Áp dụng thử nghiệm phương pháp đánh giá định lượng tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ở ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
This paper presents results of the pilot study on the application of a
quantitative method for the conservation potential assessment of the seagrass ecosystem which
proposed by Kelly et al (2001). According to this method, the Relative Exposure Index, REI is
used for the explanation of the relationship between sea grass ecological system and
environmental factors; and from this, percentage of the sea grass distribution and recovery
potential for sea grass after encounting extreme weather conditions is evaluated.
Data of the field survey on the seagrass near Ly Son island during two year (October
2009 and May 2010) were used for the evaluation of the conservation of the sea grass ecological
system. The calculated results showed that sea grass at Ly Son is under threats from human
activities (such as taking sand for garlic cultivation, harbor development, fishing etc) and
extreme weather conditions. To enable the recovery of marine ecological systems near Ly Son,
the effective management of Marine Protected Area in Ly Son islands is a urgent need.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng thử nghiệm phương pháp đánh giá định lượng tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ở ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 4. Tr 47 - 56
ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ ðỊNH LƯỢNG TIỀM
NĂNG BẢO TỒN HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN Ở VEN ðẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI
VŨ THANH CA, PHẠM VĂN HIẾU
Viện Nghiên cứu quản lý biển, Tổng cục Biển và Hải ñảo Việt Nam
CAO VĂN LƯƠNG, ðÀM ðỨC TIẾN
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện KH&CN Việt Nam
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thử nghiệm áp dụng phương pháp ñánh giá
ñịnh lượng tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển do Kelly và nnk (2001) ñề xuất. Theo
phương pháp này, chỉ số xuất lộ tương ñối (Relative Exposure Index, REI) ñược sử dụng ñể
giải thích mối liên hệ của hệ sinh thái cỏ biển với các yếu tố môi trường, từ ñó tính toán ñược
tỷ lệ phần trăm phân bố cỏ biển và khả năng phục hồi khi gặp các yếu tố môi trường bất lợi,
chủ yếu từ thiên tai, như: bão, gió, lũ lụt. Các số liệu ñiều tra, khảo sát, nghiên cứu hệ sinh
thái cỏ biển ven ñảo Lý Sơn trong 2 năm (tháng 11/2009 và tháng 5/2010) ñược sử dụng ñể
thử nghiệm ñánh giá tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái này. Kết quả tính toán cho thấy các thảm
cỏ biển tại ñảo Lý Sơn ñang phải ñối mặt với nguy cơ bị suy thoái do các tác ñộng của con
người (lấy cát trồng tỏi, nạo vét các bãi cỏ ñể làm cảng, khai thác nguồn lợi hải sản ven ñảo)
và tác ñộng của tự nhiên. ðể khôi phục hệ sinh thái cỏ biển ñã bị tàn phá, phục hồi nguồn lợi
hải sản và giúp tăng thu nhập cho dân ñịa phương, cần khoanh vùng bảo tồn hệ sinh thái này
trong khuôn khổ Khu bảo tồn biển ñảo Lý Sơn kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.
I. MỞ ðẦU
Cỏ biển (seagrass) là một nhóm thực vật bậc cao, sống dưới nước (mặn và lợ) ở
vùng nhiệt ñới và ôn ñới. Cỏ biển thường phân bố ở vùng nước nông ven bờ, ven các ñảo
và tạo thành một hệ sinh thái ñiển hình của vùng biển. Do là thực vật bậc cao nên cỏ biển
có cấu trúc thân, rễ, lá,rõ ràng, ñặc biệt với bộ rễ phát triển, bám chặt vào nền ñáy nên
các thảm cỏ có thể bảo vệ tốt nền ñáy dưới tác ñộng của dòng chảy làm xói lở nền ñáy.
Ngoài ra, thảm cỏ biển còn là nơi trú ngụ cho nhiều loài sinh vật biển thời kỳ con non và
cung cấp thức ăn cho nhiều loài sinh vật biển sống trong ñó (rùa biển, thú biển và cá biển)
và cả các hệ sinh thái lân cận.
48
Trong phạm vi khu bảo tồn biển ñảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hệ sinh thái cỏ biển
ñóng vai trò quan trọng cả về quy mô phân bố và về giá trị bảo tồn. Nghiên cứu hệ sinh thái
cỏ biển ở ñây ñã ñược các tác giả tiến hành bằng các phương pháp truyền thống khác nhau.
Trên cơ sở ñó ñã tìm hiểu mối quan hệ của nó với các yếu tố môi trường và tỷ lệ phần trăm
phân bố cỏ biển, cũng như khả năng phục hồi khi gặp các yếu tố môi trường bất lợi thông
qua sử dụng phương pháp ñánh giá ñịnh lượng tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển theo
chỉ số xuất lộ tương ñối (REI). ðây là phương pháp do Kelly và nnk (2001) ñề xuất.
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm phương pháp nói
trên ñối với trường hợp hệ sinh thái cỏ biển ở ven ñảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tài liệu
Hình 1: Sơ ñồ các mặt cắt khảo sát tại quần ñảo Lý Sơn
Nguồn tài liệu ñược sử dụng trong bài báo là kết quả khảo sát của ñề tài: “ðiều tra
ñánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học ñề xuất dự án Khu bảo tồn
thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn”, ñược thực hiện trên 8
49
mặt cắt (4 mặt cắt tại ñảo An Bình và 4 mặt cắt tại ñảo Lý Sơn) vào tháng 11/2009 và
tháng 5/2010 tại vùng biển ven quần ñảo Lý Sơn (hình 1). Ngoài ra, còn tham khảo một số
tài liệu ñã ñược công bố về ñảo Lý Sơn [1,2,3,4,5,8].
2. Phương pháp nghiên cứu
Việc thu mẫu cỏ biển ngoài hiện trường dựa theo tài liệu hướng dẫn của English et
al 1997 [7], IUCN [10]. Phần ñịnh loại các loài sử dụng tài liệu của Nguyễn Văn Tiến et al
2002 [6].
Tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ñược xác ñịnh dựa trên phương pháp thành
lập bản ñồ quản lý và bảo tồn cỏ biển ở vùng Bắc Carolina của Kelly, Fonseca và
Whitfield [9].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thành phần loài
Dựa trên kết quả phân tích qua 2 ñợt khảo sát và các tài liệu nguồn thứ cấp nói trên
ñã xác ñịnh ñược ở ven biển ñảo Lý Sơn 6 loài cỏ biển, 3 loài thuộc hai họ là Thủy Thảo
(Hydrocharitaceae) và 3 loài thuộc họ Cỏ Kiệu (Cymodoceaceae) (bảng 1).
Bảng 1: Thành phần loài cỏ biển quần ñảo Lý Sơn
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Hydrocharitaceae Họ Thủy thảo
1 Thalassia hemprichii Ascherson cỏ Bò biển
2 Halophila ovalis (R. Brown) Hooker cỏ Xoan biển
3 Halophila minor (Zol.) den Hartog cỏ cánh gián
Cymodoceaceae Họ Cỏ Kiệu
4 Cymodocea rotundata Ehranb and Hemprichex cỏ Kiệu tròn
5 Halodule pinifolia (Miki) den Hartog cỏ Hẹ tròn
6 Halodule univervis (Forssakai) Ascherson cỏ Hẹ 3 răng
So với các ñảo xa bờ khác ở Việt Nam (Phú Quý, Côn ðảo, Phú Quốc và Trường
Sa), số lượng loài cỏ biển ở ven ñảo Lý Sơn có số lượng loài ít nhất (bảng 2).
50
Bảng 2: So sánh phân bố số loài cỏ biển ven ñảo Lý Sơn và các ñảo khác
Số
TT
Tên loài
Tên ñảo
Lý
Sơn
Phú
Quý
Côn
ðảo
Phú
Quốc
Trường
Sa
1 Halophila ovalis - cỏ xoan + + + + +
2 H. minor - cỏ xoan nhỏ + + + + +
3 H. decipens - cỏ xoan ñơn + +
4 Thalassia hemprichii - cỏ vích + + + + +
5 Cymodocea serrulata - kiệu răng cưa + + + +
6 C. rotundata - kiệu tròn + + + +
7 Halodule pinifolia - hẹ tròn + + +
8 H. uninervis - hẹ ba răng + + + + +
9 Thalassodendron ciliatum - cỏ ñốt tre +
10 Syringodium isoetifolium - năn biển + + + +
11 Enhalus acoroides - cỏ lá dừa + +
Tổng cộng: 6 8 10 9 7
2. Phân bố cỏ biển
Về phân bố mặt rộng, cỏ biển có mặt tại hầu hết các mặt cắt khảo sát nhưng tập
trung chủ yếu tại các mặt cắt VII và VIII. Kết quả khảo sát của ñề tài trong hai năm 2009
và 2010 hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu ðại (2002) là hệ sinh
thái cỏ biển chiếm gần như toàn bộ vùng biển nông ven ñảo (hình 2). Cỏ biển phát triển từ
dải triều trung bình xuống ñến dải triều thấp và phần trên của vùng dưới triều (tập trung ở
dải có ñộ sâu 0,5 ñến 1,5 m). Tùy theo chiều rộng của từng bãi triều, cỏ biển thường phân
bố chủ yếu ở cách bờ khoảng 5 m ñến 20 m, ñôi chỗ tới 50 m hoặc hơn.
3. Các ñe dọa ñến các thảm cỏ biển ven ñảo Lý Sơn
Thời gian qua, Lý Sơn nổi tiếng cả nước về tình trạng sử dụng chất nổ ñể ñánh cá và
phá hủy các bãi cỏ biển khai thác cát ñể trồng tỏi. ðể có thể thu hoạch 4 ñến 500 tấn tỏi
mỗi năm, nhân dân Lý Sơn phải khai thác 70.000m3 cát làm nền trồng tỏi. Nguy cơ thứ hai
ñối với các thảm cỏ biển là hiện tượng xây dựng cảng biển. Việc nạo vét lòng kênh và ñổ
51
ñất lấn biển ñể xây dựng ñường quanh ñảo cũng phá hoại một phần cỏ biển [8]. Nguyên
nhân thứ ba gây suy thoái các thảm cỏ biển là bão và các thiên tai khác như sóng lớn khi
có gió mùa ñông bắc. Các kết quả ñiều tra, khảo sát hiện trường trong hai ñợt khảo sát cho
thấy sóng lớn trong bão và gió mùa ñánh bật rễ cỏ biển và gây xói cục bộ nhiều vị trí trong
bãi cỏ biển, làm cho cỏ biển bị chết trên diện rộng, nhất là sau cơn bão số 9 năm 2009.
Hình 2: Phân bố hệ sinh thái cỏ biển ven ñảo Lý Sơn (tỷ lệ 1:25.000)
52
4. Thành lập bản ñồ tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ven ñảo Lý Sơn
Sự tồn tại và phát triển của các loài cỏ biển phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố môi
trường, quan trọng nhất là ñộ muối, nhiệt ñộ, ñộ ñục, ñộ sâu, thế oxy hóa-khử và cỡ hạt trầm
tích. Sự ña dạng loài cỏ biển chịu ảnh hưởng của các nhân tố tại chỗ. Số loài nhiều nhất
ñược ghi nhận ở vùng có nền ñáy bùn cát, ñược che chắn một phần khỏi tác ñộng mạnh của
sóng gió. Ngược lại, thành phần loài rất nghèo ở vùng ñối sóng với nền ñáy cứng hoặc
không ổn ñịnh và ở những nơi hoàn toàn bị che chắn với nền ñáy bùn. Nhiều thảm cỏ biển
liên kết chặt chẽ với các rạn san hô và có thể có ñộ phủ cao trên nhiều rạn riềm.
Người ta thường sử dụng Chỉ số xuất lộ tương ñối (REI) nhằm giải thích mối liên hệ
của hệ sinh thái cỏ biển với các yếu tố môi trường, từ ñó tính toán ñược tỷ lệ phần trăm
phân bố cỏ biển và khả năng phục hồi khi gặp các yếu tố môi trường bất lợi như bão,
gió,REI ñược tính tại từng vị trí, dọc theo mặt cắt theo công thức [9]:
1000/)(
8
1
ii
i
i FPVREI ∑
=
=
(1)
Trong ñó:
i là các hướng gió, tính theo 8 hướng;
Vi là vận tốc gió tối ña trung bình hàng tháng;
Pi: Tần số xuất hiện của gió theo hướng i;
Fi: ðà gió theo hướng i;
Mối quan hệ giữa hệ sinh thái cỏ biển và chế ñộ thủy ñộng lực học ñược xây dựng
dựa trên mô hình hồi quy Logistic (Logistic regression models). Dữ liệu cỏ biển ñược thể
hiện dưới dạng nhị phân (có hay không), ñộ sâu. Phương trình hồi quy Logistic về sự xuất
hiện của cỏ biển ñược viết như sau:
})][{1/(1)( 122110 −+++= xBxBBedρ (2)
Khi xuất hiện có biển:
)])exp[(1/(1)/1( 22110 xBxBBxd +++==ρ (3)
Trong ñó:
- d là thông số biểu thị sự xuất hiện (d=1) hoặc không xuất hiện (d=0) của cỏ biển
trong khu vực nghiên cứu;
53
- REI là chỉ số xuất lộ tương ñối (Relative exposure index)
- Bi và Xi là các hệ số dẫn xuất từ mô hình hồi quy Logistic
Trong mô hình này d là biến phụ thuộc, REI và ñộ sâu là các biến ñộc lập. Sau khi
tính toán, chúng tôi thu ñược kết quả:
)log()log(
37
1/)(
9518.0104.41067.2log
itPitP
eeC
DxREIxitP
+=
++−= −−
ρ (4)
- )(Cρ
là xác xuất có mặt cỏ biển trong khu vực khảo sát
- D là ñộ sâu khảo sát.
Mô hình này cũng cho phép xác ñịnh một khu vực có khả năng phục hồi thành công
cỏ biển hay không. Thông thường, cỏ biển phục hồi cao nhất trong khu vực nông, tĩnh
và ít ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất lợi. Kết quả tính toán cho thấy khả năng
khôi phục cỏ biển cao nhất ở khu vực có thỏa mãn 2 ñiều kiện:
+ ðộ sâu D < 1m;
+ REI < 3000.
Nếu REI lớn hơn 3000 và ñộ sâu trên 1 m (D >1) thì tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái
cỏ biển chỉ ở mức trung bình. Khi REI quá lớn (hơn khoảng 6000) thì tiềm năng phục hồi
của cỏ biển ñược ñánh giá là thấp.
Sử dụng dữ liệu tần suất gió theo tốc ñộ và hướng tại trạm Lý Sơn (Quảng Ngãi), số
liệu ñộ sâu từ hải ñồ của Hải quân Nhân dân Việt Nam, dữ liệu về phân bố cỏ biển thực tế
trong 2 ñợt khảo sát nói trên cũng như số liệu thu ñược từ phân tích ảnh viễn thám, chúng
tôi ñã tính toán ñược số REI và thành lập ñược bản ñồ tiềm năng bảo tồn cỏ biển ở ñộ sâu
0.5 - 1.5 m, phân bố cỏ biển cách bờ 50 m, chỉ số REI khoảng 4500. Như vậy, tiềm năng
bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ven ñảo Lý Sơn nằm ở mức trung bình. Từ các kết quả tính
toán, ñã xây dựng bản ñồ tiềm năng bảo tồn cỏ biển với tỷ lệ 1:25.000 (hình 3).
Do sự suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái cỏ biển quanh quần ñảo Lý Sơn,
nên việc thành lập khu bảo tồn biển ñảo Lý Sơn vừa qua là rất cần thiết. Theo ñề xuất của
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1999 thì diện tích của khu bảo tồn biển Lý
Sơn là 7.925 ha, trong ñó diện tích trên biển hơn 7.100 ha, phần diện tích bảo vệ trên ñất
liền là 812 ha. Diện tích còn lại trên ñảo là khu dân cư có quản lý. Khu vực núi Thới Lới,
Giếng Tiên, Hòn Tai và Hòn Sỏi quy hoạch thành khu bảo tồn khoanh nuôi tự nhiên và
phục hồi các diện tích rừng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nghiên cứu. Riêng
ñối với Hòn Sỏi có thể quy hoạch và cải tạo thành vườn (trại) ñồi sinh thái. Toàn bộ vùng
54
biển quanh ñảo ñược khoanh thành khu bảo tồn. Tuy nhiên ranh giới thực của khu vực còn
chưa ñược công nhận chính thức. Theo Quyết ñịnh 742/Qð-TTg ngày 26/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam ñến
năm 2020, ñảo Lý Sơn là một trong 16 khu bảo tồn biển ñược quy hoạch thành lập ñến
năm 2015. Trong ñó, diện tích tổng cộng là 7.925 ha; diện tích phần biển là 7.113 ha; diện
tích phần ñất liền là 812 ha.
Hình 3: Bản ñồ tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển ven ñảo Lý Sơn
(tỷ lệ 1:25.000)
55
Việc thành lập Khu bảo tồn biển ñảo Lý Sơn nhằm bảo tồn và khôi phục tính nguyên
vẹn của các giá trị ña dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và sự trong lành của môi
trường sinh thái ñảo Lý Sơn. Các kết quả ñiều tra, khảo sát của ñề tài cho dù còn hạn chế
nhưng cũng có thể coi là các luận cứ khoa học làm sáng tỏ thêm việc thành lập khu bảo
tồn biển ñảo Lý Sơn. Các kết quả này cũng sẽ phục vụ phân vùng chức năng sử dụng và
lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển này.
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này ñược thực hiện trong khuôn khổ của ñề tài nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh Quảng Ngãi "ðiều tra ñánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học ñề
xuất dự án Khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn".
Phương pháp ñịnh lượng ñánh giá tiềm năng phục hồi thảm cỏ biển của Kelly và nnk
(2001) ñã ñược áp dụng thử ở vùng ven biển ñảo Lý Sơn cho thấy ñây là phương pháp
ñịnh lượng dễ áp dụng và cho kết quả khá tin cậy.
Các kết quả tính toán cho thấy tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển tại ñảo Lý Sơn
thuôc loại trung bình.
Nhân dịp này, một lần nữa các tác giả xin cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Quảng Ngãi ñã giúp thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðinh Thị Phương Anh, 2010. Khảo sát thành phần loài và phân bố của rong biển
tại Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ðại học ðà Nẵng.
Số 5 (40).
2. Vũ Thanh Ca, ðàm ðức Tiến, Phạm Văn Hiếu, 2010. Báo cáo kết quả khảo sát
ña dạng sinh học ñảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo Hội thảo ñề tài: ðiều tra
ñánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học ñề xuất dự án Khu
bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn.
3. Chu Thế Cường, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Yết, 2010. Hiện trạng cỏ biển
ñảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Báo cáo tại Hội
thảo Quốc gia ða dạng Sinh học Việt Nam: Nghiên cứu, Giảng dạy, ðào tạo.
4. Phạm Hoàng Hải, 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật ñề tài: “ðánh giá
tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện ñảo”.
56
5. ðàm ðức Tiến, Lê Văn Sơn, Vũ Thanh Ca, 2010. Thành phần và phân bố rong
biển ñảo Lý Sơn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, số 3 năm 2011.
6. Nguyễn Văn Tiến, ðặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu ðại, 2002. Cỏ biển Việt
Nam. NXB. KH&KT, Hà Nội, 165tr.
7. English S., C. Wilkinson, V. Baker, 1997. Survey manual for tropical marine
resources. 2nd Edition. H. P. Australian Institute of Marine Science. 390 p.
8. Nguyen Huu Dai, 2002. Characterization of seagrass in Ly Son Island. Report for
UNEP/GEF Project: “Resersing enviromental degradation trends in the South China
Sea and Gulf of Thailand”, 6p.
9. Kelly, N. M., M. Fonseca, P. Whitfield, 2001. Predictive mapping for management
and conservation of seagrass beds in North Carolina, Aquatic Conservation: Marine
and Freshwater Ecosystems, Vol. 11, No. 6, 437-451.
10. IUCN, 2008. Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và
bài học Quốc tế. Tài liệu tiếng Việt, Cục Kiểm lâm chủ trì dịch và biên tập.
APPLICATION OF A QUANTITATIVE ASSESSMENT METHOD FOR
THE CONSERVATION POTENTIAL OF THE SEAGRASS ECOSYSTEM IN A
PILOT STUDY AT LY SON ISLANDS, QUANG NGAI
VU THANH CA, PHAM VAN HIEU, CAO VAN LUONG, DAM DUC TIEN
Summary: This paper presents results of the pilot study on the application of a
quantitative method for the conservation potential assessment of the seagrass ecosystem which
proposed by Kelly et al (2001). According to this method, the Relative Exposure Index, REI is
used for the explanation of the relationship between sea grass ecological system and
environmental factors; and from this, percentage of the sea grass distribution and recovery
potential for sea grass after encounting extreme weather conditions is evaluated.
Data of the field survey on the seagrass near Ly Son island during two year (October
2009 and May 2010) were used for the evaluation of the conservation of the sea grass ecological
system. The calculated results showed that sea grass at Ly Son is under threats from human
activities (such as taking sand for garlic cultivation, harbor development, fishing etc) and
extreme weather conditions. To enable the recovery of marine ecological systems near Ly Son,
the effective management of Marine Protected Area in Ly Son islands is a urgent need.
Ngày nhận bài: 14 - 6 - 2011
Người nhận xét: PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 385_988_1_pb_2654_2079502.pdf