Phòng bệnh
Tăng cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng, vệ
sinh, sát trùng, cách ly
Nái hậu bị: cách ly 3 tháng hoặc cách ly 1 tháng
khu nái chờ phối (P0) + nái 1 lứa (P1) thay thế
dần (P2)
Nhập xuất toàn bộ (AIAO), tách riêng trại nái & trại
heo thịt
Biện pháp thích nghi: cho nái hậu bị, nái chưa
nhiễm PRRSv tiếp xúc với những nái hồi phục sau
nhiễm PRRSv (không an toàn)
Trộn kháng sinh vào thức ăn
Vaccin PRRS:
Tây Ban Nha sản xuất được vaccin sống 1997,
vaccin chết 1998
Vaccin sống hiệu quả hơn nhưng vaccin chết an
toàn hơn
Châu Âu, Mỹ sử dụng từ năm 2000
Vaccin yêu cầu phải có cả 2 tính kháng nguyên
(châu Âu, Bắc Mỹ)
Hiệu quả của vaccin chưa được nghiên cứu kỹ
Chương trình:
Nái hậu bị: trước phối giống lần đầu 2 tuần (vaccin sống)
Nái sinh sản: mang thai 8 tuần (vaccin chết)
Đực giống: trước khai thác lần đầu 2 tuần & tái chủng
hàng năm (vaccin chết)
Heo con: 3tuần tuổi (trại chưa nhiễm PRRSv), 3 & 6 tuần
tuổi (trại đã nhiễm PRRSv)
107 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bệnh truyền nhiễm thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
77
2/20/2017
2
I. Căn bệnh
• Tính chất nuôi cấy :
– Phát triển tốt trên các môi trường nuôi cấy yếm khí
– Nhiệt độ thích hợp 37°C, pH 7,2 – 7,6
– Trong môi trường nước thịt gan yếm khí, sau 24 giờ môi
trường vẩn đục đều, có mùi thối hay mùi sừng cháy, để lâu
đóng cặn ở dưới, nước bên trên trong. Nếu môi trường có
óc VK làm đen óc
– Môi trường thạch máu gluco : VK làm dung huyết, khuẩn
lạc nhám (dạng R)
– Môi trường thạch đứng VF (viande foie) : VK sinh hơi làm
rạn nứt thạch KhuÈn l¹c C.tetani trªn m«i trêng th¹ch m¸u
I. Căn bệnh
• Sức đề kháng
– Vi khuẩn có sức đề kháng không cao
– Nha bào có sức đề kháng rất cao :
• Không bị diệt sau khi đun sôi 1,5 giờ
• Hấp ướt 1210C/10 phút
• Vi khuẩn có thể bị diệt bởi Iod 3% trong vài giờ,
nhưng phenol, lysol, formalin với nồng độ thông
thường không có tác dụng
• Độc tố của C.tetani bị phá hủy ở 65°C/15’, 60°C/20’,
Asmt/15-18giờ
• Cồn, formol , iod làm mất độc tính của độc tố nhưng vẫn
giữ được tính KN; do đó người ta dùng formol 4%o để
giải độc tố uốn ván trong vòng 1 tháng giải độc tố,
dùng để chế vacxin
II. Truyền nhiễm học
• Loài vật mắc bệnh
– Trong thiên nhiên, tất cả các loài động vật có vú đều
mắc bệnh, mẫn cảm nhất là ngựa, trâu, bò, dê, cừu,
lợn
– Mọi lứa tuổi đều mắc
– Gia súc non mẫn cảm hơn gia súc trưởng thành
– Trong phòng thí nghiệm : thường dùng chuột lang, thỏ
hoặc chuột bạch
• Tiêm độc tố uốn ván vào dưới da, bắp thịt với liều chưa đến mức
gây chết, sau 2 ngày con vật cứng đuôi, chân và móng duỗi thẳng ,
các bắp thịt co quắp, nếu tiêm đủ liều sau 3 ngày chuột sẽ chết
• Tiêm độc tố cho thỏ con, thỏ sẽ chết sau 5-10 ngày
Thö C. tetani trªn chuét
II. Truyền nhiễm học
• Đường xâm nhập
– Chủ yếu nha bào xâm nhập vào cơ thể qua vết thương,
khi có đủ 2 điều kiện sẽ “nảy mầm” thành vi khuẩn :
• Yếm khí
• Không bị thực bào
• Cơ chế sinh bệnh
– Nha bào xâm nhập vào cơ thể, sau khi “nảy mầm”
thành VK sẽ nhanh chóng sinh sản và tiết độc tố (đặc
biệt ngoại độc tố TK); phá huỷ các noron thần kinh vận
động ngay tại các cơ bắp, ngăn cản sự phân huỷ
Axetylcholin, làm cho cơ bắp chỉ co, không duỗi được
– Do cơ co, cản trở hô hấp, con vật chết trong tình trạng
ngạt thở
– Gia súc nhai lại có biểu hiện chướng hơi
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
78
2/20/2017
3
• Độc tố gồm hai thành phần :
• 1 . Một phần có tác dụng gây tan máu, gọi là
tetanolysin, không có ý nghĩa về lâm sàng.
• 2 . Một phần gây co giật các cơ, gọi là
tetanospasmin. Các triệu chứng cơ bản của
bệnh uốn ván như cứng hàm, lưng uốn cong, co
giật đau đớn là do tetanospasmin gây ra. Chất
độc này đi từ vết thương có trực khuẩn, qua
máu hoặc bạch huyết vào các đầu mút dây thần
kinh ngoại vi rồi bám vào trung tâm thần kinh
gây ra triệu chứng uốn ván.
III. Triệu chứng
• Ngựa :
– Thời gian nung bệnh 5 - 7 ngày
– Ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, không sốt
– Ba triệu chứng đặc trưng :
• Hiện tượng co cứng cơ vân
• Phản xạ quá mẫn
• Rối loạn cơ năng
III. Triệu chứng
• Ngựa :
– Hiện tượng co cứng cơ vân :
• Cơ bắp hằn lên rõ
• Bốn chân thẳng đứng, không đi lại được, đặc biệt
đi vòng tròn, nếu ngã không gượng dậy được
• Đầu duỗi thẳng ra, 2 tai vểnh lên không ve vẩy
được, môi mím chặt
• Lưng uốn cong như tấm ván phơi ngoài trời nắng
hoặc vồng lên như tàu lá chuối
• Đuôi vòng về phía lưng hoặc quặp chặt vào bẹn
• Lỗ mũi mở rộng, mắt không chớp, mi nháy trễ hẳn
xuống
III. Triệu chứng
• Ngựa :
– Phản xạ quá mẫn : mọi tác động nhẹ đến xúc
giác hoặc kích thích nhẹ đều làm cho con vật
hoảng hốt, ngã lăn ra, sợ sệt
– Rối loạn cơ năng :
• Lúc đầu con vật không sốt, khi gần chết thân nhiệt
tăng cao
• Rối loạn tuần hoàn : tim đập nhanh, yếu
• Vã mồ hôi khắp cơ thể
• Cơ vòng hậu môn dãn, phân tự chảy ra ngoài
III. Triệu chứng
• Trâu, bò, cừu :
– Triệu chứng đa phần giống ngựa, tiến triển
chậm hơn
– Con vật mất khả năng nhai lại
III. Triệu chứng
• Người :
– Khi có vết thương, đặc biệt vết thương bầm, dập
– Giai đoạn đầu bị sưng tấy (kéo dài 3-4 ngày), lúc sốt, lúc
không, các phản xạ bình thường, khả năng tiêu hoá bình
thường
– Ngày thứ 5-6, xuất hiện hiện tượng cứng hàm: ăn, uống,
nói khó hơn. Lúc này toàn bộ cơ thể bị nhiễm ngoại độc
tố, hầu như khó cứu chữa
– Khi có tiếng động, có hiện tượng co giật dữ dội, hoảng
loạn, co cứng cơ
– Hiện tượng này phát triển nhanh trong 2-3 ngày, bệnh
nhân chết
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
79
2/20/2017
4
Triệu chứng bệnh uốn ván Triệu chứng bệnh uốn ván
Triệu chứng bệnh uốn ván Triệu chứng bệnh uốn ván
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
80
2/20/2017
5
Triệu chứng bệnh uốn ván IV. Bệnh tích
• Không đặc trưng
• Trạng thái tụ máu, tím bầm các niêm mạc
do con vật chết trong tình trạng ngạt thở
V. Chẩn đoán
• Chẩn đoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích
• Chẩn đoán dịch tễ học
• Chẩn đoán phân biệt
– Bệnh dại : con vật biểu hiện điên cuồng, lồng
lộn, rối loạn tâm lý (sợ nước, sợ gió)
– Bệnh viêm màng não : có triệu chứng thần
kinh, biến đổi tâm lý, có những cơn co giật
– Hiện tượng ngộ độc Strichnin : con vật co giật
từng cơn
VI. Điều trị
• Nguyên tắc :
– Điều trị căn nguyên
– Điều trị triệu chứng
Điều trị căn nguyên
• Nguyên tắc :
– Tiêu diệt căn nguyên
– Không cho sản sinh độc tố mới
– Trung hoà độc tố đã có
• Biện pháp :
– Mở rộng vết thương, tạo điều kiện hiếu khí bất lợi cho vi
khuẩn
– Gạt bỏ tổ chức dập nát, tổ chức lạ tại vết thương
– Sát trùng vết thương bằng các chất sát trùng giàu O2 như
thuốc tím, oxy già
– Dùng kháng độc tố
– Kháng sinh
Điều trị căn nguyên
– Ngày 1 : dùng kháng huyết thanh
• Liều lượng :
– trâu bò 80.000-100.000UI/con
– bê, nghé, gia súc nhỏ: 40.000-50.000UI/con
– Ngày 2, 3, 4 : sử dụng kháng sinh tiêu diệt tận
gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc
tố.
- Penicillin 10 – 12 triệu UI /ngày x 10 ngày;
- Metronidazol 500mg/6 giờ hoặc clindamycin, erythromycin.
- Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi
khuẩn khác gây ra.
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
81
2/20/2017
6
Điều trị căn nguyên
• Tiêm giải độc tố : sau khi tiêm KHT 1 tuần,
tiêm 3-4 mũi giải độc tố uốn ván
• Tiêm dưới da
• Tiêm cách nhật
Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều
trị vết thương.
Điều trị triệu chứng
• Đưa con vật vào nơi yên tĩnh
• Dùng các thuốc làm dịu thần kinh như
– Uống Chloralhydrat
– Tiêm MgSO4
• Trợ sức, trợ lực : vitamin B1, vitamin C,
CafeinNatribenzoat
Điều trị triệu chứng
• Kiểm soát các cơn co cứng:
Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam
được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat,
chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với
thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với
thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
Điều trị triệu chứng
• Điều trị hỗ trợ:
- Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với
thở máy
- Bù nước và điện giải
- Tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn
qua ống thông vào dạ dày
- Vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ
- Dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề
phòng tắc mạch phổi
• Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động (với người)
Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã
phục hồi.
VII. Phòng bệnh
• Đề phòng không cho con vật bị thương, xây xát.
Nếu bị thương, xây xát phải xử lý theo nguyên
tắc trên
• Vệ sinh chuồng trại
• Trước, trong và sau khi thiến, hoạn, phẫu thuật
phải đảm bảo vô trùng
• Vacxin phòng bệnh :
– Gia súc : không tiêm đại trà, áp dụng với gia súc trước
vụ cày kéo (vùng uốn ván) 7-15 ngày
– Người : tiêm bắt buộc cho bà mẹ có thai, trẻ sơ sinh
Bar-Vac CD/T
Cl. Perfringens, Types C & D
Tetanus Toxoid
(Boehringer) Vaccine for
immunizing sheep, goats & cattle
against tetanus & overeating
disease caused by Cl. Perfringens
& Types C & D Tetanus Toxoid. Safe
for pregnant cows. Inject SQ.
Dosage:
Sheep & goats: 2 ml
Cattle: 5 ml
Repeat in 21-28 days and once
annually.
A9-B7 Bar-Vac CD/T, 50 ml $6.49
A9-B8 Bar-Vac CD/T, 250 ml $28.67
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
82
2/20/2017
1
Bệnh Xoắn khuẩn
(Leptospirosis)
Giới thiệu chung
• Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều
loài súc vật và người
• Đặc trưng của bệnh là sốt định kỳ, rối loạn
tiêu hóa, viêm gan, viêm thận, ở con cái có
thể xảy thai
• Xoắn khuẩn tác động phá hủy tế bào máu
dẫn đến hiện tượng vàng da, vàng niêm
mạc; nước tiểu màu vàng hoặc đái ra máu
Lịch sử và địa dư bệnh
• Năm 1889, Weil đã nói tới bệnh này ở người,
nhưng phải 1 năm sau Vasikiep mới mô tả được
triệu chứng lâm sàng : vàng da, chảy máu, tổn
thương lách và tái phát
• Năm 1915, Inada và Yido phát hiện ra xoắn
khuẩn ở một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vàng da
tái phát
• Hiện nay bệnh có ở hầu hết các nước, nhiều
nhất ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á
• Ở VN, bệnh xảy ra ở nhiều nơi
Căn bệnh
• Bệnh do Leptospira gây ra (tiếng Hylạp Lepto
nghĩa là mỏng) là lọai xoắn khuẩn nhỏ, mỏng,
kích thước 0,1µm x 6 – 20µm
• Hai đầu uốn cong lại giống như móc câu, có
nhiều vòng lượn sát nhau, tạo thành những hình
giống chữ S
• Mặc dù không có lông nhưng xoắn khuẩn di
động được ở dạng lắc lư, co rút, lượn sóng
• Là VK Gram (-) nhưng rất khó nhuộm bằng
phương pháp nhuộm thông thường.
– Phải sử dụng kháng thể huỳnh quang hoặc nhuộm
thấm bạc Morosop (màu nâu đen)
– Ngoài ra có thể nhuộm Giemsa (màu đỏ tím) hoặc
Fontana – Tribondeau (màu nâu đen)
Căn bệnh
Xoắn khuẩn dưới KHV điện tử
Leptospira interrogans serovar
icterohaemorrhagiae tõ gan chã
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
83
2/20/2017
2
Leptospira interrogans serovar canicola
Leptospira interrogans serovar hardjo (ph¶n øng
FA trùc tiÕp)
Leptospira ph©n lËp tõ ph©n lîn
Căn bệnh
• Hiện nay người ta đã phát hiện được trên 240
chủng (serovar) Leptospira, 25 serogroup,
nhưng trên thế giới cũng như VN thường gặp 12
chủng sau:
– L. australis - L. icterohaemorrhagiae
– L. autumnalis - L. mitis
– L. bataviae - L. poi
– L. canicola - L. pomona
– L. grippotyphosa - L. sackoebing
– L. hebdomadis - L. sejroe
• Các chủng giống nhau về hình thái nhưng khác
nhau tính KN
Species Common infections Possible others
Dogs
canicola,
icterohemorrhagiae,
grippotyphosa, pomona
bratislava
Cats [rarely infected]
Cattle
(and deer)
hardjobovis, pomona,
grippotyphosa,
icterohemorrhagiae
australis, autumnalis, canicola,
bataviae, hebdomadis,
krematosis, tarassovi, sejroe,
bratislava
Pigs
pomona, bratislava, canicola,
tarassovi,
icterohemorrhagiae
grippotyphosa, sejroe
Sheep
pomona, grippotyphosa,
bratislava, hardjo
Horses
pomona, bratislava, canicola,
icterohemorrhagiae, sejroe
Căn bệnh
• Là vi khuẩn hiếu khí triệt để, nhiệt độ thích
hợp từ 28 – 30°C, pH hơi kiềm 7,2 – 7,4
• VK không mọc trên môi trường thạch máu
hay các môi trường thông thường nếu
không bổ sung 5 – 10% huyết thanh thỏ
• Trong môi trường Teckit, sau khi cấy 2-3
ngày VK mới mọc, 6-10 ngày sau quan sát
thấy môi trường đục nhẹ, có vẩn khói khi
lắc
• Ngoài ra còn có môi trường EMJH
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
84
2/20/2017
3
Căn bệnh
* Sức đề kháng : xoắn khuẩn có sức đề kháng
tương đối yếu, đặc biệt rất nhậy cảm với nhiệt
độ:
- 50°C xoắn khuẩn bị diệt trong 10 phút
- 60°C xoắn khuẩn bị diệt trong 5 phút
- Môi trường có pH axit xoắn khuẩn không mọc
được
- Các chất sát trùng thông thường có thể diệt
xoắn khuẩn nhanh chóng
- Penicilline có tác dụng đối với Leptospira
Truyền nhiễm học
• Loài vật mắc bệnh :
– Trong thiên nhiên, xoắn khuẩn gây bệnh cho nhiều
loài súc vật và người
• L. gây bệnh cho bò, chó nhiều nhất; sau đó đến ngựa, cừu,
dê, lợn, mèo
• Trong loài dã thú, báo dễ mắc; bệnh có tính chất “nguồn dịch
thiên nhiên”
• Người mắc bệnh do 2 chủng L. icterohaemorrhagiae và L.
grippotyphosa, mang tính nghề nghiệp rõ : công nhân làm vệ
sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, cán bộ địa chất, lâm
nghiệp hay mắc bệnh
• Chuột được coi là ổ chứa thường xuyên, luôn mang và thai
mầm bệnh không chỉ là NTTG mà còn được coi là nguồn
bệnh
Truyền nhiễm học
– Trong phòng thí nghiệm : thường dùng chuột
lang
• Tiêm vào xoang bụng hoặc dưới da
• Sau khi tiêm 2-3 ngày chuột sốt, nhiệt độ có thể
lên cao đến 40,5 – 41,5°C trong 3 ngày
• Con vật gầy
• Niêm mạc mắt và da có màu vàng, xuất huyết
• Sau 6 – 12 ngày thân nhiệt hạ, chuột chết
• Mổ khám : vàng da, niêm mạc, phủ tạng, gan sưng
to. Lấy bệnh phẩm (nước xoang bụng, máu tim,
gan, thận ) kiểm tra sẽ tìm thấy xoắn khuẩn
• Ngoài ra có thể dùng thỏ, chuột bạch
Truyền nhiễm học
• Lây lan :
– Xoắn khuẩn có khả năng xâm nhập qua chỗ
xây xát của da, niêm mạc
– Xâm nhập qua da và niêm mạc lành lặn
– Lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước
uống nhiễm mầm bệnh (từ nước tiểu)
– Lây qua đường sinh dục
• Mùa vụ : bệnh xảy ra quanh năm nhưng
thường tập trung vào mùa mưa, bão lụt
Truyền nhiễm học
• Cơ chế sinh bệnh :
– Sau khi xâm nhập vào cơ thể, L vào hệ thống tuần hoàn sẽ sinh
sản, phát triển, tiết độc tố phá hủy hồng cầu làm cho niêm mạc
nhợt nhạt, con vật thiếu máu, đái ra máu hoặc đái ra huyết sắc tố
– Độc tố phá hủy thành mạch quản dẫn đến hiện tượng xuất huyết,
thấm tương dịch gây phù nề, thủy thũng ở tổ chức liên kết dưới da
– Từ máu, XK đến gan, thận
• Ở thận : gây viêm bể thận và niệu quản con vật đái ra máu
• Ở gan : gây viêm gan, khả năng tiết mật bị hạn chế túi mật
teo, dịch mật đặc, sánh
– Trong thời gian XK ở hệ thống tuần hoàn, con vật sốt. Khi đến
thận, con vật không sốt. Nhưng khi từ niệu quản vào hệ tuần
hoàn, con vật sốt vật sốt có tính định kỳ
Triệu chứng
• Trâu, bò :
– Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính hoặc mạn tính
– Thường do chủng L. hardjo, L. pomona, L.
grippotyphosa gây ra. Ngoài ra còn phân lập
được canicola và icterohaemorrhagiae
– Thể cấp tính : chủ yếu ở bê, nghé
• Con vật sốt cao (40,5-41°C), uống nước
nhiều, mệt mỏi, không ăn, khó thở
• Phù thũng hai bên má, hầu, họng
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
85
2/20/2017
4
Triệu chứng
• Trâu, bò :
• Nước tiểu màu vàng (từ màu vàng nhạt
vàng sẫm hoặc màu đỏ do có huyết sắc tố).
Lấy nước tiểu xét nghiệm thấy hàm lượng
Billirubin tăng lên 100mg% (bình thường trâu
bò : 36 – 40mg%; bê nghé : 30 – 32 mg%)
• Rối loạn tiêu hóa : bê ỉa lỏng, phân có màu
đen
• Niêm mạc nhìn thấy và da chuyển màu vàng
• Xuất hiện những ổ hay đám hoai tử (chủ yếu
bên trong mép miệng của trâu bò)
• Con cái thường bị xảy thai ở những tháng cuối
Triệu chứng
• Trâu, bò :
– Thể mạn tính : thường gặp ở trâu bò trưởng thành
• Thể này rất khó chẩn đoán
• Niêm mạc mắt, mũi, miệng bị biến màu, xuất huyết
• Rối loạn tiêu hóa : trâu, bò ỉa chảy kéo dài
• Nước tiểu biến màu : vàng vàng đậm đen đặc
• Con cái có hiện tượng sưng đường sinh dục, sưng âm
đạo, chảy nước vàng, xảy thai
• Con cái đang trong thời kỳ tiết sữa, sản lượng sữa
giảm; trở lại bình thường sau 10-14 ngày (thậm chí
trong cả những trường hợp không điêu trị)
• Sữa thường có màu vàng, có các vệt máu hoặc cục
máu mặc dù rất ít trường hợp có biểu hiện bò bị viêm
vú
Triệu chứng
• Lợn
– Thường mắc do L. pomona, ngoài ra còn có
L. grippotyphosa, L. canicola, L.
icterohaemorrhagiae
– Lợn con : thường xảy ra ở thể cấp tính
• Lợn bỏ ăn, bỏ bú, tụm lại ở góc chuồng
• Lợn sốt bất thường, nhịp thở tăng
• Niêm mạc và da bị vàng
• Nước tiểu màu vàng, có thể màu đỏ đậm
• Rối loạn tiêu hóa : ỉa chảy
• Bệnh diễn biến 7 – 10 ngày, tỷ lệ chết 70 – 80%
Triệu chứng
• Lợn
– Lợn sinh sản :
• Triệu chứng tương tự như ở trên, bệnh kéo dài vài
tuần hoặc hàng tháng
• Nếu con cái có chửa thường bị xảy thai (hiện
tượng xảy thai xảy ra 2 - 4 tuần trước khi có các
biểu hiện của bệnh)
• Hoặc thai bị chết trong bụng hoặc lợn cái vẫn đẻ
nhưng con còi cọc, có chứng hoàng đản, nuôi
không lớn, suy kiệt rồi chết
• Chuồng nuôi lợn có mùi khét đặc trưng
Triệu chứng
• Chó :
– Thường mắc bệnh do L. canicola và L.
icterohaemorrhagiae, ngoài ra có thể phân lập được
L. pomona và L. grippotyphosa
– Chó mắc bệnh ở mọi lứa tuổi
– Thời gian ủ bệnh từ 4 – 12 ngày
– Con vật sốt, bỏ ăn, lười vận động
– Nôn mửa, ỉa chảy, viêm loét niêm mạc miệng
– Trường hợp bệnh nặng, con vật có chứng hoàng đản
– Gan bị tổn thương ở các mức độ khác nhau
– Viêm màng não, viêm vùng hầu họng
– Hiện tượng xảy thai ít xảy ra
– Bệnh tiến triển 15 – 20 – 30 ngày, tỷ lệ chết lên đến
100%
Triệu chứng
• Người :
– Tỷ lệ nhiễm khá cao, chủ yếu ở nữ
– Thường mắc chủng L. icterohaemorrhagiae và L.grippotyphosa
– Chóng mặt, buồn nôn
– Tức ngực, đau bụng co thắt từng cơn
– Người gầy sút, xanh xao, mệt mỏi
– Xuất hiện hiện tượng vàng mắt
– Nếu có chửa, thường bị xảy thai ở tháng thứ 2 hoặc 3 (nếu đã bị
nhiễm bệnh trước đó vài tháng)
– Tim đập nhanh và yếu; mạch bị mất hoặc không rõ ràng
– Hiện tượng phù
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
86
2/20/2017
5
Bệnh tích
• Do bệnh tiến triển ở thể mạn tính nên xác chết
thường gầy, thịt có mùi khét
• Tổ chức liên kết dưới da thường thấm dịch nhớt,
keo nhày dễ đông thịt ướt
• Hầu hết mỡ ở tổ chức liên kết dưới da và các cơ
quan bộ phận đều có màu vàng
• Túi mật bị teo, dịch mật sánh, quánh, đặc, thành
túi mật dầy lên
• Tích nhiều nước vàng và thường dễ đông trong
các xoang : xoang ngực, xoang bụng, x. bao tim
Bệnh tích
• Viêm gan : gan sưng, màu vàng hoặc có
màu đất thó (trắng xám). Trên bề mặt gan
có các đám hoặc điểm hoại tử
• Thận : viêm, sưng, bể thận và ống dẫn
niệu chứa nước tiểu đỏ. Trên bề mặt thận
có các điểm xuất huyết hoặc hoại tử
• Bàng quang : viêm niêm mạc bàng quang,
bên trong có chứa nhiều nước tiểu màu đỏ
Bệnh tích Bệnh tích
Chẩn đoán
• Chẩn đoán dựa vào DTH và TC
– Loài vật mắc bệnh
– Lứa tuổi
– Mùa vụ : thường xảy ra vào mùa mưa, bão lụt
– Tỷ lệ ốm và nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết không
cao
– Bệnh thường xảy ra ở những vùng ngập lụt
Chẩn đoán
• Chẩn đoán vi khuẩn học
– Lấy bệnh phẩm : tùy theo thời gian và thể
bệnh, có thể lấy các bệnh phẩm khác nhau
• Sốt trong tuần lễ đầu thì lấy máu
• Sốt trên 10 ngày lấy nước tiểu
• Nếu gia súc chết lấy gan, thận, óc
– Phương pháp chẩn đoán VKH chỉ có ý nghĩa
phát hiện trong cơ thể có hay không có mầm
bệnh mà không phát hiện được chủng nào
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
87
2/20/2017
6
Chẩn đoán
• Chẩn đoán huyết thanh học
– Đây là phương pháp chẩn đoán quan trọng, phát
hiện được chủng gây bệnh và tiến triển của bệnh
– Có thể dùng nhiều phản ứng khác nhau như:
• Phản ứng ngưng kết hồng cầu
• Phản ứng kết hợp bổ thể
• Phản ứng kháng thể huỳnh quang
• Thông dụng nhất và có giá trị hơn cả là phản ứng
ngưng kết
– phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên sống trên phiến
kính
– phản ứng ngưng kết với kháng nguyên chết
Chẩn đoán
• Phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên
sống trên phiến kính
– Nguyên lý : khi trộn huyết thanh của gia súc nghi
mắc bệnh với hỗn dịch Leptospira.
• Nếu trong huyết thanh có kháng thể thì Leptospira sẽ
ngưng kết chụm lại thành hình sao hay hình mạng
nhện, hoặc cụm nhỏ.
• Phản ứng này dùng KN chuẩn là 12 chủng Leptospira
sống
• Thực hiện p/ư trên phiến kính
• Đọc kết quả dưới KHV có tụ quang nền đen
Chẩn đoán
• Nguyên liệu :
– KT nghi : huyết thanh của con vật nghi mắc
bệnh, pha loãng với nước sinh lý thành nồng độ
1/200
– KN chuẩn : là canh khuẩn non của 12 chủng
Leptospira được nuôi cấy riêng biệt trong môi
trường Teckit.
• KN được giữ ở nhiệt độ 20°C
• Sau 7-15 ngày phải cấy chuyển sang môi trường
Teckit mới
• Sau 3 tháng phải được tiếp đời qua chuột lang
– 12 chủng Leptospira được sắp xếp theo thứ tự
A, B, C
Chẩn đoán
• Tiến hành phản ứng :
– Có thể tiến hành phản ứng với nhiều mẫu
huyết thanh cùng một lúc
– Mỗi 1 mẫu huyết thanh dùng 3 phiến kính
sạch, trong, không bị xước, không bị mốc
– Chia mỗi phiến kính thành 4 ô
– Phía trên bên trái dùng số La mã đánh số
mẫu HT, phía dưới bên phải dùng số thường
đánh số thứ tự phiến kính
Chẩn đoán
• Tiến hành phản ứng :
– Nhỏ lên mỗi ô 1 giọt HT (50µl) đã được pha loãng
– Nhỏ lần lượt 1 giọt KN chuẩn của 12 chủng
Leptospira xếp theo thứ tự
– Dùng đũa thủy tinh vô trùng trộn đều 2 giọt KN-KT, để
ở nhiệt độ phòng 15-20’
– Đọc kết quả dưới KHV có tụ quang nền đen
– Nếu có ngưng kết thì thấy Leptospira kết hợp, gắn
chặt với nhau thành từng đám giống hình con nhện.
Xem dưới KHV giống như trời tối có sao sáng
Sơ đồ phản ứng
1 2 3
Huyết thanh nghi pha loãng 1/200
KN chuẩn
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
88
2/20/2017
7
Kết quả phản ứng
Đánh giá phản ứng
• L ++++ : ngưng kết xảy ra mạnh (có 30 cụm ngưng kết
hình sao, không có xoắn khuẩn tự do). 100% XK ngưng
kết
• L +++ : ngưng kết vừa (có 20 – 30 cụm ngưng kết, ít xoắn
khuẩn tự do). 75% XK ngưng kết
• L ++ : ngưng kết yếu (có 6 – 12 cụm ngưng kết, nhiều
xoắn khuẩn tự do). 50% XK ngưng kết
• L + : ngưng kết rất yếu (có 3 – 5 cụm ngưng kết, nhiều
xoắn khuẩn tự do). < 50% XK ngưng kết
• Phản ứng (-): không có ngưng kết
• Ô nào có ngưng kết từ L ++ trở lên thì KN ở ô đó được
tạm coi là chủng gây bệnh
Đánh giá phản ứng
• Muốn xác định chắc chắn chủng gây bệnh
phải pha loãng HT (1/400, 1/800,
1/1600...) rồi làm phản ứng với chủng
Leptospira vừa ngưng kết ở trên
• Bò, lợn : hiệu giá KT từ 1/400 trở lên thì
chủng Leptospira đó được coi là (+); 1/200
là nghi ngờ
• Ngựa : hiệu giá 1/800 được coi là (+),
1/400 là nghi ngờ
Sơ đồ phản ứng
1/400 1/800
1/1600
1/3200
Ưu, nhược điểm của phản ứng
• Ưu điểm :
– Phản ứng cho kết quả nhanh, chính xác
• Nhược điểm :
– Nguy hiểm vì sử dụng KN sống
– Phải nuôi cấy và định kỳ cấy chuyển
– Khó thực hiện ở các địa phương
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
89
2/20/2017
8
Phản ứng ngưng kết với KN chết trên phiến kính
• Ưu điểm : khắc phục được những nhược điểm
của phản ứng trên
• Nhược điểm : độ chính xác kém
• Nguyên liệu
– KT nghi : là huyết thanh của gia súc nghi mắc bệnh,
pha với nước SL thành nồng độ ½; ¼; 1/8; 1/16
– KN chuẩn : cấy L. riêng rẽ từng chủng vào môi trường
teckit, nuôi ở 28-30°C trong 7-10 ngày.
• Kiểm tra VK nếu đạt tiêu chuẩn (thuần, di động mạnh, không
tự ngưng kết)
• Giết chết VK bằng formol 2%0
• Ly tâm 2 lần (lần 1 lấy nước trong ở trên, lần 2 lấy cặn);
• Đóng ống riêng từng chủng
Phản ứng ngưng kết với KN chết trên phiến kính
• Tiến hành :
– Mỗi chủng KN được làm trên 1 phiến kính với HT pha
loãng ở các nồng độ
– Nhỏ 1 giọt HT đã pha loãng lên phiến kính, sau đó nhỏ
KN lên
– Dùng đũa thủy tinh trộn đều hai giọt HT và KN
– Để ở nhiệt độ phòng 10’ rồi đọc kết quả
• Phản ứng (+) : L. bị ngưng kết tập trung thành
cặn, lấm tấm trên phiến kính, nước xung quanh
trong
• Phản ứng (-) : không có hiện tượng ngưng kết,
dung dịch đục đều
• Hiệu giá từ 1/8 chủng gây bệnh; ¼ nghi ngờ
Phản ứng ELISA
• Phản ứng ELISA có thể phát hiện KT IgG và IgM
chống lại các serovar Leptospira khác nhau
• Có thể phát hiện được KT IgM trong vòng 1 tuần sau
khi nhiễm, trước khi kháng thể ngưng kết xuất hiện
• Phát hiện IgG sau 2 tuần và kéo dài
• Thường dùng để xác định KT trong sữa của từng cá
thể hoặc của bồn sữa, đặc biệt với chủng L. hardjo
Điều trị
• Nguyên tắc : dùng kháng huyết thanh tốt nhất,
nhưng yêu cầu can thiệp sớm, đúng chủng gây
bệnh
– Liều lượng :
• Trâu , bò : 50 – 150 ml / con
• Lợn : 30 ml / con
– Dùng Kháng sinh : dùng penicillin, tetraxyclin,
Lincoxin
– Dùng kết hợp Pe. và Streptomyxin thì hiệu quả cao
hơn
• Penicillin : 20.000 – 25.000 UI/Kg TT
• Streptomyxin : 20 – 30 mg/Kg TT
• Dùng 3 – 4 ngày
• Thuốc trợ sức, trợ lực; chăm sóc nuôi dưỡng tốt
Phòng bệnh
• Vệ sinh phòng bệnh
– Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, đảm bảo vệ sinh chuồng
trại
– Thường xuyên tiêu diệt chuột
– Đảm bảo phương tiện phòng hộ cho những người
nguy cơ mắc bệnh cao
• Khi dịch đã xảy ra : xử lý thức ăn, nước uống,
xác chết
– Nếu có hiện tượng hoàng đản + các bệnh tích khác,
có mùi khét hủy
– Nếu không mùi : để 24 giờ, nếu mất màu thì luộc
chín; không mất màu hủy
Phòng bệnh
• Vacxin phòng bệnh
– Vacxin vô hoạt gồm 6 chủng Leptospira
• Lợn : 3 – 5 ml
• Trâu , bò : 5 ml
• MD : 6 tháng
– Vacxin Farrowsure gồm 5 chủng Leptospira (L.
canicola, L. grippotyphosa, L. hardjo, L.
icterohaemorrhagiae, L. pomona) +
ĐDL+Parvovirus
• Lợn : 5ml / con
• Tiêm 1 lần trước khi phối 14 – 21 ngày
• Định kỳ 6 tháng tiêm nhắc lại
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
90
Nhóm II
1
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở
LỢN
( Porcine Reproductive and Respiratory Syndome)
PRRS là gì?
Có ăn được
không?
Chuyên đề bao gồm:
I. Giới thiệu chung về PRRS
II. Nguyên nhân bệnh
III. Dịch tễ học
IV. Triệu chứng và bệnh tích
V. Chẩn đoán bệnh
VI. Phòng chống và điều trị
Giới thiệu chung về PRRS
(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản)
1. Khái niệm:
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) hay
là “ bệnh lợn tai xanh”, là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm đối với loài lợn (kể cả lợn rừng ), gây ra bởi virus
Lelystad.
Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng về rối
loạn sinh sản ở lợn nái : sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ
sinh chết yểu; viêm đường hô hấp rất nặng: sốt, ho, khó
thở ở lợn con theo mẹ, lợn hậu bị thể hiện viêm đường
hô hấp rất nặng: sốt, ho, khó thở, chết với tỷ lệ cao. Theo
FAO xác định bệnh không lây truyền sang gia súc khác
và con người.
2. Lịch sử và địa dư bệnh
• Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Mỹ vào khoảng năm
1987, vào thời điểm đó, do chưa xác định được căn nguyên
bệnh nên được gọi là “bệnh bí hiểm ở lợn” (MDS), một số
người căn cứ theo triệu chứng gọi là “bệnh tai xanh ở lợn”.
Sau đó bệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và được gọi bằng
nhiều tên: Hội chứng hô hấp và sinh sản của lợn (SIRS),
bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ hay Hội chứng
hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS), hội chứng hô hấp và sinh
sản lợn (PRRS), bệnh tai xanh như ở châu Âu. Năm1992,
Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St.Paul,
Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS và được tổ chức Thú
y Thế giới công nhận .
• Tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở các nước
trong khu vực:
- Tính từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước vùng lãnh thổ thuộc
tất cả các châu lục ( trừ châu ÚC và New Zealand) trên Thế
giới đã báo cáo cho tổ chức Thú y thế giới (OEI) khẳng định
phát hiện có PRRS lưu hành
- Tại Trung Quốc, dịch bệnh PRRS đã xuất hiện trong những
năm gần đây và hiện đang còn tồn tại. Chủng virus đang
lưu hành tại nước này là chủng thuộc dòng Bắc Mỹ, chúng
được chia thành hai dạng, gồm chủng cổ điển (gây chết ít
lợn mắc bệnh) và chủng độc lực cao (gây chết nhiều lợn
nhiễm bệnh)
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
91
Nhóm II
2
Bệnh PRRS
• Tình hình PRRS ở Việt Nam:
Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, PRRS được phát hiện
trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết quả kiểm
tra thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu có huyết thanh dương tính
với PRRS. Toàn bộ số lợn này đã được xử lý vào thời gian đó.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, các nghiên cứu về bệnh
trên những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ
lợn có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3%
cho tới 68,29% (Báo cáo của Cục Thú y, 2007).
Bệnh PRRS
• Đợt dịch đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là tại
tỉnh Hải Dương 3/2007. Do lần đầu tiên mắc dịch
nên đã không kiểm soát được và để lây lan mạnh
tại 6 tỉnh khác nhau tại ĐB Sông Hồng: Hưng Yên,
Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang và Hải Phòng
làm hàng ngàn con lợn mắc bệnh
II. Nguyên nhân bệnh
1. Căn Bệnh:
Khi dịch bệnh xảy ra, lúc đầu người ta cho rằng 1 số virus
như: Parvovirus, virus giả dại (Pseudorabies), virus cúm
lợn (Porcine entero virus), đặc biệt virus gây viêm cơ
tim (Encephalomyo carditis) gây nên.Tuy nhiên, mọi
sự nhầm lẫn xung quanh vấn đề bệnh nguyên học
của PRRS đã được giải quyết vào năm Viện Thú
y Trung ương Hà Lan đã phân lập được 1 virus
trước đây chưa công nhận từ những con bệnh mắc
PRRS ở thành phố nơi đặt Viện thú y. Họ đặc tên
virus mới này là “Lelystad”.
Bệnh PRRS
• Nguyên nhân của hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở
lợn là do vius thuộc họ Arteriviridae, giống Nidovirales, có
cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa trên
việc phân tích cấu trúc gen, người ta đã xác định được 2
nhóm virus:
+ Nhóm 1: Gồm các virus thuộc dòng châu Âu (với tên gọi
phổ thông là virus Lelystad) gồm 4 subtyp đã được xác
định.
+ Nhóm 2: gồm những nhóm virus thuộc dòng Bắc Mỹ mà
tiêu biểu cho nhóm này là chủng virus VR-2332.
Bệnh PRRS
2. Đặc tính sinh học của virus:
• Trên cơ sở nghiên cứu qua kính hiển vi điện tử,
virus PRRS có vỏ bọc, hình cầu, kích thước 45 -
80nm và chứa nhân nucleocapsid 25 - 35nm, trên bề
mặt có những gai nhô ra rõ. Sự sinh sôi của virus bị
dừng lại khi dùng Chloroform hay Ether, chứng tỏ vỏ
có chứa lipid.
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
92
Nhóm II
3
Bệnh PRRS
3. Sức đề kháng:
• pH: Vr tương đối mẫn cảm với pH thấp hoặc cao.
• Nhiệt độ: - 20o C đến 700 C
- Vr mất khả năng gây bệnh 90% ở 40C trong vòng 1 tuần,
- Từ 20 – 21oC tồn tại 1-6 ngày.
- 370C tồn tại 3- 24h
- 560C tồn tại 6-20 phút
• Hóa chất:
VR bị vô hoạt nhanh chóng bởi các hóa chất thông thường
như: Vôi bột, bencocid, Han – Iodin, Navet- Iodin, Virkon
4. Dịch tễ học:
• Động vật cảm nhiễm: Lợn mọi nứa tuổi đều có thể
mắc bệnh( kể cả lợn rừng). Trong các cơ sở chăn
nuôi lớn, bệnh thường có tính chất lây lan nhanh,
rộng, tồn tại lâu trong đàn lợn nái, và lợn nái truyền
bệnh qua bào thai, gây sảy thai, thai chết lưu, chết
yểu với tỷ lệ cao
• Động vật môi giới mang và truyền virut:
Trong tự nhiên, lợn đực và lợn nái mang virut nguồn
tàng trữ và truyền mầm bệnh cho các loại lợn.
Trong phòng thí nghiệm có thể dùng chuột để
nghiên cứu
Bệnh PRRS
• Điều kiện lây lan:
Virus PRRS có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu
của lợn ốm hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường.
Đặc biệt, tinh dịch của lợn đực giống cũng được xác định là
nguồn phát tán mầm bệnh, virus ở tinh dịch có thể lây
nhiễm sang cho bào thai.
Ở lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai
từ giai đoạn giữa thai kz trở đi và virus cũng được bài thải
qua nước bọt và sữa.
Bệnh PRRS
• Virus có thể phát tán, lây lan thông qua hình thức
trực tiếp như tiếp xúc với heo ốm, heo mang
trùng, theo gió (có thể đi xa 3 km), phân, nước
tiểu, bụi, bọt nước, thụ tinh nhân tạo và có thể
do một số loài chim hoang dã
• Lây qua hình thức gián tiếp như qua dụng cụ chăn
nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng.
Đặc biệt heo trưởng thành có thể bài thải virút
trong vòng 14 ngày, heo con và heo choai trong 1 -
2 tháng.
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
93
Nhóm II
4
Bệnh PRRS
• . Qua kiểm chứng thấy virut xuất hiện:
- Ở nước tiểu sau 14 ngày
- Ở phân khoảng 28-35 ngày
- Ở huyết thanh khoảng 21-35 ngày
- Dịch hầu họng khoảng 56- 157 ngày
- Ở tinh dịch sau 92 ngày
- Ở huyết thanh của lợn con nhiễm bệnh từ bào thai sau 210
ngày
5. Cơ chế sinh bệnh:
• “Giống cơ chế của virus HIV”
• Virus có đặc điểm rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt
là đại thực bào vùng phổi. Virus nhân lên ngay bên trong
đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới
40%). Đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của lợn
mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy lợn bị bệnh
thường dễ dàng bị nhiễm khuẩn kế phát.
6. Triệu chứng và bệnh tích
6.1 Triệu chứng:
- Lợn mắc bệnh tai xanh thường có các đặc trưng về lâm
sàng như lợn nái có chửa thường xảy thai vào giai đoạn
cuối hoặc thai chết lưu ở giai đoạn 2 trở thành thai gỗ
hoặc lợn sơ sinh chết yểu.
- Lợn ốm thường sốt cao trên 40-42 C, thậm chí còn cao
hơn
- Viêm phổi nặng, ỉa chảy
- Đặc biệt tai chuyển từ màu hồng đỏ sang màu đỏ thẫm,
xanh đến tím đen do xuất huyết nặng, dẫn tới tử vong
- Triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể khác nhau tùy từng
loại lợn:
Bệnh PRRS
• Với lợn nái đang có chửa:
- Biếng ăn, sốt cao 40-42o C, sảy thai ở giai đoạn cuối, đẻ non
động dục giả hoặc chậm động dục, ho và có dấu hiệu viêm
phổi, phần da mỏng có màu đỏ hồng
• Với lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con:
- Biếng ăn, ít uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm, da biến
thành màu hồng, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ hoặc lợn con
chết ngay sau khi sinh( khoảng 30%). Tỉ lệ chết ở đàn lợn
con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 – 4 sau khi xuất hiện triệu
chứng.
• Lợn đực giống: Sốt, bỏ ăn, đờ đẫn hôn mê, giảm hưng phấn
hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít. Trường hợp cấp tính,
lợn đực bị sưng dịch hoàn. Phần lớn lợn đực bị nhiễm
thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng trong tinh dịch
có VR từ 6-8 tháng
• Lợn con theo mẹ
Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt
đường huyết do không bú được, mắt có ghèn màu
nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số
lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô
hấp, chân choãi ra, đi run rẩy, ...
• Lợn con cai sữa và heo choai:
Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ... tuy nhiên, ở một số
đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong
trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi
lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng
gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy
nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
94
Nhóm II
5
Bệnh tích
• Mổ khám lợn mắc bệnh tai xanh có thể thấy các bệnh
tích đại thể sau:
- Ở lợn nái bị sảy thai: âm môn sưng, tụ huyết, niêm mạc
tử cung và niêm mạc âm đạo sưng thũng, tụ huyết, xuất
huyết đỏ sẫm và chảy dịch. Nếu ở thể cấp tính,phổi
sưng thũng thụ huyết từng đám và trong phế quản có
nhiều dịch và bọt khí. Một số có thể thấy viêm bàng
quang xuất huyết
Bệnh tích
• Lợn con theo mẹ: Thường thấy viêm đường hô hấp cấp với bệnh
tích điểm hình như phế quản và phổi sưng có màu vàng hoặc tụ
huyết đỏ, trong phế quản có nhiều dịch và bọt khí. Nếu nhiễm
khuẩn kế phát do kiên cầu gây viêm não sẽ thấy sung huyết não
• Lợn con sau cai sữa: cũng có biểu hiện viêm đường hô hấp là chủ
yếu, nhưng mức độ nhẹ hơn lợn con theo mẹ, bệnh tích thường
thấy ở phổi viêm thũng từng đám, có màu vàng hoặc đỏ do xuất
huyết; phế quản chứa nhiều dịch nhầy và bọt khí,
Bệnh tích
• Bệnh tích vi thể chung khác:
• Thận: xuất huyết lấm tấm như đầu đinh ghim.
• Não: sung huyết.
• Hạch hầu họng, Amidan: sưng, sung huyết.
• Gan: sưng, tụ huyết.
• Lách: sưng, nhồi huyết.
• Hạch màng treo ruột xuất huyết.
• Loét van hồi manh tràng.
Bệnh tích
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
95
Nhóm II
6
7. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán lâm sàng:
Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh để chẩn
đoán:
- Lợn nái tăng đột biến tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu trong khoảng từ 8
– 20% số lợn nái tại cơ sở
- Lợn con theo mẹ và lượn sau cai sữa phát sinh viêm phế quản
phổi, suy hô hấp với tỷ lệ cao từ 15-30% tổng đàn
- Đặc biệt là lợn có biểu hiện tai xanh
Ngoài ra quan sát thêm các bệnh tích đại thể khi mổ khám.
2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
lấy các bệnh phẩm bao gồm: Phổi, hạch lâm ba, hạch amidan, máu,
nước ối. Để làm các phản ứng như elisa, ifat hoặc PCR
Chẩn đoán phân biệt
• - Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis)
• + Da và niêm mạc vàng.
• + Số lượng hồng cầu trong máu giảm.
• + Lam tiêu bản tìm xoắn khuẩn.
• - Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum)
• + Lách nhồi huyết và có hình răng cưa.
• + Thận lấm tấm xuất huyết hình đinh ghim.
• + Lợn bị ỉa chảy dữ dội.
• - Bệnh suyễn lợn
• + Bệnh tích tập trung ở thùy trước và thùy giữa của phổi và
luôn đối xứng.
• + Không có hiện tượng sảy thai.
Chẩn đoán phân biệt
• - Bệnh giả dại (Aujeszky):
• + Sảy thai và chết thai.
• + Lợn con sinh ra có triệu chứng thần kinh, đạp 2 chân bơi
trong không khí.
• + Xuất huyết lấm tấm ở thận và hoại tử ở gan.
• + Xét nghiệm não có virus.
• - Bệnh viêm não Nhật Bản
• + Các thai chết vào các giai đoạn phát triển khác nhau, các
thai bị dị dạng.
• +Lợn con sinh ra cũng bị dị dạng, có triệu chứng thần kinh.
• + Tràn dịch não, khuyết tật não.
• + Lợn đực bị phù nề, tụ huyết thâm tím tinh hoàn.
• + Xét nghiệm não có virus.
Chẩn đoán phân biệt
• - Viêm màng phổi lợn:
• + Tím tái toàn thân, ứ đọng dịch đỏ ở lồng ngực, màng phổi bị
viêm dính.
• + Phổi bị mưng mủ có màu trắng xám.
• + Phân lập được vi khuẩn Actinobaccilus.
• - Bệnh cúm lợn:
• + Thở nhanh, ho nặng kèm sổ mũi.
• + Khí quản chứa đầy chất nhầy, nhiều bọt.
• + Phổi bị viêm gan hóa.
• - Bệnh do Toxoplasma
• + Viêm dính kết mạc mắt.
• +Xanh tím ở tai.
• + Phổi lốm đốm xuất huyết, phù nề.
• + Màng treo ruột bị sung huyết, xuất huyết và bị phù nề.
III. Phòng chống và Điều trị
1. Phòng bệnh khi chưa có dịch sảy ra:
• Phòng bệnh bằng vệ sinh
để phòng tận gốc dịch bệnh PRRS thì việc đầu tiên cần
phải làm là thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ,
phân tán sang chăn nuôi lớn tập trung, nhập con giống
phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc.
Bên cạnh đó cần phải áp dụng triệt để các biện pháp an
toàn sinh học trong chăn nuôi, chuồng trại phải đảm bảo
vệ sinh an toàn thú y, chăm sóc tốt để nâng cao sức đề
kháng cho đàn vật nuôi
Bệnh PRRS
• Phòng bệnh bằng Vacxin:
Nhìn chung, người ta cho rằng việc sử dụng vaccine là rất có hiệu
quả để phòng và khống chế hội chứng PRRS. Hơn nữa giá vaccine
quá cao đối với nguời chăn nuôi (thấp nhất là 10000VNĐ trên 1
liều). Do vậy để đạt được hiệu quả cao, cần phải cân nhắc và xem
xét các yếu tố sau trong chương trình tiêm phòng (tốt nhất là sử
dụng theo hướng dẫn và chỉ đạo của Cục Thú y):
• Vaccine BSL-PS 100
• Vaccine Amervac – Prrs
• Vaccine Trung quốc
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
96
Nhóm II
7
Bệnh PRRS
2. Điều Trị bệnh:
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị các
bệnh bội nhiễm do vi khuẩn gây ra, bằng cách:
• Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc. Dùng các loại thuốc
tăng cường sức đề kháng cho lợn
• Thuốc điều trị triệu chứng: giảm sốt, tiêu chảy
• Sử dụng cá loại kháng sinh phổ rộng để điều trị cho lợn
mắc bệnh, hạn chế kế phát. Điều trị phải đầy đủ, đúng
liều, đủ thời gian, ít nhất là 5 -7 ngày. Đặc biệt lưu ý các
vi khuẩn kế phát như Streptoccocus suis
• Có thể tham khảo đơn thuốc sau:
+ Nếu lợn còn ăn thì chộn vào thức ăn hàng ngày 1 trong các loại kháng
sinh sau đây :
Flofenicol 40ppm (40gr / tấn thức ăn ) hoặc 10 – 15 ngày
Lincomix S liều 2kg/tấn thức ăn nt
Tylansulfa – G 2kg/tấn thức ăn nt
+ Nếu vật bỏ ăn dùng 1 trong các loại kháng sinh sau đây :
Amoxicilin LA 15% liều 1ml/ 10kgP liệu trình 3-7 ngày
Linco – spectin nt
Cefalosporin liều 1gr/30 – 50 kgP nt
+ Trợ sức trợ lực cho lợn:
VTMC 5% liều 5 – 10 ml / con / ngày ( có thể tiêm bắp)
Đường glucoza 5% liều 10 – 20 – 30 ml / con /ngày
Urotropin 10% liều 5 – 10 – 20 ml /con /ngày
Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra
• Bước 1
• Khoanh vùng cách ly từng ô chuồng tránh để phát tán và lan
truyền mầm bệnh, đồng thời có biện pháp sử lý tập trung nhất.
• Tăng cường phun thuốc sát trùng cả trong và ngoài khu vực chăn
nuôi 1lần/ngày, (phun sương, tránh để ướt lợn) bằng ANTISEP liều
3ml/ lít nước, 2lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi.
• Do diễn biến phức tạp của bệnh, vì vậy việc quan trọng nhất là
phải tạo độ miễn dịch cao và đồng đều trong toàn đàn, hỗ trợ cho
việc dùng thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm.
Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra
• Bước 2
• Vì bệnh xảy ra rất phức tạp gây bệnh cho mọi lứa tuổi
lợn với nhiều triệu chứng khác nhau:
- Rối loạn sinh sản cho lợn nái và đực
- Hội chứng hô hấp trên lợn con, lợn thịt.
• Do vậy tùy từng đối tượng bệnh nên điều trị theo các
hướng khác nhau.
• Hạ sốt khẩn cấp cho lợn:
Khi lợn nái bị chết thai, sảy thai, đẻ non, đẻ thai chết thì
nhất thiết phảI chống viêm sưng, hạ sốt, phân hủy nội
độc tố cho lợn nái
Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra
• Trong ổ dịch để chống nhiễm khuẩn, giảm thiểu mầm bệnh trong
chuồng nuôi, ngăn chặn nhiễm khuẩn đường hô hấp nên trộn
TYLAN DOX hoặc FLOMAX liều 2kg/ 1 tấn thức ăn.
• Với lợn con và lợn thịt có biểu hiện viêm phổi ngoài các biện pháp
tiêm hỗ trợ sức lực cần tiêm AMOXYCILLIN15%LAliều 1ml/ 15 kg
TT để tăng hiệu quả điều trị.
• Lợn con theo mẹ: Tiêm phòng AMOXYCILLIN15%LA liều 0,5 ml/ lợn
• Lợn cai sữa tiêm AMOXYCILLIN15%LA liều 1 ml/lợn
• Trộn TYLANDOX hoặc FLOMAX 1kg/ tấn thức ăn, cho ăn liên tục7-
10 ngày trong thời gian điều trị.a
Một số điều lưu ý khi có dịch sảy ra
• Bước 3
• Cho uống điện giải: UNILYTEVIT -C 2-3 g/1 lít nước, GLUCO K- C 250
g/ 20 lít nước nhằm bổ xung vitamin, điện giải, cung cấp năng
lượng, giải độc, giúp lợn khoẻ , nhanh hồi phục.
• Để hỗ trợ tiêu hoá, tăng chức năng của gan,thận trong thức ăn bổ
sung
- Trộn ORGACIDS hoặc LACTACIDS 1-1.5 kg/ tấn thức ăn nhằm hỗ
trợ tiêu hoá, kích thích tính thèm ăn của lợn, giúp lợn ăn uống tốt.
- HEPATOL 1ml/ lít nước giải độc gan, thận, hỗ trợ trong quá trình
điều trị.
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
97
Nhóm II
8
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
98
1
Hội chứng loạn sản
& suy hô hấp trên heo
(PRRS)
Lịch sử bệnh
1987 Mỹ (bắc California, Iowa, Minnesota); 1988 Canada;
1990 Đức; 1991 Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh; 1992 Pháp;
1998 châu Á (Hàn, Nhật)
Thời gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân nên có
nhiều tên gọi:
Bệnh bí hiểm ở heo (MDS = Mystery Swine Disease)
Bệnh tai xanh (BED = Blue Ear Disease)
Hội chứng hô hấp & sẩy thai ở heo (Porcine Endemic
Abortion & Respiratory Syndrome = PEARS)
Hội chứng hô hấp & vô sinh ở heo (Swine Infertility &
Respiratory Syndrome = SIRS)
1992 hội nghị quốc tế về hội chứng này được tổ chức ở
Minnesota – Mỹ; Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã thống nhất
tên gọi “Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome =
PRRS”
1997 Việt Nam: 10/51 heo nhập từ Mỹ (+); 2003 miền Nam,
1,3-68,29% (+); 2007 Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam
Căn bệnh
1991 Viện Thú y Lelystad – Hà Lan phân lập được
virus; sau đó Mỹ, Đức
Cấu tạo RNA, có vỏ bọc, 45-55nm, nucleocapsid
(protein nhân) 30-35nm
Giải mã hệ gene: PRRSv có mối quan hệ với lactose
dehydrogenase (chứng cô đặc sữa chuột), equine
artenitis (viêm động mạch ngựa), simian
haemorrhagic (sốt xuất huyết khỉ) xếp vào giống
Arterivirus, họ Togaviridae
Nhiều biến thể về hệ gene kháng nguyên, độc lực
dòng châu Âu thấp hơn dòng Bắc Mỹ, có bảo hộ
chéo từng phần giữa 2 dòng
Tồn tại 1năm ở -70-20oC, 1tháng ở 4oC, 48h ở
37oC, 60-90’ ở 56oC; dễ bị tiêu diệt bởi pH acid, chất
sát trùng, UV; ngan (vịt xiêm) mang mầm bệnh Lelystad – Hà Lan
45-55 nm
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
99
2
3 protein có tính kháng nguyên quan trọng: E, M (vỏ), N (nhân)
Sinh bệnh học
Triệu chứng
Biểu hiện cấp hay mạn tính tùy thuộc: nhiễm lần đầu
hay lần sau, sức đề kháng của đàn heo, sự biến đổi
của virus
Đàn nái:
Biếng ăn, sốt, lừ đừ
Sẩy thai (giai đoạn cuối), mất sữa
Tăng tỉ lệ heo sơ sinh phải loại bỏ (chết, khô, yếu)
Tai, vùng da mỏng (âm môn, bụng, mũi) xanh tím
(5%, nhanh tan biến), xù lông
Giảm tỉ lệ nái đẻ, giảm tỉ lệ đậu thai
Thời gian lên giống trở lại (chờ phối) kéo dài
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
100
3
Đực giống:
Kém ăn, sốt, lừ đừ
Số lượng, chất lượng tinh dịch giảm
Tính hăng sinh dục giảm
Heo con theo mẹ:
Yếu ớt, bỏ bú
Mắt có ghèn nâu, da phồng rộp
Ỉa chảy, thở mạnh, chân choãi, run rẩy
Tăng tỉ lệ chết (30-50%, có khi 80-100%)
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
101
4
Heo con giai đoạn cai sữa:
Lười ăn, lông xù, da tím, mặt phù nề
Khó thở, sổ mũi, rối loạn hô hấp (châu Âu: không
ho)
Chảy máu cuống rốn
Tăng tỉ lệ chết & loại
Heo choai & heo thịt:
Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm trùng thứ
phát
Chậm lớn (ADG giảm 15%), tăng tỉ lệ chết
& loại
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
102
5
Bệnh tích
Thai sẩy, thai chết: da bào thai khô, màu
nâu, ổ bụng có nhiều chất lỏng màu vàng
rơm
Heo con, heo thịt: bệnh tích chủ yếu ở phổi
Thùy đỉnh giống vòi voi, nổi khi thả vào nước
Phế nang viêm lan tràn
Vách ngăn tế bào lỗ chỗ như tổ ong
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
103
6
Nhiễm trùng kế phát
Virus: PRV (giả dại), SIV (cúm), PCV 2
Vi khuẩn: Mycoplasma (suyễn), Streptococus (liên
cầu), Hemophilus, E coli, Pasteurella (tụ huyết
trùng), Salmonella (thương hàn), App
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng (sẩy thai & đẻ non
>8%, heo sơ sinh chết >20%, chết trong tuần đầu
sau sinh >26%), bệnh tích, dịch tễ
Nuôi cấy, phân lập PRRSv trong môi trường tế bào;
phản ứng miễn dịch huỳnh quang, PCR
ELISA (thông dụng): phát hiện kháng thể sau nhiễm
PRRSv 3 tuần, phổ biến sử dụng nguyên liệu &
phân tích kết quả theo HerdChek – IDEXX (Mỹ), chi
phí 82.500 đ/mẫu
Dung lượng mẫu: 100 nái 30 mẫu, 1.000 nái
70 mẫu, 500 heo thịt 35 mẫu, 1.000 heo thịt 70
mẫu
Nếu > 20% (+) kết luận: nhiễm PRRSv
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
104
7
Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu
Sử dụng kháng sinh phòng bội nhiễm
Điều trị theo triệu chứng: giảm sốt, an thai
Bổ trợ: điện giải, thuốc bổ, men
Tăng cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng,
vệ sinh, sát trùng, cách ly
Tạm dừng việc phối giống, nái sẩy thai để
qua 1 chu kỳ
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
105
8
Phòng bệnh
Tăng cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng, vệ
sinh, sát trùng, cách ly
Nái hậu bị: cách ly 3 tháng hoặc cách ly 1 tháng
khu nái chờ phối (P0) + nái 1 lứa (P1) thay thế
dần (P2)
Nhập xuất toàn bộ (AIAO), tách riêng trại nái & trại
heo thịt
Biện pháp thích nghi: cho nái hậu bị, nái chưa
nhiễm PRRSv tiếp xúc với những nái hồi phục sau
nhiễm PRRSv (không an toàn)
Trộn kháng sinh vào thức ăn
Vaccin PRRS:
Tây Ban Nha sản xuất được vaccin sống 1997,
vaccin chết 1998
Vaccin sống hiệu quả hơn nhưng vaccin chết an
toàn hơn
Châu Âu, Mỹ sử dụng từ năm 2000
Vaccin yêu cầu phải có cả 2 tính kháng nguyên
(châu Âu, Bắc Mỹ)
Hiệu quả của vaccin chưa được nghiên cứu kỹ
Chương trình:
Nái hậu bị: trước phối giống lần đầu 2 tuần (vaccin sống)
Nái sinh sản: mang thai 8 tuần (vaccin chết)
Đực giống: trước khai thác lần đầu 2 tuần & tái chủng
hàng năm (vaccin chết)
Heo con: 3tuần tuổi (trại chưa nhiễm PRRSv), 3 & 6 tuần
tuổi (trại đã nhiễm PRRSv)
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
106
PRRS BSL-PS100
Live - American strain
Singapore
Kill vaccin
PRRS
90.000 đ / 10 liều
250.000 đ / 10 liều
Cảm ơn quý vị
đã quan tâm
theo dõi
Hết
+84 90 3641040 diep.nm@greenfeed.com.vn
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
107
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_benh_truyen_nhiem_thu_y.pdf