Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần “tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cho sinh viên ngành du lịch, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Kết luận Lựa chọn và thiết kế phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của mỗi học phần trong chương trình đào tạo đại học là khâu quan trọng của quá trình tổ chức hoạt động dạy và học, là điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV. Một số phương pháp dạy học nêu trên và hướng dẫn cách thiết kế là những gợi ý giúp GV giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” có cơ sở khoa học và những định hướng cần thiết trong tổ chức dạy và học học phần này trong chương trình đào tạo các ngành nghề về Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường. động xã hội là môi trường thuận lợi để các em hình thành và rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị XHTD một cách tự nhiên, không gò bó. * Cách tiến hành: - Các tổ chức và các đoàn thể trong xã hội chung tay tổ chức những hoạt động vì sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Mỗi người tại địa phương các em đang sinh sống cần xây dựng một chuẩn mực sống riêng cho mình để làm gương cho trẻ. - Chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội xây dựng những chương trình có nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ; mặt khác, vận động các đơn vị xã hội cùng tham gia giáo dục trẻ và phối hợp với nhân dân địa phương mở các lớp về kĩ năng sống.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần “tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cho sinh viên ngành du lịch, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 279-282; 137 279 Email: giangnam152@gmail.com ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “TÂM LÍ DU KHÁCH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH” CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Nguyễn Giang Nam - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày chỉnh sửa: 05/5/2019; ngày duyệt đăng: 23/5/2019. Abstract: The article presents research results on the selecting and applying a number of active teaching methods in teaching the module “Visitor psychology and travel consumer behavior” to meet the training requirements associated with reality and career orientation of training curriculums of Tourism, Hotel administration, Administration of travel and travel services at formal university in Hanoi University of Industry. Keywords: Active teaching methods, Visitor psychology, travel consumer behavior. 1. Mở đầu “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” là học phần có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình đào tạo các khối ngành dịch vụ, du lịch, văn hóa... của các trường đại học hiện nay. Tuy nhiên, đây là học phần còn khá mới trong chương trình đào tạo ngành Du lịch của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhiều vấn đề giảng viên (GV) còn gặp phải khi khai thác kiến thức của học phần cũng như cách thức giảng dạy sao cho phù hợp với sinh viên (SV). Nội dung của học phần có tính thực tiễn cao, gắn liền với đặc trưng của nghề du lịch. Do vậy, nếu chỉ sử dụng cách giảng dạy truyền thống, cung cấp thông tin một chiều và bằng những giờ học lí thuyết trên lớp sẽ khiến người học khó tiếp thu được kiến thức, đặc biệt là hạn chế quá trình hình thành các kĩ năng liên quan đến năng lực nghề nghiệp của SV. Chính những vấn đề tồn tại nêu trên đã đòi hỏi cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo cho SV có cơ hội được làm việc, thực hành, trải nghiệm trong môi trường học tập thực tế ngoài lớp học như tại các khu danh thắng, viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử... Hoạt động này sẽ tác động đến tính tích cực, hứng thú học tập của SV, làm gia tăng hiệu quả của việc dạy và học trên cả phương diện cải thiện kết quả học tập và đạt được chuẩn đầu ra của học phần. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và đặc điểm dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” 2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” Phương pháp dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” không có sẵn mà GV phải tạo ra trong hoàn cảnh cụ thể của nghề nghiệp và của lớp mình giảng dạy. Cái có sẵn ở đây là lí luận về phương pháp, mô hình lí thuyết của phương pháp hoặc những lời mô tả phương pháp trong sách, trong giáo trình, trong tài liệu chuyên môn. Như vậy, phương pháp dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” có thể được hiểu là cách thức tiến hành hoạt động nghề nghiệp mà GV thiết kế và thực hiện dựa trên cơ sở khoa học cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp để tác động trực tiếp đến SV và các hoạt động của SV trong quá trình giáo dục, nhằm gây ảnh hưởng thuận lợi và hỗ trợ cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc dạy học đã quy định hoặc mong muốn. 2.1.2. Đặc điểm dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” là một chuyên ngành của khoa học tâm lí ứng dụng, được giảng dạy trong các trường đại học có đào tạo ngành nghề dịch vụ, du lịch. Học phần này gắn với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, yêu cầu của nghề du lịch và gắn với người học có mục đích, nhu cầu, ý chí, trình độ nhận thức, vốn sống, kinh nghiệm,... và được tổ chức trong môi trường học tập có quan hệ mật thiết với thực tế và trải nghiệm của người học. Việc giảng dạy “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” có những đặc điểm cơ bản sau: - Đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một phương thức đào tạo mở, chương trình đào tạo có tính tích hợp, liên thông, liên môn; chu trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng nhu cầu đến từng SV theo hướng ngày càng mở rộng quyền “tự chủ, tự chọn” của họ. Điều này quy định hoạt động dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” của GV phải có sự thay đổi chuyển từ chủ yếu giảng dạy trên lớp sang chú trọng đến hoạt động dạy học ngoài lớp (hoạt động ngoại khoá, tư vấn, hướng dẫn tự học). Chuyển cách dạy từ chủ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 279-282; 137 280 yếu là “trình diễn” sang cách dạy “tích cực, chủ động và trải nghiệm”. - Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với chương trình đào tạo du lịch. Giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cho SV học ngành nghề Du lịch của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là quá trình góp phần hình thành phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhân sự quản lí các nhà hàng, khách sạn, các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên phục vụ ở các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Đặc điểm nêu trên quy định giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” phải được thực hiện bằng các phương pháp dạy học phong phú, đa dạng; tạo điều kiện và cơ hội để SV rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp, hình thành thái độ, ý thức, tác phong của người làm nghề dịch vụ. - Dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” được tổ chức trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn quan tâm đầu tư nguồn lực con người và vật chất, trang bị phương tiện dạy học hiện đại, tạo hứng thú học tập cho SV, giúp các em dễ dàng hơn trong tiếp cận với tri thức khoa học và hình thành năng lực nghề nghiệp. Điều này đòi hỏi hoạt động dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” phải thay đổi mạnh mẽ cả về nội dung, phương pháp, hình thức, môi trường tổ chức học tập để khai thác và phát huy tối đa nguồn lực vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. 2.2. Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cho sinh viên ngành Du lịch của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Các phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn để dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cần dựa trên các tiêu chí sau: - Khuyến khích, hướng dẫn hoạt động học tập của SV; - Khuyến khích GV đặt vấn đề để SV nghiên cứu; - Tạo môi trường học tập giàu trải nghiệm, thực hành, thực tế; - Thu hút và làm nảy sinh nhu cầu học tập của SV; - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV. Trên cơ sở đặc điểm giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” và tinh thần của các tiêu chí lựa chọn phương pháp dạy học tích cực như đã nêu trên, bài viết trình bày một số phương pháp dạy học phù hợp để dạy học học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch”, bao gồm: Dạy học dựa vào dự án học tập; Dạy học qua các bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch”; Dạy học qua seminar chuyên đề và lấy một ví dụ minh họa về cách thiết kế, sử dụng phương pháp dạy học qua bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” cho SV ngành Du lịch của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 2.2.1. Dạy học dựa vào dự án học tập học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” Dạy học qua dự án học tập đòi hỏi việc dạy học phải khác truyền thống và việc dạy học đó phải tạo cơ hội và hướng SV thực hiện các dự án theo mục tiêu và những sản phẩm cụ thể đã định, nhờ đó đạt kết quả học tập. Dựa vào các dự án học tập, SV tiến hành công việc học của mình theo thiết kế dự án còn GV sử dụng chúng như là công cụ quản lí, lãnh đạo quá trình học tập và người học cũng như làm môi trường để tổ chức nội dung và các hoạt động giáo dục hiệu quả, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học có tính chất xã hội hóa cao. Bản chất của dạy học qua dự án học tập thể hiện ở chỗ kết hợp đầy đủ và hài hòa các phương thức học tập và các phong cách học tập của người học. Dạy học qua dự án học tập trong học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” có một số đặc điểm như sau: - Định hướng thực tiễn; - Định hướng hứng thú của người học; - Định hướng hành động; - Định hướng sản phẩm. 2.2.2. Dạy học qua các bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” Trước đây, bài tập được hiểu là các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao cho học sinh để giúp học sinh vận dụng hay ứng dụng kiến thức đã học. Tuy nhiên, với xu thế dạy học tích cực hóa và phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tập được mở rộng, không chỉ giúp người học vận dụng tri thức đã học mà còn được sử dụng trong quá trình cung cấp tri thức lí thuyết, hình thành tri thức mới trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Học lí thuyết hay hoạt động thực hành đều có thể được tổ chức bằng các bài học, các chủ đề, các dự án hoạt động, các đề tài, các bài tập. Bài tập thực hành là đơn vị tổ chức nội dung học tập trong hoạt động thực hành, có những vai trò cơ bản sau: - Tích cực hoá hoạt động học tập của SV; - Tác động đến hứng thú học tập của SV; - Tạo ra sự gắn kết giữa lí thuyết với thực hành, lí luận với thực tiễn; - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV. 2.2.3. Dạy học qua seminar chuyên đề Seminar chuyên đề ở đại học có các chức năng dạy học, giáo dục, đặc biệt là chức năng tự kiểm tra, tự đánh giá. Dưới sự điều khiển trực tiếp của GV, SV trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhằm khơi sâu, mở rộng vốn tri thức; tìm tòi, phát hiện chân lí hoặc chứng minh, tìm cách vận dụng chân lí khoa học vào thực tiễn. Seminar chuyên đề được xem như là bài VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 279-282; 137 281 học tự học mà ở đó SV có môi trường để thực hành các kĩ năng học tập và phương thức học tập khác nhau. Dạy học qua seminar chuyên đề có những đặc điểm cơ bản sau: - Có chủ đề khoa học, chuyên đề cụ thể để SV căn cứ vào đó chuẩn bị, trình bày báo cáo, thảo luận, tranh luận; - GV giữ vai trò là trọng tài khoa học, hướng dẫn, điều khiển quá trình seminar; - SV làm việc tích cực, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể; - SV học chấp nhận những ý tưởng của người khác, học phương pháp nghiên cứu, có tác dụng phát triển năng lực nhận thức cho SV; - Giáo dục SV làm việc khoa học, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo; - SV được nhận xét, phân tích, đánh giá ý kiến của người khác đồng thời biết bảo vệ ý kiến của mình với các luận cứ vững chắc. 2.2.4. Thiết kế phương pháp dạy học qua các bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” 2.2.4.1. Tiêu chí lựa chọn một số bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” - Bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” gắn với tính có vấn đề nhằm mục đích làm cho SV tích cực học tập, cải thiện kết quả và quá trình học tập. - Bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” gần gũi với kinh nghiệm của SV, càng chứa đựng những tình huống gần gũi thực tế phong phú, đa dạng càng có tác dụng kích thích người học tích cực tham gia giải quyết một cách sáng tạo. - Bài tập thực hành “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” không chỉ mang tính tái hiện đơn thuần, chỉ cần người học nhớ, hiểu, sử dụng theo mẫu mà cần có tính kích thích sự tìm tòi, phát hiện của SV. - Việc lựa chọn, thiết kế, xây dựng bài tập thực hành có nhiều hình thức khác nhau, nhưng thông thường một bài tập thực hành được cấu trúc gồm 3 yếu tố cơ bản sau: 1) Một ngữ cảnh thật; 2) Nội dung thông tin và dữ kiện; 3) Một kết thúc mở chứa đựng vấn đề, gắn với nội dung rèn luyện các kĩ năng học tập làm nền tảng để hình thành và phát triển năng lực tự học. 2.2.4.2. Hướng dẫn học tập qua thực hiện các bài tập thực hành - Giao bài tập cá nhân để thực hiện trong quỹ thời gian tự học: Trước, trong và sau mỗi chương, GV giao bài tập và thời gian hoàn thành cho SV. SV tự nghiên cứu tài liệu để giải quyết bài tập trong giờ tự học. GV hướng dẫn SV thực hiện bài tập theo các bước sau: + Bước 1: Nghiên cứu bài tập. Phân tích bài tập thực hành, nhận định loại bài tập thực hành, phân tích và xác định các dữ kiện đã cho và yêu cầu phải giải quyết, các thao tác, hành động cần thiết để giải từng loại bài tập thực hành, tìm mối liên hệ giữa yêu cầu của bài tập và các điều kiện đã cho. + Bước 2: Lập kế hoạch giải bài tập. Các thành phần chính của bản kế hoạch giải bài tập thực hành bao gồm: thời gian, nội dung công việc, biện pháp/kĩ thuật, trình tự thực hiện, các tài liệu tham khảo, sản phẩm. + Bước 3: Tiến hành giải bài tập. Đây là bước SV tự lực vận dụng tri thức, các thao tác, hành động để giải quyết các yêu cầu của bài tập. + Bước 4: Kiểm tra kết quả (sản phẩm). SV cần rà soát, tiến hành kiểm tra, xem xét kết quả giải bài tập thực hành để có những bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm trước khi báo cáo trước lớp và GV. - Giao bài tập nhóm trong quỹ thời gian học thực hành: + Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ. Trong giờ thực hành, GV chia lớp thành các nhóm khác nhau, quy mô nhóm từ 6-8 SV với học lực và giới tính khác nhau, cử một nhóm trưởng để điều hành hoạt động của nhóm. GV chuẩn bị phiếu hướng dẫn học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài tập thực hành, các yêu cầu cần giải quyết, thời gian hoàn thành và giao phiếu học tập cho các nhóm thực hiện. + Bước 2: Thảo luận về nội dung và cách giải quyết bài tập. Xác định những dữ liệu và phản ứng cá nhân về bài tập thực hành, đồng thời tổ chức thảo luận, làm việc theo nhóm, so sánh các phương án giải quyết bài tập và để đi đến quyết định lựa chọn phương án phù hợp nhất cho quá trình giải quyết bài tập. + Bước 3: GV tổng kết, nhận xét, hướng dẫn SV cách thức, điều kiện giải quyết bài tập. GV chỉ định một SV đại diện trình bày ý kiến của nhóm về cách giải quyết bài tập thực hành, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận và chỉ ra cách giải quyết bài tập. Trên cơ sở hướng dẫn của GV, mỗi nhóm điều chỉnh, bổ sung, so sánh các phương án giải quyết và quyết định phương án giải quyết cuối cùng cho vấn đề thực hành của nhóm mình. 2.2.4.3. Đánh giá sản phẩm học tập - GV đánh giá: Xác định chuẩn đánh giá sản phẩm học tập qua các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp, trong đó chú trọng tới việc hình thành và phát triển năng lực tự học của SV thông qua hình thành các kĩ năng học tập và thái độ học tập của SV. - SV tự đánh giá: Hoạt động này do người học thực hiện, chủ yếu nhằm nhận thức rõ kết quả học tập và trải nghiệm thành công cũng như thiếu sót của mình. 2.2.4.4. Ví dụ minh họa Bài tập: Thực hành các nội dung chính trong các bước phục vụ người tiêu dùng du lịch (du khách). 1) Hướng dẫn SV giải bài tập thực hành theo nhóm trong giờ học thực hành VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 279-282; 137 282 Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ với số lượng 8 SV/nhóm, các thành viên trong nhóm có học lực và giới tính khác nhau. Mỗi nhóm cử một SV làm nhóm trưởng để điều hành hoạt động của nhóm. - Bài tập thực hành của nhóm được GV chuẩn bị dưới hình thức phiếu học tập và chuyển đến các nhóm. Phiếu học tập được thiết kế theo mẫu sau: PHIẾU THỰC HÀNH NHÓM * Bài tập: Thực hành các nội dung chính trong các bước phục vụ người tiêu dùng du lịch (du khách) * Nhiệm vụ của nhóm: 1. Xây dựng kịch bản thực hành. 2. Nghiên cứu quy trình các bước phục vụ du khách. 3. Xác định các thao tác, hành động cần thực hiện trong khi thực hành. * Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn Đính (chủ biên) - Nguyễn Văn Mạnh (1996). Tâm lí và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê. 2. Nguyễn Trọng Đặng - Nguyễn Doãn Thị Liễu - Vũ Đức Minh - Trần Thị Phùng (2000). Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Bước 2: Thảo luận về nội dung và cách giải quyết bài tập Nhóm chia theo cặp 2 người để thảo luận các vấn đề: phân vai (người phục vụ, khách du lịch) trong khi thực hành; thu thập thông tin, dữ liệu về quy trình phục vụ du khách; trình tự thực hiện các kĩ năng, thao tác của các bước trong quy trình phục vụ. Trong bước này, các ý tưởng xây dựng nội dung và kịch bản thực hành cũng như cách thức thực hiện các kĩ năng, thao tác cũng cần được đem ra trao đổi sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bước 3: GV tổng kết, nhận xét, hướng dẫn SV cách thức, điều kiện giải quyết bài tập Trong quá trình các nhóm thảo luận về cách giải quyết bài tập thực hành, GV luôn theo dõi, quan sát các nhóm làm việc. Sau khi kết thúc quá trình thảo luận nhóm, GV lần lượt yêu cầu các nhóm lên trình bày phương án giải quyết bài tập thực hành của nhóm mình. Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau về phương án giải quyết bài tập thực hành và GV tổng kết, chỉ ra phương án giải quyết tối ưu. Chẳng hạn: trước phương án giải quyết của một nhóm là thực hành toàn bộ quy trình phục vụ du khách thì GV đề xuất phương án thực hành theo từng giai đoạn của quy trình trước, sau đó mới thực hành toàn bộ quy trình. Cách làm này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn vì nó tuân theo các bước trong quá trình luyện tập và hình thành kĩ năng. 2) Đánh giá sản phẩm học tập GV đánh giá: - Sản phẩm học tập: Các kĩ năng phục vụ du khách. - Thang đánh giá: 04 mức (Tốt; Khá; Trung bình; Không đạt). - Tiêu chí đánh giá: + Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng: - Số lượng những thao tác cần thiết mà cá nhân thực hiện; - Tính tối giản của việc tổ chức những thao tác này trong hành động. + Tính hợp lí về logic của kĩ năng: - Trình tự sắp xếp việc thực hiện các thao tác có hợp lí tối đa không hoặc có phù hợp cao với nhiệm vụ cụ thể lúc đó không; - Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện từng thao tác và thực hiện cả hành động. + Mức độ thành thạo của kĩ năng: - Tần số những thao tác hay hành vi sai hoặc không đúng chuẩn kĩ năng đã định; - Tỉ lệ lặp lại (thừa) của các thao tác, cử chỉ, hành vi thực hiện đúng. SV tự đánh giá: SV đánh giá mức độ hoàn thành công việc được nhóm phân công, khả năng liên kết với các thành viên khác, sự trải nghiệm của mình trong quá trình thực hành, những thành công và thất bại khi thực hiện các kĩ năng như: gây ấn tượng ban đầu với khách, giao tiếp với khách, phán đoán tâm lí khách, thuyết phục khách và sự hình thành các kĩ năng học tập như kĩ năng tiếp nhận thông tin học tập, kĩ năng ôn tập, kĩ năng tự đánh giá. 3. Kết luận Lựa chọn và thiết kế phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của mỗi học phần trong chương trình đào tạo đại học là khâu quan trọng của quá trình tổ chức hoạt động dạy và học, là điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV. Một số phương pháp dạy học nêu trên và hướng dẫn cách thiết kế là những gợi ý giúp GV giảng dạy học phần “Tâm lí du khách và hành vi tiêu dùng du lịch” có cơ sở khoa học và những định hướng cần thiết trong tổ chức dạy và học học phần này trong chương trình đào tạo các ngành nghề về Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường. (Xem tiếp trang 137) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 132-137 137 động xã hội là môi trường thuận lợi để các em hình thành và rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị XHTD một cách tự nhiên, không gò bó. * Cách tiến hành: - Các tổ chức và các đoàn thể trong xã hội chung tay tổ chức những hoạt động vì sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Mỗi người tại địa phương các em đang sinh sống cần xây dựng một chuẩn mực sống riêng cho mình để làm gương cho trẻ. - Chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội xây dựng những chương trình có nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ; mặt khác, vận động các đơn vị xã hội cùng tham gia giáo dục trẻ và phối hợp với nhân dân địa phương mở các lớp về kĩ năng sống. 3. Kết luận XHTD trẻ em là một trong những vấn nạn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi. HSTH khi bị xâm hại thường phải đối diện với nguy cơ của sự phát triển không bình thường về tâm lí, xấu hổ, mặc cảm. Để việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại thân thể trẻ em, cần có sự chung và phối hợp chặt chẽ của cả gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ trong việc trang bị kiến thức; định hướng thái độ và rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ cho HSTH trước nguy cơ bị XHTD, giúp các em nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân - bởi như nhà giáo dục học Dorothy đã nói: “cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thị Tĩnh - Mai Quốc Khánh (2018). Bồi dưỡng kĩ năng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho phụ huynh. Tạp chí Giáo dục, số 429, tr 16-18; 10. [2] Lê Thị Lâm - Nguyễn Thị Trâm Anh (2018). Giáo dục kĩ năng nhận diện nguy cơ bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học. Kỉ yếu Hội thảo Tâm lí học đường Quốc tế lần thứ VI, Hà Nội. [3] Nguyễn Hiệp Thương (2009). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Xây dựng tài liệu cho phụ huynh và nhân viên xã hội hướng dẫn trẻ em phòng tránh xâm hại thể chất và tình dục”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] Hoàng Anh Tú (2017). 30 ngày cùng con học hiểu về chống xâm hại. NXB thế giới. [5] Vũ Thu Hương - Vũ Thị Lan Anh (2018). Hướng dẫn phòng chống xâm hại tình dục trẻ em: Dành cho học sinh tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Phạm Thị Minh Thúy (2017). Tài liệu cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [7] Nguyễn Hữu Long (2016). Phát triển kĩ năng sống. NXB Văn hóa - Văn nghệ. [8] Trần Thị Cẩm Nhung (2012). Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ em qua các nghiên cứu nước ngoài. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 6, tr 25-28. [9] Elliott, I. A. - Beech, A. R. (2013). Cost-benefit analysis of circles of support and accountability interventions: Sexual Abuse. A Journal of Research and Treatment, Vol. 25, pp. 211-229. [10] Espelage, D. L. - Low, S. - Polanin, J. R. - Brown, E. C. (2013). The impact of a middle school program to reduce aggression, victimization, and sexual violence. Journal of Adolescent Health, Vol. 53, pp. 180-186. [11] Chen, L. P. - Murad, M. H. - Paras, M. L. - Colbenson, K. M. - Sattler, A. L. - Goranson, E. N. - Zirakzadeh, A. (2010). Sexual abuse and life-time diagnosis of psychiatric disorders: systematic review and meta-analysis. Mayo Clinic Proceedings, Vol. 85, pp. 618-629. ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP (Tiếp theo trang 282) Tài liệu tham khảo [1] Phạm Thu Oanh (2014). Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy ở bậc đại học nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên. Tạp chí Giáo dục, số 345, tr 27-28. [2] Bell, S. (2010). Project-based learning for the 21st century: Skills for the future. The Clearing House: A Journal of Educational Strategies, Issues and Ideas, Vol. 83, pp. 39-43. [3] Lutz, S. - Huitt, W. (2003). Information processing and memory: Theory and applications. Educational Psychology Interactive. Valdosta, GA: Valdosta State University, Retrieved from [4] Nguyễn Giang Nam (2015). Một số vấn đề về tổ chức dạy học dựa vào dự án học tập ở các trường đại học kĩ thuật. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10, tr 89-91. [5] Thomas Kevin (1994). Teaching study skills. Emerald Publishing Group, London, Vol. 36 (1), pp. 19-6. [6] Nguyễn Văn Đính (chủ biên) - Nguyễn Văn Mạnh (1996). Tâm lí và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê. [7] Nguyễn Trọng Đặng - Nguyễn Doãn Thị Liễu - Vũ Đức Minh - Trần Thị Phùng (2000). Quản trị doanh nghiệp khách sạn - du lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_giang_day.pdf
Tài liệu liên quan