Bài giảng Cán cân thương mại và ngang bằng sức mua
• Ứng với một tỷ giá thực cho trước, sự thay đổi cung tiền hay cầu tiền ở
nước ngoài hay trong nước sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá danh nghĩa dài hạn
giống như trong cách tiếp cận tiền tệ. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ giá thực dài
hạn cũng ảnh hưởng đến tỷ giá danh nghĩa dài hạn.
19YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
DANH NGHĨA TRONG DÀI HẠN
• Sự dịch chuyển mức cung tiền tương đối.
• Sự dịch chuyển tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tương đối.
• Sự thay đổi cầu sản lượng tương đối.
• Sự thay đổi cung sản lượng tương đối.
• Chúng ta kết luận rằng khi mọi sự xáo trộn đều có bản chất tiền tệ, thì tỷ giá hối
đoái sẽ tuân theo lý thuyết PPP tương đối trong dài hạn.
• Trong dài hạn, sự xáo trộn tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến sức mua chung của một loại tiền tệ, và sự
thay đổi sức mua này dẫn đến sự thay đổi bằng nhau của giá trị của đồng tiền đó tính bằng
hàng hóa trong nước và nước ngoài.
• Khi sự xáo trộn xảy ra trên thị trường hàng hóa, tỷ giá hối đoái sẽ không tuân theo lý thuyết
PPP tương đối, ngay cả trong dài hạn
21 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cán cân thương mại và ngang bằng sức mua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG 14:
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ NGANG BẰNG SỨC MUA
ĐỖ THIÊN ANH TUẤN
TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ QUẢN LÝ
ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM
1
I support the view that free trade in goods and services is a win-win situation.
I'm not so convinced that free flows of capital without restriction is a win-win situation.
Lee Kuan Yew
ĐIỀU GÌ QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI?
• Tình trạng cán cân thương mại
• Dòng vốn
• Lãi suất
• Cung - cầu hàng hóa
• Cung - cầu tiền (nội tệ)
• Cung - cầu ngoại tệ
• Sản lượng
• Năng suất lao động
2
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
Vietnam: GDP per capital (Market vs PPP) - Current US$
Current US$ PPP US$
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÀ GÌ?
• Tỷ giá danh nghĩa (E): giá trong nước của một đơn vị ngoại tệ (EVND/USD), hay
ngược lại, giá nước ngoài của một đơn vị nội tệ (EUSD/VND = 1/ EVND/UDS).
• Một sự gia tăng của EVND/USD là một sự mất giá danh nghĩa của đồng nội tệ và
tăng giá danh nghĩa của đồng ngoại tệ.
• Một sự gia tăng của EVND/USD sẽ làm giảm chi phí của hàng hóa trong nước ở thị
trường nước ngoài và tăng chi phí của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong
nước, nghĩa là làm cho nước đó trở nên cạnh tranh hơn, nếu như các yếu tố khác
(giá cả) không đổi.
• Tỷ giá thực (𝜀): giá của hàng hóa nước ngoài (PUS hay P*) so tương đối với giá của
hàng hóa trong nước (P hay PVN) được thể hiện trong một đồng tiền chung.
• Một sự gia tăng của 𝜀 là sự mất giá thực (so với giá danh nghĩa) và cho thấy
hàng hóa trong nước tăng cạnh tranh về giá ở thị trường nước ngoài.
• Một sự suy giảm của 𝜀 là sự tăng giá thực, cho thấy giá tương đối của hàng hóa
trong nước tăng và vì vậy giảm năng lực cạnh tranh về giá của nước đó.
3
LUẬT MỘT GIÁ (LAW OF ONE PRICE – LOP)
• Quy luật một giá phát biểu rằng: Trên các thị trường cạnh
tranh không có chi phí lưu thông và các hàng rào thương mại
chính thức (như thuế quan), những hàng hóa giống hệt nhau
bán ở các nước khác nhau sẽ có cùng giá bán khi giá được biểu
thị bằng cùng một loại tiền tệ.
• Khi hoạt động thương mại được mở cửa và không tốn kém
(chi phí lưu thông và chi phí giao dịch), những hàng hóa y hệt
nhau phải được mua bán với cùng mức giá tương đối bất kể
bán ở đâu.
𝑃𝑉𝑁
𝑖 = (EVND/USD) × (𝑃𝑈𝑆
𝑖 )
• Suy ra:
EVND/USD = 𝑃𝑉𝑁
𝑖 / 𝑃𝑈𝑆
𝑖
4
6.54
5.74
4.85
4.6 4.57
4.26
3.86 3.81
3.59
3.05
2.8 2.77 2.67
2.31 2.26 2.14 2.04
0
1
2
3
4
5
6
7
Global Price for a Big Mac in July 2019 (in US
dollar)
NGANG BẰNG SỨC MUA (PPP)
• Lý thuyết ngang bằng sức mua: tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền hai nước bằng tỷ số của mức
giá hai nước.
• Lý thuyết PPP dự đoán rằng giảm sức mua trong nước của nội tệ (biểu thị bằng sự gia tăng
mức giá nội địa) sẽ đi kèm với sự mất giá nội tệ tương ứng trên thị trường ngoại hối.
• Ngược lại, PPP dự đoán rằng tăng sức mua trong nước của nội tệ sẽ đi kèm với sự lên giá
tương ứng của nội tệ.
EVND/USD = PVN/PUS
• Suy ra:
PVN = EVND/USD × PUS
• Như vậy, lý thuyết PPP cho rằng giá hàng hóa ở các nước sẽ bằng nhau khi tính theo cùng
một loại tiền tệ.
5
PPP TUYỆT ĐỐI VÀ PPP TƯƠNG ĐỐI
• PPP tuyệt đối cho rằng tỷ giá phản ánh sự khác biệt về mức giá giữa các nước.
EVND/USD = PVN/PUS
• Lý thuyết định lượng về tiền cho rằng sự khác biệt về mức giá phản ánh sự khác biệt về cung tiền tương đói so với cầu ở
các nước:
𝐸𝑉𝑁𝐷/𝑈𝑆𝐷 =
𝑃𝑉𝑁
𝑃𝑈𝑆
=
𝑀𝑉𝑁
𝑆 /𝐿(𝑌𝑉𝑁, 𝑟𝑉𝑁)
𝑀𝑈𝑆
𝑆 /𝐿(𝑌𝑈𝑆, 𝑟𝑈𝑆)
• PPP tương đối phát biểu rằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá giữa hai đồng tiền trong một thời đoạn sẽ bằng với
chênh lệch giữa tỷ lệ phần trăm thay đổi mức giá nội địa.
• Nó khác đi, giá và tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho bảo toàn tỷ số sức mua trong nước và nước ngoài của mỗi đồng tiền.
(EVND/USD, t – EVND/USD, t-1)/EVND/USD, t-1 = πVN, t – πUS, t
• Ví dụ, nếu mức giá ở Việt Nam tăng 5 phần trăm một năm trong khi mức giá ở Mỹ chỉ tăng 2 phần trăm chẳng hạn, thì
lý thuyết PPP tương đối dự đoán rằng đồng Việt Nam sẽ mất giá 3 phần trăm so với đồng USD.
• Có ít bằng chứng thực tế hỗ trợ cho PPP tuyệt đối, nhưng có một số bằng chứng hỗ trợ cho PPP tương đối
6
HẠN CHẾ CỦA PPP LÀ GÌ?
• Định luật Một Giá có thể không đúng:
• Rào cản thương mại (chi phí vận tải, hạn chế về thương mại của chính phủ, tác động xuyên
biên giới (rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý, khác biệt ngôn ngữ v.v.)
• Hàng hóa phi ngoại thương (có rất nhiều loại dịch vụ là phi ngoại thương). Hàng
hóa phi ngoại thương có giá thấp hơn ở những nước có tiền lương tương đối thấp,
điều này thể hiện một thiên lệch giảm xuống về mức giá trung bình ở những nước
đang phát triển có mức lương thấp.
• Điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo dẫn đến “định giá theo thị trường.” Các
doanh nghiệp độc quyền áp dụng chiến lược phân biệt giá có thể bán cùng một sản
phẩm với giá khác nhau ở những thị trường khác nhau.
• Các vấn đề về đo lường giá. Các quốc gia có thể sử dụng những phương pháp khác
nhau để tính toán giá trung bình của một rổ hàng hóa đại diện.
7
TẠI SAO MỨC GIÁ Ở NHỮNG NƯỚC NGHÈO
HƠN THƯỜNG THẤP HƠN
• Một thực tế ấn tượng: Khi tính bằng một đồng tiền như nhau, mức giá của các nước
thường có quan hệ đồng biến với mức thu nhập thực trên đầu người.
• Hàng hóa ngoại thương sv. Hàng hóa phi ngoại thương
• Số liệu sẵn có quả thật cho thấy rằng hàng hóa phi ngoại thương có xu hướng đắt đỏ
hơn (so với hàng hóa ngoại thương) ở những nước giàu hơn.
• Lý thuyết Balassa - Samuelson giả định rằng lực lượng lao động ở các nước nghèo có
năng suất kém hơn lực lượng lao động của các nước giàu trong khu vực hàng hóa ngoại
thương nhưng chênh lệch năng suất quốc tế trong khu vực hàng hóa phi ngoại thương
thì không đáng kể.
• Những nước giàu có năng suất lao động cao hơn trong khu vực hàng hóa ngoại thương
sẽ có xu hướng có giá hàng hóa phi ngoại thương cao hơn và mức giá chung cao hơn.
8
HIỆU ỨNG BALASSA SAMUELSON
• Đối với hàng hóa ngoại thương (T), năng suất lao động (𝜌) ở nước giàu (R) cao hơn các nước nghèo
(P): 𝜌𝑇
𝑅 > 𝜌𝑇
𝑃. Vì giá cả của hàng hóa ngoại thương là giống nhau ở nước giàu và nghèo (𝑃𝑇
𝑅 = 𝑃𝑇
𝑃)
do luật một giá (LOP), dẫn đến tiền lương thực ở những nước giàu cao hơn nước nghèo vì năng
suất lao động ở khu vực sản xuất hàng hóa ngoại thương cao hơn:
𝑊𝑅
𝑊𝑃
=
𝑃𝑇
𝑅 × 𝜌𝑇
𝑅
𝑃𝑇
𝑃 × 𝜌𝑇
𝑃 =
𝜌𝑇
𝑅
𝜌𝑇
𝑃 > 1
• Đối với hàng hóa phi ngoại thương (NT), năng suất lao động ở nước giàu và nghèo tương đương
nhau: 𝜌𝑁𝑇
𝑅 = 𝜌𝑁𝑇
𝑃 . Vì LOP không đúng đối với NT, giá cả của hàng hóa NT ở mỗi nước được quyết
định khác nhau:
𝑃𝑁𝑇
𝑅
𝑃𝑁𝑇
𝑃 =
𝑊𝑅/𝜌𝑁𝑇
𝑅
𝑊𝑃/𝜌𝑁𝑇
𝑃 =
𝑊𝑅
𝑊𝑃
> 1
• Do tốc độ tăng năng suất ở khu vực hàng hóa ngoại thương ở nước nghèo cao hơn ở nước giàu, giá
tương đối của hàng hóa phi ngoại thương sẽ tăng ở nước nghèo. Tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng khi
nước nghèo trở nên giàu hơn, nhưng vẫn thấp hơn tương đối so với nước giàu.
9
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối của hai đồng tiền.
• Tỷ giá hối đoái thực được hiểu là giá tương đối của hai giỏ hàng. Nói cách khác, tỷ giá
hối đoái thực giữa đồng tiền hai nước là số đo tóm tắt tổng quát về giá hàng hóa và dịch
vụ của nước này so với nước kia.
𝜀VND/USD = (EVND/USD × PUS)/PVN
• Ví dụ: Giá một giỏ hàng ở Mỹ trị giá 100 USD (nên PUS = 100 USD/giỏ hàng ở Mỹ, giỏ
hàng ở VN trị giá 2.300.000 VND (nên PVN = 2.300.000 VND/giỏ hàng VN), tỷ giá hối
đoái danh nghĩa EVND/USD = 23.000 VND/USD. Tỷ giá hối đoái thực VND/USD sẽ bằng:
• 𝜀VND/USD = 23.000 * 100 / 2.300.000 = 1
• Điều gì xảy ra nếu VND mất giá 10%?
• Thế nào là lên giá thực, giảm giá thực?
10
TỶ GIÁ THỰC
11
-
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
1.80
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
20
19
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực và hệ số chỉ số giá
Năm
Tỷ giá danh
nghĩa
(EVND/USD)
Chỉ số tỷ giá
danh nghĩa CPI (US) CPI (VN PUS/PVN
Chỉ số tỷ giá
thực
2000 14,168 0.76 79 48.1 1.64 1.25
2001 14,725 0.79 81.2 47.9 1.70 1.34
2002 15,280 0.82 82.5 49.8 1.66 1.36
2003 15,510 0.83 84.4 51.4 1.64 1.37
2004 15,746 0.85 86.6 55.3 1.57 1.32
2005 15,859 0.85 89.6 59.9 1.50 1.27
2006 15,994 0.86 92.4 64.4 1.43 1.23
2007 16,105 0.87 95.1 69.7 1.36 1.18
2008 16,302 0.88 98.7 85.8 1.15 1.01
2009 17,065 0.92 98.4 91.9 1.07 0.98
2010 18,613 1.00 100 100.0 1.00 1.00
2011 20,510 1.10 103.2 118.7 0.87 0.96
2012 20,828 1.12 105.3 129.5 0.81 0.91
2013 20,933 1.12 106.8 138.0 0.77 0.87
2014 21,148 1.14 108.6 143.6 0.76 0.86
2015 21,330 1.15 108.74 144.5 0.75 0.86
2016 22,540 1.21 110.11 148.3 0.74 0.90
2017 22,785 1.22 112.46 153.6 0.73 0.90
2018 23,150 1.24 115.97 159.0 0.73 0.91
2019 23,220 1.25 118.29 164.7 0.72 0.90
𝑃𝑈𝑆
𝑃𝑉𝑁
𝐸𝑉𝑁𝐷/𝑈𝑆𝐷
𝑃𝑈𝑆
𝑃𝑉𝑁
𝐸𝑉𝑁/𝑈𝑆
REER VÀ NEER
• Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (Nominal Effective Exchange Rate - NEER) và
tỷ giá hiệu dụng thực (Real Effective ER – REER) là trung bình trọng số của
chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực đối với tỷ giá của nhiều nước (i)
theo thời gian (t)
𝑁𝐸𝐸𝑅𝑉𝑁,𝑡 = σ𝑤𝑖 ത𝐸𝑗/𝑖,𝑡
𝑅𝐸𝐸𝑅𝑉𝑁,𝑡 = σ𝑤𝑖 ҧ𝜀𝑗/𝑖,𝑡
• Trong đó, 𝑤𝑖 là trọng số ngoại thương giữa VN với nước i. ത𝐸𝑗/𝑖,𝑡 và ҧ𝜀𝑗/𝑖,𝑡 lần
lượt là chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực của VN với nước i trong
năm t.
• NEER và REER cho thấy năng lực cạnh tranh về giá của một nước so với
nhiều nước khác (i = 1, 2N).
12
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TỶ GIÁ
• Tỷ giá giao ngay (Spot Exchange Rate): là tỷ giá áp dụng đối với giao
dịch được thực hiện ngay hiện tại.
• Tỷ giá kỳ hạn (Forward Exchange Rate): là tỷ giá áp dụng đối với
giao dịch sẽ xảy ra tại một ngày trong tương lai nhưng được thương
lượng ở hiện tại.
13
LÝ THUYẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY CÂN BẰNG
• Tỷ giá là một loại giá cả. Cũng như bất kỳ hàng hóa khác, giá cân bằng trên thị
trường ngoại hối là mức giá làm cân bằng thị trường (nghĩa là khi cung bằng cầu).
• Cung và cầu ngoại tệ đến từ (1) mua bán hàng hóa và dịch vụ (2) mua bán tài sản tài
chính với nước ngoài:
• Đối với những nước có thị trường tài chính hội nhập cao, cung và cầu ngoại tệ phát sinh tự luồng tài
chính quốc tế là nhân tố chủ yếu xác định tỷ giá cân bằng. Lý thuyết giải thích tỷ giá cân bằng trong
những nền kinh tế hội nhập tài chính được gọi là PHƯƠNG PHÁP THEO THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN
để xác định tỷ giá.
• Đối với những nước có tài khoản vốn đóng, nguồn cung và cầu về ngoại tệ phát sinh từ thương mại
hàng hóa và dịch vụ là nhân tố chủ yếu xác định tỷ giá. Lý thuyết giải thích tỷ giá cân bằng trong
những nền kinh tế chưa hội nhập tài chính được gọi là PHƯƠNG PHÁP THEO ĐỘ CO DÃN để xác
định tỷ giá.
• Phương pháp ĐỘ CO GIÃN hiện không còn phổ biến, nhưng chúng ta hãy bắt đầu
với phương pháp này trước khi chuyển sang phương pháp THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN
(Bài giảng 15).
14
PHƯƠNG PHÁP ĐỘ CO DÃN
• Nhớ lại: BOP ghi nhận các khoản nhận và chi ngoại tệ, tức phản ánh cung – cầu ngoại tệ.
• Đồng nhất thức hạch toán BOP:
X – M – ∆NFA – ∆R = 0
• Nếu một nước không tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, thay đổi về tài sản nước ngoài
ròng (∆NFA) trong bất kỳ giai đoạn nào sẽ phụ thuộc vào sự hào phóng của các nhà viện
trợ, vì vậy ta có thể xem ∆NFA là ngoại sinh, nghĩa là không được quyết định trên thị
trường, và có thể cho ∆NFA một giá trị ngẫu nhiên bất kỳ nào, ví dụ như bằng 0 (∆NFA
= 0).
• Nếu một nước không cố định tỷ giá hối đoái (như chúng ta giả định ở thời điểm này),
∆R cũng sẽ là ngoại sinh và có giá trị ngẫu nhiên, vì vậy chúng ta cũng có thể đặt ∆R = 0.
• Từ đó chúng ta sẽ có điều kiện cân bằng X – M = 0. Tỷ giá cân bằng trong trường hợp
này là tỷ giá mà có thể đạt được cân bằng thương mại (X=M).
• Để tìm ra tỷ giá đó, chúng ta cần một lý thuyết về X và M.
15
EE*
X, M
𝑋𝑆
𝑀𝐷
NX
E NX=X-M
0
PHƯƠNG PHÁP ĐỘ CO DÃN
• Sẽ hợp lý nếu đưa ra giả thiết rằng mức xuất khẩu là
một hàm số đồng biến của giá tương đối của hàng hóa
trong nước ở thị trường nước ngoài (E x P*/P) và mức
thu nhập ở thị trường nước ngoài (Y*).
X = f(ExP*/P, Y*) = f(e,Y*)
• Nếu ta coi P*, P và Y* là ngoại sinh, khi đó ta có một
hàm xuất khẩu (nghĩa là hàm cung ngoại tệ XS).
• Tương tự, giả thiết rằng cầu nhập khẩu (nghĩa là cầu
đối với ngoại tệ) là một hàm số nghịch biến của giá
tương đối của hàng nước ngoài và một hàm đồng biến
của thu nhập trong nước:
M = f(ExP*/P, Y)
• Một lần nữa, nếu P*, P và Y là ngoại sinh, chúng ta sẽ có
một hàm nhập khẩu (hàm cầu ngoại tệ MD)
16
Mô hình đơn giản này có thể được sử dụng để phân tích tác động của thay
đổi về các biến ngoại sinh lên tỷ giá cân bằng
E
E*
X, M
𝐹𝑋𝐷 = 𝑀
NX
E NX = X-M
0
𝐹𝑋𝑆 = 𝑋Biến ngoại
sinh
Tác động lên
FXS và FXD
Tác động
lên
E
PHƯƠNG PHÁP ĐỘ CO DÃN
17
CUNG CẦU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC DÀI HẠN
• Sự thay đổi cầu tương đối của thế giới đối với sản
phẩm Việt Nam.
• Sự gia tăng cầu sản lượng VN tương đối của thế giới sẽ dẫn đến
sự lên giá thực dài hạn của VND so với USD (giảm tỷ giá thực
𝜀VND/USD). Tương tự, giảm cầu sản lượng VN tương đối của thế
giới sẽ dẫn đến sự mất giá thực dài hạn của VND so với USD
(tăng tỷ giá thực 𝜀VND/USD).
• Sự thay đổi cung sản lượng tương đối.
• Sự gia tăng tương đối của sản lượng VN sẽ dẫn tới sự mất giá
thực dài hạn của VND so với USD (tỷ giá thực 𝜀VND/USD tăng).
Sự gia tăng tương đối của sản lượng thế giới sẽ dẫn đến sự lên
giá thực dài hạn của VND so với USD (tỷ giá thực 𝜀VND/USD
giảm)
18
Tỷ giá hối
đoái thực
Tỷ số sản
lượng
thực của
VN/US
RS
RD
YVN/YUS
𝜀𝑉𝑁𝐷/𝑈𝑆𝐷
1
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ DANH NGHĨA Ở
TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DÀI HẠN
• Tỷ giá hối đoái thực
𝜀VND/USD = (EVND/USD × PUS)/PVN
• Suy ra:
EVND/USD = 𝜀VND/USD × (PVN/PUS)
• Ứng với một tỷ giá thực cho trước, sự thay đổi cung tiền hay cầu tiền ở
nước ngoài hay trong nước sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá danh nghĩa dài hạn
giống như trong cách tiếp cận tiền tệ. Tuy nhiên, sự thay đổi tỷ giá thực dài
hạn cũng ảnh hưởng đến tỷ giá danh nghĩa dài hạn.
19
YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
DANH NGHĨA TRONG DÀI HẠN
• Sự dịch chuyển mức cung tiền tương đối.
• Sự dịch chuyển tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tương đối.
• Sự thay đổi cầu sản lượng tương đối.
• Sự thay đổi cung sản lượng tương đối.
• Chúng ta kết luận rằng khi mọi sự xáo trộn đều có bản chất tiền tệ, thì tỷ giá hối
đoái sẽ tuân theo lý thuyết PPP tương đối trong dài hạn.
• Trong dài hạn, sự xáo trộn tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến sức mua chung của một loại tiền tệ, và sự
thay đổi sức mua này dẫn đến sự thay đổi bằng nhau của giá trị của đồng tiền đó tính bằng
hàng hóa trong nước và nước ngoài.
• Khi sự xáo trộn xảy ra trên thị trường hàng hóa, tỷ giá hối đoái sẽ không tuân theo lý thuyết
PPP tương đối, ngay cả trong dài hạn
20
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI THỊ TRƯỜNG
TIỀN TỆ VÀ SẢN LƯỢNG ĐỐI VỚI TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI DANH NGHĨA DÀI HẠN
Thay đổi Ảnh hưởng đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa dài hạn
Thị trường tiền tệ
1. Tăng mức cung tiền VN Tăng cùng tỷ lệ (VND mất giá danh nghĩa)
2. Tăng mức cung tiền US Giảm cùng tỷ lệ (USD mất giá danh nghĩa)
3. Tăng tỷ lệ tăng trưởng cung tiền VN Tăng (VND mất giá danh nghĩa)
4. Tăng tỷ lệ tiền tệ cung tiền US Giảm (USD mất giá danh nghĩa)
Thị trường sản lượng
1. Tăng cầu sản lượng VN Giảm (VND lên giá danh nghĩa)
2. Tăng cầu sản lượng US Tăng (USD lên giá danh nghĩa)
3. Tăng cung sản lượng ở VN Không rõ
4. Tăng cung sản lượng ở US Không rõ
21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_can_can_thuong_mai_va_ngang_bang_suc_mua.pdf