Về tương trợ tư pháp
Tội phạm mua bán người chủ yếu là mua
bán ra nước ngoài nên đa số các vụ án xảy ra
đều ít nhiều liên quan đến yếu tố nước ngoài
và phải thực hiện các quy định của Luật Tương
trợ tư pháp để thu thập thông tin, xác minh,
điều tra. thì mới được coi là chứng cứ theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do không
có thời hạn cụ thể nào nên việc thực hiện tương
trợ tư pháp, trả lời ủy thác điều tra của phía
nước ngoài thường chậm, kéo dài, ảnh hưởng
đến tiến độ, thời hạn điều tra vụ án. Trong khi
đó, việc thực hiện các yêu cầu xác minh, điều
tra, thu thập chứng cứ do các cơ quan chức
năng đối đẳng hai bên biên giới theo nguyên
tắc có đi có lại, thậm chí sử dụng mối quan
hệ cá nhân thường nhanh hơn, thuận lợi hơn
nhưng những tài liệu, thông tin phối hợp này
theo quy định của pháp luật không được chấp
nhận sử dụng làm chứng cứ.
Để tháo gỡ cho các cơ quan tiến hành
tố tụng, cần phải có hướng dẫn thống nhất
về vấn đề này. Trường hợp các cơ quan tiến
hành tố tụng đã đề nghị nước ngoài tương
trợ tư pháp về hình sự xác định lý lịch bị can
là người nước ngoài nhưng đã hết thời hạn
điều tra, truy tố mà chưa nhận được kết quả
thì việc xác định lý lịch bị can được thực hiện
theo một trong các hình thức:
1. Sử dụng giấy tờ tùy thân của bị can để
xác định, gồm: hộ chiếu, thẻ căn cước hay
giấy tờ, tài liệu khác.
2. Xác nhận của Đại sứ quán, Tổng lãnh
sự quán của nước có đối tượng là bị can tại
Việt Nam cung cấp, xác định tài liệu, thông
tin về lý lịch bị can.
3. Trực tiếp xác minh lý lịch bị can qua
kênh hợp tác quốc tế INTERPOL.
Trường hợp đã thực hiện hết các biện
pháp nêu trên nhưng chưa xác định được
thông tin, tài liệu lý lịch bị can thì căn cứ vào
lời khai của bị can để xác định nhân thân, lý
lịch của bị can.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng thống nhất pháp luật về các tội danh liên quan đến mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI DANH...
LIÊN QUAN ĐẾN MUA BÁN NGƯỜI
NGUYỄN VĂN TÙNG*
Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hướng dẫn cụ thể
hóa nhiều tình tiết định tội, định khung hình phạt về mua bán người, tuy nhiên, hiện
nay vẫn còn có cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp
dụng pháp luật. Bài viết tập trung phân tích, chỉ rõ các khía cạnh pháp lý để áp dụng
thống nhất pháp luật về các tội danh liên quan đến mua bán người.
Từ khóa: Bộ luật hình sự, áp dụng thống nhất pháp luật, các tội danh liên quan
đến mua bán người.
Ngày nhận bài: 13/7/2020; Ngày biên tập xong: 15/7/2020; Ngày duyệt đăng: 15/7/2020
The 2015 Penal Code and its implementing guidelines have specified details for
determination of the crime or punishment in human trafficking; however, there are
still inconsistent understandings among the criminal justice agencies in applying
the law. The article analyzes legal aspects to apply the laws consistently on human
trafficking crimes.
Keywords: The Penal Code, consistent application of laws, human trafficking crimes.
Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015) có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung về tội mua bán người,
tội mua bán người dưới 16 tuổi. Những sửa
đổi, bổ sung này đã khắc phục được một số
bất cập, hạn chế của BLHS năm 1999, đáp
ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn
và công tác đấu tranh phòng, chống các tội
phạm liên quan đến mua bán người, mua
bán người dưới 16 tuổi, đồng thời đáp ứng
với yêu cầu của hội nhập quốc tế, cụ thể là
Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và
trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em. Để triển khai, thi hành
BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41 của
Quốc hội, ngày 11/01/2019, Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã
ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP
hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán
người và Điều 151 tội mua bán người dưới 16
tuổi của BLHS (Nghị quyết số 02/2019/NQ-
HĐTP). Nghị quyết này đã hướng dẫn cụ
thể hóa nhiều tình tiết định tội, định khung
hình phạt mang tính chất định tính, còn có
cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng; xác định và làm rõ các trường
hợp xảy ra trong thực tiễn còn có vướng
mắc giữa các cơ quan. Tuy nhiên, thực tiễn
thi hành thời gian qua cho thấy vẫn còn có
những quy định, nội dung cần phải tiếp tục
được nghiên cứu, hoàn thiện và hướng dẫn
bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.1
1. Về việc chứng minh mục đích,
hành vi phạm tội
- Điều 150, Điều 151 BLHS và Nghị quyết
số 02/2019/NQ-HĐTP đã mô tả một số hành
vi khách quan của tội mua bán người và tội
mua bán người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, việc
chứng minh mục đích phạm tội trong nhiều
trường hợp rất khó khăn. Trong nhiều vụ án,
chứng cứ buộc tội chủ yếu là lời khai của nạn
nhân mà nạn nhân thường không biết được
kẻ phạm tội đã hưởng lợi bao nhiêu hoặc
có thỏa thuận về việc hưởng lợi hay không.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị bán ra
nước ngoài rất khó thu thập chứng cứ. Nạn
nhân cũng không nhìn thấy việc giao nhận
tiền bạc giữa người mua và người bán. Bị
can, bị cáo một mực không thừa nhận việc
hưởng lợi. Do vậy, trong nhiều trường hợp,
các cơ quan tiến hành tố tụng không thể truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị
* Trưởng phòng Pháp luật hình sự, hành chính
gia đình và người chưa thành niên, Vụ Pháp chế
và Quản lý khoa học, Tòa án nhân dân tối cao.
35Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN VĂN TÙNG
cáo về tội mua bán người hoặc tội mua bán
người dưới 16 tuổi được mà chỉ có thể xử lý
về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước
ngoài trái phép hoặc tội môi giới mại dâm.
Trong quá trình định tội danh, nhận thức
về cấu thành tội phạm mua bán người của
một số cơ quan tiến hành tố tụng cũng còn có
những điểm chưa thống nhất. Trong một số
vụ án, có cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng,
chỉ cần có sự thỏa thuận về việc đổi người
để lấy một lợi ích vật chất là đã cấu thành
tội phạm nhưng cũng có cơ quan tiến hành
tố tụng lại cho rằng cần phải có việc thực tế
hưởng lợi. Trong nhiều vụ án cũng có sự bất
đồng quan điểm về người được hưởng lợi.
Việc coi dấu hiệu để vụ lợi là dấu hiệu cấu
thành bắt buộc của tội phạm mua bán người
phù hợp với khái niệm buôn bán người được
quy định trong Nghị định thư Palermo.
- Điểm c khoản 1 các điều 150, 151 BLHS
quy định “Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
người khác để thực hiện hành vi quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.” Căn cứ theo quy
định này, có ý kiến cho rằng không xử lý hình
sự về tội mua bán người hoặc tội mua bán
người dưới 16 tuổi đối với hành vi tuyển mộ,
vận chuyển, chứa chấp người khác không
để chuyển giao nhưng để bóc lột tình dục,
cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể nạn
nhân. Chúng tôi cho rằng, cần phải xác định
hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
người khác mặc dù không để chuyển giao
nhưng để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể nạn nhân là thuộc
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 các
điều 150, 151 là tiếp nhận người (người dưới
16 tuổi) để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô
nhân đạo khác. Tiếp nhận ở đây được hiểu
có thể do người khác đưa nạn nhân đến, có
thể do chính nạn nhân tự đến (ví dụ: chủ nhà
hàng có thông báo tuyển dụng nhân viên
đến làm lễ tân, khi nạn nhân đến thì lại bị
bóc lột tình dục. Trường hợp này cũng được
coi là tiếp nhận người để bóc lột tình dục).
2. Về việc áp dụng quy định có lợi cho
người phạm tội
Khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) quy định khung hình
phạt từ 05 năm đến 20 năm tù; khoản 2 Điều
150 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
quy định khung hình phạt từ 08 năm đến
15 năm tù. Theo Công văn số 276/TANDTC
ngày 13/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao thì
khoản 2 Điều 150 BLHS năm 2015 là điều luật
có lợi cho người có hành vi phạm tội trước thời
điểm BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi phạm tội mua
bán người xảy ra trước ngày 01/01/2018 thì áp
dụng khoản 2 Điều 119 BLHS năm 1999 hay
áp dụng khoản 2 Điều 150 BLHS năm 2015 để
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội? Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu áp
dụng theo BLHS năm 2015 thì phải xử người
phạm tội mức án từ 08 năm tù đến 15 năm
tù và như vậy, nếu xử phạt người phạm tội
ở mức khởi điểm của khung hình phạt là bất
lợi đối với người phạm tội vì BLHS năm 1999
quy định mức án đầu khung hình phạt chỉ
là 05 năm tù. Nếu áp dụng khoản 2 Điều 119
BLHS năm 1999 xử phạt người phạm tội ở
mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm
tù thì cũng bất lợi cho người phạm tội. Do đó,
trong trường hợp này, tùy từng trường hợp cụ
thể để xác định áp dụng quy định tại khoản 2
Điều 119 BLHS năm 1999 hay áp dụng khoản
2 Điều 150 BLHS năm 2015 bảo đảm nguyên
tắc có lợi cho người phạm tội.
3. Về việc xử lý hình sự đối với người bị
mua bán có các hành vi như sửa chữa, sử
dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ
quan tổ chức; làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức; xuất cảnh trái phép; ở lại
nước ngoài trái phép...
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật quy
định về tội mua bán người cho thấy, hoạt
động của đối tượng phạm tội đều gắn liền
với các hoạt động tổ chức đưa người trốn ra
nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép và có
liên quan đến các quy định của Nhà nước
về các loại giấy tờ, thủ tục xuất nhập cảnh
như các hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội
dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch;
làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác
của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu,
tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ
36 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI DANH...
chức hoặc công dân... mà các hành vi này bị
coi là tội phạm và được quy định tại một số
điều của BLHS.
Có ý kiến cho rằng, đối với người bị mua
bán có các hành vi như sửa chữa, sử dụng
giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan tổ
chức; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức; xuất cảnh trái phép; ở lại nước ngoài trái
phép... thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Chúng tôi cho rằng, cần áp dụng khoản 2
Điều 8 BLHS để không xử lý hình sự đối với
những nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Điều này là cần thiết và phù hợp với các quy
định của pháp luật quốc tế.1 Mặt khác, hành
vi phạm tội mua bán người thường có sự cấu
kết chặt chẽ với các hành vi như sửa chữa, sử
dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ
quan tổ chức; làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức; vi phạm quy định về xuất cảnh
trái phép; ở lại nước ngoài trái phép. Trong
thực tiễn xét xử cho thấy, đa số các vụ án mua
bán người đã phát hiện, điều tra khám phá
đều do nạn nhân hoặc thân nhân của họ tố giác
tội phạm. Nếu xử lý cả nạn nhân thì sẽ dẫn tới
ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, nạn nhân và
thân nhân của họ sẽ không dám tố cáo hành vi
phạm tội mua bán người.
Đối với người thực hiện hành vi mua bán
người và đã trực tiếp đưa nạn nhân qua biên
giới trái phép để ra nước ngoài, nếu trước
đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng
chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về một trong các hành vi xuất cảnh trái
phép, ở lại nước ngoài trái phép thì cần truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán
người” quy định tại Điều 150 BLHS và tội
“vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh”
quy định tại Điều 347 BLHS.2
1 Theo tinh thần của các Văn kiện quốc tế như
Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia, Nghị định thư về chống buôn bán
người bổ sung công ước này thì những nạn nhân
của tội phạm buôn bán người sẽ không bị xử lý
về các hành vi như sử dụng giấy tờ giả mạo, ở lại
nước ngoài trái phép...
2 Tham khảo Kết luận của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao năm 1989 (“Đối với hành vi mua bán
4. Về việc xác định tội danh trường hợp
mua bán thai nhi
Thời gian gần đây đã xuất hiện việc mua
bán thai nhi trong bụng mẹ. Việc mua bán
thai nhi không chỉ dừng lại ở phạm vi trong
nước mà còn phát hiện cả những đường dây
mua bán thai nhi để đưa ra nước ngoài bán
kiếm lời. Đây là hành vi nguy hiểm, trái với
đạo đức, gây bức xúc trong xã hội nhưng khi
phát hiện và xử lý thì các cơ quan có thẩm
quyền đã gặp phải những khó khăn. Bởi lẽ,
khái niệm “thai nhi” có được coi là trẻ em hay
không chưa được làm rõ và theo quy định
của các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành thì có thể hiểu thai nhi chưa phải là một
con người hoàn chỉnh, chưa có đầy đủ những
quyền của trẻ em và chưa được chăm sóc, bảo
vệ như đối với trẻ em. Bên cạnh đó, việc có
cần thiết phải xử lý đối với những người mẹ
đã bán thai nhi trong bụng mình cho người
khác hay không và nếu xử lý thì đường lối xử
lý như thế nào cho phù hợp là vấn đề được
hiểu và có những quan điểm khác nhau.
Theo quy định tại Điều 151 BLHS, đối
tượng bị mua bán ở đây là trẻ em – đứa trẻ
được sinh ra và còn sống. Thai nhi không
phải là trẻ em nên việc thỏa thuận mua bán
thai nhi có thể là hành vi nguy hiểm cho xã
hội và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ
tục nhưng tại thời điểm được thỏa thuận,
thai nhi không phải là đối tượng bị mua bán
theo như quy định ở Điều 151 BLHS. Đối
với trường hợp thỏa thuận mua bán thai
nhi được thực hiện trước khi người phụ nữ
mang thai, nếu sau đó người phụ nữ mang
thai sinh con và đứa trẻ được giao cho người
mua thì việc xem xét trách nhiệm hình sự
của người bán và người mua là bình thường
vì thời điểm này đối tượng bị mua bán là
đứa trẻ chứ không phải là thai nhi. Nếu sau
khi thỏa thuận, người phụ nữ không mang
thai và thỏa thuận không được thực hiện thì
không đặt ra vấn đề xem xét trách nhiệm
phụ nữ để đưa ra nước ngoài, nếu kẻ phạm tội đã
đưa qua biên giới trái phép, thì ngoài việc xử bị cáo
về tội “mua bán phụ nữ” theo điểm b khoản 2 Điều
115 BLHS, nếu Viện kiểm sát còn truy tố bị cáo về
tội “xuất cảnh trái phép” theo Điều 89 BLHS thì Toà
án phải xử cả tội đó nữa”, Trang 110 quyển 1990).
37Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN VĂN TÙNG
hình sự đối với những người đã tham gia
thỏa thuận (việc mua bán không được thực
hiện, không có đối tượng bị xâm hại).
5. Về việc xác định tội danh trường hợp
môi giới hôn nhân với người nước ngoài
trái phép
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số
02/2019/NQ-HĐTP thì:
“1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn
nhân với người nước ngoài bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy
định tại Điều 150 của Bộ luật hình sự nếu hành
vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc
người khác kết hôn với người nước ngoài và
chuyển giao người đó cho người nước ngoài để
nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
b) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc
người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển
giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn
nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với
người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển,
chứa chấp người khác để chuyển giao cho người
nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích
vô nhân đạo khác.
2. Trường hợp người môi giới biết mục đích
của người nước ngoài là thông qua hoạt động
xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để
đưa người được chọn ra nước ngoài bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của
nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích
vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện hành vi
môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác
của người nước ngoài thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy
định tại Điều 150 của Bộ luật hình sự”.
Vấn đề có xử lý về hình sự đối với hành
vi môi giới hôn nhân với người nước ngoài
trái phép hay không và nếu xử lý thì xử lý
theo tội danh nào của BLHS, có quan điểm
cho rằng phải căn cứ vào vi phạm cụ thể của
người môi giới, tính chất và mức độ nghiêm
trọng của vi phạm. Theo đó, cần phân biệt
các trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Người môi giới
trực tiếp (hoặc tổ chức) đưa phụ nữ ra nước
ngoài trái phép để môi giới cho người nước
ngoài lấy làm vợ. Đối với trường hợp này,
trước hết hành vi đưa người ra nước ngoài
trái phép đã cấu thành tội “tổ chức, môi giới
cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở
lại nước ngoài trái phép” quy định tại Điều
349 BLHS; nếu cùng với việc đưa người xuất
cảnh trái phép, người đó còn có hành vi sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu
của các cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức và các hành vi này
có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì
người môi giới còn bị truy cứu trách nhiệm
về các tội danh tương ứng là tội sửa chữa và
sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ
quan, tổ chức (Điều 340) và tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng
con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
(Điều 341). Đối với hành vi đưa phụ nữ ra
nước ngoài môi giới hôn nhân, chúng tôi cho
rằng việc coi con người như một món hàng,
đưa ra nước ngoài giới thiệu với một người
khác để nhận tiền là hành vi trái pháp luật và
phải coi là hành vi mua bán người. Vấn đề ở
đây là đường lối xử lý trong những trường
hợp cụ thể như thế nào cho hợp lý. Người
môi giới (hoặc tổ chức việc môi giới) phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán
người theo quy định tại Điều 150 BLHS nếu
thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người môi giới đã có thủ đoạn lừa gạt,
dụ dỗ, ép buộc hoặc lợi dụng tình trạng dễ
bị tổn thương của người phụ nữ, không phụ
thuộc vào việc người phụ nữ đó có đồng tình
đi ra nước ngoài để lấy chồng hay không.
Cách hiểu này cũng phù hợp với chuẩn
mực quốc tế quy định tại Nghị định thư về
phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn
bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; đó là:
sự đồng tình của nạn nhân sẽ không được
tính đến nếu bất kỳ cách thức nào như đe
dọa dùng bạo lực hay các hình thức ép buộc,
bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực
hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc
cho tiền hoặc lợi ích vật chất khác để có được
sự đồng tình của nạn nhân.
Việc đi ra nước ngoài để tìm chồng của
người phụ nữ là hoàn toàn tự nguyện, nhưng
sau đó họ buộc phải lấy người chồng mà họ
38 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI DANH...
không mong muốn. Trong trường hợp này,
quyền tự do hôn nhân của người phụ nữ đã
bị xâm phạm và ở góc độ nhất định, có thể
hiểu họ đã bị khai thác, bóc lột tình dục.
Trường hợp người phụ nữ tự nguyện ra
nước ngoài theo người môi giới (không bị
dụ dỗ, ép buộc) để cho người nước ngoài
xem mặt và đã tìm được một người chồng
như mong muốn, có cuộc sống gia đình yên
ổn ở nước ngoài hoặc trường hợp người
môi giới tự nguyện đi ra nước ngoài để xem
mặt nhưng không ưng ý và quay trở về Việt
Nam, theo chúng tôi, không đặt vấn đề xem
xét trách nhiệm hình sự của người môi giới
về hành vi mua bán người trong trường hợp
này. Bởi lẽ, trong cả hai trường hợp, người
phụ nữ không bị mua bán và hoàn toàn tự
nguyện quyết định các lựa chọn của mình.
Trong thực tế, cũng còn có trường hợp
người phụ nữ hoàn toàn tự nguyện theo người
môi giới ra nước ngoài nhưng đã bị bắt giữ tại
biên giới. Đối với trường hợp này, nếu không
chứng minh được việc người môi giới đã có
hành vi dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt hoặc người môi
giới có ý định giao người phụ nữ cho người
khác trái với ý muốn của họ để nhận tiền hoặc
lợi ích vật chất khác thì cũng không xem xét
trách nhiệm hình sự của người môi giới về
hành vi mua bán người. Có chăng là việc xem
xét trách nhiệm hình sự của người môi giới và
cả người phụ nữ đi cùng về những hành vi liên
quan đến việc xuất cảnh trái phép
Trường hợp thứ hai: Người môi giới tổ chức
các cuộc gặp gỡ trong nước để người nước
ngoài xem mặt và chọn vợ. Việc môi giới hôn
nhân với người nước ngoài khi không được
phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi
trái pháp luật. Tuy nhiên, có xử lý về hình sự
đối với người có liên quan hay không, theo
chúng tôi, cần phân biệt như sau:
Trường hợp người môi giới có hành vi
dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc các cô gái đến để
cho người nước ngoài xem mặt và sau đó
cầm giữ, đe dọa buộc họ phải chấp nhận kết
hôn với một người nước ngoài mà họ không
mong muốn (nếu không chấp nhận kết hôn
sẽ phải thanh toán những khoản tiền lớn mà
người phụ nữ không có khả năng chi trả hoặc
sẽ bị trả thù hoặc thủ đoạn khác) thì hành
vi của người môi giới được hiểu là đã giao
người phụ nữ cho một người khác trái với ý
muốn của họ để trục lợi và phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán người
theo quy định tại Điều 150 BLHS. Nếu người
được môi giới (người nước ngoài) trước khi
xem mặt đã bàn bạc và thống nhất về cách
thức tiến hành như trên với người môi giới
và đã trả tiền (hoặc hứa trả tiền) để người môi
giới thực hiện thì thực chất hành vi của người
được môi giới là đã dùng tiền để nhằm trao
đổi lấy người phụ nữ mà họ muốn và phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán
người theo quy định tại Điều 150 BLHS.
Trường hợp có căn cứ để xác định rằng,
người môi giới biết việc người nước ngoài
xem mặt, chọn vợ và kết hôn chỉ là phương
thức, thủ đoạn để người nước ngoài đưa
người phụ nữ ra nước ngoài bóc lột sức lao
động, bóc lột tình dục hoặc bán cho người
khác nhưng vẫn tiến hành môi giới để nhận
tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người
nước ngoài thì hành vi của người môi giới
và người được môi giới (người nước ngoài)
cũng phải bị coi là hành vi mua bán người
và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định tại Điều 150 BLHS.
Trường hợp do vụ lợi nên người môi
giới đã tổ chức việc môi giới trái phép như là
một “dịch vụ” để người nước ngoài chọn vợ,
không quan tâm đến việc môi giới có thành
công hay không, không quan tâm đến việc
những phụ nữ đến để xem mặt có ưng thuận
với người nước ngoài đã lựa chọn mình hay
không thì không phải là hành vi mua bán
người theo quy định tại Điều 150 BLHS và
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội phạm này. Nếu việc tổ chức môi giới trái
phép gây mất trật tự công cộng và có đủ các
dấu hiệu cấu thành tội gây rối trật tự công
cộng hoặc có các hành vi phạm tội khác thì
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
danh tương ứng theo quy định của BLHS.
Hành vi môi giới hôn nhân với người nước
ngoài trái phép trong trường hợp này chỉ bị
xử lý hành chính. Việc hôn nhân giữa công
dân Việt Nam và người nước ngoài còn phải
39Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN VĂN TÙNG
thực hiện một loạt các thủ tục do pháp luật
Việt Nam quy định. Nếu các thủ tục này được
hoàn tất thì việc người nước ngoài đưa người
phụ nữ mà họ chọn được qua môi giới về
nước không phải là hành vi phạm tội cho dù
họ đã trả tiền để có được sự đồng thuận của
người phụ nữ đó.
6. Về việc xác định tội danh trường hợp
môi giới mua bán nội tạng
Mặc dù việc mua bán nội tạng con người
luôn là hành vi bị cấm, tuy nhiên, việc mua
bán này vẫn diễn ra ở nhiều nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, cấy ghép nội tạng chỉ được
thực hiện khi người bệnh tìm được người tự
nguyện hiến bộ phận nội tạng cho mình. Theo
quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác, thì: việc mua, bán mô, bộ phận cơ thể
người; mua, bán xác là một trong những hành
vi bị nghiêm cấm. BLHS năm 2015 đã bổ sung
tình tiết “đã lấy bộ phận cơ thể nạn nhân”
được quy định bổ sung là tình tiết định khung
tăng nặng của tội mua bán người (Điều 150)
và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151).
Để các quy định này được áp dụng thống nhất
trong thực tiễn, góp phần đấu tranh phòng,
chống có hiệu quả đối với hành vi mua bán
người (bao gồm cả người dưới 16 tuổi) để lấy
nội tạng, chúng tôi cho rằng cần làm rõ việc áp
dụng quy định của pháp luật để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong
một số trường hợp sau đây:
Trường hợp người môi giới nhận tiền
(hoặc lợi ích vật chất khác) của người mua để
tìm kiếm, giới thiệu và chuyển giao nạn nhân
cho người mua để lấy nội tạng của nạn nhân.
Nếu trong quá trình tìm kiếm, người môi giới
và người mua có thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, ép
buộc hoặc đe dọa người cho nội tạng để họ
phải chấp nhận việc cho nội tạng thì người
môi giới và người mua đều phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán người; nếu
người cho nội tạng là người dưới 16 tuổi thì
người môi giới và người mua đều phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người
dưới 16 tuổi, không phụ thuộc vào việc người
dưới 16 tuổi bị lấy nội tạng có đồng tình hay
không và cũng không phụ thuộc vào phương
thức, thủ đoạn đã thực hiện. Ở đây, cũng cần
làm rõ thêm trường hợp người mua lấy nội
tạng của nạn nhân (một phần lá gan hay một
quả thận) không dẫn đến việc nạn nhân bị
chết mà chỉ bị thương tích thì chỉ xử lý người
mua và người môi giới về tội mua bán người
(hoặc mua bán người dưới 16 tuổi) và không
truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác (Điều 134). Bởi lẽ, hành vi cố
ý gây thương tích đã được thu hút vào hành
vi mua bán người (người dưới 16 tuổi) để lấy
bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, nếu bộ phận cơ thể
mà người mua cần là một quả tim, tức là người
mua biết chắc chắn rằng nạn nhân sẽ bị tước
đoạt tính mạng thì người mua phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về hai tội: mua bán người
và tội giết người với tình tiết định khung là để
lấy bộ phận cơ thể nạn nhân, vì người mua đã
thực hiện hai hành vi độc lập và xâm phạm
những khách thể khác nhau. Nếu người môi
giới cũng biết được nội tạng mà người mua
cần là một quả tim thì người môi giới cũng
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết
người với vai trò là đồng phạm.
Trường hợp người môi giới và người
mua không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác để người
cho nội tạng chấp nhận việc cho nội tạng,
thì người môi giới và người mua bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo quy
định tại Điều 154 BLHS.
7. Về việc xác định tội danh trong trường
hợp môi giới con nuôi trái pháp luật
Nuôi con nuôi là việc làm nhân đạo, có ý
nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền được
chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia
đình đối với những trẻ em không nơi nương
tựa, trẻ em có hoàn cảnh gia đình quá khó
khăn, trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, trên thực
tế, hoạt động này đã và đang bị lợi dụng
để thực hiện những hành vi vô nhân đạo
như: bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
vụ lợi Căn cứ vào các quy định hiện hành
của BLHS, chúng tôi cho rằng việc xác định
tội danh của những người lợi dụng việc môi
giới nuôi con nuôi để bóc lột tình dục, cưỡng
40 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
ÁP DỤNG THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI DANH...
bức lao động, vụ lợi có thể phân biệt thành
các trường hợp sau đây:
Trường hợp thông qua hình thức môi
giới nuôi con nuôi, người môi giới đã chuyển
giao người dưới 16 tuổi cho người khác để
bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, vụ lợi,
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân và có cơ sở
để xác định rằng người môi giới biết được
mục đích này của người nhận con nuôi thì
người môi giới và người nhận nuôi con nuôi
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định
tại Điều 151 của BLHS.
Trường hợp người biết người khác thực
sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn
hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người
này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh gia
đình khó khăn không có điều kiện nuôi con
muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi
và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và
việc môi giới. Đây là trường hợp vì mục đích
nhân đạo nên người môi giới, người cho con
mình đi làm con nuôi và người nhận con
nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
8. Về việc tịch thu tài sản do phạm tội
mua bán người mà có
Trong nhiều trường hợp, người phạm tội
dùng tiền do hành vi phạm tội để mua sắm
tài sản, đầu tư bất động sản, chứng khoán
(nhà cửa, xe cộ...) nhưng việc đẩy trách
nhiệm chứng minh cho cơ quan tiến hành
tố tụng phải chứng minh đây là tài sản bất
hợp pháp của người phạm tội gặp rất nhiều
khó khăn, không thể chứng minh được. Do
vậy, cơ quan tiến hành tố tụng không thể áp
dụng Điều 47 BLHS tịch thu vật, tiền trực
tiếp liên quan đến tội phạm.
Khoản 4 các điều 150, 151 BLHS năm
2015 quy định hình phạt bổ sung là tịch thu
một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đây là tài sản
hợp pháp của người phạm tội. Tuy nhiên do
chưa có hướng dẫn thực hiện nên thực tiễn
các Tòa án cũng chưa áp dụng hình phạt này.
Để có thể tịch thu được những tài sản có
được do hành vi phạm tội mua bán người,
cần quy định trách nhiệm chứng minh tài
sản hợp pháp là của người phạm tội. Trường
hợp người phạm tội không chứng minh
được nguồn gốc hợp pháp của tài sản thuộc
sở hữu của mình thì Tòa án phải áp dụng
hình phạt bổ sung tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản đối với phần tài sản này.
9. Về tương trợ tư pháp
Tội phạm mua bán người chủ yếu là mua
bán ra nước ngoài nên đa số các vụ án xảy ra
đều ít nhiều liên quan đến yếu tố nước ngoài
và phải thực hiện các quy định của Luật Tương
trợ tư pháp để thu thập thông tin, xác minh,
điều tra... thì mới được coi là chứng cứ theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do không
có thời hạn cụ thể nào nên việc thực hiện tương
trợ tư pháp, trả lời ủy thác điều tra của phía
nước ngoài thường chậm, kéo dài, ảnh hưởng
đến tiến độ, thời hạn điều tra vụ án. Trong khi
đó, việc thực hiện các yêu cầu xác minh, điều
tra, thu thập chứng cứ do các cơ quan chức
năng đối đẳng hai bên biên giới theo nguyên
tắc có đi có lại, thậm chí sử dụng mối quan
hệ cá nhân thường nhanh hơn, thuận lợi hơn
nhưng những tài liệu, thông tin phối hợp này
theo quy định của pháp luật không được chấp
nhận sử dụng làm chứng cứ.
Để tháo gỡ cho các cơ quan tiến hành
tố tụng, cần phải có hướng dẫn thống nhất
về vấn đề này. Trường hợp các cơ quan tiến
hành tố tụng đã đề nghị nước ngoài tương
trợ tư pháp về hình sự xác định lý lịch bị can
là người nước ngoài nhưng đã hết thời hạn
điều tra, truy tố mà chưa nhận được kết quả
thì việc xác định lý lịch bị can được thực hiện
theo một trong các hình thức:
1. Sử dụng giấy tờ tùy thân của bị can để
xác định, gồm: hộ chiếu, thẻ căn cước hay
giấy tờ, tài liệu khác.
2. Xác nhận của Đại sứ quán, Tổng lãnh
sự quán của nước có đối tượng là bị can tại
Việt Nam cung cấp, xác định tài liệu, thông
tin về lý lịch bị can.
3. Trực tiếp xác minh lý lịch bị can qua
kênh hợp tác quốc tế INTERPOL.
Trường hợp đã thực hiện hết các biện
pháp nêu trên nhưng chưa xác định được
thông tin, tài liệu lý lịch bị can thì căn cứ vào
lời khai của bị can để xác định nhân thân, lý
lịch của bị can./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_thong_nhat_phap_luat_ve_cac_toi_danh_lien_quan_den_m.pdf