MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CBA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 5
1.1 Một số vấn đề về hiệu quả 5
1.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả 5
1.1.2 Phân loại hiệu quả 5
1.1.3 Đánh giá hiệu quả đối với một dự án 6
1.2 Phương pháp phân tích CBA 7
1.2.1 Lịch sử phương pháp phân tích chi phí lợi ích 7
1.2.2 Khái niệm và mục đích thực hiện CBA 8
1.2.2.1 Khái niệm 8
1.2.2.2 Mục đích CBA 9
1.2.3 Các cấp độ tiến hành CBA 9
1.2.4 Các chỉ số thường gặp trong CBA 10
1.2.4.1 Giá trị PV, FV, NPV 10
1.2.4.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (internal rate of return) 11
1.2.5 Các bước tiến hành CBA 12
1.2.6 Các hạn chế của phương pháp CBA 15
1.2.6.1 Hạn chế về kỹ thuật 15
1.2.6.2 Tính phù hợp của CBA khi đề cập đến các mục đích ngoài tính hiệu quả 16
1.2.7 Tiểu kết 16
CHƯƠNGII: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN KHU VỰC GIAO THỦY– NAM ĐỊNH 17
2.1 Sơ lược về rừng ngập mặn và hệ thống đê biển của khu vực Giao Thủy – Nam Định 17
2.1.1. Hệ thống rừng ngập mặn 17
2.1.1.1 Khái niệm 17
2.1.1.2. Phân bố rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam 17
2.1.1.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển 20
2.1.1.4 Hiện trạng và quản lý rừng ngập mặn 23
2.1.1.5 Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn Việt Nam 25
2.1.2 Hệ thống đê biển 26
2.1.2.1 Sự cần thiết phải có hệ thống đê biển 26
2.1.2.2 Hệ thống đê biển khu vực GiaoThủy - Nam Định 27
2.2 Giới thiệu về dự án 28
2.3 Hiện trạng triển khai dự án 29
2.4 Tiểu kết 31
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN KHU VỰC 32
GIAO THỦY-NAM ĐỊNH 32
3.1 Đặc điểm khu vực liên quan đến dự án (huyện Giao Thủy–Nam Định) 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 32
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.1.2. Các tài nguyên 34
3.1.2 Dân số 36
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 37
3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế 37
3.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
3.1.4 Lĩnh vực văn hóa – xã hội 39
3.1.5 Lĩnh vực giáo dục 40
3.2 Đánh giá hiệu quả dự án 40
3.2.1 Xác định và đánh giá các chi phí 40
3.2.2. Xác định và đánh giá các lợi ích 42
3.2.3 Tính toán các chỉ tiêu và giải thích kết quả 44
3.2.4 Hạn chế nghiên cứu và phân tích độ nhạy 46
3.2.5 Tiểu kết 46
3.3 Một số giải pháp kiến nghị 47
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
62 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng phương pháp cba đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển khu vực giao thủy - Nam định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hình, trừ các bãi lầy nằm sâu trong nội địa như Yên Lập và một phần phía nam sông Bạch đằng do chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy. Đáng chú ý là, một số loài chỉ phân bố ở khu vực này và rất ít gặp ở rừng ngập mặn Nam bộ như: vẹt dù, trang, chọ, hếp Hải Nam...
Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc bộ
Khu vực này nằm trong phạm vi bồi tụ chính của sụng Hụ̀ng, sụng Thái Bình và các phụ lưu. Hình dạng và xu thế phát triển không đồng nhất do xuất hiện cả quá trình bồi tụ và xói lở. Thời gian có nước lợ ở cửa sông kéo dài, độ mặn thấp. Mặt khác do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, không có các đảo che chắn ngoài, cho nên bão và gió mùa đông bắc đã gây ra sóng lớn, làm cho nước biển dâng. Do đó phía Nam không có rừng ngập mặn. Còn phía Bắc được mũi Đồ Sơn che chắn một phần nờn cõy ngập mặn có thể tái sinh.
Với đặc điểm như vậy nên quõ̀n xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ, trong đó loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên Lãng). Dưới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi; ở một số nơi sú và ô rô phát triển thành từng đám.
Khu vực 3: Ven biển Trung bộ
Nhìn chung bờ biển khu vực này là một dải đất hẹp chạy song song với dãy Trường Sơn. Địa hình phức tạp, có chỗ núi ăn ra sát biển (Quảng Bình, Quảng Trị), có chỗ tác động của biển khá nổi bật, tạo nên các cồn cát di động cao to hoặc các vụng, phá. Do đó khu vực này sóng lớn, bờ dốc, nói chung không có rừng ngập mặn dọc bờ biển...Chỉ ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên, thường phân bố không đều. Thảm thực vật nước lợ cách cửa sông 100 ữ 300m. Ví dụ như rừng bần chua phân bố dọc theo sông ở xã Hưng Hòa (thành phố Vinh), nhiều cây có đường kính 1 ữ 1,3m. Từ Xuõn Hụ̣i đờ́n Xuõn Tiờ́n (Hà Tĩnh), rừng bần chua có kích thước cây khá lớn: cao trung bình 6 ữ 8m, đường kính 20 ữ 30cm.
Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ
Vùng ven biển Nam Bộ có địa hình thấp và bằng phẳng. Hai hệ thống sông lớn là Đồng Nai và Cửu Long có nhiều phụ lưu và kênh rạch chằng chịt, hàng năm đã chuyển ra biển hàng triệu tấn phù sa cùng với lượng nước ngọt rất lớn. Nhìn chung, các điều kiện sinh thái ở đây thuận lợi cho các thảm thực vật ngập mặn sinh trưởng và phân bố rộng. Hơn nữa khu vực này gần các quần đảo Malaysia và Indụnờsia là nơi xuất phát của cây ngập mặn. Do đó thành phần của chúng phong phú nhất và kích thước cây lớn hơn các khu vực khác ở nước ta. Trong cỏc kờnh rạch của khu vực này, nồng độ muối vào mùa khô cao hơn ở cửa sông chớnh nờn thành phần cây ưa mặn chiếm ưu thế, chủ yếu là đước, vẹt, su, dà. Dọc các triền sông phía trong là quần thể mấm lưỡi đòng và các loài dây leo, cốc kèn. Đi sâu vào nội địa thì bần chua thay thế dần, có chỗ dừa nước mọc tự nhiên hoặc được trồng thành bãi lẫn với mái dầm, một loài cây chỉ thị cho nước lợ. (Nguồn:Vừ Quý,1984)
Qua phân tích trên có thể thấy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố rừng ngập mặn ven biển Việt Nam.
2.1.1.3 Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển
RNM được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người.
Bản đồ 2.2: rừng ngập mặn
RNM cung cấp nguồn thức ăn cho cá, vi trùng và các sinh vật phù du. Bên cạnh đó còn cung cấp cho con người nguồn thực phẩm thường xuyên như: cua, trai, hàu, cá, rau, quả... Ngoài ra, gỗ các loại cây trong rừng được sử dụng làm củi đun, sản xuất năng lượng, sử dụng trong các hoạt động xây dựng. Vỏ cây được sử dụng trong thủ công và trong dược phẩm.
Đối với môi trường sinh thái RNM là lá phổi xanh đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, làm cho khí hậu dịu mát hơn. Bên cạnh đó RNM làm giảm tính độc hại của các chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chất độc này phát sinh từ các khu công nghiệp, đô thị...thải vào sông suối. Sau đó được nước sông đưa ra cỏc vựng cửa sông ven biển. RNM hấp thụ các chất đó và tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. Ngoài ra, RNM là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư, tạo thành cỏc sõn chim lớn với hàng vạn con. RNM nước ta có nhiều loài chim quớ hiếm của thế giới như các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng...(Vừ Quý, 1984).
Trong hoạt động du lịch, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành Du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. RNM thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch.
Một vai trò hết sức quan trọng nữa của RNM là đóng vai trò những vành đai xanh bảo vệ. Thực tiễn cho thấy những vùng ven biển có rừng ngập mặn rậm thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm, du lịch... (nguồn:"Rừng ngập mặn - Lá chắn chống thiên tai và sóng thần" - Tạp chí BVMT số 7/2005). Sau đây chúng ta đi sâu nghiên cứu vai trò RNM trong bảo vệ các vùng ven biển.
Thứ nhất tác dụng của RNM trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần. Khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng. Rễ của các cây ngập mặn phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây dày đặc có thể phân tán sức mạnh của sóng thần. Khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh RNM thỡ chỳng vẫn có tác dụng hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần. Bởi vì rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải. Khi cây bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước. Chớnh vỡ lớ do đó mà tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng, bảo vệ những cánh RNM là cách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe doạ khác trong tương lai (Scheer 2005).
Thứ hai là tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đê biển. Như chúng ta biết từ đầu thế kỷ XX, dân cư ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng một số loài cây ngập mặn như trang và bần chua để chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dù thời kỳ đú đờ chưa được bê tông hoá và kè đá như bây giờ nhưng nhờ có RNM mà nhiều đoạn đê không bị vỡ khi cú bóo vừa (cấp 6 ữ 8). Ở một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình trồng rừng 327 của chính phủ thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt. Ví dụ thực tiễn năm 2000, cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió cấp 10 đổ bộ vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đờ sụng Nghốn không bị hư hỏng. Nhờ đó thị xã Hà Tĩnh thoát khỏi cảnh bị ngập sâu trong nước. Tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 ữ 117km/s đổ bộ vào huyện Thái Thuỵ (Thái Bình) nhờ có dải RNM bảo vệ nên đê biển và nhiều bờ đầm không bị hư hỏng. Trong lúc đó huyện Tiền Hải do phá phần lớn RNM nờn cỏc bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thuỵ tuy không nằm trong tõm bóo số 7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có RNM. Còn phần lớn tuyến đờ cú RNM ở xã này không bị sạt lở vì thảm cây dày đặc đã làm giảm đáng kể cường độ sóng. Ở Thái Thuỵ, có 10,5km đê biển được bảo vệ bởi RNM hầu như không phải sửa chữa, tu bổ hàng năm kể từ khi RNM trưởng thành, khộp tỏn. Một số địa phương khác có RNM phòng hộ như cỏc xó ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Giao Thuỷ - Nam Định, Hậu Lộc – Thanh Hoá đê biển hầu như không bị sạt lở trong các cơn bão số 2, 6, 7 năm 2005. (nguồn: ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương)
Thứ ba là tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn
Rễ cây ngập mặn vừa ngăn chặn hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển 60ữ70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25ữ30m, Trà vinh, Sóc trăng 15ữ30m, Bạc liêu, Cà mau 30ữ40m (Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006). Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho những loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lên, như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, Nam Định, Cồn Vành ở Thái Bình, Cồn Ngoài và Cồn Trong ở Tây Nam mũi Cà Mau. Những nơi trồng và bảo vệ tốt RNM thì bờ biển và đê không bị xói lở, thiệt hai do thiên tai ở mức rất thấp. Ví dụ: đoạn bờ Bằng La, Đại Hợp (Hải Phòng) trước đây không có RNM thì bị xói lở rất mạnh. Từ khi cú cỏc dải RNM phòng hộ do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ (1997 – 2005) thì không những không bị xói lở mà trong các cơn bão lớn năm 2005 đã bảo vệ toàn vẹn đê quốc gia. (Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006)
Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ nó mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc đã làm giảm tốc độ dòng triều, tỏn cõy hạn chế tốc độ gió.
Như vậy rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ các vùng ven biển. Một câu hỏi đặt ra là với những vai trò như vậy liệu chúng ta đã khai thác và quản lý rừng ngập mặn hiệu quả chưa? Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này
2.1.1.4 Hiện trạng và quản lý rừng ngập mặn
Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.200 km nhưng tỉ lệ rừng ngập mặn lại không tương xứng, có xu hướng giảm dần về diện tích lẫn chất lượng, thể hiện ở biều đồ sau:
Biểu đồ 2.3: thể hiện diện tích rừng ngập mặn qua các năm
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 1943, nước ta có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, nhưng hết tháng 12-2006 chỉ còn 209.740 ha. Như vậy sau 63 năm (từ năm 1943 đến năm 2006) diện tích RNM đã giảm một nửa. Trong số 209.740 ha đất có rừng, diện tích rừng trồng chỉ khoảng 152.000 ha, chiếm 72,5% tổng diện tích đất có rừng ngập mặn của cả nước (nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) Chất lượng rừng kém cả về mật độ, chiều cao, đường kính, thành phần loài và trữ lượng rừng. Do đó, giá trị phòng hộ và kinh tế rất thấp. Trước tình hình đấy nhà nước ta đó cú những chương trình, chính sách liên quan đến việc trồng RNM ven biển (chương trình 327 và 661), đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nên diện tích rừng đã tăng đáng kể. Hơn 100.100 ha rừng trồng đã phát triển tốt ở 16 tỉnh ven biển, làm giảm đáng kể những thiệt hại do thiên tai. Đó là những dấu hiệu đáng mừng.
Tuy rừng ngập mặn đang dần dần được phục hồi nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét những nguyên nhân nào dẫn đến việc suy giảm RNM để từ đó cú cỏc giải pháp phù hợp.
2.1.1.5 Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ngập mặn Việt Nam
Thứ nhất phải kể đến là chiến tranh hóa học. Quân đội Mỹ đó dựng bom đạn, chất diệt cỏ và chất làm rụng lá cây với liều lượng cao để hủy diệt rừng, hòng phá vỡ các căn cứ kháng chiến của ta ở Nam Bộ. Vì vậy, một diện tích lớn RNM Nam Bộ đã bị huỷ diệt, kèm theo đó là tổn thất về sự tăng trưởng của cây.
Thứ hai là do khai thác quá mức. Ở miền Nam sau chiến tranh, nhân dân ven biển trở về quê cũ cùng với sự di cư ồ ạt từ nhiều nơi khác đến vùng RNM. Cho nên nhu cầu về xây dựng, củi, than đun nấu tăng gấp bội, dẫn đến việc phá hủy các khu rừng (kể cả rừng mới trồng sau chiến tranh). Ở một số vựng khỏc do quản lý kém nên rừng bị chặt phá, nhiều chỗ không còn vết tích hoặc chỉ còn những cây nhỏ. Bên cạnh đó việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng năm trong lúc tài nguyên giảm sút cũng khiến cho rừng ngày càng kiệt quệ.
Nguyên nhân thứ 3 là phá RNM làm đầm nuôi tôm quảng canh. Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX do nhu cầu về tôm xuất khẩu rất lớn trong lúc sản lượng đánh bắt giảm sút nên hầu hết các vùng ven biển nước ta, nhân dân đó phỏ cỏc khu RNM xanh tốt như Cà Mau, Sóc Trăng, Thái Bình, Nam Định...để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Dẫn đến ở nhiều địa phương RNM đã biến mất, thay vào đó là các đầm tôm và đất hoang hóa.
Ba lí do trên lả nguyên nhân chính làm cho hệ thống RNM bị suy giảm.
2.1.2 Hệ thống đê biển
2.1.2.1 Sự cần thiết phải có hệ thống đê biển
Xây dựng hệ thống đê biển luôn được các quốc gia có biển trên thế giới coi là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích nghi với bão lụt. Đê biển có thể vừa ngăn chặn nước biển dâng vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Điển hình như Hà Lan là quốc gia có địa hình thấp hơn mực nước biển, song nhờ tạo lập được hệ thống đê biển bao quanh nờn đó đối phó rất hiệu quả với mọi tác động của đại dương. Hay như ở Anh, ngoài việc chuẩn bị xây dựng 9 đê bao bảo vệ 337km đường ven biển, họ còn lên kế hoạch cụ thể quản lý lũ bảo vệ thủ đô London và cửa sông Thames trong 100 năm tới. Còn ở Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 15, ông cha ta đã biết xây dựng hệ thống đê biển. Qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước hệ thống này không ngừng được bổ sung và nâng cấp. Nhờ đó, đến nay cả nước đó cú 2.800km đê biển thuộc 28 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên hệ thống đê biển của chúng ta hầu hết đắp bằng đất lại thiếu hẳn sự quy hoạch thống nhất và khoa học, nên nhiều tuyến đê phải đập đi để đắp lại. Do đó hệ thống đê biển mới chỉ chiếm 42,3% tổng chiều dài bờ biển nước ta và mới chỉ có khả năng chống đỡ được những cơn bão từ cấp 9 trở xuống. Ví dụ thực tế , cơn bão số 2 đổ bộ vào các tỉnh ở ven biển Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ ngày 1/8/2005 với sức gió cấp 8, 9, 10, giật cấp 12 kèm theo mưa lớn làm cho nhiều tuyến đê hư hỏng nặng ở các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh... Ở đảo Cát Hải, bão kết hợp triều cường làm nước dâng cao 4,5 - 5m tràn qua mặt đê, làm cho đê vỡ nhiều đoạn. Tháng 9/2005, cơn bão số 6 cũng đã làm nước biển dâng cao gây đổ nhà cửa, ngập lụt nhiều nơi. Nhiều đoạn đê biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc (Nghệ An) bị sạt lở nặng.
Do hệ thống đê biển bị vỡ và hư hỏng dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản rất lớn: 966 căn nhà bị đổ sập, 9.468 căn nhà bị tốc mái. Ngoài ra, số phòng học, bệnh viện, trạm xá bị đổ, tốc mái, hư hỏng lên tới gần 260 phòng.(nguồn: ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương). Qua các ví dụ thực tiễn trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của đê biển trong việc hạn chế những thiệt hại do bão gây ra.
2.1.2.2 Hệ thống đê biển khu vực GiaoThủy - Nam Định
Tuyến đê biển của huyện Giao Thuỷ dài 31,2 km thuộc địa phận cỏc xó: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải và Giao Long trong đó có 10,5 km đê biển được bảo vệ bởi hơn 3.100 ha rừng ngập mặn.
Vùng biển Giao Thuỷ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông nam, số lượng cơn bão trung bình nhiều năm trong vùng lên tới 5-7 cơn. Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 trở lại đõy, cú trên dưới 10 cơn bão lớn với sức gió giật trên cấp 10 đổ bộ vào bờ biển của huyện Giao Thuỷ. Trong đó đáng kể nhất là cơn bão Rose (1968), bão Alice (1975), bão Naney (1982), bão Franky (1996) và bão Damrey (2005). Như vậy, theo quy luật từ 7-12 năm lại xuất hiện bão lớn một lần. Lũ và triều cường kết hợp với bão khiến cho các tuyến đê biển ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau mỗi cơn bão lớn, rất nhiều đoạn đê biển bị phá vỡ hoặc xói lở nặng. Nhìn chung, tuổi thọ của những đoạn đê biển không được bảo vệ tốt chỉ khoảng trên dưới 20 năm.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra các hộ dân sống ven tuyến đê biển cho thấy từ khi những diện tích rừng trồng ngập mặn đầu tiên (thuộc dự án trồng rừng lấn biển năm 1980) khộp tỏn thỡ tuyến đê biển này cũng bắt đầu được ổn định, hầu như không bị tác động bởi sóng và triều cường. Ngay cả sau cơn bão Damrey (bão số 7 năm 2005) với sức gió giật trên cấp 12 và mức nước biển dâng lên tới 2,65 m thì tuyến đê biển này cũng không bị hư hại đáng kể. Theo Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định thì trong vòng hơn 20 năm qua các tuyến đê này hầu như không phải tu bổ, sửa chữa hàng năm mà chỉ phải tu bổ theo định kỳ 5 năm nhưng chi phí tu bổ thường rất nhỏ, không đáng kể. (Nguồn: Valuation of mangrove forests in sea-dyke protection: A case study in Xuan Thuy of Nam Dinh Province. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà )
2.2 Giới thiệu về dự án
Dự án “Trồng rừng ngập mặn – Phòng ngừa thảm họa” - của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ
Kinh phí: 2.400.000 đụ-la
Thời gian thực hiện: năm 1997-2005
Mục tiêu trước mắt:
Phòng ngừa thảm hoạ do lũ, bão biển gây ra
Nâng cao thu nhập của cư dân ven biển
Nâng cao năng lực cho các cấp Hội Chữ thập đỏ về phòng ngừa ứng phó thảm họa, phát triển tổ chức
Nâng cao năng lực cộng đồng cư dân ven biển về quản lý bảo vệ rừng ngập mặn, trong việc lập và thực thi kế hoạch Phòng ngừa ứng phó thảm họa
Mục tiêu lâu dài: Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương và tổn thất của cộng đồng ven biển phù hợp các nguyên tắc của Phong trào CTĐ-TLLĐ Quốc tế.
Đối tượng hưởng lợi: Hội viên Chữ thập đỏ và hộ nghèo ven biển
Các giai đoạn tiến hành:
+ Giai đoạn 1: từ năm 1997-2000
+ Giai đoạn 2: từ năm 2001-2005
Phạm vi thực hiện: một số tỉnh Thái Bình; Nam Định, Hải Phòng...
2.3 Hiện trạng triển khai dự án
Theo ụng Phựng Văn Hoàn, Trưởng Ban Công tác xã hội, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, sau 12 năm (1994-2005) thực hiện Chương trình trồng rừng ngập mặn phòng ngừa thảm họa do Hội Chữ thập Đỏ Đan Mạch và Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản tài trợ, đó cú gần 22.400 ha rừng được trồng ven biển.
Từ chương trình trồng rừng ngập mặn, nhiều hộ dân nghèo đã có điều kiện cải thiện thu nhập thông qua việc khai thác tiềm năng kinh tế rừng như nuôi ong, bỏn cõy giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao... Hội Chữ thập Đỏ Đan Mạch đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cửa cho 846 hộ gia đình ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nơi bị thiệt hại nặng nề của cơn bão số 7. Ngoài ra, hơn 840 hộ gia đình khác và 26 trường tiểu học, mẫu giáo ở Hải Hậu được hỗ trợ hệ thống nước sạch.
Việc trồng rừng ngập mặn đã góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, trước đây, chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5 triệu đồng/một dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê, chi phí này đã giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/một dài
Nhằm đảm bảo sự bền vững và phát huy tính hiệu quả của Chương trình trồng rừng ngập mặn, đầu quớ II/2005, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý, năm 2005, cho phép sử dụng nguồn vốn của Chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) để tiếp tục chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy đối với những diện tích rừng ngập mặn thuộc Chương trình này đã hết kinh phí hỗ trợ và từ năm 2006 trở đi áp dụng với toàn bộ diện tích rừng phòng hộ ngập mặn trên.
Đối với khu vực huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định:
Bản đồ 2.1 rừng ngập mặn huyện Giao Thủy
Tổng diện tích đất lâm ngiệp toàn huyện là 2.748,40 ha chiếm 11,84% đất tự nhiên. Thông qua dự án, đó có hơn 1.380 ha rừng ngập mặn tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và hơn 40.000 mống tre ven sông tại 5 huyện khác trong tỉnh được trồng, chăm sóc. Cụ thể diện tích rừng trồng của huyện tăng 1.763,04 ha năm 1995 lên 2746,15 ha năm 2000 chủ yếu là vẹt, phi lao, bần...
Giai đoạn 2001-2005 diện tích trồng rừng thêm 1.059,80 ha, tuy nhiên giảm 112,09 ha do chuyển sang mục đích khác. Do đó diện tích rừng thực tăng 947,71ha đưa diện tích rừng năm 2005 lên 3.696,11ha.
Cụ thể từng xã như sau:
Bảng 2.1 diện tích rừng các xã của huyện Giao Thuỷ
Năm
Tổng diện tích (ha)
Giao Long
Giao Lâm
Giao Phong
Bạch Long
Cồn Lu, Ngạn
2000
2746,15
3,12
82,01
77,50
22,60
2560,92
2005
3.696,11
3,12
35,04
72,58
24,85
3560,52
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Nhiều cán bộ Ban chỉ đạo dự án trồng RNM của tỉnh Nam Định cho biết: “do tính chất mới, lạ của dự án, nên lúc đầu triển khai gặp không ít khó khăn. Không chỉ có người dân, mà cả cán bộ một số nơi chưa thực sự tin tưởng. Họ cho rằng: trồng rừng trên biển khác nào “Dó tràng xe cát biển Đụng”. Hơn nữa lúc ấy, đời sống của nhân dân địa phương đang gặp nhiều khó khăn và nhận thức của họ về việc bảo vệ rừng cũng chưa cao. Trước khó khăn trên, tỉnh đã tổ chức nhiều hội thi tuyên truyền về tác dụng to lớn của RNM đối với sự phát triển bền vững, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường; đồng thời vận động bà con trồng, bảo vệ rừng..Thụng điệp gửi đến người dân khi ấy là: “mọi người hãy tích cực trồng RNM, vì bạn, vì gia đỡnh”. Đặc biệt, trong việc chọn hộ tham gia trồng rừng cũng phải lựa chọn cẩn thận theo phương thức bình bầu. Những hộ được bà con bình chọn không chỉ là những hộ nghốo, cú lao động, mà còn phải là những gia đình có tinh thần trách nhiệm cao. Sau khi chọn xong tiến hành tập huấn kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật trồng rừng cho các hộ này. Nhờ thế, ngay trong đợt nghiệm thu đầu tiên: tỷ lệ cây trồng mà bà con ươm nuôi đều đạt tỷ lệ sống khá cao (trên 90%). Tới nay, cả một vùng ven biển của tỉnh Nam Định đã có rừng phủ kín, với độ rộng 800 đến 1.300 mét. Hầu hết RNM của tỉnh đều phát triển rất tốt, độ cao cây trung bình từ 2,5 đến 3 một. Cỏc loài cõy: sỳ vẹt, đước, trang...mọc ken dày và có tầng tán cao đã có tác dụng to lớn trong việc giảm mạnh cường độ của sóng. Nhờ đó, phù sa ven biển và đê biển đã được bảo vệ khi triều cường và nước biển dâng, nhất là những ngày dông bão”.
2.4 Tiểu kết
Chương II giới thiệu khái quát về rừng ngập mặn: khái niệm, hiện trạng và vai trò phòng hộ đê biển. Đồng thời giới thiệu về hệ thống đê biển của khu vực Giao Thủy- Nam Định. Đây là chương giúp ta có được hình dung cơ bản về dự án đang nghiên cứu.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐÊ BIỂN KHU VỰC
GIAO THỦY-NAM ĐỊNH
3.1 Đặc điểm khu vực liên quan đến dự án (huyện Giao Thủy–Nam Định)
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bản bồ 2.4: Khu vực Giao Thủy-Nam Định
Vị trí địa lý
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ có tọa độ địa lý từ 200 10’ đến 200 21’ vĩ độ Bắc và từ 1060 21’ đến 1060 35’ kinh độ Đông.
Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển đông Việt Nam.
Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường.
Phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huyện này là con sông So, phân lưu của sông Hồng.
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải). Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là xã Giao Lâm.
Các đơn vị hành chính cơ sở
Giao Thủy bao gồm cỏc xó, thị trấn: Ngô Đồng, Giao Hà, Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Hương, Hồng Thuận, Hoành Sơn, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Tân, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Lâm. Trước năm 1993 Giao Thủy cùng với huyện Xuân Trường hiện nay nằm trong huyện Xuân Thủy, tới năm 1995 thỡ tỏch thành hai huyện riêng biệt. Thị trấn Ngô Đồng là trung tâm kinh tế của Giao Thủy. Hiện nay xã Giao Lõm đó trở thành thị trấn thứ hai của huyện Giao Thủy.
Địa hình
Địa hình Giao Thủy khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia thành hai vựng chớnh là vùng đồng bằng (nội vùng ) và vùng bãi bồi ven biẻn.
Vùng nội đồng có địa hình tương đối bằng phẳng song có một triền đất cao trước đây là cồn cát ven biển chạy dọc huyện từ thị trấn Ngô Đồng phía Đông Bắc xuống tới các xã Giao Lâm, Giao Thịnh phía Tây Nam (đất pha cát thích hợp rau màu và cây công nghiệp), đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, một số vùng đất cửa sông, trong và ngoài đê có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.
Vùng bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 32 km có điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng biển. Có ngư trường rộng lớn, sinh vật biển đa dạng, bãi biển đẹp thuận lợi cho ngành du lịch. Nhìn chung địa hình của Giao Thủy tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú mang cả ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Đồng thời thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng biển và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Khí hậu
Huyện Giao Thủy nằm trong vựng cú khí hậu nhiệt đới gió mùa và phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 (trùng với mùa mưa bão )
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô hanh vào đầu mùa; ẩm ướt vào cuối mùa.
Do vị trí địa lý nằm sát biển nên độ ẩm ướt cao do thời tiết nồm và mưa phùn độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 – 250 C; mùa hè trung bình từ 27- 290 C nóng nhất là tháng 7, có ngày tới 38 – 390 C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 0C, thường tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất, có ngày tới 4 – 50C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 thường tập trung nhiều trong cỏc thỏng 7, 8, 9 cũng là thời kỳ bão hoạt động mạnh lượng mưa trung bình 1.800mm/năm; cao nhất 2.600 mm/năm. Số giờ nắng trung bình năm 1.650 – 1.700 giờ/năm; độ ẩm trung bình năm khoảng 80 – 85 %.
Nhìn chung khí hậu khu vực Giao Thủy ôn hòa, có thời kỳ nóng ẩm kéo dài với bức xạ quang hợp rất phong phú.
3.1.1.2. Các tài nguyên
Tài nguyên đất
Giao Thùy là vùng đất trẻ được bồi tụ bởi sông Hồng qua lịch sử hàng trăm năm. Vùng nội đồng chủ yếu là loại đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua ít mặn do ảnh hưởng của nước mạch thường xuyên có nước (do hệ thống đê điều bao bọc). Vùng bãi bồi ven biển chủ yếu là đất mặn tràn, bãi cát, cồn cát...
Tài nguyên rừng
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2000 toàn huyện có 2748,40 ha rừng các loại, đều là diện tích rừng trồng. Tỷ lệ che phủ đạt 11,84% (của tỉnh là 2,9%). Rừng của Giao Thủy chủ yếu là rừng phòng hộ. Cây trồng chính là Sú, Vẹt, Phi lao, Bần rừng tập trung ở vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, rải rác ở bãi bồi ven biển, ven sông cỏc xó.
Tài nguyên biển
Bờ biển Giao Thủy dài 32 km, có hai cửa sông là cửa Ba Lạt (sông Hồng) và cửa Hà Lạn( sụng Sũ). Ngoài khơi hình thành nhiều bãi cá, bói tụm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng; bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch Trường – Thanh Húa; bói tụm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khời đảo Cát Bà – Hải Phòng). Ven biển Giao Thủy có rừng ngập mặn Cồn Lu thu hút nhiều loài chim trên thế giới đến trỳ đụng, ước tính 30000 đến 40000con (vào mùa di trú ). Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Giao Thuỷ đã được thế giới công nhận là khu bảo vệ theo công ước quốc tế RamSar đầu tiên ở Đông Nam Á, là địa điểm nghiên cứu khoa học của nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, có khả năng phát triển du lịch sinh thái. Trờn vựng bãi bồi ven biển có nhiều loài thủy sản mặn, lợ (tôm, cua, cá, nhuyễn thể...) có khả năng khai thác tự nhiên và nuôi trồng.
Tài nguyên nhân văn
Giao Thủy là vùng đất trẻ hình thành cách nay khoảng 500 năm, dân cư từ nhiều vùng đến đây lập nghiệp. Riờng cỏc xó ven biển dân cư mới sinh sống khoảng 100 – 200 năm gần đây. Nền văn hóa phong phú mang đậm nét của nhiều vùng quê, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp: sự cố kết cộng đồng trong đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, truyền thống làng xã, dòng họ...
Tài nguyên môi trường
Môi trường sinh thái trên lãnh thổ Giao Thủy có sự đa dạng với các hệ sinh thái đồng bằng, ngập mặn ven biển đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Cồn Lu đã được quốc tế công nhận...
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của GiaoThủy rất phong phú. Nước mặt là địa bàn cuối nguồn sông Hồng, ven biển nên nguồn nước mặt dồi dào, việc cung cấp nước và tiêu nước rất thuận tiện. Nước mưa với tổng lượng mưa trung bình 1800mm/năm (tập trung từ tháng 4 đến tháng 10) có năm cao nhất tới 2500mm, nguồn nước mưa hàng năm khoảng 20 triệu m3, có tác dụng lớn đối với nông nghiệp: thau chua rửa mặn, cung cấp đạm khí trời, đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân. Nước mặn, do ảnh hưởng nước biển theo chế độ nhật triều, mùa khô nước sông cạn kiệt, nước mặn có thể xâm nhập sâu vào nội địa tới 14 km. Nước mặn lợ biển thích hợp cho nuôi trồng thủy hải sản. Nguồn nước ngầm đã đang được khai thác chủ yếu dùng hệ thống giếng khoan UNICEP phục vụ sinh hoạt.
3.1.2 Dân số
Thực trạng dân số qua các thời kỳ:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1996
Năm 1997
Năm 2000
Năm 2001
Tăng trưởng BQ %
DSTB
Người
188.937
190.831
197.529
199.141
1,048
Nam
Người
92.018
93.108
97.001
97.896
1,22
Tỷ lệ
%
48,73
48,79
49,1
49,15
Nữ
Người
96.892
97.723
100.528
101.272
0.89
Tỷ lệ
%
51,27
51,21
50,9
50,85
TLệ tăng DSTN
%
1.31
1.21
1.18
1.11
-0..4
Tlệ sinh
%
1,72
1,62
1,64
1,58
DS thành thị
Người
5.632
5.737
5.771
5.833
0.028
Tỷ lệ
%
2,98
3,00
2,92
2,93
0,70
DS nông thôn
Người
183.341
185.094
191.758
193.038
Tỷ lệ
%
97,02
97,00
97,08
97,07
1,038
Bảng 3.2: thực trạng dân số Giao thủy-Nam Định (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Nhìn chung huyện Giao Thủy có dân số khỏ đụng, mật độ bình quân 858người/km2. Dân cư phân số đều trên toàn huyên. Giao Thủy có nguồn lao động dồi dào với 107.700 lao động (số liệu năm 2000). Nhân dân cần cù lao động, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và khai thác kinh tế biển. Tóm lại qua những phân tích trên có thể thấy Giao Thủy có rất nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như vị trí địa lý thuận lợi, chế độ khí hậu cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, có tiềm năng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên môi trường phong phú hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Diện tích đất hàng năm đều có sự bồi đắp ra phía biển. Tài nguyên nhân văn của huyện phong phú đa dạng.
Bên cạnh những lợi thế đó khu vực này cũng có một số hạn chế như sức ép nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số...đất canh tác bình quân trên đầu người thấp (440 m2/người). Thiên nhiên ngoài những ưu đãi cho Giao Thủy thì bão gió vùng nhiệt đới với sức tàn phá nặng nề là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sản xuất và đời sống, đòi hỏi con người phải đề phòng, thường xuyên đầu tư, chăm lo các công trình thủy lợi...điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng cường trồng các rừng cây ngập mặn bảo vệ vùng ven biển của khu vực.
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Giao Thủy là một vùng kinh tế có tiềm năng của tỉnh Nam Định. Các xã Giao Xuân và Giao Thiện có khả năng phát triển về đánh bắt hải sản cả ven bờ và xa bờ. Xã Giao Lõm cú thế mạnh về dịch vụ du lịch biển. Cỏc xó Bạch Long, Giao Long là những xã sản xuất muối. Bạch Long là xã sản xuất muối nhiều nhất huyện, toàn bộ dân cư trong xã đều tham gia sản xuất muối.
Ngoài những thế mạnh về thủy hải sản, nông nghiệp muối và dịch vụ du lịch biển nói trên, hiện nay Giao Thủy còn là huyện có tiềm năng về dầu khí, hiện huyện đang xúc tiến việc thăm dò dầu khí.
Nhìn chung nền kinh tế của huyện đạt nhịp độ tăng trưởng khỏ, cỏc năm 1997 – 2001 tăng trưởng bình quân 5,6%/năm. Trong cơ cấu kinh tế, nghành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn: 61,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 12,5 %, dịch vụ chiếm 26,3% (số liệu năm 2000). Trong nông nghiệp trình độ sản xuất đó cú bước phát triển, đặc biệt sản xuất lương thực có bước phát triển vượt bậc và khá vững chắc song tỷ suất hàng hóa thấp. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, manh mún, trang thiết bị còn lạc hậu. Các ngành thương mại dịch vụ đặc biệt là du lịch có bước chuyển biến mạnh từ năm 1998 đến nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1997 (tỷ đồng)
Năm 2001 (tỷ đồng)
Nhịp độ tăng BQ 1năm (%)
GDP (giá so sánh năm 1994)
321
418
6,04
Nhóm ngành nông, lâm, th.sản
196
252
5,71
Nhóm ngành CNXD
47
54
3,01
Nhóm ngành dịch vụ
78
112
8,70
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Giao Thủy
(Nguồn: “phờ duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Giao Thủy thời kỳ đến năm 2010” UBND huyện Giao Thủy)
Trên lĩnh vực văn hóa có nhiều khởi sắc, những năm gần đây huyện rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã thu được những kết quả đáng khích lệ..
3.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 2001
Tăng, giảm
Tổng chung
100
100
Nhóm ngành nông, lâm, th.sản
60,20
63,88
+3,68
Nhóm ngành CN -XD
13,36
11,46
-1,90
Nhóm ngành dịch vụ
26,44
24,66
-1,78
Bảng 3.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(Nguồn: “phờ duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Giao Thủy thời kỳ đến năm 2010” UBND huyện Giao Thủy)
Bước đầu huyện có những chuyển biến tích cực trong tổ chức phân công lao động tại chỗ. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, nhiều tiềm năng thế mạnh được quan tâm để khai thác. Đời sống văn hóa xã hội có bước chuyển biến khá rõ rệt, bộ mặt nông dân được đổi mới, số hộ nghèo giảm còn 15%, kết cấu hạ tầng được nâng cấp và củng cố.
Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bình quân 3.01%/năm. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt(năm 1998 là 79%, năm 2001 là 75,59%), chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng (năm 1998 là 21%, năm 2001 là 24,41%).
Sản lượng lương thực ổn định, bình quân tăng 2.000 tấn/năm. Đàn lợn bình quân: 58.000 con/năm, đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ có xu hướng tăng. Hoạt động dịch vụ có nhiều tiến bộ.
Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng bình quân: 19,7 ngàn ha. Trong đó: cây lương thực 83% chủ yếu là lúa, cây rau; đậu: 7,6%; cây công nghiệp 5%, các loại cõy cúi, dõu phát triển chậm, diện tích bình quân: 1.200ha, năm 2001 là 1.327 ha.
Nhìn chung lương thực của huyện ổn định, năng suất lúa 125-130 tạ/ha/năm, sản lượng lương thực cõy cú hạt bình quân 100 ngàn tấn/ ha. Lương thực bình quân và trình độ thâm canh của nông dân được tăng lên. Tuy nhiên, cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm, chưa hình thành những vùng thâm canh chất lượng cao.
Về chăn nuôi: tốc độ phát triển nhanh, đàn lợn ổn định, đàn gia cầm, nhất là vịt đẻ tăng nhanh. Tuy nhiên cơ cấu đàn chuyển dịch chậm, chưa có những mô hình quy mô trang trại, chủ yếu sản xuất dạng kinh tế hộ gia đình nên hiệu quả thấp.
Về dịch vụ nông nghiệp: phát triển mạnh, theo các hình thức tư nhân, nhóm, hộ, hợp tác xó...tớnh chuyên môn hóa thể hiện cao hơn. Hoạt động dịch vụ đã góp phần tích cực vào phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên tính chuyên môn hóa và trình độ sản xuất còn ở mức thấp, nhất là hình thức tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
Thủy sản: do được quan tâm, đầu tư nên mức độ tăng trưởng nhanh. Những năm gần đây chiếm 15% GDP. Cơ cấu ngành cũng chuyển dịch theo hướng giá trị nuôi trồng tăng dần, khai thác giảm. Diện tích nuôi trồng mặn, lợ tương đối ổn định khoảng 2.000 ha, hơn 800 ha nuôi nước ngọt.
Bảng 3.5: tình hình phát triển nông nghiệp- thủy sản
Chỉ tiêu
1996
1997
2000
2001
Tăng BQ %
1.Giá trị sx
271,26
291,53
353,93
358,86
5,77
Nông nghiệp
235,36
247,48
271,65
277,32
3,01
Trồng trọt
184,79
194,48
208,33
209,61
1,94
Chăn nuôi
46,12
48,49
56,08
60,49
6,20
Dịch vụ
4,45
4,51
7,24
7,22
15,0
Lâm nghiệp
1
1,2
3,5
1,5
6,25
Thủy sản
34,9
42,85
78,78
80,04
21,6
Cơ cấu SXNN
100
100
100
100
Trồng trọt(%)
78,52
78,60
76,70
75,59
Chăn nuôi(%)
19.59
19.59
20.64
21.81
Dịch vụ
1,89
1,81
2,66
2,60
Cây có hạt
100,578
102,631
106,504
102,077
Thóc
97,668
101,421
105,857
101,699
Đơn vị tớnh:tỷ đồng
(Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Giao Thủy đến năm 2010)
Công nghiệp- xây dựng
Khi chuyển sang cơ chế thị trường ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên gần đây ngành công nghiệp đang dần dần hồi phục và phát triển. Thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5 tình hình phát triển công nghiệp
Chỉ tiêu
1996
1997
2000
2001
Tăng BQ
Giá trị sản xuất
38,42
38,4
54,08
57,35
8,76
Tỷ trọng trong GDP (%)
9.8
10
8,97
8,57
9,28
GTSX 1 số ngành chủ yếu
38,42
38,4
54,08
57,35
0,85
ĐVT: tấn.
(Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Giao Thủy đến năm 2010)
Công nghiệp- xây dựng
3.1.4 Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Nghành y tế, dân số chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
Hiện có một bệnh viện trung tâm với 130 giường bệnh, 22 trạm xá xã với 110 giường bệnh. Số bác sĩ và dược sĩ 147 người trong đó 69 bác sĩ, 78 y sĩ. Nhìn chung số lượng y tá, điều dưỡng và kỹ thuật viên còn thấp mới đạt 1,62 y tá/1 bác sĩ trong khi quy định của bộ Y tế tỉ lệ này là 2,5. Tuyến xã còn thiếu nhiều cán bộ so với các quy định của bộ Y tế
Trang thiết bị y tế, dụng cụ của bệnh viện về cơ bản đủ các y dụng cụ thông thường đảm bảo cho khám chữa bệnh. Gần đây được trang bị thêm những máy móc hiện đại như máy XQ, cỏc mỏy xét nghiệm, máy gây mê, máy tự tạo ụxy...so với mức độ chuẩn do bộ y tế quy định thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong huyện còn thiếu nhiều
Công tác dân số KHHGĐ được quan tâm và hoạt động tích cực, có hiệu quả. Công tác tuyên truyền truyền thống, công tác chăm sóc sức khỏe, bà mẹ, gia đình trẻ em được làm tốt phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
3.1.5 Lĩnh vực giáo dục
Huyện Giao Thủy có 05 trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường Giao Thủy A và trường Giao Thủy B là hai trường có từ lâu và có thành tích dạy và học tốt của tỉnh Nam Định. Hiện nay Giao Thủy có đội ngũ giáo viên phổ thông đạt chất lượng và được đào tạo kỹ lưỡng, đang tích cực đào tạo nhiều học sinh giỏi tham gia đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh Nam Định. Các đoàn hoc sinh của Giao Thủy đi thi học sinh giỏi toàn tỉnh luôn đạt tốp đầu trong nhiều năm qua và tiêu biểu là trường PTTH Giao Thủy A.
3.2 Đánh giá hiệu quả dự án
3.2.1 Xác định và đánh giá các chi phí
Thông thường đối với một dự án trồng rừng các chi phí có thể có là:
Có giá trên thị trường
Không có giá trên thị trường
Chi phí máy kéo, thiết bị phục vụ cho làm đất trồng cây
Chi phí xây dựng và trồng cây trong năm 1
Chi phí san lấp trồng cây gây rừng
Chi phí chăm sóc hàng năm
Chi phí vận chuyển tới nhà máy chế biến...
Thiệt hại cho thẩm mĩ và sinh thái cho môi trường nơi khác
Chi phí sử dụng đường sá (tiếng ồn, chậm trễ, tai nạn...) trong suốt quá trình vận chuyển đất san lấp và gỗ
Tuy nhiên đối với dự án này để đơn giản chúng ta có thể bỏ qua một số dạng chi phí như chi phí không có giá trên thị trường...
Chi phí cụ thể của dự án được tóm tắt như sau:
Ct = C1 + C2 + C3 + C4
Trong đó
Ct : chi phí của dự án
C1: chi phí trồng và chăm sóc năm1 gồm các chi phí như mua giống, nguyên liệu và trồng
C2: chi phí trồng dặm, chăm sóc năm 2
C3: Chăm sóc bảo vệ năm 3
C4: chi phí bảo vệ từ năm thứ 3 trở đi
Ta có bảng sau
Bảng 3.1: Chi phí của dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển
Hạng mục
Giá trị (đ/ha)
C1
Trồng và chăm sóc năm 1
840.000
C2
Trồng dặm, chăm sóc năm 2
320.000
C3
Chăm sóc bảo vệ năm 3
120.000
C4
Bảo vệ từ năm thứ 3 trở đi
50.000
Ct
Tổng chi phí
1.330.000
(Nguồn: Valuation of mangrove forests in sea-dyke protection: A case study in Xuan Thuy of Nam Dinh Province. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà)
Từ bảng trên ta thấy tổng chi phí để trồng một ha rừng ngập mặn không quá 1,5 triệu. Sở dĩ chi phí trồng rừng ngập mặn thấp như vậy vì có thể tận dụng được nguồn giống tại chỗ (hái từ cỏc cõy ngập mặn trưởng thành) và nguồn vốn do trợ cấp của hội chữ thập đỏ và ngân sách nhà nước. Theo ước tính của các chuyên gia, để xây dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất 20 tỷ đồng, tuy nhiên các tuyến đê biển này chỉ có thể chịu được tác động của những cơn bão từ cấp 10 trở xuống. Nếu cấp của bão cao hơn, súng cú thể làm đê sạt lở hoặc phá huỷ toàn bộ cả tuyến đê. Những nguy cơ này hoàn toàn có thể được ngăn chặn bởi việc trồng rừng ngập mặn làm giảm năng lượng của sóng mà chi phí để trồng rừng ngập mặn lại rất thấp.
3.2.2. Xác định và đánh giá các lợi ích
Cũng phân tích như trên đối với một dự án trồng rừng các loại lợi ích có thể là:
Có giá trên thị trường
Không có giá trên thị trường
Doanh thu từ gỗ
Tăng giá trị đất sau khi trồng cây gây rừng
Tăng thu nhập nông nghiệp do giảm mặn...
Kiểm soát ô nhiễm (giảm chi phí xử lý nguồn nước...)
Tăng sự thỏa mãn thẩm mĩ khi ngắm nhìn vùng đất
Tăng sự thỏa mãn cho mọi người trong cộng đồng do hiểu biết một môi trường được cải thiện sẽ tồn tại tới tương lai...
Như trên đã phân tích rừng ngập mặn cung cấp cho con người rất nhiều hàng hóa dịch vụ môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này tôi chỉ đề cập đến lợi ích phòng hộ đê biển. Để lượng giá giá trị này tôi chọn cách tiếp cận phũng trỏnh thiệt hại (Damage-cost avoided) (Bann, 1997). Như chúng ta biết đây là một trong những cách tiếp cận của phương pháp dựa trên chi phí (Cost-Based Method). Phương pháp được sử dụng rất phổ biến để ước lượng giá trị các dịch vụ môi trường do một hệ sinh thái cung cấp. Nó được xây dựng trên giả định: Nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ môi trường nào đó mất đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ môi trường đã mất hoặc chi phí để tạo ra các dịch vụ thay thế có cùng chức năng với dịch vụ đã mất,...) thì dịch vụ môi trường đó sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả.
Công thức tính giá trị phòng hộ đê biển trung bình của một ha rừng ngập mặn trong một năm:
Trong đó:
B: là giá trị phòng hộ trung bình của một ha rừng ngập mặn
C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ, sữa chữa tuyến đê có rừng ngập mặn bảo vệ
S: Tổng diện tích rừng ngập mặn
Năm
Chi phí thành tiền (đồng)
Chi phí TB (đồng/km)
1997
623.170.500
30.104.855
1998
718.779.040
34.723.625
1999
3.000.131.741
144.933.901
2001
663.206.000
32.038.937
2002
867.613.800
41.913.710
2003
1.623.180.000
78.414.493
2004
1.292.000.000
62.415.459
2005
25.400.000.000
1.227.053.140
2006
615.560.000
29.737.198
Tổng
34.803.641.081
1.681.335.318
Trung bình
3.867.071.231
186.815.035
Bảng 3.2: Chi phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn 1997 – 2006 (đê biển không có rừng phòng hộ)
(Nguồn: Valuation of mangrove forests in sea-dyke protection: A case study in Xuan Thuy of Nam Dinh Province. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà)
Số liệu cho thấy, trong vòng 10 năm từ năm 1997 đến năm 2006, tổng chi phí sửa chữa, tu bổ, xây dựng mới các công trình phụ trợ trên 20,7 km đê biển của huyện Giao Thuỷ lên tới 34.803.641.081 đồng (trung bình là 67.071.231đồng/năm ). Tổng thiệt hại mà bóo, giú, triều cường gây ra cho mỗi km đê biển trung bình là 186.815.035 đồng/năm (trong đó, thấp nhất là 29.737.198 triệu đồng/năm - ứng với năm ít thiên tai và cao nhất là 1.227.053.140 đồng/năm - ứng với năm cú bóo lớn xuất hiện theo chu kỳ từ 7-12 năm/lần)
Với 3100 ha rừng ngập mặn bảo vệ tốt 10,5 km đê biển, ta tính được trung bình mỗi năm, diện tích rừng ngập mặn này đã làm giảm chi phí tối thiểu để sửa chữa và tu bổ hệ thống đê biển là:
186.815.035 đồng/km x 10,5 km = 1.961.558.000 đồng
Từ đây tính được giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập mặn theo công thức nêu trên là:
Như vậy lợi ích là 632761 đồng /ha
3.2.3 Tính toán các chỉ tiêu và giải thích kết quả
Các kết quả tổng hợp tớnh trờn 1 ha rừng ngập mặn, r= 5%; trong 10 năm. Để đơn giản trong tính toán ta giả thiết lợi ích chỉ tính từ năm thứ 7 khi rừng đó khộp tỏn. Trước đó rừng ngập mặn mới trồng khả năng phòng hộ đê biển chưa đáng kể.
Năm
PV(B)
PV(C)
NPV
1
0
840.000
- 840.000
2
0
290.249
- 290.249
3
0
103.661
- 103.661
4
0
41.135
- 41.135
5
0
39.176
- 39.176
6
0
37.311
- 37.311
7
449.691
35.534
414.157
8
428.278
33.842
394.436
9
407.883
32.230
375.653
10
388.460
30.696
357.764
Tổng
1.542.010
1.351.532
190.478
Bảng 3.3: tổng hợp lợi ích, chi phí, NPV của dự án
(Nguồn: tác giả)
Từ kết quả phân tích ta thấy sau 10 năm, dự án trồng rừng ngập mặn phòng hộ đê biển đã cho mức lợi nhuận ròng dương 190.478 đồng/ha. Giá trị này sẽ tiếp tục tăng khi thời gian phân tích kéo dài, do càng về sau các chi phí cho việc trồng rừng ngập mặn là không đáng kể. Trong khi đó các lợi ích về môi trường tiếp tục duy trì và tích luỹ. Chẳng hạn, nếu rừng ngập mặn được bảo vệ tốt, sau khi trồng được 30 năm thì mức lợi nhuận ròng của việc trồng rừng phòng hộ đê biển ở mức chiết khấu 5% sẽ là 6.015.000(đồng/ha). Như vậy, dự án này là một dự án hiệu quả.
Tính toán trong trường hợp mức lãi suất r=7%
Thời gian thực hiện dự án
NPV
10
48.681
20
2.274.692
30
3.406.283
Bảng 3.4: bảng tính NPV
(Nguồn: tác giả)
Trong trường hợp mức lãi suất cao (7%), tương đương với mức lãi suất vay để trồng rừng sản xuất như hiện nay, thì dự án trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển vẫn có lãi. Do đó nếu không được chính phủ hoặc các tổ chức nước ngoài nước hỗ trợ vốn thỡ cỏc cộng đồng dân cư ven biển vẫn có thể vay vốn để trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển nhằm ngăn ngừa và làm giảm bớt mức độ thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra trong tương lai.
Tóm lại lợi ích kinh tế về phòng hộ đê biển cho thấy trồng rừng ngập mặn là có hiệu quả, kể cả việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng để trồng rừng.
3.2.4 Hạn chế nghiên cứu và phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là chỉ ra độ không chắc chắn trong những tính toán trên. NPV không phải là một giá trị cố định mà nó phụ thuộc vào nhiều biến khác nhau như giá cả thị trường, các yếu tố liên quan tỉ suất chiết khấu. Vì vậy NPV sẽ chạy trong một khoảng khi các yếu tố tác động biến thiên. Sự không chắc chắn trong tính toán chính là hạn chế trong nghiên cứu.
Hạn chế về việc thực hiện nghiên cứu
Do không đủ điều kiện vật chất thời gian cũng như năng lực và kinh nghiệm nên đề tài còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên những hạn chế sau mới có tác động trực tiếp lên độ nhạy: để đơn giản trong tính toán, nghiên cứu không đưa vào đầy đủ các chi phí, lợi ích như: chi phí, lợi ích liên quan đến môi trường...Điều này làm sai lệch đi phần nào kết quả NPV cuối cùng.
3.2.5 Tiểu kết
Trên đây là phần trọng tâm của đề tài, áp dụng phương pháp CBA đưa dòng lợi ích, chi phí vào tính toán để đánh giá hiệu quả của dự án. Kết quả cho thấy giá trị phòng hộ đê biển bình quân của 3.100 ha rừng ngập mặn ở Giao Thủy – Nam Định ước tính khoảng 2 tỷ đồng/năm. Giá trị trung bình cho một ha rừng ngập mặn tối thiểu là khoảng 632.761 đồng/năm. Như vậy dự án trồng rừng phòng hộ đê biển ở khu vực GiaoThủy là có hiệu quả. Do đó cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả của dự án.
3.3 Một số giải pháp kiến nghị
Từ việc phân tích hiệu quả dự án trờn tụi đưa ra một số giải pháp, kiến nghị như sau:
Đối với huyện Giao Thủy cần hướng tới phương thức đồng quản lý, bao gồm chủ rừng, người dân, cộng đồng và các tổ chức đoàn thể. Tức là trách nhiệm bảo vệ rừng không chỉ của các cấp chính quyền mà cả cộng đồng phải tích cực tham gia. Về mặt chính sách, sớm xây dựng khung pháp lý phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý hệ sinh thái RNM. Đồng thời Nhà nước cần thực hiện giao và khoán rừng cho các cộng đồng, hộ gia đình để họ quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài.
Về vốn cho các hoạt động bảo vệ và phát triển RNM: trước hết nguồn vốn trong nước hết sức quan trọng và cần được tăng cường hơn nữa. Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy là một hướng có thể khai thác thêm nguồn vốn. Mặt khác cần tranh thủ được các nguồn vốn đầi tư nước ngoài...
Hiện nay những hiểu biết về hệ sinh thái RNM còn nhiều khoảng trống, cũng như những giá trị kinh tế mà RNM cung cấp chưa được lượng giá hết. Vì vậy cần tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức người dân, khuyến khích người dân tích cực trồng các khu rừng ngập mặn, bảo vệ đê biển. Tùy theo vị trí và địa hình, tính chất của đất mà trồng diện tích dải rừng phù hợp.. ví dụ ở các bãi bồi ven biển, dải rừng càng rộng càng tốt, nhưng cần tính toán để trừ đất bồi cho nhân dân nuôi hải sản (nghờu, sũ, vạng) hoặc làm nơi kiếm ăn hàng ngày của người nghèo. Với năng lực có hạn tôi đưa ra ba giải pháp trên nhằm phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn hướng tới việc phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Đề tài “ỏp dụng phương pháp CBA đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển khu vực Giao Thủy-Nam Định” với mục đích tìm ra chi phí lợi ích của dự án, từ đó có hướng thúc đẩy thích hợp với chiến lược bảo vệ môi trường.
Đề tài đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến rừng ngập mặn, vai trò của nó trong bảo vệ đê biển, cũng như cỏc dũng chi phí, lợi ích. Trên cơ sở tổng hợp thông tin thực tế, nghiên cứu tài liệu, việc phân tích theo đúng các bước lý thuyết. Kết quả lợi ích ròng khi đưa về hiện tại là 190.478đồng/ha (thời gian dự án tính toán là 10năm)
Khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu là không có đủ tài liệu về dự án, thời gian và năng lực hạn chế. Tuy vậy tôi hi vọng không vì thế mà đề tài mất đi tính chính xác trong tính toán.
Một lần nữa tôi cảm ơn tất cả những người đó giỳp tụi hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nước ngoài:
Zerbe, Richard O., Jr., and Allen S.Bellas “A Primer for Benefit-Cost Analysis”
Thayer Watkins, khoa Kinh tế học Trường Đại học bang San Jose, “An Introduction to Cost Benefit Analysis”
Tài liệu trong nước:
“Nhập môn phân tích chi phí lợi ớch”. Trường đại học kinh tế thành phố HCM. Nxb đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Valuation of mangrove forests in sea-dyke protection: A case study in Xuan Thuy of Nam Dinh Province. Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà.
Ban quản lý Dự án NN và PTNT tỉnh Nam Định. Dự toán kinh phí sửa chữa, tu bổ đê biển tỉnh Nam Định (từ năm 1997 đến năm 2006).
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống bão lụt huyện Giao Thuỷ (từ năm 1997 đến năm 2006)
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 6/2006.
Phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Giao Thủy đến năm 2010. UBND huyện Giao Thủy tháng 12/2003
Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111395.doc