Với bản chất đặc trưng là độc quyền, do đó các hành vi
liên quan đến cạnh tranh của chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ cần được xem xét đánh giá cẩn trọng trong mối
quan hệ giữa độc quyền hợp pháp của quyền sở hữu
trí tuệ và loại bỏ độc quyền của pháp luật cạnh tranh.
Vì vậy cho nên, cần phải thừa nhận rằng nguyên tắc
quan trọng, cốt lõi để xem xét, đánh giá tính vi phạm
pháp luật của các hành vi hạn chế cạnh tranh được
thực hiện bởi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là lập
luận hợp lý thay vì vi phạm mặc nhiên.
Luật Cạnh tranh của Việt Nam, như đã đề cập ở trên,
mặc dù đã đưa ra các quy định nhằm thừa nhận quy
tắc lập luận hợp lý cho một số các hành vi hạn chế
cạnh tranh cụ thể. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh lại
không trao cho Cơ quan cạnh tranh vai trò tiên phong
trong việc xem xét những hiệu quả tốt đối với cạnh
tranh mà hành vi này mang lại, mà để cho cơ quan
này phải chờ các doanh nghiệp đệ trình đơn xin được
miễn trừ cho mỗi trường hợp (thông qua cơ chế miễn
trừ theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018).
Đồng thời, khi có yêu cầu xin miễn trừ thì một cuộc
điều tra điển hình đối với những hành vi này theo Luật
Cạnh tranh sẽ bao gồm việc xác định thị trường liên
quan cho một trường hợp, chứng minh có thị phần
của doanh nghiệp trong thị trường liên quan đó đã
được xác định, và tập hợp, phân tích các bằng chứng
về các hành vi vi phạm. Phương pháp này khá cứng
nhắc không kể tới sự thiếu bao quát và có thể thiếu
hiệu quả trong các trường hợp cụ thể. Do đó, việc áp
dụng nguyên tắc lập luận hợp lý theo quy định của
pháp luật cạnh tranh nói chung và cho hành vi lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng vẫn còn nhiều
bất cập, chưa đảm bảo được sự cân bằng hợp lý giữa
quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ và môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền lợi
của người tiêu dùng. Vậy nên, việc nghiên cứu và học
tập kinh nghiệm của các quốc gia pháp triển là việc
cần làm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh đối với các hành vi lạm dụng quyền
sở hữu trí tuệ của các chủ thể tại Việt Nam trong thời
gian tới.
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Bài viết này được phát triển dựa trên những đóng góp
của các chuyên gia phản biện dành cho bài tham luận
tham gia Hội nghị các nhà nghiên cứu trẻ và nghiên
cứu sinh của Trường Đại học Kinh tế - Luật 10/2019
của tác giả. Tác giả xin cam đoan rằng không có bất
kì xung đột lợi ích nào trong công
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên và lập luận hợp lý nhằm đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế - Luật,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
Liên hệ
Bùi Thị Hằng Nga, Trường Đại học Kinh tế -
Luật, ĐHQG-HCM, Việt Nam
Email: ngabth@uel.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 28/04/2019
Ngày chấp nhận: 05/07/2019
Ngày đăng: 22/06/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i2.627
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Áp dụng nguyên tắc vi phạmmặc nhiên và lập luận hợp lý nhằm
đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ
Bùi Thị Hằng Nga*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Với đặc trưng là khó thay thế, cùng với sự độc quyền của văn bản bảo hộ, pháp luật đã tạo cho chủ
sở hữu quyền sở hữu trí tuệ một lợi thế cạnh tranh thậm chí là sức mạnh thị trường. Từ đó, để mở
rộng sức mạnh thị trường, xây dựng vị trí độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chủ sở hữu quyền
sở hữu trí tuệ có khuynh hướng lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ nhằm gây hạn chế cạnh tranh. Mặc
dù độc quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền hợp pháp có từ văn bằng bảo hộ, nhưng
điều đó không có nghĩa là chủ sở hữu được quyền lạm dụng sự độc quyền này nhằmhạn chế cạnh
tranh. Bởi lẽ, hành vi đó không được xem là trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật cạnh
tranh và nó sẽ bị ngăn cấm khi thỏa mãn các dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, để cân bằng lợi ích của các chủ thể có liên quan, thì khi đánh giá về tính vi phạm pháp
luật cạnh tranh của các hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ thì pháp luật của các quốc gia đều
thừa nhận và sử dụng nguyên tắc lập luận hợp lý thay vì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên như các
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh nói chung.
Bài viết nhằmphân tích và lý giải vềmục đích của việc áp dụng nguyên tắc lập luận hợp lý khi đánh
giá tính vi phạm pháp luật cạnh tranh của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh việc sử dụng
nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trong sự tôn trong độc quyền hợp pháp của đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ. Từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh
đối với hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu.
Từ khoá: Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, nguyên tắc lập luận
hợp lý, Luật Cạnh tranh
ĐẶT VẤNĐỀ
Với vai trò là “Hiến pháp của nền kinh tế thị trường[1,
tr.2]”, Luật Cạnh tranh được ban hành và thực thi
nhằm mục đích “Bảo vệ môi trường cạnh tranh/hoạt
động cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên
thị trường, thông qua đó tăng cường hiệu quả của toàn
bộ nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam [ 2, tr3.]”.
Để đảm bảo mục tiêu đó, Luật Cạnh tranh sẽ ngăn
cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm loại bỏ sự
độc quyền của các chủ thể trên thị trường. Trong khi
đó, bản chất của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
sáng chế nói riêng lại là độc quyền. Hay nói cách khác,
độc quyền từ quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền hợp
pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Mặc dù độc quyền mà pháp luật sở hữu trí tuệ thừa
nhận cho chủ sở hữu là độc quyền vềmặt pháp lý xuất
phát từ các văn bằng bảo hộnhưngnó vẫn có khảnăng
ảnh hưởng đếnmôi trường cạnh tranh khi chủ sở hữu
lạm dụng độc quyền đó nhằm tạo dựng vị trí thống
lĩnh thị trường, biến độc quyền pháp lý thành độc
quyền kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Đó chính là lý do quan trọng mà các nhà nghiên cứu
đều thừa nhận rằng việc thực hiện quyền độc quyền
hợp pháp của chủ sở hữu đối với các quyền sở hữu trí
tuệ cần thiết phải được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh
tranh bên cạnh các quy định của pháp luật sở hữu trí
tuệ vì khả năng gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh.
Bởi lẽ, “Quy định của pháp luật cạnh tranh chính là
kết quả trong việc đặt ra những giới hạn cho việc tự do
thực hiện những quyền liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ đã được cho phép và bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ”,
vậy nên “quyền sở hữu trí tuệ không nên và không được
xem là độc quyền đương nhiên . Do vậy, nó sẽ không
được xem là trường hợp miễn trừ mặc nhiên của pháp
luật cạnh tranh”. [3, tr.88]
Tuy nhiên, để đảm bảo sự cân bằng giữa quyền hơp
pháp của chủ sở hữu tài sản trí tuệ với môi trường
cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ sự độc quyền bất hợp
pháp thì việc xem xét, đánh gia khả năng vi phạm
pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ cần xem xét đến sự độc quyền hợp phápmà luật sở
Trích dẫn bài báo này: Nga B T H. Áp dụng nguyên tắc vi phạmmặc nhiên và lập luận hợp lý nhằm
đánh giá hành vi vi phạmpháp luật cạnh tranh của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ . Sci. Tech. Dev. J.
- Eco. LawManag.; 4(2):655-665.
655
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
hữu trí tuệ đã thừa nhận cho chủ thể. Vì thế cho nên,
để đảm bảo sự độc quyền hợp pháp của chủ sở hữu
việc đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
của chủ sở hữu trong quá trình thực thi quyền sở hữu
trí tuệ phải được thực hiện dựa trên hai nguyên tắc cơ
bản: nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule) và
nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason) [ 4, tr. 1].
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằmphân tích, làm sáng tỏ các nội dungnghiên cứu,
bên cạnh các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
thì bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu tình huống nhằm đánh giá các tác động
tích cực của hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ
đối với chủ sở hữu bên cạnh tác động tiêu cực đến
môi trường cạnh tranh. Từ đó, chứng minh được sự
cần thiết phải sử dụng nguyên tắc lập luận hợp lý khi
đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ thay vì nguyên tắc vi
phạm mặc nhiên.
Đồng thời thông qua phương pháp so sánh luật học
tác giả có sự so sánh các quy định pháp luật của các
quốc gia phát triển trong bối cảnh cụ thể của Việt
Nam nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể
trong quá trình xây dựng nguyên tắc đánh giá tính
bất hợp pháp của các hành vi lạm dụng quyền sở hữu
trí tuệ trong thời gian sắp tới.
NGUYÊN TẮC VI PHẠMMẶCNHIÊN
Vi phạm mặc nhiên là nguyên tắc coi một số hành vi
là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh mà không
cần thiết phải thực hiện các phân tích đánh giá tác
động hạn chế cạnh tranh của nó đối với thị trường.
Nguyên tắc này được áp dụng để quy định cấm tuyệt
đối đối với những hành vi, thỏa thuận điển hình có
bản chất hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng.
Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule) được đề
cập lần đầu tiên trong luật chống độc quyền của Hoa
Kỳ. Điều 1 của Đạo Luật Sherman quy định “Mọi
hợp đồng, sự liên kết dưới dạng tờ rớt hay bất kỳ dạng
nào khác, hoặc âmmưu, làm hạn chế kinh doanh hoặc
thương mại giữa các tiểu Bang, hoặc với nước ngoài,
đều bị tuyên bố là vi phạm pháp luật”Điều đó có nghĩa
là, chỉ cần các kết quả điều tra chứng minh được rằng
hành vi của các chủ thể rơi vào điều 1 Đạo Luật Sher-
man thì hành vi đó mặc nhiên bị xem là vi phạm luật
chống độc quyền và bị ngăn cấm mà không cần thiết
phải xem xét đến các khía cạnh khác.
Bởi lẽ, các thỏa thuận trên đã thỏamãn (1) có các ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và (2) không có
tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại. Hay nói cách
khác, theo quy định của pháp luật Hoa kỳ thì bất kỳ
thỏa thuận nào thỏa mãn hai dấu hiệu nêu trên thì bị
xem là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh mà
không cần phải tiến hành các phân tích chi tiết về hậu
quả xấu đối với cạnh tranh do chúng gây ra hay lý do
của việc áp dụng chúng.
Trong pháp luật Châu Âu, nguyên tắc vi phạm mặc
nhiên được ghi nhận tại Điều 101(1) TFEU (Hiệp ước
cộng đồng chung Châu Âu) “Những hành vi sau sẽ bị
cấm vì không phù hợp với thị trường chung: tất cả các
thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, các quyết định của
hiệp hội các doanh nghiệp, và các hành vi thông đồng có
tác động ảnh hưởng đến kinh doanh giữa các Quốc gia
thành viên và có mục đích hoặc tác động cản trở, hạn
chế hoặc bóp méo cạnh tranh trong thị trường chung”.
Như vậy có thể thấy, Điều 101(1) TFEU quy định
tương tự như của Đạo luật Sherman khi ngăn cấm các
thỏa thuận, hành vi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động thương mại của các quốc gia thành viên
hoặc có tác dụng ngăn chặn, hạn chế hoặc bóp méo
cạnh tranh. Cụ thể, Điều 101 ngăn cấm các hành vi
sau đây một cách mặc nhiên mà không cần xem xét
thêm các khía cạnh khác có liên quan:
1. Ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
2. Kiểm soát sản lượng, thị trường, phát triển khoa
học công nghệ và đầu tư
3. Phân chia thị trường
4. Phân biệt đối xử
5. Ràng buộc trong giao kết hợp đồng
Điều 3, Luật Cạnh tranh Mẫu của UNCTAD gợi ý:
“Cấm các thỏa thuận sau đây giữa các đối thủ cạnh
tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, bất kể
thỏa thuận đó ở dạng văn bản hay miệng, chính thức
hay không chính thức giữa các công ty đang hoặc sẽ trở
thành đối thủ cạnh tranh của nhau
1. Thỏa thuận định giá hay các điều kiện bán hàng
khác kể cả trong thương mại quốc tế
2. Đấu thầu thông đồng
3. Phân chia thị trường hay khách hàng
4. Từ chối mua hàng có thông đồng
5. Từ chối cung cấp hàng có thông đồng
6. Từ chối có tính tập thể việc cho phép tham gia vào
thỏa thuận hoặc hiệp hội có ý nghĩa quan trọng
với cạnh tranh. [5 , tr. 30]”
Luật Cạnh tranh Thụy Sỹ năm 1995 cũng quy định
cấm đối với ba loại thỏa thuận: (i) thỏa thuận ấn định
giá trực hoặc gián tiếp; (ii), thỏa thuận hạn chế số
lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, mua hoặc bán;
(iii) thỏa thuận phân chia thị trường vềmặt địa lý hoặc
theo đối tác thương mại.
Điều 19, Luật Cạnh tranhHànQuốc quy định:“Không
một doanh nghiệp nào được thỏa thuận với doanh
656
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
nghiệp khác bằng hợp đồng, thỏa thuận, nghị quyết
hoặc bất kýmột biện pháp nào khác để cùng nhau tham
gia vào bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi
được liệt kê dưới đây mà sẽ làm hạn chế một cách đáng
kể sự cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất
định bao gồm: ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả,
hạn chế phạm vi mua bán, khách hàng[ 6, tr.3].
Luật Cạnh tranh 2002 của Ấn Độ, việc áp dụng
nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule) sẽ được
xác định theo từng loại thỏa thuận
Đối với các thỏa thuận theo chiều ngang (thỏa thuận
giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan)
thì các thỏa thuận sau sẽ bị mặc nhiên ngăn cấm
1. Các thỏa thuận ấn định giá: bao gồm các thỏa
thuận ấn định giá mua hoặc giá bán một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp;
2. Các thỏa thuận liên quan đến số lượng bao gồm
các thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc kiểm soát sản
xuất, cung ứng, thị trường, đầu tư phát triển kỹ
thuật
3. Thông đồng trong đấu thầu;
4. Các thỏa thuận nhằm phân chia thị trường.
Còn đối với các thỏa thuận theo chiều dọc (là các thỏa
thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công
đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân
phối, cung ứng đối vớimột loại hàng hóa, dịch vụ nhất
định) thì các thỏa thuận sau sẽ bị ngăn cấmmặc nhiên
theo quy định tại Điều 3.4
1. Thỏa thuận bán kèm
2. Thỏa thuận cung cấp độc quyền
3. Thỏa thuận phân phối độc quyền
4. Thỏa thuận từ chối chuyển giao
5. Thỏa thuận duy trì giá bán lại [ 7, tr. 3].
Liên quan đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được xác lập liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thông
qua hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ vào
năm 1970 Ủy ban phòng chống độc quyền- Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ đã công bố một danh sách bao gồm 9
hành vi sẽ bị xem là vi phạm pháp luật chống độc
quyền (được gọi tên là chính sách Nine’s no no).
Trong đó có ba (03) thỏa thuận sau đây bị xem là mặc
nhiên vi phạm:
• Định giá bất hợp lý quyền sở hữu trí tuệ trong
hợp đồng chuyển giao;
• Áp đặt cho bên nhận chuyển giao các hạn chế
thươngmại vượt quá phạmvi của bằng sáng chế;
• Yêu cầu người nhận chuyển giao phải mua các
hàng hóa không liên quan đến sáng chế được
chuyển giao8.
Có thể thấy rằng, pháp luật của các quốc gia đều
hướng đến quy định các trường hợp bị xem là mặc
nhiên vi phạmpháp luật cạnh tranh khi cho rằng hành
vi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cạnh
tranh. Việc áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên
trên thực tế thường đơn giản, chỉ cần chứngminhmột
thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh cụ thể thỏamãnmột số
điều kiện dễ dàng xác định thông qua việc nhận dạng
hành vi thì thỏa thuận đó mặc nhiên bị xem là mặc
nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh mà không cần
xem xét ảnh hưởng đến cạnh tranh của thỏa thuận đó
cũng như mục đích của chủ thể khi thực hiện hành
vi. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến hệ quả áp dụng
pháp luật một cách cứng nhắc. Bởi lẽ, trên thực tế
có nhiều hành vi, thỏa thuận đặc biệt là các hành vi
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng gắn liền
với sự độc quyền của văn bằng bảo hộ, thì một số các
hành vi/thỏa thuận bị xem là mặc nhiên vi phạm theo
nguyên tắc vi phạmmặc nhiên lại trở thành hợp lý khi
nó được thực hiện nhằm đảm bảo quyền hợp pháp
đã được pháp luật thừa nhận cho chủ sở hữu, ví dụ
như ấn định giá, ràng buộc bán kèm hoặc hành vi từ
chối chuyển giao nếu như điều đó là cần thiết nhằm
đảm bảo quyền hợp pháp của chủ sở hữu cũng như
bảo vệ sự độc quyền hợp pháp mà pháp luật đã thừa
nhận6. Do đó, trong trường hợp này, nguyên tắc vi
phạm mặc nhiên lại bị xem là tác động tiêu cực đến
quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, tác động tiêu cực
đến môi trường cạnh tranh. Do đó, nhằm đảm bảo
quyền lợi hợp pháp trong mối quan hệ cân bằng với
môi trường cạnh tranh, quyền lợi của người tiêu dùng
thì nguyên tắc pháp lý cần được sử dụng nhằm đánh
giá tính vi phạm pháp luật cạnh tranh của chủ sở hữu
trí tuệ được pháp luật của một số các quốc gia thừa
nhận là nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason)
thay vì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên.
NGUYÊN TẮC LẬP LUẬNHỢP LÝ
Trái ngược lại với nguyên tắc vi phạm mặc nhiên là
nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason). Đây là
nguyên tắc đánh giá các khía cạnh kinh tế cũng như
những tác động tích cực của các hành vi hạn chế cạnh
tranh bên cạnh tác động tiêu cực đếnmôi trường cạnh
tranh để cân nhắc thừa nhận hay không đối với các
hành vi, thỏa thuận đó.
Bởi lẽ, một số hành vi mang tính chiến lược của các
doanh nghiệp có thể có cả tác động tích cực, lợi ích
kinh tế và hiệu quả năng động đối với môi trường
cạnh tranh bên cạnh tác động hạn chế cạnh tranh
Trong trường hợp, nếu các hiệu quả/lợi ích của các
hành vi do chủ thể thực hiện cao hơn các tác động tiêu
cực cho môi trường cạnh tranh mà hành vi đó gây ra
hoặc sẽ gây ra, thì hành vi đó sẽ được phép vượt qua
657
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
sự kiểm soát của các quy định pháp luật về cạnh tranh
và được phép thực hiện trên thực tế mà không bị xem
là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, một
hành vi chỉ có thể được xem như là một hành vi tăng
cường hiệu quả kinh tế nếu:
(i)Có thể chứngminh được là hành vi đó có tác dụng
thúc đẩy cạnh tranh (ví dụ, trong việc thúc đẩy đổi
mới và phát triển kĩ thuật, tăng xuất khẩu hay tăng
tính cạnh tranh quốc tế của đất nước), hay
(ii) Hành vi đó được tiến hành dựa trên lợi ích công
cộng (ví dụ như để giảm thất nghiệp và bảo vệ môi
trường).
Hay nói cách khác, việc áp dụng Nguyên tắc lập luận
hợp lý sẽ cho phép các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
được hưởng miễn trừ trên các cơ sở đánh giá mối
tương quan giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực
của một hành vi hạn chế cạnh tranh cụ thể. Nghĩa là
một hành vi/ thỏa thuận sẽ được chấp nhận cho dù nó
có tác động hạn chế thương mại nhưng các lợi ích mà
thoả thuận đómang lại đã/ sẽ lớn hơn những thiệt hại
mà bản thân hành động hạn chế cạnh tranh đó gây ra.
Nguyên tắc lập luận hợp lý được thừa nhận vào năm
1911 bởi Tòa ánTối caoHoaKỳ trong vụ việc Standard
Oil Co. v. United States [9, tr. 6]. Trong phán quyết
này, Tòa án Tối cao cho rằng mục đích của Đạo luật
Sherman không hạn chế quyền giao kết và thực thi các
thỏa thuận (hợp đồng) khi các thỏa thuận đó không
hạn chế một cách bất hợp lý (unduly/unreasonable)
thương mại giữa các Tiểu bang hay với nước ngoài.
Do đó, nguyên tắc lập luận hợp lý thường được áp
dụng nhằm xác địnhmột hành vi cụ thể trongmột vụ
việc cụ thể có vi phạm Đạo luật Sherman hay không.
Theo đó, để đánh giá xem một thỏa thuận có bị xem
là vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không cần phải
xem xét, cân nhắc giữa các tác động tích cực và tiêu
cực, đặc biệt là tác động thúc đẩy cạnh tranh và tác
động hạn chế cạnh tranh hoặc giữa tác động hạn chế
cạnh tranh với hiệu quả hay lợi ích kinh tế mà hành
vi, thỏa thuận mang lại.
Pháp luật Hoa kỳ, để đánh giá một thỏa thuận có gây
hạn chế cạnh tranh hay không theo nguyên tắc lập
luận hợp lý, thường trải qua ba (03) bước chính sau
đây: (1) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thực sự
làm giảm cạnh tranh hay không; (2) có lý do chính
đáng để biện minh cho hành vi hạn chế cạnh tranh
trong thỏa thuận đó hay không; (3) nếu bị đơn đưa
ra các lý do chính đáng để biện minh thì nguyên đơn
phải chứngminh rằng các hạn chế cạnh tranh đó thực
sự gây hại đến cạnh tranh trong bối cảnh cụ thể của
thỏa thuận, và hạn chế thỏa thuận như vậy là thực sự
không cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp khác ít
hạn chế cạnh tranh hơn so với biện pháp đã sử dụng
[10, tr.52-62].
Đặt trong mối quan hệ với quyền sở hữu trí tuệ nói
chung và sáng chế nói riêng, các hành vi/thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh liên quan đến hoạt động chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ đôi khi lại là chính đáng, hợp
lý nhằm đảm bảo độc quyền của chủ sở hữu. Đồng
thời, đặt trong mối quan hệ với việc khuyến khích
các chủ thể thực hiện nghiên cứu, sáng tạo cũng như
công bố các thành quả nghiên cứu của mình. Năm
1988 bộ phận chống độc quyền đã ban hành chính
sách “Nguyên tắc thực thi chống độc quyền đối với các
giao dịch quốc tế” trong đó đã chính thức thừa nhận
nguyên tắc lập luận hợp lý, cho phép tồn tại các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh nhằm cân bằng giữa lợi ích
độc quyền của chủ sở hữu với các tác động tiêu cực
đến môi trường cạnh tranh trong hợp đồng chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, Bộ quy tắc
1988 cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được
phép tối đa hóa giá trị thị trường của tài sản sở hữu
trí tuệ hay nói cách khác, nó thừa nhận độc quyền tự
nhiên của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc chủ sở
hữu trí tuệ sử dụng độc quyền tự nhiên này nhằmmở
rộng độc quyền về thị trường hoặc gây tác hại chomôi
trường cạnh tranh, quyền lợi của người tiêu dùng thì
sẽ bị ngăn cấm. Hay nói cách khác, lúc này các thỏa
thuận đó cần được đánh giá theo nguyên tắc lập luận
hợp lý.
Nguyên tắc này tiếp tục được thừa nhận và phát triển
trong Bộ nguyên tắc chống độc quyền trong hợp đồng
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được ban hành bởi
Bộ Tư pháp vàỦy ban thươngmại Liên bang vào năm
1995, bao gồm:
• Thừa nhận tác động hạn chế cạnh tranh của các
thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
• Bác bỏ quan điểm cho rằng độc quyền hợp pháp
của quyền sở hữu trí tuệ mặc nhiên tạo nên sức
mạnh thị trường (vị trí thống lĩnh) cho chủ sở
hữu;
• Việc đánh giá mức độ tác động đến môi trường
cạnh tranh của các hành vi liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ phải được thực hiện theo nguyên
tắc đã được ápdụngđối với các hành vi liên quan
đến tài sản nói chung và tài sản vô hinh nói riêng
[11, tr. 287].
Ba nguyên tắc cốt lõi trên đã tạo nền tảng cho việc xem
xét, đánh giá các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Hay nói
cách khác, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó (nếu
có) cần phải được xem xét và đánh giá theo nguyên
tắc lập luận hợp lý thay vì nguyên tắc vi phạm mặc
658
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
nhiên. Bởi lẽ, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ (cấp phép) luôn mang lại các lợi ích nhất định
(như tạo sự đồng bộ trong quá trình sản xuất, đảm
bảo chất lượng hàng hóa được cung cấp đến người
tiêu dùng). Điều này đã được thừa nhận thông qua
án lệ Illinois Tool Work Inc. v. Independent Ink, Inc
khi trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
có kèm theo điều khoản bán kèm bởi lẽ:
• Bán kèm cũng là một trong những phương thức
hữu hiệu để đảm bảo chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ bằng cách đảm bảo những yếu tố nhỏ
nhất trong khâu nguyên liệu hoặc công nghệ tốt
nhất trong khâu cung ứng dịch vụ. Do đó, đối
với nhưng hoạt động có yêu cầu cao đối với sự
đồng bộ để đảm bảo chất lượng hàng hóa hoặc
dịch vụ cung ứng (như hình thức nhượng quyền
thương mại) thì bán kèm lại là hành vi mang lại
lợi ích cho tất cả các bên đặc biệt là khách hàng
khi họ được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ở
nhiều nơi khác nhau với một mức giá và chất
lượng đồng nhất.
• Dưới góc độ đảm bảo quyền cho chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ, hành vi bán kèm là cơ sở
cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ gia
tăng lợi nhuận dựa trên các phát minh, sáng
chế của mình trong trường hợp đó là một dây
chuyền công nghệ cần sự đồng bộ và thống nhất.
Tương tự như vậy, nguyên tắc lập luận hợp lý cũng
được sử dụng để xem xét, đánh giá các yêu cầu chuyển
giao ngược trong hợp đồng chuyển giao.
Cụ thể, công ty Transwrap được cấp bằng sáng chế
đối với hệ thống bọc và đóng gói giấy kiếng tự động
đối với bánh kẹo, các loại hạt và những loại hàng hóa
tương tự khác. Sau đó, Công ty Transwrap đã chuyển
giao độc quyền đối với sáng chế này ở khu vực Bắc
Mỹ cho Công ty Stokes & Smith Co. Trong hợp đồng
chuyển giao công nghệ có ghi nhận điều khoản: phía
Công ty Stokes & Smith có nghĩa vụ chuyển giao lại tất
cả các cải tiến đối với sáng chế này.
Sau đó, phía công ty Stokes & Smith đã có những cải
tiến đối với sáng chế này nhưng từ chối chuyển giao
lại cho phía Transwrap. Không thể thương lượng, hòa
giải được với nhau, Công ty Transwrap đã khởi kiện
Công ty Stokes & Smith do vi phạm nghĩa vụ đã được
thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, phía Công ty
Stokes & Smith cho rằng điều khoản nêu trên là yêu
cầu vô lý không thể thực hiện trên thực tế.
Thẩm phán giải quyết vụ việc trên, Judge Hand, cho
rằng điều khoản bắt buộc chuyển giao nêu trên mặc
nhiên là bất hợp pháp nên sẽ không có giá trị ràng
buộc trách nhiệm của các bên.Theo đó, điều khoản
này được xem như là hành vi chuyển giao có ràng
buộc, và nó đã vi phạm chính sách công của Liên Bang
được thừa nhận trong Hiến Pháp và Luật Sáng chế
“bởi khả năng bên được cấp bằng sáng chế sẽ có được
sự độc quyền hợp pháp thông qua việc nắm giữ tất cả
các yếu tố của sáng chế ban đầu” [12, tr. 5].
Bên cạnh đó, Thẩm phán cũng cho rằng, giống như
mục đích của việc chuyển giao có ràng buộc, mục đích
của yêu cầu chuyển giao ngược là mở rộng vị trí độc
quyền trên thị trường. Bởi lẽ, ngay khi hết thời hạn
bảo hộ đối với sáng chế gốc thì chủ sở hữu sẽ tiếp tục
kéo dài thời hạn độc quyền của nómột cách hợp pháp
bởi việc nắm giữ tất cả các cải tiến liên quan đến sáng
chế đó dù trên thực tế công lao không thuộc về họ, và
điều đó là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Tòa án tối cao thì không đồng ý với quan
điểm trên vì cho rằng các lập luận mà Thẩm phán
Judge Hand đưa ra chưa xem xét hết các khía cạnh
của thỏa thuận chuyển giao ngược cũng như chưa
đánh giá thấu đáo lợi ích của bên chuyển giao trong
mối tương quan của độc quyền sở hữu trí tuệ. Đồng
thời khẳng định, điều khoản chuyển giao ngược được
đưa ra bởi Transwrap trong trường hợp trên không bị
xem là vi phạm luật chống độc quyền. Bởi lẽ, hành vi
chuyển giao có ràng buộc chỉ bị xem là vi phạm pháp
luật nếu hậu quả của nó dẫn đến sự độc quyền, hạn
chế hoạt động thương mại và công bằng. Do đó, sẽ là
bất hợp lý khi cho rằng nghĩa vụ chuyển giao ngược
là hành vi mặc nhiên bị cấm vì nó vi phạm chính sách
của Liên Bang cũng như Luật Sáng chế. Thay vào
đó, pháp luật chỉ ngăn cấm nếu yêu cầu chuyển giao
ngược là kết quả của việc lạm dụng độc quyền hợp
pháp (độc quyền được ghi nhận bởi bằng bảo hộ sáng
chế) để có đượcmột vị trí độc quyền khác (đối với các
cải tiến mà mình không được bảo hộ). [ 12, tr. 6]
Đồng thời, sau khi xem xét các khía cạnh khác có liên
quan thì Tòa án tối cao đã ra phán quyết rằng yêu cầu
chuyển giao ngược của công ty Transwrap không vi
phạm pháp luật về chống độc quyền bởi lẽ:
1. Công ty Transwrap không có vị trí thống lĩnh
(độc quyền)
2. Hành vi này của Transwrap không có tác động
tiêu cực đến môi trường thương mại
3. Phần cải tiến không thể sử dụng tách rời với sáng
chế của Transwrap.
Bên cạnh đó, trong phán quyết nêu trên cũng đã
khẳng định rằng điều khoản chuyển giao ngược chỉ
bị xem là vi phạm Điều 1, 2 Đạo Luật Sherman khi
bên chuyển giao lạm dụng vị trí độc quyền mà mình
có được từ việc sở hữu sáng chế để yêu cầu bên nhận
chuyển giao phải chuyển giao ngược lại các cải tiến
659
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
liên quan đến sáng chế. hay nói cách khác, nó phải
được đánh giá xem xét theo nguyên tắc lập luận hợp
lý thay vì vi phạm mặc nhiên trong mối tương quan
giữa độc quyền hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ và tác động tiêu cực đến môi trường cạnh
tranh.
Tại Châu Âu, theo hướng dẫn áp dụng Điều 101(3)
TFEU (Hiệp ước cộng đồng chung Châu Âu), việc
đánh giá một thỏa thuận có thể được thực hiện thông
qua 2 bước: (1) thỏa thuận đang xem xét có gây hạn
chế cạnh tranh hay không; và (2) thỏa thuận đó có
mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh tranh hay không và liệu
tác động thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận có lớn
hơn tác động hạn chế cạnh tranh do nó mang lại hay
không.
Cụ thể, để đánh giá một thỏa thuận có vi phạm pháp
luật cạnh tranh theo nguyên tắc lập luận hợp lý thì
thỏa thuận đó phải được cân nhắc, đánh giá bởi 4 tiêu
chí:
1) Góp phần nâng cao sản xuất hoặc phân phối hàng
hóa, hoặc thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật, kinh tế;
(2) Chia sẻ lợi ích đạt được cho người tiêu dùng: các
lợi ích kinh tế đạt được phải có lợi không chỉ cho
các bên tham gia thỏa thuận, mà phải được chia sẻ
một cách công bằng cho người tiêu dùng. Phần lợi
ích chuyển cho người tiêu dùng có thể được đánh giá
thông qua việc đánh giá lợi ích cắt giảm chi phí, môi
trường cạnh tranh, các yếu tố cung cầu có lợi cho cạnh
tranh;
(3) Không áp đặt cho các doanh nghiệp có liên quan
các hạn chế không cần thiết để đạt được các mục tiêu
trên. Theo đó, các hạn chế (nếu có) do thỏa thuận gây
ra là cần thiết để đạt được các lợi ích kinh tế;
(4)Không tạo cho các doanhnghiệp này khả năng loại
trừ canh tranh đáng kể đối với các sản phẩm liên quan.
Cơ quan cạnh tranh cần đánh giá liệu thỏa thuận có
gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
trên thị trường hay không.
Trong trường hợp, một thỏa thuận thỏa mãn các tiêu
chí trên thì thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật
cạnh tranh.
Liên quan đến, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối
với quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc trên một lần nữa
được khẳng định tại Quy chế chuyển giao công nghệ
của EU năm 2004 -TTBER (sửa đổi năm 2014). Theo
đó, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ phải được xem xét theo nguyên
tắc lập luận hợp lý. Ví dụ như đối với điều khoản bán
kèm, hành vi bán kèm của chủ sở hữu như một điều
kiện để chuyển giao chỉ bị xem là bất hợp pháp khi nó
thỏa thuận đồng thời các tiêu chí:
1. Sản phẩm chính và sản phẩm được bán kèm là
2 sản phẩm tách rời, độc lập với nhau;
2. Chủ thể thực hiện có vị trí thống lĩnh trên thị
trường;
3. Khách hàng bị tước bỏ quyền lựa chọn mua hay
khôngmua sản phẩmkèm theo sản phẩm chính;
4. Hành vi đó gây cản trở cạnh tranh [13, tr.31-38].
Tương tự như vậy, đối với yêu cầu chuyển giao ngược
trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng chỉ bị
xem là vi phạm khi thỏa mãn các tiêu chí:
• Yêu cầu chuyển giao ngược là yêu cầu chuyển
giao độc quyền
• Những cải tiến buộc chuyển giao là những cải
tiến độc lập so với công nghệ gốc.
• Vị trí thị trường của bên yêu cầu chuyển giao
ngược.
Rõ ràng, với các đặc trưng củamình, quyền sở hữu trí
tuệ cần có nguyên tắc riêng để điều chỉnh đối với các
hành vi, thỏa thuận của các chủ thể trong mối quan
hệ với pháp luật canh tranh/ chống độc quyền. Bởi
lẽ, chỉ khi nào các thỏa thuận đó được đánh giá trong
mối tương quan cân bằng hợp lý giữa độc quyền của
chủ sở hữu và tác động hạn chế cạnh tranh thì pháp
luật điều chỉnh mới đạt được mục đích cân bằng giữa
việc khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo với
đảm bảomôi trường cạnh tranh lànhmạnh, góp phần
phát triển kinh tế quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng.
Do vậy, việc đánh giá các hành vi hạn chế cạnh tranh
của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo
được tính độc quyền hợp phápmà chủ sở hữu có được
từ văn bản bảo hộ. Hay nói cách khác, nó cần được
đánh giá dựa trên nguyên tắc lập luận hợp lý thay vì
vi phạm mặc nhiên. Năm (05) câu hỏi khác có thể
được phân tích để bổ sung thêm vào quá trình điều
tra bao gồm [14, tr. 20]:
• Liệu rằng hành vi hạn chế cạnh tranh có hạn chế
số lượng đầu và tăng giá cả hay không;
• Liệu hành vi hạn chế này là có mục đích hoàn
toàn rõ ràng, hay có liên quan tới việc thúc đẩy
cạnh tranh thông qua việc hợp nhất các nguồn
lực kinh tế hay không;
• Liệu hành vi hạn chế này có hạn chế số lượng
đầu ra và tăng giá bán hoặc tạo điều kiện cho
việc thực thi sức mạnh thị trường của chủ thể
hay không;
• Liệu hành vi hạn chế này có cần thiết để đạt được
nhữngmục tiêu ủng hộ cạnh tranh đã đặt ra hay
không;
• Liệu những lợi íchmà hành vi hạn chế nàymang
lại trong thúc đẩy cạnh tranh có vượt quá được
những nguy cơ phản cạnh tranh mà chúng có
thể gây ra hay không.
660
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
Trong trường hơp đa số các câu trả lời là không thì
hành vi ấy không bị xem là gây hạn chế cạnh tranh
hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể để
bị ngăn cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh,
ngược lại nếu đa số câu trả lời là có thì hành vi đó sẽ
bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
ÁP DỤNGNGUYÊN TẮC VI PHẠM
MẶCNHIÊN VÀ LẬP LUẬNHỢP LÝ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ
CẠNH TRANH LIÊN QUANĐẾN
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEOQUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tại Việt Nam, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên và
nguyên tắc lập luận hợp lý cũng được áp dụng để xem
xét, đánh giá tính bất hợp pháp của các hành vi hạn
chế cạnh tranh bao gồm cả các hạn chế liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí
độc quyền sẽ bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc
nhiên khi rơi vào các trường hợp đã được luật liệt kê.
Với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì theo quy
định tạiĐiều 11 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận
theo chiều ngang (tức là các thỏa thuận giữa các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp) thì các thỏa thuận sau bị cấm
tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ gồm:
(i) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp.
(ii) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị
trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ.
(iii) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp (thỏa thuận theo chiều dọc) thì chỉ bị xem là
mặc nhiên vi phạm nếu đó là các thỏa thuận:
(i) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa
thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung
cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(ii) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh
doanh.
(iii) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh
nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
(Khoản 1, 2 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018)
Ngoài các thỏa thuận nêu trên, các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh còn lại được quy định tại Điều 11 Luật
Cạnh tranh 2018 chỉ bị xem là vi phạm pháp luật cạnh
tranh nếu các bên có liên quan chứngminh được rằng
các thỏa thuận đó “gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường”.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh
2018, việc xem xét, đánh giá tác động hoặc khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranhmột cách đáng kể của
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu
tố sau đây:
a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ
hoặc hạn chế năng lực công nghệ;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết
yếu;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc
mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận hoặc khi chuyển sangmua hàng hóa, dịch vụ liên
quan khác;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua
kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên
quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Có thể thấy, Luật Cạnh tranh 2018 đã có những thay
đổi khi áp dụng nguyên tắc lập luận hợp lý khi xem
xét, đánh giá tính bất hợp pháp của các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh.
Nếu như trước đây, theo quy định định của Luật Cạnh
tranh 2004 thì việc đánh giá các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh theo nguyên tắc lập luận hợp lý sẽ dựa
trên yếu tố thị phần kết hợp ngoại trừ các trường hợp
miễn trừ. Theo đó, các thỏa thuận cạnh tranh không
thuộc trường hợp vi phạm mặc nhiên sẽ bị cấm nếu
thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên
thị trường liên quan (nếu không được các trường hợp
miễn trừ) là từ 30% trở lên mà không xem xét trên cơ
sở đánh giá, cân nhắc giữa các tác động tích cực và
tiêu cực của hành vi. Điều đó khiến cho việc áp dụng
nguyên tắc lập luậnhợp lý trong LuậtCạnh tranh 2004
trở nên cứng nhắc bởi tiêu chí thị phần, chưa kể đến
trường hợp sẽ có nhiều thỏa thuận khả năng gây hạn
chế cạnh tranh rất lớn nhưng sẽ được miễn trừ theo
quy định tại Điều 10, đặc biệt là các thỏa thuận gắn
liền với quyền sở hữu trí tuệ vì “thúc đẩy tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch
vụ”.
Luật Cạnh tranh 2018 đã đưa thêm tiêu chí về “khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể” nhằm xác định xemmột thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh có bị cấmhay không bên cạnh tiêu chí thị phần.
Thông qua việc đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể, các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh được xem xét, đánh giá các tác động tiêu cực
đếnmôi trường cạnh tranh trongmối quan hệ với các
tác động tích cực để cân nhắc cho phép hay không cho
phép thực hiện các thỏa thuận, hành vi cụ thể đó của
chủ thể, đó chính là nguyên tắc lập luận hợp lý.
661
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
Tuy nhiên, Luật cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ
01/7/2019 nhưng hiện nay bản thân các quy định của
Luật Cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn thi
hành vẫn chưa đưa ra các tiêu chí cụ thể nhằm làm
căn cứ để xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của
các thỏa thuận giữa các chủ thể theo nguyên tắc lập
luận hợp lý. Song song với đó, Luật Sở hữu trí tuệ sửa
đổi bổ sung vừa được Quốc Hội thông qua vào ngày
14/6/2019 cũng không có các quy định hướng dẫn áp
dụng nguyên tắc điều chỉnh đối với các hành vi lạm
dụng quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ vi
phạm pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ khó khăn
hơn trong bối cảnh không có nhiều thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị
trí độc quyền đã được xem xét, xử lý tại Việt Nam, bởi
lẽ chúng ta không có nhiều án lệ, kinh nghiệm khi
xem xét, đánh giá một hành vi có nguy cơ vi phạm
pháp luật cạnh tranh của chủ thể.
Rõ ràng, khi chúng ta không có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong khi quy định của pháp luật không rõ
ràng, chi tiết sẽ gây khó khăn cho các chủ thể trong
quá trình áp dụng pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu,
xem xét và học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát
triển về các vấn đề liên quan là việc làm cần thiết có ý
nghĩa trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật,
nâng cao hiệu quả thục thi pháp luật.
Trongmối quan hệ với đặc trưng của quyền sở hữu trí
tuệ cũng như quyền hợp pháp của chủ sở hữu quyền
sở hữu trí tuệ thì hệ thống pháp luật chúng ta cần phải
thừa nhận rằng để đánh giá một hành vi cụ thể của
chủ sở hữu có phải là hành vi lạm dụng quyền sở hữu
trí tuệ để bị ngăn cấm theo quy định của pháp luật
cạnh tranh thì cần phải áp dụng nguyên tắc lập luận
hợp lý nhằm đánh giá mối tương quan giữa tác động
tích cực và tác động tiêu cực của chính hành vi đó đối
với quyền lợi của chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khác cũng như tác động tiêu cực
đối với môi trường cạnh tranh. Đồng thời chúng ta
cần phải thừa nhận và cho phép các hành vi có dấu
hiệu lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ nếu như chủ sở
hữu chứngminh được rằng điều đó là càn thiết nhằm
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, bảo vệ sự
độc quyền của văn bằng bảo hộ, ngăn chặn sự xâm
phạm tài sản sở hữu trí tuệ từ các chủ thể khác.
Đồng thời, trong các văn bản hướng dẫn thi hành
chúng ta cần có những hướng dẫn chi tiết để giúp các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định tiêu chí
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là gì. Chúng ta có
thể học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản- các quốc gia có kinh nghiệm trong quá trình xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan
đến lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ đồng thời có các
văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn thực thi cho quá
trình áp dụng pháp luật cạnh tranh cho lĩnh vực sở
hữu trí tuệ nhằm đảm bảo cân bằng các lợi ích liên
quan mà pháp luật cần phải bảo vệ.
Theo đó, hành vi của chủ sở hữu sẽ bị xem là có khả
năng gây cạnh tranh đáng kể nếu hành vi đó dẫn đến
các hệ quả:
1. Người nắm quyền (chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ) có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan;
2. Quyền sở hữu trí tuệ là hoàn toàn cần thiết để
thực hiện hoạt động kinh tế trên thị trường thứ
cấp;
3. Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có tác
động bóp méo thị trường thứ cấp
4. Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ không có
cơ sở khách quan cũng như không nhằm bảo vệ
hợp lý độc quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu;
5. Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ có tác
động tiêu cực đối với việc khuyến khích đầu tư
lâu dài và sáng tạo.
Hành vi sẽ được xem là có tác động thúc đẩy cạnh
tranh, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu
khi
• Góp phần nâng cao sản xuất hoặc phân phối
hàng hóa, hoặc thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật,
kinh tế;
• Chia sẻ lợi ích đạt được cho người tiêu dùng: các
lợi ích kinh tế đạt được phải có lợi không chỉ
cho các bên tham gia thỏa thuận, mà phải được
chia sẻmột cách công bằng cho người tiêu dùng.
Phần lợi ích chuyển cho người tiêu dùng có thể
được đánh giá thông qua việc đánh giá lợi ích cắt
giảm chi phí, môi trường cạnh tranh, các yếu tố
cung cầu có lợi cho cạnh tranh
• Không áp đặt cho các doanh nghiệp có liên quan
các hạn chế không cần thiết để đạt được cácmục
tiêu trên. Theo đó, các hạn chế (nếu có) do thỏa
thuận gây ra là cần thiết để đạt được các lợi ích
kinh tế
• Không tạo cho các doanh nghiệp này khả năng
loại trừ canh tranh đáng kể đối với các sản phẩm
liên quan. Cơ quan cạnh tranh cần đánh giá
liệu thỏa thuận có gây ra tác động hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể trên thị trường hay
không.
Trong trường hợp cụ thể, sau khi đánh giá cân nhắc
các tác động tiêu cực và tích cực của hành vi đối với
môi trường cạnh tranh và lợi ích của các chủ thể liên
quan. Hành vi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ sẽ
được xem là hợp pháp và được phép thực hiện nếu nó
mang lại nhiều lợi ích tích cực hơn dựa trên sự hợp lý
của hành vi.
662
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Với nội dung được trình bày, bài nghiên cứu đã chỉ ra
được sự cần thiết phải vận dụng nguyên tắc lập luận
hợp lý thay vì nguyên tắc vi phạmmặc nhiên khi đánh
giá tính bất hợp pháp của các hành vi lạm dụng quyền
sở hữu trí tuệ. Bởi có như thế mới đảm bảo được sự
cân bằng lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ
với độc quyền của văn bằng bảo hộ trong mối tương
với các hành vi hạn chế cạnh tranh, độc quyền bất
hợp pháp nhằmxây dựngmôi trường cạnh tranh bình
đẳng, lành mạnh.
PHẦN THẢO LUẬN
Thông qua nội dung trình bày, tác giả đã phân tích
nhằm đặt ra sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc lập
luận hợp lý nhằmđánh giá cho các hành vi có dấu hiệu
vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ thay vì nguyên tắc vi phạmmặc nhiên. Bởi
lẽ, điều đó là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của chủ sở hữu đã được pháp luật bảo hộ. Do
đó, cần có thêm nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
nhằm đánh giá sự hợp lý, hiệu quả của nguyên tắc lập
luận hợp lý đối với từng hành vi lạm dụng quyền sở
hữu trí tuệ của chủ sở hữu trên thực tế. Rõ ràng, đây
là vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nên cần
được nghiên cứu, thảo luận thêm, đặc biệt là trong bối
cạnh Luật Cạnh tranh 2018mới có hiệu lực vào tháng
7/2019.
KẾT LUẬN
Với bản chất đặc trưng là độc quyền, do đó các hành vi
liên quanđến cạnh tranh của chủ sở hữuquyền sở hữu
trí tuệ cần được xem xét đánh giá cẩn trọng trongmối
quan hệ giữa độc quyền hợp pháp của quyền sở hữu
trí tuệ và loại bỏ độc quyền của pháp luật cạnh tranh.
Vì vậy cho nên, cần phải thừa nhận rằng nguyên tắc
quan trọng, cốt lõi để xem xét, đánh giá tính vi phạm
pháp luật của các hành vi hạn chế cạnh tranh được
thực hiện bởi chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ là lập
luận hợp lý thay vì vi phạm mặc nhiên.
Luật Cạnh tranh của Việt Nam, như đã đề cập ở trên,
mặc dù đã đưa ra các quy định nhằm thừa nhận quy
tắc lập luận hợp lý cho một số các hành vi hạn chế
cạnh tranh cụ thể. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh lại
không trao choCơ quan cạnh tranh vai trò tiên phong
trong việc xem xét những hiệu quả tốt đối với cạnh
tranh mà hành vi này mang lại, mà để cho cơ quan
này phải chờ các doanh nghiệp đệ trình đơn xin được
miễn trừ chomỗi trường hợp (thông qua cơ chế miễn
trừ theo quy định tại Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018).
Đồng thời, khi có yêu cầu xin miễn trừ thì một cuộc
điều tra điển hình đối với nhữnghành vi này theo Luật
Cạnh tranh sẽ bao gồm việc xác định thị trường liên
quan cho một trường hợp, chứng minh có thị phần
của doanh nghiệp trong thị trường liên quan đó đã
được xác định, và tập hợp, phân tích các bằng chứng
về các hành vi vi phạm. Phương pháp này khá cứng
nhắc không kể tới sự thiếu bao quát và có thể thiếu
hiệu quả trong các trường hợp cụ thể. Do đó, việc áp
dụng nguyên tắc lập luận hợp lý theo quy định của
pháp luật cạnh tranh nói chung và cho hành vi lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng vẫn còn nhiều
bất cập, chưa đảm bảo được sự cân bằng hợp lý giữa
quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ vàmôi trường cạnh tranh lànhmạnh, quyền lợi
của người tiêu dùng. Vậy nên, việc nghiên cứu và học
tập kinh nghiệm của các quốc gia pháp triển là việc
cần làm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh đối với các hành vi lạm dụng quyền
sở hữu trí tuệ của các chủ thể tại Việt Nam trong thời
gian tới.
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bài viết này được phát triển dựa trên những đóng góp
của các chuyên gia phản biện dành cho bài tham luận
tham gia Hội nghị các nhà nghiên cứu trẻ và nghiên
cứu sinh của Trường Đại học Kinh tế - Luật 10/2019
của tác giả. Tác giả xin cam đoan rằng không có bất
kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Tác giả chịu tráchnhiệm toànbộđối với nội dung toàn
bài báo.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Bộ Công Thương. Tóm tắt kết quả rà soát luật cạnh tranh với
pháp luật chuyên ngành. Hà Nội. 2018;.
2. [2]Bộ Công Thương. Tờ trình Chính Phủ về dự án Luật Cạnh
tranh (sửa đổi). Hà Nội. 2017;.
3. Anderman SD. The interface between inteleectual rights anh
competition policy. Cambridge University Press. 2017;.
4. Yadwad C. Antitrust cases - rule of reason and per se ille-
gal;1(2).
5. Bộ Thương mại. Khuôn khổ pháp lý đa phương điều chỉnh
hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một số nước và
vùng lãnh thổ. Hà Nội . 2003;.
6. Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội Viện Nghiên cứu Lập pháp.
Chuyên đề Pháp luật về kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranhmột số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt
Nam. Hà Nội. 2017;.
7. Yadwad C. Antitrust cases - rule of reason and per se ille-
gal;1(2).
8. Gilbert R, Shapiro C. Antitrust Issues in the Licensing of Prop-
erty: The Nine No-No’s Meet the Nineties. Brookings Papers
on Economic Activity. Microeconomics. 1997;.
9. Hovenkamp HJ. The Rule of Reason. University of Pennsyl-
vania Law School Penn Law: Legal Scholarship Repository.
2018;.
10. Tú NT. Nguyên tắc lập luận hợp lý và nguyên tắc vi phạmmặc
nhiên trong pháp luật cạnh tranh. Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 1/2017. 2007;p. 52–62.
11. Gilbert R, Shapiro C. Antitrust Issues in the Licensing of Prop-
erty: The Nine No-No’s Meet the Nineties;.
663
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ –Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):655-665
12. Schmalbeck RL. The Validity of Grant-Back Clauses in Patent
Licensing Agreements. University of Chicago Law Review;p.
733–748.
13. Nga BTH. Thỏa thuận bán kèm trong hợp đồng chuyển quyền
sửdụngquyền sởhữu trí tuệ theoquyđịnhcủapháp luật cạnh
tranh. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. 2017;18:31–39.
14. Shyam KR. Khuôn khổ cho việc triển khai việc xây dựng chính
sách và luật cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới và OECD. Kí tại in
Rai, Qureshi & Saroliya. 2003;.
664
Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 4(2):655-665
Open Access Full Text Article Research Article
University of Economic and Law,
VNU-HCM, Vietnam
Correspondence
Bui Thi Hang Nga, University of
Economic and Law, VNU-HCM, Vietnam
Email: ngabth@uel.edu.vn
History
Received: 28/04/2019
Accepted: 05/07/2019
Published: 22/06/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i2.627
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Applying the rule of per se and rule of reason to assess the
violation of the Competition Law by the IPRs owners
Bui Thi Hang Nga*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
With the nature of practically irreplaceable and the monopoly of the protection documents, the
law has given the intellectual property rights (IPRs) owner a competitive advantage, as well as a
market power. As a result, to extent the market power and create a monopoly position to maxi-
mize profitability, IPRs owners tend to abuse IPRs to limit competition. Although the exclusive right
to IPRs is a legal monopoly comes from protection documents, it does not mean that the owner
has the right to abuse this monopoly to limit competition. This is because such behavior is not
considered an exception under the Competition Law and shall be prohibited in case the satisfac-
tion of provision violating conditions of the Competition Law. However, in order to balance the
interests of related subjects, in assessment of the Competition Law violations of IPRs abuses, the
laws of countries fully recognized and applied the rule of reason instead of per ser as Competition
Law violations in general. The article aims to analyze and explain the purpose of the application of
the rule of reason when assessing the violation of the Competition Law of IPRs owner and when
using the per se, in respect of the legal monopoly of the IPRs subjects. The paper then provides
proposals to complete the Vietnamese Competition Law which governs the abuse of IPRs owners.
Key words: Abuse of IPRs, Per se rule, Rule of reason, Competition Law
Cite this article : Nga B T H. Applying the rule of per se and rule of reason to assess the violation of
the Competition Law by the IPRs owners. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 4(2):655-665.
665
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_nguyen_tac_vi_pham_mac_nhien_va_lap_luan_hop_ly_nham.pdf