Thuyết “Vùng năng lượng”
Để giải thích được khả năng di chuyển tự do của electron trong toàn
bộ mạng lưới tinh thể kim loại trong khi việc bứt electron khỏi một
nguyên tử kim loại ở trạng thái khí cần tiêu tốn một công khá lớn.
Phương pháp MO cắt nghĩa như sau:
Ví dụ Liti (Li): Mỗi nguyên tử Li có 1e hóa trị, khi hai nguyên tử Li tương tác với
nhau, MO liên kết 2s đã được điền đầy với hai electron hóa trị, ngoài ra ta còn
một MO phản liên kết với một số orbitan trống khác cách không xa ở phía trên
orbitan đã được điền đầy. Tổng quát có N nguyên tử tương tác, mỗi trạng thái
năng lượng nguyên tử sẽ hình thành N trạng thái năng lượng nguyên tử sẽ hình
thành N trang thái năng lượng phân tử. Vì số N rất lớn (trong 1cm3 tinh thể kim
loại có N = 1022 -1023 nguyên tử) nên N trạng thái năng lượng này phải rất gần
nhau và chúng tạo thành miền năng lượng.
Trong mỗi miền năng lượng như vậy, các trạng thái năng lượng chỉ chênh lệch
nhau có 10-22eV. Như thế thực tế miền năng lượng có thể xem là giải năng lượng
liên tục. N nguyên tử Li có N electron hóa trị từ đó miền hóa trị s của tinh thể Li
mới điền đầy một nửa. Một nửa miền (tức là nửa số trạng thái năng lượng) còn
lại tự do. Dưới tác dụng của điện trường các electron từ miền hóa trị dễ dàng
chuyển sang vùng tự do (miền dẫn) tạo thành dòng electron có hướng.
36 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa vô cơ đại cương - Trạng thái tập hợp các chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
TRẠNG THÁI TẬP HỢP CÁC CHẤT
Một chất có thể tồn tại ở trạng thái
khí, lỏng hay rắn, ở một điều kiện nào
đó, là tùy ở tương quan giữa hai yếu
tố:
a/ Chuyển động của các tiểu phân làm
cho chúng phân bố hỗn độn và có
khuynh hướng chiếm toàn bộ thể tích
không gian của bình đựng. Yếu tố này
được đánh giá bằng động năng
chuyển động của hạt.
b/ Lực tương tác giữa các tiểu phân
liên kết các tiểu phân thành những tập
hợp chặt chẽ có cấu trúc xác định. Yếu
tố này được đánh giá bằng thế năng
tương tác giữa các tiểu phân.
1. Ba trạng thái tồn tại của vật chất
* Ở trạng thái tinh thể: Các tiểu phân được sắp xếp thành những cấu trúc xác định vì thế
năng tương tác giữa các tiểu phân lớn hơn động năng chuyển động nhiệt của chúng nên
mỗi tiểu phân hầu như không còn khả năng chuyển động tịnh tiến mà chỉ dao động quanh
vị trí cân bằng.
* Ở trạng thái khí: Các phân tử khí chuyển động gần như tự do, chiếm toàn bộ thể tích
bình đựng, chúng va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình đựng vì:
* Ở trạng thái lỏng: Chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định vì
sự khác biệt giữa động năng chuyển động nhiệt của phân tử và thế năng tương tác giữa
chúng không lớn, do đó phân tử chất lỏng vẫn có các chuyển động quay, dao động và tịnh
tiến, nhưng không thể thoát khỏi vùng tác dụng của lưc Van der Waals ( cỡ 10A)
QUÁ TRÌNH CHUYỂN TRẠNG THÁI
2. Trạng thái khí
a/ Tính chất
- Các phân tử (hay nguyên tử, trong trường hợp khí hiếm) ở cách
xa nhau, khoảng cách đó vượt xa kích thước của phân tử. Những
phân tử khí chỉ chiếm vào quãng một phần nghìn thể tích của khí ở
áp suất thường.
VD : 1 gam iot rắn có thể tích chừng 0,2cm3 trong khi 1 gam hơi iot
ở áp suất 1atm và nhiệt độ 1840 chiếm thể tích 143cm3, nghĩa là
lớn gấp 700 lần.
b/ Áp suất khí
Vì luôn luôn chuyển động, những phân tử khí va chạm với nhau và
va chạm vào thành của bình đựng. Sự va chạm vào thành bình đó
xảy ra thường xuyên nên luôn luôn tạo ra một áp lực lên thành
bình. Áp lực đó, khi tính trên một đơn vị bề mặt được gọi là áp
suất của khí.
c/ Khí lý tưởng
Ở áp suất thấp và nhiệt độ cao, các phân tử khí chuyển động rất hỗn
loạn và ở rất xa nhau nên các khí khác nhau có tính chất khá gần
nhau. Ở áp suất gần số không ( Chân không), kích thước của các
phân tử so với thể tích chung của khí và tương tác giữa các phân tử
đều bé đến mức có thể bỏ qua được. Khí như vậy gọi là khí lý tưởng.
Khí đó tuân theo phương trình PV = nRT. Đó là phương trình trạng
thái khí lý tưởng.
d/ Khí thực
Nhưng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, các phân tử khí ở gần nhau
hơn, lực Van de Van đã mạnh hơn và không thể bỏ qua được. Trong
những điều kiện đó, đặc tính của khí thể hiện rõ rệt hơn. Khí như vậy
gọi là khí thực.
Đối với khí thực, phương trình trạng thái trên đây không thể áp dụng
được mà phải dùng phương trình Van de Van hay còn gọi là phương
trình trạng thái khí thực:
Đối với khí thực, phương trình trạng thái trên đây không thể áp
dụng được mà phải dùng phương trình Van de Van hay còn gọi là
phương trình trạng thái khí thực :
nRTnbV
V
an
P
2
2
2V
a
Trong đó
là đại lượng phản ánh tương tác giữa các tiểu phân
b phản ánh thể tích riêng của các phân tử ( a và b được gọi là
những hằng số Van de Van)
3. Trạng thái lỏng
a/ Nguyên nhân hình thành
Khi làm nguội các chất trạng thái khí, hay nén các chất khí thật mạnh,
lực tương tác giữa các phân tử bắt đầu trội hơn năng lượng chuyển
động của chúng, và ở nhiệt độ xác định (riêng cho từng chất), chất
khí chuyển qua trạng thái lỏng.
b/ Tính chất
- Trong chất lỏng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử nhỏ hơn
so với chất khí, nhưng vẫn còn lớn hơn chất rắn khoảng 3%.
- Lực tương tác giữa các tiểu phân chất lỏng đã lớn đáng kể, tuy
nhiên chỉ mới đủ để ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn chứ chưa đủ
để làm ngừng hẳn sự chuyển động của chúng đối với nhau.
⇒ Do vậy chất lỏng giống chất khí ở chỗ không có hình dạng nhất
định, nhưng lại giống chất rắn là có thể tích nhất định và nhất là có
cấu trúc xác định.
- Chất lỏng còn có 2 tính chất quan trọng :
Tính nhớt
- Thời gian dời chỗ chất lỏng và công tiêu thụ để vận chuyển chất
lỏng theo đường ống phụ thuộc vào độ nhớt chất lỏng. Tính nhớt là
tính chất các lớp chất lỏng cản lại chuyển động của chúng đối với
nhau. F là lực cần thiết để làm chuyển dịch lớp chất lỏng này so với
lớp chất lỏng kia thì :
l
SF
Trong đó : S - là diện tích tiếp xúc của hai lớp chất lỏng;
v- là hiệu số tốc độ hai lớp
l - là khoảng cách hai lớp.
-Hệ số tỉ lệ được gọi là độ nhớt;
Độ nhớt có đơn vị là poazơ ký hiệu là P; 1 P = 100 centi poazo (CPs)
Ở 200C độ nhớt các chất lỏng:
Benzen, nước và etanol, độ nhớt lần lượt là 0,0065 ; 0,0010 và 0,0012 poazơ.
Hay lần lượt là 0,65 CPs; 0,1 CPs và 0,12 CPs.
Glixerin có độ nhớt cao hơn nhiều 14,99 poazơ(P).
Khi tăng nhiệt độ, độ nhớt các chất lỏng đều giảm.
Sức căng bề mặt
- Sức căng bề mặt là một tính chất đặc biệt của chất lỏng gây nên
bởi sự hút lẫn nhau của các hạt và xuất hiện trên bề mặt phân chia
giữa hai pha (lỏng-lỏng, lỏng – khí, lỏng - rắn) :
+ Những phân tử nằm bên trong chất lỏng, ở trong những điều kiện
khác với những phân tử nằm trên bề mặt phân chia. Bên trong chất
lỏng, những lực tương tác giữa một phân tử với những phân tử bao
quanh đều bằng nhau và bù trừ nhau, nghĩa là hợp lực bằng số
không
+ Ở bề mặt phân chia, hợp lực của những lực tương tác đó hướng
xuống dưới.
⇒ Những phân tử ở trên bề mặt phân chia có xu hướng bị kéo vào
phía bên trong của chất lỏng và liên tục ở vào trạng thái của một
sức căng. Đó là sức căng bề mặt.
- Vậy diện tích bề mặt càng lớn thì sức căng bề mặt sẽ càng lớn nên
các chất lỏng có xu hướng giảm sức căng bề mặt bằng cách giảm diện
tích của bề mặt của chúng. Với cùng một thể tích như nhau, khối hình
cầu có diện tích bé nhất của bề mặt cho nên chất lỏng dễ dàng tạo ra
giọt hình cầu và những giọt nhỏ lại dễ dàng dính với nhau tạo thành
lớn hơn.
P = 0
P ≠ 0
Khí
Lỏng
4. Trạng thái rắn
4.1. Tinh thể và vô định hình
Khi chuyển qua trạng thái rắn, khoảng cách giữa các phân tử trở
nên nhỏ hơn, lực tương tác giữa chúng mạnh hơn nên chất rắn có
thể tích và hình dạng không đổi. Chất rắn được đặc trưng bởi hai
trạng thái : vô định hình và tinh thể, trong đó đa số chất rắn có
cấu tạo tinh thể.
4.6.1. Chất tinh thể và chất vô định hình
Chất tinh thể Chất vô định hình
- Có khả năng tự kết tinh thành các tinh thể có
- Là hạt có nhiều mặt lóng lánh, nhiều cạnh và nhiều chóp. Ở chỗ
đập vỡ của một tinh thể, nhìn thấy rõ những tinh thể nhỏ hơn
sắp xếp dưới các góc khác nhau
- Bên trong tinh thể, các nguyên tử, phân tử, ion được sắp xếp
- Chất tinh thể biến đổi trạng thái một cách đột ngột từ rắn sang
lỏng (hay ngược lại) ở một nhiệt độ nhất định, đó là nhiệt độ
nóng chảy (ví dụ đường saccaroz 1860, nhôm 6600)
- Chất tinh thể còn biểu lộ tính chất vật lý ( như độ bền cơ học,
sự khúc xạ ánh sáng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt) không giống
nhau theo những hướng khác nhau của tinh thể ( tính bất đẳng
hướng hay tính dị hướng)
- Bền hơn dạng vô định hình
- Chúng tự kết tinh thành tinh thể có
- Ở c ỗ vỡ của chất này rất nhẵn, không phẳng và hơi
khom khom
- Trong chất vô định hình các phân tử sắp xếp
- Không có nhiệt độ nóng chảy nhất định, khi bị đốt
nóng chúng mềm dần đến trạng thái chảy, sau đó
biến đổi hoàn toàn thành lỏng. VD : Thủy tinh loại
thường, ở 5000C bắt đầu mềm và chảy lỏng ở 10000C
- Chất vô định hình có tính đẳng hướng, nghĩa là
những tính chất vật lý như điện trở, chỉ số khúc xạ,
độ dẫn nhiệt đều giống nhau trong mọi hướng
Dạng tinh thể và dạng vô định hình phần lớn là những trạng thái
khác nhau của cùng một chất. Tùy thuộc vào điều kiện chuyển từ
các trạng thái khác sang trạng thái rắn, một chất có thể ở dạng
tinh thể hay dạng vô định hình.
VD : Trong những điều kiện thích hợp, người ta có thể chế được
dạng tinh thể của những chất vô định hình điển hình như : cao
su, thủy tinh.
4.2. Các hệ tinh thể
Hình dạng tinh thể được nghiên cứu trong ngành khoa học gọi là tinh thể học.
a/ Một vài khái niệm
Tâm đối xứng: là điểm chia đôi tất cả những đoạn thẳng nối từ mặt này sang mặt khác của
hình và đi qua nó.
Mặt phẳng đối xứng: chia hình ra làm hai phần , phần này là ảnh của phần kia ở trong
gương.
Trục đối xứng: là đường khi quay hình xung quanh nó 3600, hình trùng với hình n lần. Số n
gọi là bậc của trục. VD: n = 2 có trục đối xứng bậc hai, n = 3 có trục đối xứng bậc ba..
b/ Các hệ tinh thể
Các cạnh a0, b0, c0, các góc: γ, β, α được
gọi là hằng số mạng.
Có 7 hệ tinh thể: Hệ tam tà, hệ đơn tà, hệ
trực thoi, hệ tam phương, hệ tứ phương,
hệ lục phương, hệ lập phương.
Căn cứ vào yếu tố đối xứng ( tâm, mặt phẳng,
trục đối xứng) người ta phân các tinh thể
thành 7 hệ .
Tế bào sơ đẳng và hệ trục tọa độ qui ước
Căn cứ vào yếu tố đối xứng (tâm, mặt phẳng, trục đối xứng) người ta phân các tinh
thể thành 7 hệ sau:
Tên gọi khác
Tam tà (3 nghiêng);
Đơn tà (1 nghiêng);
Tứ giác (4 phương);
Trực giao (Thoi);
Trực thoi (3 phương);
Lập phương (lập phương);
Lục giác(6 phương)
Tâm đáy
Tâm khối Tâm mặt
Tâm khối Tâm mặt
4. 3. Hiện tượng đồng hình và đa hình
Hiện tượng đồng hình : là hiện tượng nhiều chất khác nhau có thể kết tinh cùng hệ
tinh thể. VD : CaCO3, MgCO3, FeCO3 kết tinh trong hệ tam phương.
Các chất đồng hình thường có công thức phân tử tương tự nhau. Tuy nhiên không
phải tất cả những chất cùng công thức phân tử đều đồng hình nhau. VD : BaCO3 có
cùng công thức như CaCO3 song lại kết tinh trong hệ trục thoi.
Các chất đồng hình của nhau có tính chất đặc biệt là khi cùng kết tinh chúng có thể
tạo nên những tinh thể hỗn tạp (còn gọi là dung dịch rắn), trong đó các tiểu phân cấu
trúc này có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần tiểu phân cấu trúc kia. VD : KCl và
KBr có thể tạo thành những tinh thể hỗn tạp theo tỉ lệ bất kì, trong mạng tinh thể của
những chất này các ion Cl- và Br- có thể thay thế nhau không hạn chế.
Hiện tượng đa hình : Tùy thuộc điều kiện, cùng một chất có thể tạo nên những tinh
thể thuộc hệ khác nhau
* Chú ý :
VD : Cacbon có thể tồn tại dưới dạng kim cương (hệ lập phương) cứng không dẫn
điện, than chì (hệ lục phương) mềm, dẫn điện
⇒ Cần phân biệt hiện tượng đa hình với hiện tượng thù hình. Hiện tượng đa hình liên
quan với sự khác nhau về kiến trúc tinh thể của đơn chất cũng như hợp chất. Còn
hiện tượng thù hình liên quan với sự khác nhau về cấu tạo hay kiến trúc tinh thể của
đơn chất.
4. 4. Các kiểu mạng tinh thể
Dựa vào bản chất các tiểu phân ở nút mạng và lực liên kết giữa chúng, người ta phân
các mạng tinh thể thành 4 kiểu chính :
+ Mạng nguyên tử
Nằm tại các mắt của mạng lưới là các nguyên tử trung hòa liên kết với nhau bằng liên
kết cộng hóa trị. Trong kiến trúc của tinh thể người ta không thể tách riêng ra từng phân
tử và toàn bộ tinh thể có thể coi là một phân tử khổng lồ.
Vì liên kết rất bền nên những chất có mạng lưới nguyên tử đều cứng khó nóng chảy, khó
bay hơi và thực tế không tan trong dung môi.
VD : Điển hình là kim cương, tại các mắt mạng của mạng lưới tinh thể kim cương là
những nguyên tử C, chúng đều ở trạng thái lai hóa sp3. Mỗi nguyên tử C đó liên kết
cộng hóa trị với bốn nguyên tử C ở chung quanh bằng các orbitan lai hóa sp3 tạo thành
hình tứ diện đều.
+ Mạng lưới phân tử
Tại các mắt mạng của mạng lưới là các phân tử ( hoặc nguyên tử khí hiếm) liên kết với nhau
bằng lực Van de Van.
Lực này yếu hơn nhiều so với liên kết hóa học nên các tinh thể có mạng lưới phân tử đều
dễ nóng chảy, rất dễ bay hơi.
VD : Mạng lưới phân tử đơn giản hơn hết là mạng lưới của tinh thể khí hiếm, tại các mắt
mạng lưới là những nguyên tử khí hiếm. Trừ Heli, tất cả các khí hiếm đều kết tính dưới
dạng mạng lưới lập phương tâm diện, Heli kết tinh dưới dạng lục phương. Tinh thể iot cũng
có mạng lưới lập phương tâm diện biến dạng. Liên kết giữa hai nguyên tử iot trong phân tử
I2 là liên kết cộng hóa trị. Còn liên kết giữa các phân tử là lực Van de Van.
+ Mạng lưới ion
•Nằm tại các mắt của mạng lưới là những ion dương và ion âm liên
kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện cũng như trong trường hợp
của mạng lưới nguyên tử, từ tinh thể không thể tách riêng ra từng
phân tử một mà toàn bộ tinh thể được gọi là một phân tử khổng
lồ.
•Liên kết ion là liên kết bền nên những hợp chất ion có nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. Chúng cũng có độ cứng khá lớn
nhưng thua các hợp chất có mạng lưới nguyên tử. Ở trạng thái rắn,
các hợp chất ion dẫn điện kém nhưng ở trạng thái nóng chảy
chúng dẫn điện nhiều hơn. Một số lớn hợp chất ion dễ tan và điện
li mạnh ở trong nước.
+ Mạng kim loại
Các kim loại có mạng lưới tinh thể kiểu kim loại.
Tại các mắt của mạng lưới là những hạt nhân của nguyên tử kim
loại. Những hạt nhân này ở cách nhau những khoảng cách mà
nguyên tử của chúng tiếp xúc với nhau, được gọi là cách gọi ghém
sít sao nhất của các nguyên tử kim loại. Hai cách gói ghém sít sao
nhất của các nguyên tử kim loại là cách gói ghém lập phương và
cách gói ghém lục phương.
Tính chất vật lý đặc trưng của kim loại là có khả năng dẫn điện,
dẫn nhiệt và có tính dẻo (khả năng kéo dài, dát mỏng). Để giải
thích những tính chất này, người ta sử dụng một số thuyết sau :
* Thuyết “Khí electron”
Thuyết này cho rằng mạng lưới kim loại gồm có các ion dương kim
loại và các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn mạng
lưới. Những electron này ở trong tinh thể kim loại có thể được coi
như những phân tử khí ở trong một thể tích nào đó.
* Thuyết “Vùng năng lượng”
Để giải thích được khả năng di chuyển tự do của electron trong toàn
bộ mạng lưới tinh thể kim loại trong khi việc bứt electron khỏi một
nguyên tử kim loại ở trạng thái khí cần tiêu tốn một công khá lớn.
Phương pháp MO cắt nghĩa như sau:
Ví dụ Liti (Li): Mỗi nguyên tử Li có 1e hóa trị, khi hai nguyên tử Li tương tác với
nhau, MO liên kết 2s đã được điền đầy với hai electron hóa trị, ngoài ra ta còn
một MO phản liên kết với một số orbitan trống khác cách không xa ở phía trên
orbitan đã được điền đầy. Tổng quát có N nguyên tử tương tác, mỗi trạng thái
năng lượng nguyên tử sẽ hình thành N trạng thái năng lượng nguyên tử sẽ hình
thành N trang thái năng lượng phân tử. Vì số N rất lớn (trong 1cm3 tinh thể kim
loại có N = 1022 -1023 nguyên tử) nên N trạng thái năng lượng này phải rất gần
nhau và chúng tạo thành miền năng lượng.
Trong mỗi miền năng lượng như vậy, các trạng thái năng lượng chỉ chênh lệch
nhau có 10-22eV. Như thế thực tế miền năng lượng có thể xem là giải năng lượng
liên tục. N nguyên tử Li có N electron hóa trị từ đó miền hóa trị s của tinh thể Li
mới điền đầy một nửa. Một nửa miền (tức là nửa số trạng thái năng lượng) còn
lại tự do. Dưới tác dụng của điện trường các electron từ miền hóa trị dễ dàng
chuyển sang vùng tự do (miền dẫn) tạo thành dòng electron có hướng.
4.5. Liên kết hóa học trong tinh thể ion
a. Khái quát mô hình ion và sự hình thành tinh thể ion
* Mô hình ion được hình thành trên cơ sở
- Tinh thể của các chất mà ở nút mạng của chúng được hình thành bởi
những cation và anion hình cầu với một bán kính xác định.
- Lực tương tác giữa các ion trên nút mạng là lực hút tĩnh điện không định
hướng.
* Sự hình thành tinh thể ion
Trong những tinh thể ion, các nguyên tử biến thành các ion dương hay âm
xen lẫn nhau, và sự cố kết này có được là do sự hút tĩnh điện gây nên. Khi
đó các nút lưới
là do các ion dương hoặc âm lần lượt chiếm giữ, các ion này liên kết với
nhau bằng liên kết ion.
Vì liên kết ion là loại liên kết bền không định hướng, không bảo hoà, nên
mạng lưới ion có đặc điểm:
+ Có độ bền cao, độ cứng cao.
+ Tuân theo nguyên lý sắp xếp đặc khít nhất.
+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Ví dụ: Trong mạng tinh thể ion NaCl có số phối trí bằng 6. Ô mạng cơ sở có
dạng hình lập phương. Các ion Na+ nằm ở tâm và trung điểm các cạnh hình lập
phương, các ion Cl- ở đỉnh và điểm giữa các mặt hình lập phương.
Nếu xem các ion ở các nút mạng như những quả cầu tiếp xúc với nhau thì đối
với mỗi ion ta sẽ tìm thấy một bán kính xác định và không đổi, khi ta chuyển từ
trạng thái chất này sang hợp chất khác.
Các cation có bán kính nhỏ hơn bán kính của nguyên tử kim loại tương ứng.
Các cation nói chung có bán kính ion nhỏ hơn so với các anion.
Các giá trị của bán kính theo angstrom (A0):
Na+
Cl–
28
4.6 Năng lượng mạng lưới ion (Uion) (kJ/mol)
Trong nhiều hợp chất:
-Các nguyên tử có xu hướng mất hoặc thu vài e để
có cấu hình e bền của nguyên tử khí trơ ngay trước
hoặc sau trong bảng tuần hoàn.
-Phân tử được tạo thành bởi sự chuyển e hóa trị từ
nguyên tử này sang nguyên tử kia.
-Nguyên tử mất e biến thành ion dương – cation.
-Nguyên tử nhận e biến thành ion âm – anion.
-Các ion mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau và đi
lại gần nhau.
r
r
0
-Khi đến gần nhau, xuất hiện lực đẩy bởi tương tác của vỏ e của các ion.
-Lực đẩy càng tăng khi các ion càng lại gần nhau và đến lúc cân bằng với lực hút thì
các ion dừng lại ở khoảng cách nhất định.
-Tương tác giữa các ion trong phân tử là tương tác tĩnh điện
Uion là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol hợp chất ion ở thể rắn thành các
ion tự do ở trạng thái khí và cơ bản.
29
Các công thức tính năng lượng mạng lưới ion Uion
Năng lượng mạng lưới ion (Uion, kJ/mol) là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol
hợp chất ion ở thể rắn thành các ion tự do ở trạng thái khí và cơ bản.
AB(t.t) A+(k) + B
-
(k)
UAB
30
2 1
1 /
4
ion
o B
Z Z e
U aN J mol
R n
Z+, Z- - số điện tích của cation va anion
e – điện tích của electron, e = -1.602 . 10-19 [C]
0 – hằng số điện môi của chân không, 0 = 8,85.10-12
R – khoảng cách ngắn nhất giữa cation và anion trong hợp chất [m]. Khoảng cách giữa
các ion trong tinh thể bằng tổng số bán kính của cation và anion được xác định trong tinh
thể có cấu trúc kiểu NaCl
N – số Avogadro;
C – hằng số có giá trị phụ thuộc vào đơn vị dùng. C = 1.08.10-7 nếu r [m] và Uion [kJ/mol]
α – hằng số Madelung có giá trị phụ thuộc kiểu cấu trúc tinh thể.
αNaCl = 1.7475, αCsCl = 1.763
nB – hệ số đẩy Born có giá trị phụ thuộc vào cấu hình e của ion
nB - He, Ne, Ar, Kr, Xe = 5, 7, 9, 10, 12
nB – LiF = 0.5(nB – Li = He + nB – F = Ne) = 0.5(5 + 7) = 6
Năng lượng mạng lưới ion Uion theo công thức Born-Landé
31
Năng lượng mạng lưới ion Uion theo Kapustinski
r+, r- – lần lượt là bán kính ion dương và ion âm, m. Khoảng cách giữa các ion trong tinh thể bằng tổng
số bán kính của cation và anion được xác định trong tinh thể có cấu trúc kiểu NaCl
Tinh thể Uion – Thực nghiệm [kJ/mol] Uion – Lý thuyết [kJ/mol]
NaCl
NaBr
NaI
KCl
KBr
KI
AgF
AgCl
AgBr
AgI
769
736
690
702
674
637
954
904
895
883
783
745
673
688
658
619
861
729
696
652
Tồn tại 1 phần liên kết cộng hóa trị
R < r++r-
Uion-TN > Uion-LT
𝑈 = 1,08. 10−7.
𝑍+.𝑍−. 𝑛
𝑟++ 𝑟−
(kJ/mol)
Σn – số ion trong một phân tử
2R
Bài tập
34
Năng lượng liên kết cộng hóa trị Echt
1916 Gilbert Newton Lewis (1875-1946) nhà hóa
học người Mỹ xuất phát từ chỗ các nguyên tử có xu
hướng đạt đến cấu hình e bền của khí trơ nhưng cho
rằng liên kết được tạo thành bởi sự cho-nhận của e
hóa trị của các nguyên tử tham gia liên kết để tạo
thành các cặp e chung giữa hai nguyên tử.
Liên kết cộng hóa trị hay liên kết nguyên tử
Liên kết không cực: cặp e liên kết chung có mức
độ như nhau với từng nguyên tử, Cl2.
Liên kết có cực: cặp e liên kết chung bị dịch về
một trong hai nguyên tử, HCl.
Tính chất quan trọng của liên kết cộng hóa trị là
độ bền liên kết với thước đo là năng lượng liên kết.
Liên kết càng bền thì năng lượng liên kết càng lớn.
Lewis was one of the giants of physical chemistry during the first half of the
20th century. After his Ph.D. with T. W. Richards at Harvard (1899) and brief
periods on the faculty there and at MIT he went in 1912 to the University of
California, Berkeley where he transformed the chemistry department from one
which paid little attention to research to one of the pre-eminent departments
in the country. He is most known for his research in thermodynamics (his 1923
book with Randall became the "bible" in the field), his proposal of the shared
electron pair bond (summarized in his 1923 book "Valence and the Structure of
Atoms and Molecules"), his description of acids and bases as electron-pair
acceptors and donors, and for his researches on fluorescence,
phosphorescence and theories of color in organic molecules. Lewis was always
personally active in the laboratory, and it was while working there that he
suddenly died.
35
Năng lượng liên kết cộng hóa trị Echt
Năng lượng liên kết cộng hóa trị trong một phân tử: là năng lượng cần
thiết để làm đứt liên kết đó.
-Năng lượng tạo liên kết
-Năng lượng phá vỡ liên kết
Năng lượng của liên kết tăng khi độ bội của liên kết tăng
A2: EA-A là nhiệt của phản ứng phân hủy phân tử thành 2 nguyên tử ở trạng thái khí.
ABn: EA-B có giá trị tuyệt đối bằng 1/n năng lượng tạo thành phân tử đó từ các
nguyên tử ở trạng thái khí.
AnBm: áp dụng phương pháp lai hóa và cộng hưởng để tính.
36
Phản ứng hóa học xảy ra do sự phá vỡ liên kết trong các chất tham gia phản
ứng và tạo thành liên kết trong các sản phẩm phản ứng
,
1,
2
2
2
2
2
2 ( ) ( ) 2 ( )
2 ( ) 2 ( )2 ( ) 2 ( )
NaCl
a Na Cl Cl
Na
Cl
H
U
H E
I
E
Na r Cl k NaCl r
Na k Cl kNa k Cl k
, 1,2 2 2 2a Na Cl Cl Na Cl NaClH H E I A U
Chu trình Born - Haiber
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoa_vo_co_dai_cuong_trang_thai_tap_hop_cac_chat.pdf