Bài giảng Chính sách tiền tệ
AI CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CSTT Ở
VIỆT NAM?
• Quốc hội: Quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua
việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện CSTTQG.
• Chủ tịch nước: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật
quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước CHXHCNVN về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
• Chính phủ: Trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.
• Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN: Quyết định việc sử dụng các
công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTTQG theo quy
định của Chính phủ.
CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM
• Mục tiêu không rõ ràng
• Công cụ chính sách tiền tệ thiên về hành chính, ít sử dụng công cụ
mang tính thị trường
• Chịu sự chi phối bởi chính phủ (NHNN thiếu độc lập) và thường
chạy theo chính sách tài khóa
• Đô la hóa giảm tính hiệu lực của chính sách tiền tệ
• Thách thức bộ ba bất khả thi và giới hạn của chính sách tiền tệ vô hiệu
hóa
22 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG 8:
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
ĐỖ THIÊN ANH TUẤN
TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ QUẢN LÝ
ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM
1
Inflation is taxation without legislation.
----- Milton Friedman
MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
• Ổn định giá cả sv. kiềm chế lạm phát
• Ở Việt Nam: Bộ Tài chính cũng tham gia bình ổn giá?
• Giảm thất nghiệp sv. tăng nhân dụng
• Ở Việt Nam: Mục tiêu này có liên quan đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không? Thường ít được đề cập
như một chỉ tiêu kinh tế, thay vào đó là một chỉ tiêu xã hội.
• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sv. chống suy thoái
• Các nhà chính sách mong muốn đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định bởi vì chỉ có sự ổn định kinh tế mới giúp
cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp lập được kế hoạch chính xác và khuyến khích được các hoạt động đầu tư
dài hạn cần thiết để duy trì tăng trưởng bền vững
• Ở Việt Nam: Mục tiêu này có liên quan đến bộ ngành khác không, chẳng hạn như Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
• Ổn định hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính
• Khi hệ thống tài chính ổn định sẽ giúp huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, qua đó giúp gia tăng tiết kiệm và
đầu tư, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
• Các mục tiêu khác: ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất, an ninh tài chính quốc gia 2
CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
• Tái cấp vốn
• Phương thức tái tài trợ của NHTƯ đối với các NHTM
• Lãi suất
• Sử dụng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ
• Các cơ chế lãi suất: thả nổi, trần, sàn, biên độ dao động
• Tỷ giá hối đoái
• Chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá
• Dự trữ bắt buộc
• Số tiền mà ngân hàng phải gửi tại NHTƯ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
• Phụ thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ, loại hình ngân hàng, loại tiền gửi
• Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
• Mua, bán giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu) với các ngân hàng
• Các công cụ hành chính
• Sử dụng các quy định, luật lệ để điều tiết, giám sát các ngân hàng 3
LỰA CHỌN MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
• Lựa chọn mục tiêu chính sách tiền tệ
• Các NHTƯ thường cố gắng đạt được đồng thời các mục tiêu chính sách nhưng điều này rất khó
• Lựa chọn các mục tiêu trung gian
• Cầu tiền tệ:
• Lý thuyết số lượng tiền của I. Fisher
• Lý thuyết trọng thanh khoản của J. M. Keynes
• Lý thuyết trọng tiền của M. Friedman
• Đường cầu tiền và sự dịch chuyển của đường cầu tiền
• Ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền như thế nào?
• Cân bằng của thị trường tiền tệ
• Tầm quan trọng của lãi suất cơ bản
4
VIỆC THIẾT LẬP MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
• Ngân hàng trung ương có nên thiết lập mục tiêu cung tiền không?
• Một số nhà kinh tế cho rằng, thay vì sử dụng lãi suất như một mục tiêu của CSTT, NHTƯ nên sử
dụng cung tiền làm mục tiêu
• Những người đưa ra đề nghị này thuộc về một trường phái kinh tế được gọi là chủ nghĩa trọng tiền
(monetarism), đại biểu là Milton Friedman
• M. Friedman et al. để xuất thay chính sách tiền tệ thành quy tắc tăng trưởng tiền tệ: tăng cung tiền
hàng năm theo tỷ lệ bằng với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trong dài hạn (khoảng 3.5% cho Hoa Kỳ).
• Ngân hàng trung ương có nên thiết lập cả mục tiêu lãi suất và mục tiêu cung tiền không?
• Mục tiêu lãi suất và mục tiêu cung tiền liệu có nhất quán?
• Tình huống NHTƯ buộc phải lựa chọn giữa mục tiêu lãi suất hoặc mục tiêu cung tiền
• Ngân hàng trung ương có nên thiết lập mục tiêu lạm phát?
• Điều hành chính sách tiền tệ sao cho đạt được mục tiêu lạm phát đượccam kết bởi NHTƯ
• Các nước áp dụng: New Zealand (1989), Canada (1991), Anh (1992), Phần Lan (1993), Thụy Điển
(1993), Tây Ban Nha (1994), ECB, Hàn Quốc, Mexico, Nam Phi, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan
5
QUY TẮC TAYLOR
• Được phát triển bởi John Taylor (1993)(*)
• Quy tắc của CSTT, quy định NHTƯ nên thay đổi lãi suất danh nghĩa như thế nào để có thể
đáp ứng các thay đổi của lạm phát, GDP hoặc các điều kiện kinh tế khác.
• Quy tắc: Nếu lạm phát tăng thêm 1% thì NHTƯ nên tăng lãi suất danh nghĩa thêm 1%
𝑖𝑡 = 𝜋𝑡 + 𝑟𝑡
∗ + 𝑎𝜋 𝜋𝑡 − 𝜋𝑡
∗ + 𝑎𝑦(𝑦𝑡 − ത𝑦𝑡)
Trong đó, it là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mà NHTƯ sẽ hướng tới, 𝜋𝑡 là tỷ lệ lạm phát thực tế, 𝜋𝑡
∗ là tỷ lệ lạm phát mong
muốn, 𝑟𝑡
∗ là lãi suất thực cân bằng, yt là logarit của GDP thực, ത𝑦𝑡 là logarit của GDP tiềm năng.
(*) Taylor, John B. (1993). "Discretion versus Policy Rules in Practice," Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy, 39,
p.195-214
6
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ
• Lãi suất tác động như thế nào đến tổng cầu?
• Tiêu dùng hộ gia đình
• Đầu tư tư nhân
• Chi tiêu chính phủ?
• Xuất khẩu ròng
• Tác động của chính sách tiền tệ lên sản lượng thực và mức giá chung
• Mở rộng CSTT sẽ làm giảm lãi suất và từ đó làm tăng GDP thực
• Thu hẹp CSTT bằng cách điều chỉnh cung tiền, tăng lãi suất, nhằm giảm lạm
phát
7
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN NỀN
KINH TẾ?
LM0
LM1
IS
SRAS
AD0
MS0/P
L(Y,r)
MS1/P
AD1
LM*0
LM*1
IS*
Y
Y
Y
M/P
𝑟 = 𝑟∗ +
𝐸 𝑒 − 𝑒0
𝑒0
+ 𝜌
e
r r
P
AD*0
SRAS
AD*1
P
NỀN KINH TẾ MỞ NỀN KINH TẾ ĐÓNG
LRAS
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở CÁC NỀN KINH TẾ
• Nghiên cứu của Vegh and Vuletin (2012) và McGettigan et al. (2013) cho thấy chính sách tiền tệ ở các
nền kinh tế phát triển thường có tính nghịch chu kỳ nhiều hơn so với các nền kinh tế mới nổi, tuy
nhiên ở cả hai nhóm nền kinh tế, chính sách tiền tệ đều ngày càng có tính nghịch chu kỳ hơn.
• Các nền kinh tế theo đuổi mục tiêu lạm phát thường thành công hơn trong việc áp dụng chính sách
tiền tệ nghịch chu kỳ.
ĐIỀU GÌ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NGHỊCH
CHU KỲ?
• Lạm phát mục tiêu và chất
lượng thể chế đều có ý
nghĩa và là những yếu tố
quan trọng quyết định
chính sách tiền tệ nghịch
chu kỳ.
• Trong điều kiện hệ thống
tài chính có độ sâu lớn, chỉ
EMs có chính sách tỷ giá
linh hoạt mới có thể áp
dụng được chính sách tiền
tệ nghịch chu kỳ.
Source: McGettigan et al. (2013)
CÁC NỀN KINH TẾ CÀNG THEO ĐUỔI CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ NGHỊCH CHU KỲ THÌ BIẾN ĐỘNG SẢN
LƯỢNG CÀNG THẤP
Source: McGettigan et al. (2013)
NGÀY CÀNG NHIỀU NƯỚC CHUYỂN SANG CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ NGHỊCH CHU KỲ
Source: Vegh and Vuletin (2012)
Nhiều nước chuyển sang chính
sách tiền tệ nghịch chu kỳ
Source: Vegh and Vuletin (2012)
BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở CÁC NỀN KINH TẾ
MỚI NỔI
DÒNG VỐN ĐỔ VÀO CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ
ĐANG PHÁT TRIỂN
Source: Hannan 2018
THẾ CHẾ VÀ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH, CÁC CÚ
SỐC VÀ ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH
TÍNH DỰ BÁO CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KỲ
VỌNG LẠM PHÁT
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
• Chính sách tiền tệ liên quan đến các hành động can thiệp của ngân hàng trung ương thông qua
việc quản lý cung tiền và lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô (Fed)
• Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm
ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. (Điều 2 – Luật NHNN 1997)
• Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm
phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. (Điều 3 – Luật
NHNN 2010)
18
AI CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CSTT Ở
VIỆT NAM?
• Quốc hội: Quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua
việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện CSTTQG.
• Chủ tịch nước: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật
quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh
Nhà nước CHXHCNVN về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
• Chính phủ: Trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.
• Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN: Quyết định việc sử dụng các
công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTTQG theo quy
định của Chính phủ.
19
CÂU CHUYỆN HAI LÃI SUẤT Ở HOA KỲ VÀ VIỆT NAM?
LÃI SUẤT QUỸ LIÊN BANG
Ở HOA KỲ
LÃI SUẤT CƠ BẢN
Ở VIỆT NAM
0.0%
2.0%
4.0%
6.0%
8.0%
10.0%
12.0%
14.0%
16.0%
1/4/2011 1/4/2012 1/4/2013
LS liên NH
Lãi suất cơ bản
20
Nguồn: Hubbard and O’brien Nguồn: NHNN, Reuters và tổng hợp của tác giả
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM THUẬN HAY
NGHỊCH CHU KỲ?
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
Source: IMF staff caculations , McGettigan et al. (2013). Graphed by Do Thien Anh Tuan
CÁC VẤN ĐỀ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM
• Mục tiêu không rõ ràng
• Công cụ chính sách tiền tệ thiên về hành chính, ít sử dụng công cụ
mang tính thị trường
• Chịu sự chi phối bởi chính phủ (NHNN thiếu độc lập) và thường
chạy theo chính sách tài khóa
• Đô la hóa giảm tính hiệu lực của chính sách tiền tệ
• Thách thức bộ ba bất khả thi và giới hạn của chính sách tiền tệ vô hiệu
hóa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_chinh_sach_tien_te.pdf