Cá xiêm đá được cho ăn trùn chỉ sống có tốc
độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng tốt nhất,
sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức
cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh, thức ăn công nghiệp,
phối hợp thức ăn công nghiệp với trùn chỉ sống (P
< 0,05). Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối
lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm
ở nghiệm thức cá được cho ăn trùn chỉ sống lần
lượt là 0,43 ± 0,04 %/ngày và 1,90 ± 0,13 %/ngày.
Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ăn thức ăn
công nghiệp là cao nhất đạt (96,7 ± 4,3 %), tiếp
đến nghiệm thức phối hợp trùn chỉ sống và thức
ăn công nghiệp 94,2 ± 1,7 %, nghiệm thức cá ăn
trùn chỉ sống là 93,3 ± 2,7 %. Tỷ lệ sống của cá
thấp nhất (68,7 ± 3,3 %) được ghi nhận ở nghiệm
thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn là trùn chỉ và thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá xiêm đá (betta splendens regan, 1910) giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÀ TRÙN CHỈ VÀ THỨC ĂN CÔNG
NGHIỆP LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ XIÊM ĐÁ
(Betta splendens Regan, 1910) GIỐNG
EFFECT OF RED WORMS AND INDUSTRIAL FEED
ON GROWTH PERFORMANCES AND SURVIVAL RATES OF
SIAMESE FIGHTING (Betta splendens Regan, 1910) JUVENILES
Trương Thị Bích Hồng1, Nguyễn Đình Mão1, Đinh Thế Nhân2
Ngày nhận bài: 16/11/2017; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2017; Ngày duyệt đăng:29/12/2017
TÓM TẮT
Cá xiêm đá (Betta splendens, Regan, 1910) có đuôi ngắn, chúng được nuôi làm cảnh hoặc giải trí thông
qua hình thức chọi cá. Toàn thân đen đậm, ánh lên màu xanh, trưởng thành cá đực thường tấn công các con
đực khác trong đàn. Mục đích của nghiên cứu này thử nghiệm các loại sinh khối trùn chỉ để tìm ra loại sinh
khối phù hợp nhất trong nuôi cá xiêm đá.
Nghiên cứu đươc thực hiện tại phòng thí nghiệm - Trường Đại học Nha Trang trong thời gian 8 tuần.
Cỡ cá đưa vào thí nghiệm là 0,38 ± 0,04 g/con và chiều dài 3,23 ± 0,08 cm/con, cá được cho ăn 2 lần/ngày.
Thí nghiệm được bố trí 4 nghiệm thức gồm: 100% trùn chỉ sống, 100% trùn đông lạnh, 50% trùn sống + 50%
thức ăn công nghiệp, 100% thức ăn công nghiệp. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với 30 con/bể thể tích
25x25x40 cm3. Kết quả cho thấy, thức ăn là trùn chỉ và thức ăn công nghiệp có ảnh hưởng tới sinh trưởng, tỷ
lệ sống của cá xiêm đá giai đoạn giống. Cá cho ăn trùn chỉ sống có tốc độ sinh trưởng là cao nhất về chiều dài
và khối lượng (SGR
L
= 0,43 ± 0,04 %/ngày, SGR
W
= (1,90 ± 0,13 %/ngày). Ngược lại, tốc độ sinh trưởng thấp
nhất về chiều dài (SGR
L
= 0,24 ± 0,06 %/ngày) và khối lượng (1,31 ± 0,18 %/ngày) được ghi nhận khi cho cá
xiêm đá ăn thức ăn công nghiệp, sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Màu sắc của cá ăn trùn chỉ sống đẹp
hơn so với các cho ăn thức ăn công nghiệp. Cơ thể cá có màu đen đậm, ánh lên màu xanh, đuôi của cá màu
xanh. Tỷ lệ sống của cá cao nhất (96,7 ± 4,3%) ở nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp, thấp nhất (68,7 ±
3,3 %) ở nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh, sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Từ khóa: Cá xiêm đá, trùn sống, trùn đông lạnh, thức ăn công nghiệp, sinh trưởng, tỷ lệ sống
ABSTRACT
Siamese fi ghtings have short tails, and they are raised as pets or for entertainment through fi sh fi ghting.
The body is dark black, light blue, and mature males usually attack other males in the herd. The purpose of
this study was to test the biomass types of worms (L.hoffmeisteri) to fi nd a suitable biomass type in siamese
fi ghting culture.
The study was conducted at the laboratory of Nha Trang University for 8 weeks. The average weight
and length of fi sh used for experiment were 0.38 ± 0.04 mg/individual, 3.23 ± 0.08 cm/individual, respectively
and they were fed twice daily. The experiment was conducted with four different treatments: 100% live worms,
100% frozen worms, 50% live worms + 50% frozen worms and industrial feed. Each treatment was repeated 3
times with 30 fi sh/tank (V = 25x25x40 cm3). The results of this study showed that the feed was red worms and
1 Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
2 Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá xiêm đá (Betta splendens Regan, 1910)
thuộc giống Betta họ Osphronemidae, bộ
Perciformes. Những loài cá thuộc giống Betta
có vẻ đẹp hoang dã, trưởng thành cơ thể có
nhiều màu sắc, khi thay đổi ánh sáng các tia
vây có thể xòa rộng khoe sắc. Con đực trưởng
thành có màu sắc sỡ, đặc biệt chúng rất hiếu
chiến. Ban đầu, cá Betta được thuần dưỡng ở
thái lan, sau đó phổ biến ra thế giới, trong đó có
Việt Nam. Trước đây, ở Việt Nam loài này bắt
gặp rất nhiều trong các thủy vực nước ngọt như
sống suối, ruộng ngập nước nhưng hiện nay rất
hiếm gặp, số lượng cá Betta ngoài tự nhiên còn
rất ít. Bởi vì, người dân khai thác quá mức để
phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh và giải trí thông
qua hình thức chọi cá. Để đáp ứng nhu cầu nuôi
làm cảnh, chơi chọi cá. Đặc biệt để mở rộng
đối tượng sản xuất và phát triển kinh tế người
dân đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo đối
tượng này. Một trong những khó khăn gặp phải
khi sản xuất giống nhân tạo đối tượng này là
lựa chọn thức ăn phù hợp giai đoạn cá hương.
Giai đoạn này cá bắt đầu lên màu và phân biệt
được cá đực và cái. Cá đực thường có vây
lớn hơn và hay tấn công những con cá khác
trong đàn. Để cá có màu sắc đẹp và tính đực
thể hiện mạnh mẽ phục vụ nhu cầu chơi cá đá,
nhiều loại thức ăn được sử dụng, nhưng thức
ăn sống vẫn luôn được đánh giá cao. Trùn chỉ
là một trong loại thức ăn sống được chọn làm
thức ăn trong giai đoạn này giúp cá lên màu và
thể hiện tính đực tốt bởi vì chúng có hàm lượng
dinh dưỡng cao (5575 cal/g trọng lượng khô)[4].
Tuy nhiên, dạng sinh khối nào của trùn chỉ là phù
hợp và đem lại hiệu quả kinh tế nhất khi nuôi cá
xiêm đá là câu hỏi được đặt ra cho người nuôi.
Do đó việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của thức
ăn là trùn chỉ và thức ăn công nghiệp đến tốc
độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cá xiêm đá (Betta
splendens Regan, 1910) giai đoạn giống” được
thực hiện nhằm đánh giá sự thích hợp của các
dạng sinh khối trùn chỉ từ đó chọn ra loại sinh
khối trùn chỉ phù hợp nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: loài cá xiêm đá
(Betta splendens Regan, 1910), cá thí nghiệm
được mua từ trại sản xuất giống cá cảnh ở
Nha Trang. Cá đưa vào thí nghiệm có khối
lượng trung bình 0,38 ± 0,04 g/con và chiều
dài 3,23 ± 0,08 cm/con. Thí nghiệm được bố trí
tại phòng thí nghiệm Norad - Viện Nuôi trồng
Thủy Sản – Trường Đại học Nha Trang trong
thời gian 8 tuần.
industrial feed had a signifi cant effect on growth and survival rate of siamese fi ghting juveniles. The treatment
that young siamese fi ghting fi shes were fed live worms had the highest growth performance about length and
weight (SGRL= 0.43 ± 0.04 %/day, SGRW= (1.90 ± 0.13 %/day). Conversely, the lowest growth about length
(SGRL= 0.24 ± 0.06 %/day) and about weight (1.31 ± 0.18 %/day) was recorded when siamese fi ghting fi shes
were fed with industrial feed, statistically signifi cant (P < 0.05). The color of fi shes when feeding siamese
fi ghting fi shes with live worms was better than that of industrial feeds. The body color of fi sh was dark black,
light blue. The tail of fi sh was wide and blue. The survival rate was highest (96.7 ± 4.3 %) when siamese
fi ghting fi shes were fed with industrial feed and lowest (68.7 ± 3.3 %) when they were fed with frozen worms,
statistically signifi cant (P < 0.05).
Keyword: Siamese fi ghting, live worms, frozen worms, industrial feed, growth, survival rate
Hình 1: Cá xiêm đá
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí với 4 nghiệm thức thức
ăn khác nhau là: 100% trùn chỉ sống, 100%
trùn đông lạnh, 50% trùn chỉ sống + 50%
thức ăn công nghiệp (Kaokui), 100% thức ăn
công nghiệp (Kaokui), mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên
trong các bể kính có kích thước 25x25x40 cm3,
mật độ 30 cá thể/bể. Nguồn nước sử dụng là
nước máy đã được loại bỏ hoàn toàn chlorine
và gây màu bằng lá bàng khô. Các yếu tố môi
trường như pH, nhiệt độ, Oxy, cũng được đo
hàng ngày trong quá trình thí nghiệm.
Hình 2: Bố trí thí nghiệm
2.2 Chăm sóc và quản lý
Hằng ngày cá sẽ được cho ăn 2 lần/ngày
lúc 8 giờ và 15 giờ 30 cho ăn theo kiểu thỏa
mãn nhu cầu. Sau mỗi cữ ăn sẽ xiphong loại
bỏ lượng thức ăn dư thừa và thay 20% lượng
nước/ngày. Hàng ngày quan sát tình trạng
sức khỏe của cá trước khi cho ăn và ghi lại số
lượng cá bị chết.
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Khối lượng và kích thước cá ban đầu được
xác định trước khi bố trí thí nghiệm. Định kỳ
hai tuần và khi kết thúc thí nghiệm tiến hành
cân đo để xác định khối lượng và chiều dài
cuối, đếm tổng số cá thể còn lại. Các số liệu
thu được dùng để tính toán tỷ lệ sống, tốc độ
sinh trưởng tương đối và tuyệt đối. Khối lượng
của cá được cân bằng cân điện tử (KD-TBED
320) độ chính xác 0,0001g. Chiều dài cơ thể
được đo bằng giấy đo kỹ thuật có chia vạch tới
mm, được ép plastic.
TLS =
N
2 x 100%
N
1
+ Tỉ lệ sống
Trong đó:
TLS: là tỉ lệ sống của cá
N2: là tổng số cá thu được khi kết thúc thí nghiệm
N1: là tổng số cá thả ban đầu
+ Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều
dài SGRL và khối lượng SGRw(%/ngày).
SGR
L
=
Ln (L
2
) - Ln (L
1
)
x 100% và SGR
W
=
Ln (W
2
) - Ln (W
1
)
x 100%
t t
+ Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài Ln và khối lượng Wn
L
n
=
L
2
- L
1 x 100% và W
n
=
W
2
- W
1 x 100%
t t
Trong đó:
SGRL: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều
dài toàn thân (% ngày)
SGRw: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối
lượng (% ngày)
Ln : Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài
Wn :Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng
L1, L2: Chiều dài của trùn chỉ ở thời điểm bắt
đầu và tại thời điểm kiểm tra.
W1, W2: Khối lượng của trùn chỉ ở thời điểm bắt
đầu và thời điểm kiểm tra
t: Khoảng thơi gian giữa hai lần kiểm tra
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51
3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sẽ được nhập và lưu giữ trên
phần mềm Microsoft excel 2013 để tính giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn. So sánh giá tri
trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phân
tích phương sai 1 yếu tố ANOVA và phép thử
Duncan với mức ý nghĩa <0,05 trong phần
mềm SPSS Version 20.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả yếu tố môi trường trong quá
trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH,
O2 giữa các nghiệm thức chênh lệch nhau
không lớn (Bảng 1). Do thí nghiệm được bố
trí trong phòng thí nghiệm nên sự tác động từ
môi trường ngoài được kiểm soát. Sau mỗi lần
cho ăn thức ăn thừa được loại bỏ bằng hình
thức siphon. Lượng nước thay mới hàng ngày
từ 10 đến 30%, nên một số yếu tố môi trường
khác cũng được kiểm soát như NH3/NH4 <
1ppm; NO2 < 0.5ppm. Mặc dù hàm lượng Oxy
hòa tan thấp ở các nghiệm thức chỉ biến động
từ 2,2 đến 3,0 mg/lít, do thể tích bể kính bố
trí thí nghiệm nhỏ (25x25x40 cm3), mật độ thả
nuôi cao 30 con/bể lại không có hệ thống sục
khí nhưng cá vẫn hoạt động và bắt mồi bình
thường bởi vì cá xiêm đá có thể chịu được
ngưỡng oxy thấp. Như vậy, nhìn chung các
yếu tố môi trường phù hợp với sự phát triển
của cá trong giai đoạn này. Với sự biến động
không đáng kể, yếu tố môi trường không ảnh
hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
thí nghiệm.
Bảng 1: Các yếu tố môi trường khi ương nuôi cá xiêm đá
Yếu tố
Nghiệm thức
Trùn chỉ sống Trùn chỉ đông lạnh Trùn sống + Kaokui Kaokui
Nhiệt độ (ºC) 26,5 – 28,0 27,0 – 28,0 27,0 – 29,0 26,0 – 28,5
Oxy (mg/L) 2,2 – 3,0 2,5 – 2,7 2,6 – 2,8 2,4 – 2,4
pH 6,4 – 6,8 6,4 – 6,5 6,4 – 6,8 6,4 – 6,7
2. Ảnh hưởng của thức ăn là trùn chỉ và
thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng của
cá xiêm đá
2.1 Sinh trưởng chiều dài của cá xiêm đá
Kết quả trình bày tại Bảng 2 cho thấy, chiều
dài trung bình của cá xiêm đá cao nhất 4,08 ±
0,10 cm/con ở nghiệm thức nuôi ương cá bằng
trùn chỉ sống, sai khác có ý nghĩa thống kê
với nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Ngược lại,
sự sai khác về chiều dài trung bình của cá ở
nghiệm thức sử dụng trùn chỉ đông lạnh, thức
ăn công nghiệp (Kaokui) và phối hợp thức ăn
công nghiệp (Kaokui) với trùn chỉ sống không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) (Bảng 2).
Bảng 2: Chiều dài trung bình (cm/con) của cá xiêm đá cho ăn bằng thức ăn khác nhau
Ngày nuôi
Nghiệm thức
Trùn chỉ sống Trùn chỉ đông lạnh Kaokui Trùn chỉ sống + Kaokui
Thả nuôi 3,22 ± 0,10a 3,22 ± 0,06a 3,22 ± 0,06a 3,22 ± 0,10a
14 3,37 ± 0,12b 3,33 ± 0,07a 3,30 ± 0,06a 3,32 ± 0,06a
28 3,74 ± 0,04b 3,55 ± 0,06a 3,48 ± 0,15a 3,53 ± 0,03a
42 3,85 ± 0,06b 3,60 ± 0,05a 3,58 ± 0,13a 3,55 ± 0,10a
56 4,08 ± 0,10b 3,68 ± 0,09a 3,65 ± 0,15a 3,72 ± 0,08a
Trung bình ± độ lệch chuẩn. Ký tự mũ trên cùng một hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài
của nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ sống cao hơn
so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn khác.
Kết thúc thí nghiệm, tốc độ sinh trưởng đặc
trưng về chiều dài của cá đạt lớn nhất là 0,43
± 0,04 %/ngày ở nghiệm thức cho cá ăn trùn
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
chỉ sống, thấp nhất là 0,24 ± 0,06 %/ngày ở
nghiệm thức nuôi bằng thức ăn công nghiệp
(Kaokui) (P < 0,05). Sự sai khác về tốc độ sinh
trưởng đặc trưng của cá ở nghiệm thức cho
ăn trùn đông lạnh, thức ăn công nghiệp và kết
hợp giữa công nghiệp với trùn sống không có
ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Hình 3. Như vậy,
dạng sinh khối của trùn chỉ không những ảnh
hưởng tới chiều dài trung bình của cá mà còn
ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng đặc trưng
của cá. Cá xiêm đá có tốc độ sinh trưởng đặc
trưng thấp dao động từ 0,23 đến 0,43 %/ngày
giữa các nghiệm thức bởi vì chúng thuộc nhóm
cá cảnh có kích thước trưởng thành nhỏ.
Hình 3: Ảnh hưởng của thức ăn là trùn chỉ và thức ăn công nghiệp chỉ lên SGR
L
(% ngày)
2.2. Sinh trưởng khối lượng của cá xiêm đá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng
trung bình cá khi kết thúc thí nghiệm đạt cao
nhất (1,10 ± 0,16 g/con) ở nghiệm thức cá
được nuôi bằng trùn chỉ sống, thấp nhất đạt
0,79 ± 0,08 ở nghiệm thức nuôi cá bằng
thức ăn công nghiệp, sai khác có ý nghĩa
thống kê (P < 0,05). Mặc dù, khối lượng
trung bình của cá ở nghiệm thức sử dụng
thức ăn công nghiệp thấp hơn hai nghiệm
thức sử dụng trùn chỉ đông lạnh và phối
hợp trùn chỉ sống với thức ăn công nghiệp
nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê
(P > 0,05) Hình 4.
Hình 4: Sinh trưởng về khối lượng của cá xiêm đá trong 56 ngày thí nghiệm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
Tương tự, loại thức ăn trong nghiên cứu
giúp gia tăng đáng kể tốc độ sinh trưởng đặc
trưng về khối lượng của cá xiêm đá. Trong đó,
cá ăn trùn chỉ sống có tốc độ sinh trưởng đặc
trưng về khối lượng cao nhất (1,90 ± 0,13 %/
ngày), nghiệm thức nuôi cá bằng thức ăn công
nghiệp có tốc độ sinh trưởng thấp nhất (1,31
± 0,18 %/ngày), sai khác có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt
thống kê giữa tốc độ sinh trưởng đặc trưng về
khối lượng của cá ở các nghiệm thức ương
nuôi cá bằng trùn chỉ đông lạnh (1,41 ± 0,34
%/ngày) với nghiệm thức kết hợp trùn chỉ sống
với thức ăn công nghiệp (1,48 ± 0,07 %/ngày)
và nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp
(Hình 5).
Hình 5: Ảnh hưởng của thức ăn là trùn chỉ và thức ăn công nghiệp chỉ lên SGR
W
(%/ngày)
Điều này cho thấy, trong phạm vi nghiên
cứu thì trùn chỉ sống là thức ăn tốt nhất để
ương nuôi cá xiêm đá. Cá ở nghiệm thức nuôi
bằng trùn chỉ sống không chỉ có chiều dài,
khối lượng trung bình ở cuối đợt thí nghiệm
lớn nhất mà tốc độ sinh trưởng cả về chiều
dài và khối lượng của cá ở nghiệm thức này
đều đạt cao nhất, sai khác có ý nghĩa thống
kê với các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Cá
ăn trùn chỉ sống có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn so với ăn các loại thức ăn khác như cá
tạp, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp đã
được nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra. Cá
bống tượng (Oxyoleotris marmorata) giai đoạn
cá hương có tốc độ tăng trưởng về khối lượng
và chiều dài cao nhất khi được nuôi bằng trùn
chỉ sống so với nghiệm thức nuôi cá bằng thức
ăn chế biến và cá tạp [1]. Cá chép (Cyprinus
carpio) giai đoạn cá bột ăn trùn chỉ sống có
tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng
tốt hơn so với khi cá ăn thức ăn hỗn hợp hoặc
kết hợp thức ăn hỗn hợp với trùn chỉ sống [5].
Trong sản xuất giống cá chạch lấu
(Mastacembelus favus), khi cá mới nở tuần
ương đầu tiên cho ăn Moina, từ tuần nuôi thứ
2 cá được cho ăn trùn chỉ đến khi kết thúc thí
nghiệm (cá được 45 ngày tuổi) thì cho tỷ lệ
sống cao nhất 60%. Trái lại, hai nghiệm thức
bón phân gây thức ăn tự nhiên và sử dụng
thức ăn chế biến tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 2%
và 1% tương ứng [3]. Như vậy, trùn chỉ sống là
thức ăn không thể thiếu trong sản xuất giống
cá đặc sản nước ngọt như cá bống tượng, cá
chép và cá chạch lấu.
3. Ảnh hưởng của thức ăn là trùn chỉ và thức
ăn công nghiệp lên tỉ lệ sống cá xiêm đá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thức ăn là
trùn chỉ và thức ăn công nghiệp ảnh hưởng
rõ ràng tới tỷ lệ sống của cá ương. Tỷ lệ sống
của cá ở nghiệm thức cho ăn trùn chỉ sống đạt
cao (93,3 ± 2,7 %). Trái lại, nghiệm thức cho
cá ăn trùn đông lạnh có tỷ lệ sống thấp nhất
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
(68,7 ± 3,3 %), sai khác có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá xiêm
đá cao nhất ghi nhận được ở nghiệm thức nuôi
cá bằng thức ăn công nghiệp (96,7 ± 4,3 %),
sai khác không có ý nghĩa thống kê với nghiệm
thức nuôi cá bằng trùn chỉ sống và nghiệm
thức phối hợp giữa trùn chỉ sống với thức ăn
công nghiệp (Hình 6).
Hình 6: Tỉ lệ sống của cá xiêm đá ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau
Mặc dù trùn chỉ là thức ăn ưa thích của
nhiều loài cá và giáp xác, đối tượng nuôi trồng
thủy sản ăn trùn chỉ thường có tốc độ sinh
trưởng nhanh hơn các loài thức ăn chế biến
hoặc thức ăn công nghiệp nhưng tỷ lệ sống ở
các nghiệm thức ương nuôi cá bằng trùn chỉ
không phải là cao nhất. Tỷ lệ sống của cá ngát
(Plotosus canius) giai đoạn giống sau 30 ngày
ương đạt cao nhất ở nghiệm thức ương cá
bằng cá tạp, tiếp đến mới là nghiệm thức ương
cá bằng trùn chỉ và thức ăn chế biến [2]. Tỷ lệ
sống của cá bống tượng giai đoạn cá hương
lên cá giống cao nhất (90%) ở nghiệm thức
cho ăn cá tạp, tiếp đến là 86,67% ở nghiệm
thức cho ăn trùn chỉ và thấp nhất 55,55% ở
nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến [1]. Tỷ
lệ sống ở các nghiệm thức cho ăn trùn chỉ của
các nghiên cứu trên thấp là do sử dụng trùn chỉ
thu ngoài tự nhiên. Trùn chỉ thu ngoài tự nhiên
có thể nhiễm bẩn hoặc một số mầm bệnh từ
môi trường sống, tác động không tốt tới đối
tượng thí nghiệm. Do đó, để nâng cao tỷ lệ
sống khi ương nuôi cá bằng trùn chỉ sống cần
sử dụng nguồn trùn chỉ nuôi sinh khối, xử lý
sạch bẩn lẫn trong búi trùn chỉ.
IV. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Cá xiêm đá được cho ăn trùn chỉ sống có tốc
độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng tốt nhất,
sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức
cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh, thức ăn công nghiệp,
phối hợp thức ăn công nghiệp với trùn chỉ sống (P
< 0,05). Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối
lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm
ở nghiệm thức cá được cho ăn trùn chỉ sống lần
lượt là 0,43 ± 0,04 %/ngày và 1,90 ± 0,13 %/ngày.
Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ăn thức ăn
công nghiệp là cao nhất đạt (96,7 ± 4,3 %), tiếp
đến nghiệm thức phối hợp trùn chỉ sống và thức
ăn công nghiệp 94,2 ± 1,7 %, nghiệm thức cá ăn
trùn chỉ sống là 93,3 ± 2,7 %. Tỷ lệ sống của cá
thấp nhất (68,7 ± 3,3 %) được ghi nhận ở nghiệm
thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh.
2. Kiến nghị
Tiếp tục những nghiên cứu khác về cá xiêm
đá giai đoạn cá hương như ảnh hưởng của thức
ăn đến quá trình thể hiện tính đực của cá, ảnh
hưởng của việc bổ sung carotenoid tự nhiên tới
màu sắc của cá để hoàn thiện quy trình ương
nuôi đối tượng này.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Thị Anh, 2017. Ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng
(Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852) giai đoạn cá hương, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản.
2. Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt, Lý Văn Khánh và Cao Mỹ Án, 2011. Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác
nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngát (Plotosus canius Hamilton 1882) giai đoạn giống. Tạp chí khoa
học trường Đại học Cần Thơ, 18b 254-261.
3. Nguyễn Thành Trung, 2012. Nguyễn Tường An, Nguyễn Quốc Thanh, Thử nghiệm sản xuất giống cá chạch lấu
(Mastacembelus favus). Tạp chí, Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp. Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
4. Giere, O and O. Plannkuche, 1982. Biology and ecology of marine oligochaete, a review. In: M Bames (ed),
Aberdeen Universily Press, pp: 173 -308
5. Mahfuj. M S, M A Hossain and M G Sarower, 2012. Effect of different feeds on larval development and sur-
vival of ornamental koi carp, Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) larvae in laboratory condition. Journal of the
Bangladesh Agricultural University. ISSN 2408-8684 (Online) Contact journal editor.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_thuc_an_la_trun_chi_va_thuc_an_cong_nghiep_len.pdf