Bài giảng hoá đại cương - Chương 7: Hiện tượng bề mặt - Hệ phân tán keo
Về nguyên tắc gây keo tụ hệ keo ƣa lƣu là phá bỏ lớp dung môi bao bọc. Khi
này hạt keo không được bảo vệ các hạt keo sẽ kết tụ lại với nhau gây ra hiện
tƣợng keo tụ.
Có nhiều phương pháp gây keo tụ keo ưa lưu như:
Tăng nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng lớp vỏ solvat bị phá vỡ do chuyển động nhiệt
tăng. Ví dụ: đun nóng albumin (lòng trắng trứng) làm cho nó vón lại.
Thay đổi pH dung môi: Đối với hệ keo ưa lưu là các dung dịch cao phân tử đa
điện tích (lipit, protein ), việc điều chỉnh pH môi trường để tạo trạng thái đẳng
điện sẽ dễ dàng làm chúng keo tụ.
Thay đổi dung môi: Ví dụ: thêm rượu etylic vào cũng làm cho albumin đông
vón do rượu hiđrat hoá mạnh, lấy nước của albumin.
Dùng chất điện ly: Trường hợp này chất điện ly đóng vai trò khử lớp dung môi
(do hiện tượng solvat hoá của các ion). Vì vậy, ngưỡng keo tụ ở đây là rất lớn.
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng hoá đại cương - Chương 7: Hiện tượng bề mặt - Hệ phân tán keo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/26/2015
1
Chƣơng 7: HIỆN TƢỢNG BỀ MẶT - HỆ PHÂN TÁN KEO
I- HIỆN TƢỢNG BỀ MẶT
Năng lƣợng bề mặt – sức căng bề mặt
Hiện tƣợng hấp phụ
Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học
Hấp phụ trên bề mặt pha lỏng
Hấp phụ trên bề mặt pha rắn
Chất hoạt động bề mặt
II- HỆ PHÂN TÁN KEO
Khái niệm hệ keo
Cấu tạo hạt keo ghét lƣu
Điều chế hệ keo
Hiện tƣợng đông tụ hệ keo (hiện tƣợng keo tụ)
Các loại điện thế trên bề mặt hạt keo
Phân loại hệ keo
I- HIỆN TƢỢNG BỀ MẶT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LƢỢNG BỀ MẶT, SỨC CĂNG BỀ MẶT
Hiện tƣợng bề mặt phát sinh trên ranh giới phân chia giữa các tƣớng dị thể, có ảnh
hƣởng đến tính chất của toàn hệ.
Hơi
Mặt
thoáng
Lỏng A
B C
D
Sơ đồ về sự xuất hiện năng
lượng bề mặt của chất lỏng
Để hiểu rõ về năng lƣợng bề mặt ta hãy khảo sát hiện
tƣợng xảy ra trên bề mặt của một chất lỏng tiếp xúc
với chất khí. (hình vẽ):
Phân tử A (hình cầu) trong lòng chất lỏng đƣợc bao
quanh bởi các phân tử khác, chịu sự tác động đồng đều
về mọi phía, tổng hợp lực tác động lên phân tử A là
P1=0.
Phân tử ở gần bề mặt B, khối lƣợng vật chất của các phân tử phân bố xung quanh nó
không đồng đều về mọi phía. Phía gần mặt thoáng số lƣợng phân tử phân bố ít hơn
phía trong lòng chất lỏng, do đó tổng hợp lực tác dụng lên phân tử B là P2 0.
Phân tử trên bề mặt chất lỏng C, khối lƣợng vật chất phân bố xung quanh càng mất
cân đối. Phần trên là thể khí có khối lƣợng rất nhỏ so với phần dƣới là chất lỏng. Tổng
hợp lực tác động lên phân tử C là P3 có giá trị lớn hơn P2, hút về phía trong lòng chất
lỏng.
Nhƣ vậy, mỗi phân tử ở trên bề mặt có dự trữ năng lƣợng lớn hơn các phân tử trong
lòng vật thể, năng lƣợng dƣ đó gọi là năng lƣợng bề mặt.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
9/26/2015
2
Vậy “ năng lượng dư của các phần tử ở bề mặt so với năng lượng trung bình của các
phần tử bên trong vật chất gọi là năng lượng bề mặt tự do, gọi tắt là năng lượng bề mặt”
Năng lƣợng bề mặt đƣợc kí hiệu là E.
Năng lƣợng bề mặt (E) luôn tỷ lệ thuận với số phần tử trên bề mặt dung dịch (Tức là tỷ
lệ thuận với diện tích bề mặt S).
K.SE (7.1) Khi S = 1 đơn vị diện tích (cm2, m2) thì E = K.
Giá trị E = K được gọi là sức căng bề mặt. Nhƣ vậy: sức căng bề mặt là năng lượng
của một đơn vị diện tích bề mặt. Kí hiệu và ta có thể viết:
σ.SE (7.2)
S
E
σ Suy ra (7.3)
Đơn vị của là: )
m
Niuton
( hay
cm
dyn
1.2. HIỆN TƢỢNG HẤP PHỤ
1.2.1. Khái niệm về sự hấp phụ.
Hấp phụ là 1 quá trình tự diễn xảy ra trên bề mặt nhằm tập trung các phân tử, nguyên
tử, ion của chất bị hấp phụ lên bề mặt chất hấp phụ nhằm làm giảm năng lƣợng bề
mặt của chất hấp phụ.
Là quá trình hấp phụ mà lực hấp phụ là lực giữa các phân tử (lực Vander waals).
1.2.2. Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
Lực hấp phụ là lực phân tử nhỏ bé (lực Vander waals)
Quá trình hấp phụ là quá trình thuận nghịch- phân tử đã bị hấp phụ dễ dàng tách
khỏi bề mặt, tức là dẽ xảy ra quá trình khử hấp phụ
Quá trình hấp phụ là quá trình toả nhiệt, do đó sự tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ hấp
phụ.
b. Hấp phụ hóa học.
a)- Hấp phụ vật lý
Đặc điểm của hấp phụ vật lý:
Hấp phụ hoá học là sự hấp phụ các ion hoặc phân tử tạo nên các liên kết bền hoặc
các hợp chất bền trên bề mặt vật hấp. Do đó hấp phụ hoá học còn mang tính chất
của phản ứng hoá học.
Đặc điểm của hấp phụ hoá học
Lực hấp phụ lớn, do đó quá trình phản hấp phụ khó xảy ra
Hấp phụ hóa học là quá trình thu nhiệt. Vì vậy khi nhiệt độ tăng thì độ hấp phụ
tăng.
9/26/2015
3
Hấp phụ hoá học mang tính chất chọn lọc:
Nếu chất bị hấp phụ là các phân tử:
thì bề mặt vật hấp chỉ ƣu tiên hấp phụ các phân tử có khả năng tƣơng tác với các
phân tử trên bề mặt vật hấp để tạo ra hợp chất bền.
Ví dụ: CaO ƣu tiên hấp phụ CO2, H2O để tạo ra CaCO3 ,Ca(OH)2.
CaO + CO2 = CaCO3 hoặc CaO + H2O = Ca(OH)2
Nếu chất bị hấp phụ là các ion trong dung dịch:
thì bề mặt vật hấp chỉ hấp phụ các ion mang điện tích trái dấu với điện tích trên bề
mặt vật hấp.
Đối với các ion có cùng điện tích
Sự hấp phụ sẽ ƣu tiên cho các ion có trong thành phần cấu trúc bề mặt vật hấp phụ
(nhằm kiện toàn cấu trúc bề mặt). Tiếp đó mới hấp phụ các ion( gần giống) có cùng
điện tích. Trong đó ion nào có bán kính thuỷ hoá nhỏ (cƣờng độ điện trƣờng lớn) sẽ
đƣợc ƣu tiên hấp phụ trƣớc.
Nếu các ion có điện tích khác nhau
thì ion nào có điện tích cao hơn sẽ đƣợc hấp phụ trƣớc.
Ví dụ trong thực tập: Al2O3/ ( Fe
3+ , Cu2+, Co2+).
1.2.3. Độ hấp phụ ( thƣờng đƣợc kí hiệu G):
là lƣợng chất (tính theo mol hay gam) đã bị hấp phụ trên 1 đơn vị diện tích bề mặt
(tính theo cm2) hay trên 1 đơn vị khối lƣợng vật hấp (tính theo gam) ở trạng thái cân
bằng hấp phụ ở nhiệt độ xác định.
S
n
G hay
m
n
G (7.4)
n- số mol hay số milimol chất bị hấp phụ
S diện tích bề mặt (m2, cm2,)
m Khối lƣợng chất hấp phụ
Ở nhiệt độ không đổi, độ hấp phụ của một cặp chất hấp phụ và chất bị hấp phụ phụ
thuộc vào bản chất của cặp chất ấy, bề mặt chất hấp phụ, nồng độ (hoặc áp suất) của
chất bị hấp phụ.
Khi tăng nồng độ chất bị hấp phụ thì độ hấp phụ tăng đến cực đại và không đổi cho
dù nồng độ chất tiếp tục tăng.
Gmax
G
0 Ccb C
Sự phụ thuộc của độ hấp phụ G vào nồng độ của chất bị hấp phụ
Nhƣ vậy độ hấp phụ cực đại Gmax là
độ hấp phụ tối đa của chất hấp phụ
ứng với nồng độ cân bằng xác định
của chất hấp phụ, ở nhiệt độ xác định
9/26/2015
4
1.2.4. Hấp phụ trên bề mặt pha rắn (đọc sách)
Nhƣ đã biết: sức căng bề mặt chất rắn> chất lỏng> chất khí, nên chất rắn rễ
dàng hấp phụ chất lỏng và chất khí để giảm sức căng bề mặt.
Trên bề mặt chất rắn khác với bề mặt chất lỏng là không đồng nhất: Trên bề mặt vật
rắn bên cạnh phần có tính hoạt động mạnh có phần hoạt động yếu. Những phần hoạt
động mạnh gọi là trung tâm. Do vậy, sự hấp phụ trên bề mặt vật rắn rất phức tạp.
Sự hấp phụ trên ranh giới phân chia của vật rắn- dung dịch phức tạp hơn nhiều so với
hấp phụ trên bề mặt lỏng-khí, vì không những chỉ các phân tử của chất hoà tan bị hấp
phụ mà còn có cả phân tử của dung môi.
Khả năng hấp phụ của chất rắn phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ, chất bị hấp
phụ vào bề mặt riêng của vật rắn, vào nhiệt độ và vào nồng độ chất bị hấp phụ.
Phƣơng trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
Những giả thuyết cơ bản của thuyết hấp phụ đẳng nhiệt của Langmuir:
+Hấp phụ trên bề mặt vật rắn là hấp phụ vật lý, và đơn phân tử.
+Bề mặt vật hấp phụ là đồng nhất.
+Nhiệt hấp phụ tại mọi điểm nhƣ nhau (Hệ hấp phụ là đẳng nhiệt)
Dựa vào những luận điểm đã nêu ở trên, Langmuir đã xây dựng thành phƣơng trình
hấp phụ đẳng nhiệt có dạng:
max.G
aC
C
G
(7.5)
Gmax là độ hấp phụ cực đại;
a là hằng số đối với hệ hấp phụ xác định;
C là nồng độ chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng.
Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ có dạng đƣờng cong.
Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
G
0 C1 C2 C
M1
M2
m
Khi nồng độ chất bị hấp phụ ( C) rất nhỏ so với a ( C<< a).
Thì phương trình (7.5) có dạng:
K.C.C
a
G
G max (7.6)
Phƣơng trình (7.6) có dạng : y = ax là một đƣờng thẳng
đi qua gốc toạ độ (đoạn 0M1)
Khi nồng độ chất bị hấp phụ rất lớn , nghĩa là (C>>a). Khi ấy
phương trình (7.5) có dạng:
G = G max . (7.7)
Đƣờng biểu diễn là đƣờng thẳng song song với trục hoành.
Ở khoảng nồng độ có giá trị trung bình (từ C1 - C2), người ta thấy đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir không
phù hợp với đường cong thực nghiệm.
Đƣờng gẫy M1M2, mà không phải là đƣờng cong M1mM2 nhƣ thực nghiệm (hinh vẽ).
Nhƣ vậy: Phƣơng trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir chỉ nghiệm đúng khi nồng độ chất bị hấp
phụ ở phạm vi nhỏ hoặc lớn; khoảng nồng độ trung bình không phù hợp. Hạn chế này bắt nguồn
từ giả thiết ban đầu gần đúng của tác giả: Thực tế bề mặt vật rắn không đồng nhất, và hấp phụ
có thể là đa phân tử.
9/26/2015
5
Khi nồng độ chất bị hấp phụ có giá trị trung bình, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng
trình hấp phụ đẳng nhiệt Frenđlich (Frendlish):
n
1
K.C
m
x
G (7.8)
G là độ hấp phụ,( tính bằng mol/g)
x là lƣợng chất bị hấp phụ, ( mol)
m là khối lƣợng vật hấp phụ, (gam)
C là nồng độ chất bị hấp phụ ở trạng thái cân bằng hấp phụ,
(mol/l).
K, n là hằng số đối với một hệ hấp phụ. ( K chính là độ hấp phụ ứng với nồng độ cân
bằng C = 1)
Nếu lấy lôgarít thập phân hai vế phƣơng trình (7.8):
( lg(x/m) = lgk + 1/n lgC
ta xác định đƣợc 1/n, k khi vẽ đồ thị về sự phụ thuộc của lgG vào lgC.
Hấp phụ và giải hấp phụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc khử trùng, diệt những loại vi
khuẩn hại cây, góp phần bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng. Đầu tiên ngƣời ta
dùng những chất có tính hấp phụ cao nhƣ: than, đất bột, phân hấp phụ những chất có
tính khử trùng. Sau đó đem trộn lẫn với các hạt giống, củ giống, . Khi ấy quá trình
phản hấp phụ sẽ xảy ra. Vi khuẩn bị tiêu diệt.
1.2.5. Hấp phụ trên bề mặt pha lỏng (đọc sách)
Mỗi chất lỏng có một sức căng bề mặt xác định, chúng luôn có khuynh hƣớng hấp
phụ các chất có sƣc căng bề mặt nhỏ hơn nó lên bề mặt của chúng để làm giảm sức
căng bề mặt (hấp phụ dƣơng).
Ví dụ: nƣớc dễ dàng hấp phụ các chất hữu cơ có sức căng bề mặt nhỏ hơn nó.
Ngoài ra có trƣờng hợp chất lỏng hấp phụ những chất có sức căng bề lớn hơn nó
chất bị hấp phụ tan vào trong lòng chất lỏng làm cho nồng độ chất bị hấp phụ ở bề
mặt nhỏ hơn ở trong lòng chất lỏng (hiện tƣợng hấp phụ âm). Khi này chúng làm tăng
sức căng bề mặt của chất lỏng.
Ví dụ: các axi, bazơ, muối tan khi tan vào nƣớc.
Phương trình Gibbs
dC
dσ
.
RT
C
G
G là độ hấp phụ
C là nồng độ dung dịch
T là nhiệt độ tuyệt đối (0 K)
R là Hằng số khí
là sức căng bề mặt.
(7.9)
dC
d
- biến thiên sƣc căng bề mặt của dung dịch theo sự thay đổi nồng độ chất bị hấp phụ ở lớp
bề mặt so với lớp bên trong trong quá trình hấp phụ, đƣợc gọi là độ hoạt đông bề mặt.
dC
dσ
9/26/2015
6
Ý nghĩa của phương trình Gibbs
= (C)
G =G(C)
Z
0 C
(C)
Tg()= = =
0G0
dC
dσ
Khi
Có nghĩa là sức căng bề mặt giảm khi
nồng độ chất bị hấp phụ tăng, G >0 có
nghĩa là nồng độ chất bị hấp phụ trên bề
mặt chất lỏng cao hơn trong lòng chất
lỏng. Ta gọi đó là sự hấp phụ dƣơng.
0G0
dC
dσ
Khi
Có nghĩa là sức căng bề mặt chất lỏng tăng khi nồng độ chất bị hấp phụ tăng, G < 0 có nghĩa là
nồng độ chất bị hấp phụ ở lớp bề mặt nhỏ hơn ở trong lòng chất lỏng. Ta gọi đó là sự hấp phụ âm.
+ Dựa vào phƣơng trình Gibbs ta có thể vẽ đƣợc đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ G = G(C) thông
qua đƣờng đẳng nhiệt sức căng bề mặt = (C).
Hiện tƣợng hấp phụ dƣơng, đặc biệt là sự hấp phụ định hƣớng các hợp chất hữu cơ sinh lí có
mạnh cacbon dài có ý nghĩa sinh học to lớn. Nó giúp ta nghiên cứu mối quan hệ giữa các quá
trình hấp phụ- hoà tan- vận chuyển chất trong cơ thể sống.
1.2.6. Khái niệm về các chất hoạt động bề mặt (HĐBM). (đọc sách)
Chất HĐBM là chất có khả năng bị hấp phụ trên lớp bề mặt phân chia hai pha và làm
giảm sức căng bề mặt của chất hấp phụ nó.
Nhƣ vậy:
+ Tất cả các chất gây ra sự hấp phụ dƣơng đều là chất HĐBM.
+ Ngƣợc lại những chất gây ra hấp phụ âm là những chất không HĐBM.
Đối với nƣớc: Chất HĐBM thƣờng là những chất hữu cơ mà phân tử có nhóm phân
cực nhƣ: -COOH; -NH2; -NO2; -SO3H và nhóm không phân cực là các gốc
hiđrocacbon CnHm- (với n, m khá lớn).
Khi nghiên cứu về chất HĐBM, nhà bác học Traube đã đƣa ra mối quan hệ giữa sức
căng bề mặt của nƣớc (nƣớc) với nồng độ và độ dài mạch cacbon của chất HĐBM:
Sự quan hệ này còn đƣợc thấy ở trong phƣơng trình hấp phụ đẳng nhiệt Gibbs:
dC
dσ
.
RT
C
G
Từ phƣơng trình cho thấy: Để có tốc độ hấp phụ dƣơng thì G >0
có nghĩa là sức căng bề mặt của dung môi giảm khi tăng nồng độ chất bị hấp phụ.
0
dC
dσ
9/26/2015
7
Tác dụng tẩy rửa và nhũ hoá của các chất hoạt động bề mặt.
Các chất hoạt động bề mặt, phân tử của nó gồm 2 phần rõ rệt.
Phần phân cực (gồm 1 hoặc nhiều nhóm phân cực, ion).
Phần không phân cực gồm mạch Hyđrô các bon dài.
Các chất hoạt động bề mặt có sức căng bề mặt rất nhỏ, nên chúng dễ dàng bị hấp phụ và dễ
dàng tạo hạt mixen. Vì thế chúng có tác dụng tẩy rửa và nhũ hoá.
Nhũ hoá và tẩy rửa là quá trình làm cho các chất vốn khó hoà tan hoặc không hoà tan như dầu
, mỡ trở thành phần tử dễ hoà tan, dễ phân bố trong 1 môi trường nào đó nhờ chất hoạt động
bề mặt đã làm tăng khả năng thấm ướt của chúng
Chẳng hạn: Vết dầu D không hoà tan trong nƣớc, nhƣng khi thêm xà phòng vào, dầu dễ dàng
tan trong nƣớc. Cơ chế của hiện tƣợng hoà tan đƣợc giải thích theo 2 cách:
Cách1: Cơ chế hấp phụ.
Các giọt dầu hấp phụ các phần tử xà phòng, phần không phân cực của xà phòng hƣớng vào
dầu, phần phân cực hƣớng vào nƣớc. Nhƣ vậy, giọt dầu bị phân cực hoá, thấm ƣớt tốt, dễ tan
và bị nƣớc cuốn đi (hình vẽ a).
D
a)-Giọt dầu bị phân cực hoá do hấp phụ
định hướng các phần tử chất HĐBM
b)-Dầu bị hoà tan trong
lòng hạt mixen .
Cách2: Cơ chế nội hoà tan.
Hạt mixen của dung dịch chất
HĐBM hoà tan dầu (dƣới dạng từng
phần tử hay các hạt nhỏ) ngay trong
lòng nó, do vậy dầu đƣợc hoà tan dễ
dàng trong nƣớc (hình vẽ b).
Tác dụng tẩy rửa, nhũ hoá của chất HĐBM đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: tẩy
rửa, nhuộm, chế thuốc bôi ngoài da, hoà tan thuốc trừ sâuCác cơ chế hoà tan nêu trên còn là
hình thức vận chuyển, trao đổi và tích luỹ các chất trong một số bộ phận của cơ thể sống
II- HỆ PHÂN TÁN KEO
2.1. Khái niệm hệ keo
Hệ phân tán keo là hệ có kích thƣớc hạt phân tán 10-7cm < <10-4cm.
Các hạt phân tán trong dung dịch keo có thể quan sát dƣới kính siêu hiển vi.
Các hệ keo rất phổ biến trong thiên nhiên: Những đám bụi vũ trụ khổng lồ, các đám
mây trong khí quyển, nƣớc thiên nhiên, khoáng vật đất, cơ thể động thực vật, vât
dụng hàng ngày (giấy viết, mực).
2.2. Phân loại hệ keo
Dung dịch keo ghét dung môi: (keo ghét lƣu, kị lƣu. Nếu môi trƣờng là nƣớc thì gọi là
keo kị nƣớc).
Đó thƣờng là các dung dịch keo vô cơ nhƣ keo hiđroxit kim loại, keo sunfua kim loại,
keo oxit kim loạiLoại dung dịch keo này kém bền
Dung dịch keo ƣa dung môi: (keo ƣa lƣu. Nếu môi trƣờng là nƣớc thì gọi là keo ƣa
nƣớc).
Đó thƣờng là các dung dịch keo hữu cơ – dung dịch cao phân tử nhƣ các dung dịch
protein, dung dịch tinh bột. Do các hạt keo liên kết chặt chẽ với các phân tử dung
môi. Mỗi hạt keo đƣợc bao bọc bởi một lớp dung môi nên hệ dung dịch keo này bền
Dung dịch bán keo (một nửa keo):
Đó thƣờng là các dung dịch chất hoạt động bề mặt (nhƣ xà phòng). Chúng vừa là
dung dịch thật (khi ở nồng độ nhỏ) vừa có thể là dung dịch keo (khi ở nồng độ cao).
9/26/2015
8
2.3. Cấu tạo hạt keo ghét lƣu
Hạt keo gét lƣu gồm hai phần chủ yếu là: nhân keo và lớp điện kép bao quanh
Nhân keo là phần có khối lƣợng vật chất dày đặc, ổn định, hầu nhƣ không biến đổi
trong quá trình biến động của hệ.
Lớp điện kép có cấu tạo phức tạp, luôn luôn biến đổi dƣới tác dụng của các yếu tố
bên ngoài nhƣ sự thay đổi pH, môi trƣờng, nồng độ, nhiệt độ . Lớp điện kép đƣợc
hình thành chủ yếu do sự hấp phụ.
Nhân keo hấp phụ trƣớc hết các ion có trong thành phần bề mặt của nó (hoặc các ion
gần giống nó). Những ion đó đƣơc gọi là ion quyết định thế. Tiếp đó, ion quyết định
thế kéo theo 1 số ion trái dấu (gọi là ion đối hay ion bù).
Ion quyết định thế và ion đối ràng buộc chặt chẽ với nhân keo tạo nên tầng hấp phụ .
Nhân keo và tầng hấp phụ tạo thành ion keo.
Do số ion đối trong tầng hấp phụ ít hơn số ion quyết định thế, nên tầng hấp phụ còn
dƣ điện tích. Nó tiếp tục hút các ion đối còn lại trong dung dịch tạo nên tầng khuếch
tán bao quanh tầng hấp phụ .
Tầng hấp phụ và tầng khuếch tán tạo nên lớp điện kép. Ion keo và tầng khuếch tán
tạo thành hạt keo ( Mixen keo).
Ví dụ: Điều chế hạt keo AgI từ dung dịch AgNO3 và K
Khi cho AgNO3 vào dung dịch K sẽ xảy ra phản ứng:
AgNO3 + K = Ag + KNO3
Ag+ + NO3
- + K+ + - = Ag + K+ + NO3
-
Ta điều chỉnh nhiệt độ, pH hoặc thêm chất làm bền vào hệ sao cho AgI không bị
vón lại mà chúng chỉ tập hợp nhau lại thành các hạt nhỏ bé.
AgI + Ag + + Ag = (Ag)m
Khi đó (AgI)m đóng vai trò là nhân keo.
Nếu dùng AgNO3(dƣ) khi đó còn có sự điện li của AgNO3
AgNO3(dƣ) = Ag
+ + NO3
-
Vì vậy nhân keo sẽ hấp phụ ion Ag+ ( ion quyết định thế):
{ [(AgI)m]nAg
+ (n-x) NO3
- }x+
Ion keo mang điện tích dƣơng (x+), nó sẽ hút theo 1 số ion đối NO3
- trong dung dịch
để tạo nên tầng khuyếch tán và hình thành nên hạt keo AgI .( keo dƣơng).
Tầng khuyếch tán
[(mAgI ) nAg+ ( n - x) NO3
- ] x+.xNO3
-
Lớp điện kép
ion keo
Tâng hấp phụ
ion đối ion quyết
định thế
Nhân keo
9/26/2015
9
Nếu dƣ KI có sự điện ly: K = K+ + -
Khi đó sẽ hình thành hạt keo AgI tích điện âm.( Keo âm)
[(mAgI) n- ( n-x)K+ ]x- .xK+
Mô hình hạt keo dương AgI Mô hình hạt keo âm AgI
(AgI)m
(AgI)m
2.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ HỆ KEO
phƣơng pháp phân tán và phƣơng pháp ngƣng tụ:
2.4.1 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÁN:
Phƣơng pháp phân tán nhằm chuyển các hạt thô (đƣờng kính >10-4cm) thành
hạt keo (10-7đến 10-4).
Để thực hiện ngƣời ta dùng các biện pháp chia nhỏ các chất phân tán từ
những hạt có kích thƣớc lớn thành các hạt có kích thƣớc nhỏ, thích hợp: xay,
nghiền, giã, dùng chất điện li để keo tán hệ thô
Ví dụ: dùng FeCl3 để keo tán (peptidơ) chất rắn Fe(OH)3 thành các hạt keo có công
thức:
2.4.2 PHƢƠNG PHÁP NGƢNG TỤ:
Phƣơng pháp ngƣng tụ là tập hợp các phân tử, ion thành các hạt lớn hơn có
kích thƣớc thích hợp (hạt keo).
Để thực hiện ta dùng các biện pháp nhƣ thay thế dung môi, tiến hành các phản
ứng hoá học, thay đổi pH môi trƣờngCác phản ứng hoá học (thuỷ phân, trao đổi,
oxi hoá -khử, trung hoà), phải tạo ra các chất khó tan đóng vai trò nhân của hạt keo
Ví dụ 1: Khi thuỷ phân FeCl3:
FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3 HCl
[(mFe(OH)3)nFeO
+(n-x)Cl-]x+. xCl-.
Hạt keo dƣơng (+) tạo thành:
Ví dụ 2: Khi thực hiện phản ứng trao đổi:
AgNO3 + K Ag+ KNO3
Hạt keo dƣơng(+) tạo thành khi dƣ AgNO3:
[(mAgI)nAg+(n-x)NO3
-]x+.x NO3
-.
Hạt keo âm (-) tạo thành khi dƣ K:
[(mAgI)n-(n-x)K+]x-. xK+.
[(mFe(OH)3)nFe
3+(3n-x)Cl-]x+.xCl-
9/26/2015
10
2.5. CÁC LOẠI ĐIỆN THẾ TRÊN BỀ MẶT HẠT KEO
Bề mặt hạt keo có hai điện thế:
thế nhiệt động (esxilon) và thế điện động (jeta).
Các thế này xuất hiện liên quan chặt chẽ với cấu tạo của lớp điện kép trên bề mặt
hạt keo.
Tầng khuyếch tán
[(mAgI ) nAg+ ( n - x) NO3
- ] x+.xNO3
-
Lớp điện kép ()
ion keo
Tâng hấp phụ
ion đối ion quyết
định thế
Nhân keo
Lớp điện kép ()
Thế điện động ảnh hƣởng rất lớn đến các tính chất cơ bản (tính điện,
tính phân tán) của dung dịch keo.
Khi bề dày tầng khuếch tán càng lớn, các ion khuếch tán càng linh động, sự
chuyển động tƣơng đối giữa 2 tầng càng mạnh, thế nhiệt động càng lớn thì hệ keo
càng bền (tính phân tán càng cao).
Bề dày lớp điện kép phụ thuộc vào lực ion của dung dịch: Khi nồng độ ion
cao, điện tích ion lớn, thì lực ion () mạnh, làm cho lớp điện kép bị ép lại ( chủ yếu do
tầng khuếch tán bị nén, các ion khuếch tán bị ép vào tầng hấp phụ) và bề dày lớp
điện kép giảm
2.6. HiỆN TƢỢNG KEO TỤ KEO
Nếu làm thay đổi lực ion (thay đổi nồng độ C, hoá trị Z) đến một lúc nào
đó ta có =0, và bề dày lớp điện kép tiến tới bề dày của tầng hấp phụ. Trạng thái có
thế điện động =0 gọi là trạng thái đẳng điện của hệ keo. Lúc này tính linh động và
khả năng phân tán của hệ keo là kém nhất (khả năng keo tụ là cao nhất).
Keo tụ là hiện tƣợng các hạt keo kết tụ lại với nhau để tạo thành hạt thô sa
lắng xuống đáy. Khi sa lắng xuống keo ghét lƣu không kéo theo nƣớc mà kết tủa
dƣới dạng bột nhỏ hoặc dạng bông.
Tính bền của keo ghét lƣu là do sự tích điện cùng dấu của các hạt keo và có
tầng khuếch tán linh động. Nếu bằng cách nào đó làm giảm hoặc trung hoà điện tích
hạt keo thì hệ keo sẽ bị keo tụ.
Khi cho một chất điện ly vào dung dịch keo ghét lƣu thì nồng độ các ion trong
dung dịch tăng lên các hạt keo sẽ hấp phụ thêm các ion đối làm giảm tầng
khuếch tán linh động và điện tích của hạt keo giảm nhanh (thế điện động giảm dần),
đền một lúc nào đó bề mặt hạt keo trung hoà về điện (thế điện động 0) thì sự keo
tụ xuất hiện.
Vì vậy biện pháp tốt nhất để làm keo tụ keo ghét lƣu là dùng chất điện ly, ion
gây keo tụ phải có tính chất sau: Ion gây keo tụ phải có điện tích trái dấu với ion keo,
cùng dấu với ion khuếch tán.
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LÀM KEO TỤ HỆ KEO
a- Keo tụ bằng chất điện ly.
Lớp học phần VNUA-Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
9/26/2015
11
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LÀM KEO TỤ HỆ KEO
Ngưỡng keo tụ
“Nồng độ chất điện li tối thiểu (tính theo mol/l) cần thiết phải thêm vào dung dịch
keo để dung dich keo bắt đầu xuất hiện keo tụ được gọi là ngưỡng keo tụ, kí hiệu Cn.”
Quy tắc Sunđzê- Hacđi
“Ngưỡng keo tụ tỷ lệ nghịch với hoá trị luỹ thừa bậc 6 của ion gây keo tụ”.
Nhƣ vậy ngƣỡng keo tụ ( Cn) của các ion gây keo tụ hoá trị 1, 2, 3, hơn
kém nhau hàng chục, hàng trăm lần.
K
Cn =
Z 6
b- Keo tụ tƣơng hỗ.
Là sự keo tụ có thể xảy ra khi trộn 2 dung dịch keo có điện tích trái dấu.
Ví dụ: Ngƣời ta làm trong nƣớc đục bằng phèn chua.
Phèn chua có công thức : Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O. Khi cho vào nƣớc, nó sẽ
thuỷ phân cho keo nhôm hyđrôxýt là hạt keo dƣơng.
(Al2(SO4)3 + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2SO4
Sau đó: Al(OH)3 = Al(OH)
2+ + OH-
Công thức hạt keo:{[m Al(OH)3]nAl(OH)
+2 .(n-x)OH-}x+.x OH-
Keo đất thƣờng là keo âm. Hai loại keo đó mang điện trái dấu, chúng tƣơng
tác với nhau, tạo thành hạt lớn hơn (trung hoà về điện) sa lắng xuống làm cho nƣớc
đục trở thành trong.
c. Tác dụng giữa hệ keo ƣa lƣu và keo ghét lƣu
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LÀM KEO TỤ HỆ KEO
Khi thêm 1 lƣợng đủ lớn keo ƣa lƣu vào keo ghét lƣu, thì tính bền của keo
ghét lƣu đƣợc tăng lên. Nhƣ vậy keo ƣa lƣu đã tác dụng bảo vệ keo ghét lƣu chống
lại sự keo tụ. Đó là tác dụng làm bền hệ keo ghét lƣu bằng keo ƣa lƣu.
Hạt keo ghét đã được ưa lưu
hoá
Hạt ưa lưu bị ghét lưu hoá
Keo ƣa lƣu (Giêlatin) đã bị hấp phụ lên trên bề mặt các hạt keo ghét
lƣu. Hạt keo ghét lƣu đƣợc ƣa lƣu hoá. Hạt keo ghét lƣu đƣợc bảo vệ, có cấu trúc
gần đồng nhất với môi trƣờng. Do đó tính bền của nó đƣợc tăng lên.
Tác dụng làm bền hệ keo ghét lƣu khi cho keo ƣa lƣu vào
Tác dụng làm keo tụ nhạy cảm :
Khi thêm 1 lƣợng keo ƣa lƣu quá ít vào hệ keo ghét lƣu. Tính bền của hệ
keo ghét lƣu chẳng những không đƣợc tăng cƣờng mà còn bị giảm đi. Keo dễ bị
đông tụ.Hiện tƣợng đó đƣợc gọi là hiện tượng keo tụ nhạy cảm
9/26/2015
12
Nguyên tắc gây keo tụ hệ keo ƣa lƣu.
Về nguyên tắc gây keo tụ hệ keo ƣa lƣu là phá bỏ lớp dung môi bao bọc. Khi
này hạt keo không đƣợc bảo vệ các hạt keo sẽ kết tụ lại với nhau gây ra hiện
tƣợng keo tụ.
Có nhiều phƣơng pháp gây keo tụ keo ƣa lƣu nhƣ:
Tăng nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng lớp vỏ solvat bị phá vỡ do chuyển động nhiệt
tăng. Ví dụ: đun nóng albumin (lòng trắng trứng) làm cho nó vón lại.
Thay đổi pH dung môi: Đối với hệ keo ƣa lƣu là các dung dịch cao phân tử đa
điện tích (lipit, protein), việc điều chỉnh pH môi trƣờng để tạo trạng thái đẳng
điện sẽ dễ dàng làm chúng keo tụ.
Thay đổi dung môi: Ví dụ: thêm rƣợu etylic vào cũng làm cho albumin đông
vón do rƣợu hiđrat hoá mạnh, lấy nƣớc của albumin.
Dùng chất điện ly: Trƣờng hợp này chất điện ly đóng vai trò khử lớp dung môi
(do hiện tƣợng solvat hoá của các ion). Vì vậy, ngƣỡng keo tụ ở đây là rất lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoa_dai_cuong_chuong_7_1241_2081525.pdf