Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 2: Mảng và danh sách
4.3. Các phép toán trên Queue
b) Loại bỏ phần tử ra khỏi queue
- Vào: Hàng đợi (Q,F,R)
- Ra: Trả về phần tử loại bỏ
{Hàm này loại bỏ phần tử ở lối trước của
hàng đợi (Q,F,R) và trả về phần tử loại bỏ}
Thủ tục loại bỏ phần tử khỏi hàng đợi
Function CQDELETE(Q,F,R)
1) {Kiểm tra rỗng}
If F=0 then Begin
Write(‘Hàng đợi đã rỗng’);
Return;
End;
2) {Lưu lại phần tử loại bỏ}
Y:=Q[F]
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 2: Mảng và danh sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2
MẢNG VÀ DANH SÁCH
Ngô Công Thắng
Bộ môn Công nghệ phần mềm
Khoa Công nghệ thông tin
Website: dse.vnua.edu.vn/ncthang
Email: ncthang@vnua.edu.vn
1. Mảng
l Mảng là một tập hợp có thứ tự gồm một số cố
định các phần tử cùng kiểu.
l Một phần tử mảng được chỉ ra bởi chỉ số, thể
hiện thứ tự của phần tử trong mảng. Véc tơ là
mảng 1 chiều có 1 chỉ số (i). Ma trận là mảng
2 chiều có 2 chỉ số (i, j). Không gian 3 chiều là
mảng 3 chiều có 3 chỉ số. Không gian n chiều
là mảng n chiều có n chỉ số.
1. Mảng
l Để truy nhập trực tiếp các phần tử, mảng chỉ
dùng được cấu trúc lưu trữ kế tiếp.
l Có các phép tạo lập mảng, tìm kiếm 1 phần
tử từ mảng, truy nhập một phần tử mảng.
l Không cho phép bổ sung hoặc loại bỏ một
phần tử mảng.
l Mảng 2 chiều có m = 2 hàng, n = 3 cột. Tính
chỉ số k truy nhập vào ô nhớ chứa phần tử aij.
4 5 9
7 10 1
4 5 9 7 10 1 => k = (i-1)*n + j
2. Danh sách
2.1. Khái niệm
l Danh sách là một tập hợp có thứ tự gồm một
số biến động các phần tử cùng kiểu.
l Phép loại bỏ, bổ sung 1 phần tử là phép
thường xuyên tác động lên danh sách.
l Ví dụ: Tập hợp người đến khám bệnh cho ta
một danh sách. Người đến xếp hàng khám bổ
sung ở phía sau, người được khám sẽ ra khỏi
hàng ( loại bỏ ) ở phía trước.
2.1. Khái niệm
l Danh sách tuyến tính: Một danh sách mà quan hệ lận
cận giữa các phần tử được xác định rõ ràng thì được gọi
là danh sách tuyến tính. Véc tơ là một danh sách tuyến
tính.
l Danh sách tuyến tính hoặc rỗng (không có phần tử nào)
hoặc có dạng (a1, a2, ..., an) với ai , 1 £ i £ n là các
phần tử.
l Trong danh sách tuyến tính tồn tại phần tử đầu là a1,
phần tử cuối là an, phần tử thứ i là ai . Với ai bất kỳ 1 £ i
£ n thì ai+1 gọi là phần tử sau ai ; 2 £ i £ n thì phần tử
ai-1 là phần tử trước của ai .
2.1. Khái niệm
l n là độ dài (kích thước) của danh sách, n có thể
thay đổi.
l Một phần tử trong danh sách thường là một bản
ghi (gồm một hoặc nhiều trường).
l Ví dụ 1: Danh mục điện thoại là một danh sách
tuyến tính, mỗi phần tử của nó là một thuê bao
gồm 3 trường: Họ tên chủ hộ, địa chỉ, số điện
thoại.
l Ví dụ 2: Tệp(File) là một danh sách có kích
thước lớn được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài.
2.2. Các phép toán trên danh sách
l Phép bổ sung: Có thể bổ sung phần tử vào
danh sách.
l Phép loại bỏ: có thể loại bỏ một phàn tử ra khỏi
danh sách.
l Phép ghép: có thể ghép hai hay nhiều danh
sách thành một danh sách.
l Phép tách: có thể tách một danh sách thành
nhiều danh sách.
l Phép cập nhật: cập nhật giá trị cho các phần tử
của danh sách.
2.2. Các phép toán trên danh sách
l Phép sao chép: có thể sao chép một danh sách.
l Phép sắp xếp: Có thể sắp xếp các phần tử của
danh sách theo một thứ tự nhất định.
l Phép tìm kiếm: Tìm kiếm trong danh sách một
phần tử mà một trường nào đó có giá trị ấn định.
Ví dụ 1: Minh hoạ cho các phép toán trên danh
sách được cài đặt trên mảng. Cho danh sách các
số nguyên, thêm vào 1 số nguyên và loại bỏ một
số nguyên.
2.3. Lưu trữ kế tiếp cho danh sách
tuyến tính
l Dùng mảng một chiều làm cấu trúc lưu trữ danh
sách tuyến tính. Tức là dùng vector lưu trữ (Vi)
với 1£ i £ m để lưu trữ một danh sách tuyến tính
(a1,a2,...,an). Phần tử ai được chứa ở Vi .
a1 a2... ai... an
V1 V2 ... Vi ... Vn ... Vm
2.3. Lưu trữ kế tiếp cho danh sách
tuyến tính
l Do số phần tử của danh sách tuyến tính luôn
biến động, tức là kích thước n luôn thay đổi, do
vậy m = max(n).
l Mặt khác, n không thể xác định chính xác mà chỉ
dự đoán. Bởi vậy, nếu max(n) lớn sẽ lãng phí bộ
nhớ cũng như lãng phí thời gian để thực hiện
các thao tác để dồn các phần tử xuống khi ta
thêm một phần tử vào danh sách tuyến tính.
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 03 3.10
3. Cấu trúc ngăn xếp (Stack)
3.1. Định nghĩa
l Stack là một kiểu danh sách tuyến tính đặc biệt
mà phép bổ sung và phép loại bỏ luôn luôn thực
hiện ở một đầu gọi là đỉnh (Top).
l Phép bổ sung và loại bỏ phần tử của ngăn xếp
được thực hiện theo nguyên tắc ‘Vào sau ra
trước’ (Last in - First out, viết tắt là LIFO).
l Stack có thể rỗng hoặc bao gồm một số phần
tử.
3.2. Lưu trữ Stack bằng mảng
l Có thể lưu trữ Stack bởi một vector S gồm n ô
nhớ kế tiếp nhau có chỉ số từ 1 đến n. Nếu T là
chỉ số phần tử đỉnh của stack thì T sẽ có giá trị
biến đổi khi stack hoạt động.
l Khi bổ sung 1 phần tử T sẽ tăng lên 1. Khi 1
phần tử bị loại khỏi stack thì T giảm đi 1.
l Ta quy ước khi stack rỗng T=0.
3.3. Các phép toán trên ngăn xếp
l Bổ sung một phần tử vào stack
- Vào: phần tử X, ngăn xếp (S,T)
- Ra: không có
{Thủ tục này bổ sung phần tử X vào ngăn
xếp được lưu trữ bởi véc tơ S có kích thước
là n, có chỉ số đinh là T.}
Thủ tục bổ sung một phần tử vào stack
Procedure Push(S, T, X)
1) Kiểm tra ngăn xếp đã đầy chưa?
If T = n then Begin Write(‘Stack đã đầy‘)
Return
End;
2) Thay đổi chỉ số
T := T+1
3) Bổ sung phần tử mới X
S[T] := X
Return
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 03 3.14
3.3. Các phép toán trên ngăn xếp
l Loại bỏ một phần tử ra khỏi stack
- Vào: Ngăn xếp (S, T)
- Ra: giá trị phần tử loại bỏ (đỉnh)
{Hàm này thực hiện việc loại bỏ phần tử ở
đỉnh ngăn xếp (S,T) và trả về phần tử này.}
Hàm loại bỏ phần tử khỏi ngăn xếp
Function Pop(S,T)
1) Kiểm tra xem stack có rỗng?
If T = 0 then Begin
Write(‘Stack rỗng‘)
Return;
End
2) Tg := S[T];
3) Thay đổi chỉ số đỉnh
T := T-1
4) Đưa phần tử bị loại ra
Pop := Tg;
Return
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 2.16
Hàm trả về phần tử đỉnh ngăn xếp
Function Top(S,T)
1) {Kiểm tra xem stack có rỗng?}
If T = 0 then Begin
Write(‘Stack rỗng‘)
Return;
End
2) {Trả về phần tử đỉnh}
Top := S[T];
Return
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 2.17
Hàm kiểm tra ngăn xếp rỗng
Function Empty(S,T)
If T = 0 then Empty:=TRUE
Else Empty:=FALSE;
Return
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 2.18
Ví dụ về ứng dụng của ngăn xếp
l Viết giả mã có sử dụng ngăn xếp để đổi số
nguyên hệ 10 sang hệ 2.
l Giải thuật: Lấy số hệ 10 chia nguyên liên tiếp
cho 2, kết quả là phần dư của phép chia lấy
theo thứ tự ngược lại. Áp dụng cơ chế vào sau
ra trước, mỗi lần chia ta lấy số dư của phép chia
đẩy vào stack (thủ tuc Push). Khi đã kết thúc
phép chia kết quả lấy các số dư từ stack ra
(hàm loại bỏ phần tử khỏi stack, Pop).
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.19
Ví dụ về ứng dụng của ngăn xếp
- Vào: n
- Ra: số nhị phân
Procedure chuyen_doi (n);
While n 0 do Begin
R:=n mod 2
Call Push(S,T,R);
n= n div 2
End;
While SNULL do Begin
R:=POP(S,T); {lay R tu dinh T cua Stack S }
Write(R)
End;
Return;
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.20
Bài tập
l Ứng dụng ngăn xếp chuyển biểu thức
trung tố hành hậu tố. Biết rằng biếu thức
trung tố có dấu ngoặc đầy đủ.
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.21
4. Cấu trúc hàng đợi (Queue)
4.1. Định nghĩa
l Hàng đợi (queue) là kiểu danh sách tuyến tính
mà phép bổ sung được thực hiện ở một đầu, gọi
là lối sau (rear) và phép loại bỏ thực hiện ở một
đầu khác, gọi là lối trước (front).
l Phép bổ sung và loại bỏ phần tử của hàng đợi
được thực hiện theo nguyên tắc vào trước ra
trước (First in - First out, viết tắt là FIFO).
l Hàng đợi có thể rỗng hoặc bao gồm một số
phần tử.
4.2. Lưu trữ hàng đợi bằng mảng
l Dùng vector lưu trữ Q có n ô nhớ làm cấu
trúc lưu trữ của hàng đợi, các ô nhớ có chỉ
số từ 1 đến n.
l Để truy nhập vào hàng đợi ta dùng 2 biến
chỉ số: R cho lối sau và F cho lối trước.
l Khi bổ sung 1 phần tử vào queue thì R sẽ
tăng lên 1, còn khi loại bỏ một phần tử
khỏi queue thì F tăng lên 1.
l Khi queue rỗng thì R=F=0.
4.2. Lưu trữ hàng đợi bằng mảng
l Các phần tử của queue sẽ di chuyển khắp
không gian nhớ khi thực hiện phép bổ sung và
loại bỏ.
l Khắc phục tình trạng đó người ta coi không gian
nhớ tổ chức cho queue kiểu vòng tròn nghĩa là
với vector lưu trữ Q thì phần tử Q[1] coi đứng
trước Q[n]
4.3. Các phép toán trên Queue
a) Bổ sung một phần tử vào queue
l Vào: X, (Q, F, R)
l Ra: Không có
{Thủ tục này bổ sung phần tử X vào hàng
đợi lưu trữ bởi vector Q có n ô nhớ theo
kiểu vòng tròn, có biến chỉ số F, R.}
Procedure CQINSERT (Q,F,R,X)
1) {Kiểm tra đầy}
If (F=1)and(R=n) or (R+1=F) then Begin
Write( ‘Hàng đợi đã đầy‘);
Return
End;
2) {Thay đổi chỉ số R}
If R=0 Then F:=R:=1
Else If R=n Then R:=1
Else R:= R+1;
3. {Bổ sung X vào}
Q[R]:=X;
Return { kết thúc}
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.26
4.3. Các phép toán trên Queue
b) Loại bỏ phần tử ra khỏi queue
- Vào: Hàng đợi (Q,F,R)
- Ra: Trả về phần tử loại bỏ
{Hàm này loại bỏ phần tử ở lối trước của
hàng đợi (Q,F,R) và trả về phần tử loại bỏ}
Thủ tục loại bỏ phần tử khỏi hàng đợi
Function CQDELETE(Q,F,R)
1) {Kiểm tra rỗng}
If F=0 then Begin
Write(‘Hàng đợi đã rỗng’);
Return;
End;
2) {Lưu lại phần tử loại bỏ}
Y:=Q[F]
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.28
Thủ tục loại bỏ phần tử khỏi hàng đợi
Function CQDELETE(Q,F,R)
3) {Thay đổi chỉ số}
If F=R then F:=R:=0
Else If F=n then F:=1
Else F:=F+1;
4) CQDELETE:=Y;
Return
Ngô Công Thắng Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Chương 02 3.29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cau_truc_du_lieu_va_giai_thuat_chuong_2_mang_va_da.pdf