Từ những kết quả thí nghiệm có thể kết luận
moina kết hợp trùn chỉ là thức ăn phù hợp ương
nuôi lươn đến 20 ngà y tuổ i. Có thể sử dụng chế
độ cho ăn gồm moina trong khoảng 5-7 ngày
đầu, sau đó chuyển dần sang cho ăn trùn chỉ
đến 20 ngày tuổi.
Ở giai đoạn lươn 21- 40 ngày tuổi, chỉ cho
ăn trùn chỉ lươn đạt tốc độ tăng trưởng chiều
dài và tỷ lệ sống cao nhưng tăng trưởng khối
lượng chậm hơn so với cho ăn kết hợp trùn chỉ
với thức ăn công nghiệp. Thức ăn cho kết quả
tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt ở lươn giai đoạn
này là trùn chỉ kết hợp thức ăn công nghiệp No
(CP Group ). Có thể áp dụng chế độ cho ăn kết
hợp trùn chỉ với thức ăn công nghiệp, sau đó
thay thể dần trùn chỉ cho đến khi lươn sử dụng
thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Việc này còn
có tác dụng làm cho lươn quen hoàn toàn với
thức ăn công nghiệp trước khi đưa vào nuôi
thương phẩm.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn monopterus albus (zuiew, 1793) 40 ngày tuổi ương trong bể không bùn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
LƯƠN Monopterus albus (Zuiew, 1793) 40 NGÀY TUỔI ƯƠNG TRONG
BỂ KHÔNG BÙN
EFFECT OF FOODS ON GROWTH AND SURVIVAL OF 40 DAY-OLD SWAMP ELL
Monopterus albus (Zuiew, 1793) NURSED IN TANKS WITHOUT MUD
Lương Công Trung¹, Nguyễn Trung²
Ngày nhận bài: 24/5/2018; Ngày phản biện thông qua: 25/6/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện để xác định loại thức ăn phù hợp cho ương lươn đến 40 ngày tuổi. Lươn 3
ngày tuổi được ương đến 20 ngày tuổi trong các chậu nhựa (ɸ: 36cm), mật độ 300 con/m². Lươn được cho ăn:
trùn chỉ (tubifex) (NT1), moina (NT2), cá xay (NT3), moina + trùn chỉ + cá xay (NT4) và moina + trùn chỉ
(NT5). Kết thúc thí nghiệm, tăng trưởng chiều dài của lươn đạt tương tự nhau giữa các nghiệm thức (P>0,05).
Tăng trưởng khối lượng và tỷ lệ sống cao nhất ở NT1 và NT5 và thấp nhất ở NT3 (P<0,05).
Lươn 21 ngày tuổi được ương đến 40 ngày tuổi trong bể xi măng (2x2x1 m), mật độ 20 con/m². Lươn
được cho ăn: trùn chỉ (tubifex) (NT1), cá xay (NT2), thức ăn viên (NT3), trùn chỉ + thức ăn viên (NT4), và cá
xay + thức ăn viên (NT5). Kết thúc thí nghiệm, tăng trưởng chiều dài cao nhất ở NT1 và NT2 và thấp nhất ở
NT5 (P<0,05). Tăng trưởng khối lượng cao nhất ở NT4 và thấp nhất ở NT1 và NT5 (P<0,05). Tỷ lệ sống cao
nhất ở NT4, tiếp đến NT1 và NT2 và thấp nhất ở NT3 và NT5 (P<0,05).
Từ kết quả cho thấy thức ăn phù hợp ương lươn đến 20 ngày tuổi là kết hợp moina với trùn chỉ và ở giai
đoạn 21-40 ngày tuổi là trùn chỉ kết hợp với thức ăn viên.
Từ khóa: lươn đồng, sinh trưởng, tỷ lệ sống, thức ăn
ABSTRACT
The experiment was conducted to determine the suitable feed for eel to 40 days of age. Three-day-old eels
were nursed to 20 days of age in plastic basins (ɸ: 36cm), density of 300 ind./m². Eels were fed: worm (tubifex)
(NT1), moina (NT2), ground fi shmeat (NT3), moina + worms + ground fi shmeat (NT4) and moina + worms
(NT5). At the end of the experiment, growth of eel length was similar between treatments (P > 0.05). The weight
growth and survival were highest in NT1 and NT5 and lowest in NT3 (P < 0.05). Twenty one days old ells were
nursed to 40 days old in cement tanks (2x2x1 m), density of 200 ind./m². Eels were fed: worm (tubifex) (NT1),
ground fi shmeat (NT2), pellets (NT3), worm+pellets (NT4) and ground fi shmeat + pellets (NT5). At the end of
the experiment, the highest length growth were in NT1 and NT2 and lowest in NT5 (P <0.05). Weight growth
were highest in NT4 and lowest in NT1 and NT5 (P <0.05). Survival was highest in NT4, followed by NT1 and
NT2 and lowest in NT3 and NT5 (P <0.05). The results showed that the suitable feed for eel to 20 days was the
combination of moina with worm and for 21-40 days old eel was worm combined with pellets.
Key words: eel, growth, survival rate, feed
I. GIỚI THIỆU
Lươn đồng Monopterus albus là loài nhiệt
đới, phân bố tự nhiên rộng khắp ở nhiều nước
trên Thế giới. Ở các nước Đông Nam Á, lươn
có rất nhiều ở Thái Lan, Myanmar, Việt Nam
và Campuchia (Nguyễn Chung, 2007). Lươn
sinh sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt
như ao, kênh, rạch, các dòng sông lớn, trong
ruộng lúa hay ở đầm lầy, lươn cũng có thể sống
ở trong các thủy vực nước lợ (Rainboth, 1996).
Ở Việt Nam, lươn được bắt gặp từ Bắc vào
Nam, trong các ao, hồ, sông rạch, ruộng lúa
¹ Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
² Trung tâm Khuyến Nông Hải Phòng
86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ
làm thức ăn (Đoàn Đức Hiệp, 1999; Nguyễn
Văn Hảo, 2005).
Lươn có giá trị dinh dưỡng cao và được xem
là món thuốc quý trong y học cổ truyền. Trong
thực tế, lươn là nguồn thực phẩm rất có giá trị,
được ưa chuộng ở các thị trường trong và ngoài
nước, do đó đã thu hút mạnh sự phát triển nuôi
thương phẩm trong những năm gần đây. Nhiều
mô hình nuôi lươn thương thẩm trong ruộng lúa,
trong ao, bể xi măng, bể đất, bể lót bạt hay trong
can nhựa đã được xây dựng và áp dụng với hiệu
quả khả quan. Trong đó, mô hình nuôi lươn
không bùn, dùng vạt tre và sợi nilon làm giá thể
đạt hiệu quả cao với tỉ suất lợi nhuận 40% - 50%
(Ngô Trọng Lư, 2004 & 2008; Nguyễn Chung,
2007). Từ Đồng bằng sông Cửu Long (An
Giang, Cần Thơ, Long An), TP. Hồ Chí Minh và
Đồng Nai nghề nuôi lươn đã nhanh chóng phát
triển rộng ra miền Trung (Khánh Hòa, Phú Yên,
Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Bình) và miền Bắc
(Hải Phòng, Hải Dương), đã đẩy nhu cầu con
giống tăng lên rất cao.
Khởi đầu nghề nuôi lươn dựa trên nguồn
giống tự nhiên, do không đảm bảo về chất
lượng và số lượng và không chủ động mùa vụ
nên hiệu quả nuôi thấp, đồng thời tạo áp lực
lớn lên việc khai thác giống tự nhiên dẫn đến
nguồn lợi lươn bị đe dọa nghiêm trọng (Hồ Thị
Bích Ngân, 2009). Nhiều công trình nghiên cứu
sản xuất lươn giống trong điều kiện nhân tạo đã
được thực hiện và thành công (Phan Thị Thanh
Vân, 2009; Đỗ Thị Thanh Hương và ctv, 2010;
Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới,
2017) và từ đó đã áp dụng trong thực tiễn xản
xuất ở một số vùng có nghề nuôi lươn phát triển
mạnh (An Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh).
Một trong những trở ngại chính làm cho việc
sản xuất lươn giống chưa được mở rộng phát
triển mặc dù nhu cầu rất cao là hiệu quả ương
giống thấp do thức ăn sử dụng chưa đảm bảo
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với tập
tính bắt mồi của lươn. Vì vậy đề tài này đã được
thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của một số
loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
lươn ương nuôi đến 40 ngày tuổi, từ đó chọn
loại thức ăn phù hợp đưa vào quy trình kỹ thuật
sản xuất lươn giống đạt hiệu quả.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn 20 ngày tuổi
Nghiên cứu được thực hiện tại trại cá giống
Cát Tiến, Tiên Lãng, Hải Phòng. Lươn bố mẹ
được tuyển chọn từ Vĩnh Long và cho sinh sản
nhân tạo tại trại sau 6 tháng nuôi vỗ. Lươn sau
khi nở 3 ngày (2,1 cm và 23,8 mg/con) được
ương trong các chậu nhựa (ɸ: 36cm, cao 13cm).
Chậu ương được cấp nước ở dạng phun mưa với
mực nước được duy trì từ 8-10cm. Nguồn nước
cấp từ giếng khoan, qua hệ thống lọc thô và trữ
trong các bể có thể tích 50m³, sau đó nước nước
cấp vào chậu ương qua túi lọc, a = 100µm. Đáy
chậu được lót các bó nilon xé nhỏ, chiếm 70%
diện tích và chậu được sục khí liên tục.
Lươn được thả ngẫu nhiên vào các chậu
ương với mật độ như nhau, 30 con/0,1m² (300
con/m², Ngô Trọng Lư, 2008). Lươn được
cho ăn 04 lần/ngày: 7h, 10h, 14h và 17h, với
5 loại thức ăn khác nhau tương ứng 5 nghiệm
thức thí nghiệm, gồm nghiệm thức 1 (NT1):
trùn chỉ (Tubifex: protein thô 1,75%; lipid thô
7,74%, nước 88,2% (Vũ Thị Ngọc Nhung &
ctv, 2016); NT2: moina; NT3: moina + trùn chỉ
+ thịt cá xay nhỏ (thịt cá biển tươi) (tỷ lệ theo
khối lượng tươi 1/3:1/3:1/3); NT4: thịt cá xay
nhỏ và NT5: moina + trùn chỉ (tỷ lệ theo khối
lượng tươi 1/2:1/2). Mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Lượng cho ăn như nhau ở các
chậu ương và được điều chỉnh theo cường độ
bắt mồi của lươn. Chậu ương được thay nước
1 lần/ngày, 30-50% thể tích nước trong chậu,
đồng thời chất thải và thức ăn thừa được xi
phông ra ngoài. Thời gian thí nghiệm kéo dài
đến khi lươn được 20 ngày tuổi.
2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của lươn 21 - 40 ngày tuổi
Thí nghiệm được thực hiện trong các bể xi
măng (2x2x1m), mực nước 80cm, đáy bể có
đặt các bó dây nilon làm giá thể, chiếm 75-80%
diện tích. Bể được sục khí liên tục và nguồn
nước sử dụng tương tự thí nghiệm trước.
Nguồn lươn thí nghiệm được sản xuất nhân tạo.
Lươn bột thu từ sinh sản nhân tạo được ương trong
bể xi măng, cho ăn moina và trùn chỉ đến 20 ngày
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
tuổi, chọn cá thể đồng đều đưa vào thí nghiệm.
Lươn 21 ngày tuổi (4,6 cm và 0,067 g/con)
được thả ngẫu nhiên vào các bể ương với mật độ
giống nhau 200 con/m² (Ngô Trọng Lư, 2008).
Lươn được cho ăn với 5 loại thức ăn khác nhau
tương ứng 5 nghiệm thức thí nghiệm, gồm
nghiệm thức 1 (NT1): trùn chỉ (như thí nghiệm
trước); NT2: thịt cá xay (thịt cá biển tươi); NT3:
thức ăn công nghiệp No (CP Group: protein thô
≥ 53%, lipid thô ≥ 9%, tro ≤ 20%, xơ thô ≤ 3%,
độ ẩm ≤ 10%, viên chìm 0,3mm); NT4: trùn chỉ
+ thức ăn công nghiệp No (tỷ lệ theo khối lượng
khô 1/2:1/2) và NT5: thịt cá xay + thức ăn công
nghiệp No (tỷ lệ theo khối lượng khô 1/2:1/2).
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Lươn được
cho ăn 2 lần/ngày vào 7h và 16h, tỷ lệ cho ăn
10% khối lượng lươn (tính theo khối lượng khô
của thức ăn) và lượng cho ăn hàng ngày được
điều chỉnh theo thực tế bắt mồi của lươn. Bể
ương được thay nước 1 lần/ngày, 30-50% thể
tích nước, đồng thời chất thải và thức ăn thừa
được xi phông ra ngoài. Thời gian thí nghiệm
kéo dài đến khi lươn đạt 40 ngày tuổi.
3. Xác định các thông số môi trường và sinh
trưởng của lươn
Nhiệt độ, pH và hàm lượng ôxy hoà tan
(DO) trong các chậu/bể ương lươn được đo 2
lần/ngày vào 6h và 14h. Nhiệt độ đo bằng nhiệt
kế thuỷ ngân, chính xác 0,1ºC; DO xác định
bằng máy đo oxy Model: Profi line Oxy 197-S
và pH xác định bằng pH kế.
Trước khi thí nghiệm, 30 cá thể lươn được
thu ngẫu nhiên để xác định chiều dài và khối
lượng ban đầu. Trong thời gian thí nghiệm,
định kỳ 7 ngày/lần và khi kết thúc thí nghiệm
30 cá thể từ mỗi lần lặp trong từng nghiệm thức
được thu ngẫu nhiên. Chiều dài lươn mẫu được
đo từ chót mõm đến cuối đuôi bằng thước đo
kỹ thuật, chính xác đến 1mm; khối lượng từng
cá thể được xác định bằng cân điện tử, chính
xác 0,001g. Các thông số sinh trưởng của lươn
được xác định qua các công thức sau.
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
DLG (mm/ngày) = (Lđ – Lc)/T
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối
DWG (g/ngày) = (Wđ –Wc)/T
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc trưng
SRGL(%/ngày) = (LnLđ-LnLc)/Tx100
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng
SRGW(%/ngày) = (LnWđ-LnWc)/Tx100
Trong đó: Lđ, Lc: chiều dài lươn (cm) trung
bình lúc thả giống và thu hoạch; Wđ, Wc: khối
lượng lươn (g) trung bình lúc thả giống và thu
hoạch, T: thời gian chu kỳ ương
- Hệ số phân đàn (Coeffi cient Variation)
CV = δ/Ẋ x100(%) (δ: độ lệch chuẩn; Ẋ: giá
trị trung bình)
- Tỷ lệ sống (survival rate - SR)
SR = (Số lươn thu hoạch/số lươn thả ban
đầu) x 100 (%)
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
(MS offi ce 10). Sự sai khác thống kế giữa các
nghiệm thức thí nghiệm được xác định theo
phương pháp phân tích phương sai một yếu
tố one-way ANOVA với độ tin cậy 95%, trên
phần mềm SPSS 16.0 và phép thử Duncan.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng
và tỷ lệ sống của lươn 20 ngày tuổi
1.1. Một số thông số môi trường trong bể ương
nuôi lươn 20 ngày tuổi
Trong suốt thời gian thí nghiệm, các yếu
tố nhiệt độ, pH và DO ổn định và không có
sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức và
giữa các lần đo sáng và chiều, được tổng hợp
và trình bày trong Bảng 1.
Các chậu thí nghiệm được đặt trong trại sản
xuất giống có mái che, đồng thời được xi phông
thay nước hàng ngày từ nguồn nước được xử lý
Bảng 1: Nhiệt độ, pH và DO trong các bể ương lươn 20 ngày tuổi; Mean ± STD.
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
tốt và dự trữ trong bể lớn (50 m³) nên đảm bảo
tính ổn định của các yếu tố môi trường. Lươn là
loài thủy sản nhiệt đới thích nghi với biến động
nhiệt độ môi trường cao (15-32ºC), thích hợp
nhất là 24-28ºC (Ngô Trọng Lư, 2004), đồng
thời lươn cũng có thể sống trong điều kiện oxy
thấp, < 2 mg/L. Những biến động của các yếu
tố nhiệt độ, pH và DO trong suốt quá trình
ương cho thấy các yếu tố này nằm trong phạm
vi phù hợp với sự thích nghi và phát triển của
lươn, đặc biệt ở giai đoạn con non.
1.2. Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn 20
ngày tuổi sử dụng thức ăn khác nhau
Sau thời gian ương nuôi với các loại thức
ăn khác nhau, lươn ở tất cả các nghiệm thức
đạt được sự sinh trưởng tốt và tỷ lệ sống cao
và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
nghiệm thức (Bảng 2).
Bảng 2: Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn 20 ngày tuổi cho ăn thức ăn khác nhau; Mean ± STD.
Số liệ u cù ng hà ng có các chỉ số trên khác nhau thì có sự sai khác thống kê (P < 0,05).
Chiều dài trung bình của lươn khi thu hoạch
đạt 4,3-4,7 cm/con, trong đó chiều dài lớn nhất
đạt được ở NT5 (moina + trùn chỉ) và thấp nhất
ở NT3 (thịt cá xay), tuy nhiên không có sự sai
khác ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 2).
Tương tự, không có sự sai khác ý nghĩa về tốc
độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối và đặc trưng
của lươn ở các nghiệm thức, giá trị tương ứng
là 0,11- 0,13 cm/ngày và 3,51-3,95%/ngày
(Bảng 2).
Khối lượng trung bình của lươn thu hoạch
lớn nhất ở NT1 (trùn chỉ) và NT5 (moina + trùn
chỉ), cao hơn ý nghĩa so với khối lượng lươn ở
NT3 (thịt cá xay). Tương tự, tốc độ tăng trưởng
khối lượng tuyệt đối và đặc trưng lớn hơn có ý
nghĩa ở NT1 và NT5 so với NT3. Khối lượng
trung bình và tốc độ tăng trưởng của lươn ở
NT2 (moina) và NT4 (trùn chỉ + cá xay +
moina) không có khác biệt ý nghĩa so với các
nghiệm thức còn lại (Bảng 2).
Tỷ lệ sống của lươn đạt cao ở tất cả các
nghiệm thức, 84,7 – 95,8%, trong đó cao nhất
ở NT5, tiếp đến ở NT1 và thấp nhất ở NT3,
sự sai khác giữa NT1 và NT5 với NT3 là có
ý nghĩa. Tỷ lệ sống của lươn ở NT2 và NT4
không có sai khác ý nghĩa với các nghiệm thức
khác (Bảng 2).
Ngoài thành phần dinh dưỡng, loại thức ăn
phù hợp với tập tính bắt mồi là yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự bắt mồi và tiêu hóa, hấp
thu dinh dưỡng của lươn. Trong tự nhiên ở
giai đoạn nhỏ lươn ăn động vật phù du sau đó
chuyển sang côn trùng, trùn chỉ, bọ gậy, mãnh
vụn hữu cơ, lươn lớn ăn giun, ốc, tôm tép, cá
con và cả động vật trên cạn gần mép nước (Ngô
Trọng Lư, 2004). Từ kết quả cho thấy thức ăn
moina và trùn chỉ phù hợp với tập tính bắt mồi
của lươn hơn so với cá tạp xay. Nghiên cứu
khác cho thấy ngoài moina và trùn chỉ, artemia
cũng có thể là thức ăn phù hợp ương lươn từ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
3-20 ngày tuổi (Phan Thị Thanh Vân, 2009).
Tác giả trên cho rằng không có sự khác biệt ý
nghĩa về tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn 20
ngày tuổi giữa cho ăn moina và artemia. Tuy
nhiên, trong thực tế sản xuất sử dụng moina sẽ
có hiệu quả kinh tế hơn so với artemia vì khác
biệt giữa nguồn cung cấp và giá trên thị trường.
Từ sự tăng trưởng khối lượng của lươn
(Hình 1) trong quá trình ương, sơ bộ ghi nhận
moina là thức ăn thích hợp nhất cho lươn trong
những ngày đầu, đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhất ở NT2 (ngày thứ 7). Sau đó thức ăn trùn
chỉ (NT1) hay trùn chỉ + moina (NT5) cho tốc
độ tăng trưởng cao từ sau ngày thứ 7 đến khi
kết thúc thí nghiệm. Trong khi đó, ở các nghiệm
thức có cho ăn cá xay (NT3 và NT4) tốc độ
tăng trưởng của lươn thấp hơn các nghiệm thức
khác trong suốt thời gian ương.
Hình 1: Sự tăng trưởng khối lượng của lươn ở các nghiệm thức trong giai đoạn 20 ngày tuổi
2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng
và tỷ lệ sống của lươn từ 21 đến 40 ngày tuổi
2.1. Một số yếu tố môi trường trong bể ương
lươn 21-40 ngày tuổi
Tương tự thí nghiệm trước, trong thời gian
ương, các yếu tố nhiệt độ, pH và DO ổn định và
không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm
thức và giữa các lần đo sáng và chiều, được
tổng hợp và trình bày trong Bảng 3.
DO trung bình 5,3-5,7 mg/l, nhiệt độ dao
động 28-31ºC, và pH dao động 8,1-8,5. Tương
tự thí nghiệm trước các yếu tố này ổn định do
hệ thống bể ương được xiphông và thay nước
hàng ngày từ nguồn nước chất lượng tốt và ổn
định. Môi trường ương thuận lợi cho lươn phát
triển.
Bảng 3: Nhiệt độ, pH và DO trong bể ương nuôi lươn 21-40 ngày tuổi; Mean ± STD.
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
2.2. Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai
đoạn 21 đến 40 ngày tuổi
Sau thời gian ương nuôi, chiều dài trung
bình của lươn đạt cao nhất ở NT1 (trùn chỉ) và
NT2 (cá xay), cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với 3 nghiệm thức còn lại (Bảng 4). Chiều dài
trung bình của lươn ở các nghiệm thức có sử
dụng thức ăn công nghiệp (NT3, NT4 và NT5)
là tương đương nhau. Tương tự, tốc độ tăng
trưởng chiều dài tuyệt đối và đặc trưng tương
đương giữa hai NT1 và NT2 và cao hơn có ý
nghĩa so với 3 nghiệm thức còn lại (Bảng 4).
Khối lượng trung bình của lươn đạt cao
nhất khi cho ăn kết hợp trùn chỉ và thức ăn
công nghiệp (NT4), cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng
của lươn ở NT2 (cá xay) và NT3 (thức ăn công
nghiệp) tương đương nhau và cao hơn so với
NT1 (trùn chỉ) và NT5 (cá xay kết hợp thức ăn
công ngiệp) (Bảng 4). Tương tự, tốc độ tăng
trưởng khối lượng tuyệt đối và đặc trưng của
lươn đạt cao nhất ở NT4, thấp nhất ở NT1 và
NT5. Trong khi đó ở NT2 và NT3 tốc độ tăng
trưởng khối lượng của lươn đạt trung gian. Sự
sai khác giữa các nhóm nghiệm thức này có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 4. Sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của lươn giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổ i; Mean ± STD.
Số liệ u cù ng hà ng có chỉ số trên khác nhau thì có sự sai khác thống kê (P < 0,05).
Sau 7 ngày ương đầu, lươn sử dụng thức
ăn công nghiệp có tỷ lệ sống thấp nhất 76,3%
và lươn sử dụng thức ăn trùn chỉ đạt tỷ lệ
sống cao nhất 96,3%. Trong thời gian này, do
chuyển từ các loại thức ăn sử dụng khi ương
nuôi trước thí nghiệm sang thức ăn công
nghiệp nên lươn chưa quen bắt mồi thức ăn
mới, đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ
lệ sống của lươn ở NT3.
Kết thúc thí nghiệm, lươn ở NT4 đạt tỷ
lệ sống cao nhất (91,25%), tiếp đến ở NT1
(87,5%) và NT2 (85,0%), tuy nhiên giữa các
nghiệm thức này không có sai khác ý nghĩa.
Tỷ lệ sống thấp nhất ở NT3, (55,0%) và NT5
(65,0%) và thấp hơn có ý nghĩa so với 3 nghiệm
thức trên.
Trong giai đoạn này tập tính bắt mồi và
sự lựa chọn thức ăn của lươn có sự thay đổi
so với giai đoạn trước. Từ kết quả thí nghiệm
cho thấy sử dụng thức ăn có trùn chỉ (NT1 và
NT4) ương nuôi lươn đến 40 ngày tuổi đạt sinh
trưởng và tỷ lệ sống cao. Đối với thức ăn công
nghiệp có thể do sự tập luyện chưa đủ thời gian
trước thí nghiệm để làm cho lươn quen hoàn
toàn với thức ăn này, dẫn đến sự tăng trưởng
và tỷ lệ sống của lươn thấp trong thời gian đầu
thí nghiệm. Thời gian sau, khi đã quen bắt mồi
thức ăn công nghiệp lươn có sự tăng trưởng
khối lượng nhanh hơn so với trước (Hình 3),
bởi thức ăn sử dụng có chất lượng dinh dưỡng
cao. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy trùn chỉ
và thức ăn công nghiệp có thể bổ sung nhau
khi dùng làm thức ăn ương lươn từ 21-40
ngày tuổi. Trong đó trùn chỉ phù hợp với tính
ăn của lươn và thức ăn công nghiệp bổ sung
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91
nhanh. Sử dụng thức ăn trùn chỉ lươn tăng
trưởng chiều dài cao trong suốt thời gian ương
(Hình 2), song tăng trưởng khối lượng giảm
dần về cuối thí nghiệm (Hình 3). Nghiệm thức
cho ăn cá xay kết hợp thức ăn công nghiệp
đạt kết quả thấp cả về tăng trưởng khối lượng
(Hình 2 và 3) và tỷ lệ sống (Bảng 4).
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thị
Thanh Vân (2009), lươn ở 20-40 ngày tuổi
cho ăn trùn chỉ đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống
cao hơn ý nghĩa so với cho ăn kết hợp trùn chỉ
và thức ăn chế biến. Đối với thức ăn khác sử
dụng ương lươn giai đoạn này, theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Hồng Vân và Bùi Thanh Tới
Hình 2: Sự tăng trưởng chiều dài của lươn ở các nghiệm thức giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi
Hình 3: Sự tăng trưởng khối lượng của lươn ở các nghiệm thức giai đoạn 21 đến 40 ngày tuổi
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
(2017) artemia cho kết quả tăng trưởng chiều
dài và khối lượng lươn cao hơn cho ăn thức ăn
chế biến, cá tạp và thức ăn công nghiệp. Tuy
nhiên, thức ăn artemia có giá thành sản xuất
cao hơn so với các loại thức ăn khác.
IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả thí nghiệm có thể kết luận
moina kết hợp trùn chỉ là thức ăn phù hợp ương
nuôi lươn đến 20 ngà y tuổ i. Có thể sử dụng chế
độ cho ăn gồm moina trong khoảng 5-7 ngày
đầu, sau đó chuyển dần sang cho ăn trùn chỉ
đến 20 ngày tuổi.
Ở giai đoạn lươn 21- 40 ngày tuổi, chỉ cho
ăn trùn chỉ lươn đạt tốc độ tăng trưởng chiều
dài và tỷ lệ sống cao nhưng tăng trưởng khối
lượng chậm hơn so với cho ăn kết hợp trùn chỉ
với thức ăn công nghiệp. Thức ăn cho kết quả
tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt ở lươn giai đoạn
này là trùn chỉ kết hợp thức ăn công nghiệp No
(CP Group ). Có thể áp dụng chế độ cho ăn kết
hợp trùn chỉ với thức ăn công nghiệp, sau đó
thay thể dần trùn chỉ cho đến khi lươn sử dụng
thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Việc này còn
có tác dụng làm cho lươn quen hoàn toàn với
thức ăn công nghiệp trước khi đưa vào nuôi
thương phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản, nuôi và đánh bắt lươn đồng (Monopterus albus). Nhà xuất bản
Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 83 trang.
2. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam, tập III. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2005, trang
114-118.
3. Đoàn Đức Hiệp, 1999. Kỹ thuật nuôi lươn vàng, cá chạch, ba sa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 149 trang.
4. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hồng Thắm và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Kết quả bước đầu về sản xuất
giống nhân tạo lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí khoa học, 2008 (Tập 2). Trường Đại học Cần Thơ,
trang: 50 – 58.
5. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lệ Hoa và Nguyễn Anh Tuấn, 2010. nuôi vỗ thành thục và kích thích lươn
đồng (Monopterus albus) sinh sản bằng HCG (Human Chorionic Gonadotropine). Tạp chí Khoa Học 2010: 14
258-268, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Ngô Trọng Lư, 2004. Kỹ thuật nuôi cá quả, cá chình, chạch, cá bống bớp, lươn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp,
119 trang.
7. Ngô Trọng Lư, 2008. Kỹ thuật nuôi lươn, ếch, ba ba, cá lóc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 103 trang.
8. Hồ Thị Bích Ngân, 2009. Đặc điểm nguồn lươn giống và thử nghiệm nuôi hồi phục lươn giống tại Ba Tri,
Bến Tre. Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản số 02-03/2009, trường Đại học Nha Trang
9. Vũ Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Thị Kim Liên, Trương Thị Thúy Hằng, Tăng Minh Trí, 2016. Nghiên cứu quy
trình nuôi và thu hoạch trùn chỉ Tubifi cidae. Tạp chí Khoa học ĐHSP, TP. HCM, số 12 (90) năm 2016.
10. Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2017. Khả năng sử dụng sinh khối artemia để ương lươn đồng
(Monopterus albus) giai đoạn giống trong bể lót bạt. Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 4 (77) 2017.
11. Phan Thị Thanh Vân, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương lươn đồng
(Monopterus albus) bằng các loại thức ăn khác nhau. Trường Đại học An Giang, đề tài khoa học cấp Trường.
Tiếng Anh
12. Rainboth, W.J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO, Rome.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_den_sinh_truong_va_ty_le_song_cua_luon.pdf