Đã khảo sát được ảnh hưởng của các
thông số quy trình đến hàm lượng và hiệu
suất chiết polyphenol từ LCX. Từ đó, lựa
chọn được các thông số chiết xuất thích
hợp là: chiết siêu âm 1 lần với ethanol 60%,
tỷ lệ DM/DL là 10/1, nhiệt độ chiết 700C,
thời gian chiết 90 phút. Với các thông số
đã lựa chọn, hiệu suất chiết polyphenol
đạt 98,05%.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thông số quy trình đến chiết xuất polyphenol từ lá chè xanh (camellia sinensis l.) bằng phương pháp chiết siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
68
ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ QUY TRÌNH ĐẾN CHIẾT XUẤT
POLYPHENOL TỪ LÁ CHÈ XANH (Camellia sinensis L.)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SIÊU ÂM
Nguyễn Hoàng Hiệp*; Nguyễn Đức Cường*
Phan Thị Thu Hằng*; Nguyễn Trọng Điệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của các thông số quy trình chiết siêu âm đến hàm lượng
polyphenol từ lá chè xanh (LCX) (Camellia sinensis L.). Đối tượng và phương pháp: LCX thu hái
ở khu vực Ba Vì. Định lượng polyphenol toàn phần bằng UV-Vis. Chiết xuất polyphenol bằng
phương pháp siêu âm, khảo sát ảnh hưởng của các thông số về dung môi, tỷ lệ DM/DL, số lần
và thời gian chiết đến hàm lượng và hiệu suất chiết polyphenol. Kết quả: phương pháp chiết
siêu âm cho hiệu suất chiết polyphenol cao hơn, tốn ít dung môi và thời gian chiết ngắn hơn
phương pháp chiết nóng. Hiệu suất chiết polyphenol tăng khi tăng nồng độ ethanol, ethanol
60% cho hiệu suất cao nhất, sau đó giảm dần. Tỷ lệ DM/DL, số lần chiết và thời gian chiết ảnh
hưởng rõ rệt đến hàm lượng polyphenol chiết được. Kết luận: đã khảo sát được một số yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu suất chiết polyphenol trong LCX bằng phương pháp chiết siêu âm, từ đó
lựa chọn được các thông số thích hợp gồm: dung môi chiết xuất ethanol 60%, nhiệt độ chiết
700C, chiết 1 lần với tỷ lệ DM/DL là 10/1, thời gian chiết 90 phút/lần.
* Từ khóa: Lá chè xanh; Polyphenol toàn phần; Chiết siêu âm.
Influence of Process Parameters on the Extraction of Total
Polyphenol from Green Tea Leaves (Camellia sinensis L.) by Ultrasonic
Extraction Method
Summary
Objectives: To study the influence of process parameters on the total polyphenol content
from green tea leaves (Camellia sinensis L.). Subjects and methods: Green tea leaves were
collected in Bavi mountainous area. Total polyphenol content was quantified by UV-Vis method.
Polyphenols were extracted using ultrasonic extraction method. The parameters of solvent, the
solvent/solid ratio, frequency and duration of extraction were evaluated to the content and yield
of extracted polyphenol. Results: The ultrasonic extraction method showed a higher polyphenol
yield, consumed less solvent and shorter duration of extraction than that of hot water extraction
method. The polyphenol extraction efficiency increases along with an increase in concentration
of ethanol, ethanol 60% gets the highest efficacy then decreases. The percentage of solvent/solid,
frequency and duration extraction impacted significantly total polyphenol content. Conclusion:
The optimized ultrasonic extraction parameters were ultrasonic frequency 60 MHz, 60% ethanol
in water as extraction solvent, temperature of 70oC, extracted once with the solvent/solid ratio
of 10/1 for 90 minutes.
* Key words: Green tea leaves; Camellia sinensis L.; Total polyphenol; Ultrasonic extraction.
* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp (diepvmmu@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/08/2016
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
69
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây chè (Camellia sinensis L.) được
trồng phổ biến ở Việt Nam và sử dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp
thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm. Các
nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ thành
phần hóa học và tác dụng sinh học của
chè xanh. Trong đó, polyphenol là nhóm
hoạt chất chính, có hàm lượng cao, liên
quan đến các tác dụng sinh học quan
trọng của chè xanh như: chống oxy hóa,
hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim
mạch, đái tháo đường, béo phì, ức chế
sự phát triển của HIV... [6, 7]. Trong sản
xuất, các sản phẩm từ chè xanh thường
dùng búp và lá non, trong khi lá già ít
được sử dụng (chủ yếu để nấu nước
uống). Mặc dù vậy, lá già của cây chè
xanh cũng chứa hàm lượng polyphenol
tương đối cao nên có thể sử dụng làm
nguyên liệu chiết xuất hoạt chất này.
Hiện nay, để chiết xuất polyphenol từ
nguồn nguyên liệu tự nhiên, một số kỹ
thuật mới như chiết xuất với sự tác động
của siêu âm, vi sóng, chiết xuất siêu tới
hạn đã được phát triển và ứng dụng,
nhằm thay thế cho các kỹ thuật chiết xuất
thông thường. Do những kỹ thuật này có
nhiều ưu điểm như giảm lượng dung môi
tiêu thụ, rút ngắn thời gian chiết, tăng
hiệu suất và chất lượng của dịch chiết [4].
Trong đó, chiết siêu âm là phương pháp
đơn giản, đầu tư ít, có khả năng áp dụng
ở quy mô công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Xây dựng
quy trình chiết xuất polyphenol toàn phần
từ lá già của cây chè xanh. Kết quả nghiên
cứu là tiền đề để điều chế dịch chiết, góp
phần phát triển các chế phẩm thuốc từ
chè xanh.
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu và thiết bị.
* Nguyên liệu:
Lá già của cây chè xanh được thu hái
ở khu vực Ba Vì - Hà Nội; axít gallic chuẩn
(99,98%) và thuốc thử folin ciocalteu
(Hãng Sigma Aldrick, Hàn Quốc); các hóa
chất và dung môi khác đạt tiêu chuẩn tinh
khiết phân tích.
* Thiết bị, dụng cụ:
Thiết bị chiết xuất siêu âm (SONY MEDI
SM30-CEP, Hàn Quốc). Máy quang phổ
Lambomed 2960 (Mỹ). Cân phân tích Mettler
Toledo ML204 (Thụy Sỹ) có độ chính xác
đến 0,1 mg.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Xử lý nguyên liệu:
Rửa sạch LCX, sau đó diệt men bằng
vi sóng: sử dụng lò vi sóng Sanyo, chế độ
năng lượng cao, thời gian vi sóng 120 giây,
lượng mẫu: 100 g nguyên liệu/ lần. Nguyên
liệu sau diệt men được sấy khô trong tủ
sấy ở 60ºC đến khi hàm ẩm < 10%. Nghiền
mịn và rây qua rây 1 mm. Bảo quản bột
LCX trong túi PE kín ở nhiệt độ phòng.
* Định lượng polyphenol toàn phần:
Tiến hành theo phương pháp quang
phổ UV-Vis [3]:
- Dung dịch làm phản ứng: dung dịch
thuốc thử Folin - Ciocalteu 10% trong nước
và dung dịch Na2CO3 7,5%; dung dịch
chuẩn: pha axít gallic chuẩn trong nước
để được dung dịch chuẩn có nồng độ trong
khoảng 20 - 80 µg/ml; chuẩn bị dung dịch
thử: cân chính xác 1 g bột dược liệu, chiết
siêu âm với 200 ml hỗn hợp methanol:nước
(70:30) trong 1 giờ, lọc qua thu lấy phần
dịch trong trước khi làm phản ứng tạo màu.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
70
- Tiến hành phản ứng tạo màu: trộn
1 ml mẫu chuẩn hoặc mẫu thử với 5 ml
dung dịch folin - ciocalteu 10%. Sau 5 phút,
thêm 4 ml dung dịch Na2CO3 7,5%; lắc đều,
để yên 1 giờ. Sau đó, đo độ hấp thụ ở
bước sóng 765 nm. Mẫu trắng dùng 1 ml
dung môi, sau đó tiến hành tương tự như
mẫu thử. Hàm lượng polyphenol toàn phần
(mg/g) tính theo axít gallic chuẩn.
* Chiết xuất polyphenol toàn phần từ LCX:
- Phương pháp chiết siêu âm: tiến
hành trên thiết bị chiết siêu âm SM30.
Cho khoảng 20 g dược liệu vào bình chiết
trung gian đặt trong bể siêu âm, thêm
dung môi và chiết xuất theo các điều kiện
xác định cho từng thí nghiệm. Chiết 2 lần:
sau khi chiết lần 1, phần bã được thêm
tiếp dung môi để chiết lần 2. Thu lấy dịch
chiết, lọc trong và định lượng polyphenol
toàn phần bằng UV-Vis tương tự như
mẫu dược liệu.
- Phương pháp chiết nóng: tiến hành
tương tự phương pháp chiết siêu âm nhưng
không có sự tác động của sóng siêu âm.
- Tiến hành khảo sát các thông số của
quy trình gồm: phương pháp chiết, loại
dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu (DM/DL),
số lần và thời gian chiết.
- Chỉ tiêu đánh giá: hàm lượng polyphenol
toàn phần (mg/g) chiết được, tính theo
công thức sau:
Polyphenol (mg/g) = C x n x V x 100 M x (100-h) x 1000
Trong đó: C: nồng độ polyphenol toàn
phần trong dịch chiết tính theo axít
gallic (µg/ml); V: thể tích dịch chiết (ml);
M: khối lượng dược liệu (g); n: hệ số pha
loãng; h: độ ẩm dược liệu (%).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Kết quả xác định hàm lượng
polyphenol toàn phần trong LCX.
Bảng 1: Hàm lượng polyphenol toàn
phần trong LCX đã được diệt men và chưa
diệt men (X ± SD, n = 6).
Loại
chè
Khối
lượng (g)
Hàm ẩm
(%)
Polyphenol
toàn phần (mg/g)
Chưa
diệt men 1,05 ± 3,57 7,23 ± 2,36 100,64 ± 3,12
Diệt men 1,07 ± 3,62 7,46 ± 2,52 127,10 ± 3,59
Lá chè sau khi diệt men có hàm lượng
polyphenol cao hơn hẳn nguyên liệu chưa
diệt men. Theo một số nghiên cứu, hàm
lượng polyphenol trong lá chè có thể > 30%
[7], cao nhất ở búp và hai lá non. Khi lá
chè càng già, hàm lượng càng giảm [1].
Do đó, phần búp và hai lá non thường
được sử dụng để làm nguyên liệu trong
chế biến các sản phẩm chè thông thường.
Nghiên cứu này sử dụng lá già của cây chè
xanh làm nguyên liệu chiết xuất. Kết quả
cho thấy hàm lượng polyphenol trong LCX
già tương đối cao (127,10 ± 3,59 mg/g),
hoàn toàn có thể tận dụng nguồn nguyên
liệu này để chiết xuất polyphenol.
2. Kết quả khảo sát lựa chọn phương
pháp chiết xuất.
Tiến hành chiết LCX bằng phương
pháp siêu âm với các điều kiện: dung môi
chiết ethanol 60%, tỷ lệ DM/DL 10/1 (ml/g),
thời gian chiết 60 phút, nhiệt độ chiết
350C và 700C. Phương pháp chiết nóng
với các điều kiện: dung môi ethanol 60%,
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
71
tỷ lệ DM/DL (ml/g) 30/1, thời gian chiết
120 phút, nhiệt độ 900C. Kết quả như sau:
Bảng 2: Hàm lượng và hiệu suất chiết
polyphenol ở các phương pháp khác nhau.
Phương pháp
chiết
Polyphenol (mg/g),
(Xtb ± SD, n = 6)
Hiệu suất
chiết (%)
Chiết siêu âm
ở 350C 100,31 ± 3,22 78,91
Chiết siêu âm
ở 700C 116,49 ± 3,45 91,65
Chiết nóng ở
900C 62,84 ± 2,57 49,45
Khi chiết siêu âm ở 350C và 700C cho
hàm lượng polyphenol chiết lần lượt là
100,31 ± 3,22 và 116,49 ± 3,45 mg/g
(hiệu suất 78,91% và 91,65%). Khi chiết
nóng ở 900C, lượng polyphenol chiết được
là 62,84 ± 2,57 mg/g (hiệu suất đạt 49,45%),
thấp hơn nhiều so với chiết siêu âm.
Như vậy, chiết siêu âm đã làm tăng hiệu
suất chiết, giảm lượng dung môi và rút
ngắn thời gian chiết so với phương pháp
chiết nóng. Trong phương pháp chiết siêu
âm, khi tăng nhiệt độ cũng làm tăng hiệu
suất chiết polyphenol. Kết quả này phù
hợp với các phương pháp chiết xuất sử
dụng nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cũng làm
tăng khả năng hòa tan và khuếch tán của
chất chiết, đồng thời làm giảm độ nhớt
của dung môi nên hiệu suất chiết tăng.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ chiết > 80ºC trong
thời gian dài có thể làm phá hủy hoặc làm
tăng biến đổi polyphenol trong chè xanh [7].
Từ kết quả khảo sát trên, lựa chọn phương
pháp chiết siêu âm ở 700C để khảo sát
các thông số của quy trình chiết xuất.
3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của
các thông số quy trình chiết xuất.
* Ảnh hưởng của dung môi chiết xuất:
Tiến hành chiết siêu âm LCX trong
cùng điều kiện về tỷ lệ DM/DL 10/1, thời
gian chiết 60 phút, nhưng với các dung
môi khác nhau (nước và ethanol có nồng
độ khác nhau). Kết quả như sau:
Bảng 3: Hàm lượng và hiệu suất chiết
polyphenol ở các dung môi chiết khác
nhau.
Dung môi
chiết xuất
Polyphenol (mg/g),
(Xtb ± SD, n = 6)
Hiệu suất
chiết (%)
Nước cất 78,85 ± 2,23 62,03
Ethanol 40% 79,93 ± 2,78 62,89
Ethanol 50% 97,18 ± 2,86 76,46
Ethanol 60% 116,49 ± 3,54 91,65
Ethanol 70% 95,53 ± 3,01 75,16
Ethanol 80% 101,45 ± 3,44 79,82
Ethanol 96% 100,02 ± 3,23 78,69
Hàm lượng polyphenol chiết được thấp
nhất khi chiết với nước (78,85 ± 2,23 mg/g)
và ethanol 40% (79,93 ± 2,78 mg/g). Nồng
độ ethanol tăng làm tăng lượng polyphenol
chiết được và đạt mức cao nhất khi chiết
với ethanol 60% (116,49 ± 3,54 mg/g).
Sau đó, hàm lượng polyphenol giảm khi
tiếp tục tăng nồng độ ethanol lên > 70%.
Trên thực tế, để chiết xuất polyphenol
trong LCX có thể sử dụng nước hoặc các
dung môi hữu cơ phân cực khác nhau.
Nghiên cứu của Perva-Uzunalic và CS cho
thấy, khi chiết với nước, hiệu suất chiết
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
72
polyphenol thấp hơn nhiều khi dùng các
dung môi hữu cơ như aceton, acetonitril,
ethanol, methanol ở dạng riêng lẻ hoặc
hỗn hợp với nước [6]. Tuy nhiên, khả năng
chiết xuất polyphenol phụ thuộc vào nồng
độ ethanol và phương pháp chiết xuất:
khi chiết hồi lưu với tỷ lệ DM/DL 20/1
trong 2 giờ, dung môi là ethanol (25, 50,
80, 90%) thì hàm lượng catechin và cafein
chiết được từ LCX cao nhất ở ethanol
80% và cao hơn khi chiết với nước
(DM/DL 40/1, nhiệt độ 70 - 100ºC) [0]. Xi
J và CS cho rằng: ethanol 53,6% là nồng
độ tối ưu để chiết polyphenol từ chè
xanh bằng phương pháp chiết xuất ở
áp suất cao [9]. Quan V và CS cho rằng,
hàm lượng polyphenol cao nhất khi chiết
với ethanol 50 - 80% [8]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy, khi chiết bằng
siêu âm, hàm lượng polyphenol chiết được
cao nhất ở ethanol 60%. Do đó, ethanol 60%
được lựa chọn để tiến hành các khảo sát
tiếp theo.
* Ảnh hưởng của số lần chiết và tỷ lệ
DM/DL:
Đối với chiết 1 lần, tiến hành trong cùng
điều kiện về dung môi (ethanol 60%), thời
gian chiết (60 phút), nhưng ở các tỷ lệ
DM/DL khác nhau, lần lượt là 5/1, 7,5/1,
10/1, 15/1, 20/1 và 30/1; đối với chiết 2 lần,
tiến hành chiết trong cùng điều kiện về
dung môi (ethanol 60%), thời gian chiết
(60 phút/lần), lần chiết thứ nhất với tỷ lệ
DM/DL là 10/1, nhưng lần chiết thứ hai ở
các tỷ lệ DM/DL lần lượt là: 5/1, 7,5/1 và 10/1.
Kết quả như sau:
Bảng 4: Hàm lượng và hiệu suất chiết
polyphenol theo số lần chiết và tỷ lệ DM/DL
khác nhau.
Số lần
chiết
Tỷ lệ
DM/DL
Polyphenol (mg/g),
(Xtb ± SD, n = 6)
Hiệu suất
chiết (%)
Chiết 1 lần
5/1 82,55 ± 3,01 64,95
7,5/1 93,95 ± 3,05 73,92
10/1 116,49 ± 3,78 91,65
15/1 118,89 ± 3,49 93,54
20/1 123,39 ± 3,57 97,08
30/1 126,02 ± 4,02 99,15
Chiết 2 lần
10/1 và
5/1 120,97 ± 3,95 95,18
10/1 và
7,5/1 125,05 ± 3,85 98,39
10/1 và
10/1 123,63 ± 3,78 97,27
Đối với chiết 1 lần, khi tăng tỷ lệ
DM/DL từ 5/1 - 10/1 làm tăng đáng kể
lượng polyphenol chiết được, nhưng khi
tiếp tục tăng tỷ lệ DM/DL lên trên 10/1,
lượng polyphenol chiết được tăng không
đáng kể. Đối với chiết 2 lần, lần thứ nhất
với tỷ lệ DM/DL 10/1 đã chiết được > 90%
polyphenol, nên ở lần chiết thứ hai với
tỷ lệ DM/DL lần lượt là 5/1, 7,5/1 và 10/1
không làm tăng đáng kể lượng polyphenol
chiết được. So sánh chiết 1 lần và 2 lần
cho thấy, ở cùng tỷ lệ DM/DL 15/1, lượng
polyphenol chiết được sau khi chiết 2 lần
có xu hướng cao hơn chiết 1 lần, nhưng
khi tỷ lệ DM/DL là 20/1, lượng polyphenol
chiết tương đương nhau. Từ kết quả khảo
sát trên, chúng tôi lựa chọn số lần chiết
xuất 1 lần với tỷ lệ DM/DL10/1 cho các
khảo sát tiếp theo. Khi đó, hiệu suất chiết
polyphenol là 91,65%, tỷ lệ DM/DL tăng
không làm tăng đáng kể hiệu suất chiết,
nhưng lại tốn dung môi và thời gian.
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
73
* Ảnh hưởng của thời gian chiết xuất:
Tiến hành chiết siêu âm LCX 1 lần với
ethanol 60%, tỷ lệ DM/DL 10/1, nhưng ở
thời gian chiết khác nhau, lần lượt là 30,
60, 90, 120 và 180 phút. Kết quả như sau:
Bảng 5: Hàm lượng và hiệu suất chiết
polyphenol ở thời gian chiết khác nhau.
Thời gian
chiết (phút)
Polyphenol (mg/g)
(Xtb ± SD, n = 6)
Hiệu suất
chiết (%)
30 103,19 ± 3,05 81,87
60 116,49 ± 3,24 91,65
90 124,62 ± 3,21 98,05
120 124,83 ± 4,01 98,22
180 125,21 ± 3,38 98,51
Khi tăng thời gian chiết từ 30 lên 90
phút làm tăng hàm lượng polyphenol
chiết được từ 103,19 ± 3,05 lên 116,49 ±
3,24 mg/g. Nhưng khi tiếp tục kéo dài thời
gian chiết sẽ không làm tăng hàm lượng
polyphenol chiết được. Điều này có thể
giải thích sau 90 phút, hiệu suất chiết đã
đạt 98,05%, gần nồng độ bão hòa của
polyphenol trong dịch chiết, nên khi kéo
dài thời gian chiết cũng không làm tăng
đáng kể nồng độ polyphenol chiết được.
Như vậy, thời gian thích hợp để chiết xuất
polyphenol từ LCX là 90 phút.
KẾT LUẬN
Đã khảo sát được ảnh hưởng của các
thông số quy trình đến hàm lượng và hiệu
suất chiết polyphenol từ LCX. Từ đó, lựa
chọn được các thông số chiết xuất thích
hợp là: chiết siêu âm 1 lần với ethanol 60%,
tỷ lệ DM/DL là 10/1, nhiệt độ chiết 700C,
thời gian chiết 90 phút. Với các thông số
đã lựa chọn, hiệu suất chiết polyphenol
đạt 98,05%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Hà. Nghiên cứu trích từ
polyphenol từ lá trà Camellia sinensis (L.).
Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Bách
khoa - Trường Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh. 2006.
2. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2004,
tr.187-188.
3. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9745-
1:2013. Chè - xác định các chất đặc trưng của
chè xanh và chè đen. Phần 1: Hàm lượng
polyphenol tổng số trong chè, phương pháp
đo màu dùng thuốc thử Folin - Ciocalteu (xuất
bản lần thứ 1). 2013.
4. Handa SS, Khanuja SPS, Longo G,
Rakesh DD. Extraction technologies for medicinal
and aromatic plants. International Centre for
Science and High Technology. Trieste Italy. 2008.
5. Lee LS, Lee N, Kim YH et al. Optimization
of ultrasonic extraction of phenolic antioxidants
from green tea using response surface
methodology molecules. 2013, 18, pp.13530-
13545.
6. Perva-Uzunalic A, Skerget M, Knez Z et
al. Extraction of active ingredients from green
tea (Camellia sinensis): Extraction efficiency
of major catechins and caffeine. Food Chemistry.
2006, 96, pp.597-605.
7. Quan VV, Golding JB, Minh N, Roach
PD. Review: Extraction and isolation of
catechins from tea. J Sep Sci. 2010, 33,
pp.3415-3428.
8. Quan VV, Tan SP, Stathopoulos CE,
Roach PD. Improved extraction of green tea
components from teabags using the microwave
oven. Journal of Food Composition and Analysis.
2012, 27, pp.95-101.
9. Xi J, Xue Y, Xu Y, Shen Y. Artificial
neural network modeling and optimization
of ultrahigh pressure extraction of green
tea polyphenols. Food Chemistry. 2013, 141,
pp.320-326.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thong_so_quy_trinh_den_chiet_xuat_polyphenol_t.pdf