Bà Rịa - Vũng Tàu với cơ hội tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh kinh tế Á Âu

Trung chuyển hàng từ Việt Nam sang EAEU Đường đi từ Việt Nam sang EAEU khá xa, chẳng hạn đến Belarus cũng phải cả chục nghìn cây số. Có thể chọn cảng Cái Mép thực hiện việc trung chuyển hàng từ Việt Nam sang EAEU: - Các địa phương của Việt Nam có thể tập kết hàng hóa đến cảng Cái Mép bằng các phương tiện thích hợp như đường bộ, đường sắt và đường thủy. - Từ cảng Cái Mép các tàu biển siêu trọng sẽ trung chuyển hàng hóa đến cảng Vladivostok của Nga trên bờ Thái Bình Dương. - Từ cảng Vladivostok hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt đến các nước trong khối EAEU. Đây là một tuyến vận tải thuận tiện, giá cả hợp lý, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa trực tiếp của Hiệp định. Để đảm nhiệm được việc trung chuyển này, BRVT cần sớm hoàn chỉnh khâu dịch vụ Logicstic tại khu vực cảng Cái Mép. 2.3. Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga và EAEU Thời gian gần đây lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng trở lại. Nửa đầu năm 2016 có hơn 204 nghìn khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lượng khách du lịch Nga đến BRVT còn khiêm tốn. Bà Rịa - Vũng Tàu nên tận dụng cơ hội FTA Việt Nam - EAEU để thu hút thêm khách du lịch Nga cũng như EAEU. Muốn vậy Bà Rịa - Vũng Tàu phải tạo ra sức hút bằng nhiều giải pháp, chẳng hạn như: a) Mở rộng các loại hình du lịch: - Mở Tour du lịch cho khách nước ngoài thăm nhà dân kết hợp tham quan các khu vườn trồng cây nhiệt đới (cao su, cà phê, ca cao, điều, hồ tiêu), xem quá trình chế biến; giới thiệu và bán một số sản phẩm khách du lịch ưa thích (cà phê, ca cao, hồ tiêu ). - Tổ chức tham quan khu Năm tầng, nơi ở của cộng đồng người Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ tại Vũng Tàu. Kết hợp tham quan Vietsovpetro, cảng Cái Mép, nhà tù Côn Đảo - Biến thành phố Vũng Tàu thành làng du lịch EAEU giống như Phan Thiết là làng du lịch Nga ở Bình Thuận. Bố trí thuyết minh du lịch bằng tiếng Nga cho khách từ EAEU. b) Kết hợp Tour du lịch Nga với các nước EAEU: Hãng hàng không Nga Airflot và Vietnam Airline đều có chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh - Moscow thực hiện Tour du lịch Việt Nam - Nga. Gần đây hàng không Astana của Kazakhstan mở tuyến bay khép kín Astana - Moscow - Bangkok - TP.HCM - Astana. Lợi dụng tuyến bay này từ năm 2015 Vietravel bắt đầu tổ chức Tour du lịch Việt Nam - Nga - Kazakhstan. Mở rộng tuyến du lịch này, Bà Rịa - Vũng Tàu nên kết hợp với Saigontouris và Vietreval (hiện đều đã đặt chi nhánh tại Vũng Tàu) mở tuyến du lịch Việt Nam - EAEU. Trong tương lai khi sân bay Long Thành hoạt động, tuyến du lịch này càng thuận lợi hơn để khách nước ngoài đến du lịch tại BRVT. Ngoài ra Bà Rịa - Vũng Tàu có thể quan tâm đến các vấn đề khác như nhập khẩu, đầu tư với EAEU.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bà Rịa - Vũng Tàu với cơ hội tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh kinh tế Á Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 13 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI << I. LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU 1.1 Quá trình hình thành a) Các quốc gia hậu Soviet Sự tan rã của Liên Xô dẫn đến việc ra đời các quốc gia độc lập hậu Soviet. Từ tháng 3 đến đầu tháng 12 năm 1991, 15 nước cộng hòa đồng loạt tuyên bố độc lập gồm có: 3 nước cộng hòa Baltic (Lithunia, Estonia, Latvia là những nước đầu tiên tuyên bố độc lập); 3 nước cộng hòa Trung Đông Âu (Ukraine, Belarus, Moldovia); 5 nước cộng hòa Trung Á (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turmenistan, Uzbekistan); 3 nước cộng hòa vùng ngoại Caukasus (Georgia, Armenia, Azerbaijan) và Liên Bang Nga. Ngay sau khi ra đời, nhiều nước cộng hòa hậu Soviet mong muốn liên kết trong một tổ chức chung nhằm giữ được vị thế về chính trị và kinh tế vốn có trước đây trong thời kỳ Liên Xô. b) Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) - Cuối tháng 12 năm 1991, Liên Bang Nga cùng với Ukraine và Belarus tuyên bố thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập với vai trò kế tục Liên Xô trước đây. Đến tháng 12 năm 1993, đã có 12 trong 15 nước cộng hòa hậu Soviet gia nhập tổ chức này (ngoại BÀ RỊA - VŨNG TÀU VỚI CƠ HỘI THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU || GS.TSKH.Ngô Văn Lược || ThS. Ngô Mạnh Lâm Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu TÓM TẮT: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực từ ngày 5 tháng 10 năm 2016. Trong bài này các tác giả giới thiệu tổng quan về Liên minh kinh tế Á Âu, tóm tắt nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu, nêu ra những lợi thế riêng và các cơ hội của Bà Rịa - Vũng Tàu khi tham gia Hiệp định này. ABSTRACT: The Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement (VN-EAEU FTA) will take effect on October 5, 2016. In this article, the authors present an overview of EAEU, summarize the basic content of the VN – EAEU FTA, and point out the distinctive advantages and opportunies of Ba Ria Vung Tau province when this FTA takes effect. trừ 3 nước cộng hòa vùng Baltic không tham gia) vì các lý do khác nhau, sau đó một vài nước khác cũng rút ra khỏi CIS như Geogia (2009), Ucraine (2014). - Để dễ liên kết với nhau, các nước trong khối CIStập trung hợp tác trong kinh tế. - Năm 1999, 5 nước Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan, Tajikistan đã ký Hiệp định Thuế quan Á Âu nhằm thành lập một khu vực thuế quan thống nhất. Vào năm 2000 tiến thêm một bước, 5 nước nói trên thành lập cộng đồng kinh tế Á Âu với mong muốn tạo ra một không gian kinh tế chung. Đến năm 2006 nước cộng hòa Uzbekistan gia nhập cộng đồng này. c) Liên minh Kinh tế Á Âu Liên minh Kinh tế Á Âu hình thành trên cơ sở hợp nhất từ hai tổ chức tiền thân là Cộng đồng kinh tế Á Âu và Liên minh Thuế quan Á Âu. Ngày 29 tháng 5 năm 2014, 3 nước Liên Bang Nga, Belarus, Kazakhstan ký Hiệp ước thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) theo khuôn mẫu EU. Sau đó Armenia tham gia hiệp ước vào tháng 10 năm 2014 và Kyrgyzstan tháng 5 năm 2015. Hiệp ước này nhằm mục tiêu mở rộng quan hệ kinh tế, hủy bỏ kiểm soát biên giới và tiến đến >> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 14 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ dùng chung một loại tiền tệ. Lộ trình thực hiện như sau: - Từ 01 tháng 01 năm 2016: Mở cửa thị trường cho dược phẩm và thiết bị y tế. - Năm 2019: Thống nhất thị trường năng lượng thông thường. - Năm 2025: Thống nhất thị trường dầu mỏ và khí đốt; thiết lập liên minh tiền tệ và thực hiện đồng tiền chung. - Ứng cử viên gia nhập khối EAEU là các nước cộng hòa Tajikistan và Uzbekistan. - Hiện tại khối năm nước EAEU có diện tích hơn 20 triệu km2, dân số hơn 182 triệu người và GDP trên 2.200 tỷ USD. Tài nguyên thiên nhiên có nhiều dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt. Liên bang Nga là nước mạnh nhất về kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự. Kyrgyzstan là nước kém phát triển trong khối. Các sản phẩm nhập khẩu chính từ Việt Nam là điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo và rau quả. Các sản phẩm xuất khẩu chính sang Việt Nam là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. II. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM- EAEU Ngày 28/3/2015 bắt đầu chính thức đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam- EAEU. Có 8 vòng đàm phán chính thức và vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Hà Nội từ 8 -14 tháng 12 năm 2014; Ngày 15 tháng 12 năm 2014 hai bên tuyên bố chung kết thúc đàm phán. Ngày 29 tháng 5 năm 2015 hai bên chính thức ký kết hiệp định FTA Việt Nam-EAEU. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. 1. Cấu trúc của Hiệp định. FTA Việt Nam-EAEU gồm 15 chương, các chương chính như sau: a) Nhóm hàng hóa: có các chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật, Hàng rào thương mại và Hải quan. b) Nhóm khác: gồm các Chương thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh Pháp lý và thể chế. Riêng chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư và Di chuyển thế nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga nên các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa 2 nước. c) Các phụ lục: Về mở cửa thị trường hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quytắc xuất xứ. 2. Nội dung Hiệp định. 2.1. Các cam kết về thuế quan Hiệp định xem xét 11.360 dòng thuế trong biểu thuế với các cam kết như sau: a) Cam kết của EAEU EAEU cam kết mở cửa thị trường hàng hóa cho Việt Nam theo các nhóm như sau: - Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực: gồm 6718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế. - Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình từng năm và loại bỏ hoàn toàn vào năm 2025 gồm 2871 dòng thuế chiếm khoảng 25% biểu thuế. - Nhóm giảm một lần 25% mức thuếhiện hành trong biểu thuế, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế. - Nhóm không cam kếtbao gồm 1453 dòng thuế, chiếm khoảng 13% biểu thuế. - Nhóm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế. - Nhóm hạn ngach thuế quan chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và thuốc lá chưa chế biến. Các mặt hàng và hạn ngạch cụ thể cho từng nhóm được ghi trong Phụ lục của Hiệp định. b) Cam kết của Việt Nam Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hàng hóa cho EAEU như sau: - Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực: chiếm 53% biểu thuế. - Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình từng năm chiếm khoảng 35% biểu thuế. - Nhóm không cam kết chiếm khoảng 11% biểu thuế. - Nhóm cam kết khác như áp dụng hạn ngạch khách quan chiếm khoảng 1% biểu thuế. 2.2. Cam kết xuất xứ a) Quy tắc xuất xứ Hàng hóa được coi có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu: - Có xuất xứ hoặc sản xuất toàn bộ tại một bên. - Được sản xuất toàn bộ tại một bên. ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 15 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI << - Được sản xuất toàn bộ tại một bên hoặc hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một bên hoặc hai bên. - Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội Khối, nhưng đáp ứng được yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể đối với từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định. b) Vận chuyển trực tiếp Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, Hàng hóa phải được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, trừ trường hợp vận chuyển qua nước thứ ba, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện: - Quá cảnh qua nước thứ ba là cần thiết vì lý do địa lý hoặc yêu cầu vận chuyển. - Hàng hóa không tham gia giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó. - Hàng hóa không qua các công khoản nào khác ngoài dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc bảo quản hàng hóa. c) Mua bán trực tiếp Hiệp định cho phép được xuất hóa đơn bởi một bên thứ ba không phải là thành viên của Hiệp định, nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của Quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ ba đó thuộc danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ trong Hiệp định. d) Chứng nhận xuất xứ FTA Việt Nam-EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định như trong các FTA Việt Namđã ký (FTA Việt Nam - EU, TPP). e) Tạm ngừng ưu đãi Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống hoặc bên xuất khẩu từ chối việc xác minh không có lý do chính đáng, bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưuđãi các mặt hàng tương tự (giống nhau về tính chất vật lý, chất lượng, danh tiếng). 2.3. Các cam kết khác - Nội dung các cam kết về dịch vụ, đầu tư và di chuyển thế nhân giữa Việt Nam và Liên Bang Nga hiện tại vẫn chưa được công bố. - Nội dung của các cam kết khác của Hiệp định về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh phát triển bền vững chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá các cam kết của Việt Nam trong WTO và các FTA mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán. 3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực thi Hiệp định 3.1. Thuận lợi a) EAEU (Đặc biệt Nga) là một thị trường rộng lớn và tương đối đóng đô ́i với hàng hóa nước ngoài Mặc dù Nga và một số nước trong EAEU đã tham gia WTO, nhưng mức thuế nhập khẩu của khối này vẫn còn cao. Một số loại hàng hóa của Nga hiện vẫn bị Mỹ và EU cấm vận, đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam khai thông hàng rào thuế quan của khối này. b) Việt Nam là đối tác đầu tiên ký FTA vói EAEU Thế độc tôn này là một lợi thế đặc biệt của Việt Nam. Hiện tại thương mại giữa hai bên ở mức 4 tỷ USD/năm và dự kiến sẽ nâng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. c) Cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và các nước EAEU bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp Chẳng hạn sản phẩm các cây nhiệt đới của Việt Nam các nước EAEU không sản xuất được. Do đó các tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường được giảm thiểu cho cả hai bên. d) Việt Nam và EAEU có truyền thống hợp tác hữu nghị lâu đời từ thời Liên Xô Điều này tạo ra những lợi thế cho Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định. Chẳng hạn hiện tại cộng đồng người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống tại Nga và một số nước EAEU tương đối đông đảo. Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm và quan hệ của họ để tiếp cận thị trường này. 3.2. Khó khăn a) Việt Nam ít hiểu về thị trường EAEU. Một số quy trình thủ tục nhập khẩu khá phức tạp, thiếu rõ ràng và không nhất quán ngay trong bản thân nội khối. b) Giao dịch với các nước trong EAEUchủ yếu bằng tiếng Nga chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng. Các cán bộ Việt Nam ít người giao dịch được bằng tiếng Nga. Khó khăn này cần có thời gian để khắc phục. c) Ngoại trừ Nga, Việt Nam chưa ký cam kết với các nước khác trong EAEU về dịch vụ, đầu tư và dịch chuyển thế nhân. Điều này hạn chế khả năng hợp tác đầy đủ với EAEU. Việt Nam cần khắc phục các khó khăn và rào cản nêu trên để có thể nhận được những lợi ích to lớn mà Hiệp định này mang lại. >> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 16 > ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ III. CƠ HỘI CỦA BÀ RỊA - VŨNG TÀU THAM GIA THỰC THI HIỆP ĐỊNH 1. Vài nét về Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) là một tỉnh nằm trên bờ biển vùng Đông Nam Bộ. Diện tích gần 2 nghìn km2, dân số hơn 1 triệu người. Bờ biển có chiều dài 305km (phần trên đất liền hơn 100km); với nhiều bãi biển đẹp ở Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm Khí hậu quanh năm ấm áp (nhiệt độ trung bình 260C- 290C). Thềm lục địa rộng 120.000km2. Có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất có đảo Côn Lôn (rộng 51km2) thuộc quần đảo Côn Sơn (Côn Đảo) và đảo Long Sơn thuộc TP.Vũng Tàu. - Tài nguyên thiên nhiên đáng kể nhất là dầu thô (trữ lượng khoảng 1,5 - 3 tỷ tấn) và khí đốt (trữ lượng 300 tỷ m3). Nguồn hải sản dồi dào với trữ lượng khai thác 150 - 200 nghìn tấn/năm. Nhiều nơi trong Tỉnh có vùng đất đỏ Bazan thích hợp để trồng các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu - Tỉnh có nền công nghiệp phát triển với trình độ công nghệ khá cao như công nghiệp dầu khí (riêng Vietsovpetro đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô và 30 tỷ m3 khí). Ngoài ra nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu cả nước như sản lượng điện chiếm 40% công suất cả nước; phân bón có sản lượng 800 nghìn tấn/năm; sản lượng thép đang vươn lên đứng đầu cả nước. 2. Lợi thế riêng của Bà Rịa - Vũng Tàu a) Liên doanh dầu khí Việt Nga Vietsovpetro tại Vũng Tàu - Từ năm 1981, Việt Nam và Liên Xô ký hiêp định thành lập Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đóng trụ sở tại Vũng Tàu. Đến năm 1991 khi Liên Xô tan rã, Liên doanh này trở thành Liên doanh dầu khí Việt Nga và vẫn lấy tên Vietsovpetro. Sau 35 năm hoạt động Vietsovpetro phát triển nhanh, thành Công ty Dầu khí hàng đầu của Việt Nam và có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực thăm dò khai thác và dịch vụ dầu khí. Đồng thời là biểu tượng hợp tác kinh tế có hiệu quả cao giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Ngoài ra Vietsovpetro tạo ra những lợi thế riêng cho Bà Rịa - Vũng Tàu. - Hình thành một cộng đồng người Nga và các nước trong khối Liên Xô cũ tại TP. Vũng Tàu. Lúc nhiều nhất cộng đồng này lên đến trên 2 nghìn người, hiện tại còn khoảng 800 người. - Nhờ sự phát triển của Vietsovpetro, và nhiều công ty dầu khí xuất hiện tại Vũng Tàu như Vi- etgas, PTSC do đó đã hình thành tại Bà Rịa - Vũng Tàu cộng đồng hàng chục ngàn người Việt Nam đã từng học tập, công tác tại các nước thuộc Liên Xô cũ. Biết khai thác những hiểu biết và quan hệ của những người trong hai cộng đồng này, Bà Rịa - Vũng Tàu có những lợi thế tham gia hiệp định. Chẳng hạn họ có thể tham gia đào tạo tiếng Nga cho Tỉnh. b) Cảng trung chuyển nước sâu Cái Mép Tại bờ biển huyện Tân Thành (tỉnh BRVT) có vịnh Ghềnh Rái rộng 50km2 với độ sâu đến 30m. Phía trong vịnh là cửa các con sông Lòng Tàu, sông Cái Mép, sông Thị Vải, sông Dinh và sông Chà Và. Nhờ điều kiện địa hình thuận lợi đó tại khu vực này đã xây dựng cảng Cái Mép cho phép tiếp nhận các tàu biển siêu trọng với tải trọng hàng trăm nghìn tấn. Các đường bộ cao tốc và đường sắt đang được xây dựng để nối kết cảng Cái Mép với khu vực Nam Bộ. Hiện tại cảng Cái Mép đã tiếp nhận tàu tải trọng 150 nghìn tấn và có thể vận chuyển hàng đến các nước Âu, Mỹ . Cảng trung chuyển nước sâu Cái Mép là một lợi thế riêng của BRVT. 3. Cơ hội của Bà Rịa - Vũng Tàu Hiệp định mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia thị trường EAEU. Căn cứ các lợi thế chung của Việt Nam, cũng như các đặc điểm và lợi thế riêng của mình, Bà Rịa - Vũng Tàu nên tập trung vào những điểm ưu thế nhất của mình, chẳng hạn như: 2.1. Tăng cường xuất khẩu a) Một số mặt hàng nông ngư nghiệp có sản lượng nhiều và đã có truyền thống xuất khẩu như thủy sản (tôm, mực, cá); cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu); rau quả (xoài, thanh long, rau sạch). Đối với những mặt hàng sản lượng thấp nên liên kết xuất khẩu với các tỉnh khác. Cần chú trọng các mặt hàng nông nghiệp xanh. b) Một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp như máy vi tính và linh kiện điện tử, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ làm từ các sản vật biểnCăn cứ nhu cầu của từng nước trong EAEU, BR-VT có thể tìm thêm các mặt hàng khác hoặc mở rộng sản xuất mặt hàng có nhu cầu để xuất khẩu. ĐẶC SAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ < 17 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI << 2.2. Trung chuyển hàng từ Việt Nam sang EAEU Đường đi từ Việt Nam sang EAEU khá xa, chẳng hạn đến Belarus cũng phải cả chục nghìn cây số. Có thể chọn cảng Cái Mép thực hiện việc trung chuyển hàng từ Việt Nam sang EAEU: - Các địa phương của Việt Nam có thể tập kết hàng hóa đến cảng Cái Mép bằng các phương tiện thích hợp như đường bộ, đường sắt và đường thủy. - Từ cảng Cái Mép các tàu biển siêu trọng sẽ trung chuyển hàng hóa đến cảng Vladivostok của Nga trên bờ Thái Bình Dương. - Từ cảng Vladivostok hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt đến các nước trong khối EAEU. Đây là một tuyến vận tải thuận tiện, giá cả hợp lý, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa trực tiếp của Hiệp định. Để đảm nhiệm được việc trung chuyển này, BRVT cần sớm hoàn chỉnh khâu dịch vụ Logicstic tại khu vực cảng Cái Mép. 2.3. Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga và EAEU Thời gian gần đây lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng trở lại. Nửa đầu năm 2016 có hơn 204 nghìn khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lượng khách du lịch Nga đến BRVT còn khiêm tốn. Bà Rịa - Vũng Tàu nên tận dụng cơ hội FTA Việt Nam - EAEU để thu hút thêm khách du lịch Nga cũng như EAEU. Muốn vậy Bà Rịa - Vũng Tàu phải tạo ra sức hút bằng nhiều giải pháp, chẳng hạn như: a) Mở rộng các loại hình du lịch: - Mở Tour du lịch cho khách nước ngoài thăm nhà dân kết hợp tham quan các khu vườn trồng cây nhiệt đới (cao su, cà phê, ca cao, điều, hồ tiêu), xem quá trình chế biến; giới thiệu và bán một số sản phẩm khách du lịch ưa thích (cà phê, ca cao, hồ tiêu). - Tổ chức tham quan khu Năm tầng, nơi ở của cộng đồng người Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ tại Vũng Tàu. Kết hợp tham quan Vietsovpetro, cảng Cái Mép, nhà tù Côn Đảo - Biến thành phố Vũng Tàu thành làng du lịch EAEU giống như Phan Thiết là làng du lịch Nga ở Bình Thuận. Bố trí thuyết minh du lịch bằng tiếng Nga cho khách từ EAEU. b) Kết hợp Tour du lịch Nga với các nước EAEU: Hãng hàng không Nga Airflot và Vietnam Airline đều có chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh - Moscow thực hiện Tour du lịch Việt Nam - Nga. Gần đây hàng không Astana của Kazakhstan mở tuyến bay khép kín Astana - Moscow - Bangkok - TP.HCM - Astana. Lợi dụng tuyến bay này từ năm 2015 Vietravel bắt đầu tổ chức Tour du lịch Việt Nam - Nga - Kazakhstan. Mở rộng tuyến du lịch này, Bà Rịa - Vũng Tàu nên kết hợp với Saigontouris và Vietreval (hiện đều đã đặt chi nhánh tại Vũng Tàu) mở tuyến du lịch Việt Nam - EAEU. Trong tương lai khi sân bay Long Thành hoạt động, tuyến du lịch này càng thuận lợi hơn để khách nước ngoài đến du lịch tại BRVT. Ngoài ra Bà Rịa - Vũng Tàu có thể quan tâm đến các vấn đề khác như nhập khẩu, đầu tư với EAEU. IV. KẾT LUẬN: Để thực thi FTA Vietnam - EAEU có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu về EAEU và nội dung của Hiệp định. Chọn lựa các mục tiêu ưu tiên phù hợp, xây dựng kế hoạch triển khai hợp lý. Bà Rịa - Vũng Tàu nên lập Ban chỉ đạo hoặc Tổ chuyên trách về việc này giúp lãnh đạo tỉnh điều hành triển khai thực hiện. Chúng tôi tin tưởng rằng Bà Rịa - Vũng Tàu thu được nhiều kết quả tốt đẹp khi tham gia Hiệp định này, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. N.V.L, N.M.L TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NguyễnKhánh Ngọc (2015), tổng quan về FTA Vietnam - EAEU; Trung tâm WTO VCCI. 2. https://www.theguardian.com/world/2014/jun/09/-sp-profiles-post-soviet-states 3. 4. WTO Center VCCI (2015), tóm lược Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu. 5. Sở Văn hóa Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu: con số và sự kiện. 6. Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh (2005). 7. Địa chỉ Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfba_ria_vung_tau_voi_co_hoi_tham_gia_hiep_dinh_thuong_mai_tu.pdf
Tài liệu liên quan