Bái cái Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 Thăng Long

Bên cạnh các báo cáo tài chính định kỳ mà phòng kế toán phải lập thì phòng kế toán cũng phải lập thêm các báo cáo quản trị như: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, báo cáo sản xuất của các xí nghiệp. Bên cạnh đó thì việc phân tích chi phí- giá thành, phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận để xác định giá dự thầu, định giá giao khoán. Dự toán chi phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, phân tích và cung cấp các số liệu cho nhà quản trị .

doc54 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bái cái Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng viên trường Đại học kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế , bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót ,em rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CTCP XÂY DỰNG SỐ 9 THĂNG LONG Lịch sử hình thành và phát triển của CTCPXD số 9 Thăng Long -Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ phần Xây Dựng số 9 Thăng Long -Tên giao dịch: THANGLONG CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: TLG-9 -Vốn điều lệ: 11.075.100.000 đồng -Giấy ĐKKD số: 0103012093 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/5/2006, thay đổi lần thứ 3 ngày: 4/10/2007 -Địa chỉ : Thôn Tân Xuân, Xã Xuân Đỉnh, Huyện Từ Liêm, TP Hà Nội -Điệnthoại : 0438389970 Fax:0438385127 -Email : xd9tl@vnn Chuyển đổi (CPH) từ DNNN theo quyết định số 4989/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trước khi cổ phần hóa cũng như sau quá trình cổ phần hóa cho đến nay công ty luôn là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp,xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia giúp công ty có những bước phát triển lớn ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng nhất của nền kinh tế ,mang lại thu nhập lớn cho công ty và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà,tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng qua bảng biểu thông tin tài chính tóm tắt năm 2007-2008 và nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2009 dưới đây : Biểu số 1.01 Kết quả hoạt động Đơn vị :triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Doanh thu thuần 2007 2008 1 Doanh thu thuần 68080,29 2 Lợi nhuận gộp từ HĐKD 8.764,74 3 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.043,87 4 Lợi nhuận trước thuế 1.524,22 5 Lợi nhuận sau thuế 1.519,15 Nguồn:Phòng tài chính- kế toán công ty Biểu số 1.02.Bảng cân đối kế toán Đơn vị :triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 1 Tài sản ngắn hạn 94.414,37 81.814,72 2 Tài sản dài hạn 19.794,46 19.340,62 3 Nợ ngắn hạn 101.913,18 87.047,14 4 Nợ dài hạn 941,08 5 Hàng tồn kho 51.243,958 49.550.707 6 Nguồn vốn chủ sở hữu 11.696,64 13.167,13 Nguồn:phòng tài chính- kế toán công ty Trong năm giai đoạn 2008-2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ,doanh thu và lợi nhuận của công ty có sụt giảm ,nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn cổ đông, đảm bảo mức lương trung bình là 2,5 triệu đồng /người /tháng và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với các cơ quan chức năng với tổng số tiền thuế đã nộp là 5.025 triêu đồng .Bên cạnh đó công ty vẫn đảm bảo số thu các quỹ hoạt động như qũy khen thưởng cán bộ quản lý là 20 triệu đồng,quỹ khen thưởng 34 triệu đồng ,quỹ phúc lợi 30 triệu đồng,quỹ đầu tư phát triển 40 triệu đồng. Trong giai đoạn tới ban lãnh đạo công ty dự định tăng cường năng lực sản xuất ,mở rộng quy mô đảm bảo doanh thu tăng 5,8 % so với các năm trước . Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của CTCPXD số 9 Thăng Long Đặc điểm hoạt động SXKD của CTCP xây dưng số 9 Thăng Long *Hoạt động sản xuất chính của công ty -Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước bao gồm: cầu, đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, cầu hầm, bến cảng, hầm -Xây dựng các công trình công nghiệp: kho, xưởng sản xuất,  bến bãi, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng -Xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng nền móng và kiến trúc nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở -Xây dựng các công trình thủy lợi: trạm bơm, cống đập, đê, kè, kênh mương -Xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, giao thông vận tải. -Tư vấn đầu tư, lập dự án -Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng -Sản xuất, gia công và lắp ráp cơ khí, kết cấu thép, sản xuất cọc vê tông cốt thép các loại, cấu kiện bê tông cốt thép thường, sản xuất và cung ứng bê tông cốt thép thường và cung ứng bê tông thương phẩm . *Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cũng như các doanh nghiệp khác mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty . Để hiện thực hóa mục tiêu chung đó ban lãnh đạo công ty đã đưa ra nhiều chính sách phù hợp: -Chính sách nhân sự:công ty lập qũy khen thưởng cho các cán bộ quản lý và nhân viên có thành tích tốt trong công tác .Một mặt có những biện pháp kỉ luật nghiêm đối với cán bộ,nhân viên vi phạm nguyên tắc,điều lệ công ty ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty.Bên cạnh đó công ty thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao tay nghề cho cán bộ,nhân viên công ty -Khoa học kỹ thuật :do đặc điểm riêng của ngành xây lắp công ty thường xuyên phải tu bổ,sửa chữa ,và mua mới trang thiết bị .Điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nên công ty chưa thể tổ chức được đội ngũ khoa học kỹ thuật nghiên cứu tạo ra máy móc phục vụ trực tiếp cho nhoạt động của công ty. -Nguyên liệu đầu vào:việc tìm hiểu các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào để giảm bớt chi phí,hạ giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh cho công ty được đặc biệt quan tâm. 1.2.2.Đặc điểm quy trình CNSX của CTCP xây dựng số 9 Thăng Long Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản nên quá trình để hoàn thành sản phẩm của Công ty dài hay ngắn tuỳ thuộc vào công trình, hạng mục công trình có qui mô lớn nhỏ khác nhau. Sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu, các xí nghiệp, đội huy động máy móc, nhân công san lấp và giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công. Từ các nguyên vật liệu như sắt, thép, cát, đá, xi măng, gạch, sỏi, phụ gia bê tông…dưới sự tác động của máy móc và nhân công sau một thời gian tiến hành thi công sẽ tạo ra sản phẩm xây lắp thô .Sau đó,qua thời gian hoàn thiện dưới sự hỗ trợ của máy mài ,máy cắt sản phẩm xây lắp thô sẽ được hoàn thiện thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh .Trong quá trình thi công ,các đội trực tiếp thi công phải tiến hành thi công theo dự toán đã được duyệt .Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư . Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: Xi măng, cát, đá sắt Máy trộn Bê tông cốt thép Máy ủi, máy xúc, máy đào Mặt bằng xây dựng Gạch cát, xi măng, vôi Máy trộn vữa Khối xây Sản phẩm XD thô Sản phẩm xây lắp Hoàn thiện Sơ đồ 1.1:Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của CTCPXD số 9 Thăng Long Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó GĐ phụ trách KH Phó GĐ phụ trách dự án đầu tư Phòng chính trị Phòng KHTH Phòng tài chính –kế toán tttttttoántoán Phó GĐ chính trị Phó GĐ phụ trách dự án đầu tư Phòng tài chính –kế toán tttttttoántoán Phòng KHTH Phòng tài chính –kế toán tttttttoántoán Phòng DA-ĐT XÍ nghiệp XD61 Đội 1 XDGT Đội 2 XL Xí nghiệp XD-GT 37 Xí nghiệp XD-GT 37 XÍ nghiệp XD61 Xí nghiệp XD60 Xí nghiệp XD51 Đội 4 XDGT Đội 5 XL Đội 6 XL Đội 9XDGT Đội 10 XL Đội 7 XDGT Đội 8 XL Đội 4 XDGT Đội 5 XL Đội 6 XL Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: ♦ Hội đồng quản trị: đại diện cho chủ sở hữu của công ty,quản lý Công ty về mọi mặt,có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc, phó giám đốc, các bộ phận quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty các quy chế nội bộ của Công ty quy định. ♦Ban kiểm soát : ♦ Giám đốc: Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chiu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty trước hội đồng quản trị. ♦ Phó giám đốc kế hoạch: Là người giúp giám đốc công ty điều hành các lĩnh vực: công tác kinh tế kế hoạch, công tác theo dõi hạch toán kế toán, quá trình kinh doanh vật tư, xuất nk, công tác thu vốn và giải quyết công nợ, công tác tiêu thụ và sản phẩm công nghiệp, công tác văn phòng và đời sống đồng thời thay mặt giám đốc công ty điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt. ♦ Phó giám đốc chính trị: là người giúp giám đốc công ty giải quyết việc trong lĩnh vực công tác Đảng và công tác chính trị, hoạt động của các tổ chức quần chúng: công đoàn, phụ nữ, thanh niên... ♦ Phó giám đốc dự án đầu tư: là người giúp giám đốc công ty điều hành và theo dõi các dự án sản xuất, đấu thầu các công trình. ** Các phòng ban ngành của công ty ♦ Phòng tài chính - kế toán: là phòng có chức năng giúp giám đốc Công ty tổ chức bộ máy kế toán tài chính từ công ty đến các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, tổ chức chỉ đạo kiểm soát toàn bộ công tác tài chính, tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá bằng điều kiện hoạt động của công ty . ♦ Phòng kế hoạch tổng hợp (KHTH): là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong kế hoạch xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch. Phòng có chức năng giúp giám đốc công ty tổ chức theo dõi báo cáo tổng hợp kế hoạch sản xuất và tổng hợp kế hoạch thực hiện, kiểm tra giám sát kế hoạch thực hiện. ♦ Phòng dự án đấu thầu (DAĐT): có chức năng giúp giám đốc làm các thủ tục, hồ sơ, dự án đấu thầu về kế hoạch xây dựng. ♦ Phòng Chính trị: Là cơ quan giúp cho giám đốc triển khai các công tác Đảng, công tác chính trị, triển khai các hoạt động chính trị, tuyên truyền, từ thiện....Quản lý hoạt động của các tổ chức quần chúng, công đoàn, thanh niên, đoàn thanh niên, phụ nữ... PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP XÂY DỰNG SỐ 9 THĂNG LONG 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCPXD số 9 Thăng Long. Hiện nay, công ty có các xí nghiệp và các đội trực thuộc ở các địa bàn cách xa nhau như đã giới thiệu ở trên, xuất phát từ đặc điểm này và để thuận lợi cho yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tài chính và công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung.Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán xử lý và thực hiện các công việc hạch toán kế toán, còn các đơn vị trực thuộc, các xí nghiệp, các đội xây lắp chỉ bố trí một hoặc hai nhân viên kế toán hướng dẫn hạch toán ban đầu và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán công ty. Ở phòng kế toán Công ty, sau khi nhận được chứng từ ban đầu ở các đội, kế toán từng bộ phận tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, ghi sổ tổng hợp và chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị trực thuộc cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ quan công ty. Định kỳ số liệu sẽ được tổng hợp để lập báo cáo quyết toán toàn công ty. Việc áp dụng hình thức này sẽ đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung cao độ, đối với công tác kế toán, tổng hợp số liệu một cách nhanh chóng đồng thời thuận tiện cho việc áp dụng phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán sẽ gọn nhẹ và tiết kiệm được chi phí hạch toán KT thanh toán KT xí nghiệp Kế toán trưởng KT đội KT ngân hàng KT TSCĐ KT công nợ Thủ quỹ KT tổng hợp Sơ đồ 2.01. Bộ máy kế toán công toán Trong đó: Kế toán trưởng: Là người đứng đầu chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính và báo cáo tài chính, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của phòng kế toán, thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế theo đúng điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước qui định và quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty, tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các khoản chi phí do các phần hành kế toán khác chuyển đến, sử dụng phần mềm kế toán để ghi vào sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản có liên quan, tổng hợp và tính giá thành cho từng công trình, tính lãi lỗ cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị và lập các báo cáo quyết toán tháng, quý, năm gửi cấp trên, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các giao dịch với ngân hàng như tài khoản tiền gửi ngân hàng, vay... Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm theo dõi chi tiết, thực hiện kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán với cán bộ công nhân viên. Kế toán công nợ, thuế: Ghi chép các khoản công nợ (các khoản phải thu, phải trả), kê khai và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty kê khai đầy đủ, chính xác kịp thời toàn bộ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của đơn vị, theo dõi chi tiết thuế cho từng xí nghiệp, đội, công trình phù hợp với dự toán công trình. Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm của tài sản cố định trên 3 mặt: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại đồng thời kiêm luôn cả việc theo dõi tình hình biến động của vốn kinh doanh. Thủ quỹ: Quản lý, đảm bảo anh toàn tiền mặt, ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình nhận và cấp phát các loại tiền mặt, các giấy tờ co giá trị như tiền. Cuối mỗi ngày phải tiến hành kiểm quỹ và đối chiếu với sổ kế toán, xác định nguyên nhân thừa, thiếu. Cuối mỗi tháng, thủ quỹ cùng kế toán kiểm quỹ, lập biên bản theo chế độ quy định. Kế toán đội và kế toán xí nghiệp: Thu thập, tổng hợp các chứng từ gốc như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, HĐGTGT, các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, sau đó chuyển lên phòng kế toán của công ty Dưới mỗi đội, xí nghiệp có khoảng hai nhân viên kế toán. 2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ và chính sách kế toán tại CTCPXD số 9 Thăng Long . 2.2.1 Các chính sách kế toán chung Theo quyết định Số 15/2006 QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Theo đó : - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 theo dương lịch. - Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt nam. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: theo phương pháp thực tế đích danh 2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hiện nay công ty áp dụng những quy định về chứng từ tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo quyết định này công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chừng từ do Bộ Tài Chính phát hành và thực hiện đúng chế độ kế toán về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời, đảm bảo việc cung cấp các thông tin cho Ban lãnh đạo công ty. Cụ thể những chứng từ sử dụng tại đơn vị bao gồm: Chứng từ lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy đi đường, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý ( nghiệm thu ) hợp đông giao khoán, Bảng phân bổ tiền lương và trích lập các quỹ. Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng kê phiếu nhập, Bảng kê phiếu xuất, Biên bán kiểm nghiệm vật tư, công cụ, Bảng phân bổ nguyên liệu. vật liệu, công cụ, dụng cụ… Chứng từ bán hàng: Hồ sơ nhgiêm thu công trình theo đợt, Biên bản bàn giao, hoá đơn bán hàng Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Biên bản kiểm kê quỹ… Chứng từ tiền gửi ngân hàng: Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, bảng sao kê ngân hàng. Chứng từ tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Căn cứ vào quy mô, điều kiện hoạt động của công ty, hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Hệ thống tài khoản được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hóa thuận lợi cho việc hạch toán xử lý thông tin cũng như thu thập thông tin của công ty.Chi tiết các tài khoản cấp 2,cấp 3 của các tài khoản doanh thu ,chi phí được chi tiết cho từng hạng mục, công trình;các khoản công nợ chi tiết cho từng đối tượng khách hàng và người bán. 2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy vi tính. Sắp tới tháng 9 năm 2010, công ty sẽ sử dụng chương trình phần mềm kế toán theo sự phát triển của công nghệ cũng như là để giảm bớt khâu theo dõi quản lý sổ sách thủ công như đã từng sử dụng ở những năm trước đó. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp, chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng kí chứng từ ghi sôt Sơ đồ 2.02.Quy trình ghi sổ Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Việc áp dụng hình thức này với Công ty là hoàn toàn phù hợp vì đây là doanh nghiệp có quy mô vừa, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản, dễ dàng trong khâu kiểm tra đối chiếu, thuận lợi trong việc phân công công tác. Phòng kế toán được trang bị máy vi tính, công ty sẽ lập chương trình riêng cho công tác kế toán, áp dụng hình thức này Công ty sử dụng một số sổ sách sau: - Sổ cái - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản - Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc định kỳ vào bảng chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển đến bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái. Cuối tháng khoá sổ tìm ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ. Ghi tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên Sổ cái, tiếp đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác. Đối với những tài khoản có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan làm căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ lập các báo biểu kế toán. 2.2.5 Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm tài chính. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự toán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. Báo cáo tài chính của công ty cung cấp những thông tin về: Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Trích lập và sử dụng các quỹ Kết quả hoạt động kinh doanh Thu nhập của người lao động Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty gồm 03 mẫu biểu báo cáo bắt buộc (các mẫu biểu số: B01-DN; B02-DN; B09-DN) và 01 mẫu biểu báo cáo không bắt buộc (mẫu biểu số: B03-DN) theo mẫu của Bộ Tài Chính ban hành, cụ thể là: - Bảng cân đối kế toán (mẫu biểu số: B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu biểu số: B02-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu biểu số: B09-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu biểu số: B03-DN) Do nhu cầu quản lý chưa cần nên công ty không tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra công ty còn sử dụng các báo cáo tổng hợp như: Báo cáo về tình hình thanh toán công nợ, Báo cáo về kết quả kiểm kê tiền mặt, Báo cáo về tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên, Báo cáo Vốn chủ sở hữu, Báo cáo về tình hình khấu hao TSCĐ, Báo cáo tình hình nộp ngân sách... Các mẫu biểu báo cáo đều do kế toán tổng hợp lập vào cuối niên độ kế toán (cuối năm tài chính) thông qua kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. Báo cáo tài chính của đơn vị hàng năm đều được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán có uy tín. Báo cáo tài chính hàng năm được công bố công khai với các cơ quan thuế và các ngân hàng...Kế toán nộp 3 báo cáo trên và một số báo cáo khác như: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT...cho cơ quan thuế trước 31/3 năm sau. 2.3 Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu 2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền. Tài khoản sử dụng. - TK 111 “tiền mặt”. - TK 112 “tiền gửi ngân hàng”. - TK113 ”tiền đang chuyển”. Chứng từ sử dụng. - Phiếu thu (Mẫu số 01-TT) - phiếu chi (Mẫu số 02-TT) - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tiền tậm ứng - Biên lai thu tiền (Mẫu số 06-TT). - Sổ quỹ tiền mặt. Hệ thống sổ liên quan. -Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 111, TK 112, TK 113 (Xem phụ lục 10, 11) - Các BCTC. Quy trình ghi sổ. Hàng ngày các chừng từ về tiền mặt sau khi đã được kế toán tiến mặt kiểm tra tính trung thực hợp lý hoặc các chứng từ này được phòng kiểm soát chuyển đến, kê toán TM, TGNH sẽ tiến hành phân loại chứng từ theo tính chất các nghiệp vụ là thu hay chi tiền. Từ đó kế toán lập Sổ nhật ký chi tiền, Sổ nhật ký thu tiền. Sau đó đến cuối tháng căn cứ vào số liệu từ hai sổ nhật ký này, kế toán lập Sổ cái các TK liên quan. Để đối chiếu tính chính xác của số liệu trên Sổ cái, thì từ các chứng từ ban đầu kê toán lập Sổ thẻ chi tiết các TK 111, TK 112 , TK 113 và cuối tháng lập các Bảng tổng hợp chi tiết các TK này. Số liệu trên các Bảng tổng hợp này sẽ được kế toán trưởng và phòng kiểm soát đối chiếu với số liệu trên Sổ cái. 2.3.2 Đặc điểm kế toán tài sản cố định TSCĐ của Công ty CPXD số 9 Thăng Long ,do đặc điểm là đơn vị xây lắp nên có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài,có ảnh hưởng trực tiếp quá trình săn xuất ,xây dựng công trình .. Tài khoản sử dụng. - TK 211 “tài sản cố định hữu hình” - TK 213 ”tài sản cố định vô hình” - TK 214 “hao mòn TSCĐ” Chứng từ sử dụng. - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ - Biên bản kiểm kê TSCĐ - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Hệ thống sổ liên quan. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Thẻ TSCĐ. - Sổ cái TK 211, 213, 214. - Các BCTC. Hiện tại Công ty Đang theo giõi TSCĐ tại địa điểm sử dụng và mở “ Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng xí nghiệp , từng tổ đội . Sổ này được dùng để theo giõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại các đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ. Tại phòng kế toán, sử dụng Thẻ TSCĐ để theo giõi chi tiết cho từng TSCĐ của Công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của TSCĐ. Quy trình ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ gốc về TSCĐ, kế toán TSCĐ lập Thẻ TSCD đồng thời lập chứng từ ghi sổ . Cuối tháng căn cứ vào Thẻ TSCĐ, kế toán lập sổ thẻ chi tiết TSCĐ. Từ chứng từ ghi sổ , cuối tháng kế toán lập Sổ cái Tk 211, 213, 214. 2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, cụ thể trả lương theo tháng. Để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người lao động và nắm bắt xu thế chung của xã hội, Công ty còn áp dụng hình thức trả lương mới là rút tiền tự động qua hệ thống máy ATM của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Phương pháp tính lương: Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương. Lương ngày = Lương cơ bản / Số ngày làm việc theo quỹ lương. Lương tháng = Lương ngày x Số ngày làm việc trong tháng. Các khoản trích theo lương của công nhân viên bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo đúng quy định hiện hành cảu nhà nước Tài khoản sử dụng. - TK 334 “phải trả người lao động” - TK 338 “phải trả phải nộp khác”, chi tiết TK 3382 “kinh phí công đoàn” TK 3383 “bảo hiểm xã hội” TK 3384 “bảo hiển y tế”. Chứng từ sử dụng. - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương, thưởng - Bảng thanh toán làm thêm giờ - Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Hệ thống sổ liên quan. - Sổ thẻ chi tiết TK 334, 338 - BTH chi tiết TK 334, 338 - Sổ cái TK 334, 338 - BCTC Quy trình ghi sổ. Từ các chứng từ gốc về tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương lập Sổ thẻ chi tiết ,chứng từ ghi sổ . Cuối tháng từ chứng từ ghi sổ , kế toán lập sổ cái TK 334, 338, đồng thời từ Sổ chi tiết TK 334, 338 kế toán lập BTH chi tiết TK 334, 338. Số liệu trên Sổ cái TK 334, 338 sau khi đối chiếu đúng số liệu trên BTH chi tiết sẽ là căn cứ để KTT lập các BCTC. 2.3.4 Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp ,kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản đóng vai tró quan trọng và là phần hành tương đối khó,đòi hỏi nhân viên kế toán phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,am hiểu về ngành nghề kinh doanh và nhạy bén với những thay đổi trong xu hướng phát triển của nghề nghiệp. Thực tế hiện nay ,CTCPXD số 9 Thăng Long thực hiện tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng ,chu kỳ sản xuất dài ,quy trình sản xuất phức tạp ,hoạt động sản xuất tiến hành ngoài trời và xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng ,của sản phẩm xây dựng cơ bản để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng hạng mục,công trình .Chi phí phát sinh tại công trường nào sẽ tập hợp ngay vào công trình đó ,các chi phí sản xuất chung sẽ lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp .Để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất được thuận lợi nhanh chóng và chính xác đáp ứng yêu cầu quản lý ,chi phí sản xuất ở CTCPXD số 9 Thăng Long được chia thành 4 khoản mục : -Chi phí nguyên-vật liệu trực tiếp(NVLTT):gồm xi măng,gạch ,thép ,cát sỏi . -Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT):gồm tiền lương và các khoản có tính chất theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất -Chi phí máy thi công(CPMTC) :gồm nhiên liệu .tiền lương ,chi phí khấu hao ,bảo dưỡng máy thi côn g -Chi phí sản xuất chung (CPSXC):gồm lương nhân viên quản lý đội ,khoản trích BHYT,BHXH,KPCD được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội ,khấu hao TSCD dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác có liên quan tới hoạt động của đội . Cuối công trình căn cứ vào các bảng kê chi phí của từng tháng làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành . *Hạc toán CP NVLTT: Tài khoản sử dụng :621 được mở chi tiết cho từng CT, HMCT.Chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho công trình nào thì sẽ được hạch toán trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế đích danh. Cụ thể là với công trình CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái được khoán cho đội xây dựng số 25, thực hiện tạm ứng khối lượng xây lắp nội bộ về các khoản mục CPSX phát sinh thông qua TK 141 - Tạm ứng khối lượng xây lắp các công trình. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho xuất thẳng, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn giá trị gia tăng. Khi trúng thầu một công trình, căn cứ vào hợp đồng giao thầu, phòng Kinh tế - Kế hoạch thi công của Công ty tiến hành lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành, lập phương án thi công, tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc,..và sau khi được tổng giám đốc phê duyệt, kế hoạch thi công sẽ được giao xuống cho các đội. Đội trưởng đội xây dựng sẽ căn cứ vào dự toán từng công trình, xác định lượng vật tư cần thiết phục vụ thi công, chủ động mua vật tư khi có nhu cầu. Trị giá xuất kho vật tư bao gồm giá mua cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Hàng ngày, đội trưởng và kế toán đội thực hiện tập hợp hóa đơn chứng từ: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho xuất thẳng, đến cuối tháng tập hợp bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT để gửi về phòng kế toán của công ty, là căn cứ để hạch toán. Hàng tháng, căn cứ vào yêu cầu mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp, để có kinh phí, đội trưởng đội xây dựng sẽ viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên công ty. Tổng giám đốc, kế toán trưởng sẽ xem xét và kí duyệt. Đơn vị: CTCPXD số 9 Thăng Long Bộ phận: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 01 tháng 12 năm 2008 Kính gửi: Giám đốc CTCPXD số 9 Thăng Long Tên tôi là : Triệu Quang Văn Chức vụ : nhân viên tài chính Địa chỉ: Công trường 5. Đề nghị cho tạm ứng số tiền là: 100.000.000. Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn/. Lý do tạm ứng: Mua vật liệu thi công Công trình CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái Thời hạn thanh toán: Trừ vào sản lượng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng sông Hồng khu vực Yên Bái Thời hạn thanh toán: Trừ vào sản lượng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng PHIẾU CHI Số: PC 251 Ngày 02 tháng 12 năm 2008 Nợ : 1413 Có : 111 Họ tên người nhận tiền: Triệu Quang Văn. Địa chỉ: Công trường 5 Lý do chi: Tạm ứng mua vật tư Số tiền: 100.000.000. Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn/. Kèm theo 1 Chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Hoặc cũng có trường hợp Đội sẽ tự ứng tiền ra trước để mua vật tư, sau đó cuối tháng, nhân viên tài chính của đội sẽ lập một bảng kê mua vật tư, bảng kê đó sẽ ghi cả giá chưa thuế, thuế VAT và tổng giá thanh toán, và lập giấy đề nghị thanh toán rồi gửi lên phòng kế toán để đề nghị thanh toán. GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN. Kính gửi: Đồng chí Giám CTCPXD số 9 Thăng Long Đồng chí kế toán trưởng. Tên tôi là: Triệu Quang Văn. Cấp bậc: CNVQP Chức vụ: Nhân viên tài chính Để phục vụ thi công công trình tôi có chi ra một số tiền mua nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái. Giá mua chưa thuế: 250.000.000đ. VAT : 25.000.000. Tổng cộng : 275.000.000đ. Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi lăm triệu đồng chẵn/. Tôi xin cam đoan là đã mua vật tư, hàng hóa để phục vụ vào công trình là đúng chủng loại, định mức trong hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chứng từ nộp tại công ty là tôi mua đúng thực tế, đúng pháp luật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật và chịu 100% tổn thất. Vậy kính đề nghị đồng chí Giám đốc, kế toán trưởng thanh toán cho công trường 5 số tiền trên Ngày 31/12/2008 Nhân viên tài chính Chủ nhiệm C.T KT trưởng GĐ. Khi mua hàng, đơn vị cung ứng sẽ phát hành hoá đơn GTGT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 05 tháng12 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH XNK Hòa Bình. Địa chỉ : Thị trấn Nghĩa Lộ- Tỉnh Yên Bái Số tài khoản : Điện thoại : MS: 0101262594 Họ tên người mua hàng: Triệu Quang Văn. Đơn vị : CTCPXD số 9 Thăng Long Địa chỉ : Đường Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN Hình thức thanh toán: Thanh toán chuyển khoản MS: 0100385603 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Xi măng PC 40 Tấn 38 705.650 26.814.700 Cộng tiền hàng: 26.814.700 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 2.681.470 Tổng cộng tiền thanh toán: 29.496.170 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi chín triệu, bốn trăm chín mươi sáu nghìn, một trăm bảy mươi đồng Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long Bộ phận: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái PHIẾU NHẬP KHO XUẤT THẲNG Ngày 18 tháng 12 năm 2008 Nợ:……… Có:……… Số: 20 Họ tên người nhận hàng: Trịnh Văn Nghĩa Địa chỉ (bộ phận): Tổ trưởng Lý do xuất: phục vụ thi công CT CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bá TT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (Sản phẩm HH) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Xi măng PC40 Tấn 38 38 705.650 26.814.700 Tổng cộng 38 38 26.814.700 Phụ trách cung tiêu (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Người nhận hàng (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S02a- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1320 Tháng 12 năm 2008 N_T Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền 31/12 Hoàn ứng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 141 15.958.588 Cộng 15.958.588 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long (Trích) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12/2008. Số CTGS Ngày, tháng Số tiền …… …… ….. 1320 31/12 15.958.588 … …. ……… 1330 31/12 30.124.000 …… …. …. 1390 31/12 20.426.000 ……… ……….. ……. 1410 31/12 14.144.667 1411 31/12 1.562.600 ….. …. …. Cộng 1.954.245.678.940 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên. Đóng dấu) CTCPXD số 9 Thăng Long (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 Năm 2008 Công trình: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái. (ĐVT: VND) Ngày tháng CT Số Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - - 31/12 PKT 122 Hoàn ứng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp HIEN09 141 15.958.588 ........................ ….. 31/12 PKC 591 Kết chuyển CPNVLTT 154 1.213.214.253 - Số dư cuối năm - - Cộng PS trong năm 1.213.214.253 1.213.214.253 Số dư cuối năm - - Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S03b- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm 2008. (đvt: VND). N_T CTGS Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - - 31/12 1320 Hoàn ứng chi phí NVL TT HIEN09 141 15.958.588 31/12 1422 Kết chuyển CPNVLTT HIEN09 154 1.213.214.253 - Cộng PS trong năm 27.451.278.649 27.451.278.649 - Số dư cuối năm - - Người lập (Ký, họ tên) Kếtoán trưởng Thủtrưởng *Hạch toán CPNCTT Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí NCTT chi tiết cho từng CT, HMCT đã được mã hóa trên máy. Cụ thể đối với công trình “CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái” là TK 622 HIEN09. Tương tự như kế toán CPNVLTT, việc hạch toán chi phí NCTT cũng được thực hiện thông qua TK 141, phù hợp với cơ chế khoán gọn. Chứng từ sử dụng: Lao động trực tiếp ở các đội xây dựng gồm công nhân thuê ngoài và công nhân trong danh sách. Do vậy, chứng ban đầu làm cơ sở hạch toán chi phí NCTT là: Hợp đồng giao khoán, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp lương tháng cho công nhân thuê ngoài và công nhân trong danh sách, bảng phân bổ tiền lương và BHX CTCPXD số 9 Thăng Long CT CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái. BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG CÔNG NHÂN THUÊ NGOÀI Tháng 12/2008 STT Chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú 1 BBTL HĐGK Số 10 Thanh toán tiền lương tổ xây lát 30.124.000 2 BBTL HĐGK Số11 Thanh toán tiền lương tổ làm bậc lên xuống 9.380.000 3 BBTL HĐGK Số 12 Thanh toán tiền lương tổ dọn dẹp mặt bằng thi công 5.215.000 … … … … Cộng 50.058.000 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Công ty Xây lắp 665- BQP Mẫu S02a- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1330 Ngày 31/12 năm 2008 N_T Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền 31/12 Hoàn ứng chi phí NCTT 622 141 30.124.000 Cộng 30.124.000 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Năm 2008 Công trình: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái. (đvt: VND) Ngày tháng CT Số Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - - 31/12 PKT 210 Hoàn ứng chi phí NCTT HIEN09 141 30.124.000 31/12 PKC 592 Kết chuyển CPNCTT HIEN09 154 300.637.616 - Số dư cuối năm - - Cộng PS trong năm 300.637.616 300.637.616 Số dư cuối năm - - Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S03b- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Năm 2008. (đvt: VND). N_T CTGS Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm 31/12 1330 Hoàn ứng chi phí NCTT HIEN09 141 30.124.000 31/12 1344 Hoàn ứng chi phí NCTT THUC03 141 55.221.000 ….. …. ……………… ……… - Cộng PS trong năm 10.156.489.000 10.156.489.000 - Số dư cuối năm Người lậ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng (Ký, họ tên) *Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Đối với máy thi công của Công ty : thì chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công; chi phí nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác dùng cho máy thi công ngoài ra còn phải trích khấu hao máy thi công tính chi phí sử dụng máy thi công của CT đó. Đối với máy móc thực hiện thi công nhiều CT hạng mục CT thì việc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công sẽ căn cứ vào “Nhật trình xe máy thi công “ của mỗi máy thi công. Trong trường hợp này, kế toán đội sẽ lập bảng tổng hợp theo dõi các loại máy thi công theo thời gian sử dụng ở dưới đội xây lắp và gửi về phòng kế toán theo định kỳ. Đối với máy thi công thuê ngoài: Thông thường phương thức thuê là thuê đồng bộ bao gồm cả công nhân vận hành MTC, các chi phí thuê máy như chi phí xăng dầu. Tại phòng kế toán hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tập hợp chi phí sử dụng MTC của công trình, đội. Chi phí sử dụng MTC được tập hợp chi phí các công trình và phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức chi phí trực tiếp (gồm chi phí NCTT và NVLTT). CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S02a- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1390 Tháng 12 năm 2008 N_T Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền 31/12 Hoàn ứng chi phí SDMTC HIEN09 6237 141 20.426.000 Cộng 20.426.000 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6237 Năm 2008 Công trình: CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái. (đvt: VND) Ngày tháng CT Số Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - - 30/11 PKT 201 Hoàn ứng chi phí SDMTC HIEN09 141 10.986.000 ........................ ….. 31/12 PKC 593 Kết chuyển CPSDMTC HIEN09 154 90.385.954 - Số dư cuối năm - - Cộng PS trong năm 90.385.954 90.385.954 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S03b- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623 Năm 2008. (đvt: VND). N_T CTGS Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm 31/12 1390 Hoàn ứng chi phí SDMTC HIEN09 141 20.426.000 …… …. …………. …….. 31/12 1424 Kết chuyển CPSDMTC HIEN09 154 90.385.954 - Cộng PS trong năm 7.638.455.500 7.638.455.500 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủtrưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) *Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó, đối với những chi phí chung phát sinh ở đội thi công nhiều công trình một lúc thì thực hiện phân bổ theo tiêu thức tổng CPNVLTT và CPCNTT. Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và được mở chi tiết tới tài khoản cấp hai theo từng nội dung của TK. Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm lương cho đội trưởng, kế toán đội, bảo vệ, nhân viên giám sát kỹ thuật và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong danh sách ở đội xây dựng. Tỷ lệ trích các khoản theo lương được thực hiện theo quy định hiện hành. Đối với tiền lương cho bộ phận quản lý, kế toán đội dựa vào bảng chấm công, hệ số lương và các khoản phụ cấp để lập bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý đội gửi lên phòng kế toán công ty hàng tháng. Đối với các khoản trích theo lương: Kế toán công ty sẽ căn cứ vào “Bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý” và “Bảng tổng hợp lương công nhân viên” để lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” . Công ty XD số 9 Thăng Long BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ Bộ phận gián tiếp Tháng 12 năm 2008 Họ và tên Cấp bậc Chức vụ H.số lương Lương CB Ngày công Phụ cấp chức vụ Phụ cấp ANQP (30%) Tổng cộng TL Các khoản phải nộp Thực lĩnh BHXH (5%) BHYT (1%) Cộng Nguyễn Văn Hiên U3CN CNCT 5,05 2 727 000 22 135 000 818 100 3 680 100 136 350 27 270 163 620 3 516 480 Triệu Quang Văn CNQP NVTC 2,96 1 598 400 22 479 520 2 077 920 79 920 15 984 95 904 1 982 016 Nguyễn Văn Vanh CNQP NVKT 2,34 1 263 600 22 379 080 1 642 680 63 180 12 636 75 816 1 566 864 Bùi Công Chức CNQP NVKT 2,18 1 177 200 22 353 160 1 530 360 58 860 11 772 70 632 1 459 728 ……… …. …. …. ….. ….. …….. …….. ……… ……… ….. …… Cộng 10 417 333 135 000 3 401 165 14 144 667 520 867 104 173 625 040 14 769 707 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (TRÍCH) BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 12 năm 2008 (Công trình: Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái) STT TK 334 TK 338 Thuê ngoài CB CNV KPCĐ BHXH BHYT Cộng Lương cơ bản Lương thực tế Cộng TK 622 50 058 000 TK 627 10 417 333 14 144 667 24 562 000 282 893 1 562 600 208 347 2 053 840 Cộng 50 058 000 10 417 333 14 144 667 24 562 000 282 893 1 562 600 208 347 2 053 840 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long CT Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 12 năm 2008 (đvt: VND) STT Loại chi phí Số tiền Thuế GTGT 1 Nhân viên quản lý đội + Hoàn ứng chi phí + KPCĐ + BHXH + BHYT 14.144.667 282.893 1.562.600 208.347 Cộng 16 198 507 2 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3.314.029 475.257 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.916.540 551.335 4 Chi phí bằng tiền khác 4.112.760 543.940 5 Chi phí khấu hao TSCĐ 110.394 Cộng + Trong đó hoàn ứng chi phí 26.652.230 24.598.390 1.570.532 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S02a- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1410 Tháng 12 năm 2008 N_T Trích yếu TK Nợ TK Có Số tiền 31/12 Hoàn ứng chi phí nhân viên quản lý HIEN09 6271 141 14.144.667 Cộng 14.144.667 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) CTCPXD số 9 Thăng Long (Trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6271 Năm 2008 CT: Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực Yên Bái (đvt: VND) Ngày tháng CT Số Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - - 31/12 PKT 153 Hoàn ứng chi phí nhân viên quản lý 141 14.144.667 31/12 PKT 154 Trích BHXH 3383 1.562.600 31/12 PKT 155 Trích BHYT 3384 208.347 31/12 PKT 156 Trích KPCĐ 3382 282.893 31/12 PKT 591 Kết chuyển CPSXC 154 90.276.000 Cộng phát sinh trong năm 90.276.000 90.276.000 Số dư cuối năm - - CTCPXD số 9 Thăng Long Mẫu S03b- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BT BTC) ( Trích) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 (đvt: VND) N_T CTGS Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có - Số dư đầu năm - 31/12 1410 Hoàn ứng chi phí nhân viên quản lý HIEN09 141 14.144.667 31/12 1411 Trích BHXH HIEN09 3383 1.562.600 31/12 1412 Trích BHYT HIEN09 3384 208.347 31/12 1413 Trích KPCĐ HIEN09 3382 282.893 31/12 1420 Hoàn ứng chi phí dịch vụ mua ngoài HIEN09 141 2.916.540 - Cộng PS trong năm 5.264.548.754 5.264.548.754 Người lập sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) PHẦN III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP XÂY DỰNG SỐ 9 THĂNG LONG Sau thời gian kiến tập và tìm hiểu thực tế tại CTCP xây dựng số 9 Thăng Long, đã giúp em vận dụng những kiến thức về công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức sổ kế toán nói riêng mà em được trang bị trên ghế giảng đường vào thực tiễn công việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Và đợt kiến tập này thực sự đã giúp em nhận ra thực tiễn hoạt động kế toán thật không đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ cũng như là tính thận trọng và trung thực công việc. Trong quá trình kiến tập, em đã được quan sát, học tập và tìm hiểu về quy trình luân chuyển chứng từ cũng như công tác tổ chức và ghi sổ kế toán tại CTCP xây dựng số 9 Thăng Long . Sau đây em xin được đưa ra một vài ý kiến nhận xét của mình về thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty. 3.1. Những ưu điểm Trước hết về bộ máy quản lý tại Công ty: bộ máy quản lý gọn nhẹ, được tổ chức một cách khoa học (về chức năng cũng như là về cách bố trí của các phòng ban sao cho tiện lợi nhất cho quá trình hoạt động của từng phòng ban và của cả công ty). Các phòng ban đều làm việc hiệu quả không chỉ trong giới hạn công việc của mình mà còn cả trong sự kết hợp với các phòng có chức năng liên quan. Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tương đối hoàn thiện, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như là đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Đội ngũ nhân viên kế toán đều là những người có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra với việc áp dụng công nghệ tin học và việc KTT phân công công việc, nhiệm vụ từng nhân viên rõ ràng, cụ thể đã góp phần làm cho hệ thống kế toán vận hành một cách ổn định và liên tục, từ đó đảm bảo được công tác hạch toán và quản lý tài chính của Công ty. Hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ được Công ty tổ chức sử dụng hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu và là cơ sở phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ Công ty sử dụng tuân theo quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra với việc xuất hiện phòng kiểm soát tại Công ty đã đảm bảo các chứng từ gốc đều đã được soát xét một cách cẩn thận. Các chứng từ đều được ký bởi nhiếu người có liên quan như: Giám đốc, KTT, nhân viên kiểm soát,.. nên chứng từ gốc đã đảm bảo được tính trung thực, chính xác. Các chứng từ được bảo quản, lưu trữ đầy đủ và an toàn. Hệ thống sổ sách kế toán: Công ty hiện đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Sổ nhật ký chung và hình thức này đang ngày càng bộ lộ những ưu điểm của mình trong việc phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vốn đã phát sinh với tần xuất lớn trong Công ty. Vói việc khối lượng sổ sách ghi chép không nhiều cũng như được ghi theo trình tự thời gian nên hình thức Sổ nhật ký chung vừa đảm bảo thuận tiện cho công tác ghi sổ cũng như là đối chiếu so sành. Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của công ty nhìn chung là hợp lý, hợp lệ, tuân thủ theo đúng chế độ kế toán đã quy định, đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, chính xác về thông tin và kịp thời về thời gian cung cấp số liệu. Cuối cùng: việc áp dụng hình thức kế toán máy đã giúp Công ty tiết kiệm được nhân lực kế toán cũng như tiện lợi trong công tác lên sổ, so sánh số liệu kế toán. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong thực trạng hạch toán kế toán tại Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế mà Công ty cần phải xem xét và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong quá trình quản lý kinh doanh của mình. Công tác tổ chức chứng từ chưa thực sự đồng bộ. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng chưa thống nhất, đặc biệt có sự không thống nhất trong việc sử dụng mẫu hóa đơn, chứng từ ở các chế độ kế toán khác nhau. Thậm chí có hiện tượng ngưng đọng chứng từ vì chưa có đủ các chữ ký liên quan để chuyển sang khâu tiếp theo. Do yêu cầu thanh toán vói khách hàng diễn ra thường xuyên và Công ty phải đảm bảo thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, nên vẫn xuất hiện những chứng từ chưa có đầy đủ các chữ ký. Công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu do kế toán tài chính đảm nhận, chưa phản ánh được rõ ràng mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, cũng như chưa phân tích cụ thể, chi tiết chi phí theo biến phí, định phí cũng như khoản mục và yếu tố chi phí. Do đó, sự đóng góp của công tác kế toán vào các mục tiêu quản lý chung của Công ty chưa hoàn toàn tương xứng với nhiệm vụ và trình độ của bộ máy kế toán. Bên cạnh các báo cáo tài chính định kỳ mà phòng kế toán phải lập thì phòng kế toán cũng phải lập thêm các báo cáo quản trị như: Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí, báo cáo sản xuất của các xí nghiệp. Bên cạnh đó thì việc phân tích chi phí- giá thành, phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận để xác định giá dự thầu, định giá giao khoán. Dự toán chi phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, phân tích và cung cấp các số liệu cho nhà quản trị .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32139.doc
Tài liệu liên quan