Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu Từ khi ra đời, giáo dục đại học giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục vì nó trực tiếp tác động đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. Đã có thời giáo dục phổ thông ở Mỹ bị chê là thua kém nhiều nước phương Tây, nhưng chưa bao giờ nền đại học Mỹ bị đánh giá thấp. Chỉ cần nhìn quỹ riêng của 5 đại học nổi tiếng của Mỹ (theo số liệu 2006, đơn vị tỉ USD): Havard 17.2; Yale 10.5, Princeton 8.3; Stanford 7.6; MIT 5.3 – đủ thấy xã hội Mỹ đầu tư cho các đại học như thế nào. Cái chiến lược lấy giáo dục đại học làm đòn bẩy đã đưa Hoa Kỳ lên vị trí dẫn đầu trên phần lớn các lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt hiện đại. Cuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác. Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả. So với thế giới và các nước trong khu vực, giáo dục đại học của ta tụt hậu còn xa hơn giáo dục phổ thông, mà trước mắt triển vọng cũng chưa có gì sáng sủa. Năm 1996, Nghị quyết Hội nghị TƯ II (khoá VIII) từng xác đinh rất đúng đắn phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, thế mà từ bấy đến nay, đã 8 năm rồi, người dân vẫn chưa hết lo lắng về giáo dục. Phải chăng, từ trên xuống dưới, chúng ta chưa nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết, hay là sức của ta chỉ đến vậy ?. Xét về tiềm năng so với trình độ thực tế thì tình hình đại học khác phổ thông. Đối với giáo dục phổ thông tôi tin rằng trình độ của đội ngũ giáo viên, điều kiện tài chính, phương tiện vật chất không thiếu, nếu quyết tâm lập lại trật tự kỷ cương, loại trừ mấy “khối u” dị dạng về thi cử, dạy thêm, và sách giáo khoa, đồng thời đổi mới cách quản lý, thì khả năng đuổi kịp các nước phát triển nhất của khu vực trong thời gian tương đối ngắn là hoàn toàn hiện thực. Nhưng giáo dục đại học phức tạp hơn. Vì đây, trình độ đội ngũ giảng viên, điều kiện tài chính, vật chất đều thiếu thốn nghiêm trọng mà sự đầu tư nhân, tài, vật lực, lại dàn trải, cho nên đổi mới đại học đòi hỏi phải cố gắng đầu tư vượt bậc để tăng mạnh các nguồn lực, đồng thời thay đổi chiến lược phát triển, phương thức quản lý, thì mới có thể bứt phá lên được. Cũng như trong mọi cải cách lớn, phải thay đổi tư duy, rà soát lại các quan niệm cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp, và tổ chức, quản lý, kiên quyết hiện đại hoá để hội nhập thế giới. Còn không, dù có cố gắng đầu tư cũng khó ngăn đại học tiếp tục tụt hậu trong nhiều năm tới. Để có một sự nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề đang tồn tại trong hệ thống giáo dục đại học nước ta và đưa ra những biện pháp tốt nhất để phát triển, chúng ta cẩn phải phân tích một cách khách quan và toàn diện, tránh chủ quan và cục bộ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận triết học của mình Vì thời gian và kiến thức có hạn, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của Giảng viên và các bạn. Xin chân thành cảm ơn

doc18 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ khi ra đời, giáo dục đại học giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục vì nó trực tiếp tác động đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. Đã có thời giáo dục phổ thông ở Mỹ bị chê là thua kém nhiều nước phương Tây, nhưng chưa bao giờ nền đại học Mỹ bị đánh giá thấp. Chỉ cần nhìn quỹ riêng của 5 đại học nổi tiếng của Mỹ (theo số liệu 2006, đơn vị tỉ USD): Havard 17.2; Yale 10.5, Princeton 8.3; Stanford 7.6; MIT 5.3 – đủ thấy xã hội Mỹ đầu tư cho các đại học như thế nào. Cái chiến lược lấy giáo dục đại học làm đòn bẩy đã đưa Hoa Kỳ lên vị trí dẫn đầu trên phần lớn các lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt hiện đại. Cuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác. Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả. So với thế giới và các nước trong khu vực, giáo dục đại học của ta tụt hậu còn xa hơn giáo dục phổ thông, mà trước mắt triển vọng cũng chưa có gì sáng sủa. Năm 1996, Nghị quyết Hội nghị TƯ II (khoá VIII) từng xác đinh rất đúng đắn phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, thế mà từ bấy đến nay, đã 8 năm rồi, người dân vẫn chưa hết lo lắng về giáo dục. Phải chăng, từ trên xuống dưới, chúng ta chưa nghiêm chỉnh thực hiện nghị quyết, hay là sức của ta chỉ đến vậy ?. Xét về tiềm năng so với trình độ thực tế thì tình hình đại học khác phổ thông. Đối với giáo dục phổ thông tôi tin rằng trình độ của đội ngũ giáo viên, điều kiện tài chính, phương tiện vật chất không thiếu, nếu quyết tâm lập lại trật tự kỷ cương, loại trừ mấy “khối u” dị dạng về thi cử, dạy thêm, và sách giáo khoa, đồng thời đổi mới cách quản lý, thì khả năng đuổi kịp các nước phát triển nhất của khu vực trong thời gian tương đối ngắn là hoàn toàn hiện thực. Nhưng giáo dục đại học phức tạp hơn. Vì đây, trình độ đội ngũ giảng viên, điều kiện tài chính, vật chất đều thiếu thốn nghiêm trọng mà sự đầu tư nhân, tài, vật lực, lại dàn trải, cho nên đổi mới đại học đòi hỏi phải cố gắng đầu tư vượt bậc để tăng mạnh các nguồn lực, đồng thời thay đổi chiến lược phát triển, phương thức quản lý, thì mới có thể bứt phá lên được. Cũng như trong mọi cải cách lớn, phải thay đổi tư duy, rà soát lại các quan niệm cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp, và tổ chức, quản lý, kiên quyết hiện đại hoá để hội nhập thế giới. Còn không, dù có cố gắng đầu tư cũng khó ngăn đại học tiếp tục tụt hậu trong nhiều năm tới. Để có một sự nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề đang tồn tại trong hệ thống giáo dục đại học nước ta và đưa ra những biện pháp tốt nhất để phát triển, chúng ta cẩn phải phân tích một cách khách quan và toàn diện, tránh chủ quan và cục bộ. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Áp dụng nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện để phân tích các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận triết học của mình Vì thời gian và kiến thức có hạn, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của Giảng viên và các bạn. Xin chân thành cảm ơn Nội dung chính I-Cơ sở lý luận 1- Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học 1.1- Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học Thế giới vật chất có muôn ngàn sự vật, hiện tượng. Chúng khác nhau, vừa có liên hệ biện chứng với nhau , tức là nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại và phát triển cho nhau, quy định và chế ước lẫn nhau. Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập, tách rời. Sự liên hệ đó là khách quan, vốn có của giới tự nhiên và xã hội, không phụ thuộc vào ý muốn , nguyện vọng chủ quan của bất cứ một tổ chức xã ội hoặc cá nhân nào Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc, tức là bao gồm các mặt, các yếu tố cấu thành nó. Giữa các mặt, các yếu tố đó có liên hệ biện chứng với nhau. Chính đặc điểm của cấu trúc và mối liên hệ giữa chúng đã quy định tính chất của sự vật, xu hướng vận động, phát triển của sự vật Mối liên hệ phổ biến của sự vật không những diễn ra ở trong không gian mà còn diễn ra trong mặt thời gian, tức là có liên hệ hiện tại và quá khứ và giữa hiện tại với tương lai Mối liên hệ phổ biến của sự vật còn mang tính nhiều vẻ, có liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực 1.2- Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện Khi nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng, muốn phản ánh sự vật đúng như nó có chủ thể nhận thức một mặt phải chỉ ra sự khác biệt của sự vật, mặt khác phải chỉ ra các mối liên hệ mà trước hết là mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật, mối liên hệ giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ giữa các quá trình tức là liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và giữa hiện tại với tương lai Mối liên hệ của sự vật mang tính đa dạng, nhiều vẻ, phong phú. Thông thương ta không thể thấy hết các mối liên hệ của sự vật. Trong trường hợp đó, chủ thể của nhận thức phải chỉ ra các mối liên hệ bên trong, bản chất, tất yếu, cơ bản của sự vật vì những liên hệ này quyết định tính chất của sự vật, quyết định xu hướng vận động của sự vật. Làm như thế tư duy của chung ta sẽ bớt đi sự phiến diện Khi nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng, phải chống quan điểm phiến diện, siêu hình, phủ nhận sự liên hệ. Nếu thừa nhận liên hệ thì chỉ thừa nhận những mối liên hệ bên ngoài, không thấy ….nhận những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong, đó là quan điểm sai lầm, không thể phản ứng đúng sự thất khách quan 2- Nguyên tắc khách quan cửa sự nhận thức khoa học 2.1- cơ sở khách quan của nguyên tắc khách quan của sự nhận thức khoa học Thế giới vật chất bao gồm giới tự nhiên và xã hội, trong đốmị sự vật hiện tượng tồn tại, vận động biến đổi và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của thế giới vật chất, không phụ thuộc vào ý muốn, ý nguyện chủ quan của con người, cũng không lệ thuộc vào bất kìmột đảng phái, một tập đoàn xã hội hay một vĩ nhân nào Con người trước hết là sản phẩm lâu dài của giới tự nhiên. Tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Nhưng con người khác với con vật ở chỗ :con vật hoạt động theo bản năng còn con người hoạt động có ý thức chỉ đạo, nhờ đó con người có thể nhận thức được các quy luật khách quan của sự vật, các điều kiện mà quy luật phát sinh tác dụng, nếu điều đó có cơ hội cho con người và ngược lại, nếu điều đó không có lị cho con người thì con người có thể tạo ra các điều kiện để quy luật đó không phát huy tác dụng hay hạn chế tác dụng, chứ con người không thể tuỳ tiện xoá bỏ quy luật khách quan của sự vật, nhờ đó mà con người cũng đã tạo ra giới tự nhiên của mình, xã hội của mình. Như vậy, con người chỉ có tự do khi nhận thức được quy luật khách quan của tự nhiên- xã hội và biết hnàh động theo quy luật đó. Vì thế tự do là tất yếu được nhận thức và hành động theo cái tất yếu đó. 2.2 Yêu cầu nguyên tắc khách quan Khi nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng phải phản ánh đúng như nó có, không được áp đặt ý muốn, nguyện vọng chủ quan của chủ thể nhận thức vào sự vậ,hiện tượng Sự vật, hiện tượng có vô vàn thuộc tính. Mỗi thuộc tính là mọtt chất,do đó sự vật có vô vàn chất, mỗi chất lại có đặc tinh riêng, những quy luật riêng. Do đó nhận thức sự vật phải có tính hệ thống Bất kì sự vật nào cũng có đặc điểm cấu trúc , tức là có các yếu tố cấu thành riênh của nó. Giữa các yếu tố đó có liên hệ hữu cơ với nhau. Do đó, cũng những yếu tố như nhau nhưng sắp xếp theo những cách thức khác nhau sẽ tạo ra các sự vật khác nhau về chất. Vì vậy, nguyên tắc khách quan đòi hỏi nhận thức sự vật phải phản ánh được đặc điểm cấu trúc của nó Nhận thức sự vật phải nhận thức được quy luật của nó ở 3 cấp độ : Những quy luật phổ biến nhất chi phối sự vật; những quy luật chung tức là những quy luật của mọtt ngành, một lĩnh vực nào đó chi phối sự vật; quy luật riêng của bản thân sự vật đó. Dựa trên tất cả những yêu cầu nói trên mà rút ra kết luận của sự vật. Trên cơ sở đó mà định ra phương hướng, kế hoạch, biện pháp cải biến sự vật vìlợi ích của con người II - Vận dụng nguyên tắc toàn diện và khách quan của nhận thức khoa học để phân tích những vấn đề còn tồn tại trong giao dục đại học hiện nay ở nước ta Giáo dục là một hệ thống phức tạp, xử lý một khâu thì động đến nhiều khâu khác, đòi hỏi tiếp cận các vấn đề giáo dục phải có cách nhìn tổng thể, phải nhìn nhận một cách toàn diện. Trước đây ta xây dựng đại học theo mô hình đại học Liên Xô, nền đại học ấy tuy nay không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhưng đó là một hệ thống có logic nội tại của nó. Thời gian qua ta sửa từng mặt, từng mảng mà không nhằm cả hệ thống, rốt cuộc biến nó thành ra đầu Ngô mình Sở. Điển hình là những sự lúng túng trong các vấn đề học vị, chức danh GS, PGS, xây dựng các đại học quốc gia, đại học sư phạm, đến nay vẫn chưa thể nói đã ổn cả. Cho nên, cứ lùng bùng vướng víu, còn luyến tiếc những giá trị cũ thì sẽ thất bại. Muốn hội nhập thành công, cần có thái độ thực tế hơn : hãy nhìn ra bên ngoài, xem các nước đang làm gì, chọn lấy một mô hình tốt được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, không phải để sao chép máy móc, mà lấy đó làm căn cứ để hiện đại hoá các đại học của ta. Theo nhận thức chung trên thế giới, mô hình đó là giáo dục đại học Hoa kỳ, một hệ thống đã hình thành và phát triển gắn chặt với nhu cầu của kinh tế tri thức cho nên tương đối phù hợp nhất với xã hội hiện đại. Ngay ở Châu Âu và Nhật bản, khi nói hiện đại hoá đại học, mục tiêu họ nhắm tới cũng là một nền đại học tương đồng với Hoa kỳ. Các nước ASEAN cũng đi theo hướng đó. Không lẽ gì chúng ta muốn hội nhập mà lại tự tách ra khỏi xu thế chung. Vì vậy cần dứt khoát định hướng việc hiện đại hoá giáo dục đại học theo xu thế chung đó của thế giới và thời đại. Chỉ như thế mới có thể tranh thủ được kinh nghiệm của họ, nhanh chóng thanh toán sự tụt hậu và hội nhập thành công. Để có định hướng phù hợp và những bước đi đúng đắn cho sự phát triển hệ thống giáo dục dại học, chúng ta cần sử dụng nguyên tắc khách quan của sự nhận thức để phân tích những những vấn còn tồn tại trong giáo dục đại học hiện nay ở nước ta. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, không nên áp đặt ý muốn nguyện vọng chủ quan của chúng ta, không nên chạy theo những con số, “ bề nổi “ bên ngoài đê rồi tự bằng lòng với những gì mình đã có không quan tâm đề sửa đổi. Với mọtt sự nhìn nhận khách quan và sự nghiên cứu của bản thân thời gian qua, tôi thấy còn có những tồn tại ttrong giáo dục đại học hiện nay của nước ta . 1.1 Thi cử vào đại học, cao đẳng còn nặng nề, căng thẳng, tốn kém hiệu quả thấp Hiện nay, cuộc chạy đua vào các trường đại học diễn ra rất căng thẳng, tốn kém, dẫn tới biết bao tiêu cực, lệch lạc trong giáo dục ở tất cả các bậc học. Vấn đề này nếu không giải quyết được tận gốc, bằng cách phân luồng rất mạnh học sinh từ phổ thông, mở rộng việc đạo tạo nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, … ,khiến cho phần lớn các học sinh phổ thông rẽ ngang sớm, chỉ còn một bộ phận học sinh có năng lực thực sự học lên đại học, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo đại học, tiến tới xóa bỏ kỳ thi đại học căng thẳng như hiện nay, thì giáo dục ở nước ta sẽ vẫn ở trong tình trạng rất bất bình thường, tác động rất xấu đến việc phát triển kinh tế – xã hội. 1.2 Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trên thế giới không ở đâu đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ nhanh, nhiều, rẻ, và ẩu như ở nước ta. Có người nghĩ rằng cứ phóng tay cấp bằng tiến sĩ là vô hại, và càng nhiều tấm danh thiếp mang các học vị cao thì càng quảng cáo tốt, càng thể hiện trình độ văn hoá, khoa học cao của đất nước. Hoàn toàn sai lầm. Thật đáng xấu hổ khi đất nước còn nghèo và lạc hậu mà đã ra đời gần như một công nghiệp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ dỏm, với những chợ luận văn, với nghề viết thuê luận văn, với đủ thứ thủ đoạn phục vụ việc sản xuất ra những luận văn mà giá trị không hơn những mảnh giấy lộn. Ngay cả những luận văn được làm đứng đắn, thì trừ một số do những giáo sư trình độ cao hướng dẫn, còn chất lượng nói chung khá thấp. Chưa kể có trường hợp thầy làm thay đến 90% luận văn mà nghiên cứu sinh cũng không biết tận dụng thời gian học thêm kiên thức. Đó là kết quả khó tránh của ý muốn tập trung quan liêu: từ việc thi tuyển nghiên cứu sinh đến thành lập Hội đồng chấm luận văn, tổ chức phản biện các luận văn (có cả “phản biện kín”), v.v..., tất cả đều do Bộ trực tiếp quyết định, với ảo tưởng như thế sẽ bảo đảm chất lượng đào tạo. Song thực tế không như vậy, nhiều tiêu cực phát sinh mà Bộ không tài nào kiểm soát nổi, và không ai biết đã có bao nhiêu bằng TS dỏm được sản xuất thời gian qua. Để chỉnh đốn từ gốc, cần rà soát lại để hạn chế chặt chẽ số đơn vị, số ngành được phép đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, ngành nào còn yếu thì cương quyết chấm dứt đào tạo trong nước để gửi ra đào tạo ở nước ngoài. Đồng thời trả lại cho các đơn vị được phép đào tạo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ từ việc tuyển nghiên cứu sinh, lựa chọn chương trình đào tạo cho đến cấp bằng. Hơn ở mọi khâu khác, ở đây cần chú trọng chất lượng vì chạy theo số lượng rất nguy hiểm cho tương lai cả giáo dục lẫn khoa học. Chẳng hạn từ nay đến 2010 mà định đào tạo 15000 tiến sĩ thì thật quá liều. 1.3 Vấn đề về xét phong các chức danh GS, PGS. Không ít người đã bày tỏ lo lắng trước tình trạng lạm phát GS, PGS, TS, dẫn tới tuy số lượng GS, PGS, TS của ta vượt nhiều nước, mà đại học của ta thì không lọt được vào số 60 đại học khá nhất ở khu vực. Việc đào tạo TS bừa bãi đi đôi với việc xét phong GS, PGS tuỳ tiện, lạc hậu, đã đẩy uy tín nền đại học ta xuống thấp chưa từng có(5). Năm 1996 một vị lãnh đạo công tác học hàm huyênh hoang tuyên bố GS, PGS ta đã phong là hoàn toàn đạt trình độ quốc tế. Nay một vị lãnh đạo công tác này thừa nhận ngược lại, 80% số GS, PGS đã được phong chưa xứng đáng. Tuy nhiên việc đó được giải thích là do ta phải căn cứ vào trình độ thực tế trong nước ! Hoá ra GS, PGS, TS của ta là “hàng nội”, phải theo tiêu chuẩn “nội”, không thể theo tiêu chuẩn quốc tế, vì tiêu chuẩn này trên trời so với ta. Điều đáng nói là trong khi công nhận những giá trị khoa học đáng ngờ thì tiêu chuẩn “nội” ấy lại gạt ra nhiều người trẻ có năng lực. Với tầm nhìn thiển cận như vậy, tôi chỉ e rồi đây đại học VN sẽ đến lúc tụt dốc không phanh. Nguyên nhân tình trạng đáng lo đó lại cũng do tư duy quản lý: trong xã hội ta, hễ một cơ quan được lập ra để phụ trách một lĩnh vực công tác gì thì y như là nó phải bo bo ôm giữ hết mọi quyền, dù năng lực và trình độ bất cập. Mà có gì khó hiểu đâu: GS, PGS là những chức vụ cụ thể ở một đại học thì chỉ đại học đó mới biết rõ nên chọn GS, PGS theo cách nào phù hợp nhất với yêu cầu của mình. Lẽ ra Hội đồng chức danh chỉ nên tập trung lo sao cho GS, PGS của bất kỳ đại học nào cũng đạt một trình độ tối thiểu theo chuẩn mực quôc tế, việc gì phải dành quyền trực tiếp làm việc tuyển chọn GS, PGS, trong khi thành viên Hội đồng đâu phải là chuyên gia giỏi nhất, và toàn năng đến mức quán xuyến được chuyên môn của từng đại học ? 1.4 Chính sách sử dụng giảng viên. Hiện nay có điều lạ là các thầy dạy đại học của ta tuổi trung bình cao, trình độ khoa học thấp, nhiều người đã hàng chục năm không có thói quen cập nhật kiến thức, mà phải dạy 25-30 giờ một tuần là phổ biến, thì tôi thật sự không hiểu ta định xây dựng đại học kiểu gì đây. Sự thật hiển nhiên là khi đồng lương quá thấp buộc ai cũng phải lo mưu sinh, thì đâu còn thì giờ và tâm trí chăm lo công việc chính của mình. Vì vậy, chừng nào còn chế độ lương kỳ quặc này, lương không ra lương, thì sẽ còn nhiều thầy không ra thầy, và đại học sẽ còn nhếch nhác như một kiểu “đại học để học đại”. Ai cũng biết dạy quá nhiều thì làm sao nghiên cứu khoa học, thế nhưng theo báo cáo vẫn có 50% số giảng viên đại học tham gia nghiên cứu khoa học thì chắc chắn phải có nhiều công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn “nội”, tức là không đạt chuẩn mực quốc tế. Vài con số để thấy rõ sự tụt hậu của ta: cả nước ta trong 5 năm 1998-2002 chỉ có 1629 công trình khoa học được công bố trên quôc tế, so với Thái lan là 6925 công trình, mà trước đây 30 năm Thái lan có hơn gì ta, thậm chí có phần kém ta, đủ biết trong 30 năm qua ta đã tiến hay thoái như thế nào. Riêng năm 2002 cả nước ta chỉ có 368 công trình mà khoảng 1/6 trong số đó theo tôi biết, đã là của một viện nghiên cứu chuyên ngành, vậy còn lại cho các đại học và các chuyên ngành khác được bao nhiêu ? Đó là mấy vấn đề nhức nhối nhất bộc lộ rõ sự yếu kém, tụt hậu của giáo dục đại học, cần có biện pháp chấn chỉnh ngay để mở đường tiến lên hiện đại hoá toàn diện. Chừng nào còn chưa chấn chỉnh được các khâu công tác đó thì giáo dục đại học VN còn là niềm tủi hổ của thế hệ chúng ta. III - Giải pháp và kiến nghị 1- Những đặc điểm chủ yếu của xu thế đại học Hiện đại hoá giáo dục đại học thực chất là một cuộc cải cách toàn diện từ mục tiêu, đến nội dung, phương pháp và tổ chức, quản lý, để hướng tới một nền đại học tương đồng với thế giới theo xu thế chung đã nói ở trên. Những đặc điểm chủ yếu của xu thế đại học này là: + Nhấn mạnh năng lực sáng tạo trong mọi khâu đào tạo; đặc biệt coi trọng nghiên cứu khoa học; + Bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và thành công trong học vấn; + Tôn trọng phát triển cá tính, mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng; + Mở rộng cửa đại học cho số đông, rồi cho đại bộ phận dân chúng; + Hết sức chú trọng tài năng, khắc phục bình quân chủ nghĩa trong đào tạo và sử dụng; + Xây dựng giáo dục thường xuyên và xã hội học tập; + Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào mọi khâu giáo dục; + Phi tập trung hoá quản lý, trao quyền tự chủ rộng rãi cho các đại học, xây dựng hệ thống đại học hội nhập vào mạng lưới đại học thế giới. 2- Hệ thống giải pháp 2.1 - Trước hết, cần cái cách mạnh mẽ việc thi cử và đánh giá, chuyển toàn bộ việc học theo hệ thống tín chỉ, thi, kiểm tra nghiêm túc từng chặng trong suốt khoá học, thay vì dồn hết vào một kỳ thị tốt nghiệp nặng nề mà ít tác đụng. Về tuyển sinh Đại học và Cao đẳng, nên bỏ kỳ thi hiện nay, nặng nề, căng thẳng, tốn kém, mà hiệu quả.thấp, để thay vào đó một kỳ thi nhẹ nhàng chỉ nhằm mục đích sơ tuyển, để loại những học sinh chưa đủ trình độ tối thiểu cần thiết theo học Đại học. Sau đó, việc tuyển chọn vào Đại học nào do Đại học ấy tự làm, chủ yếu dựa trên hồ sơ học THPT và thẩm vấn hoặc thi nếu cần thiết. 2.2- Chấn chỉnh việc đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ Bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ phải theo chuẩn mực quốc tế, không thể tuỳ tiện, đào tạo cẩu thả, chạy theo số lượng, mà phải lấy chất lượng, trình độ, làm tiêu chí hàng đầu. Thạc sĩ và Tiến sĩ là lực lượng lao động, khoa học cốt cán, nếu trình độ quá thấp, đào tạo dối trá, thì không chỉ tai hại cho giáo dục, khoa học, mà còn ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng khác, nhất là trong một xã hội còn quá chuộng bằng cấp như chúng ta. Vì vậy cần chỉnh đốn từ gốc, rà soát lại để hạn chế chặt chẽ số đơn vị, ngành được phép đào tạo, đơn vị nào, ngành nào còn yếu thì cương quyết dừng lại việc đào tạo trong nước để gửi ra đào tạo ở nước ngoài và chuẩn bị thêm điều kiện. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tự, kỷ cương, chống gian dối và cẩu thả trong việc đào tạo và cấp bằng. Đồng thời những cơ sở Đại học nào được phép đào tạo cần có đủ quyền chủ động từ việc tuyển nghiên cứu sinh, lựa chọn chương trình, cử người hướng dẫn cho đến tổ chức phản biện, bảo vệ và cấp bằng, để có thể tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội về chất lượng đào tạo. 2.3- Chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS Đây là một trong nhũng khâu then chốt để bảo đảm chất lượng cho Đại học, nhưng trong một thời gian dài cho đến hiện nay, ở nước ta đã thực hiện khá tuỳ tiện và còn quá nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân đóng góp vào sự trì trệ kéo dài của Đại học chính là ở công tác này, thể hiện khá tập trung những khuyết điểm về chính sách nhân tài. Do đó để mở đường hiện đại hoá Đại học, cần sớm chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS, trước hết cải tổ "Hội đồng chức danh GS" thành một hội đồng không trực tiếp công nhận các chức danh mà chỉ xét duyệt hàng năm, định kỳ, để công nhận những người đủ tư cách ứng cử vào các chức danh GS, PGS ở các Đại học và Viện nghiên cứu. Hàng năm các Đại học và Viện nghiên cứu công bố nhu cầu tuyển GS, PGS (với sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền) để cho bất cứ ai đã được công nhận "đủ tư cách" đều có thể dự tuyển. Còn việc xét tuyển được trả lại cho các Hội đồng tuyển chọn của từng Đại học và viện nghiên cứu, Hội đồng này gồm một số chuyên gia thuộc biên chế đơn vị đó và có thể thêm một số chuyên gia ở ngoài. Quyết định của Hội đồng được trình lên cấp trên có thẩm quyền thông qua trước khi thực hiện. 2.4 Cải thiện chính sách sử dụng Giảng viên Đại học Tình trạng phổ biến hiện nay ở các Đại học là giảng viên dạy quá nhiều giờ (25-30 giờ mỗi tuần không phải là hiếm), kể cả giờ dạy trong trường, ngoài trường, dưới nhiều hình thức khác nhau, dạy "liên kết” ở các địa phương, dạy tư, luyện thi, "dạy xô”… do đó, ngay ở các Đại học lớn, cũng rất ít nghiên cứu khoa học, và nhiều người đã lâu không có thể quen cập nhật kiến thúc, nâng cao trình độ nhưng lại sản xuất đều đều Cử nhân, Thạc sĩ, thậm chí cả Tiến sĩ. Trình độ GS, PGS của ta nói chung khá thấp so với quốc tế, cả nước số GS đã được công nhận mới chiếm ti lệ chưa tới 0,1%, số PGS chưa tới 5%, trong toàn bộ số giảng viên đã học. Nếu kể cả những người thực tế có năng lực nhưng chưa được công nhận GS, PGS do chưa được công nhận GS, PGS do cách tuyển chọn chưa hợp lý, đội ngũ giảng viên Đại học vẫn rất yếu về trình độ và số lượng, mà tuổi tác lại khá cao, đó là tình trạng không thể chấp nhận được, cần có biện pháp cải thiện nhanh, nếu không sẽ di hại qua nhiều thế hệ. 2.5- Đổi mới các trường sự phạm và chính sách đào tạo giáo viên phổ thông Cần nghiên cứu lại chủ trương xây dựng những trường sư phạm trọng điểm, vì theo kinh nghiệm các nước, chỉ giáo viên mẫu giáo, tiểu học mới cần được đào tạo kỹ về nghiệp vụ sư phạm, còn giáo viên THCS và THPT trở lên thì trước hết phải được đào tạo vững vàng về chuyên môn khoa học rồi mới bổ túc kiến thức và kỹ năng sư phạm. Do đó phải thay đổi cách đào tạo ở các trường sư phạm, chú trọng nhiều hơn phần chuyên môn khoa học, đồng thời phải mở rộng đối tượng tuyển dụng giáo viên phổ thông từ các Cử nhân hay Thạc sĩ, sau một khoá bổ túc ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Các Đại học sư phạm nên dần dần chuyển thành Đại học đa ngành, trong đó có khoa sư phạm (giáo dục) chuyên lo về nghiệp vụ giảng dạy và khoa học sư phạm. 2.6 - Xây dựng "mới" một Đại học đa ngành biện đại, làm "hoa tiêu” cho cải cách Đại học sau này. Song song vời những biện pháp cấp bách kể trên, cần bắt tay xây dựng ngay một Đại học đa ngành thật hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế và sánh kịp các Đại học tiên tiến nhất trong khu vực, để làm hoa tiêu cho toàn bộ công cuộc hiện đại hoá Đại học. Cần xây dựng hoàn toàn "mới" Đại học này, nghĩa là không phải ghép chung lại một số Đại học đã có sẵn (theo kinh nghiệm không thành công như đã làm cho tới nay), mà toàn bộ giảng viên và SV tuyển vào đều là "mới". Lúc đầu không nhất thiết đủ hết mọi ngành, và quy mô có thể hạn chế trong số mấy trăm SV, nhưng Đại học mới này phải được xây dựng theo đúng các chuẩn mục quốc tế về mọi mặt: cơ sở vật chất thiết bị, điều kiện kiện ăn ở học tập của Sinh viên, phương pháp, nội dụng chương trình, trình độ Giảng viên (lúc đầu một số ngành có thể mời giảng viên nước ngoài hoặc Việt kiều) , sinh viên lấy vào… Đại học mới này sẽ đào tạo theo ba cấp học: Cử nhân (Tú tài + 3 - 4 năm), Thạc sĩ, Kỹ sư (Tú tài + 5 năm), Tiến sĩ (Tú tài + 8 năm). 2.7- Tăng đầu tư cho Đại học, đi đôi với chấn chỉnh việc sử dụng đầu tư Cần cải cách chế độ lương và phụ cấp, bảo đảm cho giảng viên Đại học một múc thu nhập phù hợp và năng suất và trình độ từng người để họ có thể dồn tâm lực vào nhiệm vụ chính trong giáng dạy và nghiên cứu khoa học mà không phải lo toan, xoay xở cho đời sống quá nhiều, tạo mọi điều kiện cho họ có thể cập nhật tri thức theo kịp khoa học công nghệ thế giới và khu vục. Tăng học phí hợp lý phải đi đôi với tăng tích cực chất lượng đào tạo, đồng thời có chính sách học bổng rõ ràng, thiết thục, để giúp đỡ có hiệu quả người nghèo và những người trong diện cần nâng đỡ. Kết luận Nền giáo dục nước ta có sứ mệnh đào tạo ra những người lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi, biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự thay đổi công nghệ sản xuất. Người có trình độ đại học sẽ dễ dàng trong những chuyển đổi này, tự tạo cho mình và cho cộng đồng công ăn việc làm. Bên cạnh đó Cần nhấn mạnh rằng nhu cầu được cung cấp những kiến thức ở trình độ đại học là một nhu cầu chính đáng của nhân dân và thanh niên ta. Học để biết, để làm việc và để sáng tạo ra những tri thức mới,  để sống hòa hợp trong cộng đồng. Mở rộng quy mô đào tạo đại học để ngày càng nhiều người có được những kiến thức đại học cũng là sứ mệnh của nền giáo dục đại học nước ta. Bởi vậy chúng ta cân có những chính sách và hành động để thay đổi giáo dục đại học một cách phù hợp. Theo tôi, để có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục ĐH, phải mạnh dạn thay đổi từ mục tiêu đến nội dung giáo dục. Phải cải cách triệt để! Thái độ nhùng nhằng thiếu mạnh dạn, nửa muốn gạt bỏ nửa muốn níu giữnhững cái lỗi thời thì chỉ có thất bại Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng Triết học của PGS.TS Vũ Ngọc Pha 2. Giáo trình Triết học , Nhà xuất bản chính trị Quộc gia, 2004 3. Giáo trình kinh tế chính trị học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004 4. Website : www.vnn.vn Mục lục Trang Phần 1 :Lời nói đầu……………………………………….............................................1 Phần 2:Nội dung chính………………………………………..………………………..3 I-Cơ sở lý luận…………………………………………………………………………3 1- Nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học………………………………...3 1.1- Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện của sự nhận thức khoa học………………..3 1.2- Yêu cầu của nguyên tắc toàn diện……………………………………………………….4 2- Nguyên tắc khách quan cửa sự nhận thức khoa học……………………………...4 2.1- cơ sở khách quan của nguyên tắc khách quan của sự nhận thức khoa học………..5 2.2 Yêu cầu nguyên tắc khách quan…………………………………………………………..5 II - Vận dụng nguyên tắc toàn diện và khách quan của nhận thức khoa…………5 học để phân tích những vấn đề còn tồn tại trong giáo dục đại học hiện nay ở nước ta 1.1 Thi cử vào đại học, cao đẳng còn nặng nề, căng thẳng, tốn kém hiệu………………6 quả thấp 1.2 Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ…………………………………………………………………..6 1.3 Vấn đề về xét phong các chức danh GS, PGS………………………………………….7. 1.4 Chính sách sử dụng giảng viên…………………………………………………………...7 III - Giải pháp và kiến nghị…………………………………………………………..8 1- Những đặc điểm chủ yếu của xu thế đại học………………………………………8 2- Hệ thống giải pháp………………………………………………………………….9 2.1 - Trước hết, cần cái cách mạnh mẽ việc thi cử và đánh giá ……………………….9 2.2- Chấn chỉnh việc đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ……………………………………………….9 2.3- Chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS…………………………………………….10 2.4- Cải thiện chính sách sử dụng Giảng viên Đại học…………………………………..10 2.5- Đổi mới các trường sự phạm và chính sách đào tạo giáo viên phổ thông………..11 2.6 - Xây dựng "mới" một Đại học đa ngành biện đại, làm "hoa tiêu” cho cải cách Đại học sau này…………………………………………………………………….11 2.7- Tăng đầu tư cho Đại học, đi đôi với chấn chỉnh việc sử dụng đầu tư……………..12 Phần III : Kết Luận……………………………………………………………………13 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTr32.doc
Tài liệu liên quan