Bài giảng Chính phủ điện tử - Chương 3: Ứng dụng chính phủ điện tử

Phương thức, công cụ xây dựng thành phố thông minh:  CNTT-TT và khả năng tương tác  Ứng dụng cảm biến tích hợp, thu thập và xử lý thông tin.  Kết hợp sử dụng sáng tạo công nghệ với vốn vật chất, xã hội và môi trường  Mô hình, cơ chế xây dựng thành phố thông minh:  Mô hình hợp tác Công-Tư  Liên kết các đối tác chiến lược  Kết nối các hệ thống và các thiết bị tất cả các bên liên quan  Barcelona là một ví dụ về thành phố thông minh

pdf20 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chính phủ điện tử - Chương 3: Ứng dụng chính phủ điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
04/04/2018 1 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 3 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 2 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.1.1 Giới thiệu chung  Bối cảnh toàn cầu hóa  Các tổ chức đa quốc gia  Sự gia tăng vai trò và các nhiệm vụ của Chính phủ 04/04/2018 2 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.1.2 Mô hình tham gia, liên kết quốc tê mới NGO với các chương trình phát triển Các nhà hoạt động và các nhóm ảnh hưởng với các mô hình tham gia sáng tạo  Thế hệ con người kỹ thuật số  Phi tập trung hóa và quản lý các mối quan hệ Các giải pháp CPĐT giúp các tổ chức phi chính phủ: - Tự động hóa các quy trình, tối đa hóa hiệu quả, giảm tham nhũng; - Loại bỏ trung gian, giảm chi phí và theo đuổi được chương trình nghị sự - Cải thiện sự phối hợp và hợp tác; giảm quan liêu - Tăng minh bạch, trách nhiệm giải trình - Bảo tồn và tăng cường chuyển giao tri thức 5 Mạng Các nhà lãnh đạo trong nền dân chủ mới (Mạng LEND) Mạng LEND (Leaders Engaged in New Democracies) là một nỗ lực mới mang tính đột phá để hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong các nền dân chủ mới nổi. Nó là một cộng đồng tự duy trì, an toàn, hoạt động trong môi trường phần lớn là ảo. Mạng LEND quy tụ các nhà lãnh đạo chủ chốt của các nền dân chủ mới nhất trên thế giới với các nguyên tổng thống, nguyên thủ tướng và những người có trách nhiệm khác đối với quá trình chuyển đổi dân chủ trong quá khứ. Nó làm tăng các cuộc họp mặt trực tiếp cùng với các trao đổi tay đôi liên tục qua một nền tảng CPĐT tinh vi và an toàn. Mạng LEND đáp ứng nhu cầu quan trọng. Nó tạo điều kiện chia sẻ thông tin thời gian thực giữa các nhà lãnh đạo trong các nền dân chủ mới và những người đã thành công trong giải quyết các thách thức của dân chủ hóa. Mạng LEND sử dụng công nghệ truyền thông mới nhất, bao gồm cả máy tính bảng và hội nghị truyền hình, tạo ra một diễn đàn trực tuyến, nơi các nhà lãnh đạo có thể trao đổi thông tin an toàn. Dự án được thiết kế để cung cấp tư vấn ngang hàng, hỗ trợ ngang hàng, và xây dựng năng lực cho các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạch định chính sách ở các nền dân chủ mới nổi trên thế giới. Bằng cách sử dụng điện thoại trực tuyến, video và liên lạc văn bản cùng với các công cụ dịch thuật mang tính đột phá, Mạng LEND giải quyết được các trở ngại về chi phí và hậu cần đã hạn chế những nỗ lực như vậy trong quá khứ. Nó có thể truy cập thông qua các thiết bị di động và lưu trữ trong đám mây. Đã có 20 quốc gia đang tham gia vào LEND với mục đích trao đổi thực hành tốt nhất và kinh nghiệm có được trong quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ trong quá khứ với các quan chức cao cấp đang làm việc để củng cố các nền dân chủ mới nhất hiện nay. Dự án nhận được nguồn lực công nghệ từ các công ty như Google, OpenText, và DialCom-Spontania; tài trợ từ Thụy Điển và Hoa Kỳ; và sự ủng hộ từ nhiều tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/LEND 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.1.3 Tạo điều kiện phát triển quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt nhất trong triển khai CPĐT CPĐT cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ở các nước đang phát triển Giải pháp điện toán đám mây tư nhân trong triển khai CPĐT 04/04/2018 3 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.1.4 Các tiêu chuẩnvà quy định quốc tế  Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn và quy định: - Đảm bảo an toàn, tin cậy, và chất lượng tốt. - Công cụ chiến lược giảm chi phí, tăng năng suất tổng thể đối với DN - Giúp tiếp cận thị trường mới, tạo sân chơi bình đẳng, tạo điều kiện cho thương mại toàn cầu tự do và công bằng.  Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO): − Tuân thủ các tiêu chuẩn ISO là trách nhiệm của bất kỳ tổ chức nào − Các tiêu chuẩn được phát triển thông qua một quá trình đồng thuận − Các giải pháp CPĐT tạo thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác thông tin − Ban Thư ký trung ương của ISO và giải pháp Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management - ECM) . 8 Hộp 3.2: Ban Thư ký Trung ương Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế Ban Thư ký Trung ương Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là một liên hiệp toàn thế giới các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia từ 156 nước. Tuân thủ các tiêu chuẩn ISO, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO 9000 về quản lý chất lượng, là trách nhiệm của bất kỳ tổ chức nào trước khi tổ chức đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Các công ty thuộc mọi loại hình kinh doanh, từ hóa học đến CNTT yêu cầu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn ISO cụ thể như một điều kiện tiên quyết để kinh doanh. Duy trì và xuất bản nội dung với hơn 15.000 tiêu chuẩn ISO là nhiệm vụ không hề đơn giản. Chính sự thành công của chương trình ISO phụ thuộc vào việc đảm bảo rằng tiêu chuẩn được cập nhật, có hiệu lực nhất được dễ dàng tiếp cận bởi đông đảo người sử dụng trên toàn thế giới. Ban Thư ký trung ương của ISO sử dụng giải pháp ECM (Enterprise Content Management) để quản lý có hiệu quả toàn bộ quá trình tiêu chuẩn hóa - từ phát triển đến phân phối. ECM cung cấp một nền tảng lâu dài cho thu nhận tri thức và dựa trên web, vì vậy nó có thể thuận lợi hóa quá trình phân phối thông tin trên mạng ngoại bộ của ISO. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể truy cập ngay lập tức tới thông tin trực tiếp từ trình duyệt web của họ, và họ cũng có khả năng in ra theo yêu cầu, làm giảm chi phí hoạt động. ISO sử dụng ECM để quản lý nội dung cho các trang web song ngữ của tổ chức - www.iso.org - và cũng để quản lý nội dung cửa hàng trực tuyến. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/ISO 3.1 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc tế 3.1.4 Các tiêu chuẩnvà quy định quốc tế  Các quy định ngân hàng toàn cầu − Khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự cần thiết duy trì quyền kiểm soát các hoạt động tiêu chuẩn hóa của các ngân hàng − Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và 188 nước thành viên − Ngân hàng Thế giới (WB) − Thế giới kết nối và hiệu ứng domino, sự tham vấn, hợp tác − Việc thực hiện thống nhất các quy định và hệ thống tài chính toàn cầu hiệu quả • Liên kết với khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ − Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân - tính hiệu quả − Quan hệ đối tác chính phủ - phi chính phủ - tư nhân − CPĐT phục vụ việc xúc tiến các mối quan hệ đối tác  Hợp tác bảo tồn văn hóa và di sản − Các giải pháp CPĐT với các công nghệ kết hợp − CPĐT và tiếp cận bền vững đối với việc bảo tồn văn hóa 04/04/2018 4 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.1 Hợp lý hóa các quá trình dịch vụ, nâng cao hiệu quả q/lý hợp tác  Hợp lý hóa quá trình dịch vụ  CPĐT và cách tiếp cận tích hợp trong cung cấp dịch vụ  Kết hợp thông tin và quy trình  Khả năng tích hợp thông tin từ các hệ thống hoạt động khác nhau  CPĐT cung cấp các dịch vụ đáp ứng cao trên cơ sở dự đoán nhu cầu 11 Cơ quan dịch vụ con người của Thành phố San Francisco Cơ quan dịch vụ con người (Human Services Agency - HSA) là một bộ phận của Thành phố và Quận San Francisco và là nguồn lực trung tâm trợ giúp công cộng trong Thành phố. HSA phục vụ hơn 150.000 dân mỗi năm thông qua một loạt các chương trình và dịch vụ. Điều này liên quan đến việc quản lý hơn 150.000 hồ sơ tình huống hoạt động, mỗi hồ sơ chứa từ 50 đến 2.000 tờ giấy. HSA cần một hệ thống CPĐT giúp tìm kiếm dễ dàng và ghi hồ sơ, quản lý hiệu quả hơn các thông tin, và các quá trình tự động để giảm bớt số lượng giấy tờ vật lý được tạo ra và lưu trữ, và để cải thiện dịch vụ khách hàng. Trước khi triển khai giải pháp, HSA quản lý trên 18.000 hồ sơ cho chương trình CalFresh (Food Stamp). Mỗi hồ sơ chứa 50-60 tờ giấy, bao gồm cả các bản sao của một loạt các tài liệu riêng tư và dữ liệu cá nhân của người nộp đơn. Tất cả các hồ sơ tình huống được lưu trữ trong một phòng hồ sơ trung tâm nằm trên một tầng nhà khác tầng có phòng phỏng vấn, nơi một nhân viên xã hội gặp gỡ với khách hàng. Nếu một khách hàng bước vào mà không hẹn trước, họ có thể phải chờ hai tuần lễ trước khi HSA có thể lấy được tập tin giấy từ kho lưu trữ. Một lượng lớn các quy trình thủ công và kém hiệu quả đã tham gia vào quá trình này. Hệ thống hồ sơ điện tử đã cho phép HSA phục vụ nhiều khách hàng mà không cần một sự gia tăng tương ứng nhân viên, và các dịch vụ đã được mở rộng đến lĩnh vực y tế và khách hàng CalWORKs. Họ đã loại bỏ hơn 100.000 hồ sơ vụ việc bằng giấy. Công dân giờ đây có thể làm đơn bằng cách hoàn thành một ứng dụng trực tuyến. Khách hàng cảm thấy thuận lợi hơn, thay vì phải thực hiện nhiều chuyến đi đến văn phòng để gặp các nhân viên xã hội, hiện nay vụ việc thường được thực hiện trong một ngày. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/HSA 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.1 Hợp lý hóa các quá trình dịch vụ, nâng cao hiệu quả q/lý hợp tác  Cải thiện hiệu quả các chương trình chính phủ  Nhiều chương trình của CP, nguồn lực và ngân sách hạn chế, cần tăng hiệu quả  Giải pháp Quản lý chương trình (Program Management - PM) CPĐT: cho phép các đội công tác phân tán trên toàn cầu giao tiếp, cộng tác, báo cáo tình trạng dự án, theo dõi tiến độ và kết quả. Các tổ chức có thể hình thành các đội xuyên biên giới và đa bộ phận bằng cách sử dụng các phương pháp luận tiêu chuẩn, thực hành tốt nhất và các thông tin từ các dự án trước đó.  Các ứng dụng CPĐT hỗ trợ hiệu quả làm việc nhóm và cộng tác 04/04/2018 5 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.1 Hợp lý hóa các quá trình dịch vụ, nâng cao hiệu quả q/lý hợp tác  Quản lý vụ việc hợp tác  Các giao dịch vụ việc dựa trên sự kết hợp của các loại thông tin  Giải pháp CPĐT chỉ dẫn cho nhân viên giải quyết vụ việc theo quy trình  Ứng dụng quản lý vụ việc làm tăng hiệu quả, tốc độ, chất lượng  Tái cấu trúc, hồ sơ hóa các quy trình vụ việc 14 Dịch vụ cảnh sát Calgary Dịch vụ Cảnh sát Calgary (CPS), nằm ở Calgary, Alberta, Canada, có hơn 1.900 nhân viên cảnh sát và 700 nhân viên dân sự. Cùng với các cơ quan khác và công dân Calgary, CPS phấn đấu để duy trì chất lượng cuộc sống ở Calgary bằng cách duy trì thành phố như một nơi an toàn để sống, làm việc và thăm quan. CPS cần một hệ thống CPĐT toàn diện, đáng tin cậy và an toàn để lưu trữ, quản lý và truy cập tài liệu hồ sơ vụ việc và các thông tin liên quan. Họ cũng cần một cách để thực thi các quy trình quản lý hồ sơ đối với các tài liệu. Bước đầu tiên trong việc thực hiện giải pháp là số hóa hàng trăm ngàn tài liệu. Các giải pháp thực hiện bởi CPS đã tự động tạo các thư mục vụ việc tùy biến được thiết kế cho các hồ sơ vụ việc cảnh sát dựa trên thông tin được đưa từ một cơ sở dữ liệu máy tính lớn. CPS là bộ phận cảnh sát đầu tiên ở Canada chia sẻ tài liệu kỹ thuật số với Văn phòng Công tố viên tỉnh. Trước khi thực hiện giải pháp mới, nếu các thám tử cần tài liệu vụ việc nhất định, họ sẽ phải đi vào trung tâm thành phố, đến Phòng hồ sơ trung tâm để yêu cầu bản cứng hồ sơ. Nếu họ cần một số hình ảnh, họ đã phải đi đến Bộ phận hình ảnh để yêu cầu. Với các hình ảnh và tài liệu được tải lên một hệ thống tập trung, các thám tử có thể tìm kiếm qua từ khóa tìm kiếm và tìm thấy tất cả các ảnh và các tài liệu có liên quan, tạo ra một một cửa cho nội dung vụ án có liên quan. Giờ đây CPS có thể truy cập thông tin kịp thời, chính xác và đáng tin cậy từ bất kỳ máy tính nối mạng hoặc thiết bị di động nào - một lợi ích rất lớn đối với một lực lượng lao động làm việc di động và 24/7. Hiệu suất được tối ưu hóa hơn nữa bởi hệ thống cung cấp một kiểm kê đầy đủ các dự án đang được tiến hành, quá hạn, và hoàn thành. Bằng các quá trình tự động hóa, CPS đã có thể cải thiện hoạt động sau khi phát hiện một số khu vực bị quá tải công việc so với các khu vực khác. Nguồn: www.opentext.com/e-Government/CPS 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.2 Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ  Cải cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe − Các vấn đề, thách thức: + Dân số lão hóa, suy thoái kinh tế, và chi phí điều trị tăng + Tồn tại đồng thời các công nghệ, các dữ liệu, các mô hình dịch vụ + Nhiều bên liên quan, sự phân tán của thông tin, dữ liệu + Thông tin có thể không được chia sẻ + Chăm sóc sức khỏe là một ngành được điều tiết cao 04/04/2018 6 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.2 Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ  Cải cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe - Giải pháp: + Hệ thống CPĐT tập trung, cân bằng hóa các yêu cầu + Mỗi bệnh nhân gắn liền với một hồ sơ tương ứng + Tạo khả năng thay đổi phác đồ điều trị một cách dễ dàng và linh hoạt + CPĐT cung cấp một cơ sở hạ tầng cho việc quản lý dữ liệu lớn 17 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.2 Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ  Chính phủ điện tử cho phát triển giáo dục - Sự cần thiết + Áp lực đến từ các phía + Nhu cầu của môi trường làm việc trong thế kỷ 21, cách mạng CN 4 + Tiếp cận mới: kết hợp giáo dục và công nghệ đòi hỏi nhiều nguồn lực + CPĐT cần cung cấp các khóa học phù hợp, trực tuyến, theo đơn đặt hàng - Giải pháp + Giải pháp Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) + Thiết lập mạng lưới an toàn phủ khắp, đủ băng thông, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cho cả học tại lớp và học từ xa. + Kết nối để đẩy mạnh đào tạo 04/04/2018 7 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.2 Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ  Quản lý tài nguyên bằng phương thức số - Sự cần thiết + Cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu phát triển bền vững + CPĐT hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách đem lại khả năng tiếp cận thông tin chính xác - Giải pháp + Chia sẻ kiến thức + Hợp tác + Tạo lập các cấu trúc cung cấp đầu vào cho tính bền vững, bảo tồn và duy trì + Tính minh bạch dựa trên các quy trình ra quyết định mở; + Tiếp cận mở tới thông tin và các chương trình giám sát + Giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học + Quản trị và tuân thủ thông qua pháp luật, quy định và các chính sách 3.2 Ứng dụng CPĐT ở cấp độ quốc gia và địa phương 3.2.2 Cải cách các lĩnh vực hoạt động của chính phủ  Chính phủ điện tử trong lĩnh vực năng lượng và tiện ích công - Sự cần thiết + Mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ tăng nhanh + Năng lượng phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao + Yêu cầu cao đối với tiếp cận thông tin, chính sách và quy trình + Yêu cầu hợp lý hóa quản lý, điều hành các công ty năng lượng - Giải pháp + Giải pháp mỏ dầu kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo, công nghệ di động + Sử dụng các công cụ cộng tác + Hợp lý hoá trong quản lý, tăng năng suất trong ngành năng lượng + Cải thiện quản lý hồ sơ phục vụ tuân thủ pháp lý 21 DV công DV công điện tử DVHC công DVHC công trực truyến 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.1 Dịch vụ công, dịch vụ công điện tử và dịch vụ hành chính công  Khái niệm dịch vụ công (Public service)  Phân loại dịch vụ công • Dịch vụ sự nghiệp công • Dịch vụ công ích • Dịch vụ hành chính công  Khái niệm dịch vụ công điện tử/trực tuyến 04/04/2018 8 22 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.1 Dịch vụ công, dịch vụ công điện tử và dịch vụ hành chính công  Khái niệm dịch vụ công (Public service) : is a service which is provided by government to people living within its jurisdiction, either directly (through the public sector ) or by financing provision of services  Public services may be associated with fundamental human rights (such as the right to water)  In most cases public services are services, i.e. they do not involve manufacturing of goods. They may be provided by local or national monopolies, especially in sectors which are natural monopolies. 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.1 Dịch vụ công, dịch vụ công điện tử và dịch vụ hành chính công • Mối quan hệ giữa hoạt động QLNN và cung cấp Dịch vụ hành chính công Hoạt động cung ứng DVHC công Hoạt động QLNN Phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa người cung ứng DV (các cơ quan HCNN) và khách hàng (tổ chức, người dân). Phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (các cơ quan HCNN) và đối tượng bị quản lí (tổ chức, người dân) Là các giao dịch cụ thể của cơ quan HCNN với khách hàng Là hoạt động diễn ra bên trong các cơ quan HCNN, sự tác động này đến các tổ chức và người dân thực hiện một cách gián tiếp Là những hoạt động phục vụ nhu cầu, đòi hỏi cụ thể của khách hàng Xuất phát từ yêu cầu bản thân của bộ máy nhà nước Được thu phí , lệ phí trực tiếp từ khách hàng đối với một số DV theo quy định của nhà nước Không thu tiền trực tiếp từ khách hàng mà được bù đắp hoàn toàn từ ngân sách nhà nước 23  Các mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến  Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1  Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2  Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3  Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Trở ngại đối với việc cung cấp các DVHC công trực tuyến ở các mức độ cao 24 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.1 Dịch vụ công, dịch vụ công điện tử và dịch vụ hành chính công 04/04/2018 9 25 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.2 Dịch vụ công điện tử với công dân (G2C) • Mô hình chung dịch vụ chính phủ điện tử Thông tin-Truyền thông-Giao dịch-Tích hợp (ICTI: Information-Communication-Transaction-Integration:). 26 Examples of e-Services – G2C • Birth Certificate • Health Care • School Admission • Scholarships • e-Learning • Examination Results • Employment Services • Vehicle Registration • Driver’s License • Passport/Visa • Agriculture • Land Record • Property Registration • Marriage Certificates • Taxes • Utility Services • Municipality Services • Pensions • Insurance • Health Care • Death Certificate 04/04/2018 10  3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.2 Dịch vụ công điện tử với công dân (G2C) * Dịch vụ thông tin CPĐT G2C 28 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.2 Dịch vụ công điện tử với công dân (G2C)  Dịch vụ truyền thông CPĐT G2C 29 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.2 Dịch vụ công điện tử với công dân (G2C) • Dịch vụ giao dịch CPĐT G2C. 30 Hình 3.9: Dịch vụ giao dịch chính phủ điện tử G2C 04/04/2018 11 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.2 Dịch vụ công điện tử với công dân (G2C) 31 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.3 Dịch vụ công điện tử với doanh nghiệp (G2B)  Những khác biệt giữa dịch vụ CPĐT G2B và G2C  Các khác biệt rõ ràng  Các khác biệt ẩn  Dịch vụ thông tin CPĐT G2B 32 Examples of e-Services – G2B Close Expand Operate Start-up Explore Opportunities •Approvals •Permissions •Registrations •Returns •Taxes •Permits •Compliance •Approvals •Permissions •Project Profiles •Infrastructure •State Support •Approvals •Compliance 04/04/2018 12 34 35 36 04/04/2018 13 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.3 Dịch vụ công điện tử với doanh nghiệp (G2B)  Dịch vụ truyền thông CPĐT G2B 37 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.3 Dịch vụ công điện tử với doanh nghiệp (G2B)  Các dịch vụ giao dịch CPĐT G2B 38 3.2.3 Cung cấp dịch vụ công điện tử 3.2.3.3 Dịch vụ công điện tử với doanh nghiệp (G2B) • Các dịch vụ CPĐT G2B tích hợp, tương tự B2C tích hợp, được chia thành các phân nhóm: công chúng đổi mới, công chúng tham gia, cũng như công chúng cộng tác và hợp tác sản xuất. 39 04/04/2018 14 3.2.4 Mua sắm công điện tử  Khái niệm • Mua sắm công (Public Procurement), hoặc mua sắm chính phủ • Mua sắm công điện tử.  Các lợi ích mua sắm công điện tử: • Tiết kiệm chi phí • Nhanh; không lệ thuộc thời gian, không gian • Nâng cao tính minh bạch • Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh • Tăng cường tiếp cận thông tin, hỗ trợ ra quyết định • Đổi mới quy trình, cải thiện hiệu quả • Thúc đẩy phát triển kinh tế, phù hợp với hội nhập quốc tế.  Khó khăn của mua sắm công điện tử: • Phải có sự thay đổi tích cực trong tổ chức vận hành mua sắm công, • Phải có sự thay đổi trong quản lý, điều hành • Vấn đề hạ tầng CNTT • An ninh mạng 40 41 3.2.4 Mua sắm công điện tử  Khó khăn của mua sắm công điện tử: • Phải có sự thay đổi tích cực trong tổ chức vận hành mua sắm công, • Phải có sự thay đổi trong quản lý, điều hành • Tâm lý và sự quan ngại của người tham gia. • Vấn đề hạ tầng CNTT cho phép nhà thầu tham gia được vào hệ thống. • An ninh mạng. 42 04/04/2018 15 Các hệ thống mua sắm công điện tử chủ yếu 43 • Hệ thống thông tin mua sắm chính phủ Mua sắm với hình thức đấu thầu Mua sắm với hình thức báo giá cạnh tranh Mua sắm trực tiếp hàng hóa và dịch vụ thường dùng Hệ thống tài liệu mời thầu và đấu thầu điện tử Hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử Hệ thống hợp đồng cung ứng liên tổ chức Hệ thống báo giá Hệ thống yêu cầu báo giá Hệ thống danh mục sản phẩm của nhà cung ứng Nghiên cứu sản phẩm Yêu cầu báo giáThông tin mua sắm Các hệ thống mua sắm công điện tử 3.2.5 Thuế điện tử  Các khái niệm • Thuế điện tử • Kê khai thuế điện tử • Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng  Điều kiện để triển khai thuế điện tử • Hạ tầng CNTT-TT • Hệ thống pháp luật, bảo mật, chữ ký số • Quy trình, nghiệp vụ; mẫu biểu • Hướng dẫn, hỗ trợ • Sự đồng bộ giữa các cơ quan liên quan.  Lợi ích của thuế điện tử  Đơn giản hoá thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí, 24/24  Thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử.  Giảm quá tải tại Cơ quan thuế  Cập nhật dữ liệu thuế tự động, tránh sai sót  Quy trình khai thuế điện tử: trực tiếp hoặc gián tiếp 44 3.2.5 Thuế điện tử • Quy trình trực tiếp kê khai thuế qua mạng • Trực tiếp: do cơ quan thuế cung cấp. • Gián tiếp: qua các đơn vị trung gian (VAN) Sử dụng phần mềm iHTKK (của Tổng Cục Thuế): Miễn phí. 45 04/04/2018 16 3.2.5 Thuế điện tử  Quy trình nộp thuế qua mạng  Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ Nộp thuế điện tử  Bước 2: Tải bản đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản với ngân hàng  Bước 3: Đăng ký ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử  Bước 4: Nộp thuế điện tử 46 3.2.6 Hải quan điện tử  Các khái niệm  Thủ tục hải quan điện tử  Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ  Hệ thống khai hải quan điện tử  Phần mềm hổ trợ miễn phí  Phần mềm đóng gói  Lợi ích của Hải quan điện tử  Tiết kiệm được thời gian, chi phí  Hạn chế phiền hà, sách nhiễu  Quản lý thông tin, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hạn chế thất thu thuế  Nâng cao chất lượng cán bộ HQ  Thực hiện thông lệ, chuẩn mực quốc tế  Hạn chế của Hải quan điện tử • Quyết tâmchưa cao, tâm lý ngại thay đổi, phẩm chất cán bộ • Hệ thống PL HQ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chồng chéo • Cơ sở hạ tầng CNTT-TT • Hệ thống phần mềm chưa đa tích hợp, sử dụng chưa tiện lợi 47 48 04/04/2018 17 49 3.2.6 Hải quan điện tử  Quy trình Hải quan điện tử: Trực tiếp và gián tiếp  Quy trình Hải quan điện tử trực tiếp, nhập khẩu hoàn toàn: - Bước 1: DN thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử - Bước 2: DN nhận thông tin phản hồi từ cơ quan HQ + Luồng xanh: sang bước 4. + Luồng vàng: sang bước 3. - Bước 3 (luồng đỏ): DN trình hồ sơ giấy và hàng hóa để HQ kiểm tra. - Bước 4: DN in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng. - Bước 5: nhận hàng 50 3.2.7 Xây dựng thành phố thông minh thông qua chính phủ điện tử  Các khái niệm  Thành phố thông minh: Thành phố thông minh là một tầm nhìn phát triển đô thị hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông đa dạng một cách an toàn để quản lý tài sản của một thành phố. TPTM kết hợp việc sử dụng sáng tạo công nghệ với vốn vật chất, xã hội và môi trường để giải quyết các vấn đề phức tạp ở cấp độ thành phố  Tài sản thành phố: các hệ thống thông tin ban ngành địa phương, các hệ thống trường học, thư viện, giao thông, bệnh viện, nhà máy điện, mạng cấp nước, quản lý chất thải, thực thi pháp luật, và các dịch vụ cộng đồng khác  Mục đích của thành phố thông minh: là cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả các dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân 51 04/04/2018 18 3.2.7 Xây dựng thành phố thông minh thông qua chính phủ điện tử  Phương thức, công cụ xây dựng thành phố thông minh:  CNTT-TT và khả năng tương tác  Ứng dụng cảm biến tích hợp, thu thập và xử lý thông tin.  Kết hợp sử dụng sáng tạo công nghệ với vốn vật chất, xã hội và môi trường  Mô hình, cơ chế xây dựng thành phố thông minh:  Mô hình hợp tác Công-Tư  Liên kết các đối tác chiến lược  Kết nối các hệ thống và các thiết bị tất cả các bên liên quan  Barcelona là một ví dụ về thành phố thông minh 52 Smart city 53 54 04/04/2018 19 ĐẦU TƯ CÔNG 55 56 Các thầy cô cho các em làm phiếu điện tử theo đường link này: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeVCurzmv7PjcO8OIHQoJ667gGbMlXEO42uKVbD6JKTZ6Gqvw/formResponse Thời hạn làm phiếu là 2 tuần từ 20/3 đến 02/4/2018. Ngày 03/4/2018, khoa sẽ tổng hợp kết quả điều tra. Kính nhờ các thầy cô đôn đốc các em tích phiếu online đúng thời hạn trên ạ. Thông báo làm khảo sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày nội dung mô hình tham gia, liên kết mới trong môi trường chính phủ điện tử quốc tế 2. Trình bày vai trò của chính phủ điện tử trong tạo điều kiện phát triển quốc tế 3. Trình bày vai trò của chính phủ điện tử trong tạo lập các tiêu chuẩn và quy định quốc tế 4. Trình bày vai trò của chính phủ điện tử trong hợp tác bảo tồn văn hóa và di sản thế giới 5. Phân tích tác động của chính phủ điện tử đến hợp lý hóa các quá trình dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý hợp tác 6. Phân tích tác động của chính phủ điện tử đến cải cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe 7. Phân tích tác động của chính phủ điện tử đến phát triển giáo dục 8. Phân tích tác động của chính phủ điện tử đến quản lý tài nguyên thiên nhiên 9. Phân tích tác động của chính phủ điện tử đến cung ứng năng lượng và tiện ích công 10. Trình bày khái niệm dịch vụ công, dịch vụ công điện tử và dịch vụ hành chính công 11. Mô tả 4 mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến 57 04/04/2018 20 Câu hỏi ôn tập 12. Mô tả mô hình dịch vụ chính phủ điện tử ICTI (Information-Communication- Transaction-Integration: Thông tin-Truyền thông-Giao dịch-Tích hợp) 13. Trình bày nội dung dịch vụ dịch vụ thông tin chính phủ điện tử G2C 14. Trình bày nội dung dịch vụ truyền thông chính phủ điện tử G2C 15. Trình bày nội dung dịch vụ giao dịch chính phủ điện tử G2C 16. Trình bày nội dung các dịch vụ chính phủ điện tử tích hợp G2C 17. Trình bày nội dung dịch vụ thông tin chính phủ điện tử G2B 18. Trình bày nội dung dịch vụ truyền thông chính phủ điện tử G2B 19. Trình bày nội dung giao dịch chính phủ điện tử G2B 20. Trình bày nội dung các dịch vụ chính phủ điện tử tích hợp G2B 20. Trình bày nội dung về mua sắm công điện tử 21. Trình bày nội dung và mô tả quy trình thuế điện tử 22. Trình bày nội dung và mô tả quy trình hải quan điện tử 23. Mô tả nội dung và tình hình triển khai thành phố thông minh trên thế giới 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_chinh_phu_dien_tu_chuong_3_ung_dung_chinh_phu_dien.pdf