Kiểm định giả thuyết H2: Giả thiết H2 cho
rằng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp làm
giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả
phân tích hồi quy chỉ ra, biến X2 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.151 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật thì họ
có xu hướng gắn bó hơn đối với công ty và
giảm ý định chuyển việc.
Kiểm định giả thuyết H3: Giả thiết H3 cho
rằng trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp làm
giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả
phân tích hồi quy chỉ ra, biến X3 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.103 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp thực hiện đúng và có đạo đức trong hoạt
động kinh doanh của mình thì họ có xu hướng
gắn bó hơn đối với công ty và giảm ý định
chuyển việc.
Kiểm định giả thuyết H4: Giả thuyết H4
cho rằng trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
làm giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết
quả phân tích hồi quy chỉ ra, biến X4 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.108 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện và có
trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thì họ có xu
hướng gắn bó hơn đối với công ty và giảm ý
định chuyển việc.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển việc của nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất gạch tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018)
MỤC LỤC
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 08, tháng 12 năm 2018
Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI
Phạm Hồng Trƣờng, Hoàng Thanh Hải - Tối thiểu hóa thời gian chậm trễ tối đa khi thực hiện giải
quyết các công việc trong nhà máy chỉ có một dây chuyền sản xuất .......................................................... 2
Nguyễn Đức Thu, La Quí Dƣơng - Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển việc của
nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất gạch tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 6
Phạm Thị Thanh Mai, Trần Thị Kim Oanh, Hà Kiều Trang - Thực hành kinh doanh sản phẩm
handmade từ nguyên vật liệu tái chế ......................................................................................................... 11
Lê Ngọc Nƣơng, Cao Thị Thanh Phƣợng - Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................... 17
Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ
Aaron Kingsbury, Dƣơng Hoài An, Phạm Văn Tuấn - Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành sản
xuất chè: Trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam ............................................................................ 23
Dƣơng Thị Huyền Trang, Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Lê Thị Thanh Thƣơng - Phân tích biến động hiệu
quả kinh tế trồng bưởi diễn tại xã Tân Quang - Thành phố Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên .................. 32
Nguyễn Thị Nhung, Trịnh Thị Thu Trang - Phát triển mô hình hợp tác xã ở các tỉnh trung du, miền
núi phía bắc trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................................... 38
Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Thúy Linh - Kết quả thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông
nghiệp và hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 48
Dƣơng Hoài An, Hoàng Văn Cƣờng, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trồng hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu số liệu
chuỗi.......................................................................................................................................................... 54
Nguyễn Việt Dũng, Dƣơng Thanh Tình - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại
Bắc Ninh thực trạng và giải pháp............................................................................................................. 60
Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING
Zhou Xiao Hong, Bùi Thị Thúy - Tại sao người dùng lại sáng tạo nội dung - Ứng dụng của thuyết
hành vi có kế hoạch................................................................................................................................... 65
Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Ngô Hoài Thu - Phân tích các yếu tố tác động đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực .............................................. 72
Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thu Trang - Một số vấn đề pháp lý về tranh chấp liên quan đến
chủ thể của hợp đồng tín dụng .................................................................................................................. 79
Nguyễn Thị Tuân, Nguyễn Thị Dung - Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong
Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên............................................................................................... 85
Hoàng Thanh Hải, Trần Đình Chúc, Nguyễn Quỳnh Hoa - Mô hình hồi quy logistic trong đo lường
xác suất vỡ nợ khách hàng tín dụng cá nhân ............................................................................................ 92
Tạp chí
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Journal of Economics and Business Administration
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
6
ẢNH HƢỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN Ý ĐỊNH CHUYỂN VIỆC CỦA NHÂN
VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Đức Thu1, La Quí Dƣơng2
Tóm tắt
Trách nhiệm xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý. Bài viết
này phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển việc của nhân viên trong các doanh
nghiệp sản xuất gạch ở Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức về trách nhiệm xã hội
của công ty gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện
có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định chuyển việc của nhân viên. Khi nhân viên nhận thức về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp cao có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với công ty, giảm ý định chuyển
việc. Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại các công ty sản xuất gạch
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có giải pháp quan trọng trong việc tạo cho nhân viên sự gắn bó lâu dài
với công ty.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của công ty, ý định chuyển việc của nhân viên, công ty sản xuất gạch.
THE EFFECTS OF SOCIAL RESPONSIBILITY ON THE EMPLOYEES’
TURNOVER INTENTION AT THE BRICK MANUFACTURING ENTERPRISES
IN THAI NGUYEN PROVINCE
Abstract
Social responsibility receives much attention from researchers and managers. This article analyzes the
impact of social responsibility on the turnover intention of employees in brick manufacturing enterprises
in Thai Nguyen. Research results indicate that the corporates’ awareness of social responsibility
including economic responsibility, legal responsibility, moral responsibility and charitable
responsibility negatively influences employees' turnover intention. When employees are highly aware of
the social responsibility of the enterprises, they tend to work for a longer time, reducing their intention
to quit their jobs. The research results also help business managers in brick manufacturing companies
in Thai Nguyen province have important solutions to make employees have a long-term commitment to
the company.
Từ khóa: Corporate social responsibility, employees’ turnover intention, brick manufacturing
companies
1. Đặt vấn đề
Tại Thái Nguyên, có nhiều doanh nghiệp
đang đối mặt với khó khăn với việc nhân viên
của họ, sau một thời gian làm việc, đã bỏ việc.
Công ty mất tiền cho việc tuyển chọn và đào tạo
nhân viên, nhưng thời gian làm việc ngắn gây
nhiều lãng phí. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp
có thực hiện trách nhiệm xã hội thì tỷ lệ này
giảm. Liệu có mối liên hệ giữa trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp và hành vi bỏ việc của
nhân viên hay không? Hiện tại, có một số công
trình đề cập tới trách nhiệm xã hội và sự hài lòng
của nhân viên. Nghiên cứu của Glavas, A và các
đồng nghiệp (2013) có xác định mối quan hệ
giữa trách nhiệm xã hội và nhận diện nhân viên
trong tổ chức [1]. Pettijohn và các đồng nghiệp
(2008) nghiên cứu và chỉ ra có mối quan hệ giữa
nhận thức về mối quan hệ giữa hành vi đạo đức
và ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên cũng
như ý định chuyển việc của nhân viên [2]. Yang,
J. T (2008) cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa cam
kết của nhân viên tới ý định chuyển việc của họ
[6]. Chưa có nghiên cứu nào đề cập tới ảnh
hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển
việc của nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất
gạch ở Thái Nguyên. Nếu hiểu rõ mối quan hệ
này giúp cho các nhà quản lý nâng cao sự hài
lòng trong công việc của nhân viên, giảm tỷ lệ
chuyển việc và nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp bằng cách thực hiện trách nhiệm
xã hội. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp tới ý định chuyển việc của nhân viên tại
các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội đã thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà khoa học trong thời gian gần
đây. Trước đây, các công ty thường tập trung vào
các chiến lược cho hoạt động kinh doanh của họ
và cho mục tiêu lợi nhuận như khác biệt hóa, đa
dạng hóa, tập trung hóa và toàn cầu hóa. Trong
cơ sở lý luận về quản lý, các vấn đề liên quan tới
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
7
phát triển bền vững và có trách nhiệm hoạt động
kinh doanh đã được nghiên cứu trong phạm vi
nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Waddock (2004) định nghĩa trách nhiệm xã hội
đó là việc quan tâm cho lợi ích của người khác
và cho môi trường với mục tiêu là tạo ra giá trị
cho doanh nghiệp [5]. Trách nhiệm xã hội được
thể hiện trong chiến lược và triển khai hoạt động
mà một công ty thực hiện để phát triển trong mối
quan hệ với lợi ích của các đối tượng liên quan
chủ yếu và môi trường hoạt động.
2.2. Ý định chuyển việc của nhân viên
Nhiều nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu
lòng trung thành của nhân viên. Đây là vấn đề
quan trọng vì nhân viên không trung thành sẽ
gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong
nghiên cứu này, ý định chuyển việc được định
nghĩa như là ý định của cá nhân mong muốn tìm
một công việc khác mới hơn.
2.3. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và
ý định chuyển việc của nhân viên
Theo các nhà nghiên cứu, nhân viên được
đánh giá là tài sản quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cố gắng quan
tâm tới nhân viên của mình. Trong thực tế, trách
nhiệm của doanh nghiệp là vấn đề quản lý quan
trọng và có vai trò hàng đầu trong việc khuyến
khích tính trách nhiệm của nhân viên.
Nhu cầu của con người về an toàn và được
bảo vệ nảy sinh từ rủi ro từ sự bóc lột đó là sự
tương tác xã hội cơ bản. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của
nhân viên và làm dịu bớt mong muốn được an
toàn và bảo vệ của nhân viên. Điều này tạo ra các
kết quả tích cực cho doanh nghiệp. Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp liên quan tới nhân viên
và gia đình họ sẽ giảm hành vi lệch lạc và chống
đối của nhân viên. Ngoài ra trách nhiệm xã hội
cũng giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Khi
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với nhân
viên của mình về các mặt như đảm bảo về quyền
lợi kinh tế, đảm bảo thực hiện trách nhiệm pháp
lý, có đạo đức trong hoạt động kinh doanh của
mình và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
sẽ giúp cho nhân viên tin tưởng hơn vào công ty
và người lãnh đạo.
Khi nhân viên tin tưởng vào người lãnh đạo,
họ sẽ cam kết gắn bó với công việc của công ty
trong thời gian dài. Vì trong công ty thực hiện
trách nhiệm xã hội, giá trị của tổ chức và việc
thực hiện song hành gần gũi với giá trị mà các cá
nhân mong muốn, điều này dẫn tới việc tăng ý
thức trung thành của nhân viên của công ty.
Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tới sự hài lòng
trong công việc của nhân viên và từ đó ảnh
hưởng tới sự hài lòng trong công việc của họ.
Nhân viên có xu hướng trung thành hơn với công
ty mà họ đang làm.
Từ phần lý luận trên các giả thuyết được đề
xuất như sau:
H1: Trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
làm giảm ý định chuyển việc của nhân viên.
H2: Trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp làm giảm ý định chuyển việc của nhân
viên.
H3: Trách nhiệm đạo đức của doanh
nghiệp làm giảm ý định chuyển việc của nhân
viên.
H4: Trách nhiệm từ thiện của doanh
nghiệp làm giảm ý định chuyển việc của nhân
viên.
Mô hình nghiên cứu sẽ như sau:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Trách nhiệm
pháp lý
Trách nhiệm
kinh tế
Trách nhiệm
đạo đức
Trách nhiệm
từ thiện
Ý định chuyển
việc
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
8
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này lựa chọn phương pháp khảo
sát bảng hỏi để thu thập số liệu. Khảo sát bảng hỏi
có khả năng phát hiện vấn đề trong điều kiện thực
tế hơn là bị giới hạn trong phòng thí nghiệm hoặc
điều kiện giả định. Đối tượng điều tra đó là công
nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp sản
xuất gạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trước
tiên, người trả lời sẽ được khảo sát về nhận thức
của họ đối với trách nhiệm xã hội của công ty trên
bốn khía cạnh: Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm
kinh tế, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ
thiện. Tiếp theo đó, người trả lời được hỏi về ý
định chuyển việc của họ. Dựa trên nhận thức của
nhân viên và ý định của họ, nghiên cứu sẽ phân
tích mối quan hệ bằng mô hình hồi quy.
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được xác định dựa trên số
lượng mục hỏi sử dụng trong bảng hỏi [3]. Số
lượng mục hỏi sử dụng trong bài 22 mục hỏi như
vậy mẫu điều tra n >= 5*22+50= 160. Trong bài
này, tác giả điều tra 200 người là nhân viên làm
việc tại các công ty sản xuất gạch tại Thái
Nguyên. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được
sử dụng trong nghiên cứu này.
Thang đo: Để đo lường trách nhiệm xã
hội, 18 mục hỏi được sử dụng. Các mục hỏi này
được trích từ nghiên cứu của Glavas cùng các
đồng nghiệp (2013) sử dụng thang đo Likert 7
mức (Từ rất đồng ý đến rất không đồng ý) để
thể hiện mức độ đồng ý với mục hỏi [1]. Để đo
lường ý định chuyển việc của nhân viên, bốn
mục hỏi được sử dụng. Các mục hỏi này được
trích từ nghiên cứu của Schwepker (2001) [4].
Quy trình xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã
hóa. Sau đó quá trình phân tích nhân tố khám
phá được thực hiện nhằm xác định các nhân tố,
kiểm định tính đơn hướng của thang đo. Đồng
thời, việc kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng
hệ số Cronbach alpha cũng được thực hiện. Phân
tích nhân tố khẳng định được thực hiện nhằm
kiểm tra độ hội tụ và độ phân biệt của thang đo.
Độ hội tụ thể hiện mức độ tập trung của các mục
hỏi đo lường cho một biến. Kiểm định độ phân
biệt là mức độ tại đó thang đo là duy nhất và
không đơn giản là phản ánh các biến khác.
4. Phân tích số liệu và kiểm định giả thuyết
Phân tích số liệu
Phân tích nhân tố khám phá và kiểm định
độ tin cậy: Trong số 18 mục hỏi được dùng để đo
lường nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã
hội, năm mục hỏi từ KSR1 đến KSR5 thuộc cùng
một nhân tố được đặt tên là trách nhiệm kinh tế
(thể hiện cho biến X1 trong mô hình). Tuy nhiên
khi kiểm định độ tin cậy, một mục hỏi (KSR5) bị
loại do biểu hiện giá trị đo độ tin cậy thấp và khi
bỏ mục hỏi này thì giá trị độ tin cậy tăng cao. Hệ
số cronbach Alpha của bốn mục hỏi còn lại đạt
0,83. Năm mục hỏi đo lường trách nhiệm pháp lý
của doanh nghiệp từ LCSR 1 đến LCRS5 (đo
lường cho biến X2 trong mô hình). Thang đo này
biểu hiện tốt với giá trị tải đều lớn hơn 0,6 và hệ
số Cronbach Alpha đạt 0,77. Bốn mục hỏi đo
lường trách nhiệm đạo đức từ ECRS1 đến
ECRS4 (đo lường cho biến X3 trong mô hình)
cũng biểu hiện thang đo này khá tin cậy với giá
trị Cronbach Alpha đạt 0,80. Bốn mục hỏi đo
lường trách nhiệm từ thiện từ PCRS1 tới PCRS4
(đo lường cho biến X4 trong mô hình) có một
mục hỏi thuộc một nhân tố khác. Ba mục hỏi còn
lại thể hiện thang đo này đạt mức tin cậy cao với
giá trị Cronbach Alpha đạt 0,84. Bốn mục hỏi đo
lường ý định chuyển việc của nhân viên từ TI1
đến TI4 (đo lường cho biến phụ thuộc Y trong
mô hình) cũng đảm bảo độ tin cậy và chính xác
với hệ số Alpha đạt 0,81.
Kiểm định độ hội tụ: Kiểm tra độ hội tụ của
thang đo được đánh giá dựa trên mức ý nghĩa của
hệ số tải của mục hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, giá trị kiểm định t-value của các hệ số tải
ước lượng chuẩn đều có ý nghĩa ở mức 0,01. Hệ
số tin cậy tổng hợp của biến khá cao. Kết quả
này chứng minh thang đo là đáng tin cậy và hội
tụ. Mô hình đo lường cho các biến chỉ ra mức độ
phù hợp hợp lý với X2 =151.24, GFI=.91,
CFI=.95, RMSEA=.0604.
Kiểm định độ phân biệt. Kết quả chỉ ra rằng
các thang đo là phân biệt và duy nhất. Hệ số
phương sai trích trung bình đều lớn hơn bình
phương tương quan giữa các cặp biến.
Kiểm định giả thuyết: Để kiểm định giả
thuyết, mô hình sau được hồi quy:
Y = β0 + β1X1 + β2 X2 + β3X3 + β4 X4 + ε
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
9
Trong đó : Y là biến phụ thuộc. Nó phản
ánh ý định chuyển việc của nhân viên.
β0, β1, β2 .....: Các hệ số hồi quy riêng phần
X1: Trách nhiệm kinh tế; X2: Trách nhiệm
pháp lý; X3: Trách nhiệm đạo đức; X4: Trách
nhiệm từ thiện. Kết quả hồi quy được thể hiện ở
bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Kết quả hồi quy
Biến
Hệ số hồi quy chƣa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy đã
chuẩn hóa
T value p-value VIF
B
Sai số
chuẩn
Beta
Hệ số chặn 0,703 0,159 4,526 0,000
X1 -0,206 0,040 -0,289 5,604 -0,000 2,143
X2 -0,151 0,051 -0,146 2,957 -0,008 2,011
X3 -0,103 0,0328 -0,131 3,007 -0,003 2,332
X4 -0,108 0,042 -0,106 2,892 -0,004 1,811
Biến phụ thuộc là ý định chuyển việc Y.
Kiểm định giả thuyết H1: Giả thiết H1 cho
rằng trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp làm
giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả
phân tích hồi quy chỉ ra, biến X1 có quan hệ
ngược chiều với biến phụ thuộc Y với hệ số β =
-0.206 (0.000). Như vậy, khi nhân viên nhận
thức được trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
thì họ có xu hướng gắn bó hơn đối với công ty
và giảm ý định chuyển việc.
Kiểm định giả thuyết H2: Giả thiết H2 cho
rằng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp làm
giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả
phân tích hồi quy chỉ ra, biến X2 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.151 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật thì họ
có xu hướng gắn bó hơn đối với công ty và
giảm ý định chuyển việc.
Kiểm định giả thuyết H3: Giả thiết H3 cho
rằng trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp làm
giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết quả
phân tích hồi quy chỉ ra, biến X3 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.103 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp thực hiện đúng và có đạo đức trong hoạt
động kinh doanh của mình thì họ có xu hướng
gắn bó hơn đối với công ty và giảm ý định
chuyển việc.
Kiểm định giả thuyết H4: Giả thuyết H4
cho rằng trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp
làm giảm ý định chuyển việc của nhân viên. Kết
quả phân tích hồi quy chỉ ra, biến X4 có quan hệ
ngược chiều với biến Y với β = -0.108 (0.000).
Như vậy, khi nhân viên nhận thức được doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện và có
trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thì họ có xu
hướng gắn bó hơn đối với công ty và giảm ý
định chuyển việc.
5. Thảo luận
Kết quả từ phân tích số liệu chỉ ra rằng khi
nhân viên nhận thức về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp cao hơn sẽ cảm thấy hài lòng với
công việc nhiều hơn và có xu hướng gắn bó hơn
với doanh nghiệp. Xây dựng được hình ảnh tốt
trong tâm trí nhân viên sẽ giúp các công ty có
được sự phục vụ tốt hơn của nhân viên. Doanh
nghiệp cần chú ý tới trách nhiệm về mặt kinh tế
đặc biệt đối với người thân, họ hàng của họ. Khi
nhân viên thỏa mãn về tiền lương sẽ cống hiến
hết mình cho doanh nghiệp. Thêm nữa, các
doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới trách nhiệm
đạo đức và từ thiện. Nhân viên sẽ làm việc nhiệt
tình và cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng khi họ cảm nhận được doanh nghiệp
mà họ đang làm việc có trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội. Các doanh nghiệp cần chú ý tăng
cường các hoạt động đối với cộng đồng và xã hội
từ đó tăng niềm tin đối với người lao động để họ
gắn bó lâu dài đối với công ty.
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018)
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Glavas, A., & Godwin, L. N. (2013). Is the perception of „goodness‟ good enough? Exploring the
relationship between perceived corporate social responsibility and employee organizational
identification. Journal of Business Ethics, 114: 15–27.
[2]. Pettijohn, C., Pettijohn, L., & Taylor, A. J. (2008). Salesperson perceptions of ethical behaviors:
Their influence on job satisfaction and turnover intentions. Journal of Business Ethics, 78(4), 545-557.
[3]. Smith, P. C., Kendall, L. M., & Hulin, C. L. (1969). The measurement of satisfaction in work and
retirement. Chicago: Rand McNally.
[4]. Schwepker, C. H. Jr. (2001). Ethical climate‟s relationship to job satisfaction, organizational
commitment, and turnover intention in the salesforce. Journal of Business Research, 54 (1), 39 - 52.
[5] Waddock S. A. (2004). Parallel universes: companies, academics, and the progress of corporate
citizenship. Bus. Soc. Rev. 109, 5 – 42.
[6]. Yang, J. T. (2008). Effect of newcomer socialization on organizational commitment, job
satisfaction, and turnover intention in the hotel industry. The Service Industries Journal, 28 (4), 429-44.
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Đức Thu
- Đơn vị công tác: Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: thuqtkd@tueba.edu.vn
2. La Quý Dƣơng
- Đơn vị công tác: Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 08/11/2018
Ngày nhận bản sửa: 19/12/2018
Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_trach_nhiem_xa_hoi_den_y_dinh_chuyen_viec_cua.pdf