+ Các đặc tính bảo thủ và không bảo thủ
- Các đặc tính bảo thủ: không thay đổi dưới tác động của huấn luyện như
chiều cao.
- Các đặc tính không bảo thủ: biến đổi do ảnh hưởng của huấn luyện như
sức mạnh tối đa, sức bền.
Môn thể thao nào đòi hỏi có sự phối hợp nhất định của các chỉ tiêu bảo thủ thì
chỉ tiêu ấy phải là chỉ tiêu cơ bản trong tuyển chọn
+ Các đặc tính bù trừ và không bù trừ:
- Các đặc tính bù trừ: nếu chỉ tiêu nào đó ở mức thấp sẽ có thể được bù trừ
bằng chỉ tiêu khác ở mức độ cao
Ví dụ: VĐV bống chuyền có chiều cao thấp nhưng được bù lại bởi sức bật tốt .
- Các đặc tính không bù trừ: ví dụ như VĐV bơi lội hay VĐV chạy cự ly dài
có hệ số tiêu hao 02 tối đa kém sẽ không thể bù trừ bằng bất cứ chỉ tiêu kỹ
thuật nào.
Trong tuyển chọn, người ta chú trọng tới các đặc tính bảo thủ và bù trừ . Tại
sao?
* Các cấp thực hiện đặc tính mô hình
- Nghiên cứu VĐV cấp cao: ví dụ như đo những VĐV bơi lội nhanh nhất thế
giới và cấu trúc cơ thể theo cac kiểu bơi và cự ly bơi khác nhau . Cách này chỉ
nêu giá trị hiện thời, chưa thể dự báo cho tương lai .41
- Tính toán các chỉ tiêu cần thiết: trong trường hợp này chỉ có thể dùng cho
những môn thể thao có thể đo lường thành t ích một cách khách quan. Về nguyên
tắc có thể xác định được lực, tốc độ hoặc năng lượng cần tiêu hao để đạt thành
tích dự kiến trong tương lai.
- Dự báo đặc tính mô hình: số lượng để dự báo có thể là VĐV các cấp của các
lứa tuổi
- Phương pháp dự báo đánh giá theo kinh nghiệm: đối với các môn thể thao
không thể xác định được các đặc tính mô hình bằng tính toán.
Nói chung khó dự báo dài hạn mà thường dự báo theo các giai đoạn về các
đặc tính mô hình.
42 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng đo lường thể thao - Bài 1: cơ sở lý thuyết của đo lường thể thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiện của kỹ thuật lập test .
3. Cách khắc phục sự dao động kết quả test (nâng cao độ tin cậy của test).
- Tạo động cơ cho đối tượng thực nghiệm một cách tốt nhất (khen thưởng,
động viên kịp thời ...)
- Tạo động cơ cho đối tượng tham gia kiểm tra đánh giá một cách tôt nhất
(khen thưởng, động viên, giáo dục tính trung thực, cao thượng ...); Thường
xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn ch o đội ngũ kiểm tra, đánh
giá; Tăng số lượng người đánh giá và nâng cao mức độ phù hợp giữa các
ý kiến của họ.
- Xây dựng các thang đánh giá phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện
cụ thể...
- Không ngừng nâng cấp các trang thiết bị, sân bãi...
- Chuẩn hoá phương pháp lập test
- Tăng số lần thử nghiệm
- Tăng số lượng các test tương đương
- Phối kết hợp với các cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn để dự báo chính
xác thời tiết trong quá trình lập test .
4. Các phương pháp đánh giá độ tin cậy của test
a. Phương pháp lặp lại (Retest):
Test lặp lại (Retest) tức là lập test 2 lần trên cùng một đối tượng nghiên cứu và
trong cùng 1 điều kiện.
Xác định độ tin cậy của test bằng phương pháp phân tích phương sai, tức là tính
hệ số tương quan cặp (tương quan tuyến tính) giữa kết quả 2 lần lập test.
Công thức: r 22 yyxx
yyxx
ii
ii
Sau đó, dựa vào quy ước sau đánh giá độ tin cậy của test .
Quy ước: nếu r từ
0,95 - 1.00: độ tin cậy rất tốt.
11
0.90 - 0,94: độ tin cậy khá tốt.
0,80 - 0,89: độ tin cậy cho phép sử dụng được.
0,70 - 0,79: độ tin cậy yếu.
0.60 – 0.69: test không đủ độ tin cậy
Tóm lại: r 0.8 thì test đủ độ tin cậy
b. Phương pháp test gấp đôi
Phương pháp này sử dụng trong trường hợp đo lặp lại nhiều lần (với điều
kiện test có nhiệm vụ vận động nhẹ nhàng hoặc không vận động).
Ví dụ: Đo thời gian phản xạ 20 lần liên tục
Cách tiến hành: Trước hết phân kết quả lập test ra làm 2 nhóm, theo nguyên tắc
ghép số lần đo chẵn vào 1 nhóm, số lần đo lẻ vào 1 nhóm . Sau đó tính hệ số
tương quan giữa 2 nhóm kết quả.
Cách đánh giá: Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số tương quan chỉ đánh giá độ tin
cậy của 1/2 test mà không phải là cả test . Do vậy phải áp dụng công thức
Sperman – Bravi:
Ptt
05
05
1
2
P
P
;
Ptt là độ tin cậy của toàn test
P05 là độ tin cậy của 1/2 test
c. Phương pháp hình thức song song:
Là phương pháp xác định mức độ đồng thể (tính tương đương) của các test ,
nghĩa là dùng một nhóm test nào đó có cùng tính chất và có cùng mục đích dể
xác định một hiện tượng. Muốn vậy ta tính hệ số tương quan giữa kết quả của
từng cặp test gọi là hệ số tương đương .
- các test nào nằm trong nhóm test có hệ số tương đương cao (r 0.8)
được gọi là các test đồng thể .
- Trong nhóm test không có các test tương đương được gọi là các test dị
thể.
ý nghĩa của test tương đương
- Phối hợp các test tương đương để đánh giá một hiện tượng nào đó nâng
cao độ tin cậy của việc đánh giá.
- Có thể dùng để thay thế cho nhau trong quá trình đánh giá vận động viê n.
12
Bài tập 1: Cho bảng phân phối chiều cao xi(cm) của 40 thanh niên như sau:
xi 152 155 158 161 164 167 170 173
mi 1 3 7 9 8 6 4 2
- Tính hệ số biến sai.
- Tính sai số tương đối của số trung bình .
Giải:
- Hệ số biến sai: Dùng để đánh giá tính chất đồng đều của đám đông số
liệu, nếu CV 10% thì đám đông số liệu tương đối đồng đều .
%100 xC
x
V
- Sai số tương đối của số trung bình: Dùng để đánh giá mức độ đại diện
của đám đông số liệu trên một tổng thể . Nếu 5% thì đám đông số liệu có
thể đại diện cho một tổng thể với = CV. 100%
TT xi (cm) mi(người) x’i mix’i mix’i2
1. 152 1 - 3 - 3 9
2. 155 3 - 2 - 6 12
3. 158 7 - 1 - 7 7
4. 161 9 0 0 0
5. 164 8 1 8 8
6. 167 6 2 12 24
7. 170 4 3 12 36
8. 173 2 4 8 32
24 128
- )(8.16240
24*3161 cmx
- 56.25)40
24128(40
9 22
13
- 056.556.252
- %10%105.3%1008.162
056.5%100 xC
x
V
Đám đông số liệu tương đối đồng đều .
%5%087.6%1008.162
056.596.1%10005 x
t x
Đám đông số liệu không thể đại diện cho một tổng thể.
Bài 2: Kết quả 3 lần ném phạt (mỗi lần 10 quả) của 6 VĐV bóng rổ như sau:
VĐV Lần 1 Lần 2 Lần 3
1. 5 6 5
2. 9 8 7
3. 3 4 3
4. 7 5 5
5. 9 2 9
6. 7 3 7
Hãy đánh giá độ tin cậy của test giữa lần 1 và lần 2, lần 2 và lần 3 .
Giải: Để đánh giá độ tin cậy của test, dùng phương pháp Retest, tính hệ số
tương quan tuyến tính giữa 2 kết quả 2 lần lập test. Cụ thể:
- Độ tin cậy giữa lần 1 và lần 2:
TT xi xi - x (xi - x )2 yi yi - y (yi - y )2 (xi - x ) (yi - y )
1. 5 -1.66667 2.777778 6 1.333333 1.777778 -2.222222222
2. 9 2.333333 5.444444 8 3.333333 11.11111 7.777777778
3. 3 -3.66667 13.44444 4 -0.66667 0.444444 2.444444444
4. 7 0.333333 0.111111 5 0.333333 0.111111 0.111111111
5. 9 2.333333 5.444444 2 -2.66667 7.111111 -6.222222222
6. 7 0.333333 0.111111 3 -1.66667 2.777778 -0.555555556
40 27.33333 28 23.33333 1.333333333
- 6.6666676
40 n
xx i 4.6666676
28 n
yy i
14
- 0.80.05279623.3333327.33333
31.33333333
2,1 r
r1,2 quá bé, không đủ độ tin cậy.
15
- Độ tin cậy giữa lần 2 và lần 3:
TT xi xi - x (xi - x )2 yi yi - y (yi - y )2 (xi - x ) (yi - y )
7. 6 1.333333 1.777778 5 -1 1 -1.333333333
8. 8 3.333333 11.11111 7 1 1 3.333333333
9. 4 -0.66667 0.444444 3 -3 9 2
10. 5 0.333333 0.111111 5 -1 1 -0.333333333
11. 2 -2.66667 7.111111 9 3 9 -8
12. 3 -1.66667 2.777778 7 1 1 -1.666666667
28 23.33333 36 22 -6
- 666667.46
28 n
xx i 000.66
36 n
yy i
- 0.8-0.264822223.33333
6-
2,1 r
r2,3 quá bé, không đủ độ tin cậy.
II. TÍNH THÔNG BÁO CỦA TEST
Mức độ chính xác của test trong đo lường để xác định một đặc trưng nào
đó (chất lượng, khả năng, đặc tính ...) gọi là tính thông báo.
Tính thông báo của test giải đáp hai câu hỏi:
Thứ nhất, test đo lường cái gì?
Thứ hai, nó đo lường chính xác thế nào?
Mức độ thông báo có thể xác định về số lượng nhờ các số lượng thực
nghiệm (thông báo thực nghiệm) và về chất lượng nhờ phân tích nội dung tình
huống (thông báo lô-gic, thông báo nội dung).
1. Tính thông báo thực nghiệm
Tính thông báo thực nghiệm bao hàm các kết quả test so sánh với một số
chỉ số. Vì vậy, người ta tính hệ số tương quan giữa test và chỉ số (hệ số này gọi
là hệ số thông báo và ký hiệu rtc, trong đó t là chữ đầu của test, c là chữ đầu của
chỉ số).
16
Trong đo lường thể thao, các chỉ số thường gặp là:
1. Thành tích thể thao.
2. Đặc tính số lượng nào đó của hoạt động thi đấu (ví dụ, độ dài bước trong
chạy, tỷ lệ phần trăm số lần chuyền bóng xa trong bóng đá...).
3. Kết quả test khác mà tính thông báo của nó đã được chứng minh (nếu thực
hiện test bằng một chỉ số phức tạp, có thể chọn test khác có tính thông báo
như vậy nhưng đơn giản hơn . Ví dụ, dùng tần số tim thay trao đổi khí).
4. Khi không có chỉ số duy nhất người ta dùng chỉ số tổng hợp (như tổng
điểm trong nhiều môn phối hợp,...).
Trong thực tiễn lập test, nếu hệ số thông báo r 0,6 thì test có thể dùng để
dự báo. Trong vài trường hợp r 0,3 thì test có thể dùng được.
r 0,6 Test có tính thông báo.
-Tính thông báo của một nhóm test thường lớn hơn một test.
Chúng ta dẫn chứng tính thông báo của test “chạy 30m tốc độ cao” ở
nam đối với các chỉ số khác nhau(bảng III.3).
Bảng III.3: Tính thông báo của test chạy 30m tốc độ cao (n = 62)
CHỈ SỐ ĐƠN VỊ ĐO CHỈ SỐ HỆ SỐ THÔNG BÁO
Bật xa tại chỗ Kết quả nhảy (cm) 0,658
Chạy đà nhảy xa Tốc độ chạy 10m cuối 0,918
Thành tích nhảy xa Đẳng cấp VĐV (M) 0,715
Thành tích trong 3
môn phối hợp (chạy
100m rào, chạy
100m, nhảy xa)
Tổng điểm 0,764
2. Tính thông báo nhân tố
Trong thực tế ta thường gặp những trường hợp không có chỉ số duy nhất
để có thể so sánh kết quả các test nghiên cứu . Để giải quyết vấn đề nêu trên
chúng ta phải dùng phương pháp phân tích nhân tố hay phân tích đa biến khá
phức tạp. Phương pháp phân tích nhân tố sẽ phân chia ra các nhóm nhân tố
và tìm ra chỉ số có tỷ trọng ảnh hưởng lớn nhất trong từng nhóm nhân tố và
tập hợp các nhóm nhân tố.
17
3. Tính thông báo nội dung (logic) của test
Tính thông báo của test không phải khi nào cũng có thể xác định nhờ xử
lý toán học các kết quả của test. Chẳng hạn test đôi khi chỉ là một phần của hoạt
động hoàn chỉnh trong trong thi đấu (tốc độ mấy bước cuối trong nhảy xa, số lần
ném bóng trúng rổ trong thi đấu...). Trong trường hợp này không thể tiến hành
thực nghiệm một động tác hoàn chỉnh được, bắt buộc phải phân tích tình huống
hoặc suy luận để xác định tính thông báo của test. Đó gọi là tính thông báo nội
dung hay thông báo logic của test.
Bài 1: Biết thành tích chạy 30m (x i, s) và bật xa tại chỗ(y i, cm) của 10 VĐV nhưsau:
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
xi 4.8 4.8 4.5 4.6 4.4 4.3 4.3 4.2 4.1 3.9
yi 178 180 182 182 190 185 186 195 195 200
Hãy tính hệ số thông báo giữa test 30 m và chỉ tiêu bật xa
Giải: ta có bảng sau:
TT xi xi - x (xi - x)2 yi yi – y (yi -y)2 (xi - x)(yi - y)
1 4.8 0.41 0.1681 178 -9.3 86.49 -3.813
2 4.8 0.41 0.1681 180 -7.3 53.29 -2.993
3 4.5 0.11 0.0121 182 -5.3 28.09 -0.583
4 4.6 0.21 0.0441 182 -5.3 28.09 -1.113
5 4.4 0.01 0.0001 190 2.7 7.29 0.027
6 4.3 -0.09 0.0081 185 -2.3 5.29 0.207
7 4.3 -0.09 0.0081 186 -1.3 1.69 0.117
8 4.2 -0.19 0.0361 195 7.7 59.29 -1.463
9 4.1 -0.29 0.0841 195 7.7 59.29 -2.233
10 3.9 -0.49 0.2401 200 12.7 161.29 -6.223
43.9 0.769 1873 492.1 -18.07
18
Từ đó:
y = 187.3 cm, z = 4.4 s và Rxy = -0.93 Vậy giữa test 30 m và chỉ
tiêu bật xa có tính thông báo cao.
Bài 2: Biết kết quả chạy giữa quãng 30m(x i, s) và thành tích bật xa ba buớc (yi,
m) của 10 VĐV như sau:
TT xi xi - x (xi - x)2 yi yi - y (yi -y)2 (xi - x)(yi - y)
1 1 3.5 -0.13 0.0169 8.05 0.72 0.5184 -0.0936
2 3.6 -0.03 0.0009 7.34 0.01 0.0001 -0.0003
3 3.6 -0.03 0.0009 7.37 0.04 0.0016 -0.0012
4 3.6 -0.03 0.0009 7.77 0.44 0.1936 -0.0132
5 3.8 0.17 0.0289 7.04 -0.29 0.0841 -0.0493
6 3.7 0.07 0.0049 7.17 -0.16 0.0256 -0.0112
7 3.9 0.27 0.0729 6.5 -0.83 0.6889 -0.2241
8 3.4 -0.23 0.0529 8.15 0.82 0.6724 -0.1886
9 3.6 -0.03 0.0009 6.98 -0.35 0.1225 0.0105
10 3.6 -0.03 0.0009 6.97 -0.36 0.1296 0.0108
36.3 0.181 73.34 2.4368 -0.5602
Hãy xác định tính thông báo giữa thành tích
Ta có: 33.7;63.3
yx và r = - 0.8435
Vậy giữa thành tích bật xa 3 bước với chỉ số chạy giữa quãng 30m có
tính thông báo cao.
Bài 3: Biết thành tích chạy 30m(x i, s) và 100m(yi, s) của 10 VĐV như sau:
TT xi yi Ai Bi di = Ai - Bi di2
1 4.6 12.4 1.5 1 0.5 0.25
2 4.6 12.7 1.5 2 - 0.5 0.25
3 4.7 13.0 3 3 0 0.00
4 4.8 13.3 5 6 - 1 1.00
5 4.8 13.1 5 4 1 1.00
6 4.8 13.2 5 5 0 0.00
19
7 4.9 13.5 8 7.5 0.5 0.25
8 4.9 13.5 8 7.5 0.5 0.25
9 4.9 13.6 8 9 - 1 1.00
10 5.0 13.7 10 10 0 0.00
0 4.00
Hãy tính hệ số thông báo giữa 2 chỉ số trên.
Từ bảng trên ta tính được r = 0.9675 do vậy tính thông báo ở đây là rất cao .
III. GIỚI THIỆU KỸ THUẬT LẬP TEST VÀ CÁC TEST SƯ PHẠM
Kỹ thuật lập test bao gồm các quy định về dụng cụ, điều kiện, thao tác
thực hiện phép đo. Phương tiện test được dùng rất phổ biến trong thể dục thể
thao, do vậy số lượng test rất nhiều, rất đa dạng .
- Test đánh giá các tố chất thể lực chung, chuyên môn (các test vận động đánh
giá từng tố chất thể lực hoặc đánh giá hỗn hợp).
- Test đánh giá khả năng tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật.
- Test đánh giá về tâm lý.
- Test đánh giá về chức năng cơ thể.
Đối với mọi loại test, kỹ thuật lập test có những yêu cầu chung như sau:
1. Về dụng cụ đo lường : Dụng cụ đo lường có thể sử dụng các loại dụng cụ quốc
tế (thước đo, đồng hồ bấm giây...), cũng có thể tự chế tạo để thích hợp với mục
đích đo lường (các loại dụng cụ đo cảm giác không gian, thời gian phản xạ...).
Những dụng cụ tự chế tạo phải dùng các đơn vị đo lường quốc tế, quốc gia và
phải được kiểm định sai số . Trong phép đo một đại lượng cụ thể nào đó, dụng cụ
đo lường phải thống nhất. Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của phép đo, chúng
ta có thể thay thế dụng cụ đơn giản bằng thiết bị điện tử (chẳng hạn thay đồng
hồ bấm giây bằng hệ thống đo đếm thời gian dùng hồng ngoại).
2. Về điều kiện đo lường : Trong phép đo một đại lượng cụ thể, cần thống nhất
về điều kiện đo. Một số trường hợp cần thống nhất đo vào một khoảng thời gian
cụ thể mỗi ngày, đo cách ngày, đo cách tuần.... Đối với một số phép đo cần đưa
các thông số về độ ẩm, nhiệt độ... của môi trường ở thời điểm đo để phần mềm
xử lý cùng với kết quả đo .
3. Về thao tác đo lường : Người đo phải thành thục các yêu cầu thao tác, quy trình
tiến hành mỗi phép đo. Nếu nhiều người cùng tiến hành đo một đại lượng hoặc
20
một số đại lượng, cần qua lớp tập huấn để hướng dẫn chu đáo mọi yêu cầu thao
tác và quy trình đo.
Kỹ thuật lập các test đơn giản, nhưng nếu không cẩn thận, vẫn có thể dẫn
đến sai số không nhỏ. Sau đây, chúng ta tham khảo các test sư phạm đánh giá
trình độ tập luyện của một số môn thể thao.
1. Điền kinh
a. Nằm sấp chống đẩy (lần): thực hiện trong 20 giây, tính số lần thực hiện
động tác đúng kỹ thuật.
b. Bật xa tại chỗ (cm): Thực hiện 2 lần, lấy thành tích xa nhất.
c. Chạy 100m (giây): thực hiện 01 lần.
2. Thể dục
a. Nằm sấp chống đẩy (lần): thực hiện đúng kỹ thuật, tính số lần tối đa.
b. Ke bụng thang gióng (lần): nắm tay treo thân ở thang dóng nâng chân
vuông góc với thân, tính số lần tối đa.
c. Khả năng mềm dẻo (cm): đứng trên bục cao 50cm gập thân về trước (chân
thẳng) với tay sâu xuống dưới, tính độ sâu với được so với mặt bục.
3. Bơi lội
a. Bơi một kiểu bơi tốt nhất của mình ở cự ly 50m (giây)
b. Bật xa tại chỗ (cm) - thực hiện 2 lần, lấy thành tích xa nhất.
1. Bóng đá
a. Đá bóng trúng đích: Đích là 5 vòng tròn đồng tâm (bán kính hơn nhau
0,5m). Bóng đặt cố định cách đích 20m với nam, 15m với nữ. Đá 2 quả.
Bóng trúng vòng nào tính điểm vòng đó (tính số lần có điểm cao nhất).
b. Dẫn bóng luồn cọc: Trên đoạn đường 30m đối với nam và 20m đối với nữ,
mỗi thí sinh dẫn bóng một lần. Khi đi bắt buộc phải dẫn bóng luồn qua 2
cọc, sau đó dẫn bóng vòng qua cọc cuối cùng, đá bóng về đích và chạy
nhanh về. Thành tích tính bằng giây.
2. Câu lông
a. Di chuyển đánh cầu thấp tay (có người phục vụ). Đánh liên tục 10 lần qua
lại. Thực hiện 1 lần, thành tích tính theo số quả đánh được và kỹ thuật.
b. Đánh cầu cao sâu: Dùng kỹ thuật đánh cầu cao tay vào ô 1m x 1m ở góc
sân bên kia. Thực hiện 10 lần (có giáo viên phục vụ). Tính số lần cầu vào ô
quy định.
21
c. Di chuyển tiến lùi: Xuất phát từ ngoài đường biên ngang cuối sân, di
chuyển lên và 1 tay chạm lưới, sau đó lùi về cuối sân. Thực hiện liên tục
trong 01 phút, tính số lần thực hiện được.
3. Bóng rổ
a. Thực hiện 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên vai 5 lần, tính số quả hợp lệ vào
rổ.
b. Dẫn bóng tốc độ 20m (giây), mỗi thí sinh thực hiện 2 lần, tính thành tích
lần tốt nhất.
c. Bật với có đà (cm): Bước 1: Đo chiều cao với; Bước 2: chạy lấy đà bật với
1 tay lên bảng.Thành tích là hiệu số của Bước2 trừ đi Bước1.
4. Bóng bàn
a. Vụt bóng thuận tay theo đường chéo vào ô 1/4 cuối bàn (có người phục
vụ). Thực hiện trong 2 lần, tính số quả của lần cao nhất.
b. Đẩy bóng trái tay theo đường chéo vào ô 1/4 cuối bàn (có người phục vụ).
Thực hiện trong 2 lần, tính số quả của lần cao nhất.
c. Đánh giá khả năng phối hợp kỹ thuật của nội dung a, b thao các mức độ A,
B, C, D.
d. Di chuyển qua lại 21 lần trên khoảng cách 4m (tính thời gian).
5. Bóng chuyền
a. Đừng tại chỗ kết hợp với di chuyển để chuyền bóng cao tay bằng 2 tay và
gõ bóng vào tường.
b. Bật với có đà: Chạy lấy đà bật với 1 tay lên bảng, thực hiện 2 lần, tính lần
bật cao nhất.
c. Chạy di chuyển theo hình dẻ quạt, tính thành tích theo giây.
6. Bóng ném
a. Thực hiện chạy dẫn bóng tốc độ cao bằng 1 tay trên đoạn đường 30m.
b. Ném bóng xa có đà trong hành lang 10m (m)
7. Cờ vua
a. Giải 1 bài tập cờ thế chiếu hết sau 2 nước trong 2 phút .
b. Quan sát, ghi nhớ 1 thế cờ trong 30 giây, sau đó thế cờ đó bị đổi 2 vị trí.
Trong 30 giây, xác định 2 vị trí (2 quân cờ) bị đổi.
c. Nhảy dây 2 phút tính số lần đạt được.
22
8. Võ thuật
a. Lướt đá cầu vòng vào 2 vật chuẩn có độ cao 1,2m cự ly cách nhau 3,4m đối
với nam và 3,0m đối với nữ trong thời gian 20 giây; tính số lần thực hiện đá
đúng vật chuẩn.
b. Biểu diễn một bài quyền hoặc bài binh khí tự chọn. Đánh giá việc thực hiện
kỹ thuật theo các mức độ A, B, C, D.
9. Vật
a. Kỹ thuật cơ bản : - Bốc đôi, nhấc bổng.
- Gồng vọt.
- Sườn quắp thủ.
Đánh giá các kỹ thuật theo các mức độ A, B, C, D.
b. Thể lực: - Cầu vồng quay 20 giây (tính số vòng)
- Thoát bò tại chỗ 20 giây (tính số lần).
10. Bắn súng
a. Bắn súng trường hơi 10 viên, tư thế đứng, cự ly 10m (tính điểm).
b. Bắn súng ở tư thế đứng bắn trong thời gian 1 phút để tính sự ổn định.
11. Quần vợt
a. Đánh bóng qua lại phải, trái (có người phục vụ) 10 lần liên tục. Tính số lần
đạt được liên tục và kết hợp chấm kỹ thuật.
b. Phát bóng 5 quả. Tính số quả vào ô và kết hợp đánh giá kỹ thuật.
c. Di chuyển qua lại ngang sân đôi 20 lần (giây).
12. Sư phạm giáo dục thế chất
a. Chạy 100m (giây): thực hiện 1 lần.
b. Bật xa tại chỗ (cm): thực hiện 2 lần, lấy thành tích xa nhất.
Di chuyển nhặt bóng (giây): Di chuyển giữa điểm xuất phát và đích là 5m,
kết hợp với nhặt 10 quả bóng bàn thả vào chậu.
23
Bài 4: LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ
I. LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ
Đánh giá được hiểu là quá trình phân loại giá trị và ý nghĩa thực tế của các kết
quả đo lường hay phân loại thành tích của VĐV .
Thông thường có 4 loại thang độ đo lường . Đó là thang độ định mức, thứ bậc,
khoảng cách và tương quan.
II. THANG ĐIỂM VÀ THANG ĐÁNH GIÁ
1. Thang điểm thành tích thể thao
Quy luật biểu diễn thành tích thể thao bằng điểm số được gọi là thang
đánh giá. Thang đánh giá có thể ở dạng công thức toán học, bằng bảng hoặc biểu
đồ. Sau đây là 4 dạng thang đánh giá cơ bản thường gặp tron g thể thao và giáo
dục thể chất
Thang tỷ lệ thuận: Là điểm số phân đều và tỷ lệ thuận với thành tích thể thao.
Thang tăng: Ở thang này ta thấy, cùng 1 độ phát triển về thành tích thể thao,
được điểm số cao hơn khi ở thành tích cao hơn .
Ví dụ: Thành tích chạy 100m phát triển từ: 15’’00 – 14’’9 được 20 điểm;
Tuy cùng tăng 0,1 giây nhưng ở ngưỡng từ 10 ’’00 – 9’’9 chỉ được15 đ iểm
Đây là loại thang đánh giá có lợi cho các vận động viên xuất sắc, nhưng
đối với các vận động viên có thành tích kém thì rõ ràng là không có lợi . Do đó
không thích hợp cho việc khơi dậy tính tích cực của những người có trình độ
thấp tham gia tập luyện. Loại thang độ này không nên áp dụng cho lĩnh vực thể
dục thể thao quần chúng.
Thang giảm: Là thang ngược với thang tăng, ta thấy cùng mức độ phát triển
thành tích thể thao, nhưng bị số điểm ít hơn nếu thành tích càng cao hơn .
Thang dạng xích ma: Khuếch đại kết quả lập test. Trong thể thao ít sử dụng loại
thang này, nhưng nó được sử dụng trong đánh giá tình trạng thể lực chung.
2. Thang đánh giá
Thang chuẩn: Là thang độ sử dụng độ lệch chuẩn làm tỷ lệ xích. Loại thang độ
chuẩn tương đối phổ biến là th ang độ T: T = 50 +10z
Trong đó: z: Biến số thu gọn
xi: thành tích biểu hiện cần quy ra điểm
x: Giá trị trung bình của tập hợp mẫu
: Độ lệch chuẩn
24
Thang độ T có điểm tối đa là 100 điểm. Vì 2 = , cho nên:
Lấy giá trị âm (<0) khi thành tích và điểm có quan hệ nghịch,
ngược lại lấy dương (>0) khi thành tích và điểm có quan hệ thuận.
Nếu xi =x thì T = 50, nếu giá trị x i >x trong trường hợp thành tích và
điểm có quan hệ thuận thì T > 50, nếu giá trị x i >x trong trường hợp thành tích
và điểm có quan hệ nghịch thì thu được T < 50 .
Ngoài ra người ta còn sử dụng các loại thang độ sau đây:
Thang độ C: C = 5 + 2z
Thang độ C có điểm tối đa là 10 điểm. Sử dụng khi tập hợp mẫu lớn và
không cần độ chính xác cao. Thang độ H: H = 3 + z
Sử dụng ở trong trường phổ thông ở một số nước Châu Âu.
Thang độ E: E = 500 + 100z
Sử dụng khi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ.
Thang độ Bine: B = 100 + 16z
Sử dụng trong nghiên cứu tâm lý.
Nói chung, sử dụng thang chuẩn tương đối thuận lợi nếu sự sắp xếp kết
quả test gần ở dạng phân phối chuẩn.
Thang dạng xích ma:
Thang dạng xích ma thực chất là hàm phân phối chuẩn. Lấy chữ số phần
trăm làm đơn vị để phân chia, đánh giá đẳng cấp của các vận động viên, do vậy
được sử dụng tương đối phổ biến trong và ngoài nước .
Thang dạng xích ma được thực hiện theo nguyên tắc chung là lấy tỷ lệ %
số người thấp hơn một con số % nào đó để quyết định đánh giá mối quan hệ
giữa các đẳng cấp hoặc số điểm đạt được. Rõ ràng loại thang độ này trực tiếp
phản ánh vị trí trong quần thể của thành tích thể thao tương ứng . Nó không
những cho biết tỷ lệ % số người thấp hơn thành tích này mà còn cho chúng ta
biết tỷ lệ số người cao hơn thành tích này . Chẳng hạn nếu có 75% số người thấp
hơn thành tích tương ứng 75 điểm thì sẽ có 25% số người cao hơn thành tích đó .
2.3. Thang điểm của Trường đại học thể dục thể thao Matxcơva:
MinMax
iMax
xx
xx1100Diem
25
III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Giá trị giới hạn của thành tích làm cơ sở để xếp loại vận động viên được
gọi là tiêu chuẩn trong phép đo lường thể thao (dựa vào thành tích đạt được, các
vận động viên có thể được xếp loại theo đẳng cấp thể thao, theo tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể hay trình độ tập luyện ...).
1. Tiêu chuẩn so sánh
Là tiêu chuẩn dựa trên cơ sở so sánh những cá thể thuộc cùng một tổng
thể, nghĩa là có cùng một dấu hiệu nhận biết về khu vực dân cư, giới tính, lứa
tuổi, đẳng cấp vận động viên, nghề nghiệp ... Điều đó cũng có nghĩa là nghiên
cứu trên một tập hợp cá thể đồng nhất . Loại tiêu chuẩn này có thể miêu tả một
cách khách quan và chính xác trình độ của cá thể cũng như vị trí của cá thể đó
trong quần thể, đồng thời lại có thể so sánh giữa các quần thể khác nhau. Tuy
nhiên kết quả đánh giá khi sử dụng loại tiêu chuẩn này chỉ dừng lại ở mức độ
tương đối mà thôi . Ví dụ, đánh giá một năng lực nào đó của một học sinh đạt
loại “ưu” nhưng nếu trình độ chung của tổng thể là thấp thì việc xác định loại
“ưu” của học sinh nói trên cũng sẽ bị hạ thấp đi . Tức là trình độ thực tế của
những loại “ưu” được đánh giá, chưa chắc đã là cao, mà chỉ coi là tương đối tốt
trong phạm vi quần thể đó mà thôi.
Người ta thường xác định tiêu chuẩn so sánh nhờ thang đánh giá, nhưng
cũng có thể trực tiếp định ra tiêu chuẩn nhờ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
(theo quy tắc 2 xích ma và 3 xích ma).
Ví dụ: Phân đối tượng nghiên cứu thành 7 loại để đánh giá, ta tiến hành:
PHÂN LOẠI ĐIỂM GIỚI HẠN %
Rất kém 1 <x – 2 2,27
Kém 2 Từ x - 2 x - 1 13,59
TB kém 3 Từ x - 1 x - 0,5 14,99
Trung bình 4 Từ x - 0,5 x + 0,5 38,29
TB khá 5 Từ x + 0,5 x + 1 14,99
Tốt 6 Từ x + 1 x + 2 13,59
Rất tốt 7 >x + 2 2,27
26
Trong đánh giá thể chất nhân dân, kết quả đo lường thường có độ phân tán
lớn (độ lệch chuẩn lớn), vì hiện tượng xã hội khó quy vào dạng phân phối
chuẩn. Trong trường hợp này chỉ phân làm 3 loại để đánh giá:
- Loại kém: <x - 0,5
- Loại trung bình: x - 0,5 đến x + 0,5
- Loại tốt: >x + 0,5
2. Tiêu chuẩn riêng
Là tiêu chuẩn so sánh dựa trên các chỉ số của cùng một vận động viên
nhưng ở các trạng thái khác nhau.
3. Tiêu chuẩn cần thiết
Tiêu chuẩn cần thiết là dựa trên cơ sở phân tích sự cần thiết phải làm gì
để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong cuộc sống, lao động, bảo vệ tổ quốc,
hoạt động thể thao ở trong từng giai đoạn.
4. Tiêu chuẩn lứa tuổi
Tiêu chuẩn này dùng để so sánh, nó dựa trên cơ sở là: Trong thực tế
khả năng chức phận của con ngưòi biến đổi theo lứa tuổi . Xác định lứa tuổi đời
(tuổi khai sinh, tuổi hộ khẩu) theo các tháng, ngày không thuận tiện, vì vậy tiêu
chuẩn quốc tế yêu cầu tính tuổi theo hệ thập phân, xem bảng phụ lục I.
Trong trường hợp này ta tính theo công thức:
Lứa tuổi = ngày lập test - ngày sinh (theo hệ thập phân).
Ví dụ: Ngày lập test là 17/10/1977 hệ thập phân: 77,792
Ngày sinh là 27/7/1961 hệ thập phân: 61,548
Lứa tuổi = 77,792 - 61,548 = 16,244 (tuổi)
Chú ý: Hệ thập phân ta có: Phần nguyên = 2 số cuối của năm
Phần thập phân = tra bảng theo ngày, tháng. Ngoài tuổi đời, người ta còn xác
định tuổi sinh học, tuổi vận động.
Bài 1: Với thành tích đẩy tạ của 24 VĐV đã cho trong bài trước. Hãy phân loại
theo quy tắc 2. Ta có:
Loại Điểm Giới hạn
Rất kém 1 < 7.396
Kém 2 7.396 - 8.224
TB kém 3 8.224 - 8.664
27
TB 4 8.664 - 9.476
TB khá 5 9.476 - 9.892
Tốt 6 9.892 - 10.724
Rất tốt 7 > 10.724
Từ đó ta có bảng xếp hạng cụ thể cho 24 VĐV như sau:
TT xi T C Xếp loại
1 9.35 53.49 5.70 TB
2 9.15 51.08 5.22 TB
3 9.30 52.88 5.58 TB
4 10.40 66.11 8.22 Tốt
5 9.15 51.08 5.22 TB
6 8.10 38.46 2.69 Kém
7 9.00 49.28 4.86 TB
8 9.40 54.09 5.82 TB
9 9.15 51.08 5.22 TB
10 8.60 44.47 3.89 TB kém
11 8.25 40.26 3.05 TB kém
12 9.35 53.49 5.70 TB
13 9.30 52.88 5.58 TB
14 8.45 42.67 3.53 TB kém
15 9.80 58.89 6.78 TB khá
16 8.20 39.66 2.93 Kém
17 7.85 35.46 2.09 Kém
18 9.62 56.73 6.35 TB khá
19 10.55 67.91 8.58 Tốt
20 8.20 39.66 2.93 Kém
21 10.95 72.72 9.54 Rất tốt
22 7.87 35.70 2.14 Kém
23 8.35 41.47 3.29 TB kém
24 9.21 51.80 5.36 TB
28
Bài 2: Quay trở lại bài tập 2, hãy xếp loại cho các VĐV theo quy tắc 2 : ta đã
có: 4137.0,1711.0,s2.13x X2X
do đó:
Loại Điểm Giới hạn
Rất kém 1 > 14.03
Kém 2 13.61 - 14.03
TB kém 3 13.41 -13.61
TB 4 12.99 - 13.41
TB khá 5 12.79 - 12.99
Tốt 6 12.37 - 12.79
Rất tốt 7 < 12.37
và từ đó xếp loại của 10 VĐV sẽ là:
TT xi T C Xếp loại
1 12.4 69.34 8.868 Tốt
2 12.7 62.087 7.4175 Tốt
3 13 54.835 5.967 TB
4 13.3 47.583 4.5165 TB
5 13.2 50 5 TB
6 13.1 52.417 5.4835 TB
7 13.5 42.748 3.5495 Kém
8 13.5 42.748 3.5495 Kém
9 13.6 40.33 3.066 Kém
10 13.7 37.913 2.5825 Kém
132
Bài 3: Biết thành tích bật xa tại chỗ(xi, cm) của 10 VĐV thể dục lứa tuổi 11 như
sau:
175cm, 176, 179, 180, 184, 191, 181, 186, 192, 185
1. Hãy tính điểm theo thang T cho các VĐV số 2, 4, 6, 8 .
2. Tính điểm theo thang C cho các VĐV số 3, 5, 7, 9.
3. Để đạt 80 điểm theo thang T thì VĐV số 3 phải có thành tích là bao nhiêu?
4. Để đạt 9 điểm theo thang thì VĐV số 10 phải có thành tích là bao nhiêu?
29
Bài 5: ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ VẬN ĐỘNG VIÊN
I. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI CƠ THỂ
Hình thái học là “Khoa học nghiên cứu hình dạng, cấu trúc cơ thể, các cơ
quan, mô, tế bào của sinh vật”.
Trong lĩnh vực TDTT, việc đo lường, đánh giá hình thái cơ thể thường
được sử dụng để nghiên cứu về thực trạng phát triển thể hình của một đối tượng
(một cá thể hoặc một tập thể), nghiên cứu tác dụng của tập luyện và thi đấu
TDTT đối với thể hình người tập, kiểm tra hiệu quả của các bài tập hoặc phương
pháp huấn luyện nào đó, tuyển chọn các tài năng thể thao, đánh giá trình độ tập
luyện của VĐV và cả khi xác định mô hình của các VĐV ưu tú ở từng môn thể
thao.
Để có thể đánh giá, trước hết phải đo đạc để lượng hoá các kích thước và
tính toán các tỷ lệ của cơ thể . Phương pháp đo đó được gọi là phương pháp đo
người hoặc kỹ thuật đo người (quen gọi là “Nhân trắc”), là phương pháp chủ
yếu của “Nhân chủng học”. Trên cơ thể mỗi người có rất nhiều kích thước có
thể đo. Do tính chất và do phải dùng các dụng cụ khác nhau khi đo đạc, người ta
xếp chúng theo 4 nhóm sau:
- Các kích thước dài.
- Các kích thước rộng.
- Các chu vi (còn gọi là “vòng”).
- Các độ dày nếp mỡ dưới da .
- Trọng lượng và biên độ hoạt động của các khớp .
1. Dụng cụ đo: để đo các kích thước dài, rộng có thước thẳng (Antropometr):
Thước dài 2m, gồm 2 hoặc 4 đoạn có thể tháo rời để tiện cho việc vận chuyển .
Khi dùng với 2 nhánh cong, có thể thay thước cong lớn.
“Thước trượt” (còn được gọi là “thước kẹp” hoặc “compa trượt” cũng có
cấu tạo tương tự, nhưng chỉ để đo các đoạn tối đa là 20cm .
- Để đo các kích thước dài mà thước thẳng không đo được, người ta phải
dùng các thước cong (có người gọi là “com pa đo bề dày”) – Thước cong lớn có
thể đo tới 50cm. Thước cong nhỏ chỉ đo được tối đa là 30cm.(Khi không có
thước cong nhỏ, có thể dùng “ Thước trượt” .
30
- Thước dây: Để đo các chu vi phải dùng thước dây. Nên dùng thước
dây bằng kim loại, vì nếu dùng thước bằng vải sơn, thước sẽ bị dãn, kết quả đo
không chính xác. Khi đo bằng thước dây, thường chỉ đo chính xác đến 0,5cm .
- Thước đo độ dày nếp mỡ dưới da Có đến 500 loại– thường gọi gọn là
Kaliper. Do các thông số kỹ thuật khác nhau nên khi đo cùng một nếp, chúng lại
cho kết quả khác nhau. Thước thông dụng là của hãng Harpenden có diện tích
tiếp xúc với nếp da là 90mm2, có áp lực cố định lên nếp da là 10g/1mm 2. Đo
chính xác đến 0,1mm
- Cân: Cân dùng để xác định trọng lượng cơ thể . Có nhiều loại cân,
nhưng dù dùng loại nào cũng phải đảm bảo chính xác. Hiện nay người ta thường
dùng cân điện tử.
- Thước đo góc: Trong nghiên cứu nhân chủng học, thước này dùng để
đo các góc ở mặt và ở xương sọ . Trong TDTT, dùng để đo biên độ hoạt động
của các khớp.
2. Các điểm đo và kỹ thuật đo
Các kích thước được chọn đo phải đủ những điều kiện nhất định, đặc
biệt là phải có mốc đo cố định . Trong Nhân chủng học, người ta có các điểm đo
mang tên bằng tiếng Latinh. (ví dụ: Điểm ở đỉnh đầu, dùng khi đo chiều cao).
Để tiện cho việc sử dụng, ở đây chỉ nêu các điểm đo theo các vị trí giải phẫu .
Dưới đây là các điểm đo và kỹ thuật đo các kích thước thông dụng(xin xem hình
V.1- SGK).
* Các kích thước đo bằng thước thẳng:
Chiều cao đứng: Là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ mặt sàn để
đứng đến đỉnh đầu. Đối tượng đo phải ở tư thế đứng nghiêm, duỗi hết các khớp
ở chân và thân trên, mắt nhìn thẳng, đầu ở tư thế sao cho ống tai ngoài và đuôi
mắt nằm trên đường thẳng song song với mặt đất. Hạ thanh ngang của thước
chạm đỉnh đầu đối tượng đo và đọc kết quả .
Cũng có thể cho đối tượng đứng dựa vào tường (tường phải phẳng và
vuông góc với mặt đất và yêu cầu chẩm, 2 vai, 2 mông và 2 gót chân đều phải
chạm vào tường . Nếu không có thước chuyên dụng, có thể đính thước dây vào
tường và dùng êke có góc vuông thay cho thanh ngang của thước thẳng .
Chiều cao ngồi: Như khi đo chiều cao đứng, chỉ khác là điểm 0 của
thước đặt trên mặt ghế có đối tượng đo ngồi . Mặt ghế cũng phải phẳng, song
31
song với mặt đất, đủ rộng để đối tượng ngồi sâu vào trong và đủ cao để chân đối
tượng đo không chống trên đất .
Chiều dài sải tay: Đo khoảng cách giữa 2 đầu ngón tay 3(ngón giữa) khi
2 tay giang ngang hết sức (song song với mặt đất). Thông thường đo bằng cách
cho đối tượng đứng cạnh tường, để tay vuông góc với tường và chạm đầu ngón
tay 3 của 1 tay vào tường. Chống 1 đầu thước cạnh điểm chạm của tay, đưa
nhánh ngang của thước tới chạm vào đầu ngón 3 của tay kia và đọc kết quả . đầu
thước ngang với 1 đầu ngón tay 3, cho thanh ngang của thước trượt tới chạm
đầu ngón 3 của tay kia và đọc kết quả .
Chiều dài tay: Là khoảng cách từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay 3 khi
tay duỗi thẳng. Đo với cả 2 thanh ngang của thước, lúc này thước thẳng được
dùng như 1 thước trượt lớn . Để không phải tháo lắp thước, có thể dùng 1 tay đỡ
thước sao cho điểm 0 của thước ngang với đầu ngón tay 3, tay kia đưa thanh
ngang của thước lên ngang mỏm cùng vai và đọc kết quả .
Cũng có thể đo độ cao của mỏm cùng vai và đầu ngón tay 3 (khi đối
tượng đo đứng nghiêm và duỗi thẳng tay). Hiệu số của 2 kết quả chính là chiều
dài tay.
Chiều dài cánh tay: là khoảng cách từ mỏm cùng vai đến khe khớp
khưỷu tay. Có thể đo trực tiếp hoặc tính từ hiệu số giữa chiều cao mỏm cùng vai
với chiều cao của khe khớp khưỷu.
Chiều dà i cẳng tay: Là khoảng cách từ khe khớp khưỷu đến điểm tận
cùng của xương quay. Cũng có thể đo trực tiếp hoặc tính hiệu số giữa chiều cao
khe khớp khưỷu với chiều cao điểm tận cùng của xương quay .
Chiều dài bàn tay: Là khoảng cách từ điểm tận cùng của xương quay đến
đầu ngón tay 3 khi bàn tay duỗi thẳng . Nếu đo bằng thước thẳng thì đo 2 độ cao
của 2 điểm trên rồi tính hiệu số. Thông thường, số đo này được đo bằng thước
cong nhỏ (hoặc thước trượt) .
Chiều dài chân H: Là khoảng cách từ sàn đứng đến mào chậ u. Đối tượng
đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuông góc với mặt sàn, xác định chỗ cao
nhất của xương chậu, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đó và đọc kết
quả.
Chiều dài chân A: Là khoảng cách từ sàn đứng đến gai chậu trước trên .
Đối tượng đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuông góc với mặt sàn, xác
32
định gai chậu trước trên cùng bên, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đó
và đọc kết quả.
Chiều dài chân B: Là khoảng cách từ sàn đứng đến mấu chuyển lớn . Đối
tượng đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuông góc với mặt sàn, xác định
mấu chuyển lớn cùng bên, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đó và đọc
kết quả. Nhiều khi người ta lấy đây là chiều dài của chân .
Chiều dài chân C: Là khoảng cách từ sàn đứng đến ngấn mông. Đối
tượng đo ở tư thế đứng nghiêm. Chống thước vuông góc với mặt sàn, xác định
ngấn mông cùng bên, đưa đầu nhọn của thanh ngang thước tới đó và đọc kết
quả.
Chiều dài chân: Cũng có khi người ta lấy độ cao của bờ trên khớp mu là
độ dài của chân . Chống thước vuông góc với mặt sàn, xác định bờ trên khớp mu
(đưa tay từ trên xuống, khi gặp bờ xương thì đó chính là bờ trên khớp mu), đưa
đầu nhọn của thanh ngang thước tới đó và đọc kết quả .
Chiều dài cẳng chân A: Là độ cao từ sàn đứng đến khe khớp gối. Chống
thước vuông góc với mặt sàn, xác định khe khớp gối cùng bên, đưa đầu nhọn
của thanh ngang thước tới đó và đọc kết quả .
Chiều dài đùi: Để có chiều dài đùi chỉ cần lấy chiều dài chân trừ đi chiều
dài cẳng chân A.
Chiều dài của gân A Sin: Là độ cao từ sàn đứng đến giao điểm của gân
A Sin với cơ sinh đôi . Nếu đối tượng đo đứng bình thường không nhìn rõ điểm
đó, thì yêu cầu đối tượng đứng kiễng gót, đánh dấu điểm cần đo rồi cho đối
tượng đứng bình thường. Chống thước vuông góc với mặt sàn, đưa đầu nhọn của
thanh ngang thước tới điểm đã đánh dấu và đọc kết quả .
II. CÁC CHỈ SỐ THỂ HÌNH:
Đó là các chỉ số được tính từ các số đo . Các chỉ số được dùng thường là
các tỷ lệ với đơn vị tính là phần trăm (%). Các chi số có thể được tính từ 2 hoặc
nhiều số đo. Cũng có những chỉ số được tính từ 1 số đo thể hình với các số liệu
y sinh hoặc thể lực... khác; ở đây chỉ giới thiệu các chỉ số (CS) thể hình (được
tính từ các số đo thể hình) thông dụng:
CS Broca: là CS xác định cân nặng (P) phù hợp với chiều cao (H) với
đơn vị đo là centimet của người đó: P = H - 100
CS Quetelet: CS này bằng thương số giữa cân nặng (g) với chiều cao
(cm); nó cho biết trung bình 1cm chiều cao của cơ thể nặng bao nhiêu gram . Rất
33
nhiều trường hợp thành tích thể thao tỷ lệ thuận với độ lớn của CS này ở VĐV .
Tuy nhiên cũng phải biết rằng không phải cứ có CS nàycàng lớn càng tốt .
CS BMI (Body Mass Index): CS này bằng cân nặng (kg) chia cho bình
phương của chiều cao(m). Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới nếu có CS
BMI <18,5 là thiếu cân, suy dinh dưỡng; từ 18 ,5 đến 24,9 là bình thường; 25 –
29,9: Tiền béo phì; 30 – 34,9 là béo phì độ 1; 35 – 39,9 là béo phì độ 2 và trên
39,9 là béo phì độ 3 .
CS “Gầy”: được tính bằng chiều cao (cm) chia cho căn bậc 3 của cân
nặng- xuất phát từ lý do cơ thể tồn tại trong không gian 3 chiều. CS này càng
nhỏ, cơ thể càng béo; càng lớn – cơ thể càng mảnh khảnh. CS này thường từ 38
đến 48; trung bình 43 – 44; ở VĐV ném đẩy là 40,3; ở VĐV chạy cự ly trung
bình là 43,9; của sinh vên TDTT là 42,1 của sinh viên không chuyên TDTT là
42,6.
CS sải tay: CS này được tính bằng hiệu số giữa chiều dài sải tay và chiều
cao đứng. CS này càng lớn chứng tỏ vai càng rộng, 2 tay càng dài . Rất nhiều
môn thể thao đòi hỏi VĐV phải có đôi tay dài .(có VĐV bơi người Đức có sải
tay dài hơn chiều cao tới 28cm).
CS vòng ngực: tính bằng thương số giữa vòng ngực trung bình với chiều
cao. Vòng ngực càng lớn, CS này cũng càng lớn .
CS Chậu- vai và CS Chậu – hông: Là thương số giữa rộng chậu và rộng
vai và thương số giữa rộng chậu và rộng hông. Nam giới 6 – 18 tuổi CS này ít
thay đổi, nhưng ở nữ từ sau 12 tuổi CS đó tăng nhanh (do xương chậu phát
triển). Nếu CS Chậu-vai là 75% và CS Chậu-hông là 90% được coi là cấu trúc
cơ thể nam tính, phù hợp với hoạt động TDTT.
Các CS về độ dài của chân:
- Dài chân A/ Chiều cao.(55%là trung bình;56%-Chân tương đối dài; 57%-
thuộc loại chân dài rõ.
- Dài chân A/Dài chân H. Tỷ lệ lý tưởng là 95% .
- Dài chân B/ Dài chân H. Tỷ lệ lý tưởng là 90% .
- Dài chân C/Dài chân H.Tỷ lệ lý tưởng là 80% .
Các CS trên tăng nhanh ở nam 12 – 15 tuổi và ở nữ từ 11 – 13 tuổi.
34
CS đùi/ cẳng chân: là thương số giữa (dài chân B – Dài cẳng chân A) với
dài cẳng chân A. Thường thì đùi dài hơn cẳng chân, nhưng các môn thể thao
dùng chân là chính lại cần VĐV có cẳng chân dài hơn đùi.
CS về gân A Sin: - Dài gân A Sin / Dài cẳng chân A và
- Vòng cổ chân / Dài gân A Sin.
VĐV đều cần có gân A Sin dài và cổ chân nhỏ .
35
Bài 6: KIỂM TRA THỂ CHẤT NHÂN DÂN
VÀ TUYỂN CHỌN TÀI NĂNG THỂ THAO
1. ĐO LƯỜNG KIỂM TRA THỂ CHẤT NHÂN DÂN
Hiện nay, các nước trên thế giới và trong khu vực đều đã xây dựng các
test để đo lường đánh giá thể lực chung, không chỉ giúp cho tuyển chọn, huấn
luyện thể thao mà còn giúp cho đánh giá thể lực chung của nhân dân .
- Mỹ sử dụng các test: bật xa tại chỗ; chạy ngắn 50 yard; chạy con thoi
4x10 yard kết hợp nhặt 2 vật thể; chạy hay đi bộ 400 yrad; co tay trên xà đơn với
số lần tối đa; nằm ngửa gập bụng với số lần tối đa.
- Cộng đồng Châu Âu sử dụng các test: bật xa tại chỗ; treo người trên xà
đơn ở tư thế co tay; nằm ngửa gập bụng trong 30 giây; lực bóp tay; chạy con
thoi 10x5m; chuyển chéo tay trên bàn 25 lần, tính thời gian; chạy con thoi tăng
tốc trên quãng đường 20m (tính số lần vượt qua đoạn 20m); test PWC 170; ngồi
gập thân, tay với phía trước (tính độ dẻo); giữ thăng bằng đứng trên 1 chân.
- Nhật Bản sử dụng hệ thống test quy ra điểm gồm các nội dung: bật xa
tại chỗ; nằm ngửa gập bụng; nằm sấp chống đẩy tay; chạy con thoi 5m, trong 15
giây, tính quãng đường; chạy 5 phút tính quãng đường .
- Thái Lan sử dụng các test: lực bóp tay; chạy 50m; nằm ngửa gập bụng
trong 30 giây; chạy con thoi 4x10m; thời gian duy trì tư thế nằm sấp chống đẩy
có người giúp ấn 2 vai, người thực hiện cách mặt đất 20cm (đối với nam); thời
gian treo người trên xà đơn (đối với nữ); ngồi gập người về phía trước .
ở nước ta từ đầu thập kỷ 70 cho đến nay, đã tiến hành nhiều công trình
điều tra khảo sát tình hình phát triển thể chất trong đối tượng học sinh với các
chỉ tiêu và test như sau:
- Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Bùi Thị Hiếu (1973), đã tiến hành điều tra thể
lực học sinh từ 7-17 tuổi ở Hà Tây với các nội dung: đo người (12 nội dung) và
5 test vận động là: lực bóp tay; nằm sấp chống đẩy; bật xa taị chỗ; chạy 30m và
test Ricter-Beuker (bắt gậy).
- Tổng cục TDTT và Bộ Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
tại 10 trường cấp I, 10 trường cấp II và 9 trường cấp III ở 7 tỉnh thành phố khu
vực phía Bắc (1973-1975) với các test: chạy 30m, 60m, 80m; bật xa; ném bóng
trúng đích; chạy 500m, 1000m, 2000m,
36
2. KỸ THUẬT LẬP MỘT SỐ TEST KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC
CHUNG
1. Lực bóp tay (kG). Test này chủ yếu để kiểm tra sức mạnh của bàn tay.
Đối tượng kiểm tra đứng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm “lực kế tay” đư a
thẳng sang bên, tạo nên góc 45o so với trục dọc của cơ thể . Tay không cầm lực
kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người . Đồng hồ của lực kế hướng
vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lực kế; bóp hết sức bàn tay vào lực
kế; bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 1-2 giây. Không được bóp giật cục hay
thêm các động tác trợ giúp của thân người. Đối tượng kiểm tra bóp 3 lần, nghỉ
giữa 15 giây. Lấy kết quả lần cao nhất.
2. Lực lưng (kG). Test này chủ yếu kiểm tra sức mạnh cơ duỗi lư ng.
3. Lực đùi (kG). Test này chủ yếu xác định sức mạnh của cơ duỗi khớp gối .
4. Nằm sấp chống tay (lần). Test này nhằm đánh giá sức mạnh của các nhóm cơ
tay, vai.
5. Dẻo gập thân (cm). Test này chủ yếu đo độ dẻo của cột sống.
6. Nằm ngửa gập bụng (lần/30s). Test này chủ yếu đo sức mạnh của nhóm cơ
bụng.
7. Bật xa tại chỗ (cm). Test này chủ yếu kiểm tra sức mạnh bột phát chi dưới.
8. Chạy 30m XPC (s). Test này dùng để đánh giá sức nhanh.
9. Chạy con thoi 4x10m (s). Test này đánh giá sức nhanh và khả năng phối
hợp toàn thân .
10. Chạy 5 phút (m). Test này để đánh giá sức bền.
11. Test Cooper (km). Test này để đánh giá sức bền.
II - ĐO LƯỜNG ỨNG DỤNG TRONG TUYỂN CHỌN NKTT
1. TÀI NĂNG THỂ THAO
Tài năng thể thao là sự phối hợp ổn định của các khả năng vận động và
tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu - sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp để
đạt thành tích cao ở môn thể thao đó. Để tài năng thể thao được phát triển người
ta chú ý đồng bộ 3 khâu: quản lý, huấn luyện và tuyển chọn tài năng thể thao .
Tài năng thể thao rất hiếm. Ví dụ: người có thân thể rất cao, lại có sự
phát triển về sức nhanh tốt chiếm 10-4, nếu đòi hỏi người có khả năng phối hợp
37
vận động và sức bền rất tốt chỉ chiếm 10-6 dân. Sự tìm kiếm TNTT diễn ra rất
phức tạp và phải tìm sự phối hợp của nhiều khả năng cũng như tư chất trong một
con người, cần thiết lập nhiều chuyên đề về kinh tế, giáo dục học, tâm lý học, di
truyền học. Đào tạo đội ngũ HLV vừa hồng vừa chuyên, có ý thức và lòng yêu
nghề sâu sắc, có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết phong phú, có hiểu biết sâu
sắc về kỹ năng giáo dục thành thạo, chịu khó tìm tòi và mạnh dạn cải tiến, có
đạo đức và tình cảm trong sáng - cao thượng, có lòng giác ngộ chính trị cao. Đối
với các VĐV cần tuyển các VĐV có loại hình thần kinh thích hợp, có động cơ
phấn đấu tích cực, có ý chí kiên cường, có năng lực kiềm chế bản thân cao, có
năng lực học tập và hiểu biết tương đối nhanh, có năng lực phán đoán, ứng phó
tốt, có trình độ kỹ thuật cao ...
2. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN CHÚ Ý TRONG TUYỂN CHỌN TÀI NĂNG THỂ
THAO
A. Tuyển chọn tài năng thể thao dựa vào đặc điểm từng môn:
Đặc điểm của từng môn thể thao (thậm chí là đặc điểm của từng vị trí
trên sân thi đấu, chẳng hạn như bóng đá) có thể xem xét trên góc độ của nhiều
lĩnh vực khoa học. Trước tiên, chúng ta chú ý tới phân loại môn thể thao theo
miền năng lượng cung cấp trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vận động viên
khi tập luyện, thi đấu, căn cứ vào lý luận môn thể thao chuyên sâu để chọn
những chỉ tiêu có tính thông báo cao,...
B. Tuyển chọn tài năng thể thao dựa vào đặc điểm di truyền:
Tuyển chọn tài năng thể thao trong những năm gần đây đặc biệt coi
trọng những đặc điểm bẩm sinh, những đặc điểm di truyền của cá thể vận động
viên. Di truyền là quá trình truyền mật mã gen được thực hiện theo quy luật nhất
định liên quan với các điều kiẹn tương ứng của môi trường .
Dựa vào đặc điểm bẩm sinh của con người, ngư ời ta so sánh tuổi sinh
học (tuổi xương) với tuổi đời (tuổi khai sinh) của trẻ em đang trong độ tuổi thiếu
niên, nhi đồng để loại trừ những vận động viên trẻ có tuổi xương lớn hơn tuổi
khai sinh từ 1,5 -2 năm trở lên. Những trẻ em này phát dục sớm khó có thể đào
tạo để đạt thành tích thể thao cao. Thông thường, người ta chú trọng đào tạo tài
năng thể thao ở những trẻ em có độ tuổi phát dục bình thường hoặc muộn, Dựa
vào đặc điểm bẩm sinh và đặc điểm di truyền, người ta nghiên cứu vân tay của
vận động viên để tìm ra những vận động viên trẻ có năng lực thể chất tốt .
Hệ số di truyền % ở con người
38
Chỉ tiêu Nam Nữ
1, Chiều cao thân thể 75 92
2, Dài đùi 77 92
3, Dài bàn chân 82 82
4, Rộng vai 77 70
5, Rộng hông 75 85
6, Chu vi đầu 90 72
7, Độ dày ngực 90 90
8, Hình thái tim 90 90
9, VO2 Max 69-93,6
10, Loại hình thần kinh 90
11, Loại hình máu 100
12, Hàm lượng ATP,
CP
67-89
C. Tuyển chọn tài năng thể thao dựa vào sự ổn định trong quá trình phát
triển cơ thể
Tuyển chọn tài năng thể thao là một quá trì nh kết hợp với huấn luyện thể
thao. Để phát hiện năng khiếu thể thao ban đầu, thông thường phải qua một quá
trình tối thiểu 1,5 năm tập. Những người ban đầu nhận thấy có năng khiếu thể
thao, nhưng nếu ít có đặc điểm di truyền thuận lợi và thiếu ý chí, thì chưa chắc
phát triển tốt trong tương lai.Vấn đề đặt ra là liệu những em chạy 30m rất nhanh
khi 9 tuổi lại có thể là người chạy rất nhanh khi 18 tuổi hay không? Trên thực tế
khả năng dự báo như thế có xác suất không lớn . Nhiều VĐV có thành tích rất tốt
ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng không đạt được thành tích cao trong tương lai .
* Ta có thể dựa vào một số chỉ số sau:
+ Độ tăng tiến: V = V2 - V1
+ Nhịp độ tăng trưởng W(%)
+ Hệ số ổn định r
+ Tính hệ số tương quan giữa V2 và V.
Trong đó: giá trị của chỉ tiêu khi bắt đầu quan sát gọi là giá trị ban đầu
và ký hiệu là: V 1
giá trị của chỉ tiêu khi kết thúc quá trình quan sát gọi là giá trị cuối và ký
hiệu là: V2
39
IVI
ISt
IVIIIIII
IIIISo
* Trong tuyển chọn, chúng ta lưu ý tuyển chọn những VĐV thiếu niên
nhi đồng như sau:
-Có thành tích (kết quả lập test) ban đầu tốt, có W(%) tốt.
- Có thành tích (kết quả lập test) ban đầu trung bình, nhưng có W(%) rất
tốt.
3. HIỆU QUẢ TUYỂN CHỌN
Trước khi tiến hành tuyển chọn ta cần biết:
Đặc tính mô hình (mẫu) của vận động viên cấp cao .
Khả năng và độ chính xác dự báo chúng .
Do vậy, với quan điểm của đo lường thể thao, nhiệm vụ nghiên cứu về
tuyển chọn tài năng thể thao là xác định đặc tính mô hình vận động viên cấp cao
và dự báo. Nếu như đặc tính mô hình rõ ràng và dự báo được giá trị cuối cùng
của chúng, chúng ta có thể thực hiện tuyển chọn thuận lợi hơn. Trong trường
hợp ngược lại, sự tuyển chọn và đào thải sẽ không đem lại hiệu quả cao . Từ
quan điểm này, chúng ta xem xét hiệu quả tuyển chọn .
Các VĐV tham gia tuyển chọn theo kết quả lập test được chia làm 4
nhóm:
I. Loại vận động viên thực sự có năng khiếu thể thao và được chọn để tiếp
tục huấn luyện.
II. Loại vận động viên không có năng khiếu thể thao và bị đào thải đúng .
III. Loại vận động viên thực sự có năng khiếu thể thao, nhưng bị đào thải s ai
(sai số loại 1).
IV. Loại vận động viên không có năng khiếu thể thao, nhưng lại được chọn
nhầm vào trong số có năng khiếu thể thao, và được tiếp tục huấn luyện
(sai số loại 2).
- Hiệu quả tuyển chọn là tỷ lệ giữa số lượng vận động viên chọn đúng với tổng
số vận động viên được lựa chọn:
ở đây, giá trị của hệ số St càng lớn, hiệu quả càng cao .
- Hiệu quả ban đầu (nếu sự tuyển chọn không được tiến hành và mọi vận động
viên đều được giữ lại để huấn luyện tiếp tục) bằng:
40
- Để xác định hiệu quả tuyển chọn so với hiệu quả ban đầu, người ta còn dùng
hệ số tuyển chọn. Hệ số này bằng tỷ lệ các vận động viên được trúng tuyển
so với tổng số người dự tuyển .
P = IVIIIIII
IVI
4. CÁC ĐẶC TÍNH MÔ HÌNH
A. Khái niệm: Các đặc tính mô hình là các đặc tính mẫu về trạng thái VĐV
có thể đạt thành tích tương ứng với đỉnh cao nhất định.
Ví dụ: để đạt thành tích bơi lội thế giới thì hệ số tiêu hao 0 2 tối đa phải đạt
khoảng 73,2ml/kg/phút
Đặc tính mô hình rất cần thiết để xác địn h phương hướng tuyển chọn và huấn
luyện VĐV
B. Phân loại
+ Các đặc tính bảo thủ và không bảo thủ
- Các đặc tính bảo thủ: không thay đổi dưới tác động của huấn luyện như
chiều cao...
- Các đặc tính không bảo thủ: biến đổi do ảnh hưởng của huấn luyện như
sức mạnh tối đa, sức bền...
Môn thể thao nào đòi hỏi có sự phối hợp nhất định của các chỉ tiêu bảo thủ thì
chỉ tiêu ấy phải là chỉ tiêu cơ bản trong tuyển chọn
+ Các đặc tính bù trừ và không bù trừ:
- Các đặc tính bù trừ: nếu chỉ tiêu nào đó ở mức thấp sẽ có thể được bù trừ
bằng chỉ tiêu khác ở mức độ cao
Ví dụ: VĐV bống chuyền có chiều cao thấp nhưng được bù lại bởi sức bật tốt ...
- Các đặc tính không bù trừ: ví dụ như VĐV bơi lội hay VĐV chạy cự ly dài
có hệ số tiêu hao 0 2 tối đa kém sẽ không thể bù trừ bằng bất cứ chỉ tiêu kỹ
thuật nào.
Trong tuyển chọn, người ta chú trọng tới các đặc tính bảo thủ và bù trừ . Tại
sao?
* Các cấp thực hiện đặc tính mô hình
- Nghiên cứu VĐV cấp cao: ví dụ như đo những VĐV bơi lội nhanh nhất thế
giới và cấu trúc cơ thể theo cac kiểu bơi và cự ly bơi khác nhau . Cách này chỉ
nêu giá trị hiện thời, chưa thể dự báo cho tương lai .
41
- Tính toán các chỉ tiêu cần thiết: trong trường hợp này chỉ có thể dùng cho
những môn thể thao có thể đo lường thành t ích một cách khách quan. Về nguyên
tắc có thể xác định được lực, tốc độ hoặc năng lượng cần tiêu hao để đạt thành
tích dự kiến trong tương lai .
- Dự báo đặc tính mô hình: số lượng để dự báo có thể là VĐV các cấp của các
lứa tuổi
- Phương pháp dự báo đánh giá theo kinh nghiệm: đối với các môn thể thao
không thể xác định được các đặc tính mô hình bằng tính toán .
Nói chung khó dự báo dài hạn mà thường dự báo theo các giai đoạn về các
đặc tính mô hình.
42
NGÀY CỦA NĂM TRONG HỆ THỐNG THẬP PHÂN ĐỂ TÍNH LỨA TUỔI
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 000 085 162 247 329 414 496 581 666 748 833 915
2 003 088 164 249 332 416 499 584 668 751 836 918
3 005 090 167 252 334 419 501 586 671 753 838 921
4 008 093 170 255 337 422 504 589 674 756 841 923
5 011 096 173 258 340 425 507 592 677 759 844 926
6 014 099 175 260 342 427 510 595 679 762 847 929
7 016 101 178 263 345 430 512 597 682 764 849 932
8 019 104 181 266 348 433 515 600 685 767 852 934
9 022 107 184 268 351 436 518 603 688 770 855 937
10 025 110 186 271 353 438 521 605 690 773 858 940
11 027 112 189 274 356 441 523 608 693 775 860 942
12 030 115 192 277 359 444 526 611 696 778 863 945
13 033 118 195 279 362 447 529 614 699 781 866 948
14 036 121 197 282 364 449 532 616 701 784 868 951
15 038 123 200 285 367 452 534 619 704 786 871 953
16 041 126 203 288 370 455 537 622 707 789 874 956
17 044 129 205 290 373 458 540 625 710 792 877 959
18 047 132 208 293 375 460 542 627 712 795 879 962
19 049 134 211 296 378 463 545 630 715 799 882 964
20 052 137 214 299 381 466 548 633 718 800 885 967
21 055 140 216 301 384 468 551 636 721 803 888 970
22 058 142 219 304 386 471 553 638 723 805 890 973
23 060 145 222 307 389 474 556 641 726 808 893 975
24 063 148 225 310 392 477 559 644 729 811 896 978
25 066 151 227 312 395 479 562 647 731 814 899 981
26 068 153 230 315 397 482 564 649 734 816 901 984
27 071 156 233 318 400 485 567 652 737 819 904 986
28 074 159 236 321 403 488 570 655 740 822 907 989
29 077 238 323 405 490 573 658 742 825 910 992
30 079 241 326 408 493 575 660 745 827 912 995
31 082 244 411 578 663 830 997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_do_luong_the_thao_1685.pdf