Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ
công bằng
Áp dụng lẽ công bằng là áp dụng quy
định của pháp luật về lẽ công bằng. Nhưng
quy định lẽ công bằng không thể hiện rõ nội
hàm, mà quy định khái quát. Vì vậy, khi áp
dụng lẽ công bằng cần phải xem xét các yếu
tố có liên quan đến phạm vi tranh chấp, đặc
điểm của tranh chấp, các bên chủ thể của
tranh chấp và các chủ thể khác có liên quan.
Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp theo nguyên tắc bảo đảm quyền
bình đẳng về mặt pháp lý của các bên chủ
thể. Quyền bình đẳng của các bên chủ thể
trong tranh chấp được xác định dựa vào tiêu
chí lẽ công bằng. Vì vậy, cần xác định những
yếu tố tác động, ảnh hưởng việc xác định lẽ
công bằng sau đây:
- Cần xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh
về không gian và thời gian các bên chủ thể
xác lập quan hệ hoặc những sự kiện phát
sinh do ý chí chủ quan của một bên hoặc cả
hai bên trong một quan hệ pháp luật cụ thể
về tài sản hoặc về nhân thân. Từ cơ sở xác
định này, để có căn cứ xác định mối quan hệ
phổ biến, quan hệ nhân quả của sự kiện phát
sinh và hậu quả pháp lý xảy ra. Yếu tố ý chí
của các bên chủ thể cần phải xác định rõ là
ý chí chủ quan hay hoàn cảnh khách quan
ngoài ý chí của chủ thể theo đó sự kiện pháp
lý phát sinh theo ý muốn hay ngoài ý muốn
của chủ thể để có căn cứ áp dụng lẽ công
bằng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
một bên hoặc lợi ích của người thứ ba.
- Xác định cụ thể những nguyên nhân
khách quan mà quyền, lợi ích hợp pháp của
một bên trong quan hệ pháp luật dân sự bị
thiệt thòi. Nguyên nhân khách quan có thể
là hành vi của người thứ ba hoặc do sự biến
pháp lý tương đối hoặc tuyệt đối cụ thể mà
hậu quả của nó xâm phạm quyền, lợi ích
chính đáng hoặc đáng lẽ có được nhưng bị
mất mát, bị giảm sút không chính đáng.
- Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp về tài sản và nhân thân, cần xác
định mức độ nhận thức của chủ thể do điều
kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia
đình chi phối hoặc do năng lực nhận thức
của cá nhân mà dẫn đến những tranh chấp
dân sự.
- Năng lực của thẩm phán áp dụng lẽ
công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là
người có năng lực nhận thức nhiều kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài kiến
thức về chuyên môn pháp luật là bắt buộc
đối với thẩm phán.
- Xác định các yếu tố là nguyên nhân
dẫn đến quyền, lợi ích của một bên bị thiệt
hoặc lợi ích của người thứ ba bị xâm phạm
nếu trong điều kiện bình thường thì những
lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của chủ thể
được bảo đảm thực hiện nhưng lại bị mất đi
không chính đáng, không do lỗi của chủ thể
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG
ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
Phùng Trung Tập*
* PGS. TS. Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Lẽ công bằng; áp dụng lẽ
công bằng; tranh chấp dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 21/12/2019
Biên tập : 23/12/2019
Duyệt bài : 25/12/2019
Article Infomation:
Keywords: fairness; civil disputes.
Article History:
Received : 21 Dec. 2019
Edited : 23 Dec. 2019
Approved : 25 Dec. 2019
Tóm tắt:
Giải quyết những tranh chấp dân sự phát sinh trong xã hội luôn là
đòi hỏi của đời sống xã hội. Đối với những tranh chấp phức tạp mà
không có quy phạm pháp luật để áp dụng, không có tập quán, không
có luật để áp dụng tương tự, không có án lệ thì nguyên tắc chung của
luật dân sự và lẽ công bằng được áp dụng. Có những tranh chấp chỉ
có thể áp dụng lẽ công bằng mới giải quyết được. Áp dụng lẽ công
bằng là một việc phức tạp, nhằm giải quyết kịp thời những tranh chấp
phát sinh theo nguyên tắc không thể viện cớ chưa có luật thì không
giải quyết.
Abstract:
It is to required by the social life that the civil disputes in the society
to be resolved. For the complicated disputes where there is no
applicable law, no customary practice, no similar law, no precedent
to be applied, the general principles of the civil law and the fairness
are to be applied. There are disputes that can only be resolved by
applying the fairness. The application of fairness is a complicated
task, in order to promptly resolve the disputes under the principle that
it cannot be invoked without a law, it will not be resolved.
1. Quy định về áp dụng lẽ công bằng
Quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ
về tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh
khách quan trong xã hội có tư hữu, có nhà
nước và có pháp luật. Vì quan hệ dân sự phát
sinh theo nhu cầu của mỗi cá nhân, mỗi gia
đình và cộng đồng. Bộ luật Dân sự năm
2015 (BLDS năm 2015) được ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản và
nhân thân phát sinh trong xã hội. Pháp luật
được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo một trật tự nhất định và thống
nhất, thể hiện rõ bản chất của một nhà nước
trong từng thời kỳ. Pháp luật phát sinh từ các
quan hê xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội, nhưng không theo kịp các quan hệ xã
hội ngày một phát sinh đa dạng, phong phú
và phức tạp. Do đó, có những tranh chấp
phát sinh trong đời sống xã hội, cần giải
quyết nhưng không có quy định của pháp
luật để áp dụng. Vì vậy, như một dự liệu của
giải pháp nhằm điều chỉnh kịp thời các tranh
chấp dân sự phát sinh mà chưa có luật để áp
dụng, không có tập quán để giải quyết, thì
cần phải có một cơ chế như một giải pháp để
giải quyết. Một giải pháp cho vấn đề này
được quy định tại Điều 6 BLDS năm 2015:
“1. Trường hợp phát sinh quan hệ
thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp
luật không có quy định và không có tập quán
được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp
luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng
tương tự pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều
3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.
2. Định nghĩa áp dụng lẽ công bằng
Lẽ công bằng là một chuẩn mực được
rút ra từ quan hệ cụ thể, có nội dung cấu
thành từ các quan hệ thể hiện tính nhân văn,
phù hợp với nhận thức của nhiều người về
sự công bằng trong mối quan hệ giữa quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong một
quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp và
được giải quyết thấu tình, đạt lý phù hợp với
đạo lý. Lẽ công bằng không phải là một cái
gì đó trừu tượng, khó xác định. Lẽ công bằng
là một quan hệ thông thường và đối với bất
kỳ ai nhận thức hay trực tiếp giải quyết tranh
chấp cũng sẽ làm như vậy, không thể khác.
Vì vậy, áp dụng lẽ công bằng đòi hỏi cơ quan
xét xử phải có đội ngũ thẩm phán có tâm và
có tầm. Tâm và tầm phải kết hợp hài hòa và
tạo thành bản lĩnh, trách nhiệm và lương tâm
của thẩm phán. Khi một tranh chấp phát
sinh, mà không có luật để áp dụng trực tiếp,
không có tập quán để áp dụng, không thể áp
dụng tương tự về luật, không có án lệ để áp
dụng thì lẽ công bằng được áp dụng để giải
quyết tranh chấp.
Lẽ công bằng là một chuẩn mực xử sự
trong quan hệ giữa các bên chủ thể, mục đích
đạt được nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên được thực hiện như
một tất yếu, lẽ đương nhiên và không thể
khác. Lẽ công bằng là khả năng khách quan,
tồn tại độc lập và khi được áp dụng mang lại
hiệu quả nhất định là giải quyết kịp thời
những tranh chấp dân sự trong điều kiện
không có luật để áp dụng, không có tập
quán, không có luật áp dụng tương tự, không
có án lệ. Lẽ công bằng được áp dụng để giải
quyết tranh chấp dân sự đã vượt ra ngoài
phạm vi của luật dân sự, nhưng phù hợp với
đặc điểm, bản chất và nguyên tắc chung của
quan hệ dân sự. Áp dụng lẽ công bằng không
thể không áp dụng các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3
BLDS năm 2015.
Quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015
là tư tưởng chỉ đạo trong việc xác lập, thực
hiện các quyền, nghĩa vụ trong từng loại
quan hệ dân sự nhất định là quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân; buộc các quan hệ pháp
luật dân sự phải tuân theo những nguyên tắc
cơ bản mang tính mệnh lệnh này. Dựa trên
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự tại Điều 3 BLDS, là một định hướng chủ
đạo trong việc đánh giá và giải quyết các
tranh chấp dân sự. Những nguyên tắc cơ bản
này thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng
pháp luật dân sự Việt Nam, nhằm điều chỉnh
các quan hệ tài sản và nhân thân trong xã hội
tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ hội
nhập quốc tế và thúc đẩy kinh tế thị trường
phát triển.
Khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015 là
một nguyên tắc thể hiện rõ bản chất của quan
hệ pháp luật dân sự, bảo đảm các quyền bình
đẳng về tư cách chủ thể, về quan hệ giữa
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự
được pháp luật bảo đảm thực hiện: “Mọi cá
nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được
lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
được pháp luật bảo hộ như nhau về các
quyền nhân thân và tài sản”. Quy định này
phù hợp với quy định của Điều 14 Công ước
Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa năm 1966: “Mọi người đều bình đẳng
trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi
người đều có quyền được xét xử công bằng
và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền,
độc lập, không thiên vị và được lập ra trên
cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội
người đó trong các vụ án hình sự hoặc để
xác định quyền và nghĩa vụ của người đó
trong các vụ kiện dân sự”.
Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự theo quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015,
được áp dụng cho tất cả các cấp tòa án.
Trước hết, lẽ công bằng trong việc giải
quyết các tranh chấp dân sự phải được hiểu
Số 1(401) - T1/202012 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
theo một trình tự, thủ tục tố tụng dân sự
nhằm bảo đảm cho việc xem xét công khai,
công bằng trong tố tụng không có những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp như áp
đặt, gợi ý hoặc có sự “gửi gắm trước”, làm
sai lệch bản chất của tranh chấp dân sự đang
cần được giải quyết. Sự thiên lệch có thể có
từ hội đồng xét xử, giám sát xét xử, bào chữa
viên, từ luật sư. Sự không công bằng còn có
thể có trong trường hợp phân biệt đương sự
có lợi ích đối lập nhau hoặc vì đương sự này
có mối quan hệ nào đó với người thứ ba hoặc
với một hoặc toàn bộ thành viên trong hội
đồng xét xử.
Thứ hai, sự thiếu công bằng có thể còn
liên quan đến nội dung của vụ việc đang
tranh chấp mà việc xác minh, nhận định,
đánh giá các chứng cứ chưa đầy đủ, thiếu
khách quan và làm sai lệch bản chất của
tranh chấp.
Thứ ba, sự thiếu công bằng có thể do
vi phạm nguyên tắc tranh tụng công khai tại
phiên tòa. Phiên tòa công khai nhằm bảo
đảm sự khách quan và minh bạch từ các thủ
tục tố tụng, là căn cứ để bảo vệ thích đáng
các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia tố tụng, nhất là các bên có các lợi
ích mâu thuẫn nhau.
Với những yếu tố bảo đảm lẽ công
bằng và vi phạm lẽ công bằng cần được xác
định từ khâu xác minh các chứng cứ, về chủ
thể của tranh chấp, nội dung tranh chấp dân
sự để có được những đánh giá khách quan
đúng với bản chất của vụ việc, từ đó lẽ công
bằng được áp dụng tuân theo các nguyên tắc
của pháp luật dân sự theo quy định tại Điều
3 của BLDS năm 2015.
Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp dân sự là một việc phức tạp và khó
khăn đối với cơ quan xét xử. Do vậy, cần
phải dự liệu trước những yếu tố ảnh hưởng
đến lẽ công bằng như: tính chất của tranh
chấp, nhân tố con người, đặc biệt là thành
viên Hội đồng giải quyết vụ việc. Tính cẩn
trọng, lương tâm, trình độ, kỹ năng và trách
nhiệm của thành viên hội đồng xét xử đóng
vai trò quyết định đến việc áp dụng lẽ công
bằng có hiệu quả hay không có hiệu quả..
Theo quy định của BLDS năm 2015,
“Tòa án không được từ chối giải quyết vụ
việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp
dụng”. Quy định này được cụ thể hóa từ Điều
26 đến Điều 33 BLTTDS. Tòa án có thẩm
quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, các yêu
cầu về dân sự, trừ trường hợp tranh chấp đó
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, áp dụng lẽ công bằng để giải
quyết tranh chấp dân sự được thực hiện theo
một trật tự, thủ tục khép kín và chặt chẽ theo
quy định của BLTTDS năm 2015.
Áp dụng lẽ công bằng là một giải pháp
giải quyết tranh chấp dân sự trong trường
hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật
theo quy định tại khoản 1 Điều 6 BLDS năm
2015. Điều kiện của việc áp dụng này phải
theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân
sự quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015.
Nguyên tắc này thể hiện sự tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận của các chủ thể là cá
nhân, pháp nhân trong việc xác lập, thực
hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân
sự trong quan hệ nhất định. Mọi cam kết,
thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực
hiện đối với các bên và phải được chủ thể
khác tôn trọng. Các chủ thể xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực và
không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể khác. Các chủ thể tham
gia vào quan hệ tài sản và nhân thân tự chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Những nguyên tắc cơ bản này là khuôn mẫu
để điều chỉnh các quan hệ dân sự, đồng thời
là tư tưởng chỉ đạo tòa án các cấp trong việc
áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh
chấp dân sự khi cần thiết.
Những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự theo quy định tại Điều 3 BLDS
năm 2015 có nội dung bao quát hầu như tất
các quan hệ pháp luật dân sự và thể hiện bản
chất của quan hệ pháp luật dân sự giữa các
bên chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, cuộc
13Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
sống luôn phát sinh những sự kiện cần phải
được giải quyết, nhưng pháp luật không thể
hoàn thiện đến mức có thể điều chỉnh hết tất
cả các quan hệ tài sản và nhân thân phát sinh
trong xã hội! Vì vậy, việc áp dụng lẽ công
bằng để giải quyết tranh chấp dân sự vừa là
nhu cầu vừa là một giải pháp linh hoạt để
hóa giải những tranh chấp dân sự phát sinh
trong xã hội để bảo vệ sự bình ổn trong giao
lưu dân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội,
bảo đảm tình đoàn kết trong nhân dân. Qua
việc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp dân sự phát sinh, là cơ sở sửa đổi,
bổ sung pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật
để giải quyết các quan hệ dân sự một cách
có hiệu quả.
Từ những phân tích trên, có thể định
nghĩa áp dụng lẽ công bằng để giải quyết các
tranh chấp dân sự như sau: Áp dụng lẽ công
bằng để giải quyết tranh chấp dân sự thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong
trường hợp xem xét, giải quyết tranh chấp
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
mà các bên trong quan hệ không có thỏa
thuận, pháp luật không có quy định hoặc có
quy định nhưng quy định hiện có không thể
điều chỉnh hết quan hệ đang được xem xét,
giải quyết mà không có tập quán được áp
dụng, không có quy định để áp dụng tương
tự về luật và không có án lệ để áp dụng thì
áp dụng lẽ công bằng.
3. Điều kiện áp dụng lẽ công bằng
Lẽ công bằng là một quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, các yếu tố cấu thành lẽ
công bằng không được pháp luật quy định
cụ thể gồm những gì. Nhưng lẽ công bằng là
một chuẩn mực pháp lý được thể hiện trong
các quan hệ xã hội và thể hiện rõ phương
thức pháp lý trong việc áp dụng. Từ cơ sở lý
luận này, cách thức áp dụng lẽ công bằng để
giải quyết tranh chấp dân sự, cần xác định
theo các điều kiện sau đây:
- Tranh chấp đang được xem xét giải
quyết thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự (Quan hệ về tài sản mang tính chất
hàng hóa – tiền tệ và quan hệ về nhân thân
phi tài sản);
- Các bên tranh chấp không có thỏa
thuận hoặc không thỏa thuận được, pháp luật
không có quy định, không có tập quán,
không có quy định để áp dụng tương tự,
không có án lệ. Thẩm quyền áp dụng lẽ công
bằng thuộc tòa án các cấp.
- Áp dụng lẽ công bằng căn cứ vào
từng tranh chấp riêng biệt, thậm chí những
tranh chấp cùng loại thì việc áp dụng lẽ công
bằng cũng không như nhau. Áp dụng lẽ công
bằng cần thiết và quan trọng là việc xác định
chủ thể thuộc các bên tranh chấp, có tính đến
những người yếu thế và tính phức tạp, quy
mô về tài sản của tranh chấp và tính thực tế,
khách quan của sự kiện phát sinh là những
tranh chấp cần phải được giải quyết cho phù
hợp với đạo lý thông thường.
Khi áp dụng lẽ công bằng, không nên
nhìn nhận vấn đề này pháp luật quy định rồi,
thì việc áp dụng lẽ công bằng có thật sự cần
thiết hay không? Pháp luật có quy định,
nhưng còn nhiều quan hệ chứa đựng và phát
sinh một cách khách quan trong nhóm quan
hệ cụ thể, mà quy định hiện có không thể
điều chỉnh thỏa đáng, thì lẽ công bằng vẫn
có thể được áp dụng. Mục đích của pháp luật
là bảo đảm công bằng, nhưng để giải quyết
được triệt để tranh chấp, bảo đảm nguyên tắc
công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên
chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thì
lẽ công bằng vẫn có thể được áp dụng nhằm
khắc phục khoảng trống của pháp luật hoặc
pháp luật không điều chỉnh hết được các
tranh chấp đang phát sinh.
4. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng
Theo quy định hiện hành, thẩm quyền
áp dụng lẽ công bằng thuộc toà án đang xét
xử vụ án. Để bảo bảo tính khách quan và
công bằng trong quá trình giải quyết tranh
chấp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự. Khi áp dụng lẽ công
bằng, toà án có vai trò quan trọng trong việc
điều khiển quá trình tranh tụng và tuân theo
những nguyên tắc, thủ tục tố tụng dân sự,
bảo đảm quyền bình đẳng của các bên đương
sự trong quá trình tranh tụng. Trong quá
trình tranh tụng để áp dụng lẽ công bằng, chủ
toạ phiên toà phải tạo mọi điều kiện cần thiết
Số 1(401) - T1/202014 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
cho những người tham gia tranh tụng bày tỏ
quan điểm của mình và có quyền yêu cầu họ
dừng trình bày những ý kiến, chứng cứ
không liên quan đến vụ án. Như vậy, việc áp
dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp
dân sự có những nội dung, phương thức
tranh tụng tại phiên toà cũng không có sự
khác biệt nào so với các tranh chấp dân sự
có sẵn quy phạm pháp luật để viện dẫn áp để
giải quyết tranh chấp. Nội dung và phương
thức tranh tụng tại phiên toà giải quyết tranh
chấp bằng việc áp dụng lẽ công bằng cũng
tuân theo quy định tại Điều 247 BLTTDS
năm 2015.
Khi áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp dân sự, trong phần nội dung vụ án
và nhận định của Toà án phải ghi rõ những
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu
khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu
cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc
lập, đề nghị của người có quyền, nghĩa vụ liên
quan để qua đó căn cứ vào những tài liệu,
chứng cứ đã xem xét tại phiên toà, kết quả
tranh tụng tại phiên toà để phân tích, đánh giá,
nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết
của vụ án, những sự kiện để áp dụng lẽ công
bằng. Căn cứ phán quyết của toà án là dựa
trên lẽ công bằng, các yếu tố của lẽ công bằng
được mô tả, viện dẫn áp dụng. Thay vì viện
dẫn điều luật trong các vụ tranh chấp có luật
để áp dụng hoặc có tập quán để áp dụng hoặc
có luật để áp dụng tương tự hoặc có án lệ để
áp dụng, thì trường hợp lẽ công bằng được áp
dụng để giải quyết tranh chấp cũng phải được
toà án xác định rõ.
Căn cứ vào quyết định của bản án sơ
thẩm được áp dụng lẽ công bằng để giải
quyết, đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi
kiện cũng có quyền kháng cáo bản án sơ
thẩm theo quy định tại Điều 271 BLTTDS
năm 2015 như đối với các bản án thông
thường khác. Thời hạn kháng cáo đối với
bản án của Toà án cấp sơ thẩm áp dụng lẽ
công bằng là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
và thời hạn kháng cáo cũng tuân theo quy
định tại Điều 273 BLTTDS năm 2015.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng lẽ
công bằng
Áp dụng lẽ công bằng là áp dụng quy
định của pháp luật về lẽ công bằng. Nhưng
quy định lẽ công bằng không thể hiện rõ nội
hàm, mà quy định khái quát. Vì vậy, khi áp
dụng lẽ công bằng cần phải xem xét các yếu
tố có liên quan đến phạm vi tranh chấp, đặc
điểm của tranh chấp, các bên chủ thể của
tranh chấp và các chủ thể khác có liên quan.
Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp theo nguyên tắc bảo đảm quyền
bình đẳng về mặt pháp lý của các bên chủ
thể. Quyền bình đẳng của các bên chủ thể
trong tranh chấp được xác định dựa vào tiêu
chí lẽ công bằng. Vì vậy, cần xác định những
yếu tố tác động, ảnh hưởng việc xác định lẽ
công bằng sau đây:
- Cần xác định rõ điều kiện, hoàn cảnh
về không gian và thời gian các bên chủ thể
xác lập quan hệ hoặc những sự kiện phát
sinh do ý chí chủ quan của một bên hoặc cả
hai bên trong một quan hệ pháp luật cụ thể
về tài sản hoặc về nhân thân. Từ cơ sở xác
định này, để có căn cứ xác định mối quan hệ
phổ biến, quan hệ nhân quả của sự kiện phát
sinh và hậu quả pháp lý xảy ra. Yếu tố ý chí
của các bên chủ thể cần phải xác định rõ là
ý chí chủ quan hay hoàn cảnh khách quan
ngoài ý chí của chủ thể theo đó sự kiện pháp
lý phát sinh theo ý muốn hay ngoài ý muốn
của chủ thể để có căn cứ áp dụng lẽ công
bằng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
một bên hoặc lợi ích của người thứ ba.
- Xác định cụ thể những nguyên nhân
khách quan mà quyền, lợi ích hợp pháp của
một bên trong quan hệ pháp luật dân sự bị
thiệt thòi. Nguyên nhân khách quan có thể
là hành vi của người thứ ba hoặc do sự biến
pháp lý tương đối hoặc tuyệt đối cụ thể mà
hậu quả của nó xâm phạm quyền, lợi ích
chính đáng hoặc đáng lẽ có được nhưng bị
mất mát, bị giảm sút không chính đáng.
- Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết
tranh chấp về tài sản và nhân thân, cần xác
định mức độ nhận thức của chủ thể do điều
kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia
đình chi phối hoặc do năng lực nhận thức
15Số 1(401) - T1/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 1(401) - T1/202016 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
của cá nhân mà dẫn đến những tranh chấp
dân sự.
- Năng lực của thẩm phán áp dụng lẽ
công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự là
người có năng lực nhận thức nhiều kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài kiến
thức về chuyên môn pháp luật là bắt buộc
đối với thẩm phán.
- Xác định các yếu tố là nguyên nhân
dẫn đến quyền, lợi ích của một bên bị thiệt
hoặc lợi ích của người thứ ba bị xâm phạm
nếu trong điều kiện bình thường thì những
lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của chủ thể
được bảo đảm thực hiện nhưng lại bị mất đi
không chính đáng, không do lỗi của chủ thể.
6. Hệ quả pháp lý của việc áp dụng lẽ công
bằng
Việc áp dụng lẽ công bằng để giải
quyết tranh chấp dân sự là nhằm giải quyết
kịp thời, dứt điểm những tranh chấp dân sự
phát sinh trong xã hội trong trường hợp chưa
có quy phạm, không có tập quán, không có
luật để áp dụng tương tự, không có án lệ để
áp dụng. Áp dụng lẽ công bằng giải quyết
các tranh chấp dân sự góp phần bảo đảm cho
các quyền dân sự chính đáng của chủ thể
được bảo đảm thực hiện, đồng thời giữ gìn
mối đoàn kết trong nhân dân, bảo đảm cho
các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự, thương
mại được bảo đảm thực hiện.
Việc áp dụng lẽ công bằng để giải
quyết tranh chấp dân sự là căn cứ để cơ quan
lập pháp ban hành văn bản pháp luật nhằm
khắc phục kịp thời những “lỗ hổng” của
pháp luật cho phù hợp với quan hệ pháp luật
dân sự, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ
trong xã hội về tài sản và nhân thân thuộc
lĩnh vực pháp luật dân sự n
trên không phải là sự đổi vai mà là trả lại
đúng vai của các cơ quan tham gia trong quy
trình làm luật.
Thứ hai, quy trình một dự án luật phải
được trình tại hai kỳ họp Quốc hội. Mặc dù
Điều 73 Luật Ban hành văn bản QPPL quy
định rõ Quốc hội xem xét, thông qua dự án
luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ
họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn,
nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì
Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ
họp. Tuy nhiên, trên thực tế thì UBTVQH
ngay từ khi ban hành Nghị quyết về triển
khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm đều
xác định trước là hầu hết các dự án luật đều
được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua
tại hai kỳ họp. Cũng từ đó sinh ra quy trình
cắt khúc thành hai giai đoạn như nêu trên.
Tại sao hầu hết các dự án luật đều phải trình
Quốc hội tại hai kỳ họp và đều được xác
định trước khi trình luật như vậy? Nếu một
dự án luật được chuẩn bị tốt, bảo đảm chất
lượng để thông qua lại không thể thông qua?
Vì nếu dự án luật được thông qua thì sẽ đỡ
tốn kém tiền bạc hơn và cũng đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi của cuộc sống được sớm hơn. Có
lẽ, chúng ta nên tiếp cận vấn đề này một cách
thực tế và mềm dẻo hơn cho phù hợp với
tinh thần của Điều 73. Hơn nữa, Điều 74
Luật Ban hành văn bản QPPL cũng quy
định: Trong trường hợp dự thảo chưa được
thông qua hoặc mới được thông qua một
phần thì Quốc hội xem xét, quyết định việc
trình lại hoặc xem xét, thông qua tại kỳ họp
tiếp theo theo đề nghị của UBTVQH. Như
vậy, một dự án luật có thể được xem xét,
thông qua ngay trong một kỳ họp của Quốc
hội hay hai kỳ, thậm chí ba kỳ là quyền của
Quốc hội, không nên được sắp đặt ngay từ
khi lập chương trình như hiện nay. Tất cả là
ở chất lượng dự án luật và yêu cầu của thực
tiễn, và hãy để điều đó cho Quốc hội xem
xét, quyết định n
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM... (Tiếp theo trang 10)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_le_cong_bang_de_giai_quyet_tranh_chap_dan_su.pdf