Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì
không được dành di sản dùng vào việc thờ cúng.
Sở dĩ tác giả kiến nghị cho phép người lập
di chúc có quyền dành toàn bộ di sản dùng vào
việc thờ cúng bởi vì, về nguyên tắc, tài sản của
một người thì người đó có quyền định đoạt,
miễn sao không xâm phạm quyền lợi của
người khác, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Một người có quyền
lập di chúc để định đoạt toàn bộ di sản của
mình cho người thừa kế thì cũng có quyền
dành toàn bộ di sản đó để thờ cúng, như vậy
mới hợp logic. Do đó, quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu cần được pháp luật tôn trọng,
còn việc quyết định như thế nào là tùy thuộc ý
chí của chủ sở hữu. Nếu cứ nhất thiết là di sản
dùng vào việc thờ cúng chỉ có thể được dành
một phần trong khối di sản của người lập di
chúc thì quy định của BLDS không còn mang
ý nghĩa là hướng dẫn chủ thể thực hiện quyền,
nghĩa vụ theo pháp luật nữa, mà là áp đặt ý chí
của Nhà nước lên quan hệ pháp luật dân sự như
nhận xét của một thẩm phán: “Bộ luật Dân sự
quy định có phần thiên về hướng dẫn cách xử
sự cho công dân, nhưng hầu hết các quy định
trong phần thừa kế lại có tính chất dứt khoát”11.
BLDS hiện hành không quy định hậu quả
pháp lý của trường hợp những người thừa kế
không thỏa thuận cử được người quản lý di sản,
do đó, tác giả kiến nghị “trường hợp người
được chỉ định/được cử quản lý di sản và thực
hiện việc thờ cúng mà không thực hiện nghĩa
vụ quản lý di sản và thờ cúng thì những người
thừa kế có quyền thỏa thuận cử người thừa kế
khác quản lý di sản và thực hiện việc thờ cúng”,
nếu không cử được ai thì tác giả kiến nghị chia
di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định
của pháp luật thì mới thuyết phục. Bởi vì một
khi những người thừa kế đã không thỏa thuận
được việc cử người mà lại quyết định giao cho
một trong số những người thừa kế theo pháp
luật thì mâu thuẫn sẽ càng bị đẩy lên cao, pháp
luật không có tính thuyết phục. Còn trường hợp
những người thừa kế theo di chúc đều đã chết
thì đây là căn cứ để chia di sản theo pháp luật
theo Điều 650 BLDS năm 2015
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
28
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ
Phan Thị Hồng1
Tóm tắt: Áp dụng pháp luật là một công việc hết sức quan trọng đối với cơ quan tài phán,
bởi vì họ là người cầm cân nảy mực và đem lại sự công bằng trong giải quyết các tranh chấp,
đặc biệt là các tranh chấp thừa kế, giúp ổn định quan hệ xã hội. Mặc dù vậy, giữa các quy định
của văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, cần thiết nghiên cứu
để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thống nhất giữa văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng,
góp phần nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả
tập trung phân tích thực trạng chọn luật áp dụng của Tòa án và thực trạng áp dụng quy định về
di sản dùng vào việc thờ cúng trong giải quyết các tranh chấp thừa kế, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Từ khóa: Áp dụng pháp luật, Bộ luật dân sự, di sản dùng vào việc thờ cúng, thừa kế.
Nhận bài: 05/01/2018; Hoàn thành biên tập: 15/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018
Summary: Application of the law is very important to the judicial authorities, because they
are the ones who bring justice to society in resolving disputes, especially inheritance disputes.
However, there are some problems that need to be investigated in order to find a suitable solution
between the legal documents and practical application, help the trial of the Vietnamese court to
achieve high efficiency. In this article, the author analyzes the situation of choosing the applicable
law and the status of the application of the inheritance provisions to worship when resolving the
inheritance dispute, to propose some solutions to improve the efficiency of applying the law.
Keywords: Application of the law, civil code, the inheritance provisions to worship,
inheritance.
Date of receipt: 05/01/2018; Date of revision: 15/03/2018; Date of approval: 02/04/2018
1. Lựa chọn luật áp dụng trong giải
quyết tranh chấp thừa kế
Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh
chấp về thừa kế trước hết phải bàn đến vấn đề
lựa chọn luật áp dụng. Đây là vấn đề không
mới và cũng được quy định trong các văn bản
luật cũng như hướng dẫn của Ủy ban thường
vụ Quốc Hội và Tòa án nhân dân Tối cao. Tuy
nhiên, do một số yếu tố khách quan cũng như
chủ quan nên vẫn còn tồn tại những cách hiểu
và áp dụng pháp luật không thống nhất.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS)
năm 1995 tại Điều 15 và BLDS năm 2005 tại
Điều 2 thì BLDS (năm 1995 và năm 2005)
được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được
xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ
trường hợp được BLDS hoặc Nghị quyết của
Quốc Hội quy định. BLDS năm 2015 tại Điều
689 quy định: Bộ luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Đối với những
giao dịch dân sự xác lập trước ngày BLDS
năm 2015 có hiệu lực thì việc áp dụng pháp
luật được quy định tại Điều 688 về điều khoản
chuyển tiếp. Như vậy, theo quy định của hệ
thống văn bản pháp luật dân sự thì về nguyên
tắc, quan hệ dân sự phát sinh vào thời điểm
nào sẽ áp dụng văn bản đang có hiệu lực tại
thời điểm đó để giải quyết tranh chấp. Sẽ
không có gì phải bàn cãi nếu như quan hệ dân
sự được xác lập và tranh chấp phát sinh trong
cùng thời gian mà một văn bản đang có hiệu
lực, bởi vì chính văn bản đó sẽ được áp dụng
để giải quyết tranh chấp. Vấn đề lựa chọn luật
áp dụng chỉ đặt ra khi một quan hệ dân sự
phát sinh ở thời điểm Bộ luật này đang có
hiệu lực nhưng tranh chấp lại phát sinh khi
Bộ luật đó đã bị bác bỏ hiệu lực bởi một Bộ
luật khác.
Theo tinh thần của BLDS năm 2015 thì Bộ
luật này chỉ được áp dụng cho những quan hệ
đã xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực
trong các trường hợp sau đây:
1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật – Đại học Huế
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
29
- Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà
có nội dung, hình thức khác với quy định của
BLDS năm 2015 mà các bên của giao dịch dân
sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội
dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ
luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này;
- Giao dịch dân sự chưa được thực hiện
hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và
hình thức phù hợp với quy định của BLDS năm
2015 thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
- Thời hiệu được áp dụng theo quy định của
Bộ luật này2.
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp
thừa kế thì việc áp dụng BLDS năm 2015 về
thời hiệu được hướng dẫn tại Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và
Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30
tháng 6 năm 2016 của Hội đống thẩm phán Tòa
án nhân dân Tối cao về việc hướng dẫn thi
hành một số quy định của Nghị quyết số
103/2015/QH13 của Quốc Hội về việc thi hành
Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó, kể từ ngày
01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật
dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên
quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Vì vậy, ngoài hai trường hợp kể trên được áp
dụng BLDS năm 2015, Tòa án áp dụng luật
đang có hiệu lực tại thời điểm quan hệ dân sự
phát sinh để giải quyết.
Dưới góc độ văn bản là như thế, tuy nhiên
thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy vẫn chưa
có sự thống nhất trong cách áp dụng pháp luật.
Cụ thể, cùng là tranh chấp tương tự, nhưng các
Tòa án khác nhau lại có cách áp dụng pháp luật
khác nhau. Để minh chứng cho vấn đề này, tác
giả xin trích dẫn hai bản án sau đây:
Bản án thứ nhất:
()
Cụ Huỳnh Ch chết năm 1995, cụ Trần Thị
H chết năm 1992. Hai cụ có 09 người con
chung là các ông bà: Huỳnh A, Huỳnh H,
Huỳnh C, Huỳnh T, Huỳnh M, Huỳnh Q,
Huỳnh Thị A, Huỳnh Thị M, Huỳnh Thị K.
Ngoài ra, cụ Huỳnh Ch còn có 04 người con
riêng là các ông bà: Huỳnh Thị Tr, Huỳnh Thị
H, Huỳnh Th, Huỳnh Thị C. Trong quá trình
tiến hành tố tụng cũng như tại phiên tòa,
đương sự có mặt tại phiên tòa thỏa thuận giao
cho ông Huỳnh M sở hữu và sử dụng nhà đất
tại địa chỉ tại xã C huyện P, tỉnh H. Ông M có
trách nhiệm thối trả cho Huỳnh A, Huỳnh H,
Huỳnh C, Huỳnh T, Huỳnh Q, Huỳnh Thị A,
Huỳnh Thị M, Huỳnh Thị K mỗi người số tiền
235.000.000đ (Hai trăm ba mươi lăm triệu
đồng), thối trả lại cho Huỳnh Thị Tr, Huỳnh Thị
H, Huỳnh Th, Huỳnh Thị C mỗi người số tiền
96.000.000đ (Chín mươi sáu triệu đồng). Xét
thấy thỏa thuận này của các đương sự có mặt
tại phiên tòa là không trái với pháp luật, không
trái đạo đức xã hội nên cần chấp nhận ý kiến
thỏa thuận này của họ.
Đối với ông Huỳnh C, mặc dù Tòa án đã
thực hiện việc thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng theo khoản 4 Điều 173
nhưng ông Huỳnh C vẫn vắng mặt. Xét thấy
việc ông M đồng ý thối trả lại cho ông C một
kỷ phần thừa kế tương ứng với số tiền
235.000.000đ (Hai trăm ba mươi lăm triệu
đồng) là có lợi cho ông C. Do đó Hội đồng xét
xử xét thấy cần chấp nhận. Do ông C hiện sinh
sống ở đâu không rõ, các đương sự có mặt tại
phiên tòa đều thống nhất giao cho ông Huỳnh
H quản lý số tiền này nên xét thấy cần áp dụng
án lệ số 06/2016/AL được Tòa án nhân dân tối
cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và
được công bố theo quyết định số 220/QĐ-CA
ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Tòa án nhân
dân tối cao để giao cho ông Huỳnh H quản lý
số tiền 235.000.000đ (Hai trăm ba mươi lăm
triệu đồng) tương ứng với một kỷ phần thừa kế
mà ông C được hưởng.
Vì những lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1
Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều
147, khoản 2 Điều 227, Điều 271 và Điều 273
Bộ luật tố tụng dân sự; Áp dụng các Điều 357,
468, 623,649, 651 Bộ luật dân sự năm 2015;
()
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông
2 Điều 688 BLDS năm 2015.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
30
Huỳnh H đối với ông Huỳnh M về việc yêu cầu
chia thừa kế.
2.()3
Trong bản án này, thời điểm mở thừa kế
của cụ Huỳnh Ch là vào năm 1995 và cụ Trần
Thị H là năm 1992 nhưng đương sự khởi kiện
vào năm 2017 nên Tòa án đã áp dụng Bộ luật
Dân sự năm 2015 để giải quyết tranh chấp.
Bản án thứ hai:
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ
vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào
kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm
sát viên, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
()
Từ kết quả giám định cho thấy, trước khi
chết, cụ B(chết năm 2006), cụ U (chết năm
2004) đã phân chia đất cho các con. Trong đó,
con trai 5 công, con gái 3 công, các con đã
nhận sử dụng không tranh chấp, phần còn lại
có làm di chúc và làm giấy bán ruộng để lại
cho ông H1 diện tích 7.197 m2 là thật. Ông G
không nhận cha mẹ có làm di chúc, giấy tay
bán ruộng cho ông H1 là không trung thực.
Trên thực tế, sau khi nhận phần đất ông G
đang ở, di chúc có điều kiện là ông G phải
cúng giỗ cho cụ U sau này nhưng ông không
thực hiện nghĩa vụ. Sau khi cụ U bị bệnh, ông
H1 đã rước về nuôi dưỡng đến khi cụ U chết,
làm đám tang và cúng giỗ đến nay (cụ B, ông
H1 thờ và cúng giỗ, theo di chúc đã thực hiện).
Như vậy, có đủ căn cứ xác định ông H1 được
cụ B, cụ U để lại di chúc phần đất 7.197 m2,
ông H1 mua 1.300 m2, tổng cộng là 8.497 m2.
Nhưng ông H1 chỉ được cấp giấy 6.540 m2,
hiện đo thực tế phần đất ông H1 đang sử dụng
là 10.036,6 m2, chênh lệch giữa di chúc và
diện tích đã mua so với đo đạc thực tế là
2.039,6 m2, so với giấy được cấp là 3.996,6
m2. Theo ý chí của cụ B, cụ U xác định là chỉ
còn 7.197 m2 đã lập di chúc và bán cho ông
H1. các con không được tranh chấp nhưng
cũng cần được xem xét cụ thể:
Đất thừa so với giấy đã cấp cho ông H1 là
3.996,6 m2, trong đó chưa kê khai cấp giấy,
ông H1 sử dụng từ trước là 3.193,6 m2. Nên
không được xem là di sản của cụ B, cụ U mà
thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông H1, ông
H1 có quyền kê khai đăng ký theo quy định;
Phần đất 293 m2 ông H1 sử dụng nhưng cấp
giấy cho ông G, ông G không tranh chấp, nên
ông H1 có quyền điều chỉnh cho phù hợp;
Phần đất 510 m2 ông H1 sử dụng, nhưng cụ
B, cụ U đứng tên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đất được ông H1 nhận từ di chúc, từ
nhận chuyển nhượng của cụ B, cụ U đã đủ.
Nên phần đất 510 m2 là di sản thừa kế của cụ
B, cụ U, cần được chia theo quy định của pháp
luật. Cụ thể, 510 m2 trị giá 21.930.000 đồng,
giao đất cho ông H1 quản lý sử dụng. Buộc
ông H1 giao lại cho ông G 02 phần (của ông
G, bà M) là 14.620.000 đồng. Ghi nhận các
thừa kế khác không yêu cầu chia. Do đó, sửa
án sơ thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo
của ông Phạm Thanh H1.
Sửa bản án dân sự sơ thẩm số
54/2016/DSST ngày 18/10/2016 của Tòa án
nhân dân huyện Q, tỉnh T.
Áp dụng Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự;
Áp dụng các Điều 666, Điều 691 Bộ luật Dân
sự năm 1995; các Điều 642, Điều 663, Điều
674, Điều 676, Điều 685, Điều 689, Điều 733
Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 203 Luật đất
đai; Điều 27 Pháp lện án phí, lệ phí Tòa án;
1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện
của ông Phạm Thanh G về việc chia di sản
thừa kế đối với phần đất nằm ngoài Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của ông H1
diện tích 510 m2, một phần thửa số 554, tờ bản
đồ số 13 năm 2010 (thửa cũ số 520, tờ bản đồ
09 cấp cho cụ Phạm Văn B theo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số 01127 QSDĐ/E10,
ngày 20/9/1994) có tứ cận như sau()4:
Trong bản án thứ hai, tranh chấp phát sinh
năm 2016, Tòa án xử phúc thẩm năm 2017
nhưng vẫn áp dụng quy định của BLDS năm
3 Bản án số 48/2017/DS-ST ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố, Đà Nẵng về việc
“tranh chấp thừa kế”.
4 Bản án số 135/2017/DS-PT ngày 08/8/2017 của TAND tỉnh Tây Ninh về việc “tranh chấp di sản thừa kế”.
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
31
1995 và BLDS năm 2005 tương ứng với thời
điểm cụ U và cụ B chết để giải quyết tranh
chấp về thừa kế.
Như vậy, cùng một loại tranh chấp tương tự
nhau về thời điểm xác lập quan hệ và thời điểm
phát sinh tranh chấp nhưng hai cấp Tòa án lại
có hai cách áp dụng pháp luật khác nhau. Mặc
dù các cấp Tòa án không lý giải cơ sở áp dụng
pháp luật, song, có thể nhận thấy thực tiễn xét
xử của Tòa án áp dụng pháp luật trên cơ sở hai
luồng quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất cho
rằng quan hệ dân sự xác lập vào thời điểm nào
thì áp dụng văn bản có hiệu lực tại thời điểm đó;
quan điểm thứ hai cho rằng tranh chấp phát sinh
thời điểm nào thì áp dụng văn bản tại thời điểm
đó. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cũng
theo hướng này, cụ thể, tại bản án số
25/2017/DS-PT ngày 27/4/2017 xử phúc thẩm
“tranh chấp về thừa kế tài sản” do Bản án dân sự
sơ thẩm số 03/2016/DS-ST ngày 14 tháng 12
năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai bị
kháng cáo. Theo đó, cụ Trịnh T chết năm 1992,
các đồng thừa kế tranh chấp và khởi kiện năm
2016, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử sơ
thẩm đã áp dụng BLDS năm 2005 để chia di sản
thừa kế của cụ T. Sau đó bản án bị kháng cáo,
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã xét xử
phúc thẩm và quyết định: “Không chấp nhận
kháng cáo của bà Trịnh Thị S và giữ nguyên
quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số
03/2016/DS-ST ngày 14 tháng 12 năm 2016 của
Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai.
Áp dụng các Điều 161, 632, 633, 634, 635,
645, 674, 675, 676, 685 của Bộ luật Dân sự số
33/2005/QH11, xử chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của cụ Trịnh Thị Th về việc chia di sản
thừa kế đối với nhà và đất tại số C, đường P,
thành phố PL, tỉnh Gia Lai.
()”5.
Xét dưới góc độ văn bản, pháp luật dân sự
quy định về việc áp dụng pháp luật đối với
những giao dịch xác lập trước khi một văn bản
có hiệu lực nhưng tranh chấp phát sinh sau khi
văn bản đó có hiệu lực tại điều khoản chuyển
tiếp hoặc nghị quyết hướng dẫn thi hành của
Quốc Hội. Nhưng những quy định này chỉ
hướng dẫn cho các “giao dịch”, trong khi đó,
thừa kế có phải là một giao dịch hay không còn
cần phải xem xét. Có ý kiến cho rằng, thời
điểm mở thừa kế đúng là thời điểm giao dịch
được xác lập. Tại thời điểm này, những người
thừa kế chia xong thừa kế (có thể theo thỏa
thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết) thì sẽ
được coi là giao dịch dân sự được thực hiện
xong. Nhưng tại thời điểm mở thừa kế cũng
như sau này, các bên chưa có yêu cầu chia thừa
kế, chưa làm thủ tục thừa kế tài sản (khai nhận
di sản thừa kế và chuyển quyền sở hữu), thì
không thể coi là giao dịch đã thực hiện xong
mà đó là trường hợp “giao dịch dân sự được
xác lập trước ngày BLDS có hiệu lực và đang
được thực hiện”. Giải quyết giao dịch thừa kế,
ở thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực pháp
luật, chúng ta phải áp dụng BLDS năm 2005
vì những quy định về thừa kế giữa BLDS năm
1995 và BLDS năm 2005 là phù hợp với nhau6.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, nếu xem
thừa kế là một giao dịch dân sự là chưa xem
xét toàn diện bản chất của quan hệ này. Đối với
thừa kế theo di chúc thì đúng là một giao dịch,
vì theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015
(trước đây là Điều 121 BLDS năm 2005) thì
“giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Di
chúc chính là hành vi pháp lý đơn phương, vì
vậy thừa kế theo di chúc là một loại giao dịch
dân sự. Tuy nhiên, thừa kế theo pháp luật lại
không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di
sản mà là do pháp luật quy định, và việc một
người chết chính là một sự biến pháp lý làm
phát sinh quan hệ thừa kế chứ không phải giao
dịch. Do đó, không thể áp dụng quy định
chuyển tiếp trong BLDS hoặc Nghị quyết
hướng dẫn thi hành BLDS của Quốc Hội về
giao dịch dân sự đang được thực hiện để áp
dụng quy định của BLDS có hiệu lực tại thời
điểm các bên xảy ra tranh chấp.
5 Bản án số 25/2017/DS-PT ngày 27/4/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về “tranh chấp về thừa kế
tài sản”.
6 TS. Lê Thu Hà, Vấn đề áp dụng và hoàn thiện pháp luật qua thực tiễn xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr 27.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
32
Mặt khác, việc áp dụng pháp luật của Tòa
án đòi hỏi phải chính xác, không thể cho rằng
việc áp dụng văn bản nào cũng cho ra kết quả
như nhau nên áp dụng văn bản nào cũng được.
Có thể các văn bản tại các thời điểm khác nhau
đều có nội dung quy định giống nhau, nhưng
không có nghĩa Tòa án được phép áp dụng tùy
tiện. Bởi việc áp dụng pháp luật đã được quy
định ở văn bản quy phạm pháp luật, Tòa án cần
phải tuân thủ.
Đơn cử như quy định tại BLDS năm 2015,
Điều 689 quy định BLDS có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2017 và chỉ áp dụng BLDS này
cho các giao dịch đã xác lập trước ngày Bộ
luật này có hiệu lực nếu thuộc trường hợp quy
định tại Điều 688. Như vậy, đối với trường
hợp thừa kế theo pháp luật không phải là giao
dịch dân sự nên không thuộc các trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
688. Đồng thời, Nghị quyết số 02/2016/NQ-
HĐTP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã
hướng dẫn, đối với tranh chấp phát sinh từ
ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của
BLDS năm 2015 về thời hiệu để giải quyết.
Hơn nữa, tại Công văn số 01/GĐ-TANDTC
ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Tòa án nhân
dân Tối cao giải đáp một số vấn đề về hình
sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự thì
“Điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015
quy định: đối với giao dịch dân sự được xác
lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực
thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định
của Bộ luật này”. Như vậy, kể từ ngày BLDS
năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp
dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015
để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời
điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017”.
Vậy theo tinh thần của Tòa án Tối cao thì
không phải BLDS năm 2015 được áp dụng để
giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ ngày
01/01/2017. Việc các Tòa án áp dụng pháp
luật như bản án thứ nhất là không phù hợp xét
dưới góc độ văn bản.
2. Áp dụng pháp luật trong việc xác định
di sản dùng vào việc thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng đã được quy
định cụ thể tại Điều 645 BLDS năm 2015, theo
đó, người lập di chúc có quyền dành một phần
di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử lại gặp phải nhiều khó khăn trong
quá trình áp dụng đối với quy định tưởng
chừng như đã rất rõ ràng này. Cụ thể, theo một
bản án:
Nguồn gốc nhà đất tại thị trấn PĐ, huyện P
tỉnh TH là của ông Phan Văn M và bà Nguyễn
Thị L. Ông M và bà L có 7 người con là anh
Th, anh T, anh X, chị N, chị H, chị H2 và anh
Đ. Trước khi chết, ông bà có lập di chúc để lại
nhà đất nói trên cho 7 người con đồng thừa
hưởng để thờ cúng cha mẹ. Nay 5/7 người con
là anh Th, anh X, chị N, chị H và anh Đ yêu
cầu chia di sản thừa kế nói trên nhưng anh T
và chị H2 không đồng ý.
Xét thấy:
Về nội dung: Bà L là mẹ anh Th, anh T, anh
X, anh N, chị H, anh Đ và chị H2, bà L chết
ngày 08/12/2005, di sản bà để lại là một căn
nhà diện tích 57,25m2 kết cấu móng cột xây
gạch, tường xây gạch trên diện tích 86m2 thửa
số 27-tờ bản đồ số 25 thị trấn PĐ, kết quả thẩm
định giá ngày 05/8/2016 với số tiền là
261.967.000đ. Tại tờ di chúc ngày 08/7/2004
bà L để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa
hưởng để thờ cúng cha mẹ, anh Đ là người
đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị em
của anh Đ đồng ý chia di sản và giao cho anh
Đ sở hữu di sản là có cơ sở chấp nhận.
Anh Th, anh T, anh X, chị N, chị H, anh Đ
và chị H2 là hàng thừa kế thứ nhất của bà L,
anh chị được hưởng di sản bằng nhau, mỗi
người được hưởng giá trị bằng tiền là
37.423.857đ giao cho anh Đ sở hữu di sản
nhà đất, anh Đ phải có trách nhiệm thanh
toán bằng tiền cho anh Th, anh T, anh X, chị
N, chị H và chị H2 mỗi người 37.423.857đ
(tính tròn là 37.424.000đ) nhưng anh Th, anh
X, chị N, chị H không nhận di sản mà cho lại
anh Đ. Vì vậy, anh Đ được sở hữu phần của
anh Th, anh X, chị N, chị H và phần của anh
Đ tổng số là 187.120.000đ, anh Đ phải thanh
toán cho anh T, chị H mỗi người là
37.424.000đ.
Vì các lẽ trên,
Quyết định:
()
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
33
Tuyên xử: Chấp nhận đơn yêu cầu khởi
kiện của anh Phan Văn Đ đối với anh Phan
Văn T, chị Phan Thị H ().7
Trong bản án nêu trên, nội dung các đương
sự tranh chấp là tranh chấp về quyền thừa kế
theo di chúc. Nguồn gốc nhà đất cha mẹ để lại
theo di chúc cho các con cùng hưởng và để làm
nơi thờ cúng, nhưng sau khi cha mẹ chết thì
các con tranh chấp, một bên yêu cầu chia di sản
thừa kế còn bên kia không đồng ý chia vì di
chúc cha mẹ để lại di sản để làm nơi thờ tự.
Mặc dù vậy Tòa án vẫn chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn và xử chia thừa kế
đối với di sản nói trên.
Về quy định di sản dùng vào việc thờ cúng,
BLDS năm 2015 quy định:“trường hợp người
lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng thì phần di sản đó không được
chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc
thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực
hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận
của những người thừa kế thì những người thừa
kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ
cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ
định người quản lý di sản thờ cúng thì những
người thừa kế cử người quản lý di sản thờ
cúng”8. Quy định này được giữ nguyên như
Điều 670 BLDS năm 2005.
Như vậy, BLDS thể hiện rõ, nếu ý chí của
người lập di chúc đã để lại di sản dùng vào việc
thờ cúng thì phải tôn trọng ý chí của người đó,
trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người chết thì mới
không được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng
theo quy định tại khoản 2 Điều 645 BLDS năm
2015. BLDS chỉ quy định người lập di chúc có
quyền dành “một phần” di sản dùng vào việc
thờ cúng, mà không nói rõ là một phần mấy.
Chẳng hạn, trong cổ luật nước ta có để cập đến
di sản dùng vào việc thờ cúng thì người quá cố
được dành 1/20 tài sản của họ dùng vào việc thờ
cúng9. Vậy một phần trong BLDS hiện hành
được hiểu như thế nào? Là phần nhiều hay phần
ít? Có người cho rằng, BLDS chỉ quy định
người lập di chúc có quyền dành “một phần” di
sản dùng vào việc thờ cúng mà không quy định
là một phần mấy, do đó chỉ cần người lập di
chúc để lại một phần di sản mà không phải hai
phần là được. Tuy nhiên, dưới góc độ văn bản
thì BLDS cũng như văn bản hướng dẫn thi hành
không giải thích về quy định này, do đó khi giải
quyết tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ
cúng giữa những người thừa kế theo di chúc,
thiết nghĩ Tòa án cần giải thích quy định tại Điều
645 cùng với ý chí của người chết thể hiện trong
di chúc để quyết định thì thuyết phục hơn.
Quay lại bản án nêu trên, Ông M và bà L
trước khi chết có để lại di chúc cho 7 người con
đồng thừa hưởng nhà đất để thờ cúng cha mẹ.
Mặc dù di chúc không nói rõ di sản này chỉ
được dùng để thờ cúng và không được bán, tuy
nhiên nội dung di chúc đã thể hiện để lại cho
các con cùng thừa hưởng nhằm mục đích thờ
cúng. Do đó, bản án của Tòa án nhân dân
huyện P quyết định chia nhà đất nói trên cho
các đồng thừa kế với lý do “5/7 anh chị em của
anh Đ đồng ý chia di sản” là không thuyết
phục. Nếu giải quyết như Tòa án thì trường
hợp người chết lập di chúc để lại một phần di
sản dùng vào việc thờ cúng nhưng chỉ cần các
đồng thừa kế thỏa thuận chia thì đều được Tòa
án chấp nhận. Cách giải quyết này lại đi ngược
với quy định tại Điều 645 BLDS.
3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật
Thứ nhất, như chúng tôi đề cập thực trạng
tại mục 1 và mục 2 nêu trên thì hiện nay, các Tòa
án đang áp dụng BLDS năm 2015 để giải quyết
các tranh chấp về thừa kế, mặc dù thời điểm mở
thừa kế là trước khi Bộ luật này có hiệu lực.
Đối chiếu với các quy định trong BLDS
năm 2015 thì thấy quy định về việc áp dụng
BLDS chưa thực sự rõ ràng cho vấn đề giải
quyết tranh chấp thừa kế. Theo quy định tại các
Điều 688 và Điều 689 BLDS thì việc áp dụng
BLDS năm 2015 để giải quyết tranh chấp thừa
kế mà đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017
được hiểu như sau: Đối với những tranh chấp
7 Bản án số 21/2016/DSST ngày 16/9/2016 v/v “tranh chấp di sản thừa kế” của TAND huyện P tỉnh Thừa Thiên Huế.
8 Điều 645 BLDS năm 2015.
9 Về vấn đề này xin xem thêm: Điều 388 và Điều 391 Bộ luật Hồng Đức tr.176 và tr.178.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
34
thừa kế mà thời điểm mở thừa kế từ ngày
01/01/2017 trở đi thì áp dụng BLDS năm 2015;
đối với những tranh chấp về thừa kế mà thời
điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017 thì chỉ
áp dụng BLDS năm 2015 để tính thời hiệu về
thừa kế, việc áp dụng BLDS năm 2015 để tính
thời hiệu về thừa kế không đồng nghĩa với việc
áp dụng toàn bộ các quy định trong chương
thừa kế để giải quyết.
Sở dĩ không áp dụng được các quy định tại
điểm a và điểm b khoản 1 Điều 688 để áp dụng
BLDS năm 2015 để giải quyết tranh chấp bởi
vì: thứ nhất, thừa kế nói chung không hoàn
toàn là một giao dịch dân sự, mà những quy
định này chỉ quy định việc áp dụng văn bản
cho giao dịch dân sự mà thôi. Thừa kế không
hoàn toàn là một giao dịch dân sự, bởi vì ngoài
thừa kế theo di chúc thì còn có thừa kế theo
pháp luật, thừa kế theo pháp luật không phải là
giao dịch. Còn xét di chúc, theo quy định của
BLDS thì di chúc là hành vi pháp lý đơn
phương nên nó là một giao dịch, tuy nhiên
người xác lập giao dịch này đã chết do đó
không thể sửa đổi để áp dụng BLDS năm 2015
như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 688. Mặt
khác, có quan điểm cho rằng, thừa kế theo di
chúc là một loại giao dịch, nếu tại thời điểm có
một văn bản khác có hiệu lực các bên mới phát
sinh tranh chấp thì được coi là trường hợp giao
dịch đó đang được thực hiện10, tuy nhiên, theo
điểm b khoản 1 Điều 688 thì chỉ áp dụng
BLDS năm 2015 khi giao dịch đang được thực
hiện mà có nội dung, hình thức phù hợp với Bộ
luật này. Vậy, giả sử có trường hợp tranh chấp
về thừa kế theo di chúc, theo đó nguyên đơn
yêu cầu Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu vì
người lập di chúc không tự tay viết mà lại nhờ
người khác đánh máy hộ, có hai người làm
chứng và di chúc được chứng thực, lý do là
người lập di chúc không tự viết được di chúc.
Tuy nhiên, bị đơn cho rằng di chúc này phù
hợp với quy định của BLDS năm 2015 nên đề
nghị công nhận di chúc. Trường hợp này Tòa
án sẽ áp dụng văn bản nào để giải quyết? Nếu
cho rằng vận dụng điểm b khoản 1 Điều 688
nói trên để áp dụng BLDS năm 2015 thì cũng
được, nhưng Tòa án sẽ áp dụng văn bản nào
nếu tranh chấp di sản theo pháp luật, bởi thừa
kế theo pháp luật không phải là “giao dịch”.
Chẳng lẽ tranh chấp thừa kế theo di chúc thì áp
dụng BLDS năm 2015, tranh chấp thừa kế theo
pháp luật lại áp dụng BLDS năm 2005 sẽ
không thuyết phục.
Mặt khác, việc áp dụng văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) đã được quy định cụ thể
tại Điều 156 Luật ban hành VBQPPL năm
2015, theo đó: “Văn bản QPPL được áp dụng
đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản
đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy
định của VBQPPL có hiệu lực trở về trước thì
áp dụng theo quy định đó”. Do vậy, việc áp
dụng pháp luật của Tòa án cũng cần phải thống
nhất để phù hợp với hệ thống văn bản QPPL.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng
vấn đề chọn luật áp dụng cần phải được thống
nhất trong ngành Tòa án. Ngành Tòa án cần
thường xuyên rà soát việc áp dụng văn bản
QPPL, tập huấn nhằm thống nhất nguyên tắc áp
dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp dân
sự nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế
nói riêng, bảo đảm quan hệ thừa kế phát sinh tại
thời điểm nào phải áp dụng BLDS đang có hiệu
lực tại thời điểm đó để giải quyết, trừ trường hợp
văn bản QPPL có quy định hiệu lực trở về trước
thì áp dụng quy định đó. Điều này sẽ tránh được
sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật và đảm
bảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề di sản dùng vào việc
thờ cúng quy định tại Điều 645 BLDS năm
2015, như đã phân tích, tác giả kiến nghị trước
mắt chúng ta cần có văn bản hướng dẫn việc
xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng
theo hướng thừa nhận di sản người chết để lại
được dùng làm di sản thờ cúng miễn sao không
phải là toàn bộ di sản. Bởi khi một người chết,
họ không chỉ để lại tài sản là bất động sản mà
còn để lại những tài sản khác là động sản. Vậy
nếu họ chỉ định đoạt di sản là bất động sản
dùng vào việc thờ cúng thì cũng được xem là
mới chỉ định đoạt một phần di sản thôi. Như
vậy, trong khi BLDS quy định chung chung,
Tòa án nhân dân Tối cao cần có văn bản giải
10 Xem thêm: TS. Lê Thu Hà, Vấn đề áp dụng và hoàn thiện pháp luật qua thực tiễn xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân
và gia đình, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011, tr 27.
Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
35
thích theo hướng công nhận di sản là nhà đất
mà người chết để lại làm di sản thờ cúng là phù
hợp quy định của pháp luật.
Về lâu dài, sau này khi có điều kiện sửa đổi
BLDS thì Điều 645 về di sản dùng vào việc thờ
cúng nên sửa đổi như sau:
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Người lập đi chúc có quyền để lại một
phần hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ
cúng. Việc dành di sản dùng vào việc thờ cúng
phải được ghi rõ trong di chúc. Người lập di
chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản
này để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp
người để lại di sản không chỉ định người quản
lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử
người thừa kế khác quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp người được giao quản lý di sản
thờ cúng theo di chúc hoặc người được những
người thừa kế thỏa thuận cử ra để quản lý di
sản thờ cúng mà không thực hiện nghĩa vụ
quản lý di sản và thờ cúng thì những người
thừa kế có quyền thỏa thuận cử người thừa kế
khác quản lý di sản và thực hiện việc thờ cúng.
Trường hợp không thỏa thuận được hoặc
tất cả những người thừa kế theo di chúc đã
chết thì phần di sản thờ cúng được chia theo
quy định của pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để
thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì
không được dành di sản dùng vào việc thờ cúng.
Sở dĩ tác giả kiến nghị cho phép người lập
di chúc có quyền dành toàn bộ di sản dùng vào
việc thờ cúng bởi vì, về nguyên tắc, tài sản của
một người thì người đó có quyền định đoạt,
miễn sao không xâm phạm quyền lợi của
người khác, không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Một người có quyền
lập di chúc để định đoạt toàn bộ di sản của
mình cho người thừa kế thì cũng có quyền
dành toàn bộ di sản đó để thờ cúng, như vậy
mới hợp logic. Do đó, quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu cần được pháp luật tôn trọng,
còn việc quyết định như thế nào là tùy thuộc ý
chí của chủ sở hữu. Nếu cứ nhất thiết là di sản
dùng vào việc thờ cúng chỉ có thể được dành
một phần trong khối di sản của người lập di
chúc thì quy định của BLDS không còn mang
ý nghĩa là hướng dẫn chủ thể thực hiện quyền,
nghĩa vụ theo pháp luật nữa, mà là áp đặt ý chí
của Nhà nước lên quan hệ pháp luật dân sự như
nhận xét của một thẩm phán: “Bộ luật Dân sự
quy định có phần thiên về hướng dẫn cách xử
sự cho công dân, nhưng hầu hết các quy định
trong phần thừa kế lại có tính chất dứt khoát”11.
BLDS hiện hành không quy định hậu quả
pháp lý của trường hợp những người thừa kế
không thỏa thuận cử được người quản lý di sản,
do đó, tác giả kiến nghị “trường hợp người
được chỉ định/được cử quản lý di sản và thực
hiện việc thờ cúng mà không thực hiện nghĩa
vụ quản lý di sản và thờ cúng thì những người
thừa kế có quyền thỏa thuận cử người thừa kế
khác quản lý di sản và thực hiện việc thờ cúng”,
nếu không cử được ai thì tác giả kiến nghị chia
di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định
của pháp luật thì mới thuyết phục. Bởi vì một
khi những người thừa kế đã không thỏa thuận
được việc cử người mà lại quyết định giao cho
một trong số những người thừa kế theo pháp
luật thì mâu thuẫn sẽ càng bị đẩy lên cao, pháp
luật không có tính thuyết phục. Còn trường hợp
những người thừa kế theo di chúc đều đã chết
thì đây là căn cứ để chia di sản theo pháp luật
theo Điều 650 BLDS năm 2015.
Kết luận
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu con người
cần dùng đến cơ quan tài phán để phân xử các
tranh chấp ngày càng nhiều. Mặt khác, trình độ
dân trí ngày càng cao và con người ngày càng ý
thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
mình khi tham gia các quan hệ pháp luật. Để nền
tư pháp ngày càng vững mạnh, tạo được niềm
tin tuyệt đối trong nhân dân thì trước hết người
cầm cân này mực phải làm đúng và thượng tôn
pháp luật. Muốn được như vậy không chỉ có sự
cố gắng của người áp dụng luật mà còn cần có
cả một hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng và
phân minh. Không có cách nào tốt hơn là soi
pháp luật vào thực tiễn để thấy được những bất
cập nhằm khắc phục kịp thời những bất cập ấy,
vấn đề áp dụng pháp luật trong giải quyết các
tranh chấp về thừa kế cũng không ngoại lệ./.
11 Tưởng Bằng Lượng, một số vấn đề trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân trong
thời gian vừa qua, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_phap_luat_trong_giai_quyet_tranh_chap_ve_thua_ke.pdf