Luận án chuyên khoa II, Đại học  Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, 46‐63.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 57 14. Thân  Trọng  Thạch  (2010).  Kết  cuộc  thai  kỳ  trong  những  trường hợp siêu âm chỉ số ối 6‐7 cm ở tuổi thai trên 34 tuần,  luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội nội trú, Đại học Y Dược Tp. Hồ  Chí Minh, 61‐68.  15. Trần Thị Nhật Thiên Trang  (2003). Kết quả  thai kỳ ở sản  phụ thiểu ối và thai đủ trưởng thành, Luận văn tốt nghiệp  bác sĩ nội trú khóa 1999‐2003, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí  Minh, 38‐58.  Ngày nhận bài báo:       30/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   02/12/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_thieu_oi_len_ket_cuc_sinh_o_thai_37_tuan.pdf
Tài liệu liên quan