Một là, nắm vững nội dung vụ án: Giảng viên
là người cần nắm vững vụ án của một buổi phiên
tòa giả định qua các yếu tố về nội dung vụ án qua
việc tự điều tra, tìm hiểu, gặp gỡ, quan sát. Có
thể tìm hiểu vụ án qua tài liệu, sách báo, báo cáo
tổng kết. Giảng viên phải nắm vững nội dung
vụ án, cụ thể là hiểu rõ bản chất pháp lý của vấn
đề được vụ án điều chỉnh, sự cần thiết phải ban
hành văn bản; hiểu rõ đối tượng, phạm vi của vụ
án; hiểu rõ nội dung vụ án; đặc biệt là nghiên cứu
các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệu hướng
dẫn và hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực đó.
Ngoài ra, giảng viên cũng cần sưu tầm tài liệu
dẫn chứng, chứng cứ minh họa. Đây là nội dung
rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng,
độ sâu và sức thuyết phục của một buổi phiên tòa
giả định. Tài liệu, chứng cứ minh họa cần được
lựa chọn phù hợp, tuyệt đối tránh tài liệu, dẫn
chứng minh họa thuộc diện mật của Đảng và Nhà
nước; số liệu, dẫn chứng đã cũ không còn phù
hợp với thực tế.
Hai là, chuẩn bị đề cương vụ án: Đề cương
của một buổi phiên tòa giả định cần đầy đủ về
nội dung, thích hợp với đối tượng, chặt chẽ về
bố cục, sắc sảo về lập luận. Giảng viên phải phân
tích cụ thể, cần lựa chọn vấn đề cốt lõi để thu hút
người nghe về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể ra sao; chế tài áp dụng đối với người vi phạm
thế nào. Trong nội dung của đề cương có thể sử
dụng phương pháp diễn giải, cần nêu bản chất, ý
nghĩa của vụ án. Giảng viên cần tập trung phân
tích quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan
hệ xã hội được vụ án điều chỉnh, cơ chế thực hiện
quyền khiếu nại, khởi kiện, thời hiệu khiếu nại,
khởi kiện.
Ba là, phân công diễn viên của vụ án: Giảng
viên thực hiện phiên tòa giả định, xét xử vụ
án được dàn dựng dựa trên tình huống có thật
trong tình tiết vụ án, nhằm đưa ra những đề tài
tranh luận trong việc chấp hành pháp luật. Trong
một phiên tòa giả định gồm có Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Viện kiểm sát, Thư ký, Công an,
Luật sư, người phạm tội và người có nghĩa vụ
liên quan Từ đó, giảng viên có thể phân công
diễn viên là các thành viên trong vai trò Thẩm
phán, Kiểm sát viên và Luật sư sẽ cùng nhau giải
quyết tình huống để giúp sinh viên hệ thống lại
nội dung đã học, đồng thời mang lại rất nhiều
thông tin bổ ích cho các thành viên tham dự. Để
khuyến khích tinh thần của sinh viên, giảng viên
có thể trao giải thưởng cho sinh viên giải quyết
tình huống tốt nhất.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Email: .........................
Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật
cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân
Applying hypothetical trials to improve knowledge of legal practice
for Law students at Duy Tan University
Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà*, Trần Võ Như Ý
Trung Tin Nguyen, Ngoc Ha Phan, Vo Nhu Y Trần
Khoa Luật, Trường Đại học Duy Tân, 03 Quang Trung, Đà Nẵng, Việt Nam
School of Law, Duy Tan University, 03 Quang Trung, Da Nang, Vietnam
(Ngày nhận bài: 03/01/2020, ngày phản biện xong: 07/02/2020, ngày chấp nhận đăng: 20/02/2020)
Tóm tắt
Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy thực hành, sử dụng phiên tòa giả định nhằm mang lại môi trường
học tập thực tế, hiệu quả cao cho sinh viên Luật. Việc sử dụng các vụ án điển hình có tính thời sự, thực tế tại địa phương,
trường học là cơ sở để sinh viên Luật có nhiều kiến thức chuyên môn phân tích vụ việc, kỹ năng thực hành hỏi - đáp
chứng cứ và trả lời các câu hỏi trước cơ quan xét xử. Các sinh viên Luật với vai trò là người học đóng các vai là thành
viên hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát, đại diện luật sư, nguyên đơn, bị đơn, người có nghĩa vụ và liên quan cần
phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, lắng nghe ý kiến của bên nguyên đơn và bên bị đơn để đưa ra phán quyết đúng pháp luật, hợp
tình, hợp lý và công tâm nhất.
Từ khóa: Vụ án; sinh viên; giảng viên; hình thức; các bước tiến hành; tòa án.
Abstract
The paper focuses on practical teaching methods, using judicial trials to provide a realistic, highly effective learning
environment for Law students. The use of case studies in local, schools is a basis for law students to have a lot of expertise
in case analysis, practical skills of question - answer, evidence and payment, and answering questions before judging.
Law students will act as members of the trial panel, representatives of the procuracy, representatives of lawyers, plaintiffs,
defendants, obligors and etc. It is necessary to carefully study the criminal records, listen to the opinions of the plaintiff
and the defendant to make the most reasonable and fair judgment.
Keywords: Case; students; lecturer; form; steps taken; court.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
DTU Journal of Science and Technology 07(38) (2020) .........
1. Tổng quan
Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 40 cơ sở đào
tạo cử nhân Luật, chủ yếu tập trung ở hai đầu đất
nước, còn lại là rải rác ở các tỉnh thành, trong
đó có Đại học Duy Tân (Đà Nẵng). Các cử nhân
Luật sau khi ra trường đều chọn các ngành nghề
liên quan đến hoạt động pháp luật như ngành Tòa
án, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Công chứng, Luật
sư trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.
Thực tế, sau khi ra trường các sinh viên Luật
thường có khả năng tư duy, lập luận, giải quyết
vấn đề hiệu quả và nhanh nhẹn, đây được xem là
101
lý do tại sao sinh viên Luật có xu hướng thành
lập và làm chủ các doanh nghiệp như các ngành
kinh tế hay quản trị kinh doanh [10].
Để có được điều đó, sinh viên Luật thường
được các giảng viên Luật áp dụng nhiều phương
pháp giảng dạy khác nhau như: Phương pháp
thuyết trình, phương pháp dạy học bằng tình
huống, phương pháp tư duy phản biện, phương
pháp theo mô hình tư vấn pháp luật cộng đồng.
Phương pháp thuyết trình (phương pháp giảng
dạy truyền thống) là mô hình dạy và học trong đó
giảng viên là trung tâm, giảng dạy cho sinh viên
qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, kiến thức
xã hội và thực tế, sinh viên học được kiến thức từ
các giảng viên. Phương pháp dạy học bằng tình
huống là phương pháp sử dụng nhiều ví dụ thực
tế, kỹ năng giải quyết tình huống, giúp sinh viên
có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề
lý thuyết đã được học; thông qua việc xử lý tình
huống, sinh viên sẽ có điều kiện để vận dụng linh
hoạt các kiến thức lý thuyết. Phương pháp tư duy
phản biện (tranh luận) là phương pháp giúp cho
sinh viên rèn tư duy logic, nhanh nhạy khi giải
quyết tình huống; đây là cơ sở để sinh viên Luật
dễ dàng tiếp cận và phát triển kỹ năng tranh tụng
tại các phiên tòa, đưa ra luận cứ chứng minh hoặc
bảo vệ cho các quan điểm của mình. Phương
pháp theo mô hình tư vấn pháp luật cộng đồng
là phương pháp giúp cho sinh viên phát triển kỹ
năng tư vấn pháp luật Mỗi phương pháp đều
thể hiện những ưu điểm và nhược điểm riêng của
mình. Để tiếp cận việc dạy và học trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chúng tôi
nhận thấy cần kết hợp các phương pháp nêu trên
với các hoạt động thực tiễn tại các mô hình phiên
tòa giả định. Hiện nay, chưa có một khái niệm
quy định cụ thể về phiên tòa giả định.
Theo ý kiến cá nhân nhóm tác giả, có thể hiểu
phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp
luật có tính thực tế cao, có sự phối hợp, liên kết
giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Phiên tòa giả
định là sự thể hiện rõ nét đặc trưng, truyền thống
gắn lý thuyết với thực tiễn. Phiên tòa giả định
diễn ra với nhiều yếu tố bất ngờ và thú vị; sinh
viên với vai trò là người học và thể hiện “tròn
vai” là những thành viên Hội đồng xét xử, đại
diện Viện kiểm sát, đại diện Luật sư, cần phải
nghiên cứu kỹ hồ sơ, lắng nghe ý kiến của bên
nguyên đơn và bên bị đơn để đưa ra phán quyết
chính xác và công tâm nhất.
Phiên tòa giả định bao gồm các bài tập tình
huống, các bản án đã được các tòa án xét xử được
giảng viên Luật tập hợp và biên soạn lại làm tư
liệu học cho sinh viên Luật. Trên cơ sở nội dung
vụ án, sinh viên Luật đảm nhận các vai trò trong
phiên tòa phải tự thực hiện các nhiệm vụ của
mình như: Kiểm sát viên phải viết cáo trạng hoặc
bản luận tội, Luật sư viết bài bào chữa, Thẩm
phán hay Chủ tọa phiên tòa viết bản án dưới
sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên Luật.
Ngoài ra, các thủ tục khác như thủ tục bắt đầu
phiên tòa, thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận cũng
đều được sinh viên Luật thực hiện thuần thục
như một phiên tòa thật sự, từ trang phục, mô hình
phòng xử án và các bước, các thủ tục tiến hành tố
tụng tại phiên tòa được tái hiện đầy đủ.
Nội dung của phiên tòa giả định thường đề cập
đến một số vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay,
như trộm cắp, giết người, tàng trữ trái phép chất
ma túy... Với tình huống giả định sát với thực tế,
nội dung thể hiện sinh động phù hợp với giới trẻ,
giúp sinh viên Luật hiểu biết hơn về luật pháp,
ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức được
những hành động của mình để tránh những điều
đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt, việc áp dụng
phương pháp dạy học phiên tòa giả định sẽ nâng
cao kiến thức pháp luật cho sinh viên Luật, cung
cấp cho sinh viên Luật những kiến thức giữa lý
thuyết và thực tế, góp phần thúc đẩy chất lượng
dạy Luật ở Trường Đại học Duy Tân.
2. Lựa chọn vụ án có tính thời sự, thực tế tại
địa phương, trường học
Các vụ án tại phiên tòa giả định dễ dàng được
xây dựng dựa theo tư liệu thực tiễn xét xử, chủ
102
yếu như hành vi cố ý gây thương tích, vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma
túy, giết người... Ở đây, nhóm tác giả có thể dẫn
chiếu về một vụ án có tính thời sự, thực tế tại địa
phương, trường học đối với tội phạm về tàng trữ
trái phép chất ma túy.
Việc tàng trữ trái phép chất ma túy đem lại
cho người phạm tội rất nhiều lợi nhuận nên nhiều
người đã bất chấp tất cả để lao vào con đường
phạm pháp. Họ biết có tội nhưng vẫn làm, họ
nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm,
thấy trước tác hại của việc tàng trữ ma túy nhưng
vẫn thực hiện. Đặc biệt, trong số người phạm tội
có cả đối tượng phạm tội là sinh viên đang ngồi
trên ghế nhà trường.
Đa số sinh viên đều biết được tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm
phạm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, danh dự,
sức khỏe, nhân phẩm, tự do, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật. Hiện nay,
cả nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết số
09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ
[8]; vì vậy, việc lựa chọn vụ án giả định có tính
thời sự, thực tế tại địa phương, trường học để xét
xử giả định đối với một số dạng tội phạm đang
gây bức xúc trong tình hình hiện nay là nhu cầu
khách quan và cần thiết.
Ma túy được chia làm 3 nhóm: Ma túy tự
nhiên, ma túy tổng hợp và ma túy bán tổng hợp.
Vật phẩm gồm các chất gây êm dịu, đê mê như
thuốc phiện và các chế phẩm của nó; cần sa và
các sản phẩm của cần sa; cô ca và các sản phẩm
của cô ca; thuốc ngủ; các chất an thần; các chất
kích thích; các chất gây ảo giác điển hình; dung
môi hữu cơ và các thuốc xông Theo quy định
tại Bộ luật Hình sự năm 2015, các tội phạm ma
túy đã gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã
hộị, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế
độ độc quyền quản lý của nhà nước về các chất
ma túy, các tiền chất để sản xuất ma túy và những
hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình quản
lý, sử dụng các chất ma túy và các tiền chất đó.
Tội phạm về ma túy có những đặc tính riêng biệt
khác với những tội khác như tội lừa đảo hay giết
người. Những đặc điểm hình sự nổi bật của tội
phạm ma túy là phương thức thủ đoạn phạm tội;
thời gian và địa điểm diễn ra hành vi phạm tội;
tuyến và địa bàn trọng điểm; thông tin, dấu vết
phổ biến và nơi phát hiện thông tin dấu vết đó;
đặc điểm nhân thân người phạm tội. Nhà nước
ngay sau khi mới thành lập đã xác định được tác
hại của ma túy đối với cộng đồng, nền kinh tế và
sự phát triển của một nước, do đó pháp luật Việt
Nam luôn tỏ thái độ kiên quyết và nghiêm khắc
đối với hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển
trái phép các chất ma túy. Tội tàng trữ trái phép
chất ma túy được xử phạt theo tính tăng dần về
hành vi như “Tàng trữ trái phép chất ma túy mà
không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản
xuất trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm; phạm tội thuộc một trong các
trường hợp theo luật định thì bị phạt tù từ 15 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân; người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản”.
Trong quá trình điều tra vụ án, về các dấu hiệu
cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì cơ
quan điều tra cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp
lý đặc trưng của tội phạm này. Đó là có hành
vi phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý; ai là
người thực hiện hành vi phạm tội; những người
tham gia tàng trữ, vai trò, vị trí của họ; phương
thức thủ đoạn cất giấu; mục đích tàng trữ; thời
gian tàng trữ; loại ma túy và nguồn gốc của nó;
những tài sản, tiền và những giá trị vật chất khác
103
do phạm tội mà có; những tình tiết tăng nặng
và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Chủ thể của
tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội
phạm. Đặc điểm nhân thân người phạm tội bao
gồm những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, về bản
chất xã hội, điều kiện sống cũng như những hành
vi lối sống riêng của người phạm tội. Khách thể
của tội phạm là chính sách độc quyền quản lý của
nhà nước về chất ma túy, trực tiếp là hoạt động
tàng trữ các chất ma túy, xâm phạm trật tự an
toàn xã hội
Ngoài vụ án hình sự về tội tàng trữ trái phép
chất ma túy nêu trên, cũng có thể lựa chọn các
vụ án kinh tế, dân sự có tính thời sự, thực tế tại
địa phương, trường học bằng cách cho sinh viên
xem video clip tóm tắt nội dung sự việc từ việc đàm
phán, ký kết, thực hiện hợp đồng cho đến việc dẫn
tới tranh chấp giữa hai bên, bên mua hàng và bên
bán hàng. Do bên bán hàng thực hiện không đúng
các nghĩa vụ giao kết trong hợp đồng về nghĩa vụ
giao hàng và nghĩa vụ thanh toán tiền nên sự việc
dẫn tới tranh chấp không thể thương lượng được.
Vì vậy, bên mua hàng quyết định khởi kiện bên bán
hàng ra tòa án Có thể tại phiên tòa giả định, chủ
tọa tuyên án “Bên bán hàng phải trả cho bên mua
hàng số tiền đã nhận nhưng chưa giao hàng, cả
số tiền lãi chậm trả và số tiền vi phạm hợp đồng;
đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của
bên bán hàng phải trả tiền bồi thường khi cho
rằng bên mua hàng không chịu chuyển tiền và
không nhận hàng”. Trung bình mỗi phiên tòa
giả định thường kéo dài từ 45 - 60 phút, tùy thuộc
vào từng vụ án cụ thể. Một phiên tòa giả định
sẽ tái hiện quá trình xét xử vụ án, trình tự diễn
ra như một phiên toà thật sự, cung cấp thông tin
cho người học về hành vi vi phạm pháp Luật, vi
phạm cam kết, đặc biệt giúp cho sinh viên nhiều
kỹ năng về tranh tụng tại phiên tòa.
Phiên tòa giả định cũng giống như một vở
diễn sân khấu. Do đó, kịch bản, tình huống phải
phản ánh tương đối đầy đủ các tình tiết của vụ án
đã diễn ra. Nội dung phần đối đáp giữa các nhân
vật trong các vai Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan... do
người học thể hiện phải rõ ràng; phần phát biểu
quan
điểm của vị đại diện Viện Kiểm sát, phần tuyên
án của Hội đồng xét xử tại phiên tòa giả định
phải được các giảng viên - người dạy là cố vấn
chuyên môn tham khảo trước. Có thể lồng ghép
đưa thêm một số quy định pháp luật liên quan
vào phiên tòa giả định như vấn đề trách nhiệm
liên đới giữa các bị cáo về bồi thường thiệt hại;
trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ đối với
người chưa thành niên trong một số trường hợp
được pháp luật quy định hay trách nhiệm của nhà
trường, gia đình và xã hội. Sau khi lựa chọn vụ
án có tính thời sự, thực tế tại địa phương, trường
học thì sinh viên được nhập vai vào các nhân vật
tại phiên tòa. Các giảng viên sẽ cung cấp tài liệu
về tình huống có thật trong tình tiết vụ án để sinh
viên tìm hiểu. Sau đó sẽ tiến hành thử để giúp các
sinh viên rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp,
làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức công
việc, giải quyết mâu thuẫn...
3. Hình thức và đối tượng tham dự phiên tòa
giả định
Mặc dù là phiên tòa giả định nhưng để đảm
bảo đúng theo quy định của pháp luật, người dạy
và người học cần thực hiện quy định về hình thức
bố trí không gian phiên tòa theo Thông tư 01/
TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân
dân tối cao. Phòng xử án phải được bố trí trang
nghiêm, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa; việc
bố trí phòng xử án phải thể hiện vị trí, vai trò
trung tâm của Hội đồng xét xử; bảo đảm quyền
bình đẳng trước tòa án; bảo đảm nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử; bảo đảm quyền bào chữa của
bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự; việc bố trí phòng xử án phải phù
hợp với yêu cầu xét xử từng loại vụ án, vụ việc
nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xét xử của
tòa án. Cụ thể, phòng xử án phải được bố trí quốc
104
huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên
vị trí của hội đồng xét xử, hội đồng giải quyết
việc dân sự, phá sản, thẩm phán chủ tọa phiên
tòa, chủ trì phiên họp; phòng xử án được bố trí
hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ
việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người
chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, hội
đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục
cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người
tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và
người tham dự phiên tòa, phiên họp. Phòng xử
án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên
tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu
vực của những người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng với khu vực của người tham
dự phiên tòa, phiên họp; phải bố trí lối đi riêng
của hội đồng xét xử, hội đồng giải quyết việc dân
sự, phá sản, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì
phiên họp; lối đi của những người tiến hành tố
tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham
dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử
án có nền màu vàng. Trường hợp xét xử lưu động
thì phòng xử án phải bố trí quốc huy nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền
màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí
của hội đồng xét xử. Bàn của những người tiến
hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với
màu phông nền.
Về trang thiết bị trong phòng xử án, phòng xử
án phải có quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bục vị trí của hội đồng xét xử,
hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, thẩm
phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; bàn,
ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, bảng nội
quy phòng xử án, biển ghi chức danh của những
người tiến hành tố tụng, biển ghi tư cách của
người tham gia tố tụng, hệ thống chiếu sáng, quạt
điện và hệ thống âm thanh. Căn cứ vào điều kiện
cụ thể của mỗi tòa án mà phòng xử án có thể
được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, màn
hình ti vi, máy tính, mạng internet, mạng truyền
hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục
vụ cho công tác xét xử. Bàn, ghế, nền ốp gỗ để
bố trí quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bục khai báo, hàng rào ngăn cách
trong phòng xử án bảo đảm các tiêu chuẩn như
màu sắc là màu nâu; chất liệu bằng gỗ tự nhiên
hoặc gỗ công nghiệp; bảng nội quy phòng xử án
có nền màu xanh, chữ màu trắng được treo bên
ngoài cửa chính của phòng xử án; biển ghi chức
danh những người tiến hành tố tụng có nền màu
đỏ, chữ màu vàng; biển ghi tư cách tham gia tố
tụng của những người khác có nền màu xanh,
chữ màu trắng; kích thước của quốc huy nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nền ốp gỗ
để bố trí quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bục vị trí của hội đồng xét xử,
hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, thẩm
phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp; bàn,
ghế, bục khai báo, hàng rào ngăn cách, bảng nội
quy phòng xử án, biển ghi chức danh của những
người tiến hành tố tụng
Có thể nói, đối tượng cần được tham dự phiên
tòa giả định ở cấp xã, phường, trường học rất đa
dạng; bao gồm cán bộ, người dân và đặc biệt là
các sinh viên đại học. Việc kể lại các vụ án thông
qua phiên tòa giả định để chuyển tải nhiều thông
điệp có ý nghĩa mang tính giáo dục cho người
dân, trong đó có giới sinh viên - đây là đối tượng
tiếp cận các vụ án dễ hiểu và nhanh nhất. Nếu có
sự khác nhau về trình độ văn hoá, trình độ nhận
thức, nghề nghiệp, lứa tuổi, tín ngưỡng, tôn giáo
của các đối tượng thì cũng đều được tham dự
phiên tòa giả định ở cấp xã, phường, trường học.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phiên tòa giả định trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất: Kế hoạch phiên tòa giả định
Bất cứ làm một công việc gì thì cũng cần có
kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Đối với phiên tòa giả
định cũng không ngoại lệ. Kế hoạch phiên tòa
giả định ở cấp xã, phường, trường học cần phải
có mục tiêu, tiến độ cụ thể bởi nơi đây sẽ là nơi
trực tiếp triển khai các phiên tòa giả định. Vì vậy,
105
kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng tạo điều kiện
thuận lợi khi triển khai thực hiện. Trong từng
giai đoạn kế hoạch phiên tòa giả định phải bám
sát tình hình của địa phương, các điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phải phù hợp
với nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác này.
Có như vậy thì phiên tòa giả định mới thực sự có
hiệu quả.
Thứ hai: Các bước tiến hành một buổi
phiên tòa giả định
Một là, nắm vững nội dung vụ án: Giảng viên
là người cần nắm vững vụ án của một buổi phiên
tòa giả định qua các yếu tố về nội dung vụ án qua
việc tự điều tra, tìm hiểu, gặp gỡ, quan sát... Có
thể tìm hiểu vụ án qua tài liệu, sách báo, báo cáo
tổng kết... Giảng viên phải nắm vững nội dung
vụ án, cụ thể là hiểu rõ bản chất pháp lý của vấn
đề được vụ án điều chỉnh, sự cần thiết phải ban
hành văn bản; hiểu rõ đối tượng, phạm vi của vụ
án; hiểu rõ nội dung vụ án; đặc biệt là nghiên cứu
các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệu hướng
dẫn và hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực đó.
Ngoài ra, giảng viên cũng cần sưu tầm tài liệu
dẫn chứng, chứng cứ minh họa. Đây là nội dung
rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng,
độ sâu và sức thuyết phục của một buổi phiên tòa
giả định. Tài liệu, chứng cứ minh họa cần được
lựa chọn phù hợp, tuyệt đối tránh tài liệu, dẫn
chứng minh họa thuộc diện mật của Đảng và Nhà
nước; số liệu, dẫn chứng đã cũ không còn phù
hợp với thực tế.
Hai là, chuẩn bị đề cương vụ án: Đề cương
của một buổi phiên tòa giả định cần đầy đủ về
nội dung, thích hợp với đối tượng, chặt chẽ về
bố cục, sắc sảo về lập luận. Giảng viên phải phân
tích cụ thể, cần lựa chọn vấn đề cốt lõi để thu hút
người nghe về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể ra sao; chế tài áp dụng đối với người vi phạm
thế nào... Trong nội dung của đề cương có thể sử
dụng phương pháp diễn giải, cần nêu bản chất, ý
nghĩa của vụ án. Giảng viên cần tập trung phân
tích quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan
hệ xã hội được vụ án điều chỉnh, cơ chế thực hiện
quyền khiếu nại, khởi kiện, thời hiệu khiếu nại,
khởi kiện...
Ba là, phân công diễn viên của vụ án: Giảng
viên thực hiện phiên tòa giả định, xét xử vụ
án được dàn dựng dựa trên tình huống có thật
trong tình tiết vụ án, nhằm đưa ra những đề tài
tranh luận trong việc chấp hành pháp luật. Trong
một phiên tòa giả định gồm có Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Viện kiểm sát, Thư ký, Công an,
Luật sư, người phạm tội và người có nghĩa vụ
liên quan Từ đó, giảng viên có thể phân công
diễn viên là các thành viên trong vai trò Thẩm
phán, Kiểm sát viên và Luật sư sẽ cùng nhau giải
quyết tình huống để giúp sinh viên hệ thống lại
nội dung đã học, đồng thời mang lại rất nhiều
thông tin bổ ích cho các thành viên tham dự. Để
khuyến khích tinh thần của sinh viên, giảng viên
có thể trao giải thưởng cho sinh viên giải quyết
tình huống tốt nhất.
5. Kết luận
Với những nội dung như đã trình bày ở trên,
nếu việc chuẩn bị cho buổi học bằng phiên tòa
giả định được chuẩn bị chu đáo như lựa chọn nội
dung sát với bài học; xây dựng các tình huống,
kịch bản; phân công sinh viên tham gia các vai,
hình thức và trang bị tại phiên tòa giả định; cách
thức tổ chức, điều hành phiên tòa giả định, tổng
kết, rút kinh nghiệm và những vấn đề rút ra sau
phiên tòa giả định... được làm tốt thì đây được
xem là một phương pháp dạy và học rất hiệu
quả cho sinh viên ngành Luật tại Trường Đại
học Duy Tân. Đây là cơ sở để sinh viên hướng
tới hoàn thiện về kỹ năng pháp luật như kỹ năng
đọc, nghiên cứu, phân tích hồ sơ, tài liệu, thủ tục,
trình tự tố tụng, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng điều
khiển phiên tòa giúp sinh viên có điều kiện
làm quen với môi trường pháp lý để rèn luyện kỹ
năng thực hành đối với môn học. Với việc tham
gia các phiên tòa giả định, sinh viên sẽ dễ dàng
tiếp thu kiến thức pháp luật hơn là chỉ nghe giảng
lý thuyết tại lớp học.
106
Tài liệu tham khảo
[1] Báo pháp luật của Bộ Tư pháp, số từ tháng 1/2018
đến tháng 8/2019.
[2] Chuyên mục “Phổ biến Pháp luật”, Cổng Thông tin
điện tử, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị.
[3] Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực
tiếp cận Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
[4] Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao,
Nghiên cứu về các vụ việc xét xử lưu động, phiên tòa
giả định.
[5] Cổng thông tin điện tử của Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao nghiên cứu về các vụ việc thời sự, dư luận
quan tâm.
[6] Đoàn Đức Lương (2015) “Giáo trình thực hành nghề
nghiệp”, Đại học Huế - Trường Đại học Luật, Nxb
Đại học Huế.
[7] Đỗ Trung Kiên, Đổi mới phương pháp dạy và học
bằng việc sử dụng phương pháp tình huống (Using
case study).
[8] Nghị quyết số 09/1998//NQ-CP ngày 31/7/1998 của
Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội
phạm trong tình hình mới.
[9] Nguyễn Thu Hương, Vận dụng phương pháp thuyết
trình mang tính giai đoạn (Gapped lecture) trong môi
trường giảng dạy ở bậc đại học.
[10] Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu
luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[11] Sức nước ngàn năm - Cẩm nang Pháp luật trong đời
sống hàng ngày, Sách do Ban Tuyên giáo Trung ương
và Bộ Tư pháp phát hành năm 2009, Nxb Chính trị
Quốc gia.
[12] Tạp chí Viện Kiểm sát nhân dân, số từ tháng 1/2019
đến tháng 9/2019.
[13] Bộ luật Hình sự năm 2015.
[14] Toàn văn Nghị quyết 52-NQ/TW về Cách mạng công
nghiệp 4.0.
[15] Thông tư 01/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa
án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_phien_toa_gia_dinh_de_nang_cao_ky_nang_thuc_hanh_pha.pdf