Nghiên cứu về hạn chế tài chính và nắm
giữ tiền ở các doanh nghiệp Việt Nam cũng sử
dụng các phương pháp phân loại công ty hạn
chế tài chính tương tự như phương pháp sử
dụng trong bài nghiên cứa của Almeida và
cộng sự (2004), Azmat và Iqbal (2014) để
khảo sát về đặc điểm nắm giữ tiền mặt khi bị
hạn chế tài chính khác nhau như thế nào giữa
hai nhóm công ty hạn chế tài chính và không
hạn chế tài chính. Đồng thời cũng xem xét
việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí
Minh khi bị hạn chế tài chính thì khác nhau
như thế nào.
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu bài
nghiên cứu chỉ sử dụng được 693 quan sát đạt
yêu cầu tại Việt Nam để chạy phân loại về
mức độ hạn chế tài chính. Với phương pháp
phân loại theo chỉ số KZ, nhóm công ty hạn
chế tài chính gồm 296 quan sát, nhóm công ty
không hạn chế tài chính là 298 quan sát; theo
phương pháp chỉ số WW số này là 283 và 311
quan sát. Dựa trên kết quả thu được từ Bảng 4
và Bảng 5 của kết quả nghiên cứu có thể thấy
được rằng các công ty bị hạn chế tài chính ở
Việt Nam thường nắm giữ nhiều tiền mặt hơn
các công ty không bị hạn chế nhưng mức độ
chênh lệch không nhiều (0.711>0.632). Đồng
thời kết quả mà Bảng 6 và Bảng 7 đem lại cho
thấy rằng các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội khi bị hạn chế tài chính thường
có xu hướng nắm giữ ít tiền mặt hơn so với
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ
Chí Minh (0.584<0.766).
11 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng hạn chế tài chính đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 133
ẢNH HƯỞNG HẠN CHẾ TÀI CHÍNH ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NẮM GIỮ
TIỀN MẶT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
PHẠM HÀ
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - ha.p@ou.edu.vn
PHAN ĐINH QUẾ TRÂN
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – tranpdq.158f@ou.edu.vn
(Ngày nhận: 27/12/2017; Ngày nhận lại: 16/04/2018; Ngày duyệt đăng: 04/05/2018)
TÓM TẮT
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm sự vận hành
liên tục của doanh nghiệp, trong đó việc nắm giữ tiền mặt có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp khi mà nhu cầu
nắm giữ tiền mặt giúp các doanh nghiêp đáp ứng kịp thời các dự án đầu tư cũng như tạo thuận lợi cho các hoạt động
khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp có tiềm lực dồi dào sẽ dễ dàng hơn
so với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh và bị giới hạn nguồn vốn. Nghiên cứu này
tìm hiểu sự ảnh hưởng của hạn chế tài chính đến các quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp. Quyết định
nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt ra sao khi
doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán khác nhau. Với dữ liệu là 102 doanh nghiệp niêm yết trên
hai sàn chứng khoán Việt Nam và sử dụng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra được có mối quan hệ
đồng biến giữa hạn chế tài chính và nắm giữ tiền mặt đồng thời cho thấy sự nắm giữ tiền mặt vượt trội tại sàn Hồ
Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có được biện pháp vượt qua khó
khăn về tài chính trong hiện tại và tương lai.
Từ khóa: Doanh nghiệp niêm yết; Hạn chế tài chính; Nắm giữ tiền mặt.
Effect of financial constraints on cash holdings of Vietnamese listed companies
ABSTRACT
Working capital management plays an important role in ensuring continued operations of any business.
Especially, cash holdings are vital to businesses because holding on to their cash allows a timely response to
investment and enables them in other activities. However, holding cash in companies with abundant potential is
easier than in those with operational difficulties and limited capital. The study focuses on the impact of financial
constraints on firms' cash holding decisions and how such decisions differ among listed companies on the two stock
exchanges of Vietnam. Using the data collected from 102 listed companies on the Vietnamese Stock Exchanges and
qualitative research methods, the study finds positive correlation between financial constraints and cash holdings.
The study also shows an excessive cash holdings for businesses listed on Ho Chi Minh Stock Exchange. The
findings can help Vietnamese enterprises take proper measures to overcome current and future financial difficulties.
Keywords: Listed companies; Financial constraints; Cash holdings.
1. Giới thiệu
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 –
2008 đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn một
phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ
chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều, nhu cầu
vốn lưu động ngày càng cao. Phần thì chịu
ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ,
hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm
lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy rằng ngân hàng
nhà nước đã đưa mức lãi trần nhưng đều
không đạt kết quả do các ngân hàng thương
mại không thực hiện triệt để. Nợ xấu ngân
hàng ngày càng có xu hướng gia tăng. Chính
vì điều này đã tạo động cơ cho các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, tuổi
đời non trẻ buộc phải tích lũy và xây dựng
134 Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143
nguồn vốn nội bộ để trang trải cho chi phí và
các cơ hội đầu tư.
Nghiên cứu của Almeida và cộng sự
(2004) đã cung cấp bằng chứng rằng các công
ty hạn chế gia tăng tài trợ bên ngoài sẽ tiết
kiệm một phần dòng tiền tích lũy dưới dạng
tiền mặt hơn các công ty không có hạn chế.
Đồng thời nghiên cứu của Faulkender và cộng
sự (2006) đã cho thấy được tiền mặt mang lại
nhiều giá trị hơn cho công ty bị hạn chế tài
chính hơn là công ty không hạn chế tài chính
vì nắm giữ tiền mặt làm giảm khó khăn tài
chính. Mở rộng các nghiên cứu về việc nắm
giữ tiền mặt tại các công ty bị hạn chế tài
chính và không hạn chế tài chính, Denis và
Sibilkov (2010) đã dùng số liệu các công ty
niêm yết tại Mỹ để chứng minh việc một đôla
tăng thêm trong nắm giữ tiền đóng góp nhiều
hơn vào giá trị của các công ty bị hạn chế tài
chính hơn là công ty không bị hạn chế tài
chính. Mục tiêu nghiên cứu này là tìm hiểu về
đặc điểm nắm giữ tiền mặt khi bị hạn chế tài
chính của các doanh nghiệp được niêm yết
trên sàn chứng khoán Hà Nội và sàn chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nghiên
cứu về sự khác biệt khi nắm giữ tiền mặt của
các doanh nghiệp tại hai sàn chứng khoán
này. Cấu trúc bài nghiên cứu bao gồm: phần 1
giới thiệu, phần 2 tổng quan lý thuyết và các
nghiên cứu trước, phần 3 phương pháp và mô
hình nghiên cứu, phần 4 kết quả nghiên cứu
và cuối cùng là kết luận và khuyến nghị.
2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên
cứu trước
2.1. Lý thuyết về hạn chế tài chính và
quyết định nắm giữ tiền mặt
Keynes (1936) cho rằng sự cân bằng
thanh khoản cho phép các công ty thực hiện
các dự án có giá trị. Tuy nhiên, tầm quan
trọng của sự cân bằng thanh khoản bị ảnh
hưởng bởi mức độ mà các công ty tiếp cận với
nguồn vốn bên ngoài. Nếu một công ty có thể
huy động không hạn chế nguồn vốn bên ngoài
nghĩa là công ty không bị hạn chế tài chính thì
không có nhu cầu phòng ngừa trước những
nhu cầu đầu tư trong tương lai và thanh khoản
của công ty cũng không trở thành vấn đề quan
trọng. Đây cũng chính là cơ sở định nghĩa mà
Almeida và các cộng sự (2004) sử dụng trong
bài nghiên cứu. Nguồn vốn bên ngoài không
phải là thay thế hoàn hảo cho nguồn vốn nội
bộ nên chi phí tài chính từ nguồn vốn bên
ngoài có thể khác nhau đáng kể so với nguồn
nội bộ.
“Một công ty bị hạn chế tài chính nếu các
chi phí sẵn có của nguồn vốn bên ngoài ngăn
cản các công ty thực hiện các quyết định đầu
tư và buộc các công ty phải chọn thực hiện
bằng nguồn vốn nội bộ sẵn có” (Kaplan và
Zingales, 1997). Và trong nghiên cứu của
Denis và Sibilkov (2010) cũng nhận định về
công ty hạn chế tài chính giống như các định
nghĩa được nêu ra bên trên. Công ty với chi
phí sử dụng nguồn vốn bên ngoài cao tương
đương với công ty bị hạn chế tài chính sẽ dựa
nhiều hơn và các nguồn lực tài chính nội bộ
để hạn chế việc giảm đi đầu tư trong tương
lai, giảm hiệu quả hoạt động và sự tăng
trưởng của công ty.
Doanh nghiệp được xem là có hạn chế tài
chính khi doanh nghiệp đó có một khoảng
cách giữa chi phí vốn bên trong và chi phí vốn
bên ngoài. Doanh nghiệp nhiều hạn chế tài
chính khi khoảng cách giữa chi phí vốn bên
trong và chi phí vốn bên ngoài càng lớn.
Doanh nghiệp ít hạn chế tài chính hay không
có hạn chế tài chính khi nó có nhiều tài sản có
tính thanh khoản và giá trị thuần lớn.
Nắm giữ tiền mặt là nắm giữ một lượng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
và các khoản tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng
để chống lại sự biến đổi của dòng tiền. Vai trò
của nó trở nên quan trọng hơn đối với các
công ty hạn chế tài chính, đặc biệt là trong
thời gian khủng hoảng tài chính và nó cũng
ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của đầu tư với
dòng tiền. Đồng thời, nắm giữ tiền mặt có thể
được sử dụng hiệu quả như một thiết bị bảo
hiểm rủi ro chống lại sự biến động của dòng
tiền và hạn chế tài chính, tiếp cận được với
các cơ hội đầu tư sinh lời cao, giúp các doanh
nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng
nghiêm trọng (Azmat và Iqbal, 2014).
Một số phương pháp phân loại hạn chế tài
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 135
chính được sử dụng phổ biến trong các bài
nghiên cứu trước như sau: chi trả cổ tức, dòng
tiền, quy mô, chi phí tài trợ bên ngoài, khả
năng thanh toán lãi vay, chỉ số đo lường rủi ro
phá sản Z-score của Altman (1968), chỉ số đo
lường hạn chế tài chính KZ của Kaplan and
Zingales (1997), chỉ số phân biệt hạn chế tài
chính WW của Whited và cộng sự (2006).
2.2. Một số nghiên cứu trước về hạn chế
tài chính và nắm giữ tiền mặt
Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa hạn chế tài chính và nắm giữ
tiền mặt: Nắm giữ tiền mặt là phương pháp
hiệu quả để chống lại sự biến đổi của dòng
tiền. Vai trò của nó trở nên quan trọng hơn đối
với các công ty hạn chế tài chính, đặc biệt là
trong thời gian khủng hoảng tài chính và nó
cũng ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của đầu tư
với dòng tiền. Dựa trên mô hình của Almeida
và cộng sự (2004), Han and Qui (2007) đã xác
định được khoản dự trữ tiền mặt để đáp ứng
cho nhu cầu của các công ty. Kết quả cho thấy
rằng các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính sẽ
giữ nhiều tiền mặt để đáp ứng sự biến động về
dòng tiền trong khi các công ty không bị hạn
chế tài chính thì việc giữ nhiều tiền mặt lại
không quan trọng. Megginson and Wei (2012)
cho rằng các công ty khó tiếp cận với nguồn
vốn bên ngoài, có lợi nhuận và tăng trưởng
cao thì nắm giữ nhiều tiền mặt hơn so với các
công ty lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực
này dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm tiền mặt trong hiện tại để chuẩn bị cho
các cơ hội đầu tư trong tương lai mà không
hướng đến đầu tư ngày hôm nay. Điều này sẽ
gây ra bất lợi cho công ty khi bỏ qua các cơ
hội đầu tư có khả năng sinh lời cao (Azmat và
Iqbal, 2014).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Uyên
và Từ Thị Kim Thoa (2017) về việc ảnh
hưởng của dòng tiền đến việc nắm giữ tiền
mặt khi các công ty bị hạn chế tài chính.
Nghiên cứu sử dụng mẫu là 533 công ty niêm
yết trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam và 230
công ty giao dịch trên UPCOM và OTC trong
giai đoạn từ năm 2008 – 2014. Với việc sử
dụng phương pháp định lượng để hồi quy mô
hình, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty
chưa niêm yết có xu hướng nắm giữ nhiều
tiền mặt hơn trong khi các công ty niêm yết
thì không cần như vậy. Đồng thời bài nghiên
cứu cũng phân loại công ty chưa niêm yết là
công ty hạn chế tài chính còn công ty niêm yết
là công ty không hạn chế tài chính. Hai tác giả
này cũng từng nghiên cứu sự ảnh hưởng của
việc tích lũy tiền mặt vượt trội đến các quyết
định tài chính xem xét tác động đến giá trị
doanh nghiệp (2015). Bài nghiên cứu sử dụng
dữ liệu là 158 công ty phi tài chính tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2006 – 2013. Tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu Maria
(2012) để xây dựng các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu phù hợp với bối cảnh tại Việt
Nam. Kết quả cho thấy rằng các quyết định tài
chính của công ty khi nắm giữ tiền mặt vượt
trội đều có tác động đến giá trị doanh nghiệp.
Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa hạn chế tài chính và nắm
giữ tiền mặt: Một số công ty hạn chế tài chính
nắm giữ tiền thấp hơn mặc dù có lợi ích rõ
ràng từ việc nắm giữ tiền nhiều hơn trong các
công ty này. Denis và Sibilkow (2010) cho
rằng công ty bị hạn chế tài chính với tiền mặt
thấp có chỉ số Altman Z’scores, tỷ lệ trả lãi
vay, dòng tiền hoạt động chia cho doanh thu
thuần và thay đổi trong tỷ số dòng tiền hoạt
động trên doanh thu thuần thấp hơn đáng kể
so với công ty hạn chế tài chính với tiền mặt
cao. Hơn thế nữa, công ty với tiền mặt thấp có
dòng tiền tự do âm liên tục trong mười năm
trước đó. Mặc dù các công ty này làm tăng
một số nguồn vốn bên ngoài, nhưng nguồn
vốn bên ngoài này không đủ để đáp ứng cho
nhu cầu cần thiết. Kết quả là so với công ty
hạn chế tài chính với tiền mặt cao, công ty hạn
chế tài chính với tiền mặt thấp có độ nhạy
cảm của tiền mặt với dòng tiền thấp đáng kể
và độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền cao
hơn đáng kể. Nói cách khác, công ty với tiền
mặt thấp sử dụng dòng tiền vào các dự án đầu
tư và không thể xây dựng được nguồn dữ trữ
tiền mặt.
Các nghiên cứu cho thấy không có mối
quan hệ giữa hạn chế tài chính và nắm giữ
136 Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143
tiền mặt: Nghiên cứu của Pulvino và Tarhan
(2005) thấy rằng các công ty bị hạn chế tài
chính và không bị hạn chế tài chính đều không
có độ nhạy cảm của dòng tiền đối với tiền mặt.
Điều này cho thấy không có sự tác động của
hạn chế tài chính đến nắm giữ tiền mặt.
Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng có mối quan
hệ đồng biến giữa nắm giữ tiền mặt và hạn
chế tài chính, tức là các doanh nghiệp tại Việt
Nam sẽ có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều
hơn khi gặp khó khăn trong việc huy động
nguồn vốn bên ngoài.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thu thập mẫu dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu thu thập được từ
website của Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, bao gồm 102
doanh nghiệp, giai đoạn từ năm 2010 – 2016.
Các doanh nghiệp thuộc các ngành tài chính –
ngân hàng sẽ bị loại ra khỏi mẫu do đặc thù
của ngành này không phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu.
3.2. Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình của
Azmat và Iqbal (2014) để thực hiện ước lượng
hồi quy tiền mặt dựa trên thay đổi trong nắm
giữ tiền và một vài biến kiểm soát khác.
Mô hình nghiên cứu theo Azmat và
Iqbal (2014):
Cashit = 0 + 1CVCFi,t-1 + 2CFi,t + 3Sizei,t-1 +
4TQi,t-1 + 5LEVi,t-1 + 6Cashi,t-1 + 7SE x KZ +
i + i,t
Các biến bao gồm: Nghiên cứu trước
Cashit
Tiền và tương đương tiền /giá trị của tổng tài sản Almeida và cộng sự (2004)
Denis và Sibilkow (2010)
Azmat và Iqbal (2014)
CVCFi,t-1 Chu kỳ thay đổi tiền mặt trung bình Azmat và Iqbal (2014)
CFi,t
Dòng tiền hoạt động/giá trị của tổng tài sản Almeida và cộng sự (2004)
Denis và Sibilkow (2010)
Azmat và Iqbal (2014)
LEVi,t-1
Tỷ lệ đòn bẩy Azmat và Iqbal (2014)
Denis và Sibilkow (2010)
Sizei,t-1
Logarit (giá trị của tổng tài sản) Almeida và cộng sự (2004)
Denis và Sibilkow (2010)
Azmat và Iqbal (2014)
TQi,t-1
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + giá trị sổ sách
của nợ/giá trị sổ sách của tổng tài sản.
Azmat và Iqbal (2014)
KZ
Biến hạn chế tài chính. Chỉ số KZ càng cao thể hiện
doanh nghiệp có hạn chế tài chính và ngược lại.
Almeida và cộng sự (2004)
Denis và Sibilkov (2010)
Azmat và Iqbal (2014)
SE Biến giả sẽ nhận giá trị 1 cho sàn chứng khoán Hà Nội và nhận giá trị 0 cho sàn chứng khoán Hồ Chí Minh.
KZ x SE Sự khác biệt khi doanh nghiệp bị hạn chế tài chính tại 2 sàn chứng khoán Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ bài nghiên cứu của các tác giả
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 137
Bài nghiên cứu căn cứ vào công thức tính
chỉ số KZ và chỉ số WW được trình bày vào
phần 3.3 để tính toán và phân loại các doanh
nghiệp hạn chế và không hạn chế tại chính
trên sàn chứng khoán Việt Nam.
3.3. Phương pháp phân loại
Có nhiều cách phân loại công ty bị hạn
chế tài chính được đưa ra trong các nghiên
cứu trước đây nhưng không có một cách phân
loại nào được xác định là tốt nhất. Các bài
nghiên cứu thường dùng một vài cách phân
loại phù hợp và sau đó so sánh kết quả thu
được giữa các phương pháp. Bài nghiên cứu
này sẽ sử dụng hai cách phân loại phổ biến
phương pháp sử dụng biến giả và xếp hạng
theo chỉ số KZ và chỉ số WW.
Phương pháp phân loại hạn chế tài chính
theo chỉ số KZ:
KZ = -1.002*(Cash Flow/Net PPE) +
0.283*Q + 3.139*(Debt/Total Capital) –
39.368*(Total Dividend/Net PPE) –
1.315*(Cash holding/Net PPE)
Chỉ số KZ càng cao thể hiện doanh
nghiệp có hạn chế tài chính và ngược lại.
Phương pháp phân loại hạn chế tài chính
theo chỉ số WW:
WW = -0.091*CFt/BAt-1 - 0.062*DIVPOSt
+0.021*TLTDt/CAt-1 - 0.044*LNTAt 0.035*SGt
+ 0.102*ISGt
Chỉ số hạn chế tài chính WW càng cao
thể hiện doanh nghiệp có mức độ hạn chế tài
chính ngày càng cao và ngược lại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định
lượng cụ thể: phân tích thống kê mô tả, phân
tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy
để đem lại kết quả cụ thể.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thống kê mô tả
Tỷ số nắm giữ tiền mặt có giá trị trung
bình là 0.1, trong khi trung vị là 0.06. Trung
bình của chu kỳ thay đổi tiền mặt là 242.53
vòng và trung vị của nó là -0,67 vòng. Giá
trị trung bình của tỷ số dòng tiền hoạt động
trên tổng tài sản là 0.07, trong khi trung vị là
0.06. Giá trị trung bình biến LEV là 50% thể
hiện các doanh nghiệp trong mẫu sử dụng
mức đòn bẩy tương đối, doanh nghiệp sử
dụng mức đòn bẩy cao nhất lên đến 182%
tổng tài sản. Biến SIZE đại diện cho quy mô
doanh nghiệp có giá trị trung bình là 27.23
và mức chênh lệch giữa GTNN và GTLN
cho thấy các doanh nghiệp có phân hóa về
quy mô. Tỷ số giá trị thị trường chia giá trị
sổ sách trung bình là 1.08, trong khi trung vị
là 0.97.
Bảng 1
Thống kê mô tả
CASH CVCF CF LEV SIZE TQ
TRUNG BÌNH 0.1 242.53 0.07 0.50 27.23 1.08
TRUNG VỊ 0.06 -0.67 0.06 0.33 27.21 1.16
GTLN 1.14 100000 1.19 1.82 31.52 10.54
GTNN 0.00 -44000 -0.70 0.00 22.29 0.03
ĐỘ LỆCH CHUẨN 0.12 5014.60 0.14 0.21 1.62 0.60
SỐ QUAN SÁT 693 693 693 693 693 693
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
138 Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143
4.2. Tương quan giữa các biến
Ma trận tương quan giữa các biến sử
dụng trong mô hình nghiên cứu được trình
bày trong Bảng 2. Nhìn chung, không có
tương quan cao giữa các biến và đa số có ý
nghĩa thống kê ở mức 1%. Các kết quả thể
hiện hệ số tương quan giữa các biến dao
động từ -0.2395 đến 0.2844 cho thấy hiện
tượng đa cộng tuyến là không xảy ra (vì theo
Guarati (2003) cho rằng hiện tượng đa cộng
tuyến có thể xảy ra khi hệ số tương quan
vượt quá 0.80).
Bảng 2
Ma trận tương quan
BIẾN CASH CVCF CF LEV SIZE TQ
CASH 1.0000
CVCF -0.0291 1.0000
CF 0.2250 -0.0524 1.0000
LEV -0.0821 -0.0084 -0.0538 1.0000
SIZE -0.2395 0.0394 -0.0587 0.2844 1.0000
TQ 0.1834 0.0460 0.2769 0.0357 0.0640 1.0000
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
4.3. Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Tác động của hạn chế tài chính đối với việc nắm giữ tiền mặt
Bảng 3
So sánh các đặc điểm giữa công ty hạn chế tài chính và không hạn chế tài chính
Chỉ tiêu
Phương pháp phân loại hạn chế tài chính
KZ index WW index
Tổng Hạn chế tài
chính
Không hạn
chế tài chính
Hạn chế tài
chính
Không hạn
chế tài chính
CASH
Mean 0.07 0.12 0.11 0.09 0.1
Median 0.05 0.08 0.06 0.06 0.06
CVCF
Mean 342.22 142.56 220.88 264.50 242.53
Median 0.86 -3.30 -0.98 -0.00 -0.67
CF
Mean 0.05 0.08 0.05 0.08 0.07
Median 0.05 0.07 0.05 0.07 0.06
LEV
Mean 0.55 0.44 0.45 0.54 0.50
Median 0.58 0.45 0.46 0.58 0.33
SIZE
Mean 27.32 27.14 26.15 28.32 27.23
Median 27.30 27.11 26.24 28.20 27.21
TQ
Mean 0.96 1.19 1.02 1.14 1.08
Median 0.93 1.02 0.95 0.99 1.16
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 139
Theo như kết quả thống kê thì giá trị trung
bình của chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên
tổng giá trị sổ sách của tài sản lớn hơn ở công
ty bị hạn chế tài chính đối với phương pháp
phân loại theo chỉ số WW và ngược lại so với
cách phân loại theo chỉ số KZ. Mức trung bình
trong nắm giữ tiền mặt ở phương pháp phân
loại theo chỉ số KZ cho công ty bị hạn chế tài
chính có sự chênh lệch so với mức trung bình
của phương pháp phân loại theo chỉ số WW:
7% và 11% giá trị sổ sách của tài sản.Về phần
trung vị, ở phương pháp phân loại theo chỉ số
WW của công ty bị hạn chế tài chính có giá trị
trung vị của tiền mặt và chứng khoán thị
trường trên tổng giá trị tài sản bằng nhau so
với nhóm công ty không bị hạn chế tài chính
(6%)nhưng chỉ tiêu này ở phương pháp phân
loại theo chỉ số KZ lại trái ngược, công ty bị
hạn chế tài chính có giá trị 5% thấp hơn 8% ở
công ty không bị hạn chế tài chính.
Bảng 4
Mối quan hệ giữa hạn chế tài chính và nắm giữ tiền mặt
Chỉ số KZ Chỉ số WW
Công ty hạn chế
tài chính
Công ty không bị
hạn chế tài chính
Công ty hạn chế
tài chính
Công ty không bị
hạn chế tài chính
CVCF 0.000
(0.000)
0.000*
(0.000)
0.000
(0.000)
0.000**
(0.000)
CF 0.088***
(0.031)
-0.001
(0.032)
0.124***
(0.011)
0.153***
(0.017)
LEV 0.055**
(0.028)
-0.028
(0.022)
-0.052***
(0.011)
0.009
(0.011)
SIZE -0.008***
(0.002)
-0.003
(0.005)
-0.005**
(0.003)
0.005
(0.002)
TQ -0.089***
(0.020)
-0.028***
(0.007)
0.012***
(0.002)
-0.035***
(0.006)
CASH 0.409***
(0.057)
0.560***
(0.158)
0.711***
(0.021)
0.632***
(0.030)
_cons 0.291***
(0.040)
0.161
(0.126)
0.112
(0.079)
0.180***
(0.052)
Số quan sát 296 298 283 311
AR(1) 0.071 0.001 0.010 0.000
AR(2) 0.133 0.673 0.662 0.623
Hansen test 0.124 0.105 0.257 0.102
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Chú ý: *** , ** , * tương ứng với mức ý nghĩa 1% ; 5% ; 10%
140 Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143
Như quan sát thấy, các hệ số hồi quy của
CF, SIZE, CASH, KZSE đều có ý nghĩa ở
mức 1%. Sự biến động của dòng tiền (CVCF)
gần và không khác 0 đối với cả doanh nghiệp
hạn chế và không hạn chế tài chính. Theo
cách phân loại của chỉ số KZ thì tỷ lệ nắm giữ
tiền mặt của các doanh nghiệp hạn chế tài
chính lại thấp hơn so với các doanh nghiệp
không bị hạn chế tài chính. Đồng thời chỉ số
KZ lại cho thấy các công ty hạn chế tài chính
thì huy động nhiều nợ hơn, trong khi các công
ty không hạn chế tài chính thì ít vay nợ. Các
công ty không hạn chế tài chính có dòng tiền
hoạt động âm và quy mô nhỏ là kết quả mà
chỉ số KZ đem lại cho bài nghiên cứu. Điều
này hoàn toàn trái ngược với kết quả thu được
từ các nghiên cứu trước (Almeida và cộng sự,
2004; Marin và Niehaus, 2011) đã chỉ ra rằng
chỉ số KZ đưa ra nhóm công ty bị hạn chế tài
chính và không hạn chế tài chính có nhiều
tương quan âm với bốn cách phân loại đầu
tiên mà tác giả sử dụng. Tác giả thu được các
kết quả trái ngược với giả thuyết ban đầu về
sự nhạy cảm của tiền mặt với dòng tiền khi sử
dụng chỉ số KZ. Các tác giả tìm ra rằng, công
ty hạn chế tài chính, độ nhạy cảm tiền mặt với
dòng tiền có tương quan âm với các cú sốc
trong thay đổi tổng cầu (nghĩa là các công ty
bị hạn chế sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong suy
thoái), trong khi công ty không bị hạn chế
không thể hiện sự thay đổi nào trong độ nhạy
cảm tiền mặt với dòng tiền khi phản ứng với
các cú sốc vĩ mô. Một lần nữa, kết quả được
giữ nguyên cho bốn phương pháp đầu tiên cho
phân loại hạn chế tài chính, nhưng không phải
cho chỉ số KZ).
Chỉ số WW được xem là chỉ số đo lường
hạn chế tài chính phù hợp. Theo kết quả của
chỉ số WW, hệ số hồi quy của dòng tiền hoạt
động và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt đều dương đối
với cả công ty hạn chế và không hạn chế tài
chính. Tuy nhiên các công ty hạn chế tài chính
có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao hơn (0,711 >
0,632). Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp
hạn chế tài chính và không hạn chế tài chính ở
Việt Nam đều nắm giữ một lượng tiền mặt
nhất định nhưng các doanh nghiệp hạn chế tài
chính lại nắm giữ nhiều tiền mặt hơn. Hệ số
của các biến CF, LEV, SIZE, TQ, CASH hầu
hết đều có ý nghĩa ở mức 1% với kết quả dấu
phù hợp với kỳ vọng đặt ra. Dòng tiền hoạt
động tại các công ty hạn chế tài chính có hệ số
thấp hơn trong khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt lại
cao hơn. Điều này cho thấy rằng các công ty
hạn chế tài chính có dòng tiền chi ra thấp, ít
đầu tư vào các dự án đem lại lợi ích hiện tại
dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp, chủ yếu tiết
kiệm một lượng tiền nhất định để tài trợ cho
các dự án sinh lời trong tương lai và cũng để
hạn chế các khó khăn về tài chính. Chỉ số nợ
và quy mô đều mang dấu âm và có ý nghĩa ở
mức 1% chứng tỏ các công ty hạn chế tài
chính có quy mô nhỏ, ít được tiếp cận với vốn
vay bên ngoài nên các công ty này chủ yếu
phòng ngừa rủi ro thiếu hụt vốn bằng cách
nắm giữ nhiều tiền mặt. Chỉ số giá trị công ty
(TQ) cùng chiều với biến CASH và hệ số có
mức ý nghĩa 1% chứng tỏ nắm giữ tiền mặt
cũng giúp tăng giá trị của các công ty hạn chế
tài chính.
Bảng 5
Kiểm định sự khác biệt của mối quan hệ giữa hạn chế tài chính và nắm giữ tiền mặt
Nhóm Số quan sát Giá trị trung bình của biến cash Độ lệch chuẩn Phương sai
Công ty không HCTC (1) 283 0.0891 0.0055 0.1039
Công ty HCTC (2) 311 0.1052 0.0070 0.1307
Diff = mean(1) – mean(2) Diff 0
Mức ý nghĩa 0.0369 0.0039 0.9631
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 141
Kết quả ở bảng trên cho thấy giá trị trung
bình của biến nắm giữ tiền mặt tại nhóm công
ty hạn chế tài chính cao hơn so với nhóm
công ty không hạn chế tài chính (0.1052 >
0.0891). Kết quả kiểm định t-test trung bình
hai mẫu cho thấy sự chênh lệch này có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05),
đồng thời kiểm định bên trái của giả thuyết
cho thấy giá trị trung bình của biến nắm giữ
tiền mặt tại công ty hạn chế tài chính cũng cao
hơn (mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05).
4.3.2. So sánh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của hai sàn chứng khoán Việt Nam
Bảng 6
So sánh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt giữa hai sàn chứng khoán
CÔNG TY HẠN CHẾ TÀI CHÍNH
Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh Sàn chứng khoán Hà Nội
Chỉ số KZ Chỉ số WW Chỉ số KZ Chỉ số WW
CVCF 0.000***
(0.000)
-0.000***
(0.000)
0.000***
(0.000)
0.000**
(0.000)
CF 0.214***
(0.051)
0.092
(0.006)
0.208***
(0.054)
0.118***
(0.015)
LEV 0.039
(0.028)
-0.036***
(0.005)
0.163***
(0.031)
-0.026**
(0.011)
SIZE -0.003***
(0.002)
-0.002***
(0.003)
-0.013***
(0.004)
-0.004***
(0.003)
TQ -0.126***
(0.014)
-0.060***
(0.005)
0.053***
(0.011)
0.021***
(0.002)
CASH 0.647***
(0.050)
0.766***
(0.002)
0.312***
(0.030)
0.584***
(0.014)
_cons 0.170***
(0.049)
0.03***
(0.092)
0.224***
(0.089)
0.039***
(0.063)
Số quan sát 187 130 109 153
AR(1) 0.013 0.038 0.296 0.017
AR(2) 0.180 0.909 0.987 0.483
Hansen test 0.196 0.245 0.442 0.656
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Chú ý: *** , ** , * tương ứng với mức ý nghĩa 1% ; 5% ; 10%
Hệ số nắm giữ tiền mặt tại của các
công ty tại sàn Hà Nội thấp hơn so với sàn Hồ
Chí Minh (0,584 < 0,766). Điều này chứng tỏ
rằng khi bị hạn chế tài chính thì các công ty
niêm yết ở sàn chứng khoán Hà Nội sẽ có xu
hướng nắm giữ ít tiền mặt hơn. Công ty bị hạn
chế tài chính ở hai sàn chứng khoán Việt Nam
đều bị hạn chế trong việc vay vốn bên ngoài.
142 Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143
Nhưng việc nắm giữ nhiều tiền mặt không
đem lại giá trị cao hơn cho các công ty bị hạn
chế tại sàn Hồ Chí Minh, nó chỉ là biện pháp
để phòng ngừa những rủi ro xảy ra trong tương
lai cũng như giải quyết các vấn đề khó khăn ở
hiện tại. Ngược lại việc nắm giữ tiền mặt tại
các công ty hạn chế tài chính ở sàn Hà Nội
đem lại giá trị cao hơn cho công ty, tiết kiệm
tiền trong hiện tại để đầu tư trong tương lai.
Trong thực tế các doanh nghiệp lớn và lâu đời
tại Hồ Chí Minh dễ dàng tiếp cận với nguồn
vốn bên ngoài, nhưng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ lại bị hạn chế vốn vay từ ngân hàng
cũng như các tổ chức tài chính khác.
Bảng 7
Kiểm định sự khác biệt khi nắm giữ tiền mặt của hai sàn chứng khoán Việt Nam
Nhóm Số quan sát Giá trị trung bình của biến cash
Độ lệch
chuẩn Phương sai
Công ty HCTC tại sàn HCM 130 0.1937 0.0124 0.1669
Công ty HCTC tại sàn Hà Nội 153 0.1239 0.0088 0.1152
Diff = mean(1) – mean(2) Diff 0
Mức ý nghĩa 0.0256 0.0013 0.9744
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Kết quả ở bảng trên cho thấy giá trị trung
bình của biến nắm giữ tiền mặt tại nhóm công
ty hạn chế tài chính tại sàn HCM cao hơn so
với nhóm công ty hạn chế tài chính tại sàn Hà
Nội (0.1937>0.1239). Kết quả kiểm định t-test
trung bình hai mẫu cho thấy sự chênh lệch
này có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa nhỏ
hơn 0.05), đồng thời kiểm định bên trái của
giả thuyết cho thấy giá trị trung bình của biến
nắm giữ tiền mặt tại công ty hạn chế tài chính
tại sàn HCM cũng cao hơn so với sàn Hà Nội
(mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05).
5. Kết luận và khuyến nghị
5.1. Kết luận
Nghiên cứu về hạn chế tài chính và nắm
giữ tiền ở các doanh nghiệp Việt Nam cũng sử
dụng các phương pháp phân loại công ty hạn
chế tài chính tương tự như phương pháp sử
dụng trong bài nghiên cứa của Almeida và
cộng sự (2004), Azmat và Iqbal (2014) để
khảo sát về đặc điểm nắm giữ tiền mặt khi bị
hạn chế tài chính khác nhau như thế nào giữa
hai nhóm công ty hạn chế tài chính và không
hạn chế tài chính. Đồng thời cũng xem xét
việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí
Minh khi bị hạn chế tài chính thì khác nhau
như thế nào.
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu bài
nghiên cứu chỉ sử dụng được 693 quan sát đạt
yêu cầu tại Việt Nam để chạy phân loại về
mức độ hạn chế tài chính. Với phương pháp
phân loại theo chỉ số KZ, nhóm công ty hạn
chế tài chính gồm 296 quan sát, nhóm công ty
không hạn chế tài chính là 298 quan sát; theo
phương pháp chỉ số WW số này là 283 và 311
quan sát. Dựa trên kết quả thu được từ Bảng 4
và Bảng 5 của kết quả nghiên cứu có thể thấy
được rằng các công ty bị hạn chế tài chính ở
Việt Nam thường nắm giữ nhiều tiền mặt hơn
các công ty không bị hạn chế nhưng mức độ
chênh lệch không nhiều (0.711>0.632). Đồng
thời kết quả mà Bảng 6 và Bảng 7 đem lại cho
thấy rằng các công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội khi bị hạn chế tài chính thường
có xu hướng nắm giữ ít tiền mặt hơn so với
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ
Chí Minh (0.584<0.766).
Phạm Hà và Phan Đ. Q. Trân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 133-143 143
5.2. Khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu trên giúp các công ty
vừa và nhỏ nhận định phương án nắm giữ tiền
mặt là một biện pháp phòng ngừa rủi ro khi bị
hạn chế tài chính, cũng như chuẩn bị nguồn
lực cho cơ hội đầu tư trong tương lai. Các
doanh nghiệp lớn có thể tích lũy một lượng
tiền mặt để hạn chế chi phí vay vốn, đem lại
hiệu quả kinh doanh cao hơn cho doanh
nghiệp
Tài liệu tham khảo
Almeida, H., Campello, M., & Weisbach, M. S. (2004). The cash flow sensitivity of cash. Journal of Finance, 59,
1777-1804.
Azmat, Q., & Iqbal, M. A. (2014). The role of financial constraints on precautionary cash holdings: Evidence from
Pakistan. Economic Research, 30(1), 596-610.
Denis, D., & Sibilkov, V. (2010). Financial constraints, investment, and the value of cash holdings. Review of
Financial Studies, 23(11), 247-269.
Faulkender, M., & Wang, R. (2006). Corporate financial policy and the value of cash. Journal of Finance, 61, 1957–
1990.
Han, S., & Qiu, J. (2007). Corporate precautionary cash holdings. Journal of Corporate Finance, 13, 43-57.
Kaplan, S., & Zingales, L. (1997). Do investmet-cash flow sensitivities provide useful measures of financing
constraints? Quarterly Journal of Economics, 112, 169–215.
Keynes, J. M. (1936). The general theory of employment, interest and money. London: McMillan.
Marin, M., & Niehaus, G. (2011). On the Sensitivity of Corporate Cash Holdings and Hedging to Cash Flows.
Department of Finance, 1-36.
Megginson, W. L., & Wei, Z. (2012). State Ownership, Soft-Budget Constraint and Cash Holdings: Evidence from
China’s Privatized Firms. Australasian Finance and Banking Conference, 23, 1-48.
Nguyễn, T. U. U., & Từ, T. K. T. (2015). Ảnh hưởng của việc nắm giữ tiền mặt vượt trội đến các quyết định tài
chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 25(35), 36-45.
Nguyễn, T. U. U., & Từ, T. K. T. (2017). Ảnh hưởng của dòng tiền đến độ nhạy cảm tiền mặt nắm giữ trong điều
kiện hạn chế tài chính của các công ty Việt Nam. Tạp chí phát triển Kinh tế, 28(11), 26-53.
Pulvino, T., & Tarhan, V. (2005). Financial Management Association Meetings. Retrieved January 10, 2013, from
cicf2006paper/20060115054230.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_han_che_tai_chinh_den_quyet_dinh_nam_giu_tien_mat.pdf