Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 5: Lãnh thổ trong luật quốc tế - Hà Thanh Hòa
BIỂN QUỐC TẾ (tiếp theo)
• Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền
trong biển cả:
Các quốc gia có địa vị pháp lí ngang nhau.
Quốc tịch của tàu thuyền: Nơi mà tàu
thuyền đăng kí.
Thẩm quyền chung:
Cướp biển;
Buôn bán và vận chuyển nô lệ;
Buôn bán ma túy;
Phát sóng trái phép;
Tàu không quốc tịch.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung sau:
• Khái niệm lãnh thổ;
• Lãnh thổ quốc gia;
• Lãnh thổ quốc gia có quyền chủ quyền;
• Lãnh thổ quốc tế.
51 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công pháp quốc tế 1 - Bài 5: Lãnh thổ trong luật quốc tế - Hà Thanh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104226
BÀI 5
LÃNH THỔ TRONG
LUẬT QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Hà Thanh Hòa
1
v1.0015104226
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được định nghĩa và phân loại 5 loại
lãnh thổ.
• Phân tích được định nghĩa và các bộ phận cấu
thành lãnh thổ quốc gia.
• Phân tích chủ quyền quốc gia với lãnh thổ.
• Nêu được các bước xác định biên giới quốc gia
trên bộ, trên biển.
• Trình bày được cách xác định và quy chế pháp lí
của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của
quốc gia ven biển.
• Phân tích được quy chế pháp lí của lãnh thổ
quốc tế.
2
v1.0015104226
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Lí luận Nhà nước và Pháp luật;
• Lịch sử Nhà nước và Pháp luật;
• Luật Hiến pháp;
• Luật Hành chính;
• Luật Hình sự;
• Luật Dân sự.
3
v1.0015104226
HƯỚNG DẪN HỌC
4
• Đọc chương VII, chương VIII trong giáo trình Luật
Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, 2014.
• Đọc các văn bản pháp luật có liên quan.
• Liên hệ bài học với các kiến thức thực tiễn
v1.0015104226
CẤU TRÚC NỘI DUNG
5
Lãnh thổ quốc gia5.2
Khái niệm lãnh thổ5.1
Lãnh thổ quốc gia có quyền chủ quyền của quốc gia5.3
Lãnh thổ quốc tế5.4
v1.0015104226
5.1. KHÁI NIỆM LÃNH THỔ
6
5.1.1. Định nghĩa
5.1.2. Phân loại lãnh thổ
v1.0015104226
5.1.1. ĐỊNH NGHĨA
7
Lãnh thổ
Vùng đất
Vùng nước
Vùng trời
Vùng lòng đất
Khoảng không vũ trụ
v1.0015104226
5.1.2. PHÂN LOẠI LÃNH THỔ
8
Lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia được sử dụng quốc tế
Lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
Lãnh thổ có quy chế đặc thù
Lãnh thổ quốc tế
v1.0015104226
5.2. LÃNH THỔ QUỐC GIA
9
5.2.1. Khái niệm
5.2.2. Chủ quyền quốc gia
đối với lãnh thổ
5.2.3. Biên giới quốc gia
5.2.4. Các trường hợp đặc
biệt về lãnh thổ quốc gia
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM
10
a. Định nghĩa lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia
Vùng đất Vùng nước Vùng trời Vùng lòng đất
Một phần của trái đất
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
11
Vùng trời
Vùng đất
Vùng nước
Vùng lòng đất
Thuộc chủ quyền quốc gia
Toàn vẹn, bất khả xâm phạm
Lãnh thổ
quốc gia
b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
12
Vùng đất quốc gia
Quốc gia đảo,
quần đảo
Quốc gia lục địa
Toàn bộ phần đất liền
của lục địa và các
đảo thuộc chủ quyền
quốc gia.
Tổng thể các đảo và
quần đảo thuộc chủ
quyền quốc gia.
Vùng đất Vùng đất
Vùng đất
Chủ quyền
hoàn toàn,
tuyệt đối
Tính chất chủ quyền
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
13
Vùng nước
Vùng nước nội địa: Toàn bộ vùng nước của ao, hồ, song, biển
nội địa được bao quanh bởi lãnh thổ đất liền của quốc gia.
Lãnh hải: Vùng nước nằm phía ngoài đường cơ sở, phía trong
đường biên giới quốc gia trên biển.
Nội thủy: Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở của quốc gia.
Vùng nước biên giới: Toàn bộ vùng nước nằm ở khu vực ráp
gianh giữa các quốc gia.
Nội
thủy
Vùng nước nằm phía
bên trong đường cơ sở
được dùng để tính
chiều rộng lãnh hải và
giáp với bờ biển
Ranh giới trong: Đường bờ biển
Ranh giới ngoài: Đường cơ sở
Khoản 1 Điều 8
Công ước luật
biển 1982
(UNCLOS)
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
14
• Tính chất chủ quyền quốc gia: Chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối đối với vùng trời phía
trên, vùng nước, đáy biển, vùng lòng đất đưới đáy biển.
• Chế độ ra vào nội thủy của tàu thuyền nước ngoài: Mọi thuyền nước ngoài ra vào nội
thủy đều phải xin phép
Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi thương mại: Phải xin phép trước;
Tàu ngầm: Phải vận hành ở tư thế nổi và treo cờ mà tàu đó mang quốc tịch;
Tàu dân sự và tàu thương mại: phải xin phép nhưng được tạo điều kiện dễ dàng,
thuận lợi hơn.
• Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển:
Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi thương mại: Hưởng quyền miễn trừ tài phán
tuyệt đối;
Tàu dân sự và tàu thương mại: lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính.
Quy chế pháp
lí của nội thủy
Tính chất chủ quyền của quốc gia.
Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển.
Chế độ ra vào nội thủy của tàu thuyền nước ngoài.
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
15
Lĩnh vực dân sự Lĩnh vực hình sự Lĩnh vực hành chính
Đối với những vụ việc dân
sự xảy ra ngoài boong
tàu, quyền tài phán thuộc
về quốc gia ven biển. Tòa
án của quốc gia ven biển
có quyền xét xử các vụ
kiện dân sự giữa:
Các tàu thuyền nước
ngoài với nhau cùng
đậu tại nội thủy của
quốc gia ven biển;
Thủy thủ đoàn của tàu
nước ngoài với công
dân nước sở tại không
phải là thành viên của
thủy thủ đoàn.
Tàu dân sự nước ngoài
khi hoạt động trong nội
thủy sẽ không được
hưởng quyền miễn trừ
như tàu quân sự, do đó
khi có vi phạm pháp luật
sẽ phải chịu sự tài phán
của quốc gia ven biển.
Quốc gia ven biển có
quyền bắt giữ, truy tố,
xét xử theo pháp luật
nước mình và trước tòa
án có thẩm quyền của
mình đối với hành vi vi
phạm pháp luật trên đất
liền và trong nội thủy.
Chính quyền địa
phương của quốc gia
ven biển có quyền xử
phạt hành chính đối với
tàu thuyền và thủy thủ
đoàn khi có hành vi vi
phạm pháp luật trên đất
liền và trong nội thủy
của quốc gia ven biển.
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
16
Lãnh hải
Nội thủy Lãnh hải
≤ 12 hải lí
Đường bờ biển Đường cơ sở Đường biên giới quốc gia trên biển
1 hải lí = 1,852
km
(Điều 3, 4 UNCLOS)
Đường
cơ sở
Đường cơ sở thông
thường Điều 5
UNCLOS
Đường cơ sở thẳng
Điều 7 UNCLOS
Quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu, lồi
lõm, bị khoét sâu
Điểm ngoài cùng nhô ra xa nhất của bờ biển
hoặc điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ.
Ngấn nước thủy triều thấp nhất
Quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
17
• Tính chất chủ quyền của quốc gia: Chủ quyền hoàn toàn đầy đủ trên vùng nước.
• Chế độ ra vào lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài
Quy chế pháp
lí của lãnh hải
Tính chất chủ quyền của quốc gia.
Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển.
Chế độ ra vào lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài.
Quyền đi
qua không
gây hại
Đi qua
Không gây hại
Thu, phát thông tin trái phép
Diễn tập quân sự
Liên tục, nhanh chóng
Không sử dụng vũ lực
• Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển
Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi thương mại: Hưởng quyền miễn trừ tài phán
tuyệt đối;
Tàu dân sự và tàu thương mại: Lĩnh vực hình sự và dân sự.
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
18
Lĩnh vực dân sự Lĩnh vực hình sự
• Quốc gia ven biển
có thẩm quyền xét
xử dân sự theo
quy định của pháp
luật nước mình đối
với tàu nước ngoài
dừng lại trong lãnh
hải hoặc đang đi
qua lãnh hải sau
khi rời nội thủy;
• Quốc gia ven biển
không có quyền
cầm giữ, bắt thay
đổi hành trình của
tàu thuyền nước
ngoài để thực hiện
thẩm quyền tài
phán dân sự đối
với một cá nhân
đang ở trên tàu
nếu tàu đó chỉ đi
qua lãnh hải.
• Nếu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy của
quốc gia ven biển mà vi phạm hình sự xảy ra trên tàu thì quốc gia
ven biển có quyền bắt giữ, truy tố, xét xử theo pháp luật nước mình
và trước tòa án có thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng
những biện pháp này, quốc gia ven biển phải thông báo với cơ quan
ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia mà tàu mang quốc tịch.
• Nếu tàu nước ngoài khi đi ngang qua lãnh hải, không vào nội thủy
mà vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu vào vùng lãnh hải của
quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển không có quyền can thiệp.
• Nếu tàu nước ngoài chỉ đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển để vào
nội thủy mà vi phạm hình sự xảy ra trên tàu trong khi nó đang ở
trong lãnh hải thì quốc gia ven biển không có quyền thực hiện quyền
tài phán của mình, trừ các trường hợp sau:
Hậu quả của hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quốc gia ven biển;
Sự vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình, trật tự và an ninh
của quốc gia ven biển;
Thuyền trưởng hay cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia
mà tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ;
Biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn và trừng trị các hành vi
buôn lậu ma túy hay các chất hướng thần.
v1.0015104226
5.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
19
Vùng trời
• Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước;
• Giới hạn bởi 2 đường biên giới: biên giới bao quanh và biên giới trên cao;
• Thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia.
Vùng lòng đất
• Là toàn bộ phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước;
• Vùng lòng đất kéo dài đến tâm trái đất;
• Thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối của quốc gia.
v1.0015104226
5.2.2. CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ
20
Các học thuyết
về chủ quyền
quốc gia đối với
lãnh thổ
1
Nội dung chủ
quyền quốc gia
đối với lãnh thổ
2
Phương thức
xác lập chủ
quyền quốc gia
đối với lãnh thổ
3
v1.0015104226
5.2.2. CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ (tiếp theo)
21
Các học thuyết về chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ:
• Thuyết tài vật: Lãnh thổ là tài sản của người đứng đầu quốc gia lãnh thổ có thể bị
mua bán, trao đổi, chuyển nhượng
• Thuyết cai trị: Lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian tồn tại quyền lực nhà nước
biện minh cho chính sách xâm lược của các nước tư bản chủ nghĩa.
• Thuyết thẩm quyền: Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ không phải duy nhất thuộc
chính quốc gia mà có sự đan xen với các quốc gia khác.
Nội dung chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ:
Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ
Phương diện quyền lực Phương diện vật chất
• Quốc gia thực hiện chủ quyền tối cao
đối với toàn bộ dân cư, tài sản, sự kiện
pháp lí;
• Quyền lực này mang tính hoàn toàn,
tuyệt đối và riêng biệt;
• Quốc gia được tiến hành mọi hoạt
động mà pháp luật quốc tế không cấm
• Các vùng lãnh thổ khác nhau và tài
nguyên là nội dung vật chất của
lãnh thổ quốc gia;
• Quốc gia có quyền sở hữu một
cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở
phù hợp với lợi ích cộng đồng dân
cư và phù hợp với các quyền dân
tộc cơ bản.
v1.0015104226
5.2.2. CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ (tiếp theo)
22
Phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ:
• Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu: là hành động của một quốc
gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn
không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó. Đối
tượng được áp dụng trong trường hợp này là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi.
Lãnh thổ vô chủ là:
Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện việc
chiếm cứ;
Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia vào vào
thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.
Lãnh thổ bị bỏ rơi là:
Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của pháp luật quốc
giá nữa;
Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế trên
hoặc trong lãnh thổ;
Quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ;
Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ
việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên lãnh thổ.
• Thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện: là sự chuyển giao một cách hòa
bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác
thông qua nhiều hình thức như qua Điều ước quốc tế, qua trao đổi, mua bán.
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA
a. Khái niệm
23
Biên giới quốc gia
Ranh giới phân định lãnh
thổ quốc gia
Lãnh thổ
quốc gia
khác
Vùng biển
quốc gia
có quyền
chủ quyền
Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và
biên giới lòng đất.
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
24
• Đường biên giới trên bộ:
Là đường biên giới trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, biển nội địa
Về nguyên tắc, các quốc gia tự thỏa thuận với nhau để xác định biên giới trên bộ.
• Đường biên giới trên biển:
Đường biên giới quốc gia
trên biển phân định lãnh
hải của quốc gia
Vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác.
Vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc
gia khác.
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
25
• Đường biên giới trên không:
Quốc gia A
Biên giới trên cao
Biên giới
bao quanh
Biên giới
bao quanh
Quốc gia B Quốc gia C
• Đường biên giới lòng đất:
Quốc gia A Quốc gia CQuốc gia B
Đường biên
giới lòng đấtTâm trái đất
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
26
b. Xác định biên giới quốc gia
• Các loại đường biên giới quốc gia:
Biên giới tự nhiên: Xác định theo
địa hình trên thực địa như núi,
sông, hồ
Biên giới thiên văn: Xác định dựa
theo kinh tuyến, vĩ tuyến.
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
27
Biên giới hình học: Xác định bằng các đoạn thẳng nối điểm xác định này với điểm
xác định khác.
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
28
• Xác định biên giới trên bộ:
Bước đầu tiên xác định vị trí, hướng đi
của đường biên giới
Hoạch định đường biên giới mới;
Sử dụng các đường ranh giới đã có
(nguyên tắc Uti possidetis).
Thực địa hóa đường biên giới được xác
định trong Điều ước quốc tế
Kiểm tra nhằm tìm ra sự thống nhất giữa
đường biên giới trong bản đồ và trên
thực địa.
Các dấu mốc là cơ sở để xác định vị trí,
hướng đi của đường biên giới trên thực địa
các dấu mốc yêu cầu độ chính xác cao,
phải do 2 bên thực hiện.
Cắm mốc
biên giới
Phân giới
thực địa
Hoạch định
biên giới
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
29
• Xác định biên giới trên biển: Song song với đường cơ sở, cách đều đường cơ sở tối
đa 12 hải lí.
Hai quốc gia có
bờ biển
Kề cận Đường cách đều
Đối diện Đường trung tuyến
Quốc gia A
Quốc gia B
Đường cách đều
Quốc gia A Quốc gia B
Đường
trung
tuyến
v1.0015104226
5.2.3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA (tiếp theo)
30
c. Chế độ pháp lí biên giới quốc gia
• Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia;
• Quy chế biên giới: quy chế qua lại của người, phương tiện, hàng hóa, hoạt động ở
khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai
thác tài nguyên ở vùng biên giới;
• Quy chế quản lí, bảo vệ biên giới;
• Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.
v1.0015104226
5.2.4. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA
31
a. Vùng nước quần đảo
• Một số khái niệm
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mặt nước.
Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều
quần đảo và có thể bao gồm một số hòn đảo khác nữa.
Quần đảo là một tổng thể các đảo... có liên quan với nhau đến mức tạo thành về
thực chất một thể thống nhất về địa lí, kinh tế, chính trị
Vùng nước quần đảo là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở quần đảo
do quốc gia quần đảo xác định.
v1.0015104226
5.2.4. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA (tiếp theo)
32
• Xác định đường cơ sở quần đảo:
Đường cơ sở quần đảo bao gồm hệ thống các đoạn thẳng nối liền các điểm
ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi cạn lúc nổi lúc chìm của quần đảo.
Các điều kiện để kẻ đường cơ sở quần đảo:
Tuyến các đường cơ sở phải bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực
mà tỷ lệ diện tích nước của khu vực đó so với diện tích đất phải ở giữa tỉ lệ
1:1 – 9:1
Chiều dài của các đường cơ sở không vượt quá 100 hải lí...
Tuyến các đường cơ sở không được tách quá xa đường bao quanh chung
của quần đảo.
Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm các điểm cơ sở...
Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia
khác tách rời khỏi biển cả hay vùng đặc quyền về kinh tế.
• Quy chế pháp lí của vùng nước quần đảo:
Quyền và nghĩa vụ của quốc gia quần đảo Điều 51, 53, 54 UNCLOS;
Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác Điều 52, 53 UNCLOS.
v1.0015104226
5.2.4. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA (tiếp theo)
33
b. Eo biển quốc tế
• Eo biển là đường nối các vùng biển rộng lớn với nhau, có tính chất tự nhiên, không
do con người tạo ra và có chiều rộng tương đối hẹp, thông thường không vượt quá
24 hải lí.
• Chế độ pháp lí của eo biển quốc tế:
Quyền qua lại không gây hại;
Quyền quá cảnh qua eo biển quốc tế.
v1.0015104226
5.3. LÃNH THỔ THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA QUỐC GIA
34
5.3.1. Vùng tiếp giáp
lãnh hải
5.3.2. Vùng đặc
quyền kinh tế
5.3.3. Thềm lục địa
v1.0015104226
5.3.1. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI
35
a. Khái niệm
• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía bên ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải, có chiều rộng không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền mang tính chất riêng biệt
và hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài.
Nội thủy
Lãnh hải
Vùng tiếp giáp
lãnh hải
≤ 12 hải lí
≤ 24 hải lí
(Điều 33 UNCLOS)
Đường bờ
biển
Đường
cơ sở
Đường biên giới quốc
gia trên biển
Ranh giới trong vùng
tiếp giáp lãnh hải
Ranh giới ngoài vùng
tiếp giáp lãnh hải
v1.0015104226
5.3.1. VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI (tiếp theo)
36
b. Chế độ pháp lí
Quốc gia ven biển Các quốc gia khác
• Thuế khóa
• Hải quan
• Y tế
• Nhập cư
• Tự do hàng hải
• Tự do hàng không
• Tự do đặt dây cáp và
ống dẫn ngầm
v1.0015104226
5.3.2. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ
a. Khái niệm
Điều 55 UNCLOS: Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và
tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lí riêng quy định trong phần này, theo đó các
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia
khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.
37
Nội thủy
Lãnh hải Vùng tiếp giáp
lãnh hải
≤ 12 hải lí
≤ 24 hải lí
Đường bờ biển Đường cơ sở Đường biên giới quốc
gia trên biển
Vùng đặc
quyền kinh tế
≤ 200 hải lí
Ranh giới ngoài vùng
đặc quyền kinh tế
Ranh giới trong vùng
đặc quyền kinh tế
v1.0015104226
5.3.2. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ (tiếp theo)
38
b. Quy chế pháp lí
Quốc gia
ven biển
Nghiên cứu khoa
học về biển
Bảo vệ và gìn giữ
môi trường biển
Các quyền và nghĩa
vụ khác do công ước
quy định
Khai thác tài nguyên
của lớp nước biển
phía trên, đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển
Xây dựng, cho phép và quy định
việc xây dựng, khai thác, sử
dụng các đảo nhân tạo, các
thiết bị và công trình
Ấn định khối lượng
đánh bắt
Bảo tồn, quản lí tài
nguyên sinh vật
v1.0015104226
5.3.2. VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ (tiếp theo)
39
Tự do hàng hải
Tự do hàng không
Tự do đặt dây cáp ngầm
Tự do sử dụng biển vào mục đích hợp
pháp khác về mặt quốc tế
Khai thác tài nguyên còn dư
Quốc gia khác
v1.0015104226
5.3.3. THỀM LỤC ĐỊA
a. Khái niệm
• Thềm lục địa địa chất là phần lãnh thổ tự nhiên kéo dài, bao gồm 3 bộ phận: thềm,
dốc và bờ lục địa.
40
• Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải 200 hải lí khi bờ ngoài của rìa lục địa ở
khoảng cách gần hơn (Điều 76 UNCLOS).
v1.0015104226
5.3.3. THỀM LỤC ĐỊA (tiếp theo)
41
b. Xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa
• Khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn 200 hải lí tính từ đường cơ sở
Ranh giới ngoài của thềm lục địa là đường cách đường cơ sở 200 hải lí.
v1.0015104226
5.3.3. THỀM LỤC ĐỊA (tiếp theo)
42
• Khi bờ ngoài của rìa lục địa mở rộng ra quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở:
Phương pháp Hedberg (phương pháp chân dốc lục địa): Theo đó quốc gia ven
biển nối những điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lí.
Phương pháp Gardiner (phương pháp bề dày lớp đá trầm tích): Theo đó, quốc
gia ven biển xác định bề dày của lớp đá trầm tích với điều kiện bề dày này phải ít
nhất bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm xác định đến chân dốc lục địa.
v1.0015104226
5.3.3. THỀM LỤC ĐỊA (tiếp theo)
43
(Giới hạn ranh giới ngoài của thềm lục địa)
v1.0015104226
5.3.3. THỀM LỤC ĐỊA (tiếp theo)
44
c. Quy chế pháp lí
Cho phép việc khoan
ở thềm lục địa
Tiến hành các biện pháp
thích hợp để bảo vệ môi
trường biển
Thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên
Quốc gia
ven biển
Đảo nhân tạo
Công trình, thiết bị
Nghiên cứu
khoa học biển
Bảo vệ và gìn giữ
môi trường biển
• Quốc gia khác:
Tự do hàng hải;
Tự do hàng không;
Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
v1.0015104226
5.4. LÃNH THỔ QUỐC TẾ
45
5.4.1. Biển quốc tế
5.4.2. Vùng
v1.0015104226
5.4.1. BIỂN QUỐC TẾ
a. Khái niệm
Biển quốc tế (Biển cả) Tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế, lãnh hải hay nội thủy của quốc gia ven biển cũng như không nằm trong vùng nước
quần đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86 UNCLOS).
46
v1.0015104226
5.4.1. BIỂN QUỐC TẾ (tiếp theo)
47
b. Quy chế pháp lí
Nguyên tắc tự
do biển cả
Các quốc gia
không được
xác lập chủ
quyền tại
biển cả
Biển cả được để ngỏ
cho tất cả các quốc
gia sử dụng vào mục
đích hòa bình
Quyền tự do biển cả:
• Tự do hàng hải;
• Tự do hàng không;
• Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;
• Tự do xây dựng đảo, thiết bị, công trình;
• Tự do đánh bắt hải sản;
• Tự do nghiên cứu khoa học.
v1.0015104226
5.4.1. BIỂN QUỐC TẾ (tiếp theo)
48
• Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền
trong biển cả:
Các quốc gia có địa vị pháp lí ngang nhau.
Quốc tịch của tàu thuyền: Nơi mà tàu
thuyền đăng kí.
Thẩm quyền chung:
Cướp biển;
Buôn bán và vận chuyển nô lệ;
Buôn bán ma túy;
Phát sóng trái phép;
Tàu không quốc tịch.
v1.0015104226
5.4.2. VÙNG
49
a. Khái niệm
• Vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài các vùng biển
thuộc quyền tài phán của quốc gia (Điều 1 UNCLOS).
• Vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của nhân loại (Điều 136 UNCLOS).
v1.0015104226
5.4.2. VÙNG (tiếp theo)
50
b. Quy chế pháp lí
Nguyên tắc Vùng
và tài nguyên
của Vùng là di
sản chung của
nhân loại
Không phải là đối tượng của hành vi chiếm hữu.
Để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hay
không có biển, sử dụng vào mục đích hòa bình.
Mọi hoạt động được tiến hành vì lợi ích của toàn
thể loài người.
Tất cả các di vật khảo cổ, lịch sử tìm được đều
bảo tồn hoặc nhượng lại.
v1.0015104226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
51
Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung sau:
• Khái niệm lãnh thổ;
• Lãnh thổ quốc gia;
• Lãnh thổ quốc gia có quyền chủ quyền;
• Lãnh thổ quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_phap_quoc_te_1_bai_5_lanh_tho_trong_luat_quoc.pdf