Bốn là, về tài liệu học tập và cơ sở vật chất
Nhiều ý kiến cho rằng Học viện cần nâng
cao chất lượng cơ sở vật chất, nhất là ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất về lĩnh vực
điện nước ở Hà Nội còn chưa đầy đủ. Cơ sở
vật chất tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa
đáp ứng tốt cho các giờ học thực hành diễn án
vì chưa có hội trường xử án đúng theo quy định
nên chưa đảm bảo tính nghiêm trang.
Hồ sơ tình huống chưa đáp ứng được nội
dung bài học, cần bổ sung hồ sơ chất lượng tốt
hơn. Tài liệu không đủ để phục vụ học tập,
nhiều tài liệu còn cũ và số lượng tài liệu còn ít,
cần tăng số lượng sách tham khảo.
Năm là, các ý kiến khác
Còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục
cho những khoá tiếp theo nhất là liên quan đến
việc ổn định lịch học, sắp xếp lịch thực tập của
học viên nên duy trì vào khoảng thời gian từ
tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, cân nhắc thêm
việc bố trí lịch học 2 buổi/ngày; tăng cường
thêm một số buổi đi thực nghiệm hiện trường,
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,
đảm bảo cơ sở vật chất cho phòng diễn án đúng
tiêu chuẩn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nâng
cao chất lượng hồ sơ tình huống, giáo trình và
tài liệu giảng dạy.
Thông qua kết quả công tác khảo sát của
Phòng đào tạo và Công tác học viên, về chất
lượng đào tạo đối với Lớp đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát khoá 6, tỷ lệ đánh giá của học viên ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong từng
tiêu chí là tương đương nhau. Học viên đánh
giá cao ở nhiều tiêu chí nhất là chất lượng
giảng viên, chương trình đào tạo, công khai
minh bạch trong kết quả đào tạo, thông tin
quản lý đào tạo, cung cấp được kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp của chức danh đào tạo,
chúng tôi cho rằng có cơ sở, đủ độ tin cậy để
khẳng định hoạt động đào tạo nghiệp vụ Kiểm
sát của Học viện Tư pháp đảm bảo chất lượng,
góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho ngành Kiểm sát.
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy luật, nghề luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp tình huống.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy tình huống, Tòa án, Thẩm phán, Luật sư
Nhận bài: 02/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
Applying the case method in teaching law, legal profession
Abstract: How the case method was born and applied along with the survey methods in
teaching over the history, especially in association with the names of Langdell – first curator’s
in law school at Harvard University. The article mentions the contents and characteristics of the
case method and the proposed method of preparing for a case methoded lecture.
Keywords: The Survey Methods in Teaching, Courts, Judges, Lawyers
Received: Oct 02th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
72
Tương tự như vậy ở Liên Xô cũ và Ba Lan,
phương pháp dạy học sử dụng tình huống
cũng rất được các nhà khoa học quan tâm4.
Nhìn chung, dạy học bằng phương pháp tình
huống được các tác giả đề cập đến là phương
pháp “dạy học dựa trên vấn đề và dạy cách
giải quyết vấn đề”, theo đó “việc học là sự
chuẩn hóa kiến thức mà người học tự đưa ra,
giảng viên là người gợi ra sự chuẩn hóa các
kiến thức bằng cách lựa chọn giá trị của các
biến tình huống”5. Các nhà sư phạm Pháp còn
đưa ra ý kiến phải “Lý thuyết hóa hoạt động
dạy học theo phương pháp tình huống”, theo
đó tình huống giảng dạy được đặt trong một
hệ thống những tác động qua lại giữa người
học- giảng viên-môi trường kiến thức. Trong
đó giảng viên có vai trò là được ủy thác và
thể chế hóa, người học được coi là chủ thể
duy lý, người học phải được đặt trong mối
quan hệ tác động qua lại với môi trường.
Nhiệm vụ của giảng viên là phải tìm cho ra
những tình huống có thể đem lại cho người
học ý nghĩa của kiến thức được đem ra giảng
dạy6.
Ở Việt Nam dạy học bằng phương pháp
tình huống được giới sư phạm quan tâm,
nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần
đây do nhận thức được sự ưu việt của phương
pháp này, các nhà nghiên cứu và ứng dụng đã
đưa ra được định nghĩa bản chất của phương
pháp này, đó là: “Dạy học tình huống là một
phương pháp dạy học được tổ chức theo những
tình huống có thực của cuộc sống, trong đó
người học được kiến tạo tri thức qua việc giải
quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học
tập”7. Bản chất của phương pháp dạy học bằng
tình huống là thông qua việc giải quyết các tình
huống có thực người học có được khả năng
thích ứng tốt nhất với môi trường xã hội biến
động8.
2. Phương pháp tình huống trong giảng
dạy luật - Di sản của Langdell
Nói đến phương pháp tình huống trong
giảng dạy luật phải nhắc tới Christopher
Columbus Langdell (1826-1906) Hiệu
trưởng trường Luật Harvard từ năm 1870 đến
18959. Tên tuổi của ông được gắn với
phương pháp đào tạo luật nổi tiếng của Mỹ
“phương pháp tình huống” (“case method”),
phương pháp mà cho đến nay, trải qua gần
150 năm, không chỉ các trường luật của Mỹ
mà rất nhiều các trường luật khác trên thế
giới đã áp dụng phương pháp này vào làm
phương pháp chủ yếu để dạy luật.
Trước nhiệm kỳ của Langdell việc dạy luật
tại các trường luật ở Mỹ được thực hiện chủ yếu
thông qua phương pháp thuyết trình truyền
thống, học viên được học các nguyên tắc và khái
niệm luật thông qua sách giáo khoa và các bài
giảng của giảng viên. Langdell là người đầu tiên
áp dụng chủ nghĩa Thực nghiệm
(“Experimentalism”) vào giảng dạy luật và chính
phương pháp này đã trang bị cho học viên luật
khả năng phân tích, lập luận để hiểu được luật
được áp dụng như thế nào trong cuộc sống.
Sự hứng thú của Langdell đối với phương
pháp tình huống “case method” bắt nguồn từ
quan điểm của ông về pháp luật. Vào những
năm 1800 nghề luật được hiểu như một kiểu
4 Xem T.V.Cudriaxep (1967); A.M.Machiuskin (1972); N.V Cudơmina; T.N Bondarepckaia; ... (Nga) và V.Okôn
(Ba Lan)
5 Trích theo Phạm Nhật Vũ Uyên, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 42 năm 2013 .
6 Claude Comiti (1991), “Hai thể hiện của vai trò thày giáo ủy thác và thể chế hóa” Báo cáo hội nghị chuyên đề
Didatic Toán tại DHSP Huế, trích theo Phạm Vũ Nhật Uyên, nt.
7 Xem Trinh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP TPHCM
8 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học, 2005, Nhà xuất bản ĐHSP TP HCM
9 Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường luật, Langdell đã hành nghề luật sư gần 10 năm tại NewYork
và New Hampshire, chủ yếu là chuẩn bị cho các luật sư tham gia phiên tòa.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
73
nghề thủ công, và việc đào tạo luật giống như
luyện tay nghề10, rất nhiều người đã có nhận
thức như vậy và vì vậy họ cho rằng đào tạo
luật sư không thích hợp trong môi trường đào
tạo của các trường đại học mà nên đào tạo
theo kiểu học việc.
Langdell cho rằng đối với những nước
thuộc dòng án lệ như Mỹ, “luật” của các Tòa
án đưa ra trong các phán quyết liên tục phát
triển và lớn lên không ngừng. Nghiên cứu kỹ
các vụ việc và các phán quyết của Tòa án
trong các vụ việc các luật sư có thể rút ra
được các nguyên tắc và khái niệm chung
nhất của pháp luật. Nhiêm vụ của các nhà
nghiên cứu khoa học pháp luật, giảng viên
như ông là nhìn ra được các nguyên tắc đó,
nghĩa vụ của học viên là phải nghiên cứu kỹ
các vụ việc dưới sự giúp đỡ của giảng viên
để tự phát hiện ra cho mình các nguyên tắc
pháp luật này11 .
Cũng xuất phát từ quan điểm luật là khoa
học ông cho rằng khoa học cần phải được dạy
trong môi trường đại học và để phản đối lại
những người đã phê phán ông là thuê các giảng
viên có ít kinh nghiệm hành nghề luật sư vào
dạy trong trường luật, ông lý luận rằng nếu đã
là “khoa học” và không phải là nghề “thủ
công” (“craft”) thì không nhất thiết phải được
dạy bởi những người đang hành nghề luật12 .
Có lẽ những quan điểm này được ông rút ra từ
chính kinh nghiệm của bản thân ông từ những
ngày ông còn theo học luật tại trường luật
Harvard và trong suốt thời kỳ ông làm tại thư
viện của trường này.
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để các
học viên tiếp cận được các vụ việc? Yêu cầu
họ đến thư viện như ông đã làm là một việc
không thực tế vì rất ít ai có khả năng làm việc
ngày đêm ở thư viện như ông. Thời kỳ còn
học và làm việc tại thư viện của Harvard ông
gần như sống trong thư viện của trường với
việc sưu tầm các bản án của Tòa án để phục
vụ cho việc học luật của mình. Thực tế có rất
nhiều vụ việc không “nổi trội”, khó đưa ra để
phân tích, mổ xẻ, tìm ra chân lý. Langdell đã
đi đến một giải pháp là tự ông biên tập lại một
cuốn sách bao gồm các tình huống mà ông đã
chọn lọc. Sản phẩm của thời kỳ này là cuốn
sách Luật Hợp đồng được soạn thảo bởi một
hệ thống các vụ việc do ông biên tập và cuốn
sách đã được coi là kiệt tác, được trường luật
Harvard dùng làm sách giáo khoa cho môn
luật hợp đồng và cũng chính là khởi nguồn
10 Xem T.Veblen, the Higher Learning in America 211 (1918) (“Trường Luật được xem như trường luyện kiếm
hoặc dạy múa”): Schlegal Langdell’s Legacy, or the Case of the Empty Enveloper, 36 Stan.L.Rev.1517 (1984). Vì
quan niệm như vậy nên nhiều người đã học luật như một học nghề chứ không phải học một môn khoa học ở trường
luật. Thậm chí nhiều người còn hiểu để học được luật thì học nghề là cách học tốt nhất. Quan niệm này đã được
nghi ngờ bởi chính các nhà học thuật. Vào thời của Langdell nhiều trường luật đã tồn tại một cách rất vất vả bởi
quan niệm này. Trường luật Harvard vào thời điểm đó chỉ có 9 sinh viên luật và họ học cầm chừng, thường xuyên
không đến lớp. Blackstone đã thất bại khi cố gắng thành lập và duy trì trường luật ở Oxford. Dẫn theo Weaver. 1991.
“Langdell’s Legacy: Living with the Case Method.” Villanova Law Review 36
11 Xem Address by Dean Langdell, Harvard Law School Association (Số 5, 1886), được in lại ở tjp chí C.Warren,
supra note 8, at 361; Batchelder, supra note 8, at 262; 2C.Warren, supra note 8, at 19; Frank, A Plea for
LawyerSchool, 56 Yale L.J.1303,1304 (1947) Grey, Langdell’s Orthodoxy , 47 U.Pitt.L.Rev. 1,5 (1983). Dẫn theo
Weaver. 1991. “Langdell’s Legacy: Living with the Case Method.” Villanova Law Review 36
12 Xem J.Hurst, supra note 8, at 263-64 (trích dẫn Langdell); xem Batchelder, supra note 8, at 439; Fessenden, supra
note 8, at 512. Langdell cho rằng giảng viên luật là người cùng đồng hành và mở ra cho học trò của mình một con
đường mới mẻ đối với những người học trò nhưng người thày phải là người nắm được rất rõ con đường này. Giảng
viên luật không nhất thiết phải là những người hành nghề luật giỏi, không nhất thiết phải là những người có kinh
nghiệm trong các phiên tòa nhưng phải là người biết cách học luật. Trên thực tế ông cho rằng mình là giảng viên
dạy các nguyên tắc và khái niệm luật. Xem Eliot, supra note 8, at 520-521
13 Xem Young Christopher Langdell
74
cho việc hình thành cơ sở dữ liệu luật
Westlaw nổi tiếng sau này13.
3. Nội dung của phương pháp tình huống
Một trong những điều ảnh hưởng lớn tới
việc hình thành phương pháp tình huống đối
với Langdell là học thuyết của John Locke’s14
về đào tạo: đó là động viên các học viên phát
triển tư duy môt cách chủ động, thử thách họ
bằng kiến thức vượt trội, làm việc theo phương
pháp từ cụ thể đến khái quát Nhưng trên tất
cả Langdell làm theo nguyên tắc cơ bản của
Locke là đưa ra các vấn đề một cách thật cụ thể
với gốc nguyên thủy của nó chứ không phải là
các nguyên tắc trừu tượng15 .
Phương pháp tình huống của Langdell
được sử dụng trong đào tạo luật được cấu
thành bởi 3 yếu tố quan trọng không thể thiếu
được:
Các vụ việc có thật được xét xử tại Tòa án
Học viên phân tích vụ việc và tự đưa ra
quan điểm của mình đối với vụ việc dưới sự
hướng dẫn của giảng viên
Quá trình hướng dẫn học viên tự rút ra kết
luận được thực hiện bởi phương pháp Socrates
với một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo
chủ ý của giảng viên.
Dưới đây sẽ phân tích từng yếu tố trong nội
dung của phương pháp tình huống của
Langdell.
3.1. Lựa chọn vụ việc/tình huống
Như đã phân tích trên đây, việc đào tạo
bằng phương pháp tình huống được thực hiện
bởi việc sử dụng các vụ việc có thật đã được
xét xử tại Tòa án. Nội dung một vụ việc đưa ra
để học tập thông thường bao gồm các thành
phần sau:
a. Nội dung sự việc:
i) Tường thuật lại toàn bộ nội dung vụ việc
và các bên;
ii) Yêu cầu của bên nguyên đơn
b. Vấn đề tranh luận
iii) Toàn bộ nội dung Phán quyết của Tòa án
iv) Phân tích từng yêu cầu của nguyên đơn
và đánh giá, nhận định của Tòa án
c. Kết luận
3.2. Sử dụng tình huống để phân tích các
khái niệm, điều luật cụ thể và phát triển các
kỹ năng của học viên
Sau khi được đọc toàn bộ nội dung sự việc
trên, các học viên sẽ được giảng viên hướng
dẫn cách phân tích vụ việc trên lớp. Phương
pháp tình huống phát triển khả năng đọc và
phân tích vụ việc, một trong những kỹ năng rất
cơ bản của luật sư. Tuy nhiên, trước khi phân
tích vụ việc trên lớp cùng với giảng viên, học
viên thường phải nắm được thật tốt nội dung
vụ việc bằng cách chuẩn bị và trả lời bốn câu
hỏi cơ bản trong vụ việc như sau:
(1) Các dữ kiện, tình tiết pháp lý của tình
huống vụ việc;
(2) Các vấn đề pháp lý mà Tòa án đưa ra
giải quyết;
(3) Lập luận Tòa án đã sử dụng là cơ sở để
ban hành quyết định;
(4) Phán quyết của Tòa án đối với các vấn
đề pháp lý.
Học viên năm thứ nhất thường được yêu
cầu chuẩn bị bài với việc viết lại tóm tắt vụ việc
theo bốn phần nêu trên. Những nội dung này sẽ
được cùng nhau xem xét, phân tích, tranh luận
trên lớp và kể cả khi ôn tập chuẩn bị thi.
3.3 Sử dụng phương pháp Socrates
Phương pháp Socrates được xem là phương
pháp bổ trợ để giảng dạy phương pháp tình
14 John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường
phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào
Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ. Ông nhấn mạnh vai trò và quyền năng của giáo dục chính là tạo ra sự trải nghiệm trong tâm trí của trẻ em trong
quá trình trưởng thành. Mục tiêu rộng lớn của giáo dục chính là để có những con người phù hợp với cuộc sống, với
thế giới chứ không phải là để vào đại học.
15 Xem Young Christopher Langdell
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
75
huống. Đây là phương pháp dạy học nổi tiếng
được nhà triết học Socrates sáng tạo ra để dạy
triết cho các học viên của mình vào thời của
ông. Phương pháp Socrates là phương pháp
dạy học bằng cách liên tục đặt ra một chuỗi các
câu hỏi cho các học viên, hướng họ tới kết
luận, chân lý mà giảng viên muốn đưa ra,
nhưng giảng viên dẫn dắt các học viên tự đi
đến các chân lý đó bằng chính việc trả lời các
câu hỏi do giảng viên dẫn dắt. Tương tự như
vậy trong dạy luật phương pháp Socrates được
sử dụng để phân tích sự việc từ đó học viên tự
rút ra được các nguyên tắc, khái niệm về luật
pháp cùng với phương pháp tình huống. Thông
thường phương pháp Socrates được sử dụng
cùng với phương pháp tinh huống như được
miêu tả dưới đây.
Bắt đầu bằng việc giảng viên cung cấp nội
dung vụ việc tình huống cho học viên trước
buổi học để học viên có thời gian nghiên cứu
và chuẩn bị tốt cho buổi học. Trên lớp giảng
viên sẽ bắt đầu bằng việc yêu cầu một học viên
A nêu tóm tắt nội dung sự việc, giảng viên có
thể gọi bất kỳ học viên nào với câu hỏi:
“A, Anh/chị có thể cho biết nội dung vụ
Brown chống lại Jones như thế nào không?”.
Bất kỳ học viên nào cũng phải trả lời được
câu hỏi này vì họ đã phải đọc kỹ vụ việc trước
khi lên lớp. Sau khi học viên A tóm tắt nội
dung sự việc, giảng viên có thể hỏi tiếp:
“Anh/chị có đồng ý với quan điểm của
HĐXX trong vụ việc này không và giải thích
tại sao lại có quan điểm như vậy”.
Học viên A sẽ nêu quan điểm của mình đối
với vụ việc đang học. Sau đó giảng viên sẽ tiếp
tục hỏi:
“Dựa trên các cơ sở và tình tiết nào mà
anh/chị có nhận định như vậy, hãy nêu các tình
tiết này?”
Giảng viên sẽ tiếp tục dẫn dắt bằng các câu
hỏi bắt buộc học viên phải tư duy như một luật
sư như:
“Các tình tiết pháp lý của sự việc là gì?”
Mối quan hệ pháp luật ở vụ việc này là gì”
Vậy việc áp dụng luật ở vụ việc này đã
đúng chưa?”
.
Đặc điểm của phương pháp này là giảng
viên phải đự đoán được câu trả lời của học viên
để đưa ra các câu hỏi theo hướng mình muốn
và học viên phải tự đưa ra được kết luận. Giảng
viên có thể hỏi nhóm học viên có ý kiến không
cùng quan điểm với học viên A. Thông thường
lớp học sẽ chia thành các nhóm có quan điểm
khác nhau, sau đó các nhóm này phải cùng nhau
tranh luận và đưa ra các cơ sở thuyết phục các
nhóm khác. Sau mỗi buổi học như vậy, học viên
biết cách phân tích sự việc, nắm bắt các tình tiết
pháp lý có ý nghĩa của sự việc, nắm được cách
áp dụng luật vào các tình huống trong cuộc
sống Các quan điểm, khái niệm luật cũng sẽ
được các học viên ghi nhớ. Việc ghi nhớ không
phải là học thuộc các khái niệm trong giáo trình
mà là bằng cách vận dụng, tranh luận và tự đưa
ra chân lý. Phương pháp này được xem là
phương pháp giảng dạy ở mức độ cao nhất trong
các phương pháp sư phạm.
4. Các ưu điểm của phương pháp tình
huống
Qua phân tích về phương pháp tình huống
trên chúng ta có thể thấy câu trả lời cho việc
tại sao phương pháp giảng dạy luật tình huống
trải qua gần 150 năm được hình thành tại
trường luật Harvard, cho đến nay phương pháp
này đã vượt qua không gian và thời gian vẫn
tiếp tục được phát triển tại trường luật ở các
nước khác trên thế giới.
Bản chất của phương pháp tình huống mà
Langdell đã sáng tác và sử dụng là “phương
pháp giảng dạy luật dựa trên các vụ việc có
thật đã được xét xử tại Tòa án, sau khi đọc và
nghiên cứu các vụ việc này theo 4 hướng câu
hỏi để làm rõ nội dung vụ việc, giảng viên sẽ là
người dẫn dắt học viên tự rút ra các nguyên
tắc pháp luật và cách áp dụng các nguyên tắc
luật vào các trường hợp thực tiễn phong phú
trong cuộc sống”.
Với nội dung này phương pháp tình huống
có những ưu điểm vượt trội sau đây:
Phương pháp tình huống lấy từ các vụ việc có
thật nên bài học rất phong phú và thực tiễn. Các
bên trong vụ việc là các bên có thật và các sự việc
có thật, vì vậy gây sự hứng thú học tập từ các học
viên, khác với các tình huống tẻ nhạt được xác lập
theo phương pháp giả định trong giáo trình.
76
Thông qua việc sử dụng nghiên cứu các vụ
án, học viên được rèn luyện các kỹ năng rất
quan trọng của luật sư nói riêng và của các
chức danh tư pháp khác nói chung, bao gồm:
Một là, kỹ năng đọc vụ án/hồ sơ: với việc
định hướng cho học viên đọc vụ án và trả lời
các câu hỏi mà giảng viên đã đưa ra, học viên
luyện được kỹ năng đọc vụ án một cách chính
xác cùng với việc trả lời các câu hỏi này. Các
câu hỏi đưa ra nhằm giúp học viên nắm được
vụ việc bằng các thông tin, tình tiết mà người
làm luật cần phải biết, đó là:
+ Tìm ra các dữ kiện, tình tiết pháp lý của
tình huống vụ việc
+ Tìm ra các vấn đề pháp lý mấu chốt của
vụ việc và các qui định mà Tòa án đã áp dụng
để xử lý các quan hệ pháp luật này
+ Nhận biết chính xác phán quyết của Tòa
án đối với các vấn đề pháp lý trong vụ việc (đối
với các nước theo truyền thống án lệ thì đây
chính là rút ra các Qui định pháp luật mà các
Tòa án sau này áp dụng để xét xử) và
+ Biết cách phân tích, lập luận về việc Tòa
án đã sử dụng các qui định pháp luật như thế
nào để giải thích phán quyết mình đã đưa ra.
Như vậy, rõ ràng sau khi đọc một vụ việc
và trả lời các câu hỏi trên, học viên đã nắm rất
chắc bản chất các vấn đề pháp lý của vụ việc,
và xác định được căn cứ Tòa án đi đến quyết
định như vậy. Việc học dưới góc độ tiếp cận
các vụ việc như vậy giúp học viên luyện được
thêm kỹ năng “đọc” của luật sư.
Hai là, kỹ năng phân biệt và nhận biết các
tình tiết pháp lý của vụ việc: Việc nhận biết các
dữ kiện, các tình tiết pháp lý là cơ sở để giải
quyết vụ việc là một trong các kỹ năng rất quan
trọng của luật sư. Phương pháp tình huống đưa
ra cho học viên toàn bộ nội dung của vụ việc
với bức tranh có thật của cuộc sống. Học viên
phải nhận biết được các tình tiết nào là tình tiết
pháp lý, tình tiết pháp lý nào là cơ sở và có ý
nghĩa trong giải quyết vụ việc. Phương pháp
tình huống đã giúp học viên được chạm vào
cuộc sống thật với sự phức tạp và đa dạng của
nó chứ không phải chỉ là học trên lớp với các
lý thuyết chung và trìu tượng, qua đó học viên
được rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân biệt
các dữ kiện pháp lý trong toàn bộ bức tranh
cuộc sống sinh động.
Ba là, kỹ năng phân tích, tư duy để đưa ra
cách giải quyết hợp lý, đúng đắn nhất cho một
vụ việc (legal reasoning): Đây là một kỹ năng
mà giới sư phạm trong các trường luật Mỹ cho
là quan trọng nhất đối với luật sư và là một
môn học bắt buộc mà các học viên phải học
năm đầu tiên. Người học phải biết tư duy, suy
luận, đánh giá chứng cứ để tái hiện lại sự thật
khách quan của vụ việc, từ đó áp dụng được
các qui định pháp luật vào và đưa ra phán
quyết hợp lý nhất cho vụ việc cụ thể. Có thể
hiểu đây là cách mà các luật sư và thẩm phán
giải thích cho công chúng hiểu về pháp luật.
Với việc tư duy, đặt ra các câu hỏi và trả lời, lý
giải tại sao Thẩm phán lại đưa ra phán quyết
này dựa trên các tình tiết pháp lý của vụ việc,
cách giảng dạy bằng phương pháp tình huống
sẽ giúp người học hình thành kỹ năng tư duy
của luật sư.
Bốn là, kỹ năng tìm và áp dụng đúng các
điều luật, các qui định pháp luật vào tình
huống thực tế của cuộc sống: Đây cũng là một
kỹ năng quan trọng của luật sư. Với việc phân
tích vụ việc, luật sư phải tìm được đúng các qui
định pháp luật áp vào xử lý vụ việc cụ thể.
Bằng việc đọc các tình huống này, học viên
được biết các thẩm phán đã sử dụng các
nguyên tắc và áp dụng các điều luật như thế
nào.
Người học được nghiên cứu và phân tích
các vụ việc đã xét xử một cách có hệ thống.
Đặc biệt là đối với các nước có truyền thống
luật án lệ, học viên được học cách các Thẩm
phán đã thận trọng đưa ra các nguyên tắc pháp
luật như thế nào thông qua việc giải thích các
điều khoản được qui định trong luật hoặc Hiến
pháp và áp dụng các nguyên tắc này vào giải
quyết các vụ việc trong cuộc sống, từ đó hệ
thống hóa các qui định này cho bản thân mình
để áp dụng trong các vụ việc cần xử lý sau này.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
77
Một trong các giá trị lớn nhất của phương
pháp tình huống là người học được tự trải
nghiệm và tự rút ra chân lý. Việc nghiên cứu,
phân tích kỹ các vụ việc bằng con mắt khách
quan, trả lời các câu hỏi của giảng viên đưa ra
một cách có chủ ý và hệ thống, phương pháp
tình huống giúp cho người học tự đưa ra các
kết luận và đưa ra cách giải quyết của mình
theo những nhận định của chính họ cả về kiến
thức luật nội dung và kiến thức kỹ năng. Đặc
điểm của phương pháp giảng dạy tình huống
áp dụng câu hỏi Socrates là không áp đặt quan
điểm của giảng viên cho học viên. Tất cả các
kết luận đều dựa trên các nhận định và quan
điểm của học viên tự đưa ra, giảng viên là
người dẫn dắt họ đi trên con đường tìm tòi
chân lý này. Điều này sẽ làm cho người học ghi
nhớ tốt hơn những điều được học, có sự tự tin
và khả năng giải quyết các vụ việc tốt hơn sau
này trong công việc của mình.
5. Hạn chế của phương pháp tình huống
Như trên đã phân tích, đặc điểm của phương
án tình huống của Langdell là tìm ra các qui tắc,
khái niệm và hệ thống các qui phạm pháp luật
thông qua việc phân tích các tình huống cụ thể.
Có thể nói đối với hệ thống các nước theo luật án
lệ, đây là một phương pháp rất thành công bởi
đặc trưng của hệ thống pháp luật, các quyết định
của Tòa án được áp dụng như nguồn luật. Tuy
nhiên đối với các nước theo hệ thống luật thành
văn như Việt Nam các bản án không được áp
dụng như nguồn luật trong quá trình xét xử. Vì
vậy đối với việc giảng dạy luật bằng phương
pháp tình huống ở Việt Nam, các nguyên tắc pháp
luật, qui định pháp luật được rút ra qua các tình
huống mang tính củng cố các nguyên tắc, qui
định của pháp luật đã được hình thành ở học viên
thông qua chương trình đào tạo cử nhân, nơi chủ
yếu đào tạo luật thực định mang tính hàn lâm cao.
Mặt khác, ngay cả đối với hệ thống luật án
lệ, phương pháp đào tạo bằng các tình huống
cũng chỉ ra các hạn chế nhất định. Một số nhà
lý luận đã chỉ ra rằng số lượng các vụ việc ngày
càng tăng và rất đa dạng, do đó phải lựa chọn
các tình huống có tính sử dụng cao và không sử
dụng các vụ việc vô dụng (“useless”). Tuy
nhiên nếu luật là một môn khoa học thì việc
lựa chọn các tình huống của Langdell dựa trên
cơ sở khoa học nào? Thế nào là vụ việc
“useless” nếu tất cả các vụ việc để thể hiện một
nguyên tắc pháp luật nào đó? Câu trả lời là
không có. Bên cạnh đó hạn chế lớn nhất của
Langdell là “đi từ cái cụ thể đến cái chung”,
trong khi đó luật sư không chỉ đi từ cái cụ thể
đến cái chung mà còn phải đi “từ cái chung đến
cái cụ thể”, và chính vì đi từ cái “cụ thể” đến
cái chung nên phương pháp này đã hạn chế khả
năng áp dụng pháp luật một cách chính xác vào
thực tế các mối quan hệ xã hội phức tạp16. Nếu
người học không có khả năng phân tích sâu,
máy móc áp dụng một kết luận cụ thể của Tòa
án vào một vụ việc cụ thể khác mà không có
cái nhìn tổng quát và không nắm được sự khác
biệt các tình tiết của vụ việc khác thì việc áp
dụng này được coi là không thành công. Nói
cách khác mỗi vụ việc đều có những đặc điểm
khác biệt riêng của nó, người luật sư phải nắm
được nguyên tắc và tinh thần chung của luật để
áp dụng vào các tình huống cụ thể, tức là đi từ
“cái chung” đến “cái riêng” chứ không phải
nắm được phán quyết của Tòa án đối với một
vụ việc cụ thể để áp vào các vụ việc khác, tức
là đi từ “cái riêng” đến “cái chung”. Đây cũng
chính là quan điểm của Lý luận Nhà nước và
Pháp luật của các nước theo truyền thống luật
xã hội chủ nghĩa đối với nguyên tắc án lệ của
các nước theo truyền thống Common Law. Cần
ghi nhận các quan điểm này vào việc giảng dạy
và áp dụng luật trong thực tế.
6. Sử dụng phương pháp tình huống
trong giảng dạy tại Học viện Tư pháp
Với các ưu điểm được phân tích nêu trên,
có thể nói phương pháp tình huống là một
trong các phương pháp giảng dạy tốt nhất nên
16 Xem ToddD.Rakoff và Martha Minow, nt.
78
được áp dụng đối với việc giảng dạy tại Học
viện Tư pháp, nơi trang bị cho các chức danh
Tư pháp không chỉ các kỹ năng hành nghề cần
thiết cho công việc của mình sau này mà còn
đồng thời củng cố kiến thức, xây dựng thành
hệ thống cho học viên các kiến thức về luật nội
dung. Có thể thấy rõ sự khác biệt của người
học được đào tạo bằng phương pháp tình
huống so với việc đào tạo bằng phương pháp
thuyết trình hay các phương pháp khác.
Người học được phát huy tính chủ động, được
khích lệ tư duy, được tự do đưa ra quan điểm
của mình, tự thực hiện các kỹ năng này, tự trải
nghiệm và tự đưa ra các kết luận cho mình.
Bên cạnh đó phương pháp tình huống còn có
một loạt các yếu tố ưu việt khác như tạo cho
người học sự tự tin hơn sau này khi bước vào
thực tế công việc vì đã được tiếp xúc với thực
tế rất nhiều qua các vụ việc có thật; được thực
hiện các kỹ năng này trong một môi trường
an toàn là môi trường sư phạm Đặc biệt
phương pháp giảng dạy bằng tình huống có
thể áp dụng với đào tạo tất cả các chức danh
tư pháp, bao gồm Thẩm phán, Luật sư, Kiểm
sát viên, Công chứng, Chấp hành viên và có
thể áp dụng để giảng dạy tất cả các kỹ năng
của các chức danh này.
Tuy nhiên giảng dạy bằng phương pháp
tình huống yêu cầu người giảng viên thực hiện
nhiều công đoạn để chuẩn bị bài, nắm chắc vấn
đề giảng dạy, có khả năng tư duy, lập luận và
nắm được các yếu tố tâm lý của học viên để
dẫn dắt họ đi đến chân lý. Nói cách khác,
phương pháp tình huống yêu cầu cao hơn đối
với giảng viên so với phương pháp thuyết
trình. Người giảng viên phải thật vững về lý
thuyết, tư duy rõ ràng, rành mạch và có kinh
nghiệm nhuần nhuyễn trong việc áp dụng các
điều luật cũng như kỹ năng để có thể giải thích
và giúp cho học viên đi đúng đường khi họ đưa
ra các tư duy phản biện. Việc chuẩn bị cho bài
giảng cũng yêu cầu người giảng viên phải thực
hiện nhiều công đoạn công phu hơn và thông
thường là cả một quá trình. Dưới đây là công
tác chuẩn bị của người giảng viên cho các bài
giảng áp dụng phương pháp tình huống.
6.1 Công tác chuẩn bị cho bài giảng áp
dụng phương pháp tình huống
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: Trước
hết giảng viên phải xác định được mục tiêu của
bài học cần truyền đạt kiến thức gì cho hoc
viên, xác định các kiến thức và các kỹ năng học
viên cần nắm được/thực hiện được sau bài học.
Bước 2: Sau khi xác định bài học giảng
viên sẽ phải lựa chọn tình huống. Trên thực tế
có nhiều tranh luận thế nào là tình huống/vụ
việc. Tác giả muốn dừng lại ở đây để thống
nhất quan điểm về tình huống.
Theo quan điểm triết học17, tình huống
được nghiên cứu như một tổ hợp các mối quan
hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất
định liên kết con người với môi trường, biến
con người thành một chủ thể của một hoạt
động có đối tượng nhằm đạt được một mục
đích nhất định. Trong Từ điển tiếng Việt, tình
huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một
nơi, trong một thời gian hoặc một thời điểm.
Trong giảng dạy, các nhà sư phạm cho rằng
một tình huống thông thường chưa phải là một
tình huống dạy học, một đơn vị cấu trúc của
bài lên lớp, chưa chứa đựng mối liên hệ mục
đích - nội dung - phương pháp theo chiều
ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là
một đơn vị kiến thức18. Tình huống thông
thường chỉ trở thành tình huống dạy học khi
người giảng viên đưa những nội dung cần
truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và
cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với lô zic
17 Xem Chủ nghĩa Mác bàn về giáo dục, Nhà xuất bản Sự thật, Hà nội, 1959
18 M.A.Danilop, M.N.Xkatkin (1980), Lý luận dạy và học, NXB Giáo dục. Trích theo Phạm Vũ Nhật Uyên, Tạp
chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 42 năm 2013
19 Xem Phạm Vũ Nhật Uyên. Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 42 năm 2013
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
79
sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt
được mục tiêu dạy học19.
Trên thực tế, khi giảng luật, Langdell đã
biên soạn các tình huống để đưa vào cuốn Luật
Hợp đồng theo một hệ thống nhất định. Tuy
nhiên khi biên soạn Langdell đã giữ nguyên
các tình tiết của từng vụ việc.
Theo tác giả vai trò của người giảng viên
rất quan trọng trong việc chọn lựa các tình
huống để giảng những nội dung theo một ý đồ
có sẵn của mình. Tùy vào từng bài học, kiến
thức mà giảng viên mong muốn các học viên
nắm được mà lựa chọn và đưa ra các tình
huống phù hợp với mục tiêu của mình. Giảng
viên có thể giữ nguyên các tình huống, vụ việc
có thật để giảng dạy nhưng trong một số trường
hợp cũng có thể biên soạn lại, thêm bớt các tình
tiết cho phù hợp với mục tiêu giảng dạy của
mình. Điều quan trọng hơn là để có thể thực
hiện tốt phương pháp giảng dạy này giảng viên
nên xây dựng cho mình một kho dữ liệu các
tình huống. Các tình huống này phải có tính
liên hoàn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp
đến cao và các tình huống chứa đựng đầy đủ
các nội dung cần giảng dạy.
Cách biên soạn và trình bày tình huống để
chuyển tải đến học viên cũng là một kỹ năng.
Có những bài tập kỹ năng áp dụng những tình
huống mà giảng viên đã biên tập lại ngắn gọn,
đầy đủ nhưng vẫn phải chứa đựng đầy đủ các
thông tin cần thiết cho học viên học và thực
hiện rèn luyện các kiến thức, các kỹ năng theo
mục đích của bài. Những tình huống này chỉ
ngắn ngọn trong vài trang. Ví dụ đối với bài
Kỹ năng soạn thảo di chúc, giảng viên chỉ cần
soạn nội dung vụ việc và các yêu cầu của
khách hàng trong 2 trang. Trên cơ sở đó học
viên đã có thể thực hiện được bài tập rèn luyện
kỹ năng viết mà không cần phải đưa toàn bộ
bộ hồ sơ khách hàng bao gồm: Chứng minh
thư nhân dân của người bố và mẹ để lại tài sản,
Giấy khai sinh của các con, hồ sơ chứng minh
quyền sở hữu tài sản, biên bản nội dung làm
việc với khách hàng trong đó có yêu cầu của
khách hàng. Tất cả các thông tin này có thể
được giảng viên tóm tắt lại trong bài tập tình
huống một cách ngắn gọn chứ không cần photo
copy toàn bộ các tài liệu này. Cách sọan thảo
tình huống này giúp tiết kiệm chi phí cho việc
chuẩn bị và in ấn.
Tuy nhiên cũng có những bài học giảng
viên cần phô tô lại toàn bộ bộ hồ sơ vụ việc có
thật đã được thay đổi các thông tin để đảm bảo
bí mật của khách hàng, ví dụ bài Kỹ năng
nghiên cứu hồ sơ, Kỹ năng xác định tình tiết
và vấn đề pháp lý mấu chốt của vụ việc .
Bước 3: Chuẩn bị các câu hỏi để học viên
nghiên cứu tình huống. Yêu cầu của bài học
của Học viện là các học viên phải chuẩn bị
thật kỹ bài ở nhà, nghiên cứu các tình huống.
Vì vậy, cuối mỗi tình huống giảng viên đặt
khoảng 3 đến 5 câu hỏi giúp học viên chuẩn bị
bài ở nhà tốt hơn trước khi lên lớp. Các câu
hỏi phải được ghi rõ dưới các tình huống. Có
thể tham khảo 4 yếu tố yêu cầu học viên
chuẩn bị tình huống của Langdell như đã nêu
ở phần trên.
Bước 4: Chuẩn bị giáo án giảng. Như trên
đã nói, việc kết hợp phương pháp Socrates đưa
ra các câu hỏi có tính hệ thống, dẫn dắt để học
viên tự mình rút ra cách giải quyết, đưa ra kết
luận về chân lý là ưu điểm nổi trội của phương
pháp tình huống và yêu cầu một sự chuẩn bị
rất công phu của giảng viên. Giảng viên cần
xây dựng kịch bản các câu hỏi của mình, sắp
xếp mang tính chất hệ thống, từ thấp đến cao,
gợi mở để học viên trả lời theo hướng của
mình. Như vậy, giảng viên cũng phải hình
dung trước câu trả lời của học viên sẽ là như
thế nào để đưa ra các câu hỏi kế tiếp. Có thể
nói đây là công việc công phu nhất của việc
chuẩn bị bài giảng sau việc soạn thảo và lựa
chọn tình huống.
Bước 5: Xây dựng câu hỏi thảo luận, ngoài
bộ câu hỏi nêu trên giảng viên còn có thể chuẩn
bị sẵn các câu hỏi cho học viên thảo luận về
tình huống trên lớp. Các câu hỏi cần mang tính
80
gợi mở, khẳng định lại các vấn đề học viên đã
đúc kết và mở rộng kiến thức bài học.
Bước 6: Chuẩn bị kịch bản: Sauk hi chuẩn bị
các bước trên giảng viên cần chuẩn bị kịch bản
cho toàn bộ buổi giảng, phân chia thời lượng cho
các phần: Phân tích tình huống, đối thoại với học
viên theo phương pháp Socrates, chia học viên
thành các nhóm để thảo luận và đưa ra các quan
điểm của nhóm
Bước 7: Chuẩn bị tiêu chí đánh giá: Bài
học được kết thúc bằng công tác đánh giá.
Giảng viên cần chuẩn bị trước các tiêu chí
đánh giá để có thể đánh giá ngay trên lớp
trong quá trình học của thày và trò. Có thể
đánh giá theo nhóm nhưng cũng có thể đánh
giá từng cá nhân học viên.
6.2 Sử dụng phương pháp tình huống
Như trên đã phân tích, phương pháp tình
huống có thể áp dụng để dạy nhiều kiến thức,
trong đó có cả kiến thức luật thực định và kiến
thức kỹ năng.
Để dạy kiến thức luật thực định, chúng
nên đi theo qui trình giải thích các qui phạm
pháp luật trước, sau đó dùng tình huống để
minh họa và củng cố các kiến thức này.
Phương pháp tình huống có thể áp dụng để
học viên củng cố kiến thức luật định cơ bản,
cung cấp kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh
vực, xử lý các tình huống chưa có có qui định
pháp luật cụ thể để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội nhất định
Đặc biệt đối với các kiến thức kỹ năng,
việc áp dụng các phương pháp tình huống để
rèn luyện kỹ năng là một phương pháp hữu
hiệu. Như trên đã nêu, tất cả các kỹ năng đều
có thể dùng phương pháp tình huống để rèn
luyện. Tuy nhiên các kỹ năng cơ bản chủ yếu
bao gồm:
Kỹ năng đọc, tóm tắt tình huống, phân tích
các cơ sở, dữ kiện pháp lý
Kỹ năng xác định các tình tiết pháp lý của
vụ việc
Kỹ năng áp dụng pháp luật, Kỹ năng phân
tích, lập luận tại sao lại áp dụng văn bản này
Các kỹ năng khác trong quá trình tố tụng.
Qui trình tổ chức dạy 1 tình huống vụ việc
không nhất thiết phải đi theo trình tự của
Langdell. Tùy vào từng bài học chúng ta có
thể đổi các qui trình hoặc kịch bản của buổi
học, chúng ta có thể cho lớp phân tích tình
huống, trả lời câu hỏi theo phương pháp
Socrates rồi mới thảo luận nhóm hoăc ngược
lại, chúng ta có thể yêu cầu học viên tóm tắt
bài học rồi chuyển sang thảo luận nhóm trước
rồi mới hỏi và trả lời theo phương pháp
Socrates.
`Tóm lại, phương pháp tình huống là một
phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm, chú trọng đến vấn đề phát huy tính sáng
tạo, tính chủ động và trang bị cho người học
khả năng áp dụng ngay các kiến thức này vào
cuộc sống. Việc áp dụng phương pháp tình
huống cũng đồng thời phát huy tính tự chủ,
sáng kiến của người dạy./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phạm Vũ Nhật Uyên, Tạp chí Khoa học
ĐHSP TP HCM, số 42 năm 2013
2. Trinh Văn Biều (2010), Các phương
pháp dạy học tích cực, ĐHSP TPHCM
3. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp
dạy học, 2005, Nhà xuất bản ĐHSP TP HCM
4. Address by Dean Langdell, Harvard
Law School Association (Số 5, 1886), được
in lại ở tjp chí C.Warren, supra note 8, at
361; Batchelder, supra note 8, at 262;
2C.Warren, supra note 8, at 19; Frank, A
Plea for LawyerSchool, 56 Yale
L.J.1303,1304 (1947) Grey, Langdell’s
Orthodoxy , 47 U.Pitt.L.Rev. 1,5 (1983).
Dẫn theo Weaver. 1991. “Langdell’s
Legacy: Living with the Case Method.”
Villanova Law Review 36
5. Chủ nghĩa Mác bàn về giáo dục, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà nội, 1959
6. M.A.Danilop, M.N.Xkatkin (1980), Lý
luận dạy và học, NXB Giáo dục. Trích theo
Phạm Vũ Nhật Uyên, Tạp chí Khoa học
ĐHSP TP HCM, số 42 năm 2013.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
81
Sau sáu năm gián đoạn kể từ khi kết thúc lớp
đào tạo nghiệp vụ kiểm sát khóa IV, ngành Kiểm
sát không gửi học viên sang Học viện Tư pháp
để đào tạo về nghiệp vụ Kiểm sát, tuy nhiên từ
năm 2014 đến nay ngành Kiểm sát lại tiếp tục
gửi học viên là những công chức trong ngành
Kiểm sát đến Học viện Tư pháp để đào tạo lớp
nghiệp vụ kiểm sát nhằm tạo nguồn bổ nhiệm
Kiểm sát viên. Từ đó đến nay Học viện Tư pháp
đã kế tiếp và liên tục đào tạo các lớp nghiệp vụ
Kiểm sát khóa V, VI và hiện nay đang đào tạo
lớp nghiệp vụ Kiểm sát khóa VII với 129 học
viên ở một số tỉnh phía Bắc. Học viện Tư pháp
đã phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân
tối cao (thông qua Vụ tổ chức can bộ), các đơn
vị hữu quan, các chuyên gia giáo dục và chuyên
gia pháp luật trong và ngoài ngành Kiểm sát rà
soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, bài giảng,
giáo trình, tài liệu, hồ sơ tình huống phục vụ cho
việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Học viện
Tư pháp huy động nguồn nhân lực để chỉnh sửa,
bổ sung chương trình, giáo trình tài liệu, hồ sơ
tình huống, sắp xếp lại thời gian học tập, thời
gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, thời
gian thực tập, cách đánh giá chất lượng học tập
của học viên và cách giảng dạy tích cực của
giảng viên ngày càng được hợp lý và khoa học,
trong đó, đánh giá chất lượng đào tạo cần có
nhiều kênh thông tin, tuy nhiên với một góc nhìn
từ khảo sát cũng phần nào nói lên chất lượng đào
tạo của người học đối với hoạt động đào tạo
nghiệp vụ Kiểm sát tại Học viện Tư pháp. Phòng
đào tạo và Công tác học viên đã tiến hành khảo
sát lấy ý kiến phản hồi của học viên lớp đào tạo
nghiệp vụ kiểm sát khoá 6 nhằm cung cấp thông
tin hữu ích về hoạt động đào tạo của Học viện
Tư pháp, Khoa đào tạo Kiểm sát viên đáp ứng
trong việc thực hiện thực hiện mục tiêu đào tạo,
so với mục tiêu của môn học, đồng thời thu thập
những ý kiến nhận xét, góp ý cho chương trình
đào tạo để các khoa có cơ sở điều chỉnh, cải tiến
chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu của nghề đào tạo, người được
đào tạo
1 Thạc sỹ, Phó Trưởng khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp.
GÓC NHÌN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LỚP NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT
THÔNG QUA CÔNG TÁC KHẢO SÁT
Quách Đình Lực1
Tóm tắt: Thông qua kết quả khảo sát từ phía người học, có thể khẳng định chất lượng
đào tạo các chức danh tư pháp nói chung, chức danh đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát viên nói
riêng đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Xây dựng Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo có
uy tín đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, đồng bộ và đảm bảo các
tiêu chí cơ bản đối với các chức danh tư pháp hiện nay.
Từ khóa: Khảo sát, Chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp, Kiểm sát viên
Nhận bài: 05/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
Quality of perspective procurators training class in the lens of survey
Abstract: Through the survey results on the learners, it can be confirmed that the quality of
the training for judicial officials in general, training for procurator in particular have met the
requirements of judicial reform. To build Institute of Justice as the basis of a prestigious training
required the continuosly improving the quality of comprehensive training and ensuring the basic
criteria for the current judicial officials.
Keywords: Survey, Judicial title, Institute of Justice, Prosecutors
Received: Oct 05th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
82
1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng được đánh giá
Đối tượng được đánh giá là học viên đối
với hoạt động đào tạo nghiệp vụ kiểm sát. Cụ
thể học viên nhận xét, đánh giá về theo bảng
câu hỏi về mục tiêu và nội dung chương trình
đào tạo, hoạt động giảng dạy của giảng viên,
tổ chức quản lý đào tạo và đánh giá kết quả học
tập, tài liệu và cơ sở vật chất và đánh giá nhận
xét chung về khoá học.
Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là học viên lớp đào tạo
nghiệp vụ kiểm sát khoá 6 tại Học viện Tư
pháp.Tổng số học viên: 251 học viên gồm 138
học viên tại Hà Nội và 113 học viên tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Số phiếu phát ra: 251 phiếu.
Số phiếu nhận về: 209 phiếu (chiếm 83,27% )
2. Phương pháp khảo sát
Thời điểm khảo sát và phương pháp phân
tích số liệu
Phòng Đào tạo và Công tác học viên triển
khai công việc khảo sát vào kỳ thi tốt nghiệp.
Các phiếu khảo sát được phát cho học viên tại
môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp, học viên
về nghiên cứu trả lời và thu hồi lại vào ngày
thi môn thứ hai.
Bộ phiếu khảo sát gồm 39 câu hỏi gồm:
36 câu hỏi 4 chọn 1. Các câu trả lời có 4
mức độ: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 =
Không đồng ý, 3 = Đồng ý, 4 = Rất đồng ý;
03 câu hỏi mở yêu cầu học viên cho ý kiến
đánh giá cảm nhận và ý kiến khác về chương
trình đào tạo, hoạt động giảng dạy, tổ chức đào
tạo, cũng như nhận xét chung về hoạt động đào
tạo toàn khóa học (nếu có)
3. Kết quả khảo sát
3.1. Kết quả khảo sát theo bảng câu hỏi
Thông qua nội dung, kết quả tổng hợp các
phiếu khảo sát, phòng Đào tạo và Công tác học
viên thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, về mục tiêu và nội dung chương
trình đào tạo:
Có 94,2% học viên tại Hà Nội (HN);
97,6% học viên tại HCM (HCM) ý kiến được
hỏi đồng ý mục tiêu đào tạo được phổ biến đến
người học; 93% HN, 93,4% HCM ý kiến được
hỏi cho rằng nội dung chương trình phù hợp
với chuẩn đầu ra của chương trình; 75,6% HN,
87,5% HCM ý kiến được hỏi cho rằng cấu trúc
chương trình mềm dẻo, thuận lợi cho người
học; 90,7% HN, 91,7% HCM ý kiến được hỏi
cho rằng tỷ lệ học trên lớp và thực tập trong
chương trình đào tạo là hợp lý; 88,4% HN;
90,8% HCM ý kiến được hỏi cho rằng trình tự
sắp xếp các môn học trong chương trình là hợp
lý, logic; 91,8% HN; 87,5% HCM ý kiến được
hỏi cho rằng nội dung chương trình được cập
nhật, đổi mới.
Thứ hai, về hoạt động giảng dạy của giảng
viên:
Có 89,7% HN; 96,8% HCM ý kiến được
hỏi đánh giá giảng viên đảm bảo giờ lên lớp, kế
hoạch giảng dạy theo đúng đề cương và lịch
học; 89,7% HN, 95% HCM ý kiến được hỏi
đánh giá giảng viên có kiến thức chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp tốt; 84,9% HN, 94%
HCM ý kiến được hỏi đánh giá giảng viên có
phương pháp giảng dạy hiện đại, phương pháp
truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu; 83,7% HN, 94,2 %
HCM ý kiến được hỏi đánh giá bài giảng hấp
dẫn sinh động, có sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực tiễn; 91,9% HN, 98,4% HCM ý kiến được
hỏi đánh giá giảng viên tham gia giảng dạy
nhiệt tình, có trách nhiệm cao; 90,7% HN,
96,7% HCM ý kiến được hỏi đánh giá giảng
viên thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật
mới, kỹ năng nghề nghiệp về lĩnh vực chuyên
môn cho người học; Có 89,5% HN, 99,2%
HCM ý kiến được hỏi đánh giá giảng viên
thường xuyên cho học viên hoạt động theo
nhóm, tham gia thảo luận, tạo điều kiện cho
học viên tích cực suy nghĩ.
Thứ ba, về tổ chức quản lý đào tạo và đánh
giá kết quả học tập
Có 91,9% HN, 98,4% HCM ý kiến cho
rằng việc sắp xếp số lượng học viên trong mỗi
lớp là phù hợp; 87,2% HN, 97,5% HCM ý kiến
cho rằng các hoạt động đào tạo được thông tin
kịp thời đến học viên; 86,1% HN, 96,7%
HCM ý kiến cho rằng các yêu cầu đề nghị hợp
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
83
pháp của học viên được giải quyết nhanh
chóng,kịp thời; 89,5% HN, 95,8% HCM ý
kiến cho rằng nội dung kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập phù hợp với chương trình đào tạo;
90, 7% HN, 95% HCM ý kiến cho rằng việc
đánh giá kết quả học tập là khách quan, minh
bạch; 95,1% HN, 92,5% HCM ý kiến cho rằng
kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực của
học viên; 93% HN, 93,3% HCM ý kiến cho
rằng điểm kiểm tra, điểm thi được công bố kịp
thời cho học viên.
Thứ tư, về tài liệu và cơ sở vật chất
Có 89,5% HN, 95,1% HCM ý kiến cho
rằng học viên dễ dàng tiếp cận hệ thống giáo
trình, hồ sơ tình huống và tài liệu khác tại thư
viện;
Thứ năm, ý kiến đánh giá cảm nhận từ
khoá học
Có 95,4% HN, 97,5 % HCM ý kiến cho
rằng khoá học đã cung cấp những kiến thức
nghề nghiệp cần thiết; 96,5% HN, 97,8%
HCM ý kiến cho rằng khoá học đã cung cấp
những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; 93%
HN, 100% HCM ý kiến cho rằng khoá học đã
giúp cho học viên phát triển phẩm chất nghề
nghiệp cần thiết về đạo đức, lối sống, nhân
cách, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật.
3.2. Những đề xuất, kiến nghị đối với
công tác đào tạo các chức danh tư pháp tại
Học viện Tư pháp
Một là, về chương trình đào tạo:
Nhiều ý kiến đánh giá về chương trình đào
tạo nghiệp vụ kiểm sát. Thông qua chương
trình đào tạo, học viên được tham gia các buổi
học thực tiễn như kiểm sát trại tạm giam, khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, diễn
án, phiên toà, thực tập giúp học viên có cái
nhìn toàn diện mà không phải là lý thuyết;
được tham gia các phiên toà trong các
chương trình học; nội dung chương trình
được cập nhật, đổi mới. Toàn khoá học cung
cấp kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức nghề
nghiệp cần thiết.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng thời
gian thực tập trong chương trình là ngắn. Thời
gian học ngắn dẫn đến lịch học dày nên học
viên phải cố gắng mới theo kịp tất cả nội dung
học. Các buổi tập huấn, đào tạo thông qua tiếp
cận kiến thức thực tiễn, hoạt động ngoại khoá
còn ít, cần được tăng cường, cần tổ chức thêm
nhiều cuộc tiếp xúc với thực tế khám nghiệm
hiện trường. Còn nhiều bài kiểm tra cho mỗi
học phần.
Riêng đối với đào tạo nghiệp vụ kiểm sát ở
Thành phố Hồ Chí Minh còn có thêm một số ý
kiến khác. Khoá học có nhiều buổi giải đáp
thắc mắc2 nhưng các buổi học này thường bỏ
trống nhiều thời gian, nên dồn các buổi giải
đáp này lại.
Học viện nên tập trung giảng dạy những
kiến thức thực tiễn thường xảy ra trong thực tế
những vấn đề mà thực tiễn khác với thực tế nên
được nêu ra một cách cụ thể để hướng dẫn học
viên và cần tăng cường đào tạo hồ sơ thi hành
án dân sự. Lĩnh vực kiểm sát thi hành án dân sự
chưa chuyên sâu, giáo trình cập nhật không sát
với thực tế.
Cần bố trí các buổi song giảng nâng cao cả
về số lượng và chất lượng.
Hai là, về giảng viên
Về kỹ năng giảng dạy, Học viện đã mời các
giảng viên là những người có kinh nghiệm của
ngành đến giảng dạy. Học viên được hướng
dẫn viết các bản luận tội, chi tiết với các vụ án
cụ thể. Giảng viên dạy nhiệt tình, có trách
nhiệm với bài học, môn học, có sự gắn kết giữa
thực tiễn và lý thuyết và có kiến thức chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp cần đáp ứng trong
đào tạo.
Song bên cạnh đó, có nhiều ý kiến của học
viên ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thẳng thắn
bày tỏ quan điểm như một số thầy cô còn giảng
theo lối mòn cứng nhắc, cần phân bổ giảng
viên phù hợp hơn; cần bổ sung thêm giờ giảng
của giáo viên nước ngoài, cần bổ sung thêm
giờ giảng của giảng viên trong khoa hơn nữa,
2 Thông qua những buổi đối thoại trực tiếp
84
hạn chế bớt giờ giảng của giảng viên thỉnh
giảng. Một số giảng viên thỉnh giảng có chất
lượng còn chưa cao; một số giảng viên là cán
bộ Kiểm sát viên đã nghỉ hưu hoặc đang công
tác được mời đến giảng dạy chia sẻ nhưng còn
thiếu kỹ năng sư phạm khiến cho buổi học tẻ
nhạt, thiếu sự lôi cuốn.
Một số giảng viên không đảm bảo giờ giấc,
không nhiệt tình trong giảng dạy, lịch học không
đảm bảo, càng về cuối khoá học càng rút ngắn
thời gian nhưng khối lượng bài học không tăng
nhiều; cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của
giảng viên, sắp xếp lịch học hợp lý bổ sung các
môn chuyên sâu. Cần bổ sung, nâng cao đội ngũ
giảng viên có trình độ, giảng viên thỉnh giảng
đông đảo, có học hàm học vị cao.
Ba là, về lịch học, lịch thi, quản lý học viên
Có nhiều ý kiến cho rằng lịch học, lịch thi
hơi dầy, nghỉ trưa ngắn làm cho tiết học buổi
chiều uể oải, khó tiếp thu. Thời gian học ngày
2 buổi đã ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu
của học viên tại nhà. Việc cho nghỉ học có lý
do còn cứng nhắc, gò bó trong việc xin phép
nghỉ học khi có lý do chính đáng, không sát với
thực tế hoặc ý kiến của học viên về chế độ thi
cử, điểm danh. Trong việc sắp sếp lịch thực tập
được bố trí ngay trước kỳ nghỉ tết là thời điểm
hoạt động của các cơ quan không được nhiều,
phân bổ thời gian không hợp lý với việc học lý
thuyết quá dày đặc với lịch học sáng chiều.
Việc chấm điểm thi rát quá.
Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh cần nghiêm
khắc, nghiêm túc hơn trong quá trình quản lý
đào tạo. Thời gian học ngắn, lịch học thường
xuyên hay thay đổi, cần phải siết chặt quá trình
học tập hơn là siết chặt thi đầu ra.
Bốn là, về tài liệu học tập và cơ sở vật chất
Nhiều ý kiến cho rằng Học viện cần nâng
cao chất lượng cơ sở vật chất, nhất là ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất về lĩnh vực
điện nước ở Hà Nội còn chưa đầy đủ. Cơ sở
vật chất tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa
đáp ứng tốt cho các giờ học thực hành diễn án
vì chưa có hội trường xử án đúng theo quy định
nên chưa đảm bảo tính nghiêm trang.
Hồ sơ tình huống chưa đáp ứng được nội
dung bài học, cần bổ sung hồ sơ chất lượng tốt
hơn. Tài liệu không đủ để phục vụ học tập,
nhiều tài liệu còn cũ và số lượng tài liệu còn ít,
cần tăng số lượng sách tham khảo.
Năm là, các ý kiến khác
Còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục
cho những khoá tiếp theo nhất là liên quan đến
việc ổn định lịch học, sắp xếp lịch thực tập của
học viên nên duy trì vào khoảng thời gian từ
tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, cân nhắc thêm
việc bố trí lịch học 2 buổi/ngày; tăng cường
thêm một số buổi đi thực nghiệm hiện trường,
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,
đảm bảo cơ sở vật chất cho phòng diễn án đúng
tiêu chuẩn ở Thành phố Hồ Chí Minh, nâng
cao chất lượng hồ sơ tình huống, giáo trình và
tài liệu giảng dạy.
Thông qua kết quả công tác khảo sát của
Phòng đào tạo và Công tác học viên, về chất
lượng đào tạo đối với Lớp đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát khoá 6, tỷ lệ đánh giá của học viên ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong từng
tiêu chí là tương đương nhau. Học viên đánh
giá cao ở nhiều tiêu chí nhất là chất lượng
giảng viên, chương trình đào tạo, công khai
minh bạch trong kết quả đào tạo, thông tin
quản lý đào tạo, cung cấp được kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp của chức danh đào tạo,
chúng tôi cho rằng có cơ sở, đủ độ tin cậy để
khẳng định hoạt động đào tạo nghiệp vụ Kiểm
sát của Học viện Tư pháp đảm bảo chất lượng,
góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao cho ngành Kiểm sát./.
Danh mục tài liệu tham khảo
Báo cáo số 21/BC – QLĐT về Quản lý đào
tạo, ngày 29/3/2016 của Phòng đào tạo, Học
viện Tư pháp, năm 2016. Luật Tổ chức Viện
Kiểm sát nhân dân năm 2016.
Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm
2014.
Quyết định 2229/QĐ-BTP ngày
22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Học viện Tư pháp.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_phuong_phap_tinh_huong_trong_giang_day_luat_nghe_lua.pdf