The National Climate Change and Sea Water Rise Scenarios for Vietnam (NCCASWRS) updated in 2012 has been
recently published by the Ministry of Natural Resources & Environment of Vietnam, which analyzes and assesses rainfall
variation in accordance with three gas emission scenarios for every province of Vietnam. However, this book as targeted
at national scale provides only information and data represented large areas and regions, and therefore does not provide
sufficiently detailed informations that can be used as input data for hydrological modeling to assess the impact of global
climate change on water resources in the area under study.
This paper shares experience of the application of the downscaling method based on the LARS-WG weather
generator to assesses the rainfall variation in the Gio Linh coastal plain in correspondence with three gas emission
scenarios and with simulated result of the general circulation modelGFDL-CM2.1. In this study, the time series data
observed at Dong Ha Gauge is used as the site baseline data, and output from the GFDL-CM2.1 model calculated for
four cells surrounding Dong Ha Gauge is averaged to represent the entire Gio Linh Costal Plain. Necessary parameters
for “perturbation” principle of the downscaling method is calculated and sunsequently used in the LARS-WG weather
generator to generate time series data of precipitation in accordance with the three GCC scenarios. On the basis of the
generated time series data of precipitation, this study focuses on analysis and interpretation of important statistical
features such as variation in time of wet/dry spell length and rainfall extreme events in corespomdence with the GCC
scenarios. Research result for Gio Linh Plain is also compared with relevant information addressed in the NCCASWRS
book. Also based on the analysis of these statistical features this study gives preliminary assessments on the impact of
GCC on water resources in the area under study
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê và “máy” tạo thời tiết lars-Wg để đánh giá các đại lượng mưa cực trị theo các kịch bản khí hậu cho vùng đồng bằng ven biển huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88
35(1), 88-96 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI TIẾT HÓA THỐNG KÊ
VÀ “MÁY” TẠO THỜI TIẾT LARS-WG ĐỂ ĐÁNH GIÁ
CÁC ĐẠI LƯỢNG MƯA CỰC TRỊ THEO CÁC KỊCH BẢN
KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
HUYỆN GIO LINH TỈNH QUẢNG TRỊ
VŨ THANH TÂM1, OKKE BATELAAN2, TRẦN THÀNH LÊ1
Email: vttam@monre.gov.vn
1Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia,
Bộ Tài nguyên và Môi trường
2Trường Đại học Flinder, Úc
Ngày nhận bài: 14 - 12 - 2012
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng
(NBD) đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực,
trong đó có tài nguyên nước (TNN). Đã và đang có
nhiều công trình, đề tài nghiên cứu và các dự án, đề
án đánh giá tác động của BĐKH&NBD đến TNN.
Một trong những khó khăn khi tiếp cận vấn đề này
là phân tích và đánh giá diễn biến lượng mưa theo
các kịch bản phát thải khí. Phương pháp phổ biến
là ứng dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê
(Downscalling) để khai thác và hiệu chỉnh kết quả
tính toán của các mô hình hoàn lưu toàn cầu
(General Circulation Model - GCM) và khu vực
(Regional Circulation Model - RCM) cho khu vực
nghiên cứu. Năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố “Kịch bản Biến đổi Khí hậu, Nước
biển dâng cho Việt Nam” [3] trên cơ sở cập nhật
các kịch bản được công bố vào năm 2009. Theo
đó, phân tích và đánh giá một số đặc trưng khí hậu
cơ bản như biến động lượng mưa, nhiệt độ trung
bình năm theo 3 kịch bản biến đổi khí hậu (phát
thải cao, trung bình và thấp) đã được làm chi tiết
đến từng tỉnh.
Lượng mưa là một trong các yếu tố khí hậu có
ảnh hưởng rất lớn đến biến động TNN. Trong các
báo cáo kịch bản BĐKH cho một vùng lãnh thổ,
người ta thường chú trọng đến phân tích diễn biến
tổng lượng mưa theo thời gian theo các kịch bản
phát thải khí nhà kính mà ít khi phân tích chi tiết
các đặc trưng thống kê khác, ví dụ biến động về
thời gian mưa, khô hạn và đặc biệt là lượng mưa
cực trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các đặc
trưng thống kê này lại có vai trò lớn hơn đến biến
động TNN so với tổng lượng mưa tùy thuộc vào
đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Ngoài ra, việc
phân tích các đặc trưng thống kê này còn mang đến
những thông tin hữu ích có thể giúp đánh giá sơ bộ
ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước trong
vùng nghiên cứu.
Bài báo này nhằm chia sẻ kinh nghiệm áp dụng
phương pháp chi tiết hóa thống kê kết hợp với
“máy” tạo thời tiết (Weather Generator) LARS-
WG để phân tích và đánh giá một số đặc trưng khí
hậu cực trị (thời gian mưa/khô hạn, lượng mưa cực
trị) cho vùng đồng bằng Gio Linh theo 3 kịch bản
BĐKH dựa trên số liệu tính toán từ mô hình hoàn
lưu chung toàn cầu GFDL-CM2.1. Để kiểm chứng
độ tin cậy, kết quả phân tích sẽ được so sánh đối
chiếu với Báo cáo Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt
Nam năm 2012. Dựa trên kết quả phân tích các đặc
trưng thống kê nói trên, bài báo này cũng đưa ra một
số nhận định ban đầu về ảnh hưởng của BĐKH đến
tài nguyên nước trong vùng nghiên cứu.
2. Vùng nghiên cứu và số liệu sử dụng
Nghiên cứu này đã thu thập và sử dụng chuỗi
số liệu quan trắc (lượng mưa, nhiệt độ trung bình,
lớn nhất và nhỏ nhất, và tổng số giờ nắng ngày) từ
năm 1976 đến năm 2000 của trạm khí tượng Đông
Hà (có kinh độ 107,083° Đông, vỹ độ 16,8333°
89
Bắc, cao độ 9,46m). Trạm này có vị trí cạnh sông
Thạch Hãn và số liệu quan trắc từ trạm này được
xem như đại diện cho khí hậu giai đoạn cuối thế kỷ
XX của toàn bộ vùng đồng bằng ven biển Gio Linh
tỉnh Quảng Trị (hình 1). Chuỗi số liệu này được
chúng tôi sử dụng để tính các đặc trưng thống kê
của khí hậu vùng nghiên cứu làm cơ sở để tạo ra
các chuỗi dữ liệu cho các giai đoạn 2046 - 2065 và
2081 - 2100.
Hình 1. Vùng nghiên cứu đồng bằng Gio Linh
thuộc tỉnh Quảng Trị
Ngoài ra, để sử dụng phương pháp chi tiết hóa
thống kê kết hợp với tạo chuỗi số liệu bằng “máy”
tạo thời tiết LARS-WG trong nghiên cứu này
chúng tôi còn sử dụng số liệu lượng mưa, tổng
lượng bức xạ, nhiệt độ trung bình, lớn nhất và nhỏ
nhất ngày tính toán từ mô hình hoàn lưu chung
toàn cầu GFDL-CM2.1 cho cả ba kịch bản phát
thải thấp (B2), trung bình (A1B) và cao (A2) của
ba giai đoạn: cơ sở 1961 - 2000 và tương lai 2046 -
2065, 2081 - 2100. Những số liệu này được tải về
từ trang Web của Chương trình Đối sánh và Chuẩn
đoán mô hình khí hậu (Program for Climate Model
Diagnosis and Inter-comparison - PCMDI) tại địa
chỉ https://esg.llnl.gov:8443/. Trong lưới ô vuông
kết quả tính toán của mô hình GFDL-CM2.1, trạm
khí tượng Đông Hà nằm ở vị trí gần góc dưới -
phải của ô vuông có chỉ số cột 43 hàng 54 (hình 2)
nên trong nghiên cứu này số liệu trích xuất từ 4 ô
vuông có chỉ số cột - hàng 43-54, 44-54, 43-55 và
44-55 được tính trung bình cộng để đảm bảo tính
đại diện cho vị trí trạm quan trắc và toàn bộ vùng
nghiên cứu.
Hình 2. Vị trí trạm khí tượng Đông Hà và vùng nghiên cứu
trong lưới ô vuông kết quả tính toán của mô hình
GFDL-CM2.1
3. Phương pháp nghiên cứu và trình tự tiến hành
Lưới ô vuông (cell grid) tính toán của các mô
hình GCM thường có độ phân giải rất thô, mỗi ô
vuông (cell) thường có kích thước mỗi chiều không
nhỏ hơn 1° tương đương khoảng 110,9km. Do vậy,
cần phải làm chi tiết và chính xác hóa số liệu tính
toán cho ô vuông đó sao cho phù hợp với đặc trưng
khí hậu của vị trí nghiên cứu (hình 3). Trên thế giới
hiện nay có hai hướng tiếp cận chủ đạo về vấn đề
này: (i) chi tiết hóa thống kê (statistical
downscaling), tức là hiệu chỉnh lại số liệu của các
mô hình GCM tính toán cho một (hoặc một số) ô
vuông nào đó sao cho phù hợp với các đặc trưng
thống kê của chuỗi số liệu quan trắc được tại một
vị trí nghiên cứu nằm trong ô vuông này; (ii) chi
tiết hóa động (dynamic downscaling), nghĩa là
chạy mô phỏng lại mô hình hoàn lưu cho một vùng
(Regional Circulation Model - RCM) nhưng ở độ
phân giải mịn hơn khi sử dụng các chuỗi số liệu
khí tượng đã được các mô hình GCM tính toán,
tuân theo các điều kiện biên riêng biệt và dựa trên
các phương trình mô phỏng toán lý đặc trưng cho
vùng đó. Do đặc điểm dễ áp dụng và ít tốn kém
hơn nên phương pháp chi tiết hóa thống kê thường
hay được ứng dụng trong thực tiễn. Các phương
pháp chi tiết hóa thống kê thường áp dụng nguyên
lý “xáo trộn” (perturbation), theo đó tùy theo từng
loại yếu tố khí tượng người ta tính hệ số thay đổi
tương đối (tính bằng tỷ số) hay tuyệt đối (tính bằng
hiệu số) của yếu tố đó trong giai đoạn hiện tại và
giai đoạn tương lai dựa trên kết quả tính toán của
mô hình GCM rồi nhân (trong trường hợp hệ số
thay đổi tương đối) hay cộng (trong trường hợp hệ
90
số thay đổi tuyệt đối) giá trị này với yếu tố khí
tượng do các bộ “máy” tạo thời tiết tạo ra để diễn
toán cho giai đoạn tương lai.
Hình 3. Sơ đồ minh họa phương pháp làm chi tiết hóa
kết quả tính toán từ các mô hình GCM
Các “máy” tạo thời tiết về bản chất là sử dụng
các mô hình toán xác suất - thống kê để mô phỏng
và tạo chuỗi số liệu khí tượng tổng hợp (synthetic
time series) có độ dài không giới hạn dựa trên các
đặc trưng thống kê của chuỗi số liệu quan trắc.Ví
dụ “máy” WGEN (Cục Nông nghiệp Liên Bang
Hoa Kỳ, [2]) mô phỏng sự xuất hiện của mưa khi
sử dụng xích Markov (Markov Chain) bậc 1 hai
trạng thái: tổng lượng mưa trong thời kỳ mưa mô
phỏng theo quy luật phân bố gamma; nhiệt độ và
lượng bức xạ được mô phỏng theo mô hình tự hồi
quy AR (Autoregression) ba biến bậc 1 có điều
kiện phụ thuộc vào sự xuất hiện của mưa. Trong
khi đó, “máy” LARS-WG lại sử dụng công cụ tạo
chuỗi số liệu ngẫu nhiên (với nhân ngẫu nhiên
được chỉ định) để mô phỏng sự xuất hiện chuỗi các
ngày mưa và không mưa theo các đặc trưng thống
kê của hàm phân bố thực nghiệm (Em = {ao, ai; hi; i
= 1, 2,, 10} với ai-1< ai và hi là số lượng quan
trắc rơi vào khoảng giá trị thứ i) chứ không theo
xích Markov. Nghiên cứu này đã lựa chọn “máy”
tạo thời tiết LARS-WG để áp dụng vì: (i) LARS-
WG dường như mô phỏng các cực trị tốt hơn
WGEN do bản chất phương pháp tính khác nhau
như đã trình bày ở trên; (ii) LARS-WG cũng đã
được sử dụng trong việc xây dựng “Kịch bản Biến
đổi Khí hậu, Nước biển dâng cho Việt Nam” và kết
quả nghiên cứu của bài báo này cũng sẽ được đối
sánh với kết quả cuốn sách nêu trên.
Phiên bản hiện tại LARS-WG 5.5 cập nhật
ngày 3/5/2012 đã tích hợp nguyên lý “xáo trộn”
của phương pháp chi tiết hóa thống kêvà kết quả
tính toán của 15 mô hình GCM được công bố trong
Báo cáo Đánh giá lần thứ tư (AR4) năm 2007 của
Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC). Tuy
nhiên, sự tích hợp này chỉ dựa trên kết quả tính
toán của GCM đã được làm trung bình tháng nên
khi áp dụng để phân tích các cực trị của yếu tố khí
tượng sẽ bị hạn chế; Thay vì chỉ dựa trên giá trị
được làm trung bình tháng mặc định nói trên (trong
khuôn khổ bài báo này gọi là phương án “xáo trộn
mặc định - XTMĐ”), nghiên cứu này sử dụng kết
quả tính toán theo ngày của GCM để tính các hệ số
thay đổi và áp dụng nguyên lý “xáo trộn” tích hợp
trong LARS-WG để tạo chuỗi số liệu. Chúng tôi
gọi phương án này là “xáo trộn chỉ định - XTCĐ”.
Trình tự thực hiện XTCĐ được mô tả bằng 3 bước
như sau:
- Bước 1: Tải về và trích xuất số liệu kết quả
tính toán của mô hình GFDL-CM2.1 cho 4 ô
vuông xung quanh trạm Đông Hà. Có thể sử dụng
phần mềm Panoly 3.1.4 và MatLab R2012a (sử
dụng các hàm ncdisp, ncread,dlmwrite và save hay
gói công cụ NcBrowser) để hỗ trợ hiển thị thông
tin, đọc và ghi dữ liệu cần trích xuất từ các file số
liệu tải về.
- Bước 2: Chạy và cân chỉnh LARS-WG để lựa
chọn nhân ngẫu nhiên thích hợp (hình 4). Số liệu
quan trắc được sử dụng làm đầu vào cho LARS-
WG để tính các đặc trưng thống kê (bằng chức
năng SITE ANALYSIS) như tổng lượng mưa
tháng, độ lệch chuẩn, độ dài của các đợt mưa và
không mưa. Sau đó, chức năng GENERATE của
LARS-WG được sử dụng để tạo chuỗi dữ liệu tổng
hợp lượng mưa ngày (synthetic daily rainfall data)
có độ dài 500 năm có cùng các đặc trưng thống kê
như chuỗi số liệu quan trắc. Các đặc trưng thống kê
của hai chuỗi số liệu quan trắc và tổng hợp sau đó
sẽ được so sánh với nhau. Nếu các đặc trưng này
quá khác biệt nhau, LARS-WG lại được sử dụng
để tạo chuỗi dữ liệu tổng hợp lượng mưa ngày
khác bằng cách thay đổi giá trị nhân ngẫu nhiên;
quá trình này được lặp lại cho đến khi lựa chọn
được giá trị nhân ngẫu nhiên phù hợp đảm bảo các
đặc trưng thống kê của số liệu quan trắc và tổng
hợp tương đồng nhau. Giá trị nhân ngẫu nhiên
91
được lựa chọn sẽ được dùng cho các bước tạo
chuỗi số liệu tiếp theo.
- Bước 3: tạo chuỗi dữ liệu tổng hợp theo nhân
ngẫu nhiên đã được lựa chọn.
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương án
XTCĐ để tạo chuỗi số liệu mưa cho vùng nghiên
cứu. Cụ thể: dựa trên chuỗi số liệu kết quả tính
toán theo ngày của mô hình GFDL-CM2.1 đã tải
về, chúng tôi tính toán các hệ số thay đổi cho từng
yếu tố khí tượng tương ứng với từng kịch bản
BĐKH của hai giai đoạn 2046 - 2065 và 2081 -
2100 so với giai đoạn cơ sở 1961 - 2000; và
LARS-WG sẽ sử dụng các hệ số thay đổi này để
tạo chuỗi số liệu tổng hợp 30 năm cho từng kịch
bản BĐKH của hai giai đoạn 2046 - 2065 và 2081 -
2100 theo nguyên lý “xáo trộn” dựa trên các đặc
trưng thống kê khí tượng của trạm Đông Hà, giá trị
nhân ngẫu nhiên đã được lựa chọn và file dữ liệu
đầu vào tương ứng. Chuỗi số liệu sau khi được tạo
ra sẽ được phân tích và đánh giá theo một số đặc
trưng thống kê trung bình và cực trị của lượng mưa.
Hình 4. Sơ đồ khối quy trình tính toán với
“máy” tạo thời tiết LARS-WG
Một đặc điểm chung của các kết quả tính toán
của các mô hình GCM là có tính không chắc chắn
rất cao do sự không đầy đủ của số liệu đầu vào,
tính chất phức tạp của biến đổi khí hậu, sự chưa
hoàn thiện của các phương trình toán lý sử dụng
trong mô hình mô phỏng và các điều kiện biên áp
dụng khi chạy các mô hình. Đó là lý do tại sao các
nhà nghiên cứu thủy văn không bao giờ tham chiếu
đến một thời điểm cụ thể, ví dụ ngày xx tháng yy
năm 2050 sẽ có lượng mưa là I mm, khi sử dụng kết
quả của các mô hình GCM và các phương pháp chi
tiết hóa thống kê vào các ứng dụng cụ thể; thay vào
đó, kết quả tính toán nói trên phải được hiểu là tháng
yy trong giai đoạn 2046 - 2065 sẽ có một ngày có
lượng mưa I mm. Chính vì vậy, trong các ứng dụng
cụ thể kết quả tính toán từ các phương pháp chi tiết
hóa thống kê thường được thể hiện ở bước thời gian
ngắn nhất là tháng trong một giai đoạn tham chiếu;
ví dụ theo kịch bản A1B, lượng mưa trung bình
tháng I trong giai đoạn 2046 - 2065 là 100 mm và
trong giai đoạn 2081 - 2100 là 110mm.
Kết quả áp dụng phương pháp chi tiết hóa
thống kê để đánh giá các đại lượng mưa cực trị
theo các kịch bản khí hậu dựa trên “máy” tạo thời
tiết LARS-WG đối với vùng đồng bằng Gio Linh
được trình bày cụ thể dưới đây.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Giai đoạn cơ sở (baseline) 1961-2000
Để có thể đánh giá mức độ tin cậy của phương
pháp chi tiết hóa thống kê đánh giá các đại lượng
mưa cực trị dựa trên “máy” tạo thời tiết LARS-
WG, trước hết chúng tôi xem xét kết quả tính toán
cho giai đoạn cơ sở 1961 - 2000. Hình 5 cho thấy
lượng mưa trung bình tháng của chuỗi dữ liệu do
LARS-WG tái tạo theo cả hai phương án XTMĐ
và XTCĐ khá phù hợp với số liệu quan trắc. Cả
XTTH và XTCĐ đều mô phỏng tương đối tốt
lượng mưa ngày lớn nhất trong các tháng II - III,
V,VII, IX và XI. Tuy nhiên, cả hai lại “phóng đại”
lượng mưa ngày lớn nhất trong các tháng I, IV, VI,
VIII và XII, trong khi đó lại “giảm nhẹ” lượng mưa
ngày lớn nhất 447.5 mm quan trắc được trong ngày
2/10/1985. Giá trị độ lệch chuẩn của số liệu do
XTMĐ và XTCĐ tạo ra trong các tháng mưa bão
IX - XI nhỏ hơn so với số liệu quan trắc cho thấy
rằng giá trị lượng mưa ngày lớn nhất do XTMĐ và
XTCĐ tính được cũng nhỏ hơn so với số liệu quan
trắc. Với các đại lượng khác cũng có thể thấy sai số
nhất định giữa kết quả tính toán của XTMĐ và
XTCĐ so với số liệu quan trắc: độ dài trung bình
của một đợt mưa trong tháng (hình 6) do XTMĐ
và XTCĐ có sự khác biệt đáng kể so với số liệu
quan trắc trong các tháng VIII và IX (là các tháng
bắt đầu mùa mưa ở Gio Linh); trong khi đó sự khác
biệt rõ rệt nhất đối với đại lượng độ dài trung bình
của một thời kỳ không mưa trong tháng (hình 7) lại
xảy ra vào tháng VIII. Sự khác biệt trong kết quả
tính toán của XTMĐ và XTCĐ (mặc dù chúng chỉ
là các biến thể tính toán khác nhau của LARS-WG)
là do cách tính nguồn dữ liệu đầu vào: XTMĐ chỉ
lấy dữ liệu từ 1 ô vuông phủ trùm trạm Đông Hà,
trong khi đó XTCĐ lại lấy giá trị trung bình của 4
ô vuông phủ trùm diện tích nghiên cứu; Ngoài ra,
92
XTMĐ được tính trên cơ sở số liệu đã được tính
trung bình theo tháng, còn XTCĐ được tính trên cơ
sở dữ liệu ngày. Chính vì sự khác biệt trong tính
toán này nên độ dài trung bình của một đợt mưa và
độ dài trung bình của một thời kỳ không mưa trong
tháng do XTCĐ tính được gần sát giá trị quan trắc
hơn so với XTMĐ.
Hình 5. So sánh lượng mưa (tính bằng mm) ngày lớn nhất,
lượng mưa trung bình thángvà độ lệch chuẩn của chuỗi dữ
liệu quan trắc (QT), chuỗi dữ liệu tính theo 2 phương án
XTMĐ và XTCĐ cho giai đoạn cơ sở 1961 - 2000
Hình 6. So sánh độ dài trung bình (tính bằng ngày) của một
đợt mưa trong tháng và độ lệch chuẩn của đợt mưa của
chuỗi dữ liệu quan trắc (QT), chuỗi dữ liệu tính theo 2
phương án XTMĐ và XTCĐ cho giai đoạn cơ sở 1961 - 2000
Hình 7. So sánh độ dài trung bình (ngày) của một thời kỳ
không mưa trong tháng và độ lệch chuẩn của thời kỳ
không mưa của chuỗi dữ liệu quan trắc (QT), chuỗi dữ
liệu tính theo 2 phương án XTMĐvà XTCĐ cho giai đoạn
cơ sở 1961 - 2000
Như vậy có thể kết luận: về cơ bản có thể áp
dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê dựa trên
“máy” tạo thời tiết LARS-WG để đánh giá các đại
lượng mưa cực trị theo các kịch bản khí hậu. Tuy
nhiên, cần thận trọng khi phân tích và sử dụng kết
quả tính toán trong các tháng thường xuất hiện các
cực trị (ví dụ tháng III cao điểm mùa khô hay các
tháng VIII - XI là các tháng mưa bão). Kết quả so
sánh nói trên cũng cho phép chúng tôi sử dụng
phương án XTCĐ trong việc phân tích các đại
lượng mưa cực trị của các giai đoạn trong thế kỷ
XXI ở các phần tiếp sau.
4.2. Giai đoạn những năm giữa thế kỷ XXI
(2046-2065)
Trong giai đoạn này, lượng mưa trung bình
tháng và độ dài trung bình 1 đợt mưa trong tháng
nhìn chung giảm nhẹ đều khi đi từ kịch bản thải
thấp (B1) → trung bình (A1B) → cao (A2) (bảng 1),
Bảng 1. Các đại lượng mưa cực trị theo các kịch bản BĐKH trong giai đoạn 2046 - 2065 tính theo
phương án XTCĐ
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) Độ dài lớn nhất 1 đợt mưa trong tháng (ngày)*
Độ dài lớn nhất1 thời kỳ không
mưa trong tháng (ngày)* Tháng
B1 A1B A2 B1 A1B A2 B1 A1B A2
I 196,7 148,1 155,4 9 9 9 20 20 20
II 52,9 42,1 38,1 14 14 14 17 13 13
III 35,8 32,6 31,9 11 12 12 30 30 30
IV 82,8 99,4 89,6 7 7 7 21 21 21
V 168,1 151,2 134,8 8 8 6 30 41 41
VI 136,9 112,0 109,3 8 10 10 27 28 28
VII 167,2 163,3 194,1 6 7 7 34 33 38
VIII 335,6 297,7 291,7 8 5 5 33 33 34
IX 364,3 367,7 371,9 19 19 19 14 16 16
X 396,6 345,3 411,6 22 22 22 11 9 9
XI 387,6 327,1 376,5 22 20 20 10 10 10
XII 366,9 233,3 288,2 12 12 12 19 19 19
Ghi chú: *được tính cho tháng có khoảng thời gian dài nhất nằm trong tháng đó
93
rõ rệt nhất là vào các tháng mưa bão X - XII. Có sự
khác biệt rõ rệt giữa 3 kịch bản về lượng mưa ngày
lớn nhất trong các tháng V - VI , VIII và đặc biệt
các tháng X - XII (bảng 1). Sự khác biệt giữa các
kịch bản này cũng được nhận biết đối với độ dài
lớn nhất 1 đợt mưa trong các tháng V - VII và VIII
và đối với độ dài lớn nhất 1 thời kỳ không mưa
trong các tháng II, V và tháng VII. Tất cả điều này
dường như nói lên, theo kịch bản phát thải cao,
vùng nghiên cứu có thể phải trải qua các đợt khô
hạn khốc liệt hơn trong các tháng mùa khô và mưa
lũ dữ dội hơn trong các tháng mùa mưa bão.
4.3. Giai đoạn những năm cuối thế kỷ XXI (2080
- 2099)
Trong giai đoạn này, lượng mưa trung bình
tháng (bảng 2) nhìn chung không có sự khác biệt
đáng kể theo cả 3 kịch bản BĐKH, ngoại trừ vào
các tháng V và IX - XII, trong đó theo kịch bản A2
dường như mưa nhiều hơn trong tháng V và mưa ít
hơn trong các tháng IX - XII so với các kịch bản
khác. Độ dài trung bình 1 đợt mưa trong tháng
(bảng 3) cũng không có sự khác biệt giữa các kịch
bản BĐKH, ngoại trừ trong tháng V theo kịch bản
A2 dường như ngắn hơn so với các kịch bản khác.
Đối với các đặc trưng cực trị khác (bảng 4) thì kịch
bản A1B cho thấy rõ sự khác biệt so với các kịch
bản B1 và A2, theo đó, vùng nghiên cứu trong
tháng VII có thể xuất hiện các đợt khô hạn dài hơn
và trong tháng IX - X có thể xuất hiện các trận lũ
lụt mạnh mẽ hơn.
Bảng 2. Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng) ở vùng Gio Linh theo các kịch bản và giai đoạn
Giai đoạn 2010 - 2030 Giai đoạn 2046 - 2065 Giai đoạn 2080 - 2099
Tháng Kịch bản B1 Kịch bản A1B Kịch bản A2 Kịch bản B1
Kịch bản
A1B Kịch bản A2 Kịch bản B1
Kịch bản
A1B Kịch bản A2
I 53,97 63,34 63,19 72,31 56,90 54,55 64,25 55,78 61,46
II 23,30 26,85 26,45 28,39 25,39 22,78 27,55 22,07 26,25
III 20,82 24,80 23,69 23,41 19,82 20,43 21,88 20,58 22,72
IV 49,26 45,20 48,42 48,02 47,06 42,29 52,08 41,44 55,16
V 108,29 100,95 119,61 104,80 101,52 92,27 126,14 98,20 131,00
VI 77,40 77,82 81,796 82,13 78,79 72,33 84,80 82,86 83,76
VII 82,49 78,37 77,83 69,46 85,18 90,85 85,53 92,69 82,52
VIII 127,16 136,39 130,15 176,44 135,50 131,96 142,54 148,93 137,28
IX 351,94 372,05 360,93 385,65 359,96 373,23 403,68 393,26 348,28
X 583,82 592,58 587,01 652,75 536,56 620,93 665,57 629,71 569,44
XI 465,45 485,28 452,94 594,21 402,24 495,06 530,08 483,00 516,96
XII 202,37 200,11 189,33 268,59 186,11 225,49 237,03 187,12 247,21
Bảng 3. Độ dài (tính bằng ngày) trung bình một đợt mưa trong tháng ở vùng Gio Linh
theo các kịch bản và giai đoạn
Giai đoạn 2010 - 2030 Giai đoạn 2046 - 2065 Giai đoạn 2080 - 2099
Tháng Kịch bản B1 Kịch bản
A1B
Kịch bản A2 Kịch bản B1 Kịch bản
A1B
Kịch bản A2 Kịch bản B1 Kịch bản
A1B
Kịch bản A2
I 1,81 1,81 1,81 1,85 1,81 1,78 1,81 1,81 1,75
II 2,41 2,45 2,45 2,41 2,41 2,42 2,41 2,45 2,45
III 2,05 2,07 2,07 2,01 2,05 2,04 2,05 2,07 2,06
IV 1,96 1,95 1,95 1,97 1,96 1,95 1,96 1,95 1,96
V 2,13 2,04 2,11 2,15 2,05 2,02 2,13 2,04 2,11
VI 1,64 1,54 1,60 1,63 1,60 1,61 1,64 1,60 1,63
VII 1,75 1,68 1,68 1,65 1,76 1,60 1,75 1,53 1,76
VIII 1,44 1,40 1,40 1,47 1,44 1,43 1,44 1,41 1,44
IX 2,34 2,19 2,19 2,2 2,33 2,33 2,31 2,18 2,35
X 5,20 5,24 5,24 5,23 5,2 5,12 5,12 5,24 5,23
XI 4,62 4,62 4,62 4,71 4,62 4,63 4,56 4,62 4,57
XII 2,63 2,59 2,58 2,61 2,61 2,64 2,62 2,60 2,57
94
Bảng 4. Các đại lượng mưa cực trị theo các kịch bản BĐKH trong giai đoạn 2080-2099
tính theo phương án XTCĐ
Lượng mưa ngày lớn nhất (mm) Độ dài lớn nhất 1 đợt mưa trong tháng ngày)*
Độ dài lớn nhất1 thời kỳ
không mưa trong tháng ngày)*Tháng
B1 A1B A2 B1 A1B A2 B1 A1B A2
I 175,6 146,7 171,4 9 9 9 20 20 20
II 45,6 39,6 43,2 14 14 14 13 13 13
III 36 31,3 36,6 12 12 12 30 30 30
IV 112 94,1 116,1 7 7 7 21 21 21
V 177,1 143,4 182,6 8 8 8 41 41 41
VI 41 123 125,1 10 8 10 28 28 28
VII 164 217,1 158,1 7 7 7 33 38 34
VIII 317 325,2 296,7 5 7 5 33 34 33
IX 373,3 398,8 398,8 19 14 19 16 16 16
X 394,9 397 364,6 22 22 22 9 9 9
XI 385,1 379,7 399,3 20 20 20 10 10 10
XII 294,3 248,5 311,3 12 12 12 19 19 19
Ghi chú: *được tính cho tháng có khoảng thời gian dài nhất nằm trong tháng đó
4.4. Xu hướng biến động lượng mưa trong thế kỷ
XXI theo từng kịch bản
Theo kịch bản phát thải thấp (B1), trong các
tháng I - IX lượng mưa trung bình tháng hầu như
không biến động nhiều từ đầu thế kỷ (hình 11);
Tuy nhiên vào các tháng mùa mưa (VIII - XII)
lượng mưa trung bình tháng vào giữa và cuối thế
kỷ có xu hướng lớn hơn đầu thế kỷ (hình 8). Theo
kịch bản phát thải trung bình (A1B) lượng mưa
trung bình tháng vào các tháng mùa mưa ở thời kỳ
đầu và cuối thế kỷ dường như lớn hơn thời đoạn
giữa thế kỷ (hình 9).Theo kịch bản phát thải cao
(A2), lượng mưa trung bình tháng thể hiện sự khác
biệt rõ giữa thời kỳ đầu và cuối so với giữa thế kỷ
vào tháng V (tháng cuối mùa khô) và các tháng X -
XII (mùa mưa bão) (hình 10) mặc dù độ dài trung
bình một đợt mưa trong tháng hầu như không có sự
khác biệt xuyên suốt toàn bộ thế kỷ (hình 11). Điều
này chỉ có thể giải thích bằng tính bất thường của
thời tiết dưới tác động của phát thải khí: lượng khí
thải càng cao, khô hạn càng khắc nghiệt (tháng V)
và mưa bão càng lớn (tháng X - XII).
Hình 8. Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng) theo
kịch bản B1 trong các giai đoạn của thế kỷ XXI
Hình 9. Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng) theo
kịch bản A1B trong các giai đoạn của thế kỷ XXI
Hình 10. Lượng mưa trung bình tháng (mm/tháng) theo
kịch bản A2 trong các giai đoạn của thế kỷ XXI
Hình 11. Độ dài trung bình một đợt mưa trong tháng (ngày)
theo kịch bản A2 trong các giai đoạn của thế kỷ XXI
95
Theo kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam đã
công bố đối với vùng Quảng Bình - Quảng Trị -
Thừa Thiên Huế:
- Theo kịch bản phát thải thấp: vào giữa và cuối
thế kỷ XXI lượng mưa có xu hướng tăng nhiều
nhất đến 6%. Kết luận này hoàn toàn tương đồng
với kết quả của nghiên cứu này (hình 8);
- Theo kịch bản phát thải trung bình: vào giữa
thế kỷ XXI lượng mưa có xu hướng giảm khoảng 2
- 4% và sau đó tăng chút ít (khoảng 1 - 2%) vào
cuối thế kỷ. Kết luận này tương đối tương đồng với
kết quả của nghiên cứu này (hình 9);
- Theo kịch bản phát thải cao: đến giữa thế thế
kỷ XXI lượng mưa giảm và đến cuối thế thế kỷ
XXI lượng mưa tăng ở mức 4 - 6%. Kết luận này
cũng khá phù hợp với kết quả của nghiên cứu này
(hình 10).
Lưu ý rằng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt
Nam sử dụng kết quả tính toán từ 10 mô hình
GCM khác nhau và sử dụng một tổ hợp nhiều mô
hình tính toán khác nhau trong đó bao gồm cả
LARS-WG. Tuy chỉ sử dụng kết quả tính toán của
mô hình GFDL-CM2.1 và chỉ sử dụng phương
pháp chi tiết hóa thống kê dựa trên “máy” tạo thời
tiết LARS-WG với phương án XTCĐ, kết quả của
nghiên cứu này cho thấy sự tương đồng cao với các
kết luận trong kịch bản BĐKH, NBD cho Việt
Nam đã công bố năm 2012.
Với giả thiết lượng bổ cập cho nước dưới đất tỷ
lệ thuận với lượng mưa, dựa trên kết quả phân tích
nêu trên có thể tạm thời suy luận như sau: nếu biến
đổi khí hậu toàn cầu xảy ra theo kịch bản phát thải
khí cao (A2), trong tháng khô hạn nhất (tháng V)
trữ lượng nước dưới đất trong vùng đồng bằng Gio
Linh sẽ giảm đi ở khoảng giữa thế kỷ XXI. Tuy
nhiên, để có được các kết luận tin cậy và mang tính
định lượng hơn còn cần phải tiến hành thêm các
nghiên cứu về lượng bổ cập nước dưới đất theo
kịch bản và lượng mưa đã phân tích trong bài
báo này.
5. Kết luận
Trong các nghiên cứu, đánh giá tác động của
BĐKH đến tài nguyên nước, một số thông tin cần
quan tâm như diễn biến lượng mưa cực đại, diễn
biến thời gian đợt mưa (hay không mưa) trung bình
và cực đại theo các kịch bản và giai đoạn khác
nhau ở một vùng nghiên cứu cụ thể có thể không
được báo cáo chi tiết trong kịch bản BĐKH, NBD
cho Việt Nam đã được công bố. Bài báo này đã
cung cấp một cái nhìn cận cảnh về phương pháp và
quy trình thực hiện giúp cho việc triết xuất các
thông tin này từ các kết quả tính toán của các mô
hình hoàn lưu toàn cầu GCM. Qua ứng dụng cụ thể
vào vùng đồng bằng Gio Linh có thể thấy việc
phân tích giải đoán các thông tin này có thể trợ
giúp công tác đánh giá tác động của BĐKH đến tài
nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng.
Kinh nghiệm áp dụng phương pháp chi tiết hóa
thống kê đánh giá các đại lượng mưa cực trị theo
các kịch bản khí hậu dựa trên “máy” tạo thời tiết
LARS-WG đối với vùng đồng bằng Gio Linh
cho thấy:
- Mặc dù phương án “Xáo trộn chỉ định” phức
tạp và tốn công sức, thời gian hơn rất nhiều so với
phương án “Xáo trộn mặc định” của “máy” tạo
thời tiết LARS-WG, nó rất nên được áp dụng ở
những vùng có khí hậu khác biệt nhiều so với các
vùng xung quanh. Đối với vùng Gio Linh, kết quả
tính toán của mô hình GFDL-CM2.1 cho 2 ô
vuông ven biển (cột 44 hàng 54 và cột 44 hàng 55
trong hình 2) có đặc trưng khí hậu biển - đại dương
(nóng ẩm mưa nhiều và bão nhiệt đới) trong khi 2
ô vuông còn lại có đặc trưng khí hậu trên đất liền
(nóng, khô và mưa gió mùa đông bắc). Việc sử
dụng kết quả trung bình của cả bốn ô vuông này
thay vì chỉ một ô vuông sẽ cho kết quả “đại diện”
hơn cho vùng nghiên cứu.
- Trong phân tích đánh giá các cực trị của các
yếu tố khí hậu nên sử dụng các kết quả tính toán
theo ngày của các mô hình GCM thay vì chỉ sử
dụng giá trị đã được làm trung bình tháng theo
phương án “Xáo trộn mặc định” của “máy” tạo
thời tiết LARS-WG.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tiến hành
trong khuôn khổ các hoạt động của đề tài “Nghiên
cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên
nước dưới đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước cho người dân ở các vùng ven biển Việt
Nam” (mã số FWO.2011.38) thuộc chương trình
hợp tác song phương Việt - Bỉ do Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam
(NAFOSTED) và Quỹ khoa học Flanders - Vương
quốc Bỉ (FWO) đồng tài trợ. Tập thể tác giả trân
trọng cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của
Ban Quản lý các Quỹ nêu trên. Ngoài ra, tập thể
tác giả cũng cảm ơn TS. Mikhail A. Semenov
thuộc Trung tâm Nghiên cứu Rothamsted (Vương
96
quốc Anh) đã hướng dẫn và có các trao đổi hữu ích
trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Mikhail A. Semenov and Elaine M.
Barrow, 2002: LARS-WG - A Stochastic Weather
Generator for Use in Climate Impact Studies.
Rothamsted Research, Harpenden, Hertfordshire,
AL5 2JQ, UK. 27pages.
[2] Richardson CW, Wright DA, 1984:
WGEN: A model for generating daily weather
variables. US Department of Agriculture,
Agricultural Research Service, ARS-8. USDA,
Washington, DC.
[3] Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, 2012: Kịch
bản Biến đổi Khí hậu, Nước biển dâng cho Việt
Nam. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số đăng ký
KHXB: 09-2012/CXB/16-249/BĐ. 97 trang.
SUMMARY
Application of downscalling method based on the LARS-WG weather generator toassess extreme rainfall
features: a case study in the coastal plain of Gio Linh District, Quang Tri Province
The National Climate Change and Sea Water Rise Scenarios for Vietnam (NCCASWRS) updated in 2012 has been
recently published by the Ministry of Natural Resources & Environment of Vietnam, which analyzes and assesses rainfall
variation in accordance with three gas emission scenarios for every province of Vietnam. However, this book as targeted
at national scale provides only information and data represented large areas and regions, and therefore does not provide
sufficiently detailed informations that can be used as input data for hydrological modeling to assess the impact of global
climate change on water resources in the area under study.
This paper shares experience of the application of the downscaling method based on the LARS-WG weather
generator to assesses the rainfall variation in the Gio Linh coastal plain in correspondence with three gas emission
scenarios and with simulated result of the general circulation modelGFDL-CM2.1. In this study, the time series data
observed at Dong Ha Gauge is used as the site baseline data, and output from the GFDL-CM2.1 model calculated for
four cells surrounding Dong Ha Gauge is averaged to represent the entire Gio Linh Costal Plain. Necessary parameters
for “perturbation” principle of the downscaling method is calculated and sunsequently used in the LARS-WG weather
generator to generate time series data of precipitation in accordance with the three GCC scenarios. On the basis of the
generated time series data of precipitation, this study focuses on analysis and interpretation of important statistical
features such as variation in time of wet/dry spell length and rainfall extreme events in corespomdence with the GCC
scenarios. Research result for Gio Linh Plain is also compared with relevant information addressed in the NCCASWRS
book. Also based on the analysis of these statistical features this study gives preliminary assessments on the impact of
GCC on water resources in the area under study.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3042_10266_1_pb_7539_2107953.pdf