Bài giảng Giới thiệu luật bảo hiểm xã hội 2014

Tiến lương tháng đóng BHXH bắt buộc - Từ ngày 01/01/2016 đến hết năm 2017: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương ghi trong HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động. - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động. MỘT SỐ NỘI DUNG NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ, HIỆU QUẢ TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH. Định kỳ cung cấp thông tin về quá trình đóng BHXH cho người lao động Quyền tổ chức công đoàn được khởi kiện ra tòa Bổ sung quyền thanh tra chuyên ngành về việc đóng BHXH cho tổ chức BHXH. Nộp số tiền lãi của số tiền chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

ppt23 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu luật bảo hiểm xã hội 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban Tổ chức CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIỚI THIỆU LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2014 1 MỤC TIÊU ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG LUẬT BHXH 2014 2 Mở rộng đối tượng tham gia BHXH Đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng BHXH của người lao động ở các thành phần kinh tế Hoàn thiện các chế độ chính sách BHXH nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH. Đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, sự bền vững của hệ thống BHXH Tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn. KẾT CẤU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 3 Luật BHXH hiện hành có kết cấu gồm 11 chương và 141 điều. Luật BHXH 2014 kế thừa kết cấu của luật hiện hành trên cơ sở bỏ 01 chương về bảo hiểm thất nghiệp; gộp Chương IX Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và Chương X Khen thưởng và xử lý vi phạm của luật hiện hành thành một chương. Theo đó, Luật BHXH 2014 gồm có 9 chương và 125 điều. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 4 1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH a) Bảo hiểm xã hội bắt buộc - N gười lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ 1/1/2018) - Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động (thực hiện từ 1/1/2018) - Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (02 chế độ) ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 5 b) Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Không khống chế tuổi trần tham gia. - Hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng để phù hợp với khả năng của người tham gia. - Đa dạng các phương thức đóng. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 6 2. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH a) Đối với người lao động: Được quản lý sổ BHXH Được hưởng BHYT trong thời gian nghỉ thai sản và nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày ; Được người sử dụng lao động định kỳ 6 tháng niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH; được tổ chức BHXH hằng năm xác nhận thời gian đóng BHXH cho từng người lao động. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 7 b) Đối với tổ chức bảo hiểm xã hội: Được quyền thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội; Được cung cấp thông tin liên quan đến thành lập doanh nghiệp, tình hình sử dụng và thay đổi lao động (VD: được cơ quan cấp giấy phép thành lập gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động cho cơ quan BHXH; định kỳ 6 tháng được cơ quan QLLĐ ở địa phương cung cấp thông tin về sử dụng và thay đổi lao động) c) Đ ối với tổ chức công đoàn: Quyền khởi kiện ra tòa đối với các hành vi vi phạm PL về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 8 3. Các chế độ BHXH a) Chế độ ốm đau: Sửa đổi mức hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày . Bổ sung quy định cụ thể mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày (thay vì 26 ngày như hiện hành). DSPHSK sau ốm đau: quy định chung một mức 30% mức lương cơ sở/ngày ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 9 b) Chế độ thai sản - Sửa đổi cho phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2012. - Lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày hoặc 14 ngày tùy từng trường hợp. - Đối với lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ cần đóng BHXH từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như hiện hành). ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 10 b) Chế độ thai sản (tiếp) - Bổ sung chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. - Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH. - - DSPHSK sau thai sản: tương tự như ốm đau ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 11 c) Chế độ TNLĐ-BNN Giữ nguyên như Luật BHXH năm 2006 ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU KHI SUY GIẢM KNLĐ 12 d) Chế độ hưu trí * Về điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm KNLĐ - Suy giảm KNLĐ 61% đến 80%: - Suy giảm KNLĐ 81% trở lên: Đủ 50 tuổi với nam và đủ 45 tuổi với nữ ; - Suy giảm KNLĐ 61% trở lên và có từ đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm : Về hưu không kể tuổi đời ; Thời điểm nghỉ hưu ĐK về tuổi với nam ĐK về tuổi với nữ Năm 2016 Đủ 51 tuổi Đủ 46 tuổi Năm 2017 Đủ 52 tuổi Đủ 47 tuổi Năm 2018 Đủ 53 tuổi Đủ 48 tuổi Năm 2019 Đủ 54 tuổi Đủ 49 tuổi Từ năm 2020 trở đi Đủ 55 tuổi Đủ 50 tuổi ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 13 * Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nữ: - Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018: vẫn thực hiện như hiện hành. - Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 14 * Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam: - Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018: vẫn thực hiện như hiện hành. - Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Năm nghỉ hưu Thời gian đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng 45% Thời gian đóng BHXH để có được tỷ lệ hưởng tối đa 75% 2018 16 năm 31 năm 2019 17 năm 32 năm 2020 18 năm 33 năm 2021 19 năm 34 năm Từ 2022 trở đi 20 năm 35 năm Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 15 * Về bảo hiểm xã hội một lần: + Giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp; riêng lực lượng vũ trang vẫn thực hiện như quy định hiện hành. + Bổ sung quy định giải quyết BHXH một lần đối với người mắc bệnh hiểm nghèo (kể cả trường hợp có trên 20 năm đóng BHXH). + Tăng mức trợ cấp BHXH một lần lên mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội . *** Quốc hội ban hành Nghị quyết số 93/QH ngày 22/6, cho phép người lao động trong trường hợp sau một năm nghỉ việc, không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 16 * So sánh BHXH một lần và bảo lưu thời gian đóng BHXH: Ví dụ minh họa: Giả định: - Một người lao động, về hưu năm 2016, có 20 năm đóng BHXH, mức bình quân tiền lương đóng BHXH là 4 triệu đồng/ tháng. - Không tính đến tác động của các yếu tố: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng lương, lãi suất đầu tư quỹ BHXH. Giới tính Hưởng BHXH 1 lần Hưởng lương hưu hàng tháng Nam 124 triệu 516 triệu Nữ 124 triệu 756 triệu * Người hưởng lương hưu hàng tháng còn được hưởng BHYT (bằng 4,5% mức lương hưu hàng tháng. Khi người nghỉ hưu chết, thân nhân được trợ cấp mai táng phí và tuất một lần hoặc tuất hàng tháng. Nếu thân nhân được tuất hàng tháng thì còn được BHYT . ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 17 Giải thích cách tính chi phí cho 1 người hưởng lương hưu hàng tháng: 1. Lao động nam: - Tỷ lệ hưởng lương hưu (20 năm đóng): 55% Lương hưu hàng tháng: 4 triệu đồng x 55% = 2,2 triệu đồng/tháng. Kỳ vọng sống của nam giới ở độ tuổi 60: 18,1 năm (217 tháng). Tổng tiền lương hưu nhận được đến khi chết: 217 x 2,2 = 477,4 triệu đồng - Mua t hẻ bảo hiểm y tế (4,5%): 21,5 triệu đồng - Khi chết: Mai táng phí: 10 tháng lương cơ sở: 11,5 triệu đồng. - Tuất (giả định tuất 1 lần thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng): 6,6 triệu đồng. Tổng chi phí cho 1 người nghỉ hưu: 516 triệu đồng 2. Lao động nữ: Do tỷ lệ hưởng lương hưu lớn hơn (60%) và thời gian hưởng lương hưu dài hơn (kỳ vọng số của nữ ở độ tuổi 55 là 24,5 năm, tương ứng 294 tháng) nên tổng chi phí là 756 triệu đồng. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 18 * Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu: C ó lộ trình tiến tới tính bình quân toàn bộ thời gian đóng đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, cụ thể: Thời gian bắt đầu tham gia BHXH Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH Trước năm 1995 5 năm Từ 01/01/1995 - 31/12/2000 6 năm Từ 01/01/2001 - 31/12/2006 8 năm Từ 01/01/2007 - 31/12/2015 10 năm Từ 01/01/2016 - 31/12/2019 15 năm Từ 01/01/2020 - 31/12/2024 20 năm Từ 01/01/2025 trở đi Toàn bộ quá trình ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 19 * Trừ giảm tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi 2% (thay vì 1% trước đây) * Điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH: Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có lộ trình tiến tới thống nhất cách điều chỉnh như đối với người lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước, thực hiện điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng từng thời kỳ, áp dụng đối với người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 20 đ) Chế độ tử tuất Quy định cho phép thân nhân người lao động được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp có thân nhân là con dưới 6 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên . Tăng mức trợ cấp tuất một lần đối với người lao động đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết, từ 1,5 tháng lên 2 tháng cho mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi, tương ứng như đối với BHXH một lần. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NLĐ, NSDLĐ 21 4. Tiến lương tháng đóng BHXH bắt buộc - T ừ ngày 01/01/2016 đến hết năm 2017: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương ghi trong HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động. - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi: tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương , phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động. MỘT SỐ NỘI DUNG NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TUÂN THỦ, HIỆU QUẢ TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN 22 Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH. Định kỳ cung cấp thông tin về quá trình đóng BHXH cho người lao động Quyền tổ chức công đoàn được khởi kiện ra tòa Bổ sung quyền thanh tra chuyên ngành về việc đóng BHXH cho tổ chức BHXH. Nộp số tiền lãi của số tiền chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_gioi_thieu_luat_bao_hiem_xa_hoi_2014.ppt
Tài liệu liên quan