Bài giảng Công nghệ gia công sản phẩm may - Phần 1 - Phan Thanh Thảo

1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp - Trong công nghiệp may, SPM được tổ chức SX theo dây chuyền. - Tổ chức SX theo dây chuyền là hình thức TCSX tiên tiến có hiệu quả kinh tế cao, ở đó QTSX các SP giống nhau hoặc các SP cùng loại được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian dài xác định theo một trình tự công nghệ nhất định. - Đặc điểm: + QTSX trong SXDC diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm SX ra một cách đều đặn. + Qui trình công nghệ được chia thành các nguyên công hợp lý, có thời gian tương đối đồng đều nhau sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nguyên công do một hoặc một nhóm chỗ làm việc giống nhau thực hiện. Các thao tác của từng nguyên công được nghiên cứu và thực hiện theo một quy định nghiêm ngặt về trình tự và thời gian thực hiện. + Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được bố trí thành một hành trình SX khép kín. Trang thiết bị trên DC được cơ khí hoá và tự động hoá tương đối cao. Việc vận chuyển SP thực hiện một cách thẳng dòng, không lặp lại. + Trong quá trình SX, sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng hoặc các phương tiện được lựa chọn riêng cho DC SX. 221.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp (tiếp) - DC công nghệ may là một nhóm chỗ làm việc cùng với một số lượng công nhân, thiết bị, dụng cụ, đồ gá và các phương tiện vận chuyển dùng để di chuyển BTP, trong đó đối tượng gia công khi vào DC còn ở dạng nguyên liệu khi ra khỏi DC ở dạng sản phẩm thành phẩm. - Hiệu quả của TCSXDC: + NSLĐ tăng lên rõ rệt do TCLĐ được hoàn thiện, cơ khí hóa và tự động hóa QTSX, do áp dụng các hình thức chuyên môn hóa tới từng chỗ làm việc, tay nghề công nhân được nâng cao, đồng thời nâng cao kỷ luật lao động. + Thời gian chu kỳ SX được rút ngắn nhờ tăng NSLĐ và tăng nhịp điệu công việc, giảm thời gian dừng chờ ở các nơi làm việc, cơ khí hóa và tự động hóa QTSX. + Sử dụng tốt vốn cố định do tận dụng triệt để năng lực thiết bị và mặt bằng sản xuất. + Tạo điều kiện KT CLSP đến từng nơi làm việc, giảm tối đa số lỗi trên SP do đó chất lượng sản phẩm được nâng cao. 23

pdf26 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ gia công sản phẩm may - Phần 1 - Phan Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ GIA CÔNG SẢN PHẨM MAY Phần 1 Người soạn: PGS. TS. Phan Thanh Thảo Bộ môn: CN May & Thời Trang Viện: Dệt May – Da giầy & Thời trang Trường: ĐH Bách khoa Hà Nội Tháng 9/2019 2NỘI DUNG BÀI GIẢNG Chương 1. Các phương pháp gia công sản phẩm may Chương 2. Gia công các cụm chi tiết chính của sản phẩm may Chương 3. Xây dựng qui trình công nghệ may sản phẩm 3CHƯƠNG 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG SẢN PHẨM MAY 1.1. Đặc điểm của sản phẩm may trong công nghiệp 1.1.1. Phân loại SPM 1.1.2. Đặc điểm SPM CN 1.1.3. Yêu cầu đối với SPM CN 1.1.4. Đặc trưng cấu trúc SPM CN 1.2. Đặc điểm QTSX SPM trong công nghiệp 1.3. Các phương pháp gia công sản phẩm may 1.3.1. Phương pháp may 1.3.2. Phương pháp nhiệt ẩm 1.3.3. Phương pháp dán 1.3.4. Phương pháp hàn 41.1. Đặc điểm của sản phẩm may trong công nghiệp 1.1.1. Phân loại quần áo: - Theo giới tính: + quần áo nam + quần áo nữ - Theo lứa tuổi : + quần áo trẻ em + quần áo thanh niên + quần áo trung niên + quần áo người cao tuổi - Theo mùa khí hậu : + quần áo hè - thu - đông - xuân + quần áo đông-xuân, xuân-hè, hè-thu, thu-đông - Theo ý nghĩa sử dụng : + quần áo mặc lót + quần áo mặc thường + quần áo khoác ngoài - Theo chức năng xã hội: + thường phục, đồng phục, quân phục + lễ phục + bảo hộ lao động + quần áo thể dục thể thao + quần áo biểu diễn nghệ thuật - Theo quan điểm kỹ thuật : 3 loại chính: áo, váy, quần 51.1. Đặc điểm của sản phẩm may công nghiệp 1.1.2. Đặc điểm chung SPM trong công nghiệp: - Các SPM CN được SX theo một số cỡ số và vóc nhất định + Cỡ: được xác định theo các kích thước chiều rộng hoặc kích thước vòng của cơ thể người. VD: Rv, Rn, Rm, Vc, Vb; Bước nhảy kích thước giữa các cỡ : 2  4 cm Kí hiệu cỡ: số tự nhiên. VD: Cỡ theo vòng cổ 32, 33, 34, 46 + Vóc được trưng cho các kích thước theo chiều dài của cơ thể người. VD: Ct, Da, Dq Bước nhảy kích thước giữa các vóc: 4  6 cm Kí hiệu vóc: số La mã. VD: Vóc I, II, III + Kí hiệu cỡ -vóc của SPM CN: + Cỡ/ vóc của SPM đặc trưng cho thông số kích thước quan trọng nhất của SP VD: Áo sơ mi – Vc: 37, 38, 39 46; Vn: 42, 44, 46 Quần âu nam, nữ: ¼ Vb (inchs): 26, 27, 28, 33 + Hệ thống cỡ số quần áo: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, S, M, L, XL ➢ Bảng tỉ lệ số lượng cỡ số/vóc, màu sắc của đơn hàng 158 86-90 38 80-84 61.1.3. Yêu cầu chung của sản phẩm may công nghiệp - Quần áo tạo ra xung quanh cơ thể con người một vùng vi khí hậu đảm bảo điều kiện tối ưu và duy trì thân nhiệt cần thiết cho cơ thể. Trong mọi điều kiện thời tiết, con người vẫn giữ được sức khỏe và khả năng làm việc. Tùy theo từng đk thời tiết và công dụng của quần áo, quần áo có thể có cấu trúc một hoăc nhiều lớp hoặc được làm từ các loại vật liệu khác nhau. - Chất lượng SP QA là tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu, tính chất, dấu hiệu xác định sự phù hợp của SP QA với người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí sử dụng của chính SP đó. Nói cách khác, CLSP QA được xác định dựa trên tính hữu dụng của SP theo đồng thời 4 yêu cầu sau: + Yêu cầu vệ sinh: khả năng của SP bảo vệ cơ thể con người trước các tác động của môi trường (nóng, lạnh, mưa, gió ), bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ thể con người (bài tiết, trao đổi chất). + Yêu cầu sử dụng: đảm bảo tính thuận tiện khi mặc, bền chắc trong quá trình sử dụng + Yêu cầu thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, tâm sinh lý, đặc điểm hình thái cơ thể của người mặc và môi trường xung quanh + Yêu cầu công nghiệp: Đảm bảo quá trình SX SP tiến hành thuận lợi về công nghệ, thiết bị và hiệu quả kinh tế cao. 71.1.4. Đặc trưng cấu trúc quần áo ◼ Hình dáng QA và hình dáng các chi tiết của QA: - QA khi mặc vào người tạo nên những hình khối không gian nhất định, mang những giá trị biểu cảm nhất định́ giúp cho thị giác chúng ta quan sát và nhận biết được sự hiện diện của QA, giới hạn không gian mà QA chiếm chỗ và hình dáng đặc trưng của QA. - N/c hình dáng QA thông qua nghiên cứu bóng cắt của QA - Bóng cắt của QA là hình chiếu của hình khối QA lên mặt phẳng đối diện người quan sát và vuông góc với mặt đất. Đường viền chu vi của bóng cắt cho ta biết hình dáng của QA - QA có hình dáng khác nhau sẽ có bóng cắt khác nhau. Trên cùng một bóng cắt QA có thể thể hiện một số kiểu trang trí khác nhau tạo nên các kiểu mẫu QA khác nhau mà không làm thay đổi dạng hình học của bóng cắt - Bóng cắt của QA có một số dạng hình học nhất định như: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình ô van vv... Mỗi dạng hình học có mức độ biểu cảm và tác động tâm lý khác nhau cần được lựa chọn phù hợp với ý tưởng thiết kế và cấu trúc cơ thể người mặc 8◼ Số lượng các chi tiết của quần áo: 3 loại - Chi tiết chính là các chi tiết có tác dụng quyết định tới hình dáng tổng thể của QA, thường là các chi tiết lần ngoài như: thân trước, thân sau, tay áo, đề cúp, cầu vai ; thân quần, thân váy ... may bằng loại vải chính - Chi tiết phụ: + Chi tiết phụ lần ngoài: là các chi tiết nhỏ, kín không ảnh hưởng tới hình dáng tổng thể của QA được may bằng vải chính như: măng séc, nẹp, túi, đai áo,cạp quần, cạp váy, đáp cổ, thép tay, đáp nẹp... + Chi tiết phụ lần lót: là các chi tiết có trong các loại QA khoác, lần lót nằm trong cùng sát bề mặt cơ thể, số lượng bằng số lượng chi tiết lần ngoài. Lót che mặt trái lần ngoài tránh cọ sát, giữ cho các đường may không sổ, tăng độ ấm, độ bền sử dụng của QA. Lót được may bằng các loại vải nhẵn, trơn, mềm,mỏng, nhẹ để khi mặc dễ cởi dễ cử động. Các chi tiết lần lót như : thân trước, thân sau, tay, túi, thân quần, lót váy vv... + Chi tiết phụ lần dựng: là các chi tiết nằm giữa lần ngoài và lần lót hoặc nằm dưới lần ngoài ( được dán dính vào lần ngoài ). Dựng có tác dụng hỗ trợ tăng độ cứng, độ bền, tạo dáng, tạo ra các bề mặt phẳng cứng cho các chi tiết và có tác dụng tăng độ giữu ấm cho QA. Vật liệu lần dựng gồm 2 loại: dựng dính (mex vải, mex giấy) và dựng không dính (dựng canh tóc và dựng cotton; Xốp dựng; Bông đệm, mút) - Chi tiết trang trí: dây buộc , đăng ten , ruy băng , chun... 1.1.4. Đặc trưng cấu trúc quần áo 91.1.4. Đặc trưng cấu trúc quần áo ◼ Sự phân bố và tính chất kỹ thuật của các đường liên kết - Các đường liên kết là các đường tạo thành khi ghép nối các chi tiết cắt bằng các phương pháp gia công khác nhau như: phương pháp may, dán, hàn - Các đường liên kết các chi tiết ở các vị trí khác nhau trên quần áo sẽ có tên gọi khác nhau - Tùy thuộc vị trí liên kết các chỉ tiết và kỹ thuật tạo thành mà phân loại cá́c đường liên kết các chi tiết QA thành 2 loại: Đường kết cấu và đường trang trí. + Đường kết cấu là những đường liên kết buộc phải có trong công nghệ may như các đường lắp ráp, các đường may ly, may chặn vv... + Đường trang trí là những đường không nhất thiết phải có nhưng người thiết kế đưa thêm vào để tạo dáng cho SP 10 1.1.4. Đặc trưng cấu trúc quần áo ◼ Số lớp quần áo: QA có thể có cấu tạo gồm 1, 2 hoặc nhiều lớp. Căn cứ vào số lớp của QA mà người ta chia QA thành 2 loại: QA nhẹ và QA khoác ngoài QA nhẹ có cấu tạo 1 lớp bằng vải chính QA khoác ngoài có cấu tạo 2, 3 hoặc nhiều lớp có cấu tạo gồm 1 lớp vải chính, lớp dựng và lớp lót. ◼ Xây dựng bảng tỉ lệ số lượng cõ số và màu sắc của đơn hàng ◼ Xây dựng bảng thống kê số lượng các chi tiết ➢ Mục tiêu và nhiệm vụ của các họa sỹ Thiết kế Thời trang, các nhà thiết kế kỹ thuật và công nghệ là phải tạo ra các kiểu mẫu QA có cấu trúc hợp lý nhất, đảm bảo mức độ tiện lợi và độ tin cậy trong quá trình sử dụng, đảm bảo tính vệ sinh của QA đồng thời tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí SX nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của số đông người tiêu dùng 11 Bảng tỉ lệ số lượng cỡ số, màu sắc của đơn hàng Màu Cỡ Blue Navy Green Tổng số 6 8 10 Tổng 12 Bảng thống kê số lượng các chi tiết của sản phẩm STT Tên chi tiết Vật liệu sử dụng Ghi chú Vải chính Vải lót Chun Nhám lông (bộ) Cúc 1 Thân trước 2 2 Thân sau 2 3 Cầu mông 2 4 Cạp quần 1 5 Dây chun quần 1 6 Đáp túi chéo 2 7 Đáp miệng túi chéo 2 8 Thân túi chéo 2 9 Đáp miệng túi sau 2 10 Đáp túi sau 2 11 Thân túi sau 2 12 Nắp túi sau 4 13 Nhàm lông túi sau 2 14 Thân túi dọc 2 15 Nắp túi dọc 4 16 Miếng lót kê túi dọc 2 17 Đáp túi dọc 2 18 Cạnh túi doc 2 19 Nhám lông túi dọc 4 20 Cúc 2 Tổng 29 6 1 6 2 1.2. Đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 13 Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm 14 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp 15 Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được chia làm 5 công đoạn cơ bản: 1) Cung cấp sản phẩm thô, bao gồm bông tự nhiên, xơ,; 2) Sản xuất các sản phẩm đầu vào; sản phẩm của công đoạn này là chỉ và sợi, vải do các công ty dệt, nhuộm đảm nhận; 3) Thiết kế mẫu sản phẩm; sản xuất thành phẩm do các công ty may đảm nhận; 4) Xuất khẩu do trung gian thương mại đảm nhận; 5) Marketing và phân phối. 16 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp ◼ Các doanh nghiệp may thường áp dụng 4 phương thức xuất khẩu chính là CMT, FOB, ODM và OBM. ◼ CMT (Cut - Make - Trim): - Đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành công nghiệp may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. - Khi hợp tác theo phương thức này, người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể; nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. - Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và hiểu biết cơ bản về thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm. 17 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp ❑ OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing) - FOB là phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT; đây là hình thức sản xuất “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. - Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp chủ động tham gia vào QTSX từ việc mua nguyên liệu và SX sản phẩm cuối cùng. - Nhà xuất khẩu theo FOB sẽ chủ động mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp trực tiếp từ các người mua của họ từ đó làm thay đổi đáng kể dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng thực tế giữa nhà cung cấp với các khách mua nước ngoài - Chia 2 loại: + FOB cấp I. + FOB cấp I. 18 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp ❑ OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing) + FOB cấp I. Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào từ một nhóm các nhà cung cấp do khách mua chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu trách nhiệm về tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên liệu. + FOB cấp II. Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ các khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. - Điểm cốt yếu là các doanh nghiệp phải tìm được các nhà cung cấp nguyên liệu có khả năng cung cấp các nguyên liệu đặc biệt và phải tin cậy về chất lượng, thời hạn giao hàng. - Rủi ro từ phương thức này cao hơn nhưng giá trị gia tăng mang lại cho công ty sản xuất cũng cao hơn tương ứng. 19 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp ◼ ODM (Original Design Manufacturing) - Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và vận chuyển. - Khả năng thiết kế thể hiện trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp và vì vậy sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều cho sản phẩm. Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và bán lại cho người mua, thường là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới. 20 1.2.1. Các phương thức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp ◼ OBM (Original Brand Manufacturing) ◼ Đây là phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức OEM, song ở phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình. Các nhà sản xuất tại các nền kinh tế đang phát triển tham gia vào phương thức OBM chủ yếu phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa và thị trường các quốc gia lân cận. 21 1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp - Trong công nghiệp may, SPM được tổ chức SX theo dây chuyền. - Tổ chức SX theo dây chuyền là hình thức TCSX tiên tiến có hiệu quả kinh tế cao, ở đó QTSX các SP giống nhau hoặc các SP cùng loại được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian dài xác định theo một trình tự công nghệ nhất định. - Đặc điểm: + QTSX trong SXDC diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm SX ra một cách đều đặn. + Qui trình công nghệ được chia thành các nguyên công hợp lý, có thời gian tương đối đồng đều nhau sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nguyên công do một hoặc một nhóm chỗ làm việc giống nhau thực hiện. Các thao tác của từng nguyên công được nghiên cứu và thực hiện theo một quy định nghiêm ngặt về trình tự và thời gian thực hiện. + Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và được bố trí thành một hành trình SX khép kín. Trang thiết bị trên DC được cơ khí hoá và tự động hoá tương đối cao. Việc vận chuyển SP thực hiện một cách thẳng dòng, không lặp lại. + Trong quá trình SX, sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dùng hoặc các phương tiện được lựa chọn riêng cho DC SX. 22 1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm may trong công nghiệp (tiếp) - DC công nghệ may là một nhóm chỗ làm việc cùng với một số lượng công nhân, thiết bị, dụng cụ, đồ gá và các phương tiện vận chuyển dùng để di chuyển BTP, trong đó đối tượng gia công khi vào DC còn ở dạng nguyên liệu khi ra khỏi DC ở dạng sản phẩm thành phẩm. - Hiệu quả của TCSXDC: + NSLĐ tăng lên rõ rệt do TCLĐ được hoàn thiện, cơ khí hóa và tự động hóa QTSX, do áp dụng các hình thức chuyên môn hóa tới từng chỗ làm việc, tay nghề công nhân được nâng cao, đồng thời nâng cao kỷ luật lao động. + Thời gian chu kỳ SX được rút ngắn nhờ tăng NSLĐ và tăng nhịp điệu công việc, giảm thời gian dừng chờ ở các nơi làm việc, cơ khí hóa và tự động hóa QTSX. + Sử dụng tốt vốn cố định do tận dụng triệt để năng lực thiết bị và mặt bằng sản xuất. + Tạo điều kiện KT CLSP đến từng nơi làm việc, giảm tối đa số lỗi trên SP do đó chất lượng sản phẩm được nâng cao. 23 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG DÂY CHUYỀN MAY 24 25 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_gia_cong_san_pham_may_phan_1_phan_thanh.pdf