Kết quả nghiên cứu khẳng định vị ngọt đạm
là thuộc tính cảm quan QDA đặc trưng cho
cá Tra tươi mới bảo quản lạnh, các thuộc tính
QDA mùi mốc, mùi ôi khét, vị hỏng thối và bề
mặt có màu sậm đặc trưng cho cá Tra kém tươi
bảo quản lâu ngày. Điểm QDA và Torry của
fi llet cá Tra vẫn còn trong giới hạn chấp nhận
làm thực phẩm sau 15 ngày bảo quản ở 1 ± 1ºC
và 7 ngày ở 4 ± 1ºC. Do đó, khuyến cáo nên
dựa trên kết quả đánh giá kết hợp của các chỉ
tiêu cảm quan, vi sinh vật (như TVC) và các
chỉ tiêu chất lượng khác (như TVB-N) để có
thể đưa ra kết luận chính xác hơn về độ tươi, và
dự đoán tốt nhất thời gian bảo quản fi llet cá Tra
bảo quản ở nhiệt odoj dương thấp
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp phân tích mô tả định lượng (qda) và torry trong đánh giá chất lượng cảm quan của fillet cá tra (pangasius hypophthalmus) bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1ºc và 4ºc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÔ TẢ ĐỊNH LƯỢNG (QDA)
VÀ TORRY TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN
CỦA FILLET CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus)
BẢO QUẢN LẠNH Ở NHIỆT ĐỘ 1ºC VÀ 4ºC
APPLICATION OF QUANTITATIVE DESCRIPTIVE ANALYSIS (QDA)
AND TORRY SCHEME IN SENSORY ASSESSMENT
OF TRA CATFISH (Pangasius hypophthalmus) FILLETS STORED AT 1ºC AND 4ºC
Mai Thị Tuyết Nga¹, Huỳnh Thị Ái Vân¹
Ngày nhận bài: 26/4/2018; Ngày phản biện thông qua: / /2018; Ngày duyệt đăng: / /2018
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích mô tả định lượng (QDA) và Torry được sử dụng để đánh
giá chất lượng cảm quan của fi llet cá Tra (Pangasius hypophthalmus) bảo quản lạnh ở 1 ± 1ºC và 4 ± 1ºC. Kết
quả nghiên cứu khẳng định vị ngọt đạm là thuộc tính cảm quan QDA đặc trưng cho cá Tra tươi mới bảo quản
lạnh. Trong khi đó các thuộc tính cảm quan QDA mùi mốc, mùi ôi khét, vị hỏng thối và bề mặt có màu sậm đặc
trưng cho cá Tra kém tươi do đã bảo quản lâu. Điểm QDA và Torry của fi llet cá Tra vẫn còn trong giới hạn
chấp nhận làm thực phẩm sau 15 ngày bảo quản ở 1 ± 1ºC và 7 ngày ở 4 ± 1ºC.
Từ khóa: cá Tra, cảm quan, QDA, Torry.
ABSTRACT
In this study, Quantitative Descriptive Analysis (QDA) and Torry scheme were used to assess the sensory
quality of Tra catfi sh (Pangasius hypophthalmus) fi llets stored at 1 ± 1ºC and 4 ± 1ºC. The results confi rmed
that fresh fi sh was characterised by sweet fl avour, whereas old Tra catfi sh fi sh was characterised by mushy,
rancid odour, spoilage fl avour, and dark appearance of QDA attributes. QDA and Torry scores were still within
the acceptable limit for human consumption after 15 days of storage at 1 ± 1ºC, and 7 days at 4 ± 1ºC.
Keywords: QDA, Pangasius, sensory, Torry.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá cảm quan là một phương pháp rất
phổ biến để xác định độ tươi của nguyên liệu.
Để giảm thiểu ảnh hưởng chủ quan của cảm
quan viên đến độ tin cậy của kết quả, đánh giá
cảm quan cần được tiêu chuẩn hóa để trở thành
một phương pháp đo lường khách quan [13].
Phương pháp phân tích định lượng (QDA) cung
cấp một bảng mô tả chi tiết tất cả các thuộc tính
cảm quan cả về định tính và định lượng. Các
thuộc tính cảm quan của thực phẩm được sử
dụng như bề ngoài, cấu trúc, mùi và vị. Việc phát
hiện và mô tả thuộc tính cảm quan được thực
hiện bởi một hội đồng cảm quan đã được đào tạo
bao gồm 10-12 người [14]. Phương pháp này có
thể được sử dụng trong đánh giá cảm quan các
mẫu cá đã được nấu chín để xác định thời gian
tối đa trong bảo quản lạnh cho cá [16].
Khi đánh giá cảm quan bằng phương pháp
QDA, người ta sử dụng thang điểm không cấu trúc
(đường thẳng được nối từ đầu mút bên trái qua đầu
mút bên phải) để mô tả cường độ các chỉ tiêu. Thang
đo có chiều dài 15 cm (6 inch), có đường giới hạn
ở hai đầu và càng di chuyển về phía bên phải của
thang đo thì cường độ càng cao. Thành viên của
hội đồng được hướng dẫn để đặt một đường thẳng
đứng tại một điểm trên thang đo đường ngang, đại
diện cho cường độ của thuộc tính đó [14, 15]. Các
cảm quan viên thường đánh giá cường độ thuộc
tính không giống nhau, nhưng điều này không
quan trọng, mà sự khác nhau tương đối giữa các
sản phẩm được nhận diện bởi từng cảm quan viên
mới là thông tin có giá trị.¹ Khoa Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nha Trang
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47
Thang điểm Torry đầu tiên do Trạm nghiên
cứu Torry phát triển, được sử dụng để đánh
giá độ tươi của thủy sản sau khi nấu chín mẫu.
Thang điểm Torry là thang điểm từ 10 (cho thủy
sản rất tươi về vị và mùi) đến 3 (cho thủy sản
đã hư hỏng, không còn phù hợp cho người tiêu
dùng) [12]. Phòng thí nghiệm Thủy sản Iceland
(IFL) cũ thường sử dụng điểm số 5,5 để làm
giới hạn sử dụng cho người đối với hầu hết các
loài thủy sản, bởi sau đó hội đồng cảm quan bắt
đầu phát hiện ra những bằng chứng của việc hư
hỏng như vị chua và sự xuất hiện của mùi lạ.
Thang được phát triển cho các loài cá béo [12],
cá béo trung bình và cá ít béo, cũng như cho
một số loại thủy sản khác [5].
Phương pháp QDA và Torry đã được áp
dụng để đánh giá chất lượng cảm quan của một
số sản phẩm thủy sản khác nhau, ví dụ như
Mực ống bay Nhật (Todarodes pacifi cus) [10],
lát cá Bớp nuôi (Rachycentron canadum) [15],
fi llet cá Rô phi nuôi (Oreochromis niloticus)
[7], fi llet cá Tuyết (Gadus morhua) [6], loi cá
tuyết [11], cá hồi Atlantic nuôi (Salmo salar)
[17] và fi llet cá Tra nuôi bảo quản lạnh [9].
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là
loài thủy sản nuôi chủ lực của nước ta. Theo
VASEP (2016), năm 2015 diện tích nuôi cá tra
đạt 5.623 ha với tổng sản lượng 1.123.004 tấn,
giá trị xuất khẩu chiếm 1,56 tỷ USD trong 6,57
tỷ USD tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả
năm [4]. Một trong những mặt hàng cá Tra xuất
khẩu và tiêu thụ nội địa chủ yếu là dạng fi llet
bảo quản đông hoặc lạnh. Do đó, việc đưa ra
phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm tin
cậy là một yêu cầu cấp thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu này là áp dụng
phương pháp QDA và Torry để đánh giá chất
lượng cảm quan của fi llet cá Tra bảo quản lạnh
ở 1 ± 1ºC và 4 ± 1ºC, đối sánh với kết quả đánh
giá bằng các phương pháp khác từ đó đưa ra
được khuyến cáo trong áp dụng những phương
pháp cảm quan này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Fillet cá Tra (Pangasius hypophthalmus)
thành phẩm dạng bán block lạnh đông được
mua từ Nhà máy chế biến thủy sản Ấn Độ
Dương – Công ty cổ phần Nam Việt, An Giang.
Mỗi block có khoảng 14 – 18 miếng fi llet. Fillet
cá Tra được dùng làm thí nghiệm là loại thịt
trắng, kích cỡ 170 – 220g/fi llet. Các bán block
được xếp vào các thùng xốp cách nhiệt sức
chứa 30 kg, có đá gel ở trên cùng, đậy kín để
giữ lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm
Công nghệ Thực phẩm-Trường Đại học Nha
Trang trong vòng 16 tiếng. Nhiệt kế tự ghi
3M TL30 (3M, Mỹ) được đặt trong thùng, ở
mặt trên cùng của lớp cá để theo dõi nhiệt độ
bảo quản cá trong suốt thời gian vận chuyển từ
nhà máy về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí
nghiệm, mỗi bán block được cho vào túi PA,
mã hóa và bảo quản trong tủ đông -35ºC.
Trước mỗi thí nghiệm, các bán block được
rã đông ở nhiệt độ 4ºC trong thời gian 18-24
tiếng. Fillet cá được tách block, xếp khay xốp
sạch (1 fi llet/khay), bọc kín bằng màng PE để
giảm tác động môi trường lên miếng cá, tiếp
tục rã đông ở nhiệt độ môi trường trong thời
gian từ 20 - 30 phút để về được nhiệt độ cần
bảo quản trong thí nghiệm (1 ± 1ºC và 4 ± 1ºC).
Fillet cá Tra được bảo quản ở chế độ 1 ± 1ºC
và 4 ± 1ºC với tổng thời gian bảo quản tương ứng
là 15 và 7 ngày. Ở chế độ 1ºC, mẫu được định kỳ
đánh giá sau ngày bảo quản thứ 0, 3, 6, 9, 12, 14,
15. Ở chế độ 4ºC, mẫu được định kỳ đánh giá
sau ngày bảo quản thứ 0, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Ngày
0 được tính là ngày từ lúc cá được rã đông đem
đi bảo quản lạnh. Song song với đánh giá cảm
quan, mẫu còn phân tích các chỉ tiêu chất lượng
khác không thuộc phạm vi trình bày của bài báo
này, như TVC, vi khuẩn gây hỏng đặc trưng
Pseudomonas spp, vi khuẩn gây bệnh Coliform
và E.coli, TVB-N, chỉ số chất lượng (QI).
2. Phương pháp
2.1. Phương pháp đánh giá cảm quan
Mẫu đánh giá cảm quan được chuẩn bị bằng
cách cắt phần thịt cá có trọng lượng từ 50-70 g
từ fi llet cá Tra (không lấy phần thịt gần đuôi và
bụng), đặt trong hộp nhôm bọc giấy bạc được
mã hóa với ba chữ số ngẫu nhiên. Mẫu được hấp
chín ở nhiệt độ 100ºC trong thời gian 10 phút.
Hội đồng đánh giá cảm quan bao gồm 7
thành viên, được chọn lựa và huấn luyện theo
ISO 8586: 2012 [8], là những người đã có kinh
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
nghiệm sử dụng phương pháp cảm quan QDA
và Torry trong đánh giá chất lượng một số sản
phẩm thủy sản. Trước khi đánh giá, các thành
viên được huấn luyện trong 2 buổi (mỗi buổi
1,5 - 2,0 tiếng) trong sử dụng thang điểm QDA
do Mai (2012) [9] phát triển cho cá Tra với một
số điều chỉnh nhỏ, bỏ đi một số thuộc tính không
liên quan: màu sắc không đồng đều, cảm giác
dính răng khi nhai và vị hăng/đắng (Bảng 1); và
trong sử dụng thang điểm Torry cho cá béo do
Shewan và cộng sự (1954) mô tả và được Phòng
thí nghiệm thủy sản IFL Iceland cải tiến [12] để
đánh giá chất lượng cảm quan cá Tra hấp chín.
Trong huấn luyện sử dụng bảng điểm QDA,
Hội đồng được quan sát sự khác nhau về trạng
thái, mùi, cấu trúc của cá Tra hấp từ 2-3 ngày
bảo quản khác nhau (tức có độ tươi và mức
chất lượng khác nhau). Các cảm quan viên
được tập huấn nhận biết các thuộc tính cảm
quan mô tả trong bảng QDA mẫu và đánh giá
cường độ của mỗi thuộc tính trên một thang
đo không cấu trúc (0-100%). Đầu mút trái 0%
(cường độ nhẹ)-đầu mút phải 100% (cường độ
mạnh). Thuật ngữ mô tả thuộc tính được ghi
bên góc trái của từng thang điểm, hướng dẫn
cách cho điểm bằng cách chọn một điểm (đặt 1
gạch thẳng đứng) trên thang theo cảm nhận về
cường độ của thuộc tính.
Trong huấn luyện sử dụng thang điểm Torry,
các thành viên hội đồng được tập huấn nhận biết
các mô tả về mùi và vị của mẫu cá béo hấp và cho
một điểm duy nhất đối với mùi và vị của mẫu.
Bảng 1. Các thuộc tính cảm quan của cá Tra hấp chín
(Nguồn: Cải tiến từ Mai, 2012 [9])
Tại mỗi buổi cảm quan, mỗi cảm quan viên
đánh giá 4 mẫu (2 đợt, mỗi đợt 2 mẫu) đã mã
hóa bằng 3 chữ số ngẫu nhiên. Các mẫu được
chuẩn bị từ 2 ngày bảo quản khác nhau, tức
mẫu lặp 2 cho mỗi ngày bảo quản. Để tránh
hiệu ứng thứ tự mẫu, thứ tự đưa mẫu và đánh
giá được thiết kế theo ma trận La tinh. Cảm
quan viên đánh giá từng mẫu theo cả 2 phương
pháp QDA và Torry.
Điểm số trung bình của các thành viên được
tính toán cho mỗi mẫu đánh giá và giá trị được
ghi nhận là giá trị trung bình của các mẫu lặp.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Microsoft Ecxel 2007 được dùng để tính các
giá trị trung bình, tính độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị.
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm
SPSS 16.0. Điểm cảm quan QDA, Torry được
phân tích phương sai ANOVA (analysis of vari-
ance) với phép kiểm định Tukey để kiểm tra sự
khác nhau giữa các giá trị trung bình với mức
ý nghĩa α = 0,05.
Phân tích thành phần chính được thực hiện
trên phần mềm PanelCheck V1.4.2 để nghiên
cứu phương sai chính trong dữ liệu QDA.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả cảm quan QDA của fi llet cá Tra khi
bảo quản ở nhiệt độ 1 ± 1ºC theo thời gian bảo
quản thể hiện trên Hình 1 cho thấy, các thuộc
tính xấu về mùi của mẫu cá Tra hấp (Mùi Mốc
(M-Moc), Mùi Ôi khét (M-Oi khet), Mùi NH3
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49
(M-NH3) thay đổi không đáng kể (p > 0,05)
theo thời gian bảo quản. Vị ôi khét (V-Oi khet)
vào ngày thứ 14 cao hơn đáng kể (p < 0,05) so
với các ngày khác. Ngược lại, thuộc tính tốt
Vị Ngọt đạm (V-Ngot dam) có xu hướng giảm
theo thời gian bảo quản, trong đó Vị ngọt đạm
của mẫu ngày thứ 3 cao hơn hẳn các ngày khác
(trừ ngày 9), điều này có thể giải thích là do quá
trình tự chín của cá tạo acid amin tự do cho sản
phẩm có vị ngọt tối ưu vào thời điểm này, sau
đó quá trình phân giải sâu xa và phân hủy xảy
ra làm giảm điểm của thuộc tính này. Kết quả
điểm cảm quan về mùi và vị theo thang điểm
Torry ở Hình 3 cho thấy, điểm cảm quan fi llet
cá vẫn còn trong mức chấp nhận được (8,25
điểm) vào cuối thời gian lưu trữ (15 ngày). Kết
quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên
cứu của Mai (2012), sau thời hạn bảo quản tối
đa 15 ngày của fi llet cá Tra ở 0-2ºC hội đồng
bắt đầu phát hiện ra thuộc tính QDA xấu mùi
NH3 (trên 20 điểm) [13]. Kết quả phân tích
vi sinh vật do Huỳnh Thị Ái Vân (2015) thực
hiện trên cùng các lô thí nghiệm của nghiên
cứu này cho thấy tổng số vi sinh vật hiếu khí
(TVC) vượt ngưỡng cho phép theo quy định
46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế (6,86.106 cfu/g
> 106cfu/g) sau 9 ngày bảo quản ở nhiệt độ 1
± 1ºC [2-1], khi đó chỉ số QI đạt 80,2%, tức >
75% tổng số điểm tối đa của thang điểm chỉ số
chất lượng QIM [2]. Sự khác biệt về kết quả
cảm quan QDA và Torry ở nghiên cứu này với
nghiên cứu của Mai (2012) có thể là do sự khác
biệt về nguồn gốc nguyên liệu; thực hành vệ
sinh sau thu hoạch và trong chế biến; cũng như
điều kiện bao gói thủy sản.
Ở chế độ bảo quản nhiệt độ lạnh 4ºC, kết quả
Hình 1. Điểm cảm quan QDA của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ 1 ± 1ºC theo thời gian bảo quản
50 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
thể hiện trên Hình 2 chỉ ra rằng các thuộc tính tốt
về mùi của fi llet cá Tra hấp chín (Mùi cơm chín
(M-Com chin), Mùi tanh để nguội (M-Tanh de
nguoi) không thay đổi đáng kể (p > 0,05) theo
thời gian bảo quản. Trong khi đó, thuộc tính
về bề ngoài Màu sáng-sậm (B-Mau sang-sam),
Bề mặt láng mịn khô (B-Lang min-kho) có xu
hướng suy giảm, thể hiện ở màu sắc ngày càng
sậm và bề mặt thịt ngày càng khô theo thời gian
bảo quản. Kết quả phân tích ANOVA và điểm
định Tukey cho thấy điểm thuộc tính bề ngoài
Màu sáng-sậm của ngày 0 và ngày 2 khác nhau
đáng kể (p < 0,05) so với ngày 4. Theo Hình
3 chỉ ra rằng, điểm số Torry của fi llet cá Tra
hấp chín vào ngày thứ 7 bảo quản vẫn còn ở
mức khá cao (7,71 điểm) so với giới hạn chấp
nhận (5,5 điểm, [5]). Trong khi đó, theo kết quả
nghiên cứu của Huỳnh Thị Ái Vân (2015) trên
cùng các lô fi llet cá Tra bảo quản ở 4 ± 1ºC của
nghiên cứu này, chỉ tiêu TVC vượt ngưỡng cho
phép theo quy định của Bộ Y Tế sau 4 ngày bảo
quản (4,74.107 cfu/g > 106 cfu/g) và khi đó chỉ
số QI chỉ đạt 53,2% điểm tối đa của thang điểm
QIM [2].
Hình 2. Điểm cảm quan QDA của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 1ºC theo thời gian bảo quản
Kết quả đánh giá cảm quan bằng thang Torry
của cá Tra fi llet bảo quản ở nhiệt độ 1 ± 1ºC và
4 ± 1ºC trên Hình 3 cho thấy điểm Torry có xu
hướng giảm tuyến tính theo thời gian bảo quản.
Nhiệt độ bảo quản càng cao thì xu hướng giảm
điểm tức giảm chất lượng càng nhanh. Kết quả
này tương tự với kết quả nghiên cứu của Mai
(2012) trên lát cá Bớp nuôi (Rachycentron cana-
dum) bảo quản ở 0-2ºC [3], của Odoli (2013) trên
fi llet cá Rô phi nuôi (Oreochromis niloticus) ở
1ºC [7], Bonilla và cộng sự (2007) trên fi llet cá
Tuyết (Gadus morhua) ở 0-1ºC [6], Sveinsdottir
và cộng sự (2003) trên cá hồi Đại Tây dương
nuôi (Salmo salar) bảo quản trong đá [17]; cũng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 51
như phù hợp với quy luật xây dựng cho phương
pháp Torry [5] rằng điểm Torry giảm tuyến tính
theo thời gian bảo quản.
Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan
tính QDA tốt như Vị ngọt đạm (V-Ngot dam), Vị
béo (V-Beo) và Cấu trúc mềm mại (C-Mem mai-
Kho xac), và điểm Torry cao đặc trưng cho mẫu
tươi nhóm ở bên trái của PC1, còn các thuộc tính
xấu như Mùi mốc (M-Moc), Mùi ôi khét (M-Oi
khet), Vị ôi khét (V-Oi khet), Vị hỏng thối (V-
Hong/thoi), Bề mặt có màu sậm (B-Mau sang-
sam), Cấu trúc bở khi xắn bằng thìa (C-Do bo
Hình 3. Điểm Torry của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ 1 ± 1ºC và 4 ± 1ºC theo thời gian bảo quản
Hình 4. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA và Torry
của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ 1 ± 1ºC
QDA và Torry của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt
độ 1 ± 1ºC (Hình 4) cho thấy thành phần chính
1 (PC1) và thành phần chính 2 (PC2) giải thích
được 80,2% độ biến thiên của dữ liệu. Các thuộc
khi xan bang thia) đặc trưng cho mẫu cũ có chất
lượng kém tập trung về phía bên phải của PC1.
Trong khi đó, các thuộc tính Mùi cơm chín (M-
Com chin), Mùi tanh khi để nguội (M-Tanh de
nguoi), Mùi NH3 (M-NH3) và Bề mặt láng mịn-
khô (B-Lang min-kho) không liên quan đến sự
biến đổi của cá theo thời gian bảo quản ở 1 ± 1ºC.
Đối với của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ
a
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
4 ± 1ºC, hai thành phần chính (pricipal compo-
nents) PC1 và PC2 giải thích được 80,1% độ
biến thiên của dữ liệu cảm quan (Hình 5). Các
thuộc tính QDA tốt đặc trưng cho cá tươi là: Mùi
khoai tây luộc (M-Khoai tay luoc), Mùi tanh khi
để nguội (M-Tanh de nguoi), Mùi cơm chín (M-
Com chin), Vị ngọt đạm (V-Ngot dam), và Cấu
trúc ứa dịch khi nhai (C-Kho-Ua dich khi nhai),
nhóm ở bên trái của PC1 cùng với điểm Torry,
còn các thuộc tính xấu đặc trưng cho mẫu bảo
quản lâu ngày là: như Mùi mốc (M-Moc), Mùi
ôi khét (M-Oi khet), Mùi NH3 (M-NH3), Vị
hỏng thối (V-Hong/thoi), Bề mặt có màu sậm
(B-Mau sang-sam) và Cảm giác sợi khi nhai (C-
Cam giac soi khi nhai) đặc trưng cho mẫu cũ
Hình 5. Kết quả phân tích PCA dữ liệu cảm quan QDA và Torry
của fi llet cá Tra bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 1ºC
có chất lượng kém tập trung về phía bên phải
của PC1. Trong khi đó, các thuộc tính Mặn (V-
Man), Vị béo (V-Beo), Vị ôi khét (V-Oi khet),
và Cảm giác hồ bột khi nhai (C-Cam giac ho bot
khi nhai) không liên quan đến sự biến đổi của cá
theo thời gian bảo quản ở 4 ± 1ºC.
Theo kết quả nghiên cứu trên cá Tra fi llet bảo
quản lạnh ở 0-2ºC của Mai (2012) thì cá tươi
được đặc trưng bởi các thuộc tính QDA vị ngọt
đạm, vị mặn, vị béo và cảm giác ứa dịch khi
nhai, trong khi cá bảo quản lâu ngày đặc trưng
bởi các thuộc tính mùi mốc, mùi ôi khét, mùi
NH3, mùi hỏng thối, vị ôi khét, vị hỏng thối, bề
mặt khô và có màu sậm, cấu trúc khô xác và bở
khi xắn bằng thìa; các thuộc tính không biến đổi
khi bảo quản cá Tra fi llet ở điều kiện này là mùi
khoai tây luộc, màu sắc không đồng đều, cảm
giác dính răng khi nhai và vị hăng/đắng [9].
Qua các kết quả phân tích PCA của nghiên cứu
này và nghiên cứu của Mai (2012) [9] có thể khẳng
định thuộc tính QDA đặc trưng cho cá Tra tươi mới
bảo quản là vị ngọt đạm, còn các thuộc tính QDA
đặc trưng cho cá Tra kém tươi là mùi mốc, mùi ôi
khét, vị hỏng thối và bề mặt có màu sậm.
Như vậy, có thể thấy điểm QDA và Torry của
fi llet cá Tra vẫn còn trong giới hạn chấp nhận
làm thực phẩm sau 15 ngày bảo quản ở 1 ± 1ºC
và 7 ngày ở 4 ± 1ºC, trong khi lượng TVC đã
vượt quá giới hạn cho phép chỉ sau 9 ngày bảo
quản ở 1 ± 1ºC và 4 ngày ở 4 ± 1ºC [2].
IV. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu khẳng định vị ngọt đạm
là thuộc tính cảm quan QDA đặc trưng cho
cá Tra tươi mới bảo quản lạnh, các thuộc tính
QDA mùi mốc, mùi ôi khét, vị hỏng thối và bề
mặt có màu sậm đặc trưng cho cá Tra kém tươi
bảo quản lâu ngày. Điểm QDA và Torry của
fi llet cá Tra vẫn còn trong giới hạn chấp nhận
làm thực phẩm sau 15 ngày bảo quản ở 1 ± 1ºC
và 7 ngày ở 4 ± 1ºC. Do đó, khuyến cáo nên
dựa trên kết quả đánh giá kết hợp của các chỉ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
tiêu cảm quan, vi sinh vật (như TVC) và các
chỉ tiêu chất lượng khác (như TVB-N) để có
thể đưa ra kết luận chính xác hơn về độ tươi, và
dự đoán tốt nhất thời gian bảo quản fi llet cá Tra
bảo quản ở nhiệt độ dương thấp.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn dự án
VLIR Network Việt Nam đã hỗ trợ một phần
cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế. 2007. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối
đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”. Hà Nội.
2. Huỳnh Thị Ái Vân, 2015. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự biến đổi của vi sinh vật gây hỏng đặc
trưng (Pseudomonas spp.) và vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E. coli) hiện diện trên fi llet cá Tra (Pangasius hypo-
phthalmus) bảo quản lạnh. Luận văn thạc sĩ. Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.
3. Mai Thị Tuyết Nga, 2013. Xây dựng các thuộc tính cảm quan của cá bớp nuôi (Rachycentron canadum) cho
phân tích mô tả định lượng (QDA). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2013: 27-32.
4. VASEP. 2006. Bản tin Thương mại Thủy sản số 5-2016, ngày 05/02/2016.
Tiếng Anh
5. Archer, M., 2010. Sensory assessment scoresheets for fi sh and shellfi sh - Torry & QIM. Research & Devel-
opment Department, SEAFISH, 58 pp.
6. Bonilla, A.C., Sveinsdottir. K. & Martinsdottir, E,. 2007. Development of Quality Index Method (QIM)
scheme for fresh cod (Gadus morhua) fi llets and application in shelf life study. Food control 18(4):352-358.
7. Cyprian, O., Lauzon H.L., Jóhannsson, R., Sveinsdóttir, K., Arason, S. & Martinsdóttir, E., 2013. Shelf life
of air and modifi ed atmosphere packaged fresh tilapia (Oreochromis niloticus) fi llets stored under chilled and
superchilled conditions. Food science & nutrition 1(2):130-140.
8. ISO 8586:2012. 2012. Sensory analysis - General guidelines for the selection, training and monitoring of
selected assessors and expert sensory assessors.
9. Mai, N.T.T., 2012. Development of a quality index scheme for sensory evaluation of chill-stored Pangasius
hypophthalmus fi llets. In Chye Fook Yee, Lee Jau Shya, Siew Chee Kiong, Noorakmar Ab Wahab, and Ramlah
Mohd Rosli (Ed.), Traditional resources: Scientifi c approaches towards quality foods. Proceedings of Interna-
tional Conference on Food Science and Nutrition 2012 (ICFSN 2012), 2-4 April 2012 (pp. 819-829). Kota
Kinabalu, Sabah, Malaysia. ISBN 978-983-2641-90-2, Published in Malaysia by School of Food Science and
Nutrition Universiti Malaysia Sabah.
10. Mai Thi Tuyet Nga, 2013. Developing a quality index scheme for chilled Japanese fl ying squid (Todarodes
pacifi cus). Proceedings of the 5th Cold Chain Management Workshop, University Bonn, Bonn, Germany, 10-
11 June 2013.
11. Mai, N. T. T., Gudjónsdóttir, M., Lauzon, H. L., Sveinsdóttir, K., Martinsdóttir, E., Audorff, H., Reichstein,
W., Haarer, D., Bogason, S. G., & Arason, S., 2011. Continuous quality and shelf life monitoring of retail-
packed fresh cod loins in comparison with conventional methods. Food Control, 22(6), 1000-1007.
12. Martinsdóttir, E., Sveinsdóttir, K., Luten, J., Schelvis-Smit, R., and Hyldig G., 2001. Sensory Evaluation
of Fish Freshness. QIM Eurofi sh.
13. Ólafsdóttir, G., Verrez-Bagnis, V., Luten, J.B., Dalgaard, P., Careche, M., Martinsdottir, E. & Heia, K.,
1998. The need for methods to evaluate fi sh freshness. Methods to determine the freshness of fi sh in research
and industry. IIR.
14. Stone, H. & Sidel, J. L., 1985. Sensory evaluation practices. Florida: Academic Press Inc., 194–226.
15. Stone, H. & Sidel, J.L., 1998. Quantitative descriptive analysis: developments, applications and the future.
Food technology (USA) 52(8):48-52.
16. Sveinsdóttir, K., Martinsdóttir, E., Hyldig, G., Jørgensen, B. & Kristbergsson, K., 2002. Application of
Quality Index Method (QIM) Scheme in Shelf-life Study of Farmed Atlantic Salmon (Salmo salar). Journal of
Food Science 67(4):1570-1579.
17. Sveinsdottir, K., Hyldig, G., Martinsdottir, E., Jørgensen, B. & Kristbergsson, K., 2003. Quality Index
Method (QIM) scheme developed for farmed Atlantic salmon (Salmo salar). Food Quality and Preference
14(3):237-245.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_phuong_phap_phan_tich_mo_ta_dinh_luong_qda_va_torry.pdf