Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 1: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế - Hà Thanh Hòa

CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) • Sự thống nhất về vai trò của hai hệ thống:  Cơ sở để Nhà nước quản lí kinh tế, xã hội;  Cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước;  Góp phần tạo dựng những quan hệ mới, tạo môi trường ổn định để thiết lập, duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế. • Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda:  Là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế;  Đỏi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí những nghĩa vụ mà mình đã cam kết (nghĩa vụ phát sinh từ Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế);  Quốc gia không được ban hành các văn bản pháp luật trong nước trái với các cam kết quốc tế mà mình đã tham gia NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) • Luật Quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của Luật Quốc tế.  Quá trình xây dựng Luật Quốc tế trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế;  Pháp luật quốc gia là đảm bảo pháp lí quan trọng để các nguyên tắc, phạm pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. • Luật Quốc tế có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia  Các quy định có nội dung tiến bộ của Luật Quốc tế có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia;  Luật Quốc tế tạo điều kiện bảo đảm thực hiện Luật Quốc gia;  Theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda, quốc gia không được viện dẫn pháp luật quốc gia mình để từ chối nghĩa vụ phát sinh từ điều ước  Hai hệ thống pháp luật song song cùng tồn tại, độc lập nhưng không biệt lập.

pdf36 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 1: Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế - Hà Thanh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104226 GIỚI THIỆU MÔN HỌC CÔNG PHÁP QUỐC TẾ I Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 1 v1.0015104226 BÀI 1 KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa 2 v1.0015104226 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được định nghĩa và 4 đặc trưng cơ bản của Luật quốc tế. • Trình bày được 4 giai đoạn hình thành và phát triển của Luật Quốc tế. • Phân tích và so sánh mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia. 3 v1.0015104226 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và Pháp luật; • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Hành chính; • Luật Hình sự; • Luật Dân sự. 4 v1.0015104226 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc chương I, chương III trong giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2014. • Đọc các văn bản pháp luật có liên quan. • Liên hệ bài học với các kiến thức thực tiễn. 5 v1.0015104226 CẤU TRÚC NỘI DUNG Lịch sử hình thành và phát triển của Luật Quốc tế1.2 Khái niệm Luật Quốc tế1.1 Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia1.3 6 v1.0015104226 1.1. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ 7 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Đặc trưng cơ bản 1.1.3. Quy phạm pháp luật quốc tế v1.0015104226 1.1.1. ĐỊNH NGHĨA 8 Luật Quốc tế Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế Công pháp quốc tế Điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Tư pháp quốc tế v1.0015104226 Cơ chế thực thi Luật Quốc tế Luật quốc tế Chủ thể của Luật Quốc tế Cơ chế xây dựng Luật Quốc tế Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 9 v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 10 a. Chủ thể của Luật Quốc tế • Là thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lí quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể đó thực hiện. Chủ thể của Luật Quốc tế v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 11 Quốc gia – Chủ thể cơ bản của Luật Quốc tế Quốc gia Lãnh Thổ Dân cư Chính phủ Lãnh thổ Vùng đất Vùng trời Vùng lòng đất Vùng nước Gồm đất liền và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia hoặc tổng thể các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Khoảng không gian bao trùm lên trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. Gồm toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường biên giới quốc gia. v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 12 • Dân cư của quốc gia:  Tổng hợp những người cư trú, sinh sống trên phạm vi lãnh thổ quốc gia;  Chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó. Người mang quốc tịch của quốc gia nơi họ đang cư trú, sinh sống. Nghĩa hẹp: Người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng mang quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa rộng: Người cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng không mang quốc tịch của quốc gia đó. Dân cư Người nước ngoàiCông dân v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 13 Ví dụ dân cư một số quốc gia: STT Quốc gia Số dân 1 Trung quốc ~ 1,3 tỷ người 2 Ấn Độ ~ 1,2 tỷ người 3 Hoa Kỳ 317 triệu người Liechtenstein ~ 36.000 người Monaco ~ 35.000 người v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 14 • Chính phủ Chính phủ Lãnh Thổ Dân cư Quốc gia Chủ quyền quốc gia Đối nội: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổThuộc tính chính trị - pháp lí Đối ngoại: Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của quốc gia: Quyền năng gốc và đầy đủ v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 15 Công nhận trong Luật Quốc tế • Công nhận: là hành vi pháp lí chính trị của bên công nhận, dựa trên nền tảng các động cơ nhất định, nhằm xác nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của bên công nhận với chính sách, chế độ kinh tế, chính trị... của thành viên mới, đồng thời thông qua hành vi này thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường và ổn định đối với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế. Thể loại công nhận Quốc gia Chính phủ Con đường cổ điển Hợp nhất, phân tách Giải phóng dân tộc Cách mạng xã hội Con đường vi hiến Con đường hợp hiến v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 16 Hình thức công nhận Công nhận De jure Công nhận De facto Công nhận Ad hoc Công nhận ở mức đầy đủ, toàn diện nhất. Công nhận ở mức độ chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Công nhận theo từng trường hợp cụ thể (vụ việc). Công nhận De Jure Công nhận De Facto Động cơ chính trị Thể hiện ý định thực sự muốn thiết lập quan hệ bình thường, toàn diện giữa bên công nhận và bên được công nhận. Thể hiện thái độ miễn cưỡng, thận trọng của bên công nhận đối với bên được công nhận trong nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng trong và ngoài nước Tính chất Công nhận dứt khoát, không thể hủy bỏ. Có tính chất tạm thời, có thể bị hủy bỏ. Hệ quả pháp lí Thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác toàn diện, kí Điều ước quốc tế song phương kể cả các Điều ước về chính trị. Thiết lập quan hệ lãnh sự, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại. v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 17 Phương pháp công nhận Công nhận minh thị và công nhận mặc thị Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể Công nhận minh thị: Sự công nhận thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng trong các văn bản chính thức của bên công nhận. Công nhận mặc thị: Sự công nhận thể hiện một cách kín đáo mà bên được công nhận, các quốc gia, Chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán hoặc các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới có thể làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận. v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 18 • Hệ quả pháp lí của công nhận:  Thiết lập quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận;  Ký kết Điều ước quốc tế giữa công nhận và bên được công nhận;  Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia vào các tổ chức quốc tế và hợp nhất quốc tế;  Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia, đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia có tại lãnh thổ của quốc gia công nhận;  Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài hoặc bất kì một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của bên được công nhận có giá trị trên lãnh thổ của bên công nhận. v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 19 • Kế thừa quốc gia: là sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế đối với một lãnh thổ nhất định (Điều 2 Khoản 1(b) Công ước Viên về kế thừa Điều ước quốc tế và Điều 2 khoản 1(a) Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia). Các trường hợp Một bộ phận kế thừa quốc gia được chuyển giao cho quốc gia khác. Hợp nhất hoặc phân chia quốc gia. Kết quả của cách mạng xã hội. Kết quả của phòng trào giải phóng dân tộc. v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 20 Tổ chức quốc tế liên chính phủ - Chủ thể phái sinh, hạn chế của Luật Quốc tế Là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế, hình thành trên cơ sở Điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể Luật Quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó. Tổ chức quốc tế liên chính phủ (IGOs) Tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGOs) Thành viên Quốc gia Cá nhân, pháp nhân Tư cách chủ thể Luật Quốc tế Là chủ thể Luật Quốc tế Không là chủ thể Luật Quốc tế Cơ sở pháp lí thành lập Điều ước quốc tế Thỏa thuận giữa các chủ thể Tính chất hoạt động Mang tính nhà nước Không mang tính nhà nước v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 21 Dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết Dân tộc  cộng đồng dân cư Quyền dân tộc tự quyết Chủ thể quá độ Chủ thể đặc biệt Vatican MaCao Hồng Kong v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 22 b. Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế Quan hệ pháp luật quốc tế Chủ thể Luật Quốc tế Quan hệ pháp luật quốc tế điều chỉnh Lĩnh vực Luật Quốc tế v1.0015104226 1.1.2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN (tiếp theo) 23 Cơ chế thỏa thuận Bình đẳng Tự nguyện c. Cơ chế xây dựng nguyên tắc và quy phạm của Luật Quốc tế Tự cưỡng chế Cưỡng chế tập thể Cưỡng chế riêng lẻ Các biện pháp phi quân sự Các biện pháp quân sự d. Cơ chế thực thi Luật Quốc tế v1.0015104226 1.1.3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 24 • Định nghĩa: Là quy tắc xử sự được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế, có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lí quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. • Phân loại: Phạm vi tác động của quy phạm Quy phạm song phương: Quy phạm có giá trị bắt buộc đối với hai quốc gia hoặc hai chủ thể của Luật Quốc tế cùng tham gia vào quan hệ Điều ước quốc tế song phương. Quy phạm toàn cầu: Quy phạm có giá trị bắt buộc đối với hầu hết các chủ thể của Luật Quốc tế. Quy phạm khu vực: Quy phạm có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể là thành viên của các Điều ước quốc tế khu vực. v1.0015104226 1.1.3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 25 Phương thức hình thành và hình thức biểu hiện Quy phạm Điều ước quốc tế Quy phạm Tập quán quốc tế Quy phạm thành văn: Quy phạm được ghi nhận trong Điều ước quốc tế do quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Quy phạm bất thành văn: là quy tắc xử sự chung được hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, được chủ thể của Luật Quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị bắt buộc. v1.0015104226 1.1.3. QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ (tiếp theo) 26 Hiệu lực của quy phạm Quy phạm Jus Cogen Quy phạm tùy nghi Quy phạm có hiệu lực pháp lí bắt buộc chung, có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. Là các quy phạm còn lại, có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể Luật Quốc tế, không được mâu thuẫn với các quy phạm Jus Cogen. v1.0015104226 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 27 Luật Quốc tế cổ đại Các quy phạm pháp luật quốc tế còn rất sơ sài, chưa được thừa nhận rộng rãi, chủ yếu dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia trong cùng khu vực. Luật Quốc tế trung đại Nhiều nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế mới đã được hình thành và mở rộng phạm vi điều chỉnh mang tính chất liên khu vực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Luật Quốc tế cận đại Nhiều nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế tiến bộ đã xuất hiện; xuất hiện thêm chủ thể mới của Luật Quốc tế. Luật Quốc tế hiện đại Nội dung Luật Quốc tế thời kỳ này dân chủ tiến bộ hơn; xuất hiện nhiều ngành luật mới; xuất hiện thêm các nhóm chủ thể mới của Luật Quốc tế. v1.0015104226 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA 28 1.3.1. Các học thuyết về mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 1.3.2. Cơ sở của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia 1.3.3. Nội dung của mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia v1.0015104226 1.3.1. CÁC HỌC THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA 29 Thuyết nhất nguyên Thuyết nhị nguyên Luật Quốc tế và Luật Quốc gia là hai bộ phận của một hệ thống pháp luật  2 khả năng:  Ưu tiên Luật Quốc gia (G.F.Heghen);  Ưu tiên Luật Quốc tế (Hans Kelsen). Luật Quốc tế và Luật Quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập, song song tồn tại và không có mối quan hệ với nhau. (Tripell & Anzilotti) v1.0015104226 1.3.2. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA 30 Cơ sở của mối quan hệ Sự gắn bó giữa hai chức năng cơ bản của Nhà nước. Sự thống nhất về vai trò của hai hệ thống pháp luật. Địa vị của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng pháp luật quốc tế. Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda. v1.0015104226 1.3.2. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) 31 • Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai chức năng cơ bản của Nhà nước: Đối nội Nhà nước quản lí mọi hoạt động trong giới hạn chủ quyền lãnh thổ. Thiết lập quan hệ với các Nhà nước và dân tộc khác trên thế giới. Nhà nước Đối ngoại v1.0015104226 1.3.2. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) 32 • Địa vị của Nhà nước trong quá trình ban hành pháp luật quốc gia và xây dựng pháp luật quốc tế: Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật trong cuộc sống. Nhà nước đại diện cho quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật quốc tế. Nhà nước Luật Quốc tếLuật Quốc gia v1.0015104226 1.3.2. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) 33 • Sự thống nhất về vai trò của hai hệ thống:  Cơ sở để Nhà nước quản lí kinh tế, xã hội;  Cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước;  Góp phần tạo dựng những quan hệ mới, tạo môi trường ổn định để thiết lập, duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế. • Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda:  Là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế;  Đỏi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện một cách tận tâm, thiện chí những nghĩa vụ mà mình đã cam kết (nghĩa vụ phát sinh từ Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế);  Quốc gia không được ban hành các văn bản pháp luật trong nước trái với các cam kết quốc tế mà mình đã tham gia. v1.0015104226 1.3.3. NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) 34 Luật Quốc tế Luật Quốc tế có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia Luật Quốc gia Luật Quốc gia ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của Luật Quốc tế v1.0015104226 1.3.3. NỘI DUNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA (tiếp theo) 35 • Luật Quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của Luật Quốc tế.  Quá trình xây dựng Luật Quốc tế trước hết phải xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia. Pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung và tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế;  Pháp luật quốc gia là đảm bảo pháp lí quan trọng để các nguyên tắc, phạm pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. • Luật Quốc tế có tác động đến sự phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia  Các quy định có nội dung tiến bộ của Luật Quốc tế có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của Luật Quốc gia;  Luật Quốc tế tạo điều kiện bảo đảm thực hiện Luật Quốc gia;  Theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda, quốc gia không được viện dẫn pháp luật quốc gia mình để từ chối nghĩa vụ phát sinh từ điều ước  Hai hệ thống pháp luật song song cùng tồn tại, độc lập nhưng không biệt lập. v1.0015104226 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 36 Trong bài học này, chúng ta đã tìm hiểu những nội dung chính sau: • Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của Luật Quốc tế; • Quy phạm pháp luật quốc tế; • Mối quan hệ giữa Luật quốc tế và Luật Quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_cong_phap_quoc_te_1_bai_1_khai_niem_lich_su_hinh_t.pdf