Bài giảng Đại cương về Miễn dịch và Ứng dụng trong y học

Cho đến nay, tầm quan trọng của miễn dịch qua trung gian tế bào đã được hiểu rõ trong các trường hợp sau : Đề kháng chống vi sinh vật nội bào Đáp ứng miễn dịch với một số kháng nguyên hoà tan Mẫn cảm do tiếp xúc Các phản ứng của cơ thể chống ung thư và mảnh ghép Một số bệnh tự miễn.

ppt43 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại cương về Miễn dịch và Ứng dụng trong y học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại cương về Miễn dịch và Ứng dụng trong y học Nhiễm khuẩn Trong cuộc sống hàng ngày con người và vi sinh vật luôn luôn tiếp xúc với nhau. Trong một hoàn cảnh nhất định, vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể con người tạo nên một phản ứng phức tạp ta gọi chung là nhiễm khuẩn 1. Nhiễm khuẩnCó 3 khả năng : - Nhiễm khuẩn không có quá trình nhiễm khuẩn- Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn ẩn tính- Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn và mắc bệnh Có 3 khả năng nhiễm khuẩn1.Nhiễm khuẩn không có quá trình nhiễm khuẩn: Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, vì lí do nào đó không trực tiếp kích thích được cơ quan nhận cảm nên không gây được rối loạn cơ chế điều hoà thần kinh Có 3 khả năng nhiễm khuẩn2. Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn ẩn tính: Vi sinh vật trực tiếp tác động đến cơ quan nhận cảm, nhưng cơ thể có khả năng thích ứng nên về mặt sinh học có những phản ứng nội tại của quá trình nhiễm khuẩn, nhưng về mặt lâm sàng không có biểu hiện rõ ràng.Có 3 khả năng nhiễm khuẩn3.Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn và mắc bệnh : Cơ thể không có khả năng thích ứng, cơ chế điều hoà thần kinh bị rối loạn gây nên những biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ của bệnh. Về mặt dịch tễ, hai loại trên đặc biệt quan trọng và nguy hiểm vì họ là những người lành mang sinh vật gây bệnh mà không biết nên là nguồn reo rắc mầm bệnh rộng rãi cho người xung quanh.Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiễm khuẩn + Vi sinh vật gây bệnh+ Tính chất phản ứng của cơ thể (đối tượng cảm thụ )+ Yếu tố ngoại cảnh ( môi trường)Là yếu tố trực tiếp quan trọng, khả năng gây bệnh của từng loại vi sinh vật tuỳ thuộc vào :Độc lựcSố lượng Đường xâm nhập 1.1 Vi sinh vật gây bệnh Độc lực Độc lực: Là sức gây bệnh. Nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do độc tố và một số chất khác do VK sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá Độc tốĐộc tố : chia thành hai loạiNội độc tố : là chất độc có trong tế bào VK không khuếch tán ra ngoài môi trường. Chỉ khi vi sinh vật chết, tế bào bị phá huỷ thì nội độc tố mới thoát ra ngoài ( VK thương hàn, lỵ )Ngoại độc tố được vi sinh vật tiết ra ngoài , nó có chất sinh kháng mạnh làm cho cơ thể sinh kháng độc tố ( antitoxin ). Người ta điều chế nó thành giải độc tố làm vacxin để gây miễn dịch (vi khuẩn bạch hầu, uốn ván ).Một số chất khác :Là sản phẩm do vi khuẩn tiết ra, có khả năng chống lại tác dụng bảo vệ của cơ thể, tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập dễ dàng.Ví dụ: vỏ, yếu tố khuếch tán, dung giải fibrin làm đông huyết tương, tan máu .Số lượng mầm bệnh Vi sinh vật khi vào cơ thể cần một số lượng nhất định mới gây được bệnh, bởi vì cơ thể có chức năng tự bảo vệ đến một mức độ nhất định nên nếu số lượng xâm nhập quá ít thì bị cơ thể tiêu diệt mà không gây được bệnh. Đường xâm nhập Có những vi sinh vật mặc dù có đủ số lượng và độc lực nhưng khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường không thích hợp thì vân không gây được bệnh.Ví dụ: muốn gây được bệnh, trực khuẩn thương hàn phải được xâm nhập qua miệng, lậu cầu khuẩn phải được xâm nhập qua đường sinh dục hoặc niêm mạc mắt.Có những vi sinh vật tuy xâm nhập vào người bằng con đường không thích hợp vẫn gây được bệnh nhưng đòi hỏi phải có số lượng cao hơn 1.2 Tính chất phản ứng của cơ thể Vi sinh vật có xâm nhập được vào cơ thể để gây ra các biểu hiện bệnh lí hay không là tuỳ thuộc vào các yếu tố: Hàng rào bảo vệ của cơ thể- Da và niêm mạc: là hàng rào cơ học đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật. - Bạch cầu trung tính- Đại thực bàoCác yếu tố trên đây chỉ đủ để chống các vi sinh vật có độc lực yếu. Cơ thể chỉ có thể thắng được vi sinh vật có độc lực cao một khi các cơ chế miễn dịch đặc hiệu được hoạt hoá.+ Tuổi: có liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn Ví dụ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh truyền nhiễm ( vì có kháng thể của mẹ truyền qua rau thai ). + Dinh dưỡng: Ăn uống thiếu thốn thì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên. Thiếu vitamin A: hay mắc bệnh ngoài da, thiếu vitamin B: hay bị tê phù ...+ Hoocmôn : Những hoocmôn như Adrenalin , ACTH sẽ làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, do đó làm giảm sức đề kháng đối với bệnh, giảm tác dụng thực bào và giảm khả năng sinh kháng thể.1.3 Yếu tố ngoại cảnh ( môi trường) - Môi trường tự nhiên :Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, địa dư ... đều có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh bệnh truyền nhiễm . Ví dụ : Bệnh đường ruột thường phát sinh vào mùa hè, bệnh hô hấp thường phát sinh vào mùa đông, bệnh do côn trùng thường phát sinh vào mùa côn trùng phát triển .Yếu tố ngoại cảnh ( môi trường)- Hoàn cảnh xã hội : Bệnh truyền nhiễm thường gặp nhiều ở những nước đang phát triển hơn là ở các nước phát triển, Nơi mà hoàn cảnh sống các điều kiện vệ sinh ăn ở thấp.2. Truyền nhiễm Nguồn gốc bệnh truyền nhiễm Phương thức truyền nhiễm Đặc điểm quá trình sinh bệnh Các hình thức biểu hiện của bệnh truyền nhiễm 2.1 Nguồn gốc bệnh truyền nhiễmCó thể chia thành 2 loại :- Bên ngoài : Người truyền bệnh cho người. Cũng có nhiều bệnh truyền nhiễm do động vật truyền cho người. Ví dụ: dịch hạch ( chuột ), bệnh dại ( chó ), bệnh than ( trâu, bò ).- Bên trong : Có một số vi khuẩn bình thường vẫn sống ở da hoặc trong cơ thể người mà không gây bệnh gì. Tuy nhiên lúc cơ thể suy yếu, sức đề kháng sút kém thì chúng phát triển mạnh mẽ và gây bệnh .2.2 Phương thức truyền nhiễm - Truyền nhiễm do tiếp xúc : Người khoẻ tiếp xúc với người bệnh có thể thông qua giao hợp ( giang mai , lậu ). Từ cơ thể mẹ qua bào thai. Cũng có thể do dùng những đồ đạc có vi sinh vật gây bệnh ( khăn mặt, bát đũa ... ) hoặc tiếp xúc với đất có vi sinh vật ( uốn ván ).- Truyền nhiễm qua đường hô hấp : Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói vi sinh vật có trong hạt nước bọt thoát ra ngoài, người lành hít phải sẽ bị mắc bệnh .2.2 Phương thức truyền nhiễm- Truyền nhiễm qua đường tiêu hoá : Rất nhiều bệnh đường ruột lây nhiễm do ăn phải thức ăn có vi sinh vật gây bệnh ( tả, lỵ, thương hàn, bại liệt) mà nước, ruồi, tay bẩn là những môi giới chủ yếu.- Truyền nhiễm do côn trùng tiết túc đốt : Nhiều loại côn trùng là môi giới của các bệnh truyền nhiễm Ví dụ: muỗi ( sốt xuất huyết, viêm não ) chấy, rận ( sốt phát ban, sốt hồi quy ) bọ chét ( dịch hạch, sốt phát ban v..v..)2.3 Đặc điểm quá trình sinh bệnh Mỗi loại vi sinh vật chỉ gây một loại bệnh truyền nhiễm nhất định, diễn biến của bệnh gồm các giai đoạn : giai đoạn ủ bệnh,giai đoạn tiền phát, giai đoạn toàn phát,giai đoạn kết thúc (bệnh nhân bình phục hoặc chết.)Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài tuỳ thuộc vào số lượng, độc lực của vi khuẩn và tính chất phản ứng của từng cơ thể. Mặt khác sau khi xâm nhập, vi khuẩn phải cần một thời gian để sinh sản tới số lượng nhất định hay đủ lượng độc tố để gây bệnh.Thông thường sau khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân sẽ được miễn dịch trong một thời gian dài hay ngắn tuỳ từng loại bệnh . Nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng và dấu hiệu điển hình nên muốn xác định bệnh truyền nhiễm phải cần phải xét nghiệm mới quyết định được2.4 Các hình thức biểu hiện của bệnh truyền nhiễm - Biểu hiện cục bộ và toàn thân : Bệnh truyền nhiễm là kết quả của tác dụng qua lại giữa cơ thể với vi sinh vật - Nếu sức đề kháng của cơ thể mạnh, độc lực của vi sinh vật yếu thì vi sinh vật chỉ phát triển trong một giới hạn nhất định . - Nếu sức đề kháng cơ thể kém, độc lực vi sinh vật cao và số lượng tăng nhanh thì sẽ gây nhiễm toàn thân .- Biểu hiện cấp tính và mạn tính : Bệnh phát triển nhanh quá trình bệnh tương đối ngắn, gọi là bệnh cấp tính .Ví dụ : Bệnh tả, dịch hạch, bạch hầu, sởi v..v..- Bệnh phát triển chậm và lâu gọi là bệnh mạn tínhVí dụ : lao, hủi, giang mai ...3. Miễn dịch Miễn dịch là trạng thái tự vệ của cơ thể chống lại tác động xấu của mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể làm cho cơ thể không mắc bệnh 3.1 Kháng nguyên Định nghĩa: Kháng nguyên là một chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì sinh vật đó có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch . Tính chất kháng nguyênKháng nguyên phải là một chất lạ đối với cơ thể : Ví dụ : Huyết thanh ngựa tiêm cho ngựa không gây kháng thể. Nhưng huyết thanh ngựa tiêm cho người sẽ gây kháng thể.Về thành phần hoá học, kháng nguyên thuộc loại protein hoặc phức hợp protein với gluxit và lipit.Kháng nguyên có trọng lượng phân tử lớn trên 10.000UI. Trọng lượng phân tử càng lớn thì kháng nguyên càng caoTính đặc hiệu của kháng nguyên Mỗi kháng nguyên gây ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là do cấu trúc của kháng nguyên. Do tính chất kháng nguyên khác nhau nên sinh ra nhiều kháng thể khác nhau . Mỗi loại VK thường bao gồm các loại kháng nguyên Kháng nguyên thân ( KNO ) là kháng nguyên bao bọc bề ngoài VK Kháng nguyên lông ( KNH )Kháng nguyên bề mặt ( KNVI , KNK )- Kháng nguyên không hoàn toàn : Là chất có thể kết hợp đặc hiệu với kháng thể nhưng không gây đáp ứng miễn dịch vì có trọng lượng phân tử nhỏ. Khi kết hợp với một phân tử lớn như protein thì có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch.- VacxinLà một loại kháng nguyên lấy từ vi sinh vật hay những chất do vi sinh vật tiết raCó 3 dạng :Dạng chết : kháng nguyên là vi sinh vật đã giết chết .Dạng sống : kháng nguyên là vi sinh vật đã làm yếu đi, không còn đủ khả năng gây bệnh .Giải độc tố : là độc tố đã được giải độc nhưng còn tính kháng nguyên3.2 Kháng thể - Định nghĩa: Kháng thể hay globulin miễn dịch là chất do cơ thể tổng hợp để đáp ứng sự kích thích của kháng nguyên.- Tính đặc hiệu: Kháng thể là những phân tử globulin của huyết thanh có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên .- Phân loại:Các globulin miễn dịch có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE- Chức năng chính của kháng thể:- Giúp bạch cầu trong việc thực bào- Giết chết VK nhờ kết hợp với bổ thể- Ngăn chặn sự xâm nhập của VK va virus- Trung hoà độc tố VK3.3 . Đáp ứng miễn dịch Khi KN xâm nhập sẽ gây ra sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại KN. Có 2 kiểu đáp ứng đó là :đáp ứng miễn dịch dịch thể đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Đáp ứng miễn dịch dịch thểDo tế bào lymphô B đảm nhiệm, có khả năng sinh kháng thể. Tế bào lymphô B có nguồn gốc từ tuỷ xương. Tuỳ theo cấu trúc của kháng nguyên, tế bào lymphô B sẽ được kích thích để tạo ra kháng thể theo hai kiểu:Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc đơn giản: Khi gặp tế bào lymphô B, những kháng nguyên sẽ gắn vào tế bào, sau đó sẽ được đưa vào bên trong gây biến đổi trong tế bào. Từ một tế bào lympho hạt nhỏ sẽ biến thành nguyên tương bào ( plasmablast ) rồi cuối cùng thành tương bào. Tế bào này rất lớn và có khả năng sản xuất, tiết ra kháng thể IgM. Sau khi sinh kháng thể xong, tế bào plasma sẽ chết trong vài ngày + Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc phức tạp như vi khuẩn, virus, protein ... Trong quá trình sinh kháng thể, tế bào lympho B cần sự giúp đỡ của tế bào lympho Th. Tế bào Th sau khi gặp kháng nguyên sẽ bị kích thích và tiết ra hoá chất ( lymphokin ). Các lymphokin này kích thích tế bào lympho B để biến đổi thành nguyên tương bào rồi thành tương bào có khả năng sinh kháng thể IgM Nhưng bên cạnh đó những nguyên tương bào lại quay lại giai đoạn tế bào lympho hạt nhỏ với một ít thay đổi ở bề mặt. Những tế bào này gọi là tế bào nhớ vì có khả năng nhận biết kháng nguyên và sẵn sàng sinh kháng thể khi tiếp xúc với kháng nguyên lần sau.- Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bàoTrong kiểu đáp ứng này vai trò chủ yếu là các tế bào lymphô T. Các tế bào này cũng có nguồn gốc từ tuỷ xương, nhưng trong quá trình biến hoá chịu ảnh hưởng của tuyến ức. Có nhiều loại lympho T khác nhau mà vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là do tế bào Tdh sinh ra phản ứng quá mẫn muộn và tế bào Tc gây độc trực tiếp lên tế bào đích - Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào Cho đến nay, tầm quan trọng của miễn dịch qua trung gian tế bào đã được hiểu rõ trong các trường hợp sau :Đề kháng chống vi sinh vật nội bàoĐáp ứng miễn dịch với một số kháng nguyên hoà tanMẫn cảm do tiếp xúcCác phản ứng của cơ thể chống ung thư và mảnh ghépMột số bệnh tự miễn..Bài kiểm tra kiến thức cuối buổiHọ tên:Năm sinh:Lớp:(Thời gian 15 phút)Đề bài:Nêu các khả năng và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhiễm khuẩn?Vaccin là gì, có nguồn gốc từ đâu?Kể tên 3 lợi ích của vi sinh vật học trong y học?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_dai_cuong_ve_mien_dich_va_ung_dung_trong_y_hoc.ppt
Tài liệu liên quan